You are on page 1of 1

BÀI TẬP KỸ THUẬT NHIỆT - PHẦN NHIỆT ĐỘNG

Bài 1. Xác định khối lượng riêng của khí Nitơ ở điều kiện áp suất dư 0,2 at, nhiệt độ (STT
+200) 0C (Xem Nitơ như khí lý tưởng, áp suất khí quyển 760 mmHg)
Bài 2. Một bình có thể tích (STT/10) m 3 chứa Oxy ở áp suất dư 2 bar, nhiệt độ 27 0C. Lượng
Oxy cần thoát ra là bao nhiêu để áp suất trong bình có độ chân không 0.6 bar, biết nhiệt độ
trong bình không đổi và áp suất khí quyển là 1 bar
Bài 3. 10 kg không khí ở nhiệt độ (20+STT) 0C được đốt nóng ở áp suất tuyệt đối 1.5 bar
không đổi đến (100+STT) 0C. Xác định nhiệt lượng, biến thiên nội năng, enthalpy, công thay
đổi thể tích, công kỹ thuật, biến thiên entropy của quá trình.
Bài 4. Một bình kín thể tích V = STT m3 chứa khí O2 có áp suất tuyệt đối 0,8 MPa và nhiệt độ
500C, sau khi tiến hành một quá trình đẳng tích, nhiệt độ tăng lên 1200C. Hãy vẽ đồ thị quá
trình trong hệ tọa độ p-v, T-s; xác định khối lượng Oxy và áp suất cuối quá trình. Tính ΔU,
ΔI, ΔS, Q, L, Lkt
Bài 5. Không khí có áp suất đầu p1=5bar, nhiệt độ t1= (200+STT) 0C, thể tích V1= 10m3. Sau
khi giãn nở đoạn nhiệt sinh công L=2MJ. Xác định khối lượng không khí; các thông số cơ bản
p2, v2, t2 sau quá trình, các đại lượng ΔU, ΔI, Q, L kt. Biểu diễn quá trình trên đồ thị p-v và T-s.
Xem không khí là khí lý tưởng và có số mũ đoạn nhiệt bằng 1,4.
Bài 6. Không khí ban đầu có thể tích V 1=20 m3, áp suất p1=5bar, nhiệt độ t1= 270C sau khi nén
đa biến có áp suất p2=10 bar, nhiệt độ t2= (120+STT) 0C. Xác định khối lượng không khí, thể
tích V2 sau khi nén, số mũ đa biến, nhiệt dung riêng của quá trình, các đại lượng ΔU, ΔI, ΔS ,
Q, L, Lkt. Biểu diễn quá trình trên đồ thị p-v và T-s. Xem không khí là khí lý tưởng và có số
mũ đoạn nhiệt bằng 1,4
Bài 7. Máy nén không khí 3 cấp, áp suất đầu 1 at, áp suất cuối 27 at. Nén đa biến n=1,2, nhiệt
độ đầu 27oC. Xác định công của máy nén và nhiệt tỏa ra ở các bình làm mát trung gian ứng
với STT kg không khí.
Bài 8. Một chu trình động cơ đốt trong cấp nhiệt đẳng tích, môi chất là khí 2 nguyên tử với
k=1,4; R=287 J/kg.K. Áp suất điểm thấp nhất (Gọi là điểm số 1) của chu trình là 1 bar, nhiệt
độ thấp nhất là 300 K. Tỷ số nén ε=4, tỷ số tăng áp λ=4.
a. Biểu diễn chu trình trên đồ thị P-v
b. Xác định nhiệt độ các điểm nút
c. Xác định nhiệt lượng cấp vào q1 và nhiệt lượng thải ra môi trường q2
d. Xác định hiệu suất nhiệt của chu trình
Bài 9. Một chu trình động cơ đốt trong cấp nhiệt đẳng áp, môi chất là khí 2 nguyên tử với
k=1,4; R=287 J/kg.K. Thông số trạng thái cơ bản trước khi nén là p 1= 1bar, T1=300 K. Tỷ số
nén ε=15, hệ số giãn nở sớm ρ=2
a. Biểu diễn chu trình trên đồ thị P-v.
b. Xác định nhiệt độ các điểm nút.
c. Xác định nhiệt lượng cấp vào q1 và nhiệt lượng thải ra môi trường q2.
d. Xác định hiệu suất nhiệt của chu trình.
Ghi chú: 1. Thay STT bằng số thứ tự trong danh sách lớp học phần.
2. Nộp bài trước khi vào lớp kiểm tra giữa kỳ

You might also like