You are on page 1of 4

II.

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT CHU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀO NỀ KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY
1. vận dụng lý thuyết để nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp
Kể từ năm 1986, cùng với chích sách chuyển đổi nề kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường theo đinh hướng tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã từng bước khôi phục, tăng
trưởng nhanh và ổn định. Cũng theo đó, nhà nước không còn trực tiếp can thiệp vào hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ quản lý doanh nghiệp ở tầm vĩ mô. Các doanh nghiệp có
trách nhiệm tự mình sản xuất và tìn kiếm đường lối cho doanh nghiệp. Để có thể nâng cao hiệu
quả sản suất kinh doanh và gia tăng lợ nhuận, có thể vận dụng những lý thuyết của tư bản chu
chuyển hàng hóa như sau:
1.1 Xác định đường lối sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Có rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan dẫn đến sự thành công của một doanh
nghiệp. Song nhân tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp là dựa
vào quyết định của nhà tư bản. Doanh nghiệp phải xác định được đường lối và hướng đi của
mình: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai ?.
Muốn trả lời nghững câu hỏi trên, việc đầu tiên cần phải làm là nghiên cứu thị trường để
xác định xem thị trường đang thiếu cái gì, cần mặt hàng gì. Cần tìm hiểu xác đối thủ cạnh tranh
trong thị trường là ai, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như khả năng sinh lời khi
doanh nghiệp quyết định sản xuất kinh doanh hàng hóa đó. Sau đó nhà tư bản sẽ bỏ vốn để
mua tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu, sức lao động, nhà xưởng... Dể có thể tồn tại và phát
triển lâu dài, nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn đúng đắn và lâu dài, từ đó vạch ra chiến lược và kế
hoạch phù hợp. Dựa vào phân tích tốc độ chu chuyển của vốn các doanh nghiệp không chỉ lên
kế hoạch sản xuất kinh doanh mà còn phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn; dựng các
quỹ như : quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao, quỹ phúc lợi; cân đối và sử dụng nguồn vốn hợp
lý.
1.2. Đưa ra các giải pháp tăng tốc độ chu chuyển vốn
Để rút ngắn chu kỳ sản xuất cần có những biện pháp để rút ngắn thời gian sản suất và
thời gian lưu thông hàng hóa, ta có thể kể đến những biện pháp sau:
1.1.1. Biện pháp rút nghắn thời gian sản suất:

 áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động. Liên tục cập nhập những
phơng thức sản suất, những loại máy móc mới
 Quản lý, đầu tư nguồn vốn có hiệu quả, có mục đích tránh tinh trạng đầu tư không trọng
điểm, không đem lại kết quả gây ra thất thoát nguồn vốn.
 Mở rộng quan hệ để liên doanh, liên kết.
 Cải tiến bộ máy tổ chức và quản lý lao động.
 Đổi mới và kiện toàn bộ máy quản lý từ trên xuống dưới, đầu tư chi phí để đội ngũ quản
lý có thể trau dồi thêm kiến thức. Chúng ta phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức mới cho họ, chỉ cólàm như vậy mới đáp ứng được xu thế của thời đại.
 Nâng cao năng suất lao động của người lao động bằng cách nâng cao tay nghề cho công
nhân
 Trực tiếp phải bố trí thời gian làm việc hợp lý 40 giờ một tuần
 Trả lương và những phần thưởng xứng đáng cho người lao động để họ có thời gian và
vật chất để cải thiện đời sống, khiến họ làm việc có năng suất và hiệu quả hơn.
1.2.1. Để rút ngắn thời gian lưu thông cần sử dụng các biện pháp sau :

 Ngiên cứu và hiểu rõ thị trường, nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của nguòi tiêu
dùng để đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng.
 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng dẫn đến rút ngắn thời gian lưu thông. Xây dựng các nhà máy
gần thị trường tiêu thụ để rút ngắn thờigian lưu thông hàng hóa
 Không ngừng cải tiến mặt hàng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để bắt
kịp thị hiếu và thỏa mãn cầu của người tiêu dùng.
 áp dụng các hình thức thanh toán linh hoạt, xác định rõ các thị trường để phân phối các
hàng hoá sao cho thích hợp nhất, tranh lãng phí thời gian
 Mở rộng quan hệ liên doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp sản phẩm lưu
thông

2. Vận dụng lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản của Mác vào hoạt động huy động và sử
dụng vốn ở Việt Nam
2.1. Vấn đề về vốn của doanh nghiệp nước ta hiện nay.
Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh được thì phải có vốn. Trong nền kinh tế
thị trường vẫn tồn tại ở nhiều dạng: tài sản, tiền, sức lao động... Có rất nhiều nguồn vốn khác
nhau: Vốn do ngân sách nhà nước cấp, vốn vay, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết,
vốn do nước ngoài tài trợ... Từ các nguồn vốn này các doanh nghiệp phải tìm một giải pháp,
một nguồn vốn sao cho hợp lý để đưa vào kinh doanh sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp quốc doanh hay gọi là các doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn
chủ yếu cho các doanh nghiệp là ngân sách nhà nước. Nhà nước trực tiếp bỏ ngân sách của
mình ra cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hàng năm nhà nước thu về một lượng nào
đó. Ngoài ra hiện nay nhà nước cổ phần hoá, liên doanh toàn phần và từng phần với nước
ngoài để có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là do cá nhân tự có hoặc đóng góp. Ngòai
ra doanh nghiệp tư nhân có thể huy động vốn từ nước ngoài, từ cổ đông của công ty hoặc là
liên doanh liên kết vốn vay ngân hàng.
Cổ phần hoá doanh nghiệp là vấn đề huy động vốn rất hợp lý hiện nay. Chứng khoán
hiện nay rất đa dạng: cổ phiếu thông thường, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chính phủ, trái phiếu
đô thị, trái phiếu công ty. Nhờ có thị trường chứng khoán các doanh nghiệp có thể phát hành cổ
phiếu trái phiếu dễ dàng. khi cần tăng vốn hoặc cần vốn thời gian dài đề đổi các máy móc thiết
bị.Doanh nghiệp sẽ cung cấp chứng khoán cho thị trường chứng khoán và thị trường cung cấp
vốn dài hạn cho doanh nghiệp.
Ngoài các nguồn vốn ở trên các doanh nghiệp của chúng ta có một phương thức tạo vốn
mới đó là phát hành trái phiếu của công ty. Đây là một khoản vay nhưng là vay của công chúng,
có thời hạn do đó công ty phải dự trù nguồn vốn để hoàn trả. Tại Việt Nam nguồn vốn này chưa
thấy xuất hiện rộng rãi (trừ vài công ty làm thí điểm).
Các doanh nghiệp của tư hiện nay có một hình thức tạo vốn và kỹ thuật khác là chúng ta
liên doanh với các công ty nước ngoài. ở đây chúng ta liên doanh toàn phần từng phần. Liên
doanh toàn phần là 100% vốn của nước ngoài, liên doanh từng phần là nước ngoài góp một
phần vốn vào doanh nghiệp
Ngoài ra còn có một số nguồn tìm vốn khác từ các tổ chức, quỹ hỗ trợ kinh doanh hay là
các nhà đầu tư mạo hiểm,…
Tóm lại, nguồn vốn của các doanh nghiệp có từ nhiều hướng khác nhau. Vấn đề hiện nay
là các doanh nghiệp phải quản lý như thế nào để sản xuất kinh doanh tốt dựa trên nguồn vốn
ấy.
3.1. Những tồn tại, hạn chế trong sử dụng vốn ở các doanh nghiệp.
Quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
hiện nay. Không chỉ các doanh nghiệp lớn đang gặp vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cũng đang có gặp khó khăn tương tự.. Quản lý tài chính của doanh nghiệp
hiện nay không phải là dễ dàng, làm sao để nguồn vốn của các doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả là rất khó, điều này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có phương hướng biện pháp thích
hợp.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nước ta.
3.2.1. Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm. Hiệu quả sử dụng vốn
trước hết, được quyết định bởi việc doanh nghiệp có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Trong điều kiện kinh tế thị trường quy mô và tính chất sản xuất, kinh doanh không phải do chủ
quan doanh nghiệp quyết định mà do thị trường quyết định. Vì vậy giải pháp đầu tiên có ý
nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh hiệu quả sử dụng vốn là phải lựa chọn đúng đắn phương
án kinh doanh, phương án sản phẩm. Các phương án đó phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận
thị trường. Có như vậy sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp mới có khả năng tiêu thụ được,
quá trình sản xuất mới tiến hành bình thường, tài sản cố định mới có khả năng phát huy hết
công suất, vốn lưu động chu chuyện đều đặn.
3.2.2. Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn. Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước
đầu tư thì các doanh nghiệp cần huy động những nguồn vốn bổ sung nhằm đảm bảo sản xuất
kinh doanh tiến hành binh thường và mở rộng quy mô hoặc đầu tư chiều sâu.Các nguồn huy
động bổ sung vốn bao gồm nhiều nguồn: nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung, vay ngân hàng
,vay các đối tượng khác, liên doanh liên kết.
3.2.3. Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là một vấn đề quan
trọng giúp quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành thông suốt đều đặn, nhịp nhàng giữa các
khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc, ứ
đọng vật tư gây lãng phí yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. * Quản lý vốn cố
định. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định các doanh nghiệp cần: - Bố trí dây truyền sản
xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm. -
Xử lý dứt điểm những tài sản cố định không cần dùng hư hỏng chờ thanh lý

Tạo lập và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tư bản


- Vấn đề cốt lõi để quản lý sử dụng tốt nguồn vốn là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp phải thực sự hiệu quả, doanh nghiệp phải làm ăn có lợi nhuận phải có tích luỹ. Muốn
vậy, doanh nghiệp phải tự đánh giá lại mình về khả năng cạnh tranh, nguồn lực của doanh
nghiệp. Từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh cho phù hợp

You might also like