You are on page 1of 94

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍ SINH CỦA ONG Trichogramma chilonis Ishii
(Hymenoptera: Trichogrammatidae) TRÊN TRỨNG NGÀI GẠO
Corcyra cephalonica Stain (Lepidoptera: Pyralidae) TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT


NIÊN KHÓA : 2012–2016
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐINH THỊ THU HÀ

Tp, Hồ Chí Minh, tháng 3/2016


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍ SINH CỦA ONG Trichogramma chilonis Ishii
(Hymenoptera: Trichogrammatidae) TRÊN TRỨNG NGÀI GẠO
Corcyra cephalonica Stain (Lepidoptera: Pyralidae) TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM

Tác giả
ĐINH THỊ THU HÀ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

NGƯỜI/ HỘI ĐỒNG HƯỚNG DẪN


TS, Lê Khắc Hoàng
KS, Đặng Thiên Ân

Tp, Hồ Chí Minh, tháng 3/2016

i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình học Đại học và khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nổ lực
của chính bản thân tôi còn có những người thân yêu luôn sát cánh bên cạnh.

Con xin thành kính – khắc ghi công ơn sinh thành và dưỡng dục của bố, mẹ,
Bố, mẹ là nguồn động lực rất lớn trong cuộc đời của con, là nền tảng để con được bước
chân lên giảng đường đại học, Con xin hứa sẽ sống thật tốt để không phụ công ơn của
bố mẹ. Em cảm ơn chị Hai, chị Ba, anh Tư luôn bên cạnh quan tâm và chăm lo cho em.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Khắc Hoàng, thầy đã hướng dẫn
và góp ý cho tôi về phương pháp luận, nội dung nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cám ơn KS. Đặng Thiên Ân là người luôn bên cạnh chỉ dạy
và truyền đạt những kinh nghiệm quý báo cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài tốt
nghiệp, người luôn giúp đỡ và động viên khi tôi gặp khó khăn.

Đồng cảm ơn đến quý thầy cô khoa Nông học – trường Đại học Nông Lâm TP.
HCM đã truyền đạt kiến thức cho tôi trên quãng đường đại học.

Xin chân thành cám ơn bạn Trịnh Văn Cháng, Lê Thị Hằng, Thân Đức Duy
(DH12BV), Hà Thế Lợi (DH12NH), đã cùng tôi trãi qua những khó khăn và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng cám ơn các bạn; Đăng, Hạnh,
Nguyên (DH12BV), các em Trinh, Nhân, Hiếu, Hùng, Phước, Linh, Hưng (DH13BV).

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 25 tháng 3 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Thu Hà

ii
TÓM TẮT

Đề tài: “Đánh giá khả năng ký sinh của ong Trichogramma chilonis Ishii
(Hymenoptera: Trichogrammatidae) trên trứng ngài gạo Corcyra cephalonica
Stain (Lepidoptera: Pyralidae) trong phòng thí nghiệm”. Đề tài được thực hiện tại
phòng thí nghiệm nhân nuôi côn trùng và trại thực nghiệm khoa Nông Học, bộ môn
Bảo Vệ Thực Vật, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ trung bình
28oC ± 2oC, ẩm độ 45 ± 5%, từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016.

Đề tài đã thu được một số kết quả như sau:

Trứng ngài gạo C. cephalonica 1 và 2 ngày tuổi là vật chủ thích hợp nhất cho
ong T. chilonis kí sinh với tỉ lệ kí sinh trung bình là 76,9 ± 10,3% và 70,1 ± 4,8%, tỉ lệ
vũ hóa trung bình là 90,0 ± 1,3% và 89,4 ± 0,5%, tỉ lệ ong cái trung bình là 72,7 ±
6,7%; 69,3 ± 4,1%. Độ tuổi trứng ngài gạo là yếu tố quan trọng quyết định nhiều nhất
đến tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ ong cái của ong T. chilonis.

Khả năng kí sinh của ong T. chilonis khi dán trứng bằng dung dịch bột mì tinh
là cao nhất với tỉ lệ kí sinh trung bình là 76,9 ± 10,3%, tỉ lệ vũ hóa trung bình là 90,0 ±
1,3%, tỉ lệ ong cái trung bình là 71,4 ± 4,1%. Ong T. chilonis cực kỳ nhạy cảm với mùi
nên khi sử dụng bột mì tinh là dung dịch không mùi sẽ không gây ảnh hưởng đến khả
năng kí sinh của ong T. chilonis.

Khi cho ong T. chilonis ăn thêm mật ong 50% thì khả năng kí sinh đạt hiệu quả
cao với tỉ lệ kí sinh trung bình là 76,9 ± 10,3%, tỉ lệ vũ hóa trung bình là 90,0 ± 1,3%,
tỉ lệ ong cái trung bình là 71,4 ± 4,1%. Mật ong là một trong các yếu tố chính ảnh
hưởng đến tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis.

Thời gian kí sinh thích hợp nhất của ong T. chilonis là từ 6 h–12 h với tỉ lệ kí
sinh trung bình là 52,7 ± 7,8%, tỉ lệ vũ hóa trung bình là 86,2 ± 1,6%, tỉ lệ ong cái
trung bình là 76,0 ± 4,1%. Xác định đúng thời gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nhân nuôi cũng như phóng thích ong T. chilonis để kiểm soát dịch hại.

iii
Ong T. chilonis sau khi vũ hóa sẽ tiến hành bắt cặp và giao phối, một ong
đực có thể giao phối với nhiều ong cái, khi ong cái xác định vị trí kí sinh thích hợp
ong cái sẽ dùng máng đẻ trứng khoan vào trứng vật chủ để kí sinh. Ong cái T.
chilonis dùng râu đầu để tìm vật chủ và xác định vị trí kí sinh thích hợp trên trứng
vật chủ.

iv
MỤC LỤC
TRANG TỰA................................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii

TÓM TẮT.................................................................................................................... iii

MỤC LỤC.....................................................................................................................v

DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................viii

DANH SÁCH HÌNH....................................................................................................ix

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................x

GIỚI THIỆU................................................................................................................1

Đặt vấn đề......................................................................................................................1

Mục đích........................................................................................................................ 2

Yêu cầu.......................................................................................................................... 2

Giới hạn đề tài................................................................................................................ 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................4

1.1 Sơ lược về ngài gạo Corcyra cephalonica Stain (Lepidoptera: Pyralidae)...............4

1.2 Một số nghiên cứu về nhóm ong Trichogramma.....................................................5

1.2.1 Một số nghiên cứu về nhóm Trichogramma ở nước ngoài....................................5

1.2.1.1 Thành phần loài và phân bố của nhóm ong Trichogramma...............................5

1.2.1.2 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái về nhóm ong Trichogramma.....................6

1.2.1.3 Công nghệ nhân nuôi nhóm ong Trichogramma................................................9

1.2.1.4 Sử dụng Trichogramma phòng trừ sâu hại trên thế giới...................................10

1.2.2 Những nghiên cứu về nhóm ong Trichogramma trong nước.............................11


v
1.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học của ong Trichogramma chilonis...........................12

Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................16

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................16

2.2 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................16

2.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................................16

2.3.1 Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................16

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................16

2.3.2.1 Nhân nuôi ngài gạo Corcyra cephalonica........................................................16

2.3.2.3 Thí nghiệm xác định độ tuổi trứng ngài gạo đến khả năng kí sinh ong
Trichogramma chilonis................................................................................................19

2.3.2.4 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của dung dịch dán trứng đến khả năng kí sinh
của ong Trichogramma chilonis...................................................................................20

2.3.2.5 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của mật ong đến khả năng kí sinh của ong
Trichogramma chilonis................................................................................................21

2.3.2.6 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời gian đến khả năng kí sinh của ong
Trichogramma chilonis................................................................................................22

2.3.2.7 Mô tả tập tính kí sống của ong Trichogramma chilonis...................................24

2.3 Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................24

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................25

3.2 Ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến khả năng kí sinh của ong Trichogramma
chilonis......................................................................................................................... 28

3.3 Ảnh hưởng của mật ong đến khả năng kí sinh của ong Trichogramma chilonis....30

vi
3.4 Ảnh hưởng của thời gian kí sinh đến khả năng kí sinh của ong Trichogramma
chilonis......................................................................................................................... 34

3.5 Tập tính sống của ong Trichogramma chilonis trên trứng ngài gạo Corcyra
cephalonica..................................................................................................................36

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................41

Kết luận........................................................................................................................ 41

Đề nghị........................................................................................................................42

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................43

PHỤ LỤC....................................................................................................................48

vii
DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1 Tỷ lệ kí sinh của ong T. chilonis khi kí sinh trên trứng ngài gạo
C.cephaloniaca............................................................................................................25

Bảng 3.2 Tỷ lệ vũ hóa của ong T. chilonis khi kí sinh trên trứng ngài gạo
C.cephaloniaca............................................................................................................26

Bảng 3.3 Tỷ lệ ong cái của ong T. chilonis khi kí sinh trên trứng ngài gạo
C.cephaloniaca............................................................................................................27

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến tỷ lệ kí sinh của ong T. chilonis...........28

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến tỷ lệ vũ hóa của ong T.chilonis. . .29

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến tỷ lệ ong cái của ong T. chilonis..30

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của mật ong đến tỷ lệ kí sinh của ong T. chilonis......................31

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của mật ong đến tỷ lệ vũ hóa của ong T. chilonis......................32

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của mật ong đến tỷ lệ ong cái của ong T. chilonis......................33

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của thời gian đến tỷ lệ kí sinh của ong T.chilonis....................34

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của thời gian đến tỷ lệ vũ hóa của ong T. chilonis...................35

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của thời gian đến tỷ lệ ong cái của ong T. chilonis..................35

viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Nhân nguồn ngài gạo....................................................................................17

Hình 2.2 Cho ngài gạo C.cephalonica đẻ trứng...........................................................17

Hình 2.3 Làm sạch trứng ngài gạo..............................................................................18

Hình 2.4 Dán trứng ngài gạo chuẩn bị cho ong T.chilonis kí sinh...............................18

Hình 2.5 Nhân nguồn ong T.chilonis...........................................................................19

Hình 2.6 Bố trí thí nghiệm xác định độ tuổi trứng ngài gạo đến khả năng kí sinh của
ong T.chilonis...............................................................................................................20

Hình 2.7 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của dung dịch dán trứng đến khả năng kí sinh
của ong T.chilonis........................................................................................................21

Hình 2.8 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật ong đến khả năng kí sinh của ong
T.chilonis...................................................................................................................... 22

Hình 2.9 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian kí sinh đến khả năng kí sinh của
ong T.chilonis...............................................................................................................23

Hình 3.1 Ong T. chilonis vũ hóa..................................................................................37

Hình 3.2 Ong T. chilonis bắt cặp và giao phối.............................................................37

Hình 3.3 Ong cái T. chilonis dùng râu đầu để xác định vị trí trứng ngài gạo...............38

Hình 3.4 Ong T. chilonis ăn mật ong 50%...................................................................38

Hình 3.5 Ong T. chilonis kí sinh trên trứng ngài gạo...................................................39

Hình 3.6 Trứng ngài gạo bị ong T. chilonis kí sinh......................................................40

ix
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Ctv: Cộng tác viên

NT: Nghiệm thức

BVTV: Bảo vệ thực vật

STT: Số thứ tự

LLL: Lần lập lại

TB: Trung bình

SD: Độ biến động

x
GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Theo báo cáo mới đây của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây
Ninh tháng 9/2014 thì đã có 5065, 41 hecta mía sắp thu hoạch bị nhiễm sâu đục thân 4
vạch đầu nâu Chilo tumidiscostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae). Trong đó có 32
hecta bị nhiễm nặng trên 50%, 424 hecta bị nhiễm nặng ở mức 21–50%, (Viện nghiên
cứu mía đường, 2014). Tháng 10/2014 sâu đục thân Chilo tumidiscostalis đã gây bùng
phát trên địa bàn toàn tỉnh Tây Ninh. Cao Anh Đương (2014), cho biết ong
Trichogramma sp. (Hymenoptera: Trichogrammatidae), ong Cotesia flavipes Cameron
(Hymenoptera: Braconidae), ong Tetrastichus sp. (Hymenoptera: Eulophidae), là các
loài thiên địch rất có hiệu quả trong kiểm soát sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis
một cách bền vững.

Từ kết quả giám định của Viện nghiên cứu mía đường Bến Cát, loài sâu đục
thân mía 4 vạch đầu nâu gây hại mía hiện nay là loài Chilo tumidicostalis. Năm
2014 sâu đục thân 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis lần đầu tiên xâm nhập vào
Việt Nam và gây bùng phát dịch tại địa bàn tỉnh Tây Ninh. Sâu đục thân 4 vạch đầu
nâu Chilo tumidicostalis có khả năng làm chết cây con và gây thiệt hại 100% năng
suất. Mỗi cây mía bị hại có 50–70 con sâu. Theo Cao Anh Đương (2014), khả
năng gây hại của loài sâu Chilo tumidicostalis đạt đỉnh điểm vào các tháng mùa
mưa, từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm.

Trichogramma sp. được sử dụng như tác nhân kiểm soát sinh học tại hơn 30
quốc gia trên thế giới, bao gồm hơn 32 triệu ha đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp
(Li, 1994). Tại Ấn Độ, khoảng 26 loài đã được báo cáo trong đó Trichogramma
chilonis được coi là quan trọng hơn với khả năng kiểm soát sâu hại của mình
(Nagargatti và Nagaraja, 1979; Ramesh và Baskaran 1996; Singh và ctv, 2002). 

1
Trichogramma chilonis là loài có hiệu quả nhất trong việc chống lại sâu bộ cánh
vảy Lepidoptera đặc biệt cho các sâu đục thân mía (Metcalfe và Breniere, 1969;
Nagarkatti và Nagaraja, 1977). Trichogramma chilonis đã được sử dụng để kiểm soát
sâu hại trên mía, ngô, bông, rau...kể từ 20 năm qua, Trichogramma đã được coi là một
trong những loài ký sinh quan trọng nhất trong hơn 100 năm qua. Đã có báo cáo nhận
định rằng Trichogramma chilonis là loài ong ký sinh có tiềm năng kiểm soát và khả
năng ứng dụng cao đã được thông qua trong các lĩnh vực phòng trừ sâu hại (Smith,
1996).

Sâu đục thân Chilo tumidiscostalis là nhóm gây hại chính trên mía, gây tổn thất
nặng nề về năng suất cũng như chất lượng mía của Việt Nam. Trong khi đó, ong mắt
đỏ là loài có tiềm năng kiểm soát hiệu quả đối với nhóm sâu đục thân mía. Trên thế
giới đã có nhiều kết quả nghiên cứu và ứng dụng thành công ong Trichogramma
chilonis để kiểm soát nhóm sâu đục thân mía, tuy nhiên, tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu
nghiên cứu nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn và còn rất nhiều hạn chế. Để
hoàn thiện hơn vấn đề sử dụng ong Trichogramma chilonis trong công tác kiểm soát
sinh học sâu đục thân mía đề tài “Đánh giá khả năng ký sinh của ong
Trichogramma chilonis Ishii (Hymenoptera: Trichogrammatidae) trên trứng ngài
gạo Corcyra cephalonica Stain (Lepidoptera: Pyralidae) trong phòng thí nghiệm”
được thực hiện.

Mục đích

Đề tài nhằm cung cấp số liệu cơ bản về một số đặc điểm sinh học của ong kí
sinh Trichogramma chilonis góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho những nghiên cứu
tiếp theo, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu để nhân mật số và phóng thích
ong Trichogramma chilonis ra ngoài đồng ruộng để kiểm soát sâu hại.

Yêu cầu

Xác định được ảnh hưởng của độ tuổi trứng ngài gạo đến khả năng kí sinh của
ong Trichogramma chilonis

2
Xác định được ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến khả năng kí sinh của
ong Trichogramma chilonis.

Xác định được ảnh hưởng của mật ong đến khả năng kí sinh của ong
Trichogramma chilonis.

Xác định được thời gian kí sinh thích hợp đến khả năng kí sinh của ong
Trichogramma chilonis.

Giới hạn đề tài

Đề tài thực hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng của bộ môn Bảo vệ Thực vật,
khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, từ 10/2015 đến
2/2016.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Sơ lược về ngài gạo Corcyra cephalonica Stain (Lepidoptera: Pyralidae)

Theo Bùi Công Hiển (1995), Lê Thị Thanh Phượng (2004), ngài gạo có thân
màu xám hay vàng nâu, bụng có pha màu đen. Cánh trước màu xám đen và hẹp hơn
cánh sau, màu sắc cánh từ giữa cánh trở vào gốc cánh đậm hơn, rìa cánh có những
chấm nhỏ. Cánh sau rộng màu xám trắng, đầu ngực có màu nâu nhạt. Thường con đực
nhỏ hơn con cái. Ngài hoạt động nhiều lúc bình minh và chập tối, thường đẻ trứng vào
lúc sáng sớm. Con cái mang sẵn rất nhiều trứng đến khi được thụ tinh thì đẻ, sau khi đẻ
trứng khoảng 3 – 4 ngày thì chết. Trứng ngài rất nhỏ, màu trắng, thông thường một lần
ngài đẻ trên 30 trứng, con cái trưởng thành có thể để từ 150 – 350 trứng trong một đến
vài ngày sau khi vũ hoá. Trứng tự nở trong môi trường thích hợp từ 1 – 2 tuần. Ấu
trùng và nhộng thường tiết ra những sợi tơ kết dính các hạt gạo lại với nhau để làm tổ
gây nên hiện tượng nông sản bị đóng cục lại, đồng thời bài tiết chất thải, xác ngài chết,
vỏ nhộng, kén… nên làm ảnh hưởng đến trạng thái cảm quan và phẩm chất gạo. 

Theo Girish (1990) ngài trưởng thành có màu xám–nâu, dài 12 mm và có sải
cánh dài khoảng 15 mm, mạch cánh có màu hơi tối. Trứng được đẻ ở bất cứ vị trí nào
trên các loại ngũ cốc, các loại hạt, trên container hoặc trên bất kỳ các bề mặt ngũ cốc,
được đẻ đơn lẻ hoặc thành từng cụm. Trứng có màu trắng, hình bầu dục, dài 0,5 mm từ
khi đẻ đến khi trứng nở 4 – 5 ngày. Ấu trùng sau khi nở có màu trắng đục. Giai đoạn
ấu trùng là 25 – 35 ngày vào mùa hè và có thể kéo dài hơn trong mùa đông. Hóa nhộng
diễn ra bên trong hạt ngũ cốc, kén có màu trắng đục được bao quanh bởi ngũ cốc tạo
thành vỏ kén. Giai đoạn nhộng là khoảng 10 ngày, nhưng có thể kéo dài tới 40–50
ngày khi mùa đông. Ngài bắt đầu giao phối và đẻ trứng ngay sau khi xuất hiện. Chu kỳ
sinh trưởng của ngài gạo từ 37 – 60 ngày, trứng 3 – 5 ngày, sâu non 16 – 28 ngày,
nhộng 10 – 13 ngày, ngài trưởng thành 8 – 14 ngày.
4
Theo Phạm Văn Sổ và ctv (1975) cũng như các loại côn trùng hại kho khác ngài
gạo cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: Nhiệt độ thích hợp ở 25 – 35 0C . Hàm
lượng nước trong hàng hoá bị xâm hại. Ảnh hưởng tổ hợp của nhiệt độ và ẩm độ. Ảnh
hưởng tổ hợp của nhiệt độ và thuỷ phần đến tập tính côn trùng. Ánh sáng, ngài hoạt
động về đêm, vũ hoá lúc trời vừa sáng

Theo Phạm Hữu Nhượng (1996) trong điều kiện vùng Nha Hố (khí hậu bán khô
hạn) ngài gạo C. cephalonica là đối tượng vật chủ tốt nhất để nhân nuôi ong ký sinh
mắt đỏ. Vòng đời trung bình 37,1 ± 2,9 ngày ( 28–30 oC, ẩm độ 70 – 80%). Thời gian
bị nhiễm trứng đến thu hoạch bướm trong vòng 1 tháng. Thời gian hoàn thành 1 chu
kỳ nhân nuôi từ 45–50 ngày. Khả năng sinh sản của ngài gạo ở đây cũng khá cao trung
bình 327,7 ± 100,5 trứng/ ngài cái, đáp ứng được nhu cầu nhân nuôi và sản xuất khối
lượng trứng lớn. Trứng ngài gạo có thể bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3 – 5 oC trong vòng 15
ngày vẫn đảm bảo chất lượng với tỷ lệ kí sinh cao bởi ong Trichogramma. Việc xử lý
tia cực tím 15 phút có thể diệt 100% phôi trứng ngài gạo và đảm bảo tỷ lệ ký sinh của
ong cao hơn so với trứng không xử lý.

1.2 Một số nghiên cứu về nhóm ong Trichogramma

1.2.1 Một số nghiên cứu về nhóm Trichogramma ở nước ngoài

1.2.1.1 Thành phần loài và phân bố của nhóm ong Trichogramma

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại ong
Trichogramma và đã định danh được khoảng 100 loài. Các nghiên cứu về tác động
kinh tế cho thấy: Trichogramma phân bố rộng trên nhiều loại vật chủ và kí chủ khác
nhau, có 18 loài Trichogramma được nuôi để phòng trừ  sâu hại trên 18 triệu ha ở 16
quốc gia (Phạm Văn Lầm, 1991).

Theo Viggiani và Laudonia, (1994), Trichogrmma gồm 83 chi và 839 loài. Hầu
như tất cả các Trichogramma là loài kí sinh chính trên trứng của đa số các loài côn
trùng, đặc biệt là những côn trùng trong bộ Lepidoptera, Coleoptera, Thysanoptera,
Hymenoptera, Diptera. Nhiều loài Trichogramma được sử dụng rộng rãi trong kiểm

5
soát sinh học của các loài côn trùng gây hại khác nhau vì tỉ lệ kí sinh thường có thể lên
đến 90%, đặc biệt là côn trùng bộ Lepidoptera (Walter, 1983).

Ký sinh trứng thuộc họ Trichogrammatidae là một trong những tác nhân kiểm
soát sinh học sử dụng rộng rãi nhất. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 85 chi
(Viggiani, 2001), trong đó 26 chi đã được ghi nhận từ Ấn Độ (Yousuf và Shafee,
1987). Trong số này, có khoảng 250 loài phân bố trên toàn thế giới, Trichogramma
pretiosum là loài có phân bố rộng rãi nhất tại Bắc Mỹ và đã được nghiên cứu trong
công tác nhân nuôi trên 18 chi của bộ Lepidoptera , T. pretiosum là một trong những
loài quan trọng nhất trong công tác kiểm soát sâu hại tại Bắc Mỹ. Trichogrammatidea
Girault, là một chi quan trọng của Trichogramma phân bố còn nhiều hạn chế vì cho
đến nay chỉ có 24 loài được biết đến.

Theo Trương Xuân Lam và ctv (2013), ong mắt đỏ Trichogrammatidae là họ
ong ký sinh trên trứng của nhiều loại sâu hại bộ Hymenoptera. Họ ong Trichogramma
gồm 70 chi và 400 loài, loài thường được sử dụng trong công tác BVTV ở Việt Nam là
các loài T. japonicum, T. chilonis, T. dendrolim, T. evanescens, T. eaproctidis, T.
embrypragum. Nhưng trong đó, ong mắt đỏ gồm 3 loài phổ biến có mặt tại Việt Nam
(T. chilonis, T. japonicum, T. dendrolimi), đây là các loài kí sinh trứng đóng vai trò
quan trọng trong việc điều hòa số lượng sâu ngoài tự nhiên. Từ lâu ong Trichogramma
được sử dụng như biện pháp chính để diệt trừ trứng của một số loài sâu hại như sâu
đục thân ngô, sâu cuốn lá lúa, sâu tơ, sâu róm thông… Trước tiên ong Trichogramma
được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm sau đó đem thả ra đồng ruộng và có khả năng
kiểm soát sâu hại ngay từ giai đoạn trứng sâu với ưu điểm tuyệt đối an toàn cho con
người, đặc biệt là môi trường, hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu.

1.2.1.2 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái về nhóm ong Trichogramma

Vòng đời, phổ ký chủ và khả năng sinh sản

Thời gian sống và sức sinh sản là một đặc tính quan trọng của ong
Trichogramma. Giải quyết tốt vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh

6
số lượng côn trùng nhân nuôi. Chính vì vậy đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
(Knot, 1974; Knot và ctv, 1971).

Yếu tố tác động trực tiếp tới nhóm ong Trichogramma là trứng vật chủ. Cho
đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của côn trùng ký chủ lên chất
lượng ong Trichogramma (Bakowchki, 1972; Wacker và ctv, 1987; Keita, 1988). Các
tác giả cho rằng tỷ lệ về số lượng trứng vật chủ có ảnh hưởng đến tỷ lệ ký sinh, đến số
lượng ong trưởng thành và đến khả năng sống ở thế hệ sau.

Những yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới sự phát triển của nhóm ong
Trichogramma

Thời gian phát triển của ong Trichogramma trong trứng vật chủ phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó rõ nhất là nhiệt độ. Vấn đề này đã được nghiên cứu khá chi tiết
bởi nhiều tác giả (Steenburg, 1934; Meyr, 1941). Các tác giả cho rằng thời gian phát
triển ở nhệt độ nhất định là một hằng số đối với mỗi loài và nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn
tới thời gian sống và khả năng sinh sản của ong trưởng thành.

Ảnh hưởng của nhiệt độ trên hầu hết các loài Trichogramma trong một phạm vi
xác định (9 đến 30°C) là yếu tố liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản và giới tính
của con trưởng thành nhưng tỷ lệ nghịch với tuổi thọ (Harrison và ctv, 1985; Consoli
và Parra, 1995; Resende và Ciociolla, 1996; Carriere và Boivin, 1997). Tuy nhiên, có
một số báo cáo chỉ ra rằng nhiệt độ thấp hơn thích hợp với một số loài Trichogramma
(Attaran, 2002; Miura và Kobayashi, 1993). 

Thức ăn bổ sung là một trong những yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống, khả
năng sinh sản và tỷ lệ giới tính của ong trưởng thành. Cho đến nay đã có nhiều tác giả
đề cập tới vấn đề này (Kamarli, 1967; Wiackowska, 1969; Kot, 1974).

Nhiều tác giả đã quan tâm đánh giá tác động của thuốc trừ sâu lên ong
Trichogramma (Li và ctv, 1987; Paul và Agarwal, 1987; Verma và Singh, 1987), và đã
kết luận rằng hầu hết thuốc hóa học đều gây độc cho ong Trichogramma. Tuy nhiên
một số thuốc như endosulphan ít độc với ong Trichogramma.

7
Theo Đặng Văn Mạnh (2004), khi trứng ngài gạo đã được ong Trichogramma
kí sinh nếu không qua bảo quản lạnh thì có khả năng ong sẽ vũ hóa sớm hơn, thời gian
vũ hóa của ong Trichogramma phụ thuộc vào nhiệt độ phòng nuôi. Nhiệt độ phòng
nuôi cao, thời gian vũ hóa ngắn, ong vũ hóa trễ hơn nếu nhiệt độ phòng nuôi thấp.
Thời gian phát dục của ong Trichogramma trong điều kiện bình thường với nhiệt độ
trung bình 28,8oC là 7 ngày; nếu nhiệt độ hạ thấp còn 27 – 28 oC thì ong sẽ vũ hóa sau
8 – 9 ngày; nếu nhiệt độ hạ thấp còn 23 oC thì sau 13 – 15 ngày sau khi trứng bị kí sinh
mới vũ hóa.

Đối với trứng ngài gạo bị ong Trichogramma kí sinh nếu đem bảo quản lạnh
sau 6 ngày kí sinh thì thời gian vũ hóa sẽ phụ thuộc vào thời gian bảo quản lạnh, nhiệt
độ phòng nhân nuôi, nhiệt độ bảo quản lạnh. Bảo quản lạnh ở nhiệt độ 10 – 12 oC trước
khi ong vũ hóa 1 ngày, nếu nhiệt độ phòng nhân nuôi 30 – 32 oC và thời gian bảo quản
lạnh 7–8 ngày thì ong sẽ vũ hóa ngay sau khi mang ra ngoài. Bảo quản lạnh ở nhiệt độ
10–12oC và trước khi ong vũ hóa 2 ngày. Nếu khi mang ra ngoài nhiệt độ phòng nhân
nuôi 30–32oC, thời gian bảo quản lạnh 6 –7 ngày thì ong sẽ vũ hóa sau khi ra ngoài 1
ngày, thời gian bảo quản lạnh 11–12 ngày thì ong sẽ vũ hóa sau khi mang ra ngoài 1–2
giờ (hoặc ong vũ hóa ngay trong tủ lạnh ở nhiệt độ tủ lạnh > 12 oC). Nếu khi ra lạnh
nhiệt độ phòng nhân nuôi 27 – 29oC, thời gian bảo quản lạnh 9 – 10 ngày thì ong sẽ vũ
hóa sau khi mang ra ngoài 1 ngày, thời gian bảo quản lạnh 15 – 16 ngày thì ong sẽ vũ
hóa sau khi vừa mang ra ngoài. Bảo quản lạnh ở nhiệt độ 10 – 12 oC và trước khi ong
vũ hóa 3 ngày. Nếu khi ra lạnh nhiệt độ phòng nhân nuôi 30 – 32 oC, thời gian giữ lạnh
18 – 19 ngày thì ong sẽ vũ hóa sau khi mang ra ngoài 1 ngày, 25 – 26 ngày thì ong sẽ
vũ hóa ngay sau khi ra mang ngoài (Đặng Văn Mạnh, 2004).

Theo Đặng Văn Mạnh (2004), tỉ lệ vũ hóa của ong tùy thuộc vào thời gian bảo
quản của trứng ngài gạo đã bị kí sinh trong tủ lạnh. Giữ lạnh ở nhiệt độ 10 – 12 oC và
nhiệt độ khi mang ra ngoài 30 – 32oC và bảo quản trong khoảng thời gian 1 – 4 ngày
thì tỉ lệ vũ hóa trên 95%, thời gian bảo quản lạnh 5 – 12 ngày thì tỉ lệ vũ hóa 85%, thời
gian bảo quản lạnh 13 – 21 ngày thì tỉ lệ vũ hóa 67%, thời gian bảo quản lạnh lâu hơn
nữa thì tỉ lệ vũ hóa là 27%, thời gian bảo quản lạnh sau 1 tháng thì tỉ lệ vũ hóa thấp
hơn 10% và đến 38 ngày thì hầu như ong không vũ hóa.

8
Theo Trương Xuân Lam và ctv (2013), sử dụng yếu tố nhiệt độ để khống chế sự
phát dục của ong Trichogramma là công việc vô cùng quan trọng trong quá trình nhân
nuôi và sử dụng chúng. Khi cần nhân nuôi với số lượng lớn ong Trichogramma, quy
trình nhân nuôi ong mắt đỏ thực hiên trong điều kiện nhiệt độ 29 – 33 oC. Mỗi đợt nuôi
ong mắt đỏ thực hiện với vòng đời chỉ kéo dài 6 – 7 ngày. Để bảo quản ngắn hạn (thời
gian bảo quản 30 – 45 ngày bảo quản), quy trình nhân nuôi ong Trichogramma phải
thực hiện trong điều kiện nhiệt độ 12 – 15oC, ở bất kì giai đoạn phát triển của ong
Trichogramma. Đối với việc bảo quản dài hạn ong Trichogramma (trên 45 ngày), quy
trình nhân nuôi ở vào điều kiện nhiệt độ 12 oC, trong giai đoạn trưởng thành và đẻ. Tuy
nhiên đối với giai đoạn trứng thì điều kiện nhiệt độ duy trì ở mức 6 oC, cần chú ý bảo
quản ong đúng thời kỳ phát triển, bao gói đúng kỹ thuật và giữ được nhiệt độ của
phương tiện bảo quản ổn định theo từng thời gian bảo quản.

1.2.1.3 Công nghệ nhân nuôi nhóm ong Trichogramma

Nhân nuôi vật chủ

Ký chủ để nhân nuôi ong Trichogramma khá phong phú, bao gồm ngài mạch S.
cerealella, ngài thóc E. kuehnella, ngài gạo C. cephalonica... Trong đó ký chủ ngài
gạo phù hợp đối với điều kiện khí hậu nhiệt đới với thức ăn dễ kiếm là cám gạo, bột
ngô (Salvador. 1971; Abbas, 1989; Tseng, 1990; Karl Konig và ctv, 1992). Quy trình
nhân nuôi ngài gạo chủ yếu dựa trên phương pháp thủ công.

Nhân nuôi ong Trichogramma

Việc sản xuất ong Trichogramma bằng trứng vật chủ tự nhiên khá đơn giản và
quy trình tương tự nhau đối với các vật chủ khác nhau và đã được nhiều tác giả đề cập
tới (Flanders, 1928; Tuhan và ctv, 1987; Balasubramanian và Pawar, 1988; Alba, 1990).

Quy trình nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma:

+ Nhân nuôi ngài gạo: Thu thập trứng ngày gạo trong các kho→nuôi trưởng
thành trong các long lưới→thu trứng→ấp trứng→nuôi sâu non→tạo trưởng

9
thành→thu trứng→tạo ra hàng loạt sâu ngài gạo các tuổi (nuôi trứng và sâu non bằng
cám bắp và cám gạo).

+ Nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma: rãi trứng ngài gạo→tỷ lệ nhân ong
mắt đỏ→nhân ong mắt đỏ (đơn hoặc kép)→đóng gói ong mắt đỏ→bảo quản ong mắt
đỏ→thả ong mắt đỏ ra đồng.

Những nghiên cứu về bảo quản ong Trichogramma

Việc nghiên cứu phương pháp bảo quản trứng ký chủ hoặc ong ký sinh cũng
được nhiều tác giả đề cập tới (Xueqi, 1986; Ma, 1988; Hugar và ctv, 1999). Các tác giả
cho biết tỷ lệ ký sinh của ong mắt đỏ T. chilonis trên trứng ngài gạo giảm đi khi thời
gian làm lạnh tăng. Ong đã ký sinh trong trứng ngài gạo bảo quản được tới 50 ngày
(Chen, 1986).

Theo Phạm Hữu Nhượng (1996) trứng ngài gạo được bảo quản lạnh có ảnh
hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ kí sinh của ong Trichogramma. Thí nghiệm giữ lạnh ở 3 –
5oC với cả 2 phương pháp là đặt trong bình kín cũng như gói trong bao polyethylene
đều thu được kết quả gần như tương tự nhau và chỉ có thể cất giữ được trứng ngài gạo
trong vòng 15 ngày để có tỷ lệ kí sinh trên 55%.

1.2.1.4 Sử dụng Trichogramma phòng trừ sâu hại trên thế giới

Trên thế giới nhóm ong Trichogramma đã được bắt đầu tìm hiểu vào thế kỷ
XIX. Cho đến nay đã có 93 nước nghiên cứu và sử dụng ong mắt đỏ trừ sâu với diện
tích hàng năm là 28 triệu hecta cây trồng (Mai Phú Quí, 1988). Các loài ong
Trichogramma thuộc cùng một giống ong Trichogramma có thể tấn công trên 400 loài
sâu hại (William và ctv, 1991). Vì vậy Trichogramma được coi là nhóm tác nhân sinh
vật quan trọng dùng trong biện pháp sinh học trừ sâu hại đặc biệt là sâu bộ cánh vảy
Lepidoptera trên các cây trồng trong đó có cây mía. Đến nay đã có nhiều nước sử dụng
ong Trichogramma trong việc phòng trừ sâu hại điển hình là Liên Xô, Trung Quốc,
Mỹ, Ấn Độ, Philipin…

10
1.2.2 Những nghiên cứu về nhóm ong Trichogramma trong nước

Theo Trương Xuân Lam và ctv (2013), ong Trichogramma gồm 3 loài chính và
phổ biến ở Việt Nam là T. chilonis, T. japonicum và T. dendrolimi là các loài ký sinh
trứng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa số lượng sâu hại ngoài tự nhiên. Từ
lâu, ong Trichogramma được sử dụng như biện pháp chính để diệt trừ trứng của một số
loài sâu hại như sâu đục thân ngô, sâu cuốn lá lúa, sâu tơ, sâu róm thông…Trước tiên
ong Trichogramma được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm sau đó đem thả ra ruộng
và có khả năng diệt sâu hại ngay từ giai đoạn trứng sâu với ưu điểm tuyệt đối an toàn
cho con người, đặc biệt là môi trường, hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu
trên cánh đồng.

Tại Việt Nam, ong Trichogramma mới được bắt đầu nghiên cứu từ những năm
70 ở các tỉnh phía Bắc. Loài T. japonicum đã được nghiên cứu khá kỹ về đặc tính sinh
học, sinh thái cũng như biện pháp sử dụng trên đồng lúa (Phạm Bình Quyền, Nguyễn
Anh Điệp, 1973; Vũ Quang Côn và ctv, 1979, 1985, 1987, 1991). Loài ong T. chilonis
mới chỉ được nghiên cứu ở phía Bắc để phòng trừ sâu đo xanh hại đay, sâu đục thân
ngô và đục thân mía (Nguyễn Ngọc Tiến, 1973; Phạm Bình Quyền và ctv, 1995).

Từ kết quả nghiên cứu của Đỗ Ngọc Diệp (2002), khi thả ong T. chilonis, trên
giống mía ROC 10. Ở giai đoạn mía mầm, trứng của sâu đục thân 4 vạch Chilo
sacchariphagus Bojer (Lepidoptera: Pyralidae) và sâu đục thân 5 vạch Chilo
infuscatellus Snellen (Lepidoptera: Pyralidae) bị kí sinh là 42,5% cao hơn so với
ruộng đối chứng không thả ong có tỉ lệ trứng của sâu đục thân C. sacchariphagus
và C. infuscatellus bị ong T. chilonis kí sinh là 14,9%. Ở giai đoạn mía già, tỉ lệ
trứng sâu đục thân C. sacchariphagus và C. infuscatellus bị kí sinh là 81,7% cao
hơn so với với ruộng đối chứng không thả ong có tỉ lệ trứng sâu đục thân C.
sacchariphagus và C. infuscatellus bị kí sinh là 16,9%.

Ký chủ ngài gạo C. cephalonica đã được nhiều tác giả nghiên cứu (Nguyễn
Ngọc Tiến và ctv, 1979; Mai Phú Quí và ctv, 1976; Trần Thị Lài, 1981). Những kết
quả cho thấy còn nhiều tồn tại chưa được giải quyết một cách thỏa đáng như thành
phần thức ăn, vấn đề tạp nhiễm dẫn đến tỷ suất nhân nuôi thấp.

11
Theo website của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), tại
Lĩnh Nam, tổng số ong T. chilonis thả giao động 114,600 – 740,000 cá thể/ ha cây
trồng. Kết quả, tỷ lệ trứng sâu tơ bị ong mắt đỏ ký sinh 73 – 83%. Tại Tiền Phong,
nhóm khoa học thả hỗn hợp hai loài ong mắt đỏ T. chilonis và T. japonicum phòng trừ
sâu tơ hại bắp cải với tổng số ong thả 10,250 cá thể ở khu ruộng thí nghiệm (tương
đương 854,000 cá thể ong/ ha). Kết quả cho thấy, tỷ lệ trứng sâu tơ bị ong mắt đỏ ký
sinh trung bình 75%, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thả ong Trichogramma
giúp hạn chế số lượng lớn sâu tơ so với ruộng phun thuốc hóa học trừ sâu.

Theo Trương Xuân Lam và ctv (2013), trong điều kiện nhiệt độ trong phòng
nuôi từ 26 – 29oC, ẩm độ trung bình 80 – 85% khả năng ký sinh của ong
Trichogramma trên trứng ngài gạo khá cao. Trung bình mỗi ong ký sinh đẻ được 160
– 240 trứng, tỷ lệ vũ hoá cao trên 80 – 90%, tỷ lệ ong cái chiếm 60 – 75%. Ong
Trichogramma được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm sau đó đem thả ra ruộng bằng
ổ túi xi măng ở thế hệ 278 – 280, với tỷ lệ ký sinh đạt 97%.

1.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học của ong Trichogramma chilonis

Ong T. chilonis thuộc loài côn trùng biến thái hoàn toàn, có 4 pha phát triển. Tất cả
các pha đều được hoàn thành trong trứng ký chủ. Giai đoạn sau của con trưởng thành sống
tự do trong môi trường. Sâu non sống nhờ dinh dưỡng của ký chủ. Ngay khi vũ hóa, con
trưởng thành có thể giao phối và đẻ trứng (Phạm Hữu Nhượng và ctv, 1996).

Theo Agric (2013), T. chilonis ký sinh trứng của bộ Lepidoptera bằng cách
đẻ một hoặc nhiều trứng bên trong tổ trứng côn trùng. Trứng sau 24 giờ thì nở thành ấu
trùng và bắt đầu ăn vào phôi của trứng bướm. Sau 8 – 10 ngày ấu trùng sống trong
trứng bướm đã phát triển hoàn toàn, con trưởng thành sẽ chui ra khỏi vỏ trứng bướm.
Sau khi vũ hóa ong cái và ong đực tiến hành bắt cặp giao phối, sau đó ong cái đi tìm ổ
trứng mới để kí sinh.

Theo Cao Anh Đương (2003), khi mới vũ hóa, ong T. chilonis trưởng thành
thường chưa bay được, chúng đứng tập trung quanh ổ trứng kí chủ hoặc bò từng đoạn
ngắn. Ong vũ hóa nhiều nhất vào buổi sáng, từ 8 – 10 giờ, buổi chiều ong vũ hóa rãi

12
rác. Ong cái sau khi giao phối hoạt động nhanh nhẹn, bò hoặc bay từng quãng ngắn để
tìm thức ăn và ổ trứng vật chủ mới. Khi ong phát hiện thấy ổ trứng sâu vật chủ, ong cái
liền bò hoặc bay tới, đậu lên trên ổ trứng và dùng đôi râu đầu gõ nhẹ lên ổ trứng để xác
định vị trí đẻ trứng thích hợp thời gian gõ kéo dài 20 – 30 giây. Sau khi xác định vị trí
đẻ trứng thích hợp, ong cái từ từ uốn cong bụng đặt 1 đầu của máng đẻ trứng lên bề
mặt trứng vật chủ ở đúng vị trí mà ong đã xác định. Ong từ từ hạ trọng tâm rồi dùng
máng đẻ trứng khoan sâu vào từng trứng sâu vật chủ để kí sinh. Thời gian ong cái thực
hiện động tác đẻ trứng kí sinh như trên kéo dài 30 giây. Kết thúc động tác đẻ trứng kí
sinh, ong cái từ từ rút máng đẻ trứng khỏi trứng sâu vật chủ, bụng uốn cong xuống để
gập máng đẻ trứng vào vị trí dưới bụng. Sau khi đẻ trứng kí sinh, ong chỉnh trang lại tư
thế và tiếp tục bò hoặc bay đi tìm ổ trứng mới để kí sinh. Trong quá trình dò tìm trứng
sâu vật chủ để kí sinh, ong cái thường hướng đôi râu đầu về phái trước và nhờ có đôi
râu đầu ong có thể xác định được chính xác vị trí ổ trứng vật chủ mới để kí sinh.

Theo Phạm Hữu Nhượng (1996), trong điều kiện phòng thí nghiệm ở Nha Hố
(Ninh Thuận) có thời gian hoàn thành vòng đời của ong mắt đỏ T. chilonis trung
bình hàng tháng giao động từ 7,3 – 8,5 ngày. Thời gian phát triển trung bình của
các thế hệ chênh nhau không lớn giữa các tháng, giao động từ 6,6 – 7,9 ngày/ 1 thế
hệ. Tỷ lệ vũ hóa khá cao, trên 90% và tương đối ổn định. Nhân nuôi ở nhiệt độ
phòng được 51 thế hệ/ năm và ở ngoài tự nhiên là 48 thế hệ/ năm. Ong mắt đỏ T.
chilonis có khả năng sinh sản cao, trong điều kiện 27 – 29 oC mỗi ong cái có thể ký
sinh trung bình 75,65 ± 12,37 trứng ngài gạo. Khi nuôi trên 100 thế hệ trong phòng
bằng trứng ngài gạo vẫn có thể ký sinh khá cao trên trứng sâu xanh hại bông, nhưng
đã có biểu hiện giảm khả năng sinh sản trên trứng ngài gạo. Ong mắt đỏ T. chilonis
đang nằm trong trứng ngài gạo ở giai đoạn 5 ngày chịu lạnh tốt hơn giai đoạn 3
ngày và có thể bảo quản lạnh (6 – 8 oC) được tới 30 ngày với tỷ lệ vũ hóa cao (76 –
78%) sau 25–30 ngày bảo quản. Nhiệt độ khởi điểm phát dục của ong mắt đỏ T.
chilonis 10,42oC.

Khả năng sinh sản của T. chilonis tăng lên đáng kể khi nhiệt độ tăng từ
20–30°C. Tỷ lệ ong cái ở thế hệ sau cũng đã có một mối quan hệ tích cực với nhiệt độ.
Có sự gia tăng gần gấp 3 lần tỷ lệ ong cái ở thế hệ sau với sự gia tăng nhiệt độ từ 20–

13
30°C. Tỷ lệ ong đực và khả năng giao phối cũng cao hơn đáng kể tại 30°C so với ở
20oC và 25°C Ngược lại với sự phát triển của con trưởng thành, khả năng sinh sản và
tuổi thọ giảm với sự gia tăng nhiệt độ từ 20 đến 30°C. Tuổi thọ ong cái có ý nghĩa cao
nhất (10,08 ± 1,21ngày) tại 20oC và thấp nhất ở 30° C. Từ những nghiên cứu trên cho
thấy rằng ở 30°C là mức nhiệt độ tối ưu cho nuôi T. chilonis (Park và Biol, 2006).

Theo Cao Anh Đương (2003), vòng đời của ong T. chilonis ngắn, số lứa trong
năm nhiều, phổ kí chủ rộng và ong có thể phát triển trong phạm vi biến động rộng từ
15 – 33oC. Đây là đặc điểm có ý nghĩa lớn khi sử dụng ong mắt đỏ T. chilonis để diệt
trừ sâu đục thân mía 4 vạch và các loài sâu đục thân mía khác. Thời gian sống của ong
T.chilonis trưởng thành giảm dần cùng với sự tăng lên của nhiệt độ. Khả năng kí sinh
của ong đạt mức cao nhất ở nhiệt độ 25 oC với số trứng trung bình/ ong cái là 39,3
trứng và tỷ lệ trứng bị ký sinh là 73,7%, cao rõ rệt so với các nhiệt độ 15, 20 và 33 oC,
nhưng cao hơn không rõ rệt ở 30 oC. Tỷ lệ ong vũ hóa cao ở nhiệt độ từ 20 – 30 oC cao
hơn rõ rệt so với ở nhiệ độ 15 và 33 oC, trong đó cao nhất là 25oC với 94,4% số trứng
vũ hóa. Tuy vậy, tỷ lệ ong cái hầu như ít thay đổi khi nhiệt độ tăng lên hoặc giảm
xuống trong phạm vi từ 15 – 33oC với 87,7 – 90,3% số ong trưởng thành là ong cái.

Theo Phạm Hữu Nhượng (1996), yếu tố thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến ong
mắt đỏ T. chilonis. Thức ăn là nước đường 10% không những kéo dài thời gian sống
của ong cái mà còn làm tăng số lượng trứng đẻ/ ong cái. Khi có ăn thêm, thời gian đẻ
trứng của ong kéo dài tới 15 ngày, nhưng số trứng hữu hiệu chỉ trong vòng 4 ngày đầu.
Cho ăn nước đường 10% số trứng đẻ/ ong cái 182,7 ± 47,27 trứng ong, tuổi thọ trung
bình 13,6 ngày. Khi không ăn thêm số trứng đẻ/ ong cái 41,2 ± 18,21 trứng ong, tuổi
thọ trung bình 1,8 ngày. Thêm vào đó trứng ngài gạo đã được thực hiện chiếu xạ để
diệt phôi bằng đèn tia cực tím cho thấy số trứng bị kí sinh có phần cao hơn so với
trứng không được xử lý (95,6 ± 25,97 với 84,4 ± 20,32).

Theo Cao Anh Đương (2003), trứng vật chủ 1 và 2 ngày tuổi đều thích hợp cho
ong cái T. chilonis đẻ trứng. Trứng vật chủ 3 ngày tuổi còn thích hợp cho ong mắt đỏ
kí sinh, song số trứng bị kí sinh trung bình/ 1 ong cái, tỷ lệ trứng bị kí sinh, tỷ lệ vũ

14
hóa và tỷ lệ ong cái đã giảm rõ rệt. Trứng vật chủ từ 4 ngày tuổi trở đi không còn thích
hợp cho ong mắt đỏ T. chilonis đẻ trứng kí sinh.

Theo Zahid và ctv (2007), khi cho ong mắt đỏ T.chilonis kí sinh trứng ngài thóc
Sitotroga cerealella Olivier (Lepidoptera: Gelechiidae) 1 và 2 ngày tuổi đạt tỉ lệ kí
sinh là 80,6 ± 1,5% và 69,4 ± 6,3%, trong khi đó trứng 4 ngày tuổi thì tỉ lệ kí sinh giảm
còn 35%. Như vậy để nâng cao hiệu quả nhân nuôi thì tuổi vật chủ là yếu tố quan trong
nhất vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ kí sinh của ong T.chilonis

Báo cáo gần đây của Raza và ctv (2012), cho thấy, khi phóng thích ong mắt đỏ
T. chilonis thì tỉ lệ kí sinh trứng sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus sau 1 tuần, 2
tuần, 1 tháng lần lượt là 52,4%; 40,9%; 32,7%. Phóng thích ong mắt đỏ T. chilonis với
mật số 10000; 20000; 40000; 80000 con thì tỉ lệ trứng sâu đục thân 5 vạch C.
infuscatellus bị kí sinh lần lượt là 34%; 37,8%; 41,4%; 42,7%.

Theo Sajid và ctv (2009), ở nhiệt độ 28oC, cho ong mắt đỏ T. chilonis kí sinh
trứng ngài thóc Sitotroga cerealella Olivier (Lepidoptera: Gelechiidae) thì có tỉ lệ kí
sinh, tỉ lệ vũ hóa cao nhất lần lượt là 95,6 ± 0,85% và 98 ± 0,41%. Ong mắt đỏ T.
chilonis kí sinh trứng ngài thóc S. cerealella ở nhiệt độ 35oC thì tỉ lệ kí sinh và tỉ lệ vũ
hóa thấp thấp nhất lần lượt là 60,1 ± 1,27% và 33,7 ± 1,3%. Cho ong mắt đỏ
T.chilonis kí sinh trứng ngài thóc S. cerealella ở các mức nhiệt độ 20oC; 25oC; 31oC
có tỉ lệ kí sinh lần lượt là 89,1 ± 1,71%; 92,8 ± 1,45%; 85,9 ± 2,08 và tỉ lệ vũ hóa lần
lượt là 90,4 ± 1,63%; 96,2 ± 0,72%; 89,3 ± 2,27%. Ở điều kiện nhiệt độ 40oC thì ong
mắt đỏ T. chilonis không vũ hóa.

Qua tổng quan tài liệu thấy rằng: trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về ong T. chilonis về việc kiểm soát thành công nhóm sâu đục thân mía. Tại Việt
Nam cũng đã có một số nghiên cứu về việc kiểm soát sâu hại mía bằng ong T. chilonis
nhưng chưa đạt được được kết quả như mong muốn và còn nhiều hạn chế trong việc áp
dụng vào thực tiễn. Do đó đề tài nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của ong T.
chilonis kí sinh trên trứng ngài gạo C. cephalonica được thực hiện.

15
Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 10–2015 đến tháng 2–2016, tại phòng thí
nghiệm côn trùng, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Học, trường Đại học Nông
Lâm TP Hồ Chí Minh. Các thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện: nhiệt độ 28 ±
2oC, ẩm độ 45 ± 5%.

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu: Ngài gạo C. cephalonica được thu từ các nhà máy xay xát lúa gạo ở
huyện Mộc Hóa tỉnh Long An, ong kí sinh T.chilonis thu từ trứng sâu đục thân mía tại
nông trường mía Thành Long (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh).

Thiết bị: hộp giấy A4, ống nghiệm, hộp lưới, cọ, kính lúp soi nỗi Olympus
SZX7, hộp nhựa, đèn tia cực tím 18W và một số thiết bị thí nghiệm khác.

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1 Nhân nuôi ngài gạo Corcyra cephalonica

Phương pháp thực hiện:

Tiến hành thu thập sâu non và nhộng ngài gạo C. cephalonica ở các nhà
máy về nhân nuôi trong các thùng giấy A4 bằng cám bắp ở điều kiện phòng thí
nghiệm (hình 2.1).
16
Hình 2.1 Nhân nguồn ngài gạo

Khi ngài gạo vũ hóa, thu ngài cho vào hộp nhựa có lưới phía trên nắp. Để ngài
giao phối và đẻ trứng (hình 2.2).

Hình 2.2 Cho ngài gạo C.cephalonica đẻ trứng

Sau 24h tiến hành thu trứng ngài gạo, dùng chổi quét trứng ra khỏi mặt lưới trên
hộp nhựa. Làm sạch trứng ngài gạo (hình 2.3). Tiến hành thu trứng ngài gạo trong 2–3
ngày liên tục, sau đó loại bỏ ngài cũ và thu gom lứa ngài mới.

17
Hình 2.3 Làm sạch trứng ngài gạo

Trứng ngài gạo sau khi làm sạch được đem đi khử phôi dưới đèn cực tím 32W
trong 20 phút. Sau đó dán trứng ngài gạo mới khử phôi xong trên giấy A4 cứng bằng
dung dịch bột mì tinh (hình 2.4). Cho bảng trứng ngài gạo vào ống nghiệm nhân nguồn
ong T. chilonis.

Hình 2.4 Dán trứng ngài gạo chuẩn bị cho ong T.chilonis kí sinh

2.3.2.2 Nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma chilonis

Phương pháp thực hiện:

Thu thập ổ trứng sâu đục thân mía đã bị ong T. chilonis kí sinh. Các ổ trứng
được giữ trong từng ống nghiệm riêng biệt và chờ đến khi ong T. chilonis vũ hóa.

18
Khi ong vũ hóa, cho ong T. chilonis ăn thêm mật ong 50%, cho ong bắt cặp và
giao phối trong ống nghiệm. Sau đó cho ong T. chilonis tiếp xúc với bảng trứng ngài
gạo C. cephalonica 1 ngày tuổi đã qua khử phôi trong ống nghiệm (hình 2.5a). Sau
24h tiến hành thay bảng trứng ngài gạo mới, bảng trứng ngài gạo đã bị ong kí sinh
được giữ trong ống nghiệm đến khi ong vũ hóa (hình 2.5b).

Hình 2.5 Nhân nguồn ong T.chilonis

(a): Cho ong T.chilonis ăn thêm, giao phối, tiếp xúc với trứng ngài gạo
(b): Trứng bị kí sinh được giữ trong ống nghiệm

2.3.2.3 Thí nghiệm xác định độ tuổi trứng ngài gạo đến khả năng kí sinh ong
Trichogramma chilonis

Phương pháp thực hiện:

Ong mới vũ hóa, cho 1 cặp ong đực cái ăn mật ong 50% và bắt cặp trong 24h.
Sau 24h cho tiếp xúc với 70 trứng ngài gạo C. cephalonica đã khử phôi trong từng
nghiệm thức (hình 2.6). Sau 24h tách bảng trứng ngài gạo ra riêng và tiến hành theo dõi.

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí đơn yếu tố với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp lại (hình 2.6).

19
Nghiệm thức 1: Trứng ngài gạo 1 ngày tuổi

Nghiệm thức 2: Trứng ngài gạo 2 ngày tuổi

Nghiệm thức 3: Trứng ngài gạo 3 ngày tuổi

Nghiệm thức 4: Trứng ngài gạo 4 ngày tuổi

Hình 2.6 Bố trí thí nghiệm xác định độ tuổi trứng ngài gạo đến khả năng kí sinh của
ong T. Chilonis

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ ký sinh (%) = (số trứng bị kí sinh/ số trứng sử dụng) x 100

Tỷ lệ vũ hóa (%) = (số trứng có ong vũ hóa/ số trứng bị kí sinh) x 100

Tỷ lệ ong cái (%) = (số ong cái vũ hóa/ tổng số ong vũ hóa) x 100

2.3.2.4 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của dung dịch dán trứng đến khả năng kí
sinh của ong Trichogramma chilonis

Phương pháp thực hiện:

Ong mới vũ hóa, cho 1 cặp ong đực cái ăn mật ong 50% và bắt cặp trong 24h.
Sau 24h cho tiếp xúc với 70 trứng ngài gạo C. cephalonica đã khử phôi trong từng
nghiệm thức (hình 2.7). Sau 24h tách bảng trứng ngài gạo ra riêng và tiến hành theo dõi.

Dùng nước hòa chung với từng loại bột riêng biệt sau đó bắt lên đèn cồn nấu chín
tạo thành dung dịch bột dùng để dán trứng bố trí thí nghiệm.

20
Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí đơn yếu tố với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp lại (hình 2.7)

Nghiệm thức 1: Bột mỳ tinh

Nghiệm thức 2: Keo dán thông thường

Nghiệm thức 3: Bột năng

Nghiệm thức 4: Bột củ mì

Hình 2.7 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của dung dịch dán trứng đến khả năng kí sinh
của ong T. Chilonis

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ ký sinh (%) = (số trứng bị kí sinh/ số trứng sử dụng) x 100

Tỷ lệ vũ hóa (%) = (số trứng có ong vũ hóa/ số trứng bị kí sinh) x 100

Tỷ lệ ong cái (%) = (số ong cái vũ hóa/ tổng số ong vũ hóa) x 100

2.3.2.5 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của mật ong đến khả năng kí sinh của ong
Trichogramma chilonis

Phương pháp thực hiện:

Ong mới vũ hóa, cho 1 cặp ong đực cái ăn mật ong với các mức nồng độ 10%,
20%, 30%, 40%, 50%, 60%, 70%, không cho ăn và bắt cặp trong 24h. Sau 24h cho

21
tiếp xúc với 70 trứng ngài gạo C. cephalonica đã khử phôi trong từng nghiệm thức.Sau
24h tách bảng trứng ngài gạo ra riêng và tiến hành theo dõi.

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí đơn yếu tố với 8 nghiệm thức và 10 lần lặp lại (hình 2.8).

Nghiệm thức 1: mật ong 10%

Nghiệm thức 2: mật ong 20%

Nghiệm thức 3: mật ong 30%

Nghiệm thức 4: mật ong 40%

Nghiệm thức 5: mật ong 50%

Nghiệm thức 6: mật ong 60%

Nghiệm thức 7: mật ong 70%

Nghiệm thức 8: không cho ăn

Hình 2.8 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật ong đến khả năng kí sinh của ong
T. chilonis
Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ ký sinh (%) = (số trứng bị kí sinh/ số trứng sử dụng) x 100

Tỷ lệ vũ hóa (%) = (số trứng có ong vũ hóa/ số trứng bị kí sinh) x 100

Tỷ lệ ong cái (%) = (số ong cái vũ hóa/ tổng số ong vũ hóa) x 100

22
2.3.2.6 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời gian đến khả năng kí sinh của
ong Trichogramma chilonis

Phương pháp thực hiện:

Ong mới vũ hóa, cho 1 cặp ong đực cái ăn mật ong 50% và bắt cặp trong 24h.
Sau 24h cho tiếp xúc với 70 trứng ngài gạo C. cephalonica đã khử phôi trong từng
nghiệm thức (hình 2.6). Sau 12h tách bảng trứng ngài gạo ra riêng và tiến hành theo
dõi.

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đơn yếu tố với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp
lại (hình 2.6).

Nghiệm thức 1: 6h –12h

Nghiệm thức 2: 12h –18h

Nghiệm thức 3: 18h –0h

Nghiệm thức 4: 0h –6h

Hình 2.9 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian kí sinh đến khả năng kí sinh của
ong T.chilonis
Chỉ tiêu theo dõi:

23
Tỷ lệ ký sinh (%) = (số trứng bị kí sinh/ số trứng sử dụng) x 100

Tỷ lệ vũ hóa (%) = (số trứng có ong vũ hóa/ số trứng bị kí sinh) x 100

Tỷ lệ ong cái (%) = (số ong cái vũ hóa/ tổng số ong vũ hóa) x 100

2.3.2.7 Mô tả tập tính kí sống của ong Trichogramma chilonis

Trong quá trình thí nghiệm sử dụng micro camera để mô tả tập tính sống và kí
sinh của ong mắt đỏ T. chilonis kí sinh trứng ngài gạo C. cephalonica .

Thông số kỹ thuật của macro camera: Độ phóng đại 2:1, kích thước 24x36 mm

2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lí và chuyển đổi bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và SAS 9.1

24
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.Ảnh hưởng của độ tuổi trứng ngài gạo đến khả năng kí sinh của ong
Trichogramma chilonis

Kết quả ảnh hưởng của độ tuổi trứng ngài gạo đến khả năng kí sinh của
ong T. chilonis được thể hiện qua bảng 3.1, 3.2 và 3.3.

Bảng 3.1 Tỷ lệ kí sinh của ong T. chilonis khi kí sinh trên trứng ngài gạo
C.cephaloniaca

Tỷ lệ kí sinh (%)
Vật chủ
Biến động TB±SD

Trứng 1 ngày tuổi 62,9 – 90,0 76,9 ± 10,3a

Trứng 2 ngày tuổi 65,7 – 80,0 70,1 ± 4,8a

Trứng 3 ngày tuổi 50,0 – 61,4 54,3 ± 3,4b

Trứng 4 ngày tuổi 25,7 – 38,6 31,4 ± 4,3c

CV(%) 8,50%

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2 oC; ẩm độ 45 ±
5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng arcsin (x)1/2.

Qua bảng 3.1 nhận thấy tỷ lệ kí sinh của ong T. chilonis trên trứng ngài gạo 1 và
2 ngày tuổi là cao nhất và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ kí sinh trên
trứng ngài gạo 3 và 4 ngày tuổi (76,9 ± 10,3% và 70,1 ± 4,8% so với 54,3 ± 3,4% và
31,4 ± 4,3%).

25
Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis trên trứng ngài gạo
1 ngày tuổi và 2 ngày tuổi có sự khác biệt nhưng không lớn với thí nghiệm của Zahid
và ctv (2007) khi cho ong T. chilonis kí sinh trên trứng ngài thóc Sitotroga cerealella 1
và 2 ngày tuổi với tỉ lệ kí sinh là 80,6 ± 1,5% và 69,4 ± 6,3%. Có sự khác biệt như vậy
là do nhiệt độ và nồng độ mật ong khác nhau và vật chủ sử dụng trong thí nghiệm của
Zahid (2007) là trứng ngài thóc S. cerealella.

Bảng 3.2 Tỷ lệ vũ hóa của ong T. chilonis khi kí sinh trên trứng ngài gạo
C.cephaloniaca

Tỷ lệ vũ hóa (%)
Vật chủ
Biến động TB ± SD

Trứng 1 ngày tuổi 88,0–91,7 90,0 ± 1,3a

Trứng 2 ngày tuổi 88,9–90,3 89,4 ± 0,5a

Trứng 3 ngày tuổi 85,4–87,8 86,6 ± 0,8b

Trứng 4 ngày tuổi 76,0–82,9 79,2 ± 2,5c

CV(%) 0,98%

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2 oC;
ẩm độ 45 ± 5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự
khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi
bằng (x)1/2.

Tỷ lệ vũ hóa của ong T. chilonis khi kí sinh lên các độ tuổi khác nhau của trứng
ngài gạo được thể hiện ở bảng 3.2. Qua bảng 3.2 cho thấy tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis
cao nhất khi kí sinh lên trứng 1 và 2 ngày tuổi và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so
với tỉ lệ vũ hóa trên trứng ngài gạo 3 và 4 ngày tuổi (90,0 ± 1,3% và 89,4 ± 0,5% so
với 86,6 ± 0,8% và 79,2 ± 2,5%).

Qua bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ ong cái T. chilonis khi kí sinh trên trứng 1; 2 và 3
ngày tuổi là cao nhất và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ ong cái trên trứng
ngài gạo 4 ngày tuổi (72,7 ± 6,7%; 69,3 ± 4,1% và 71,4 ± 4,1% so với 53,3 ± 4,2%).

26
Bảng 3.3 Tỷ lệ ong cái của ong T. chilonis khi kí sinh trên trứng ngài gạo
C.cephaloniaca

Tỷ lệ ong cái (%)


Vật chủ
Biến động TB ± SD
Trứng 1 ngày tuổi 64,1 – 85,0 72,7 ± 6,7a

Trứng 2 ngày tuổi 62,0 – 76,8 69,3 ± 4,1a

Trứng 3 ngày tuổi 66,7 – 80,0 71,4 ± 4,1a

Trứng 4 ngày tuổi 47,4 – 58,6 53,3 ± 4,2b

CV(%) 5,71%

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 20C;
ẩm độ 45 ± 5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác
biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng
arcsin (x)1/2.

Từ kết quả bảng 3.1, 3.2 và 3.3 thấy rằng tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ ong
cái của ong T. chilonis trên trứng ngài gạo 1 và 2 ngày tuổi là cao nhất. Do trứng 1 và
2 ngày tuổi có nhiều chất dinh dưỡng đủ để cung cấp cho sâu non ong T. chilonis phát
triển, còn trứng 3 và 4 ngày tuổi khi này đã có sự hình thành của sâu non ngài gạo
trong trứng làm tăng khả năng cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa sâu non ong T.chilonis
và sâu non ngài gạo, gây bất lợi cho sự phát triển của sâu non ong T. chilonis.

Trứng ngài gạo 1 và 2 ngày tuổi là thích hợp nhất cho ong T. chilonis kí sinh
nên cần nghiên cứu thêm về công tác bảo quản trứng trong một thời gian dài tạo điều
kiện cho việc nhân nuôi ong T. chilonis thuận lợi, tạo quần thể phóng thích ra tự nhiên
để phòng trừ sâu hại. Ở Việt Nam cũng đã có nghiên cứu của Phạm Hữu Nhượng
(1996) trứng ngài gạo có thể bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3 – 5 oC trong vòng 15 ngày vẫn
đảm bảo chất lượng với tỉ lệ kí sinh cao bởi ong T. chilonis.

3.2 Ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến khả năng kí sinh của ong
Trichogramma chilonis

27
Kết quả ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến khả năng kí sinh của ong T.
chilonis được thể hiện qua bảng 3.4, 3.5 và 3.6.

Qua bảng 3.4 cho thấy tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis khi sử dụng dung dịch
bột mì tinh và dung dịch bột củ mì đạt kết quả cao nhất và khác biệt rất có ý nghĩa
thống kê so với sử dụng dung dịch bột năng và keo dán thông thường (76,9 ± 10,3%
và 68,9 ± 6,9% so với 67,1 ± 4,0% và 56,4 ± 6,7%).

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến tỷ lệ kí sinh của ong T. chilonis

Tỷ lệ kí sinh (%)
Dung dịch
Biến động TB±SD

Bột mì tinh 62,9 – 90,0 76,9 ± 10,3a

Keo dán thông thường 50,0 – 68,6 56,4 ± 6,7c

Bột năng 61,4 – 72,9 67,1 ± 4,0b

Bột củ mì 57,1 – 78,6 68,9 ± 6,9ab

CV(%) 8,65%

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2oC;
ẩm độ 45 ± 5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác
biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng
arcsin (x)1/2.

Qua bảng 3.5 thấy rằng tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis khi sử dụng dung dịch
bột mì tinh, bột năng và bột củ mì là cao nhất và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so
với tỉ lệ vũ hóa khi sử dụng keo dán thông thường (90,0 ± 1,3%; 88,9 ± 0,8% và 89,1
± 1,2% so với 87,1 ± 1,4%).

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến tỷ lệ vũ hóa của ong T.chilonis

Tỷ lệ vũ hóa (%)

28
Dung dịch Biến động TB ± SD

Bột mì tinh 88,0 – 91,7 90,0 ± 1,3a

Keo dán thông thường 85,4 – 88,9 87,1 ± 1,4b

Bột năng 87,8 – 90,0 88,9 ± 0,8a

Bột củ mì 87,0 – 90,6 89,1 ± 1,2a

CV(%) 0,78%

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2 oC;
ẩm độ 45 ± 5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự
khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi
bằng (x)1/2.

Tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng có trong
trứng ngài gạo thể hiện qua (bảng 3.2). Dung dịch dán trứng là một yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến tỉ lệ kí sinh ngoài ra không ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ vũ hóa.

Qua kết quả bảng 3.6 cho thấy, tỉ lệ ong cái của ong T. chilonis khi sử dụng
dung dịch bột mì tinh, bột củ mì và dung dịch bột năng là cao nhất và khác biệt rất có ý
nghĩa thống kê so với khi sử dụng keo dán thông thường (71,4 ± 4,1%; 71,2 ± 3,2% và
69,0 ± 6,2% so với 60,8 ± 5,5%).

29
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến tỷ lệ ong cái của ong T. chilonis

Tỷ lệ ong cái (%)


Dung dịch
Biến động TB ± SD

Bột mì tinh 66,7–80,0 71,4 ± 4,1a

Keo dán thông thường 53,3–71,2 60,8 ± 5,5b

Bột năng 61,1–77,1 69,0 ± 6,2a

Bột củ mì 67,3–77,6 71,2 ± 3,2a

CV(%) 5,37%

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2oC;
ẩm độ 45 ± 5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác
biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng
arcsin (x)1/2.

Từ kết quả của bảng 3.4, 3.5 và 3.6 cho thấy tỉ lệ kí sinh khi sử dụng dung dịch dán
trứng bột mì tinh là cao nhất. Tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ ong cái thì không bị ảnh hưởng nhiều
bởi các dung dịch quét trứng khác nhau chỉ bị ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng có trong
trứng ngài gạo được thể hiện qua bảng 3.2 và 3.3.

Do ong T. chilonis cực kì nhạy cảm bởi mùi nên khi sử dụng bột mì tinh là loại
dung dịch không mùi nên không gây ảnh hưởng đến tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis. Điều
này rất có ý nghĩa trong công tác nhân nuôi ong T. chilonis một cách có hiệu quả. Đây là
kết quả nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến tỉ lệ kí sinh của
ong T. chilonis.

3.3 Ảnh hưởng của mật ong đến khả năng kí sinh của ong Trichogramma chilonis

Kết quả ảnh hưởng của mật ong đến khả năng kí sinh của ong T. chilonis được
thể hiện qua bảng 3.7, 3.8 và 3.9

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của mật ong đến tỷ lệ kí sinh của ong T. chilonis

30
Tỷ lệ kí sinh
Nghiệm thức
Biến động TB ± SD

Mật ong 10% 50,0 – 68,6 57,6 ± 7,1c

Mật ong 20% 57,1 – 75,7 67,0 ± 6,2b

Mật ong 30% 60,0 – 80,0 68,3 ± 6,6b

Mật ong 40% 60,0 – 85,7 69,9 ± 7,7ab

Mật ong 50% 62,9 – 90,0 76,9 ± 10,3a

Mật ong 60% 65,7 – 74,3 68,0 ± 3,4b

Mật ong 70% 67,1 – 81,4 73,0 ± 4,7ab

Không cho ăn 35,7 – 52,9 44,7 ± 6,0d

CV (%) 8,02%

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2oC;
ẩm độ 45 ± 5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác
biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng
arcsin (x)1/2.

Từ kết quả bảng 3.7 cho thấy tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis ở mức mật ong
50% cao nhất và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức không cho
ăn (76,9 ± 10,3% so với 44,7 ± 6,0%).

Tất cả các mức mật ong ở các nghiệm thức đều ảnh hưởng đến tỉ lệ kí sinh của
ong T. chilonis khi so với nghiệm thức không cho ăn.

Từ kết quả bảng 3.8 cho thấy tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis khi cho ăn thêm ở
mức mật ong 20%; 30%; 40%; 50%; 60%; 70% là cao nhất và khác biệt rất có ý nghĩa
thống kê với 2 nghiệm thức còn lại là 10% và không cho ăn. Do khi cho ong T.
chilonis ăn thêm mật ong ở các mức độ khác nhau sẽ làm tăng khả năng sản sinh trứng
và độ chín của trứng dẫn đến tỉ lệ vũ hóa sẽ cao hơn nếu không cho ăn thêm. Và nếu
không cho ong ăn thêm mật ong hoặc cho ăn ở nồng độ mật ong không thích hợp thì tỉ
lệ trứng không đạt và tỉ lệ kí sinh của ong rất thấp dẫn đến tỉ lệ vũ hóa thấp, đều này
phù hợp với nhận xét của Khuất Đăng Long (2011).

31
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của mật ong đến tỷ lệ vũ hóa của ong T. chilonis

Tỷ lệ vũ hóa
Nghiệm thức
Biến động TB ± SD

Mật ong 10% 86,0 – 89,3 87,5 ± 1,1b

Mật ong 20% 87,2 – 90,2 89,0 ± 0,9a

Mật ong 30% 88,0 – 90,6 89,2 ± 0,9a

Mật ong 40% 87,5 – 90,9 89,2 ± 1,0a

Mật ong 50% 88,0 – 91,5 90,0 ± 1,3a

Mật ong 60% 88,0 – 89,8 89,1 ± 0,5a

Mật ong 70% 88,9 – 90,9 89,7 ± 0,7a

Không cho ăn 81,8 – 86,4 84,3 ± 1,6c

CV (%) 0,69%

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2 oC;
ẩm độ 45 ± 5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự
khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi
bằng (x)1/2.

Từ kết quả bảng 3.9 thấy rằng tỉ lệ ong cái T. chilonis ở các mức mật ong 30%;
40%; 50%; 60%; 70% là cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức
ở mức mật ong 10%; 20% và không cho ăn.

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của mật ong đến tỷ lệ ong cái của ong T. chilonis

Tỷ lệ ong cái
Nghiệm thức
Biến động TB±SD

Mật ong 10% 52,4 – 72,0 62,7 ± 5,0dc

Mật ong 20% 60,0 – 73,1 67,6 ± 4,5bc

Mật ong 30% 62,2 – 74,1 69,1 ± 4,2ab

Mật ong 40% 64,6 – 73,5 70,1 ± 2,8ab

32
Mật ong 50% 60,0 – 86,3 74,6 ± 9,0a

Mật ong 60% 68,2 – 75,0 71,0 ± 2,1ab

Mật ong 70% 66,7 – 80,0 71,4 ± 4,1ab

Không cho ăn 51,7 – 67,6 59,1 ± 5,5d

CV (%) 5,09%

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2oC;
ẩm độ 45 ± 5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác
biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng
arcsin (x)1/2.

Tóm lại qua kết quả bảng 3.7; 3.8 và 3.9 cho thấy khi cho ong T. chilonis ăn
thêm ở mức mật ong 50% sẽ cho tỉ lệ kí sinh cao nhất. Mật ong làm tăng khả năng sản
sinh buồng trứng và tăng độ chín của trứng ong T. chilonis tăng tỉ lệ kí sinh và tỉ lệ vũ
hóa. Mặt khác tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ ong cái chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tuổi trứng ngài
gạo (bảng 3.2 và 3.3) dinh dưỡng là yếu tố chính cấu thành nên tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ ong
cái còn mật ong chỉ là một yếu tố phụ, vì khi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì sâu
non của ong T. chilonis sẽ phát triển đầy đủ.

Có sự khác biệt về tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ ong cái ở các nghiệm thức là


do hàm lượng mật ong sử dụng trong thí nghiệm.

3.4 Ảnh hưởng của thời gian kí sinh đến khả năng kí sinh của ong Trichogramma
chilonis

Kết quả ảnh hưởng của thời gian kí sinh đến khả năng kí sinh của ong T.
chilonis được thể hiện qua bảng 3.10, 3.11 và 3.12

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của thời gian đến tỷ lệ kí sinh của ong T.chilonis

Tỷ lệ kí sinh (%)
Thời gian
Biến động TB ± SD

6 h – 12 h 42,9 – 64,3 52,7 ± 7,8a

12 h – 18 h 35,7 – 52,9 42,6 ± 6,7b


33
18 h – 0 h 34,3 – 54,3 44,9 ± 6,0ab

0h–6h 38,6 – 54,3 47,4 ± 4,5ab

CV(%) 8,42%

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2oC;
ẩm độ 45 ± 5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác
biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng
arcsin (x)1/2.

Qua kết quả bảng 3.10 cho thấy tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis ở nghiệm thức
6 h – 12h cao nhất và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 12 h – 18 h
(52,7 ± 7,8% so với 42,6 ± 6,7%).

Qua kết quả bảng 3.11 cho thấy tỉ lệ vũ hóa của ong T. chilonis ở nghiệm thức
6 h – 12 h cao nhất và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ vũ hóa ở nghiệm
thức 18 h – 0 h (86,2 ± 1,6% so với 80,0 ± 1,9%).

34
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của thời gian đến tỷ lệ vũ hóa của ong T. chilonis

Tỷ lệ vũ hóa (%)
Thời gian
Biến động TB ± SD

6 h – 12 h 83,3 – 88,0 86,2 ± 1,6a

12 h – 18 h 80,6 – 87,0 83,3 ± 2,3b

18 h – 0 h 80,6 – 87,0 80,0 ± 1,9ab

0h–6h 84,2 – 87,5 85,3 ± 1,4ab

CV(%) 1,13%

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2oC; ẩm độ
45 ± 5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng (x)1/2.

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của thời gian đến tỷ lệ ong cái của ong T. chilonis

Tỷ lệ ong cái (%)


Thời gian
Biến động TB±SD

6 h–12 h 70,4 – 82,4 76,0 ± 4,1a

12 h–18 h 53,8 – 70,0 61,8 ± 4,6c

18 h–0 h 62,5 – 75,0 68,8 ± 3,9b

0 h–6 h 71,4 – 80,0 75,8 ± 3,4a

CV(%) 4,47%

Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2oC;
ẩm độ 45 ± 5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác
biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng
arcsin (x)1/2.

Qua kết quả bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ ong cái của ong T.chilonis ở nghiệm thức
6 h – 12 h và 0 h – 6 h là cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 12
h – 18 h và 18 h – 0 h (76,0 ± 4,1% và 75,8 ± 3,4% so với 61,8 ± 4,6% và 68,8 ± 3,9%).

35
Từ kết quả bảng 3.10; 3.11 và 3.12 cho thấy tỷ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa và tỷ lệ
ong cái ở nghiệm thức 6 h – 12 h là cao nhất. Tỉ lệ kí sinh cao nhất là do ong
T.chilonis vũ hóa nhiều nhất vào buổi sáng, buổi chiều vũ hóa rãi rác sau khi vũ hóa
ong sẽ tiến hành giao phối và tìm vật chủ để kí sinh (Cao Anh Đương, 2003). Thời
điểm sáng sớm là khoảng thời gian ong hoạt động mạnh nhất trong ngày ong cái sẽ kí
sinh 56% số trứng có trong cơ thể vào 24h sau khi vũ hóa và giao phối (Boivin và
Lagace, 1999)Tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ ong cái không chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời
gian vì yếu tố chính để quyết định nên tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ ong cái là tuổi vật chủ thích
hợp thể hiện qua (bảng 3.2 và 3.3). Xác định được thời gian kí sinh thích hợp tạo điều
kiện có lợi cho việc nhân nuôi và tạo thành quần thể ong T. chilonis, chọn đúng thời
điểm để phóng thích ong T. chilonis ra ngoài đồng ruộng quản lí sâu hại một cách hiệu
quả nhất.

3.5 Tập tính sống của ong Trichogramma chilonis trên trứng ngài gạo Corcyra
cephalonica

Qua quan sát bằng micro camera ghi nhận được các kết quả về tập tính sống
của ong T. chilonis như:

Ong T. chilonis vũ hóa nhiều nhất vào buổi sáng từ 6 h – 10 h, khi mới vũ hóa
ong T. chilonis trưởng thành chưa bay được (hình 3.1).

Hình 3.1 Ong T.chilonis vũ hóa


(a): Ong dùng răng cắn phá vỏ trứng; (b): Ong bắt đầu chui ra khỏi vỏ trứng
(c): Ong chui ra khỏi vỏ trứng hoàn toàn
(phóng đại 56 lần)

36
Ong thường đứng tập trung quanh ổ trứng ngài gạo mới vừa vũ hóa hoặc bò
từng đoạn ngắn. Ong T. chilonis trưởng thành có tập tính hướng sáng ong sẽ di chuyển
đến nơi có ánh sáng. Sau khi vũ hóa được một thời gian ngắn ong T. chilonis sẽ tiến
hành bắt cặp giao phối (hình 3.2). Ong cái sau khi vũ hóa có thể giao phối và kí sinh
trong vòng 24 h. Trong quá trình theo dõi nhận ra rằng một con ong đực T. chilonis có
thể giao phối với nhiều ong cái khác.

Hình 3.2 Ong T.chilonis bắt cặp và giao phối


(phóng đại 56 lần)
Ong cái sau khi giao phối hoạt động nhanh nhẹn bò hoặc bay từng đoạn ngắn để
tìm thức ăn và ổ trứng ngài gạo để kí sinh. Trong qúa trình dò tìm ổ trứng ngài gạo để
kí sinh, ong cái thường hướng đôi râu đầu về phía trước để xác định chính xác vị trí
trứng ngài gạo (hình 3.3).

Hình 3.3 Ong cái T.chilonis dùng râu đầu để xác định vị trí trứng ngài gạo

(phóng đại 56 lần)

37
Tập tính ăn thêm của ong T. chilonis (hình 3.6) là do hoạt động giao phối của
ong đực và ong cái làm tiêu tốn nhiều năng lượng nên ong đực cần ăn thêm để bổ sung
lượng năng lượng đã tiêu hao để di trì hoạt động giao phối và kéo dài tuổi thọ. Tập tính
ăn thêm ong cái là để tăng khả năng hoàn thiện buồng trứng và độ chín của trứng nâng
cao tỉ lệ kí sinh, kéo dài tuổi thọ. Mật ong tốt nhất cho ong T. chilonis ăn là mật ong
50% có khả năng làm tăng khả năng kí sinh (bảng 3.4) và kéo dài tuổi thọ.

Hình 3.4 Ong T.chilonis ăn mật ong 50%

Tập tính kí sinh khi ong cái T. chilonis phát hiện thấy ổ trứng vật chủ, ong cái
liền bay hoặc bò tới đậu lên trên ổ trứng và dùng râu đầu gõ nhẹ xung quanh trứng để
tìm vị trí kí sinh thích hợp (hình 3.5a). Sau khi xác định được vị trí kí sinh, ong cái từ
từ uốn cong bụng đặt 1 đầu của máng đẻ trứng lên bề mặt trứng ngài gạo đúng vị trí
mà ong vừa mới xác định. Ong cái từ từ hạ trọng tâm rồi dùng máng đẻ trứng khoan
vào trứng ngài gạo để kí sinh (hình 3.5b). Kết thúc động tác kí sinh, ong cái từ từ rút
máng đẻ trứng ra khỏi trứng vật chủ, bụng uống cong xuống để gập máng đẻ trứng vào
vị trí dưới bụng. Sau khi kết thúc quá trình kí sinh ong cái sẽ tiếp tục bò đi để tìm ổ vật
chủ mới để kí sinh.

38
Hình 3.5 Ong T. chilonis kí sinh trên trứng ngài gạo
(a): Ong T. chilonis dùng râu gõ vào trứng
(b): Ong T. chilonis dùng máng đẻ trứng khoan vào trứng ngài gạo để kí sinh
(phóng đại 56 lần)

Trong 1 trứng ngài gạo có thể có 1 hoặc 2 trứng của ong T. chilonis kí sinh vào
(hình 3.6).

Hình 3.6 Trứng ngài gạo bị ong T. chilonis kí sinh


(a): 1 trứng ong T .chilonis trong 1 trứng ngài gạo
(b): 2 trứng ong T. chilonis trong 1 trứng ngài gạo
(phóng đại 56 lần)

39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận

Từ những kết quả thu được, rút ra kết luận sau:

Trứng ngài gạo C. cephalonica 1 và 2 ngày tuổi là vật chủ thích hợp nhất cho
ong T. chilonis kí sinh với tỉ lệ kí sinh trung bình là 76,9±10,3% và 70,1±4,8%, tỉ lệ vũ
hóa trung bình là 90,0 ± 1,3% và 89,4 ± 0,5%, tỉ lệ ong cái trung bình là 72,7 ± 6,7%;
69,3 ± 4,1%. Độ tuổi trứng ngài gạo là yếu tố quan trọng quyết định nhiều nhất đến tỉ
lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ ong cái của ong T. chilonis. Tạo điều kiện cho nhân nuôi
ong T. chilonis một cách hiệu quả.

Khả năng kí sinh của ong T. chilonis khi dán trứng bằng dung dịch bột mì tinh là
cao nhất với tỉ lệ kí sinh trung bình là 76,9 ± 10,3%, tỉ lệ vũ hóa trung bình là 90,0 ±
1,3%, tỉ lệ ong cái trung bình là 71,4 ± 4,1%. Ong T. chilonis cực kỳ nhạy cảm với mùi
nên khi sử dụng dung dịch bột mì tinh là dung dịch không mùi sẽ không gây ảnh hưởng
đến khả năng kí sinh của ong T. chilonis.

Khi cho ong T. chilonis ăn thêm mật ong 50% thì khả năng kí sinh đạt hiệu quả cao
với tỉ lệ kí sinh trung bình là 76,9 ± 10,3%, tỉ lệ vũ hóa trung bình là 90,0 ± 1,3%, tỉ lệ
ong cái trung bình là 71,4 ± 4,1%. Mật ong là một trong các yếu tố chính ảnh hưởng đến
tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis.

Thời gian kí sinh thích hợp nhất của ong T. chilonis là từ 6h–12h với tỉ lệ kí sinh
trung bình là 52,7 ± 7,8%, tỉ lệ vũ hóa trung bình là 86,2 ± 1,6%, tỉ lệ ong cái trung bình
là 76,0 ± 4,1%. Xác định đúng thời gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhân nuôi
cũng như phóng thích ong T. chilonis để kiểm soát dịch hại.

40
Ong T. chilonis sau khi vũ hóa sẽ tiến hành bắt cặp và giao phối, một ong đực có
thể giao phối với nhiều ong cái, khi ong cái xác định vị trí kí sinh thích hợp ong cái sẽ
dùng máng đẻ trứng khoan vào trứng vật chủ để kí sinh. Ong cái T. chilonis dùng râu đầu
để tìm vật chủ và xác định vị trí kí sinh thích hợp trên trứng vật chủ.

Đề nghị

Tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi ong T. chilonis qua các thế hệ
ong trên trứng ngài gạo C. cephalonica.

Tiến hành thí nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và giờ chiếu sáng
đến khả năng nhân nuôi ong T. chilonis trên trứng ngài gạo C. cephalonica.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Agric, 2013 Temperature effects on the development and reproduction of three


Trichogramma  (hymenoptera: trichogrammatidae) species reared on trichoplusiani
(lepidoptera: noctuidae) eggs.

Attaran, M.R., 2002. Astudy ond ifferent populations of Trichogramma spp


(Hymenoptera: Trichogrammatidae) in northern provinces of Iran. Ph. D.
Thesis, Azad Uni., Tehran, Iran.

Bùi Công Hiển, 1995. Côn trùng hại kho. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

Bùi Tuấn Việt, Mai Phú Quý, Phạm Thị Lai, 1995. Kết quả sử dụng ong mắt đỏ
Trichogramma chilons phòng trừ sâu đục thân ngô Pyrausta nubilalis. Tuyển tập
các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật. Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật.

Cao Anh Đương, 2002. Nghiên cứu một số loài thiên địch (côn trùng, kí sinh, bắt mồi)
và lợi dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân vùng Bến Cát, tỉnh
Bình Dương và vùng phụ cận. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Đại Học Nông Nghiệp
I. (Tài liệu chưa xuất bản).

Carriere, Y. and G. Boivin, 1997. Evolution of thermal sensitivity of parasitization capacity egg
parasitoids. Evolution

Consoli, F.L. and JRP. Parra, 1995. Effects of constant and alternating temperature on
Trichogramma galloi Zucchi (Hymenoptera: Trichogrammatidae) biology. II.
Parasitism capacity and longevity. J. Applied Entomol,

42
Đỗ Ngọc Diệp, 2002. Nghiên cứu sâu đục thân mía và biện pháp phòng trừ chúng ở miền
Đông Nam Bộ. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Đại Học Nông Nghiệp I. (Tài liệu chưa
xuất bản).

Girish 1990. Corcyra Cephalonica (Lepidoptera: Galleriidae), The Rice Moth.

Harrison, W.W, E.G. King and J.D. Quzts, 1985. Development of Trichogramma
exiguum and T. pretiosum at five temperature regimes. Environ. Entomol.

Lê Thị Thanh Phượng 2004. Chiếc xuất hoạt chất từ nhân hạt neem (Azadirachta indica
A. Juss) và khảo sát tác động của chúng đối với ngài gạo (Corcyra cephalonica
St). Luận văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp, Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ
Chí Minh.

Li, L.Y, 1994. Worldwide use of Trichogramma for biological control on different crop:
A survey. In Wajnberg, E and S.A. Hassan (Eds). Biological control with eeg
parasitoid. CBA Internatinol Publication.

Muhammad Zahid 2007 Effects of parasitoid and host egg age on parasitism by
Trichogramma chilonis (ishii).

Metcalfe JR and, J Breniere J (1969). Egg parasites (Trichogramma spp)for the control of
sugarcane moth borers. Pests of Sug. Eldevier Publishing Company, the
Netherland.

Miura, K. and M. Kobayashi, 1993. Effect of temperature on the development of


Trichogramma chilonis Ishii (Hymenoptera: Trichograrnmatidae), an egg
parasitoid of diamondback moth. Applied Entornol, ZooI.

Nagarkatti and Nagaraja. H, 1977. Bosystematics of Trichogramma and


Trochogrammatidae species.

Nagarkatti S and Nagaraja H, 1979. The status of Trichogramma chilonis Ishii


(Hymenoptera: Trichogrammatidae).

43
Park và Biol, 2006, Effect of Temperature and Photoperiod on the Biological Characters of
Trichogramma chilonis Ishii (Hymenoptera: Trichogrammatidae).

Phạm Bình Quyền, 2000. Một số kết quả nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ phòng trừ sâu hại cây
trồng tại một số vùng sinh thái điển hình ở Việt Nam. Báo cáo Hội nghị côn trùng học toàn
quốc (lần thứ 4), Hà Nội 11–12/04/2004. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Phạm Hữu Nhượng, 1996 . Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học. sinh thái và biện pháp
nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii tại vùng Nha Hố Ninh Thuận.
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

Phạm Văn Lầm, 1991. Sử dụng ong mắt đỏ (Trichogramma) trừ trứng sâu hại trên một
số cây trồng ở Quảng Nam. Tạp chí Bảo vệ thực vật.

Phạm Văn Sổ, Bùi Thị Nhu Thuận, Bùi Minh Đức, 1975. Kiểm nghiệm lương thực thực
phẩm. NXB Khoa học Kỹ thuật.

Ramesh. B, P. Baskaran, 1996. Developmental response of few species Trichogramma


(Hymenoptera: Trichogrammatidae).

Raza M., Maqsood A.R., Nazia S., Nazir A. and Qadeer A., 2012. Impact of release
interval and densities of Trichogramma chilonis (Ishii) (Hymenoptera:
Trichogrammatidae) against the sugarcane stem borer, Chilo infuscatellus
(Lepidoptera: Pyralidae) under field conditions. Journal of Basic & Aplled
Sciences.

Resende, D.L .Me. and Ae. Ciociolla, 1996. Parasitoid capacity of Trichogramma
atopovirilia Oatman and Platner (Hymenoptera: Trichogrammatidae) reared on
Helicoverpazea (Boddie) (Lepidoptera: Noctuidae) eggs under different
temperatures. Ciencia Agrotechnologia.

Sajid N, Muhammad A, Muhammad H, Soil A and Muhammad K.N, 2009. Comparative


rearing of Trichogramma chilonis (Ishii) (Hymenoptera: Trichogrammatidae) at
different temperature conditions. Pak. Entomol.
44
Singh, S. P, J. Singh and K. S. Bar, 2002, Effect of temperature on different strains of
Trichogramma chilonis Ishii. Insect Eenviron.

Smith SM (1996). Biological control with Trichogramma adances success and potential
of their use. Ann. Rev. Entomol.

Trần Thị Lài, 1981. Đặc điểm sinh học, sinh thái của ong mắt đỏ màu đen
Trichogramma japonicum Ash) và khả năng sử dụng chúng trong phòng trừ sâu
cuốn lá nhỏ (Cnapholocrosis medinalis Guenee) hại lúa. Luận án Phó tiến sĩ
Sinh học tại Việt Nam.

Trương Xuân Lam và ctv, Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh Vật, Bảo quản các loài
ong mắt đỏ qua các thế hệ nhân nuôi, gìn giữ hoàn thiện quy trình sản xuất ong
mắt đỏ (Trichogramma spp.). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài
côn trùng ký sinh, bắt mồi và ứng dụng chúng trong phòng trừ một số loài sâu hại
nguy hiểm trong nông lâm nghiệp.

Viện nghiên cứu mía đường, 1995. Kết quả nghiên cứu sâu đục thân mía, Báo cáo kết
quả nghiên cứu khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố
Hồ Chí Minh.

Cao Anh Đương, 2014. Tây Ninh: Xuất hiện loài sâu đục thân hoàn toàn mới gây hại
nặng cho hàng trăm ha mía sắp thu hoạch. Ngày truy câp: 28/09/2015.

<http://www.vienmiaduong.vn/vi/detailkhoa.php?idTin=539>

Phạm Hữu Nhượng 1996 . Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học. sinh thái và biện pháp
nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii . Ngày truy cập 28/09/2105
http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTkGGSepzKPO1996.1.1&e=–––––––vi–20––
1–– img–txIN

Lê Thị Diệp Phụng, 2006. Luận văn Đánh giá tác động của chế phẩm viên nén từ nhân hạt
neem (Azadirachta Indica A. Juss) lên ngài gạo (Corcyra Cephalonica St.). Ngày
truy cập 28/09/2105.
45
<http://tai–lieu.com/tai–lieu/luan–van–danh–gia–tac–dong–cua–che–pham–vien–nen–tu–
nhan–hat– neem–azadirachta–indica–a–juss–len–ngai–gao–corcyra–6648/>

Scientific name: Trichogramma spp. All members of this family parasitize insect eggs.


There are approximately 650 species. Ngày truy cập 29/09/2105.

<http://www.ipm.ucdavis.edu/PMG/NE/trichogramma_spp.html>

Trichogramma for Caterpillar Control. Ngày truy cập 29/09/2105.

<https://greenmethods.com/trichogramma >

Đặng Văn Mạnh 2004. Áp dụng ong mắt đỏ (trichogramma sp) phòng trừ sâu đục thân
hại mía , bắp tại Phú Yên. Ngày truy cập 29/09/2105.

<http://www.scribd.com/doc/191465357/AP–D%E1%BB%A4NG–ONG>

Effect of Host and Parasitoid Density on Parasitism Efficiency of Trichogramm chilonis


(Ishii). Ngày truy cập 29/09/2105.

<http://www.researchgate.net/publication/45946359_Effect_of_Host_and_Parasitoid_Den
sity_on_Parasitism_Efficiency_of_Trichogramma_chilonis_(Ishii)

Effects of host–egg age on the parasitism by Trichogramma chilonis Ishii (Hymenoptera :


Trichogrammatidae), an egg parasitoid of the diamondback moth. Ngày truy cập
29/09/2105.

https://www.jstage.jst.go.jp/article/aez1966/33/2/33_2_219/_article

Saturated hydrocarbons as kairomonal source for the egg parasitoid,Trichogramma


chilonis Ishii (Hym., Trichogrammatidae). Ngày truy cập 29/09/2105.
http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1439–0418.1998.tb01456.x/abstract

46
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Kết quả ANOVA và trắc nghiệm phân hạng thí nghiệm xác định ảnh hưởng
của độ tuổi trứng ngài gạo đến khả năng kí sinh của ong T.chilonis
Tỉ lệ kí sinh

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN


The ANOVA Procedure

Class Level Information


Class Levels Values
NT 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN


The ANOVA Procedure
Dependent Variable: KS
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 3 4481.450750 1493.816917 82.47 <.0001

Error 36 652.083000 18.113417


Corrected Total 39 5133.533750

R–Square Coeff Var Root MSE KS Mean


0.872976 8.501345 4.255986 50.06250

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


NT 3 4481.450750 1493.816917 82.47 <.0001
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure
Duncan's Multiple Range Test for KS
NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise
error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 18.11342

Number of Means 2 3 4
Critical Range 5.176 5.397 5.546
Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT


A 61.790 10 1
A 56.950 10 2
B 47.460 10 3
C 34.050 10 4

47
Tỉ lệ vũ hóa
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

NT 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Dependent Variable: VH

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 2.14900000 0.71633333 85.39 <.0001

Error 36 0.30200000 0.00838889


Corrected Total 39 2.45100000

R–Square Coeff Var Root MSE VH Mean


0.876785 0.986439 0.091591 9.285000

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

NT 3 2.14900000 0.71633333 85.39 <.0001


DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure
Duncan's Multiple Range Test for VH
NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise
error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 0.008389

Number of Means 2 3 4
Critical Range .1114 .1162 .1194

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT

A 9.49000 10 1
A 9.44000 10 2
B 9.31000 10 3
C 8.90000 10 4

48
Tỉ lệ ong cái
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Class Level Information

Class Levels Values


NT 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN


The ANOVA Procedure
Dependent Variable: OC

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 888.290000 296.096667 30.14 <.0001

Error 36 353.634000 9.823167

Corrected Total 39 1241.924000


R–Square Coeff Var Root MSE OC Mean
0.715253 5.706834 3.134193 54.92000

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

NT 3 888.2900000 296.0966667 30.14 <.0001

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN


The ANOVA Procedure
Duncan's Multiple Range Test for OC

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise
error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 9.823167

Number of Means 2 3 4
Critical Range 3.812 3.975 4.085
Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT


A 58.690 10 1
A 57.710 10 2
A 56.400 10 3
B 46.880 10 4

49
Kết quả ANOVA và trắc nghiệm phân hạng thí nghiệm xác định ảnh hưởng
của dung dịch dán trứng đến khả năng kí sinh của ong T.chilonis
Tỉ lệ kí sinh

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Class Level Information

Class Levels Values

NT 4 1 2 3 4
Number of Observations Read 40
Number of Observations Used 40

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN


The ANOVA Procedure
Dependent Variable: KS

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 3 859.751008 286.583669 12.46 <.0001

Error 36 827.702290 22.991730


Corrected Total 39 1687.453297

R–Square Coeff Var Root MSE KS Mean


0.509496 8.648583 4.794969 55.44225

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


NT 3 859.7510075 286.5836692 12.46 <.0001

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for KS

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise
error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 22.99173

Number of Means 2 3 4
Critical Range 5.832 6.081 6.249

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT


A 61.786 10 1
B A 56.190 10 4
B 55.061 10 3
C 48.732 10 2

Tỉ lệ vũ hóa
50
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure
Class Level Information

Class Levels Values

NT 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Dependent Variable: VH

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 3 0.13475000 0.04491667 8.29 0.0003

Error 36 0.19500000 0.00541667


Corrected Total 39 0.32975000

R–Square Coeff Var Root MSE VH Mean


0.408643 0.781088 0.073598 9.422500

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


NT 3 0.13475000 0.04491667 8.29 0.0003
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for VH

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise
error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 0.005417

Number of Means 2 3 4
Critical Range .08951 .09334 .09591

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT


A 9.49000 10 1
A 9.44000 10 4
A 9.43000 10 3
B 9.33000 10 2

51
Tỉ lệ ong cái
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure
Class Level Information

Class Levels Values

NT 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: OC

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 272.5153400 90.8384467 10.17 <.0001

Error 36 321.6017000 8.9333806

Corrected Total 39 594.1170400

R–Square Coeff Var Root MSE OC Mean

0.458690 5.365351 2.988876 55.70700

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

NT 3 272.5153400 90.8384467 10.17 <.0001


DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for OC

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise
error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 8.933381

Number of Means 2 3 4
Critical Range 3.635 3.790 3.895

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT


A 57.727 10 1
A 57.549 10 4
A 56.258 10 3
B 51.294 10 2

52
Kết quả ANOVA và trắc nghiệm phân hạng thí nghiệm xác định ảnh hưởng
của mật ong đến khả năng kí sinh của ong T.chilonis
Tỉ lệ kí sinh

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN


The ANOVA Procedure
Class Level Information

Class Levels Values


NT 8 1 2 3 4 5 6 7 8
Number of Observations Read 80
Number of Observations Used 80
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: KS

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 7 2638.364735 376.909248 19.81 <.0001

Error 72 1370.039660 19.028329


Corrected Total 79 4008.404395

R–Square Coeff Var Root MSE KS Mean


0.658208 8.017879 4.362147 54.40525

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

NT 7 2638.364735 376.909248 19.81 <.0001


DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for KS

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise
error rate.
Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 72
Error Mean Square 19.02833

Number of Means 2 3 4 5 6 7 8
Critical Range 5.162 5.381 5.529 5.640 5.727 5.798 5.858
Means with the same letter are not significantly different.
Duncan Grouping Mean N NT
A 61.785 10 5
B A 58.773 10 7
B A 56.895 10 4
B 55.841 10 3
B 55.580 10 6
B 55.020 10 2
C 49.403 10 1
D 41.945 10 8

53
Tỉ lệ vũ hóa
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure

Class Level Information


Class Levels Values
NT 8 1 2 3 4 5 6 7 8

Number of Observations Read 80


Number of Observations Used 80

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN


The ANOVA Procedure

Dependent Variable: VH
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 7 0.63887500 0.09126786 21.13 <.0001

Error 72 0.31100000 0.00431944


Corrected Total 79 0.94987500
R–Square Coeff Var Root MSE VH Mean
0.672588 0.699082 0.065722 9.401250

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

NT 7 0.63887500 0.09126786 21.13 <.0001


DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure
Duncan's Multiple Range Test for KS
NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise
error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 72
Error Mean Square 0.004319

Number of Means 2 3 4 5 6 7 8
Critical Range .07777 .08107 .08331 .08497 .08628 .08736 .08827

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT


A 9.49000 10 5
A 9.46000 10 7
A 9.44000 10 4
A 9.44000 10 3
A 9.43000 10 2
A 9.42000 10 6
B 9.34000 10 1
C 9.19000 10 8

54
Tỉ lệ ong cái
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure
Class Level Information

Class Levels Values


NT 8 1 2 3 4 5 6 7 8
Number of Observations Read 80
Number of Observations Used 80
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Dependent Variable: OC

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 7 701.876200 100.268029 9.64 <.0001

Error 72 749.123120 10.404488

Corrected Total 79 1450.999320

R–Square Coeff Var Root MSE OC Mean


0.483719 5.775571 3.225599 55.84900

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

NT 7 701.8762000 100.2680286 9.64 <.0001


DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Duncan's Multiple Range Test for OC
NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise
error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 72
Error Mean Square 10.40449

Number of Means 2 3 4 5 6 7 8
Critical Range 3.817 3.979 4.089 4.170 4.235 4.288 4.332

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT


A 60.049 10 5
B A 57.727 10 7
B A 57.458 10 6
B A 56.904 10 4
B A 56.797 10 3
B C 55.358 10 2
D C 52.216 10 1
D 50.283 10 8

55
Kết quả ANOVA và trắc nghiệm phân hạng thí nghiệm xác định ảnh
hưởng của thời gian đến khả năng kí sinh của ong T.chilonis
Tỉ lệ kí sinh

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN


The ANOVA Procedure
Class Level Information

Class Levels Values


NT 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure

Dependent Variable: KS

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 3 189.7481800 63.2493933 4.71 0.0071

Error 36 483.4744600 13.4298461


Corrected Total 39 673.2226400

R–Square Coeff Var Root MSE KS Mean


0.281851 8.478531 3.664675 43.22300

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


NT 3 189.7481800 63.2493933 4.71 0.0071
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure
Duncan's Multiple Range Test for KS

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise
error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 13.42985

Number of Means 2 3 4
Critical Range 4.457 4.648 4.776

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT


A 46.576 10 1
B A 43.518 10 4
B A 42.103 10 3
B 40.695 10 2

56
Tỉ lệ vũ hóa
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure
Class Level Information

Class Levels Values

NT 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: VH

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 0.16900000 0.05633333 5.20 0.0044

Error 36 0.39000000 0.01083333

Corrected Total 39 0.55900000

R–Square Coeff Var Root MSE VH Mean


0.302326 1.130726 0.104083 9.205000
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

NT 3 0.16900000 0.05633333 5.20 0.0044


DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Duncan's Multiple Range Test for VH

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise
error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 0.010833

Number of Means 2 3 4
Critical Range .1266 .1320 .1356
Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT

A 9.29000 10 1
B A 9.24000 10 4
B A 9.17000 10 3
B 9.12000 10 2

57
Tỉ lệ ong cái
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure
Class Level Information

Class Levels Values

NT 4 1 2 3 4
Number of Observations Read 40
Number of Observations Used 40
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: OC

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 3 539.8464900 179.9488300 27.40 <.0001

Error 36 236.4074200 6.5668728

Corrected Total 39 776.2539100

R–Square Coeff Var Root MSE OC Mean

0.695451 4.471338 2.562591 57.31150

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F

NT 3 539.8464900 179.9488300 27.40 <.0001


DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for OC

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise
error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 6.566873

Number of Means 2 3 4
Critical Range 3.117 3.250 3.340

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT


A 60.725 10 1
A 60.598 10 4
B 56.093 10 3
C 51.830 10 2

58
Phụ lục 2

Bảng số liệu trong thí nghiệm xác định ảnh hưởng của độ tuổi trứng ngài gạo
đến khả năng kí sinh của ong T.chilonis

Tỉ lệ kí sinh

STT Lần lập lại Nghiệm thức Tỷ lệ kí sinh (%) Chuyển đổi bằng arcsin
1 1 1 80.0 63,4
2 2 1 62,9 52,5
3 3 1 88,6 70,2
4 4 1 71,4 57,7
5 5 1 68,6 55,9
6 6 1 64,3 53,3
7 7 1 90,0 71,6
8 8 1 85,7 67,8
9 9 1 85,7 67,8
10 10 1 71,4 57,7
11 1 2 67,1 55,0
12 2 2 68,6 55,9
13 3 2 65,7 54,2
14 4 2 71,4 57,7
15 5 2 70,0 56,8
16 6 2 80,0 63,4
17 7 2 68,6 55,9
18 8 2 67,1 55,0
19 9 2 65,7 54,2
20 10 2 77,1 61,4
21 1 3 54,3 47,5
22 2 3 51,4 45,8
23 3 3 54,3 47,5
24 4 3 51,4 45,8
25 5 3 50,0 45,0
26 6 3 57,1 49,1
27 7 3 61,4 51,6
28 8 3 52,9 46,6
29 9 3 52,9 46,6
30 10 3 57,1 49,1

59
31 1 4 30,0 33,2
32 2 4 34,3 35,8
33 3 4 31,4 34,1
34 4 4 28,6 32,3
35 5 4 37,1 37,5
36 6 4 27,1 31,4
37 7 4 38,6 38,4
38 8 4 32,9 35,0
39 9 4 28,6 32,3
40 10 4 25,7 30,5

60
Tỉ lệ vũ hóa

STT Lần lập lại Nghiệm thức Tỷ lệ vũ hóa (%) Chuyển đổi bằng căn bậc 2
1 1 1 90,5 9,5
2 2 1 88,0 9,4
3 3 1 91,7 9,6
4 4 1 89,5 9,5
5 5 1 89,3 9,4
6 6 1 88,2 9,4
7 7 1 91,5 9,6
8 8 1 91,0 9,5
9 9 1 90,9 9,5
10 10 1 89,8 9,5
11 1 2 89,1 9,4
12 2 2 89,3 9,4
13 3 2 88,9 9,4
14 4 2 89,8 9,5
15 5 2 89,5 9,5
16 6 2 90,3 9,5
17 7 2 88,9 9,4
18 8 2 89,1 9,4
19 9 2 89,1 9,4
20 10 2 90,0 9,5
21 1 3 86,4 9,3
22 2 3 85,7 9,3
23 3 3 86,4 9,3
24 4 3 87,0 9,3
25 5 3 85,4 9,2
26 6 3 87,8 9,4
27 7 3 87,8 9,4
28 8 3 86,4 9,3
29 9 3 86,7 9,3
30 10 3 87,0 9,3
31 1 4 77,8 8,8
32 2 4 80,6 9,0
33 3 4 81,3 9,0
34 4 4 76,9 8,8
35 5 4 82,4 9,1
36 6 4 76,0 8,7

61
37 7 4 82,9 9,1
38 8 4 80,0 8,9
39 9 4 78,6 8,9
40 10 4 76,0 8,7

62
Tỉ lệ ong cái

STT Lần lập lại Nghiệm thức Tỷ lệ ong cái (%) Chuyển đổi bằng arcsin
1 1 1 65,8 54,2
2 2 1 77,8 61,9
3 3 1 71,1 57,5
4 4 1 85,0 67,2
5 5 1 68,6 55,9
6 6 1 72,1 58,1
7 7 1 79,1 62,8
8 8 1 76,3 60,9
9 9 1 64,1 53,2
10 10 1 67,5 55,2
11 1 2 71,4 57,7
12 2 2 62,0 51,9
13 3 2 68,8 56,0
14 4 2 71,7 57,9
15 5 2 72,5 58,4
16 6 2 76,8 61,2
17 7 2 66,7 54,7
18 8 2 69,4 56,4
19 9 2 65,3 53,9
20 10 2 68,5 55,9
21 1 3 66,7 54,7
22 2 3 68,2 55,7
23 3 3 74,2 59,5
24 4 3 68,6 55,9
25 5 3 74,0 59,3
26 6 3 80,0 63,4
27 7 3 73,8 59,2
28 8 3 68,9 56,1
29 9 3 71,7 57,8
30 10 3 67,9 55,5
31 1 4 47,6 43,6
32 2 4 52,0 46,1
33 3 4 57,7 49,4
34 4 4 55,0 47,9
35 5 4 53,6 47,0

63
36 6 4 52,6 46,5
37 7 4 58,6 50,0
38 8 4 58,3 49,8
39 9 4 50,0 45,0
40 10 4 47,4 43,5

64
Bảng số liệu trong thí nghiệm xác định ảnh hưởng của dung dịch dán trứng
đến khả năng kí sinh của ong T,chilonis

Tỉ lệ kí sinh

STT Lần lập lại Nghiệm thức Tỷ lệ kí sinh (%) Chuyển đổi bằng arcsin
1 1 1 80,0 63,4
2 2 1 62,9 52,5
3 3 1 88,6 70,2
4 4 1 71,4 57,7
5 5 1 68,6 55,9
6 6 1 64,3 53,3
7 7 1 90,0 71,6
8 8 1 85,7 67,8
9 9 1 85,7 67,8
10 10 1 71,4 57,7
11 1 2 50,0 45,0
12 2 2 54,3 47,5
13 3 2 51,4 45,8
14 4 2 48,6 44,2
15 5 2 51,4 45,8
16 6 2 64,3 53,3
17 7 2 68,6 55,9
18 8 2 55,7 48,3
19 9 2 57,1 49,1
20 10 2 62,9 52,5
21 1 3 68,6 55,9
22 2 3 71,4 57,7
23 3 3 70,0 56,8
24 4 3 70,0 56,8
25 5 3 62,9 52,5
26 6 3 64,3 53,3
27 7 3 61,4 51,6
28 8 3 72,9 58,6
29 9 3 62,9 52,5
30 10 3 67,1 55,0
31 1 4 57,1 49,1

65
32 2 4 71,4 57,7
33 3 4 71,4 57,7
34 4 4 64,3 53,3
35 5 4 71,4 57,7
36 6 4 75,7 60,5
37 7 4 71,4 57,7
38 8 4 58,6 49,9
39 9 4 68,6 55,9
40 10 4 78,6 62,4

66
Tỉ lệ vũ hóa

STT Lần lập lại Nghiệm thức Tỷ lệ vũ hóa (%) Chuyển đổi bằng căn bậc 2

1 1 1 90,5 9,5
2 2 1 88,0 9,4
3 3 1 91,7 9,6
4 4 1 89,5 9,5
5 5 1 89,3 9,4
6 6 1 88,2 9,4
7 7 1 91,5 9,6
8 8 1 91,0 9,5
9 9 1 90,9 9,5
10 10 1 89,8 9,5
11 1 2 85,4 9,2
12 2 2 87,0 9,3
13 3 2 85,7 9,3
14 4 2 85,4 9,2
15 5 2 86,4 9,3
16 6 2 88,9 9,4
17 7 2 88,9 9,4
18 8 2 87,8 9,4
19 9 2 87,5 9,4
20 10 2 88,2 9,4
21 1 3 88,9 9,4
22 2 3 89,7 9,5
23 3 3 89,3 9,4
24 4 3 89,8 9,5
25 5 3 88,5 9,4
26 6 3 88,2 9,4
27 7 3 87,8 9,4
28 8 3 90,0 9,5
29 9 3 88,0 9,4
30 10 3 88,9 9,4
31 1 4 87,0 9,3
32 2 4 89,7 9,5
33 3 4 89,8 9,5
34 4 4 88,2 9,4
35 5 4 89,7 9,5
67
36 6 4 90,2 9,5
37 7 4 89,7 9,5
38 8 4 87,2 9,3
39 9 4 88,9 9,4
40 10 4 90,6 9,5

68
Tỉ lệ ong cái

STT Lần lập lại Nghiệm thức Tỷ lệ ong cái (%) Chuyển đổi bằng arcsin
1 1 1 66,7 54,7
2 2 1 68,2 55,7
3 3 1 74,2 59,5
4 4 1 68,6 55,9
5 5 1 74,0 59,3
6 6 1 80,0 63,4
7 7 1 73,8 59,2
8 8 1 68,9 56,1
9 9 1 71,7 57,8
10 10 1 67,9 55,5
11 1 2 62,5 52,2
12 2 2 71,2 57,5
13 3 2 62,0 51,9
14 4 2 56,6 48,8
15 5 2 60,9 51,3
16 6 2 53,3 46,9
17 7 2 58,1 49,7
18 8 2 66,7 54,7
19 9 2 54,5 47,6
20 10 2 62,5 52,2
21 1 3 71,4 57,7
22 2 3 72,5 58,4
23 3 3 61,1 51,4
24 4 3 57,1 49,1
25 5 3 65,8 54,2
26 6 3 72,9 58,6
27 7 3 77,1 61,4
28 8 3 69,8 56,6
29 9 3 69,0 56,2
30 10 3 73,3 58,9
31 1 4 70,0 56,8
32 2 4 75,0 60,0
33 3 4 71,7 57,9
34 4 4 68,9 56,1
35 5 4 67,3 55,1
69
36 6 4 72,7 58,5
37 7 4 69,2 56,3
38 8 4 68,3 55,7
39 9 4 70,8 57,3
40 10 4 77,6 61,7

70
Bảng số liệu trong thí nghiệm xác định ảnh hưởng của mật ong đến khả năng
kí sinh của ong T,chilonis

Tỉ lệ kí sinh

STT Lần lập lại Nghiệm thức Tỷ lệ kí sinh (%) Chuyển đổi bằng arcsin
1 1 1 50,0 45,0
2 2 1 52,9 46,6
3 3 1 57,1 49,1
4 4 1 64,3 53,3
5 5 1 54,3 47,5
6 6 1 60,0 50,8
7 7 1 67,1 55,0
8 8 1 51,4 45,8
9 9 1 50,0 45,0
10 10 1 68,6 55,9
11 1 2 67,1 55,0
12 2 2 62,9 52,5
13 3 2 75,7 60,5
14 4 2 67,1 55,0
15 5 2 58,6 49,9
16 6 2 71,4 57,7
17 7 2 65,7 54,2
18 8 2 74,3 59,5
19 9 2 57,1 49,1
20 10 2 70,0 56,8
21 1 3 64,3 53,3
22 2 3 70,0 56,8
23 3 3 71,4 57,7
24 4 3 77,1 61,4
25 5 3 67,1 55,0
26 6 3 80,0 63,4
27 7 3 60,0 50,8
28 8 3 68,6 55,9
29 9 3 61,4 51,6
30 10 3 62,9 52,5
31 1 4 74,3 59,5
32 2 4 68,6 55,9
71
33 3 4 64,3 53,3
34 4 4 64,3 53,3
35 5 4 60,0 50,8
36 6 4 65,7 54,2
37 7 4 72,9 58,6
38 8 4 65,7 54,2
39 9 4 77,1 61,4
40 10 4 85,7 67,8
41 1 5 80,0 63,4
42 2 5 62,9 52,5
43 3 5 88,6 70,2
44 4 5 71,4 57,7
45 5 5 68,6 55,9
46 6 5 64,3 53,3
47 7 5 90,0 71,6
48 8 5 85,7 67,8
49 9 5 85,7 67,8
50 10 5 71,4 57,7
51 1 6 67,1 55,0
52 2 6 65,7 54,2
53 3 6 65,7 54,2
54 4 6 68,6 55,9
55 5 6 71,4 57,7
56 6 6 71,4 57,7
57 7 6 65,7 54,2
58 8 6 62,9 52,5
59 9 6 67,1 55,0
60 10 6 74,3 59,5
61 1 7 77,1 61,4
62 2 7 68,6 55,9
63 3 7 70,0 56,8
64 4 7 77,1 61,4
65 5 7 67,1 55,0
66 6 7 71,4 57,7
67 7 7 72,9 58,6
68 8 7 81,4 64,5
69 9 7 75,7 60,5
70 10 7 68,6 55,9

72
71 1 8 38,6 38,4
72 2 8 42,9 40,9
73 3 8 50,0 45,0
74 4 8 41,4 40,1
75 5 8 52,9 46,6
76 6 8 35,7 36,7
77 7 8 44,3 41,7
78 8 8 51,4 45,8
79 9 8 50,0 45,0
80 10 8 40,0 39,2

73
Tỉ lệ vũ hóa

STT Lần lập lại Nghiệm thức Tỷ lệ vũ hóa (%) Chuyển đổi bằng căn bậc 2
1 1 1 86,0 9,3
2 2 1 87,0 9,3
3 3 1 87,0 9,3
4 4 1 88,5 9,4
5 5 1 87,2 9,3
6 6 1 87,5 9,4
7 7 1 89,3 9,4
8 8 1 87,0 9,3
9 9 1 86,0 9,3
10 10 1 89,1 9,4
11 1 2 89,3 9,4
12 2 2 88,0 9,4
13 3 2 90,2 9,5
14 4 2 89,1 9,4
15 5 2 87,2 9,3
16 6 2 89,7 9,5
17 7 2 89,1 9,4
18 8 2 89,8 9,5
19 9 2 87,8 9,4
20 10 2 89,7 9,5
21 1 3 88,2 9,4
22 2 3 89,7 9,5
23 3 3 90,0 9,5
24 4 3 90,0 9,5
25 5 3 89,3 9,4
26 6 3 90,6 9,5
27 7 3 88,2 9,4
28 8 3 89,3 9,4
29 9 3 88,0 9,4
30 10 3 88,5 9,4
31 1 4 90,0 9,5
32 2 4 89,3 9,4
33 3 4 88,2 9,4
34 4 4 88,9 9,4
35 5 4 87,5 9,4
36 6 4 89,1 9,4

74
37 7 4 89,7 9,5
38 8 4 88,5 9,4
39 9 4 90,2 9,5
40 10 4 90,9 9,5
41 1 5 90,5 9,5
42 2 5 88,0 9,4
43 3 5 91,7 9,6
44 4 5 89,5 9,5
45 5 5 89,3 9,4
46 6 5 88,2 9,4
47 7 5 91,5 9,6
48 8 5 91,0 9,5
49 9 5 90,9 9,5
50 10 5 89,8 9,5
51 1 6 89,3 9,4
52 2 6 88,9 9,4
53 3 6 88,5 9,4
54 4 6 89,3 9,4
55 5 6 89,7 9,5
56 6 6 89,3 9,4
57 7 6 89,1 9,4
58 8 6 88,0 9,4
59 9 6 89,1 9,4
60 10 6 89,8 9,5
61 1 7 90,5 9,5
62 2 7 89,3 9,4
63 3 7 88,9 9,4
64 4 7 90,3 9,5
65 5 7 89,3 9,4
66 6 7 89,7 9,5
67 7 7 89,5 9,5
68 8 7 90,9 9,5
69 9 7 89,8 9,5
70 10 7 88,9 9,4
71 1 8 82,9 9,1
72 2 8 83,3 9,1
73 3 8 85,7 9,3
74 4 8 83,8 9,2

75
75 5 8 86,0 9,3
76 6 8 81,8 9,0
77 7 8 83,8 9,2
78 8 8 86,0 9,3
79 9 8 86,4 9,3
80 10 8 83,3 9,1

Tỉ lệ ong cái

STT Lần lập lại Nghiệm thức Tỷ lệ ong cái (%) Chuyển đổi bằng arcsin
1 1 1 59,5 50,5
2 2 1 67,5 55,2
3 3 1 62,5 52,2
4 4 1 60,9 51,3
5 5 1 65,9 54,2
6 6 1 52,4 46,4
7 7 1 72,0 58,1
8 8 1 60,0 50,8
9 9 1 62,2 52,0
10 10 1 61,2 51,5
11 1 2 60,0 50,8
12 2 2 66,7 54,7
13 3 2 65,2 53,9
14 4 2 72,0 58,1
15 5 2 73,1 58,7
16 6 2 64,0 53,1
17 7 2 63,3 52,7
18 8 2 72,7 58,5
19 9 2 69,4 56,4
20 10 2 69,8 56,7
21 1 3 62,2 52,1
22 2 3 67,3 55,1
23 3 3 70,4 57,0
24 4 3 74,1 59,4
25 5 3 66,0 54,3
26 6 3 74,1 59,4
27 7 3 66,7 54,7
76
28 8 3 72,0 58,1
29 9 3 72,7 58,5
30 10 3 73,9 59,3
31 1 4 68,5 55,9
32 2 4 70,0 56,8
33 3 4 71,1 57,5
34 4 4 64,6 53,5
35 5 4 66,7 54,7
36 6 4 73,5 59,0
37 7 4 71,2 57,5
38 8 4 71,7 57,9
39 9 4 70,9 57,4
40 10 4 73,3 58,9
41 1 5 71,9 71,9
42 2 5 60,0 60,0
43 3 5 87,5 87,5
44 4 5 69,6 69,6
45 5 5 64,0 64,0
46 6 5 75,0 75,0
47 7 5 86,3 86,3
48 8 5 78,3 78,3
49 9 5 71,7 71,7
50 10 5 81,3 81,3
51 1 6 74,0 59,3
52 2 6 68,2 55,7
53 3 6 69,1 56,2
54 4 6 71,4 57,7
55 5 6 70,7 57,3
56 6 6 71,2 57,5
57 7 6 69,4 56,4
58 8 6 71,7 57,9
59 9 6 69,8 56,6
60 10 6 75,0 60,0
61 1 7 66,7 54,7
62 2 7 68,2 55,7
63 3 7 74,2 59,5
64 4 7 68,6 55,9
65 5 7 74,0 59,3
66 6 7 80,0 63,4
77
67 7 7 73,8 59,2
68 8 7 68,9 56,1
69 9 7 71,7 57,8
70 10 7 67,9 55,5
71 1 8 51,7 46,0
72 2 8 60,0 50,8
73 3 8 61,1 51,4
74 4 8 54,8 47,8
75 5 8 54,1 47,3
76 6 8 66,7 54,7
77 7 8 61,3 51,5
78 8 8 67,6 55,3
79 9 8 60,5 51,1
80 10 8 53,3 46,9

Bảng số liệu trong thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời gian đến khả năng
kí sinh của ong T,chilonis

Tỉ lệ kí sinh

STT Lần lập lại Nghiệm thức Tỷ lệ kí sinh (%) Chuyển đổi bằng arcsin
1 1 1 47,1 43,4
2 2 1 48,6 44,2
3 3 1 42,9 40,9
4 4 1 50,0 45,0
5 5 1 58,6 49,9
6 6 1 62,9 52,5
7 7 1 42,9 40,9
8 8 1 57,1 49,1
9 9 1 52,9 46,6
10 10 1 64,3 53,3
11 1 2 48,6 44,2
12 2 2 40,0 39,2
13 3 2 50,0 45,0
14 4 2 52,9 46,6
15 5 2 40,0 39,2
16 6 2 35,7 36,7

78
17 7 2 35,7 36,7
18 8 2 35,7 36,7
19 9 2 48,6 44,2
20 10 2 38,6 38,4
21 1 3 40,0 40,0
22 2 3 44,3 41,7
23 3 3 48,6 44,2
24 4 3 54,3 47,5
25 5 3 51,4 45,8
26 6 3 47,1 43,4
27 7 3 45,7 42,5
28 8 3 34,3 35,8
29 9 3 44,3 41,7
30 10 3 38,6 38,4
31 1 4 47,1 43,4
32 2 4 54,3 47,5
33 3 4 50,0 45,0
34 4 4 45,7 42,5
35 5 4 38,6 38,4
36 6 4 51,4 45,8
37 7 4 48,6 44,2
38 8 4 42,9 40,9
39 9 4 45,7 42,5
40 10 4 50,0 45,0

79
Tỉ lệ vũ hóa

STT Lần lập lại Nghiệm thức Tỷ lệ vũ hóa (%) Chuyển đổi bằng căn bậc 2
1 1 1 85,7 9,3
2 2 1 85,4 9,2
3 3 1 83,3 9,1
4 4 1 86,4 9,3
5 5 1 87,5 9,4
6 6 1 88,0 9,4
7 7 1 84,2 9,2
8 8 1 87,0 9,3
9 9 1 86,4 9,3
10 10 1 88,2 9,4
11 1 2 85,0 9,2
12 2 2 82,4 9,1
13 3 2 85,4 9,2
14 4 2 87,0 9,3
15 5 2 82,9 9,1
16 6 2 80,6 9,0
17 7 2 81,3 9,0
18 8 2 80,6 9,0
19 9 2 85,7 9,3
20 10 2 81,8 9,0
21 1 3 82,4 9,1
22 2 3 85,0 9,2
23 3 3 85,0 9,2
24 4 3 87,0 9,3
25 5 3 85,7 9,3
26 6 3 84,6 9,2
27 7 3 84,2 9,2
28 8 3 80,6 9,0
29 9 3 83,8 9,2
30 10 3 81,8 9,0
31 1 4 84,6 9,2
32 2 4 87,5 9,4
33 3 4 85,4 9,2
34 4 4 85,4 9,2
35 5 4 82,4 9,1
36 6 4 85,7 9,3

80
37 7 4 86,4 9,3
38 8 4 85,0 9,2
39 9 4 84,2 9,2
40 10 4 86,0 9,3

81
Tỉ lệ ong cái

STT Lần lập lại Nghiệm thức Tỷ lệ ong cái (%) Chuyển đổi bằng arcsin
1 1 1 78,6 62,4
2 2 1 79,4 63,0
3 3 1 82,4 65,2
4 4 1 77,5 61,7
5 5 1 77,8 61,9
6 6 1 72,7 58,5
7 7 1 78,1 62,1
8 8 1 72,0 58,1
9 9 1 71,0 57,4
10 10 1 70,4 57,0
11 1 2 64,7 53,6
12 2 2 60,7 51,2
13 3 2 62,9 52,5
14 4 2 70,0 56,8
15 5 2 62,1 52,0
16 6 2 60,0 50,8
17 7 2 53,8 47,2
18 8 2 64,0 53,1
19 9 2 63,9 53,1
20 10 2 55,6 48,2
21 1 3 69,4 56,4
22 2 3 68,6 55,9
23 3 3 63,3 52,7
24 4 3 65,8 54,2
25 5 3 71,4 57,7
26 6 3 75,0 60,0
27 7 3 62,5 52,2
28 8 3 70,0 56,8
29 9 3 71,1 57,5
30 10 3 71,1 57,5
31 1 4 81,8 64,8
32 2 4 71,4 57,7
33 3 4 80,0 63,4
34 4 4 77,1 61,4
35 5 4 75,0 60,0

82
36 6 4 72,2 58,2
37 7 4 73,7 59,1
38 8 4 73,5 59,0
39 9 4 75,0 60,0
40 10 4 78,4 62,3

83

You might also like