You are on page 1of 88

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHÂN NUÔI SÂU ĐỤC THÂN


MÍA BỐN VẠCH Chilo tumidicostalis Hampson
(Lepidoptera: Pyralidae) TRÊN MỘT SỐ
CÔNG THỨC THỨC ĂN NHÂN TẠO

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT


KHÓA : 2012 – 2016
SINH VIÊN THỰC HIỆN : THÂN ĐỨC DUY

Tp. Hồ Chí Minh tháng 03/2016


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHÂN NUÔI SÂU ĐỤC THÂN
MÍA BỐN VẠCH Chilo tumidicostalis Hampson
(Lepidoptera: Pyralidae) TRÊN MỘT SỐ
CÔNG THỨC THỨC ĂN NHÂN TẠO

Tác giả

THÂN ĐỨC DUY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

TRANG TỰA

NGƯỜI/ HỘI ĐỒNG HƯỚNG DẪN:

TS. Lê Khắc Hoàng

KS. Đặng Thiên Ân

Tp. Hồ Chí Minh tháng 03/2016

i
LỜI CẢM ƠN

Con xin cảm ơn ba mẹ đã sinh ra con, nuôi dạy, tạo mọi điều kiện cho con ăn
học. Ba mẹ luôn quan tâm giúp đỡ con giải quyết, vượt qua khó khăn trong mọi lúc
mọi nơi. Gia đình là niềm tự hào của con, là nguồn động lực lớn giúp con có đủ sức
mạnh và sự tự tin để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê Khắc Hoàng đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.

Đồng thời cảm ơn quý thầy cô trong khoa Nông Học đã truyền đạt, giảng dạy cho
tôi những kiến thức quý báo. Cảm ơn KS. Nguyễn Thị Phụng Kiều đã giúp đỡ tận tình
trong quá trình học tập và làm khoá luận tốt nghiệp.

Tôi chân thành cảm ơn KS. Đặng Thiên Ân đã trực tiếp giúp tôi giải quyết những
khó khăn trong quá trình là khóa luận, trao đổi, góp ý về phương pháp luận, nội dung
nghiên cứu.

Xin cảm ơn những người bạn của tôi là (khoá 38) Nguyên, Cháng, Hà, Hằng,
Lợi, Dung, Đăng, Thảo, Đào, Thắm, Diễm, Cảnh, Thoàn và các em (khóa 39) Hưng,
Linh, Hiếu, Trinh, Hùng, Phước, Nhân và các anh (khoá 37) Linh, Thắng, đã giúp đỡ
tôi, động viên trong quá trình làm đề tài.

Con xin cảm ơn ba mẹ và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện vật
chất lẫn tinh thần cho con hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2016

Sinh viên thực hiện

THÂN ĐỨC DUY

ii
TÓM TẮT

THÂN ĐỨC DUY, Đại Học Nông Lâm TP.HCM tháng 03/2016, đề tài: “Đánh
giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân mía bốn vạch Chilo tumidicostalis Hampson
(Lepidoptera: Pyralidae) trên một số công thức thức ăn nhân tạo”.

Giáo viên hướng dẫn: TS. LÊ KHẮC HOÀNG, KS. ĐẶNG THIÊN ÂN.

Đề tài: “Đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân mía bốn vạch Chilo tumidicostalis
Hampson (Lepidoptera: Pyralidae) trên một số công thức thức ăn nhân tạo” nhằm cung cấp
cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo và xây dựng quy trình quản lý loài sâu đục
thân Chilo tumidicostalis. Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng, bộ môn
Bảo vệ Thực vật khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ 28
± 2oC ẩm độ 45 ± 5%, từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 03 năm 2016.

Đề tài ghi nhận một số kết quả như sau:

Kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis
với các ion sắt khác nhau sau 30 ngày. Do đó có thể trộn muối FePO 4.4H2O với các
thành phần muối khác để bào chế hỗn hợp muối Wesson làm thức ăn cho sâu đục thân
C. tumidicostalis và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5oC – 10oC.

Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis theo
công thức thức ăn D1 trên các loại bô ̣t đậu nành khác nhau. Nhận thấy đậu nành ngâm
4 giờ có tỷ lệ sâu ăn cao nhất.

Kết quả của thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sâu ăn đục thân C. tumidicostalis ăn thức
ăn nhân bị ảnh hưởng rất lớn đến thao tác nấu thức ăn. Điều này rất có ý nghĩa trong
việc áp dụng thao tác nấu ở nghiệm thức 2 để xây dựng quy trình bào chế thức ăn nhân
tạo cho sâu đục thân mía C. tumidicostalis.

Thời gian hoàn thành vòng đời của sâu đục thân C. tumidicostalis trên thức ăn
nhận tạo ở công thức D1 cao nhất. Thí nghiệm cho thấy khi nhân nuôi sâu đục C.
tumidicostalis trên cây mía việc thay thức ăn nhiều lần cho sâu làm ảnh hưởng rất lớn

iii
thời gian hoàn thành vòng đời. Nhưng khi nhân nuôi trên thức ăn nhân tạo chỉ cho sâu
vào một lần cho đến khi hoàn thành vòng đời.

Kết quả cho thấy tỷ lệ sâu sống ở công thức D1 cho tỷ lệ sống cao nhất. Kết quả
tỷ lệ sâu sống trên các công thức thức ăn nhân tạo cho thấy, tỷ lệ sâu sống không cao.

Tỷ lệ sâu vũ hóa của sâu đục thân trên các công thức thức ăn nhân tạo thấp là do
sự ảnh hưởng của dụng cụ thí nghiệm. Để tăng tỷ lệ vũ hóa thì khi sâu được tuổi 5 cần
chuyển sang dụng cụ khác để giảm mật độ sâu xuống, đảm bảo không gian cho sâu
hóa nhộng.

Kết quả thí nghiệm nhận thấy tỷ lệ con cái trên các công thức thức ăn nhân tạo
khi sử dụng công thức D1 và D2 (48,6 ± 10,1% và 48,4 ± 12,6%) cho tỷ lệ con cái cao
nhất và gần bằng nhau. Tỷ lệ con cái trên thức ăn nhân tạo (48,6 ± 10,1% và 48,4 ±
12,6%) thấp so với kết quả của Huỳnh Vũ Linh (2015) tỷ lệ ngài cái biến động từ
50,68% đến 59,06% trung bình là 54,17 ± 3,54% và kết quả nghiên cứu của Siriwan
(2003) là 61,06% khi nuôi trên mía.

Khả năng đẻ trứng của sâu đục thân C. tumidicostalis trên các thức ăn nhận tạo
dao động từ 350 đến 412 trứng, trung bình 384,5 ± 21,1% thấp hơn so với 439 đến 533
trứng, trung bình 480,4 ± 45,78% của Huỳnh Vũ Linh (2015).

iv
MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA................................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii

TÓM TẮT....................................................................................................................iii

MỤC LỤC..................................................................................................................... v

DANH SÁCH BẢNG..................................................................................................vii

DANH SÁCH HÌNH..................................................................................................viii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................x

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1

Đặt vấn đề...................................................................................................................... 1

Mục đích........................................................................................................................ 1

Yêu cầu.......................................................................................................................... 2

Giới hạn đề tài...............................................................................................................2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3

1.1 Một số nghiên cứu về những thành phần và tình hình gây hại của nhóm sâu
đục thân mía..................................................................................................................3

1.2 Một số nghiên cứu về một số loài sâu đục thân mía phổ biến..................................6

1.2.1 Thức ăn nhân tạo cho sâu đục thân.......................................................................6

1.2.2 Biện pháp phòng trừ sâu đục thân mía..................................................................7

1.3 Một số nghiên cứu về sâu đục thân bốn vạch Chilo tumidicostalis Hampson
(Lepidoptera: Pyralidae)................................................................................................9

1.3.1 Phân bố và tình hình gây hại của sâu của sâu đục thân Chilo tumidicostalis........9

1.3.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục thân Chilo tumidicostalis...............10

v
1.3.3 Thành phần thiên địch của sâu đục thân Chilo tumidicostalis.............................13

Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................15

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................15

2.2 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................15

2.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm..............................................................................15

2.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................15

2.4.1 Thu thập nguồn sâu đục thân Chilo tumidicostalis Hampson.............................15

2.4.2 Nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis Hampson......................................16

2.4.3 Chuẩn bị thức ăn sâu đục thân Chilo tumidicostalis Hampson...........................17

2.4.4 Pha chế thành phần dung dịch Vitamin...............................................................19

2.4.5 Thành phần muối Wesson...................................................................................21

2.4.6 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
với các ion sắt khác nhau.............................................................................................22

2.4.7 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
theo công thức thức ăn D1 trên các thành phần đậu nành khác nhau...........................25

2.4.8 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
theo công thức thức ăn D1 với các thao tác nấu khác nhau..........................................28

2.4.9 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
trên các công thức thức ăn nhân tạo.............................................................................31

2.5 Phương pháp xử lí số liệu......................................................................................33

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................34

3.1 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
với các ion sắt khác nhau.............................................................................................34

3.2 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
theo công thức thức ăn D1 trên các thành phần đậu nành khác nhau...........................36

vi
3.3 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
theo công thức thức ăn D1 với các thao tác nấu khác nhau..........................................38

3.4 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
trên các công thức thức ăn nhân tạo.............................................................................40

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................48

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................50

PHỤ LỤC................................................................................................................... 56

vii
DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Khối lượng và liều lượng của D1, D2 và D3................................................18

Bảng 2.2 Thành phần dung dịch Vitamin....................................................................19

Bảng 2.3 Thành phần muối Wesson............................................................................21

Bảng 3.1 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhận tạo (10 ngày).............34

Bảng 3.2 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhận tạo khi theo dõi 30
ngày............................................................................................................................. 35

Bảng 3.3 Tỷ lệ sâu sống trên thức ăn nhận tạo............................................................37

Bảng 3.4 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhận tạo.............................39

Bảng 3.5 Thời gian hoàn thành vòng đời sâu đục thân C. tumidicostalis trên thức
ăn................................................................................................................................. 40

Bảng 3.6 Tỷ lệ sâu sống trên các công thức thức ăn nhận tạo.....................................42

Bảng 3.7 Tỷ lệ vũ hoá trên thức ăn nhận tạo...............................................................44

Bảng 3.8 Tỷ lệ con cái trên thức ăn nhân tạo...............................................................45

Bảng 3.9 Khả năng đẻ trứng của sâu đục thân Chilo tumidicostalis trên các thức
ăn nhận tạo................................................................................................................... 46

viii
DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Thu thập nguồn sâu đục thân Chilo tumidicostalis.......................................16

Hình 2.2 Nhộng sâu đục thân mía C. tumidicostalis...................................................16

Hình 2.3 Nhân nuôi sâu đục thân mía C. tumidicostalis..............................................17

Hình 2.4 Thành phần cân trên cân điện tử trước khi nấu.............................................19

Hình 2.5 Thành phần dung dịch vitamin.....................................................................20

Hình 2.6 Pha chế dung dịch vitamin...........................................................................21

Hình 2.7 Các thành phần trước khi nấu thức ăn..........................................................22

Hình 2.8 Hoàn thành thao tác nấu và cho thức ăn vào ống nghiệm.............................23

Hình 2.9 Bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C.
tumidicostalis với các ion sắt khác nhau......................................................................23

Hình 2.10 Cách nhận biết sâu ăn thức ăn nhân tạo......................................................24

Hình 2.11 Bố trí thí nghiệm trên các thành phần đậu nành khác nhau........................25

Hình 2.12 Bột đậu nành mua ở siêu thị.......................................................................26

Hình 2.13 Đậu nành sử dụng cho nghiệm thức 2........................................................27

Hình 2.14 Đậu nành sử dụng cho nghiệm thức 3........................................................27

Hình 2.16 Bố trí thí nghiệm nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis theo
công thức thức ăn D1 với các thao tác nấu khác nhau.................................................29

Hình 2.17 Các thành phần trước khi nấu thành hỗn hợp thức ăn.................................30

Hình 2.18 Các thành phần trước khi nấu thành hỗn hợp thức ăn.................................30

Hình 2.19 Các thành phần trước khi nấu thành hỗn hợp thức ăn.................................31

Hình 2.20 Bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C.
tumidicostalis trên các công thức thức ăn nhân tạo......................................................32

ix
Hình 2.21 Bố trí thí nghiệm khả năng đẻ trứng sâu đục thân C. tumidicostalis...........33

Hình 3.1 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức nhân tạo sau 10 ngày..............35

Hình 3.2 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức nhân tạo sau 30 ngày..............36

Hình 3.4 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhân tạo với các thành
phần bột đậu nành khác nhau.......................................................................................37

Hình 3.5 Đậu nành để làm thức ăn nhân tạo cho sâu đục thân C. tumidicostalis.........38

Hình 3.6 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhận tạo.............................40

Hình 3.7 Thời gian hoàn thành vòng đời sâu đục thân C. tumidicostalis trên thức
ăn................................................................................................................................. 41

Hình 3.8 Thức ăn bị nhiễm nấm mốc..........................................................................42

Hình 3.8 Tỷ lệ sâu sống trên các công thức thức ăn nhận tạo......................................43

Hình 3.9 Nhộng sâu đục thân C. tumidicostalis sắp vũ hóa.........................................44

Hình 3.10 Ngài cái trưởng thành C. tumidicostalis.....................................................45

Hình 3.11 Trứng sâu đục thân C. tumidicostalis.........................................................47

x
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật

UBND: Ủy ban nhân dân

TP: Thành phố

dd: dinh dưỡng

ha: hecta

KL: Khối lượng

LL: Liều lượng

LT: lý thuyết

xi
MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Năm 2014, sâu đục thân Chilo tumidicostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae)
đã xâm nhập vào Việt Nam và gây thiệt hại nghiêm trọng. Tháng 10/2014, Ủy ban
nhân dân tỉnh Tây Ninh công bố dịch hại mía, trong đó có trên 5065,41 ha mía sắp thu
hoạch của tỉnh bị nhiễm là do sâu đục thân bốn vạch Chilo tumidicostalis (Lê Đức
Hoành, 2014). Trong đó có 32 ha bị nhiễm nặng trên 50%, 424 hecta bị nhiễm nặng ở
mức 21 – 50% (Cao Anh Đương, 2014).

Việc áp dụng biện pháp kiểm soát sinh học bằng côn trùng là việc phóng thích ong
ký sinh trong phòng thí nghiệm, nhằm giảm nhanh chóng của mật số dịch hại và tái thiết
lặp mức cân bằng (Parra, 2002). Phương pháp kiểm soát này được sử dụng khác nhau
trên thế giới và trong những năm gần đây đã được mở rộng. Bởi vì các yêu cầu hiện tại
để giảm việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp (Lenteren; Bueno, 2003). Tuy sâu đục
thân mía Chilo tumidicostalis mới xuất hiện tại Việt Nam, nhưng có khả năng gây hại
rất nghiêm trọng. Cho đến nay, ong Cotesia flavipes Cameron (Hymenoptera:
Braconidae) là loài có triển vọng nhất để kiểm soát sinh học sâu đục thân mía Chilo
tumidicostalis nhưng việc nhân mật số và phóng thích ong Cotesia flavipes đạt kết quả
chưa như mong muốn do mật số sâu nhân nuôi không cao (Nguyễn Việt Thắng, 2015).
Do đó, việc nhân nguồn sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis là rất quan trọng để nhân
nguồn ong Cotesia flavipes và kiểm soát sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis. Xuất
phát từ lý do trên đề tài: “Đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân mía bốn vạch
Chilo tumidicostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae) trên một số công thức thức
ăn nhân tạo” được thực hiện.

Mục đích

Đề tài nhằm cung cấp số cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nuôi sâu đục thân
mía Chilo tumidicostalis trong phòng thí nghiệm.

1
Yêu cầu

Đánh giá được khả năng nhân nuôi sâu đục thân mía bốn vạch Chilo
tumidicostalis trên một số công thức thức ăn nhân tạo.

Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm Côn trùng, Bộ môn BVTV khoa
Nông học trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 10/2015 đến tháng
2/2015.

2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số nghiên cứu về những thành phần và tình hình gây hại của nhóm sâu
đục thân mía

Phạm vi ký chủ của loài sâu đục thân 4 vạch tương đối hẹp so với các loài khác
trong chi Chilo, chủ yếu gồm loài mía trồng và loài mía hoang dại, thuộc chi
Saccharum. Ngoài ra nó còn có thể gây hại trên cây bo bo, cây lúa nước và cây ngô
(CABI, 2007).

Theo Hiệp hội kỹ thuật mía đường Quốc tế (ISSCT), số loài sâu hại mía được
ghi nhận đến thời điểm tháng 2/1999 là 324 loài. Trong đó bộ cánh vảy (Lepidoptera)
thuộc lớp côn trùng chiếm 35,8%. Trong bộ cánh vảy (Lepidoptera), số loài hại lá
chiếm khoảng 0,6% tổng số loài, 49,7% là các loài hại thân (ISSCT, 1999).

Nghiên cứu của Suasaard và Allsopp (2000) đã cho thấy, những loài sâu đục thân
mía: Chilo infuscatellus Snellen (Lepidoptera: Pyralidae), Chilo sacchariphagus
(Lepidoptera: Pyralidae), Chilo tumidicostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae) và
Sesamia inferens Walker (Lepidoptera: Noctuidae), đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho
nhiều quốc gia trồng mía ở Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Theo Metcalfe (1969), sâu đục thân mía thường được hiểu là nhóm côn trùng bộ
cánh vảy (Lepidoptera) tấn công gây hại phần thân cây mía, bao gồm từ đỉnh sinh
trưởng đến các bộ phận thuộc phần thân lóng và gốc thân. Căn cứ vào đặc tính gây hại
của từng loài mà người ta chia các loài sâu đục thân mía thành 4 nhóm như sau: nhóm
sâu đục mầm gây hại chủ yếu ở giai đoạn mía mầm, trên phần thân giả chưa có lóng,
ví dụ như loài C. infuscatellus, Diatraea spp. (Lepidoptera: Pyralidae), Sesamia spp.
(Lepidoptera: Noctuidae); nhóm sâu đục ngọn gây hại ở phần thân ngọn còn non, đang
được bẹ lá và lá non bao bọc, ví dụ như Chilo infuscatellus, C. tumidicostalis,
Scirpophaga nivella (Lepidoptera: Pyralidae). Nhóm sâu đục lóng gây hại ở phần thân
3
lóng trưởng thành, có hoặc không có bẹ lá bao bọc, ví dụ như loài C. tumidicostalis,
Chilo auricilius (Lepidoptera: Crambidae), C. sacchariphagus. Nhóm sâu đục gốc rễ:
gây hại ở phần thân gốc nằm dưới mặt đất, ví dụ như loài Emmalocera depressella
(Lepidoptera: Pyralidae).

Ở các nước trong khu vực châu Á xung quanh Việt Nam như Ấn Độ, Malaysia,
Đài Loan, Indonesia, sâu đục thân mía luôn được đánh giá là đối tượng gây hại nguy
hiểm nhất. Tuy nhiên, thành phần sâu hại mía và mức độ gây hại rất khác nhau tuy
thuộc vào điều kiện sinh thái từng vùng, từng quốc gia (Đỗ Ngọc Diệp, 2002).

Ở Malaysia, kết quả điều tra thành phần của Lim và Pan (1980) cho biết có
khoảng 360 loài sâu hại mía thuộc 98 họ côn trùng. Trong đó chỉ có 32 loài được đánh
giá là quan trọng đối với cây mía. Trong số 360 loài đã phát hiện được, có 101 loài hại
lá (chiếm 28% tổng số loài đã phát hiện) thuộc 5 bộ và 37 họ côn trùng, 176 loài sâu
chích hút (chiếm 48,9% tổng số loài đã phát hiện), 58 loài côn trùng hại dưới đất
(chiếm 16,1% tổng số loài đã phát hiện) thuộc 20 họ côn trùng và 25 loài sâu đục thân
(chiếm 7,0% tổng số loài đã phát hiện). Trong số 25 loài sâu đục thân mía đã phát hiện
được ít nhất có 11 loài được xác định là sâu hại quan trọng đối với cây mía, chiếm
344% tổng số loài sâu hại quan trọng (11 trong 32 loài).Trong quá khứ, một số loài sâu
đục thân đã phát sinh thành dịch gây hại trên diện tích mía khá rộng. Một số loài khác
thì được xác định là có nguy cơ phát sinh thành dịch gây hại mạnh trong tương lai.

Ở Thái Lan có 5 loài sâu đục thân gây hại mía quan trọng là sâu đục thân C.
tumidicostalis, C. infuscatellus, C. sacchariphagus, S. inferens và Scripophaga
excerptalis (Wiliam và ctv, 2010).

Việt Nam, có 5 loài sâu đục thân thường xuyên xuất hiện gây hại mía là sâu đục
thân mình vàng E. schistaceana, sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus, sâu đục thân 4
vạch P. venosatus, sâu đục ngọn S. nivella và sâu đục thân mình hồng S. inferens.
Trong đó sâu đục thân mình vàng, sâu đục thân mình 4 vạch, sâu đục ngọn là những
loài phát sinh gây hại phổ biến nhất (Hồ Khắc Tín và ctv, 1982).

4
Ở Đông Nam Bộ Việt Nam, thành phần sâu đục thân mía bộ cánh vảy
(Lepidoptera) bao gồm có 7 loài và thuộc 4 họ. Trong đó có 3 loài gây hại phổ biến
nhất và nghiêm trọng nhất là sâu đục thân 4 vạch C. sacchariphagus, sâu đục thân
mình tím Phragmataecia sp. và sâu đục thân mình hồng S. inferens. Loài sâu đục thân
4 vạch C. sacchariphagus có tỷ lệ cây bị hại là cao nhất (14,2%), tiếp đến là sâu đục
thân mình tím Phragmataecia sp. (8,5%), loài sâu đục thân mình hồng Sesamia
inferens Walker (Lepidoptera: Noctuidae) (2,1%). Những cây mía do sâu đục thân
mình hồng gây hại thường chết rất nhanh và hầu như không có khả năng phục hồi trở
lại (Đỗ Ngọc Diệp, 2002).

Theo Solomon và ctv (2000) tổng kết, các loài sâu đục mầm có thể làm giảm
khoảng 26,65% mầm cấp 1; 6,4% mầm cấp 2; khoảng 27,1% mầm cấp 3 và khoảng
75% mầm cấp 4, làm giảm từ 22 – 30% năng suất mía và khoảng 12,5% hàm lượng
đường. Avasthy và Tiwari (1986) cho rằng, sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus là một
trong những loài gây hại chủ yếu. Loài sâu này có thể gây hại mầm khoảng từ 30 – 75% ở
các vùng mía khác nhau và cứ khoảng 5% số mầm bị loài sâu này gây hại thì tương đương
với việc mất đi khoảng 0,35 tấn đường/ha.

Ở Medan trong vụ mía 1977 – 1978, tỷ lệ lóng mía bị hại bởi sâu đục thân mình tím
P. castaneae (Lepidoptera: Cossidae) từ 17% – 48% (Boedijono, 1980).

Ở Bangladesh, kết quả điều tra của Ataur và ctv (2013), hầu hết các địa điểm
điều tra đều xuất hiện sâu đục thân mía, trong đó loài chiếm ưu thế là Chilo sp., tỷ lệ
gây hại của loài sâu đục thân C. tumidicostalis tại các địa điểm từ 23% – 36%.

Nguyễn Huy Ước (1994) cho rằng, mía gốc luôn có tỷ lệ sâu đục thân cao hơn
mía tơ. Đối với sâu đục ngọn, tỷ lệ cây bị hại trên mía tơ và mía gốc tương ứng là
6,49% và 10,98%, còn sâu đục thân bốn vạch gây hại trên mía tơ là 1,5%, mía gốc
là 4,32%, sâu đục thân mình hồng là 10,4% và 16,47% tương ứng với tỷ lệ gây hại
trên mía tơ và mía gốc.

Theo Nguyễn Đức Quang (2003), sâu đục thân mình hồng gây hại tại vùng Đông
Nam Bộ là có 2 loài là: loài sâu đục thân mình hồng dạng nhỏ có tên khoa học là

5
Sesamia inferens Walker (Lepidoptera: Noctuidae) và loài sâu đục thân mình hồng
dạng lớn là Sesamia spp.

Mức độ gây hại của sâu đục thân mía rất nghiêm trọng, tùy theo mức độ bị hại
mà năng suất mía nguyên liệu có thể bị giảm từ 1,1% – 63,0%. Khi cây mía bị hại đến
10% số lóng sẽ làm giảm năng suất 8,7%, cây mía bị hại đến 50% số lóng năng suất
giảm 63,0%. Hàm lượng đường trong cây mía cũng giảm mạnh khi bị sâu đục thân phá
hại, cây mía không bị hại có hàm lượng đường trung bình là 12,56%, nhưng khi cây bị
hại 10% số lóng thì hàm lượng đường giảm 7,6%, nếu tỷ lệ lóng bị hại tới trên 50%,
hàm lượng đường giảm tới 58,3% (Nguyễn Mạnh Tường, 2009).

Theo Cao Anh Đương (2014), kết quả định danh của viện nghiên cứu mía đường,
loài sâu đục thân mía 4 vạch mới có tên khoa học là C. tumidicostalis Hampson thuộc
họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera) là loài hoàn toàn mới ở Việt
Nam, loài sâu này gây hại rất nghiệm trọng, 1 cây mía bị hại có thể từ 5 – 7 con đến 50
– 60 con sâu non. Loài sâu này có mặt từ lâu ở các nước trồng mía xunh quanh nước ta
như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Bangladesh.

1.2 Một số nghiên cứu về một số loài sâu đục thân mía phổ biến

1.2.1 Thức ăn nhân tạo cho sâu đục thân

Theo Kogan (1980) việc tạo ra các loài côn trùng trong chế độ ăn nhân tạo là một
bước đột phá trong chương trình quản lý dịch hại. Nhưng chỉ gần đây chế độ ăn nhân
tạo mới được quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh dinh dưỡng định lượng, bằng
cách vượt qua những khó khăn về kỹ thuật trong việc đo lường và sử dụng thức ăn.
Việc sử dụng thức ăn và cung cấp các điều kiện cơ bản cho sự tăng trưởng, phát triển
và sinh sản của côn trùng, vì số lượng và chất lượng của thực phẩm được sử dụng
trong các giai đoạn ấu trùng ảnh hưởng đến hiệu suất của con trưởng thành (Slansky,
1981; Parra, 1991).

Smith (1966) nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn uống và chất dinh dưỡng đầy đủ
cho hầu hết các loài côn trùng bao gồm tất cả hoặc hầu hết các yếu tố protein. Brewer

6
(1981) đã so sánh hai chế độ ăn nhân tạo để nhân nuôi D. saccharalis trên đậu nành,
dầu ngô, đậu nành và lúa mì khác mầm và chứng minh rằng các giai đoạn ấu trùng và
nhộng thấp hơn ở các loài côn trùng được nuôi bằng chế độ ăn có đậu tương và dầu
bắp thì nhộng nặng hơn.

Roe và ctv (1982) nghiên cứu thành công khi tạo ra thức ăn nhân tạo cho sâu
D. saccharalis và thấy rằng giai đoạn tuổi 5 lên đến tuổi 7 là: 28,3% tuổi 5, 68,9%
tuổi 6 và 2,8% tuổi 7. Còn Parra và Mihsfeldt (1992) đã đánh giá bốn loại khẩu phần ăn có
nguồn protein để nhân nuôi D. saccharalis và thấy rằng chế độ ăn ngô "Nutrimaiz", men
bia và mầm lúa mì có thể được sử dụng để nhân nuôi D. saccharalis, đặc biệt là các điều
kiện của Brazil do có sẵn và chi phí thấp của các thành phần thức ăn.

Melo (1984) đã nghiên cứu D. saccharalis và sử dụng thức ăn nhân tạo của
Hensley và Hammond (1968). Ở năm mức nhiệt độ (20, 22, 25, 30 và 32°C) trong điều
kiện phòng thí nghiệm để xác định mức nhiệt độ thích hợp cho D. saccharalis và kết
luận rằng mức nhiệt độ lý tưởng để có được trứng là 20°C, 30°C và thích hợp nhất cho
duy trì trứng, ấu trùng và nhộng.

Hensley và Hammond (1968) cho biết một kỹ thuật để tạo D. saccharalis trong
phòng thí nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng một chế độ ăn uống dinh dưỡng
nhân tạo hoàn chỉnh và có các thành phần sau: muối Wesson, casein, sucrose, mầm lúa
mì, choline chloride, dinh dưỡng vitamin, acid ascorbic, formaldehyde, methyl
phidroxibenzoato, aureomycin, nước và môi trường thạch.

1.2.2 Biện pháp phòng trừ sâu đục thân mía

Trên thế giới, việc phòng trừ tổng hợp đối với loài sâu đục thân 4 vạch chủ yếu là
kết hợp 2 biện pháp kỹ thuật canh tác và sinh học. Biện pháp này đã được nghiên cứu
và khuyến cáo áp dụng ở Ấn Độ (David, 1986) và Mauritius (Rajabalee, 1990).

Biện pháp sử dụng giống kháng:

7
Trên thế giới có nhiều giống mía trồng có khả năng chống hoặc chịu sâu đục thân
4 vạch. Ở Ấn Độ, các giống mía như Co6512, 7304, 7627, 7706, 7712 và CoC 775
được xác định là có khả năng chịu sâu đục thân 4 vạch (Jayanthi và David, 1986)

Theo Đỗ Ngọc Diệp (2002) cho thấy ở giai đoạn 6 tháng tuổi sau trồng và trước
thu hoạch các giống K85 – 200, ROC – 16 và giống VN84 – 4137 có khả năng kháng
sâu đục thân cao. Giống ROC – 10 có khả năng kháng sâu đục thân kém.

Nguyễn Đức Quang (2002), kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, giống
K84 – 200 và VN84 – 4137 tỏ ra có khả năng chông chịu sâu đục thân mình hồng cao.

Biện pháp thủ công:

Theo Nguyễn Đức Quang (2003), các biện pháp thủ công như đốt lá mía sau
thu hoạch, biện pháp bóc lá và loại bỏ mầm vô hiệu góp phần làm giảm mật độ
sâu Sesamia sp.

Đỗ Ngọc Diệp (2002) cho rằng, biện pháp định kỳ cắt bỏ cây bị sâu đục thân gây
hại góp phần làm giảm tỷ lệ cây và lóng mía bị sâu đục thân gây hại.

Biện pháp sinh học:

Biện pháp sử dụng bẫy pheromone: Ở Mauritius và Ấn Độ, một số tác giả như
Beevor (1990), Nesbitt (1980) và Rajabalee (1990) đã đi sâu nghiên cứu áp dụng biện
pháp pheromone trong phòng trừ loài sâu đục thân 4 vạch từ khá sớm, tuy nhiên hiệu
quả của biện pháp này đến nay vẫn chưa được khẳng định. Trong khi đó, ở Trung
Quốc, biện pháp này đã được khuyến cáo áp dụng rộng rãi ở các vùng trồng mía tập
trung trên toàn đất nước.

Theo Cao Anh Đương (2003), ong kí sinh sâu non Cotesia flavipes, ong nhỏ râu
ngắn Tetrastichus howardi, bọ đuôi kiềm là những loài thiên địch có tiềm năng quản lý
hiệu quả sâu đục thân mía.

Đỗ Ngọc Diệp (2002) thấy rằng, ong mắt đỏ Trichogramma chilonis có hiệu quả
phòng trừ sâu đục thân mía. Mật độ sâu cao thì hiệu quả quản lý càng cao.
8
Biện pháp hóa học:

Theo Nguyễn Thị Hồng Lan (2011), thì các loại thuốc như Padan 95 SP
(Cartap), Regent 5 SC (Fipronil), Marshal 200 SC (Carbosulfan) đều có hiệu lực
phòng trừ sâu đục thân mình tím Phragmataecia castaneae.

Nguyễn Mạnh Tường (2009) báo cáo rằng, ruộng có phun thuốc Vibasu 40 ND
(diazinon) cho năng suất (63,48 tấn/ha) cao hơn ruộng không phun thuốc (59,43 tấn/ha).

1.3 Một số nghiên cứu về sâu đục thân bốn vạch Chilo tumidicostalis Hampson
(Lepidoptera: Pyralidae)

1.3.1 Phân bố và tình hình gây hại của sâu của sâu đục thân Chilo tumidicostalis

Theo Bleszynski (1970), sâu đục thân mía bốn vạch C. tumicostalis là loài sâu
hại quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và Đông Phi và phân bố ở Ấn Độ,
Myanmar và Nepal.

Karim và Islam (1977) nhận thấy loài sâu đục thân mía C. tumidicostalis là một
loài côn trùng gây hại nghiêm trọng trên mía ở Bangladesh. Loài sâu này gây hại bắt đầu
từ cuối tháng 4 và kéo dài đến tháng 11, phá hại mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 9.

Loài sâu đục thân mía bốn vạch C. tumidicostalis là loài sâu hại quan trọng ở
vùng Đông Bắc Thái Lan (Suasa-ard và Allsopp, 2000).

Kết quả nghiên cứu của Siriwan (2003), mật độ loài C. tumidicostalis phát
triển cao trong các tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 6, tháng 7, tháng 8, và
tháng 11. Sâu đục thân C. tumidicostalis gây hại mía từ khi trồng đến thu hoạch và
tỷ lệ mía bị hại bởi loài sâu đục thân C. tumidicostalis cao nhất vào tháng 8 là
12,47% và thấp nhất là tháng giêng với tỷ lệ là 2,47% (Shashi và ctv, 2012).

Thái Lan, Pitaksa và Prachuabmoh (1989) báo cáo rằng, loài C. tumidicostalis
gây hại trên mía ở giai đoạn vươn lóng, kết quả khảo sát tại các huyện Sam Chuk,
Song Phi Nong và U Thong tỉnh Suphan Buri cho thấy tỷ lệ gây hại lần lượt là
0,68%, 3,94% và 1,98%.

9
1.3.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục thân Chilo tumidicostalis

Sâu đục thân mía C. tumidicostalis là dịch hại quan trọng của mía và cho rằng
thời gian sống ngài trưởng thành sâu đục thân bốn vạch C. tumidicostalis biến động từ
2 đến 5 ngày, thời gian tiền đẻ trứng biến động từ 1 đến 3 ngày. Ngài trưởng thành
thường giao phối, đẻ trứng thành 2 – 3 hàng dọc trên cả hai mặt lá vào ban đêm ban đêm
(Pitaksa, 1999). Theo Suasaard và Allsopp (2000), ngài trưởng thành C. tumidicostalis hoạt
động giao phối và đẻ trứng vào hoàng hôn. Màu sắc chung của cánh trước màu nâu nhạt.
Tuổi thọ của ngài trưởng thành khoảng từ 5 – 7 ngày.Vòng đời của loài C. tumidicostalis là
43,21 ngày.

Theo Ataur và ctv (2013), trứng của sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis đẻ từ
2 – 5 hàng trên mỗi lá và từ lá thứ 1 đến lá thứ 3 trên mỗi cây mía. Trứng sâu đục
thân mía C. tumidicostalis dài 1,2 mm, rộng 0,8 mm. Trứng sâu C. tumidicostalis
mới đẻ có màu trắng sáng đến xanh lục, khi trứng sắp nở có màu đỏ nhạt. Sâu non sâu
đục thân C. tumidicostalis tuổi nhỏ có chiều dài từ 1 – 3 mm, tuổi lớn dài 3 mm, cơ
thể có 4 sọc màu nâu nhạt. Nhộng của sâu đục thân C. tumidicostalis có màu nâu,
đốt bụng thứ 5, 6 và 7 có vân cứng, dài trung bình 16 – 20 mm. Ngài trưởng thành
có màu vàng sáng, cánh có đường sọc màu nâu. Ngài cái, ngài đực có sải cánh dài
lần lượt là 25 – 40 mm; 18 – 30 mm. Hậu môn ngài cái có dạng hình chữ U, hậu
môn ngài đực có túm lông dày bao quanh.

Theo Huỳnh Vũ Linh (2015) nghiên cứu thì kích thước sâu non sâu đục thân
C. tumidicostalis có sự khác biệt, tuy nhiên đây là không phải là đặc điểm để phân
biệt được các tuổi sâu non C. tumidicostalis có tuổi liền kề. Vì sự phát triển của
sâu non C. tumidicostalis phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn, khi thức ăn phù hợp thì
sâu non phát triển mạnh, kích thước cơ thể lớn và ngược lại khi thức ăn không phù
hợp thì sâu non phát triển kém, kích thước nhỏ. Vậy nên có rất nhiều trường hợp kích
thước cơ thể sâu non tuổi lớn lại nhỏ hơn kích thước cơ thể sâu non tuổi nhỏ liền kề.
Vì vậy, kích thước vỏ đầu sâu đục thân C. tumidicostalis là chỉ tiêu quan trọng để phân
biệt tuổi sâu non.

10
Ngài cái sâu đục thân C. tumidicostalis đẻ trứng tốt nhất khi cho ăn thêm mật ong
50%, với số lượng trứng và hiệu suất đẻ cao nhất trung bình tương ứng là 480,4 ± 45,78
trứng, 95 ± 3,4%. Ngài cái C. tumidicostalis có tuổi thọ trung bình là 6,867 ± 0,937 ngày,
đẻ trứng tập trung vào ngày thứ 2 và ngày thứ 3 với tổng số trứng chiếm 80%
(Huỳnh Vũ Linh, 2015).

Ataur và ctv (2013) đã ghi nhận thời gian phát triển pha trứng của sâu đục
thân C. tumidicostalis là 4 ngày. Sâu non sâu đục thân C. tumidicostalis có 5 tuổi.
Thời gian phát triển pha nhộng sâu đục thân C. tumidicostalis từ 7 – 15 ngày, có
khi lên đến 22 ngày khi thời tiết lạnh. Ngài trưởng thành sâu đục thân C. tumidicostalis hoạt
động và đẻ trứng về đêm, sống được 3 – 6 ngày, trung bình mỗi ngài cái đẻ được 500 – 800
trứng ở điều kiện nhiệt độ là 20 – 30oC.

Huỳnh Vũ Linh (2015) cho biết kích thước sâu non sâu đục thân C. tumidicostalis lớn
dần theo độ tuổi. Chiều dài sâu non tuổi 1 biến động từ 1,6 mm đến 3,8 mm, trung bình là
2,52 ± 0,75 mm, chiều rông biến động từ 0,3 mm đến 0,5 mm, trung bình là 0,42 ± 0,04
mm. Chiều dài sâu non tuổi 2 biến động từ 2,6 mm đến 5,5 mm, trung bình là 3,84 ± 0,76
mm, chiều rộng biến động từ 0,5 mm đến 0,8 mm, trung bình là 0,66 ± 0,10 mm. Chiều dài
sâu non tuổi 3 biến động từ 4,8 mm đến 8,5 mm, trung bình là 6,42 ± 0,95 mm, chiều rộng
biến động từ 0,9 mm đến 1,2 mm trung bình là 1,02 ± 0,10 mm. Chiều dài sâu non tuổi
4 biến động từ 8,6 mm đến 12,1 mm trung bình là 9,93 ± 0,86 mm, chiều rộng biến động
từ 1,0 mm đến 1,75 mm trung bình là 1,42 ± 0,23 mm. Chiều dài sâu non tuổi 5
biến động từ 10,5 mm đến 15,0 mm trung bình là 13,14 ± 1,17, chiều rộng biến
động từ 1,4 mm đến 2,6 mm trung bình là 2,00 ± 0,33 mm. Chiều dài sâu non tuổi
6 biến động từ 14,0 mm đến 19,0mm trung bình là 16,27 ± 1,26 mm, chiều rộng
biến động từ 2,2 mm đến 2,9 mm trung bình là 2,60 ± 0,19 mm. Chiều dài sâu non
tuổi 7 biến động từ 16,0 mm đến 23 mm trung bình là 19,1 ± 1,37 mm, chiều rộng
biến động từ 2,7 mm đến 3,4 mm trung bình là 3,00 ± 0,20 mm

Theo Siriwan (2003), Khi thưc hiện nuôi sâu đục thân mía C. tumidicostalis
trong điều kiện phòng thí nghiện nhiệt độ 28 ± 2 oC ẩm độ 75 ± 2% với thức ăn là
mía cắt lát thì sâu non có từ năm đến bảy tuổi. Với vòng đời sâu non có năm tuổi

11
tổng thời gian vòng dời biến động từ 37 đến 39 ngày; sâu non có sáu tuổi, tổng thời
gian phát triển vòng đời biến động từ 49 đến 64 ngày; sâu non có bảy tuổi thời gian
phát triển vòng đời biến động từ 54 đến 63 ngày.

Pitaksa (1999) cho rằng thời gian phát triển pha trứng của sâu đục thân mía
C. tumidicostalis là 9 ngày, tổng thời gian phát triển pha sâu non dao động từ 25
đến 30 ngày, thời gian phát triển pha nhộng dao động từ 7 đến 10 ngày, thời gian
sống của ngài trưởng thành dao động từ 3 đến 5 ngày, tổng vòng đời là dao động
từ 46 đến 49 ngày. Tỷ lệ nở trứng tự nhiên của loài sâu đục thân C. tumidicostalis
là 96,96%.

Theo Huỳnh Vũ Linh (2015) thì tuổi thọ ngài cái sống lâu nhất với thức ăn là
nồng độ mật ong 50% là 7,00 ± 1,00 ngày. Ngài trưởng thành đẻ trứng từ ngày thứ 2
kéo dài đến ngày thứ 5, tập trung vào ngày thứ 2 và ngày thứ 3 sau khi vũ hóa và tỷ
lệ giảm dần về các ngày sau. Ngày thứ 2 sau vũ hóa ngài trưởng thành đẻ với tỷ lệ
cao nhất 50% với số trứng trung bình là 240,3 ± 22,9 trứng và ngày thứ 3 sau vũ
hóa đạt 30% với số trứng trung bình là 144,6 ± 13,9 trứng.

Kết quả nghiên cứu khả năng đẻ trứng của ngài trưởng thành sâu đục thân mía
C. tumidicostalis trong phòng thí nghiện nhiệt độ 28 ± 2 oC ẩm độ 75 ± 2% bằng
cách chọn các cặp ngài mới vũ hóa cho vào lồng lưới 60 x 60 x 90 cm, bên trong có
chồi mía non được trồng trong chậu và cho ăn thêm mật ong thu được kết quả như
sau: số trứng trong một ổ biến động từ 5 đến 250 trứng, trung bình là 123,31 ± 70,89 trứng,
tuổi thọ của ngài trưởng thành biến động từ 3 đến 5 ngày, nhưng chưa thấy được tỷ lệ mật
ong nào là thích hợp cho ngài trưởng thành và cũng chưa miêu tả được nhịp điệu đẻ trứng
của ngài trưởng thành cái (Siriwan, 2003).

Siriwan (2003) nghiên cứu khả năng phát triển sau đẻ trứng của loài sâu đục
thân mía C, tumidicostalis bằng thức ăn là mía xác lát trong điều kiện phòng thí
nghiệm nhiệt độ 28 ± 2 oC ẩm độ 75 ± 2% cho kết quả như sau, tỷ lệ trứng nở là
97,54%, tỷ lệ hóa nhộng là 25,68%, tỷ lệ vũ hóa là 92,62% và tỷ lệ đực cái tương
ứng là 1: 1,57. Còn Atuar và ctv (2013), thu nhộng từ ngoài đồng về nuôi đến khi
vũ hóa thì tỷ lệ đực cái tương ứng là 1:1,42.
12
Theo Cao Anh Đương (2014), kết quả định của viện nghiên cứu mía đường
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương loài sâu đục thân hại mía mới xuất hiện ở Việt
Nam có tên khoa học là Chilo tumidicostalis Hampson thuộc họ Ngài sáng
(Pyralidae) bộ cánh vẩy (Lepidoptera).

Sâu non C. tumidicostalis sống tập thể, sâu non mới nở tập trung ăn phá ở phía
trong bẹ lá, khi sâu non sang tuổi 3 thì đục vào thân chính ăn phá phần ruột cây mía để
lại phần vỏ. Sâu non tuổi càng lớn ăn phá càng mạnh làm cho cây mía rổng ruột, trên
thân cây có nhiều lổ đục. Sâu non C. tumidicostalis cuối tuổi 7 dùng răng hàm cắn
thủng lớp vỏ chỉ để một màng nhỏ lắp lỗ lại, lỗ này gọi là lỗ vũ hóa, sâu non ở bên
trong bắt đầu đẩy sức hóa nhộng. Sâu non C. tumidicostalis hóa nhộng bên trong
đường đục. Ngài trưởng thành vũ hóa lúc hoàng hôm, khi mới chui ra từ nhộng ngài
có ngắn sau đó dài, khi dài hết cở ngài xếp cánh giống như hình cánh bướm phơi
cánh khoảng 5 phút. Ngài trưởng thành C. tumidicostalis vũ hóa và giao phối ngay
trong đêm và bắt đầu đẻ trứng vào đêm sau (Huỳnh Vũ Linh, 2015).

Theo Huỳnh Vũ Linh (2015) khẳng định rằng, sâu non sâu đục thân C. tumidicostalis
(loài sâu bốn vạch mới) và sâu non sâu đục thân C. sacchariphagus (loài sâu bốn vạch củ)
rất dễ nhầm lẫn giữa. Tuy nhiên giữa hai loài này có một số đặc điểm khác nhau có thể phân
biệt được. Sâu non C. tumidicostalis có đầu màu nâu vàng đến nâu sẫm (loài cũ có đầu màu
hồng hơi vàng), đốt ngực trước có màu nâu đen (loài cũ màu trắng có viền màu đen), các
đốt trên cơ thể to màu xám (loài củ có đốt nhỏ, màu tím đen). Phân biệt được 2 loài này có ý
nghĩa quan trọng, cho phép phát hiện kịp thời chính xác loài sâu hại là loài C. tumidicostalis
hay loài C. sacchariphagus để có biện pháp phòng.

1.3.3 Thành phần thiên địch của sâu đục thân Chilo tumidicostalis

Trong tự nhiên có 4 loài ong kí sinh sâu đục thân mía C. tumidicostalis quan
trọng là: C. flavipes kí sinh sâu non, Tetrastichus sp. (Hymenoptera: Eulophidae) kí
sinh nhộng, Telenomus sp. (Hymenoptera: Scelionidae) và Trichogramma
chilotraeae Nagaraja & Nagarkatti (Hymenoptera: Trichogrammatidae) kí sinh
trứng. C. flavipes là loài có vai trò quan trọng và trong tự nhiên kiểm soát được sâu
đục thân C. tumidicostalis (Siriwan, 2003).
13
Ở Malaysia, có 52 côn trúng kí sinh và 68 loài côn trùng bắt mồi sâu đục thân mía.
Trong đó, có một số loài mang tính phổ biến và có ý nghĩa như ong mắt đỏ T. australicum và
T. japonicum (Lim và Pan, 1980).

Theo Cheng (1994), có 25 loài côn trùng kí sinh và 14 loài côn trùng bắt mồi các
loài sâu đục thân mía. Trong đó ong mắt đỏ T. chilonis là phổ biến và quan trọng nhất.

Kết quả khảo sát của Siriwan (2003) về các loài thiên địch của sâu đục thân
C. tumidicostalis cho biết có thiên địch như: ong C. flavipes kí sinh sâu non,
Tetrastichus sp kí sinh nhộng, loài Telenomus sp và T. chilonis là những loài kí
sinh trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis.

Qua tổng quan tài liệu, thấy rằng nhóm sâu đục thân mía là nhóm gây hại
phổ biến ở nhiều nước trồng mía. Nhưng sâu đục thân C. tumidicostalis mới là
loài gây hại nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, loài sâu đục thân
mía bốn vạch C. tumidicostalis mới xuất hiện gây hại. Ngoài kết quả định danh
của viện nghiên cứu mía đường về loài sâu đục thân bốn vạch mới gây dịch tại
tỉnh Tây Ninh là loài C. tumidicostalis thì Huỳnh Vũ Linh (2015) đã nghiên cứu
đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục thân mía bốn vạch C. tumidicostalis.
Như vậy sâu đục thân mía C. tumidicostalis có tiềm năng nhân nguồn để phục vụ
và tạo cơ sở cho những nghiên cứu ong ký sinh sau này. Do đó đánh giá được khả
năng nhân nuôi C. tumidicostalis trên một số công thức thức ăn nhân tạo là điều
cần thiết.

14
Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng, bộ môn Bảo vệ Thực vật
khoa Nông học trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh từ tháng 10/2015 đến
tháng 03/2016.

2.2 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân mía bốn vạch C. tumidicostalis trên
một số loại thức ăn nhân tạo.

2.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm

Điều kiện thí nghiệm: nhiệt độ 28 ± 2oC, ẩm độ 45 ± 5%.

Dụng cụ thí nghiệm: kính lúp soi nổi, hộp nhựa nuôi sâu, lồng lưới, ống thủy
tinh, máy chụp hình, nhiệt kế, ẩm kế, vi trắc kế và các dụng cụ vật liệu khác.

Thức ăn cho sâu đục C. tumidicostalis là lóng mía được lấy từ cây mía sạch
giống LK92 – 11.

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thu thập nguồn sâu đục thân Chilo tumidicostalis Hampson

Nguồn sâu: sâu đục thân C. tumidicostalis được thu thập từ nông trường mía
Thành Long (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) (hình 2.1).

15
Hình 2.1 Thu thập nguồn sâu đục thân Chilo tumidicostalis

2.4.2 Nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis Hampson

Tiến hành thu thập sâu đục thân mía C. tumidicostalis trên các ruộng mía bị hại. Sau
đó nuôi tiếp C. tumidicostalis trên lóng mía non trong hộp nhựa (25x17x8 cm), sau 7 ngày
thay mía một lần (Huỳnh Vũ Linh, 2015). Khi sâu non hóa nhộng, tiến hành chuyển
nhộng sang hộp hình trụ (đường kính 11 cm, chiều cao 7 cm) có nắp lưới, dưới đáy hộp
có giấy ẩm để giữ cho nhộng đủ ẩm (hình 2.2).

Hình 2.2 Nhộng sâu đục thân mía C. tumidicostalis

16
Khi nhộng vũ hóa, tiến hành thu ngài cho bắt cặp giao phối trong lồng lưới
(30x25x20 cm), bên trong lồng lưới có 2 đĩa nhựa đựng giấy ẩm và 2 đĩa nhựa đựng
giấy thấm mật ong 50% cho ngài ăn thêm và có lá mía cắm trên mút giữ ẩm để cho
ngài đẻ trứng (hình 2.3a).

Sau 24h tiến hành thay mật ong, thêm nước cất, lá mía và thu trứng. Trứng sâu
đục thân C. tumidicostalis mới thu phải được tách riêng từng ổ để thu sâu non cùng
ngày tuổi (hình 2.3b).

Hình 2.3 Nhân nuôi sâu đục thân mía C. tumidicostalis


a: lồng nuôi ngài; b: hộp đựng trứng

2.4.3 Chuẩn bị thức ăn sâu đục thân Chilo tumidicostalis Hampson

Quy ước: các công thức thức ăn nhân tạo cho sâu đục thân mía C. tumidicostalis
được quy ước như sau:

D1: Công thức thức ăn nhân tạo King và Hartley (1985)

D2: Công thức thức ăn nhân tạo Walder (1976)

D3: Công thức thức ăn nhân tạo Đỗ Ngọc Diệp (2002)

17
Bảng 2.1 Khối lượng và liều lượng của D1, D2 và D3

D1 D2 D3
Các thành phần KL LL KL LL KL LL
(g) (ml) (g) (ml) (g) (ml)

Đường 120 - 120 - - -

Bột đậu nành 120 - 120 - - -

Mầm lúa mì 35 - - - 70 -

Bột ngô - - - - 90 -

Bột thân mía - - - - 90 -

Men mía - - 35 - - -

Men bia - - 35 - 75 -

Nipagin 7 - 7 - 3 -

Cholin clorua 0,9 - 0,9 - - -

Hỗn hợp muối Wesson* 17 - 17 - - -

Agar 25 -- 25 - 30 -

Dung dịch Vitamin** - 25 - 25 - -

Fomandehit - 1,7 - 1,7 - -

Tetracyclin - 0,18 - 0,18 - -

Nước - 2000 - 2000 - 1600

Acid Ascorbic 4,2 - 4,4 - 25 -

Acid Sorbic - - - - 2 -

Amoxcilin - - - - 0,5 -
Chú thích: *: Bảng 2.3 ; **: Bảng 2.2 ; KL: Khối lượng ; LL: Liều lượng

18
Hình 2.4 Thành phần cân trên cân điện tử trước khi nấu

2.4.4 Pha chế thành phần dung dịch Vitamin

Bảng 2.2 Thành phần dung dịch Vitamin

Các thành phần Liều lượng (mg)

Thiamin (vitamin B1) 0,25

Riboflavin (vitamin B2) 0,5

Niaxin (vitamin B3) 1,0

Acid Pantothenic (vitamin B5) 1,0

Pyridoxin (vitamin B6) 0,25

Biotin (vitamin B8) 0,02

Acid Folic (vitamin B9) 0,1

Cobalamin (vitamin B12)* 1,2

Nước* 1000
Chú thích: *: ml

Thao tác pha chế dung dịch vitamin:


19
Hình 2.5 Thành phần dung dịch vitamin
Các thành phần dung dịch vitamin (hình 2.5) được cân trên cân điện tử. Phần đầu
tiên đun 500 ml nước cất (60 - 70 oC) và cho vào ống đong, sau đó cho viatamin B1
(hình 2.5a), vitamin B2 (hình 2.5b), vitamin B3 (hình 2.5c) dạng tinh khiết vào và
dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho đến khi thành phần tan hết. Phần thứ hai lấy 50 ml
nước cất (60 - 70oC), cho Vitamin B5 (hình 2.5d), vitamin B6 (hình 2.5e), vitamin B8
(hình 2.5f), vitamin B9 (hình 2.5g) dạng viên vào, để 15 phút mới khuấy đều và cho
vào ống đong. Tiếp đó cho vitamin B12 (hình 2.5h) dạng dung dịch vào và khuấy đều
cho đến khi các thành phần tan hết. Phần cuối cùng là cho lượng nước cất vào cho đến
khi tới mức 1000 ml, dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho đến khi tan hết (hình 2.6a) và
dung dịch được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 15 – 20oC.

20
Hình 2.6 Pha chế dung dịch vitamin
a: thao tác pha dung dịch vitamin; b: dung dịch vitamin hoàn tất

2.4.5 Thành phần muối Wesson

Bảng 2.3 Thành phần muối Wesson

Các thành phần Khối lượng (%)

CaCO3 21

Ca3(PO4)2 14,9

KH2PO4 31

KCl 12

NaCl 10,5

MgSO4 9

MnSO4.H2O 0,02

FePO4.4H2O 1,47

CuSO4.5H2O 0,039

KI 0,005

NaF 0,057

KAl(SO4)2.12H2O 0,009
21
2.4.6 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
với các ion sắt khác nhau

Phương pháp nghiên cứu:

Thí nghiệm được thực hiện theo công thức D1 ở bảng 2.1. Bô ̣t đâ ̣u nành sử dụng
cho thí nghiê ̣m được chuẩn bị như sau: mua hạt đâ ̣u nành, nghiền và lọc thành bô ̣t.

Vì FePO4.4H2O là chất dể bị oxi hóa ở điều kiê ̣n thường nên thử nghiê ̣m thay thế
bằng các thành phần khác như: FeSO4, FeCl2, Fe2(SO4)3, FeC6H5O7.5H2O, FePO4.4H2O
(đối chứng) để bào chế muối Wesson.

Thao tác nấu:

Thành phần trong bảng được chia làm 3 phần (hình 2.7). Phần thứ nhất bao gồm:
đường, bột đậu nành, mầm lúa mì và hỗn hợp muối Wesson (hình 2.7a). Phần thứ hai
bao gồm: nipagin, cholin clorua, dung dịch vitamin, fomandehit, tetracyclin, acid
ascorbic (hình 2.7b). Phần thứ ba là agar (hình 2.7c).

Hình 2.7 Các thành phần trước khi nấu thức ăn


a: thành phần thứ 1; b: thành phần thứ 2; c: thành phần thứ 3

Nước được chia làm hai phần, phần thứ nhất được đun nóng (60 – 70 oC), cho vào
máy xay sinh tố và cho thành phần thứ nhất và thành phần thứ hai vào lần lược (hình
2.8a). Trộn đều các thành phần cho đến khi các thành phần hòa tan hết. Phần thứ hai,
đun agar và cho phần một vào, dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp cho đến khi sôi. Để

22
hỗn hợp nguội (60 – 70oC), trộn đều trên máy xay sinh tố và cho thức ăn vào ống
nghiệm, trên ống nghiệm được đậy bằng bông gòn thắm cồn 70o (hình 2.8b).

Hình 2.8 Hoàn thành thao tác nấu và cho thức ăn vào ống nghiệm
a: trộn đều hỗn hợp trên máy sinh tố; b: cho thức ăn vào ống nghiệm

Mỗi ống nghiệm cho 10 sâu non C.tumidicostalis tuổi 1, ba ngày tuổi.

Sau khi tìm ra được các loại muối có tỷ lệ sâu ăn thức ăn nhiều thì tăng thời gian gian theo
dõi lên 30 ngày để tìm ra loại muối thích hợp bào chế muối Wesson.

Hình 2.9 Bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C.
tumidicostalis với các ion sắt khác nhau

23
Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố với 5 nghiệm thức
và 10 lần lặp lại.

Nghiệm thức 1: 0,28g muối FeSO4

Nghiệm thức 2: 0,23g muối FeCl2

Nghiệm thức 3: 0,49g muối Fe2(SO4)3

Nghiệm thức 4: 0,62g muối FeC6H5O7.5H2O

Nghiệm thức 5: 0,27g muối FePO4.4H2O

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ sâu ăn thức ăn (%) = (tổng số ăn/tổng số sâu) x 100 (thời gian theo dõi 10 ngày)

Nhận biết sâu ăn thức ăn nhân tạo bằng cách quan sát thấy đường sâu đục và
phần thải ra từ sâu (hình 2.10).

Hình 2.10 Cách nhận biết sâu ăn thức ăn nhân tạo


a: đường sâu đục; b: sâu lột xác

24
2.4.7 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
theo công thức thức ăn D1 trên các thành phần đậu nành khác nhau

Qua thí nghiê ̣m 2.4.6 nhâ ̣n thấy thành phần bô ̣t đâ ̣u nành chưa hòa tan hết trong
hỗn hô ̣p thức ăn cho nên thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo
tumidicostalis theo công thức thức ăn D1 trên các loại bô ̣t đậu nành khác nhau được
tiến hành.

Phương pháp nghiên cứu:

Thí nghiệm được thực hiện dựa trên bảng 2.1 chỉ thay đổi thành phần đậu nành.

Thao tác nấu: thành phần trong bảng được chia làm 3 phần. Phần thứ nhất bao
gồm: đường, bột đậu nành, mầm lúa mì và hỗn hợp muối Wesson. Phần thứ hai bao
gồm: nipagin, cholin clorua, dung dịch vitamin, fomandehit, tetracyclin, acid ascorbic.
Phần thứ ba là agar.

Nước được chia làm hai phần: phần thứ nhất được đun nóng (60 – 70 oC), cho vào
máy xay sinh tố và cho thành phần thứ nhất và thành phần thứ hai vào lần lược. Trộn
đều các thành phần cho đến khi các thành phần hòa tan hết. Phần thứ hai, đun agar và
cho phần một vào, dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp cho đến khi sôi. Để hỗn hợp nguội
(60 – 70oC), trộn đều trên máy xay sinh tố và cho thức ăn vào ống nghiệm, trên ống
nghiệm được đậy bằng bông gòn thấm cồn 70o.

Hình 2.11 Bố trí thí nghiệm trên các thành phần đậu nành khác nhau

25
Mỗi ống nghiệm cho 10 sâu C.tumidicostalis non tuổi 1, ba ngày tuổi, thời gian
theo dõi 10 ngày.

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố với 4
nghiệm thức và 10 lần lặp lại (hình 2.11).

Nghiệm thức 1: ĐNST (bô ̣t đậu nành được mua ở siêu thị (hình 2.12).

Nghiệm thức 2: ĐNKR (mua hạt đâ ̣u nành (hình 2.13a), nghiền (hình 1.13b) và
lọc thành bô ̣t (hình 2.13c).

Nghiệm thức 3: ĐN4H (mua hạt đâ ̣u nành (hình 2.14a) và ngâm 4h trong nước
(hình 2.14b) sau đó nghiền (hình 2.14c).

Nghiệm thức 4: ĐNLM (mua hạt đậu nành (hình 2.15a) và ủ cho lên mầm (hình
2.15b) sau đó nghiền (hình 3.15c).

Hình 2.12 Bột đậu nành mua ở siêu thị

26
Hình 2.13 Đậu nành sử dụng cho nghiệm thức 2
a: mua hạt đậu nành và cân trên cân điện tử; b: nghiền đậu nành trên máy sinh tố;
c: lọc thành bột đậu nành

Hình 2.14 Đậu nành sử dụng cho nghiệm thức 3


a: mua hạt đậu nành và cân trên cân điện tử; b: ngâm đậu nành trong 4 giờ;
c: nghiền đậu nành trên máy sinh tố

27
Hình 2.15 Đậu nành sử dụng cho nghiệm thức 4
a: mua hạt đậu nành và cân trên cân điện tử; b: hạt đậu nành ủ lên mầm;
c: nghiền đậu nành trên máy sinh tố

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ sâu ăn thức ăn (%) = (số sâu ăn/tổng số sâu) x 100

2.4.8 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
theo công thức thức ăn D1 với các thao tác nấu khác nhau

Phương pháp nghiên cứu:

Thí nghiệm được thực hiện như bảng 2.1, các thành phần trong bảng được chia
làm 3 phần:

Phần thứ nhất bao gồm các thành phần: đường, bột đậu nành, mầm lúa mì và hỗn
hợp muối Wesson.

Phần thứ hai bao gồm các thành phần: nipagin, choline clorua, dung dịch vitamin,
fomandehit, tetracyclin, acid ascorbic.

Phần thứ ba là agar.

Mỗi ống nghiệm cho 10 sâu non C.tumidicostalis tuổi 1, ba ngày tuổi.

28
Hình 2.16 Bố trí thí nghiệm nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis theo công
thức thức ăn D1 với các thao tác nấu khác nhau

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis theo công thức thức ăn
D1 với các thao tác nấu khác nhau được bố trí theo kiểu kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
đơn yếu tố với 3 nghiệm thức và 10 lần lặp lại, thời gian theo dõi 10 ngày (hình 2.16).

Nghiệm thức 1: nước được chia làm ba phần, phần thứ nhất đun nóng (60 – 70 oC)
cho vào máy xay sinh tố và cho thành phần thứ nhất vào, xay đến khi các thành phần
được trộn đều hết (hình 2.17a). Phần thứ hai cũng đun trên bếp và cho thành phần thứ
hai vào, dùng muỗng khuấy cho đến khi các thành phần tan hết và cho vào phần thứ
nhất, trộn hai thành phần trên máy xay sinh tố cho đến khi đều (hình 2.17b). Phần thứ
3, đun agar trên bếp (hình 2.17c) và cho tất cả thành phần vào và dùng muỗng khuấy
đều cho đến khi sôi. Sau khi hỗn hợp thức ăn hoàn tất, để thức ăn nguội (60 – 70 oC),
cho vào máy xay sinh tố trộn đều và cho thức ăn vào ống nghiệm, trên ống nghiệm
được đậy bằng bông gòn thấm cồn 70o.

Nghiệm thức 2: nước được chia làm hai phần, phần thứ nhất được đun nóng (60 –
70oC), cho vào máy xay sinh tố và cho thành phần thứ nhất và thành phần thứ hai vào
lần lược (hình 2.18a). Trộn đều các thành phần cho đến khi các thành phần hòa tan hết.
Phần thứ hai, đun agar (hình 2.18b) và cho phần một vào, dùng muỗng khuấy đều hỗn
hợp cho đến khi sôi. Để hỗn hợp nguội (60 – 70oC), trộn đều trên máy xay sinh tố và
cho thức ăn vào ống nghiệm, trên ống nghiệm được đậy bằng bông gòn thấm cồn 70o.

29
Nghiệm thức 3: nước được chia làm ba phần, phần thứ nhất đun nóng (60 – 70 oC)
cho vào máy xay sinh tố và cho thành phần thứ nhất vào, xay đến khi các thành phần
được trộn đều hết (hình 2.19a). Phần thứ hai cũng đun nóng (60 – 70 oC) cho vào máy
xay sinh tố và cho thành phần thứ hai vào, xay đến khi các thành phần tan hết (hình
2.19b). Phần thứ 3, đun agar trên bếp (hình 2.19c) và cho tất cả thành phần vào và
dùng muỗng khuấy đều cho đến khi sôi. Sau khi hỗn hợp thức ăn hoàn tất, để thức ăn
nguội (60 – 70oC), cho vào máy xay sinh tố trộn đều và cho thức ăn vào ống nghiệm,
trên ống nghiệm được đậy bằng bông gòn thấm cồn 70o.

Hình 2.17 Các thành phần trước khi nấu thành hỗn hợp thức ăn
a: thành phần thứ 1 được trộn trên máy xay sinh tố; b: thành phần thứ 2 nấu trên bếp;
c: agar trước khi trộn tất cả các thành phần

Hình 2.18 Các thành phần trước khi nấu thành hỗn hợp thức ăn
a: thành phần thứ 1 và 2 trộn trên máy sinh tố; b: agar trước khi trộn các thành phần

30
Hình 2.19 Các thành phần trước khi nấu thành hỗn hợp thức ăn
a: thành phần thứ 1 trên máy xay sinh tố; b: thành phần thứ 2 trên máy sinh tố;
c: agar trước khi trộn tất cả các thành phần

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ sâu ăn thức ăn (%) = (số sâu ăn/tổng số sâu) x 100

2.4.9 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
trên các công thức thức ăn nhân tạo

Phương pháp nghiên cứu:

Cho 30 sâu non C.tumidicostalis tuổi 1, ba ngày tuổi vào ống nghiệm chứa thức
ăn nhân tạo. Đầu miệng ống nghiệm gắn bông gòn thấm cồn 70o.

Thao tác nấu:

Công thức D1 và D2: nước được chia làm ba phần, phần thứ nhất đun nóng (60 –
70oC) cho vào máy xay sinh tố và cho thành phần thứ nhất vào, xay đến khi các thành
phần được trộn đều hết. Phần thứ hai cũng đun trên bếp và cho thành phần thứ hai vào,
dùng muỗng khuấy cho đến khi các thành phần tan hết và cho vào phần thứ nhất, trộn
hai thành phần trên máy xay sinh tố cho đến khi đều. Phần thứ 3, đun agar trên bếp và
cho tất cả thành phần vào và dùng muỗng khuấy đều cho đến khi sôi. Sau khi hỗn hợp
thức ăn hoàn tất, để thức ăn nguội (60 – 70 oC), cho vào máy xay sinh tố trộn đều và
cho thức ăn vào ống nghiệm, trên ống nghiệm được đậy bằng bông gòn thấm cồn 70o.

31
Công thức D3: agar cho vào nồi với cùng lượng nước cất, đun trên bếp ga (lửa
nhỏ) và dùng đũa khuấy cho agar tan điều trong nước. Cho bột Nipagin và acid sorbic
vào cốc thủy tinh chứa 15ml cồn 70%, đun trên bếp cho bột tan điều rồi đổ vào nồi
khuấy điều. Khi khuấy hỗn hợp agar, nipagin, acid sorbic tan hết thì bắt nồi ra. Khi
nào nhiệt độ khoảng 40oC. Cân và trộn toàn bộ lượng bột ngô, bột thân mía, men bia,
mầm lúa mì, amoxciline, acid ascorbic vào nồi, khuấy điều và cho toàn bộ lượng hỗn
hộp trong nồi vào máy xay sinh tố để trộn điều. Đo pH dung dịch thấy pH quá thấp thì
có thể thêm 20ml NaOH 0,5N vào trung hòa acid dư, khi pH đạt 5,8 - 6 là được. Sau
khi chuẩn bị xong cho thức ăn của sâu được vào các ống đáy phẳng và được cắm với
bông gòn thấm cồn 70°.

Hình 2.20 Bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C.
tumidicostalis trên các công thức thức ăn nhân tạo.

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí kiểu kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố với 3
nghiệm thức và 10 lần lặp lại (hình 2.20).

Nghiệm thức 1: công thức D1

Nghiệm thức 2: công thức D2

Nghiệm thức 3: công thức D3

32
Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ sâu sống (%) = (tổng số sâu sống/tổng số sâu) x 100

Tỷ lệ con cái (%) = (tổng số con cái/tổng số sâu vũ hóa) x 100

Tỷ lệ vũ hoá (%) = (tổng số con vũ hóa/tổng số nhô ̣ng) x 100

Thời gian hoàn thành vòng đời (ngày)

Khả năng đẻ trứng:

Sau khi nhộng vũ hoá, chọn 10 cặp ngài 1 ngày tuổi cho vào lồng lưới kích thước
30x25x20 cm. Bên trong mỗi lồng có lá mía cấm trên mút ẩm, bổ sung 2 đĩa nhựa
đựng giấy ẩm và 2 đĩa nhựa đựng giấy thấm mật ong (hình 2.21). Chỉ tiêu là tổng số
trứng đẻ.

Nghiệm thức 1: sâu nuôi trên thức ăn nhân tạo (công thức D1)

Nghiê ̣m thức 2: sâu nuôi trên thức ăn nhân tạo (công thức D2)

Nghiệm thức 3: sâu nuôi trên mía (đối chứng)

Hình 2.21 Bố trí thí nghiệm khả năng đẻ trứng sâu đục thân C. tumidicostalis

2.5 Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu được nhập, xử lý dựa vào Excel (2010).

Xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1.


33
Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
với các ion sắt khác nhau

Kết quả đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis với các ion
sắt khác nhau được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhận tạo (10 ngày)

Tỷ lệ sâu ăn thức ăn (%)


STT Nghiệm thức
Biến động TB ± SD

1 Sử dụng muối FeSO4 0,0 – 0,0 0,0 – 0,0c

2 Sử dụng muối FeCl2 0,0 – 0,0 0,0 – 0,0c

3 Sử dụng muối Fe2(SO4)3 0,0 – 0,0 0,0 – 0,0c

4 Sử dụng muối FeC6H5O7.5H2O 50,0 – 80,0 64,0 ± 9,7b

5 Sử dụng muối FePO4.4H2O (đối chứng) 70,0 – 90,0 81,0 ± 7,4a

CV (%) 14,9%
Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2 oC; ẩm độ 45 ±
5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng arcsin√(x).

Qua bảng 3.1 nhận thấy tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhân
tạo (hình 3.1), khi sử dụng muối FePO 4.4H2O và FeC6H5O7.5H2O có tỷ lệ ăn cao
nhất và khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với sử dụng muối FeSO 4, FeCl2
và Fe2(SO4)3 (81,0 ± 7,4% và 64,0 ± 9,7% với 0,0%).

34
Hình 3.1 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức nhân tạo sau 10 ngày
a: muối FeSO4; b: muối FeCl2; c: muối Fe2(SO4)3;
d: muối FeC6H5O7.5H2O; e: muối FePO4.4H2O

Điều này là do khi sử dụng muối các muối FeSO 4, FeCl2, Fe2(SO4)3 để bổ sung
ion sắt cho thực phẩm ngũ cốc thì thực phẩm ngũ cốc dễ bị oxy hóa thành các axit béo
bão hòa ở điều kiện thường. Chính điều này gây ra mùi khó chịu. Mặt khác côn trùng
là loài rất mẫn cảm với mùi do đó sâu không ăn và chết. Khi sử dụng muối
FeC6H5O7.5H2O và FePO4.4H2O trong hỗn hợp muối Wesson bào chế thức ăn nhân tạo
của sâu đục thân mía thì thức ăn nhân tạo không bị oxy hóa nên không gây mùi khó
chịu. Do đó tỷ lệ sâu ăn thức ăn cao. Vì vậy có thể trộn chung muối FeC 6H5O7.5H2O
và FePO4.4H2O với các thành phần muối khác để bào chế hỗn hợp muối Wesson (bảng
2.3) làm thức ăn cho sâu đục thân C. tumidicostalis và bảo quản trong tủ lạnh (5oC –
10oC).

Bảng 3.2 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhận tạo khi theo dõi 30 ngày

Tỷ lệ sâu ăn thức ăn (%)


STT Nghiệm thức
Biến động TB ± SD

1 Sử dụng muối FeC6H5O7.5H2O 40,0 – 60,0 57,0 ± 11,6

2 Sử dụng muối FePO4.4H2O (đối chứng) 70,0 – 90,0 78,0 ± 6,30

t - Test |t| = 5,3 > tα/2 = 2,1


Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2 oC; ẩm độ 45 ±
5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 95%.
35
Qua bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức nhân tạo (hình
3.2), khi sử dụng muối FePO4.4H2O có tỷ lệ ăn cao nhất và khác biệt rất có ý nghĩa về
mặt thống kê so với sử dụng muối FeC6H5O7.5H2O (78,0 ± 6,30% với 57,0 ± 11,6%).
Qua đó có thể kết luận rằng sử dụng muối FePO 4.4H2O để bào chế muối Wesson là rất
có khả thi.

Hình 3.2 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức nhân tạo sau 30 ngày
a: muối FeC6H5O7.5H2O; b: muối FePO4.4H2O

3.2 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
theo công thức thức ăn D1 trên các thành phần đậu nành khác nhau

Từ thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis với
các ion sắt khác nhau. Sử dụng FePO4.4H2O trong hỗn hợp muối Wesson cho thí
nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis theo công thức
thức ăn D1 trên các thành phần đậu nành khác nhau.

Kết quả đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis theo công
thức thức ăn D1 trên các thành phần đậu nành khác nhau được thể hiện ở bảng 3.3.

36
Bảng 3.3 Tỷ lệ sâu sống trên thức ăn nhận tạo.

Tỷ lệ sâu ăn thức ăn (%)


STT Nghiệm thức
Biến động TB ± SD

1 ĐNST 30,0 - 70,0 47,0 ± 13,4d

2 ĐNKR 50,0 – 80,0 61,0 ± 9,9bc

3 ĐN4H 60,0 – 90,0 79,0 ± 9,9a

4 ĐNLM 60,0 – 90,0 72,0 ± 10,3ab

CV (%) 12,9%
Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2 oC; ẩm độ 45 ±
5%; ĐNST: đậu nành siêu thị; ĐNKR: đậu nành không rang; ĐN4H: đậu nành ngâm
trong nước 4 giờ; ĐNLM: đậu nành lên mầm; trong cùng một cột, các nghiệm thức có
cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được
chuyển đổi bằng arcsin√(x).

Kết quả bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ sâu ăn thức ăn nhân tạo (hình 3.4) với các thành
phần bột đậu nành khác nhau, khi sử dụng ĐN4H (79,0 ± 9,9%) cho tỷ lệ ăn cao nhất và
khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với ĐNST, ĐNKR, ĐNLM (47,0 ± 13,4%;
61,0 ± 9,9% và 72,0 ± 10,3%). Tỷ lệ sâu ăn thức ăn thấp nhất là ĐNST (47,0 ± 13,4%).

Hình 3.4 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhân tạo với các thành phần
bột đậu nành khác nhau
a: ĐNST; b: ĐNKR; c: ĐN4H; d: ĐNLM

37
Trong nghiên cứu, thức ăn côn trùng phần lớn thường dùng đậu nành ngâm 4 giờ.
Việc sử dụng đậu nành làm thức ăn cho sâu đục thân trên mía vẫn chưa làm rõ vì tại
Brazil làm thức ăn nhân tạo cho sâu đục thân mía bằng cách sử dụng đậu nành thành
phẩm từ thức ăn cho thỏ. Do đó thí nghiệm được tiến hành và nhận thấy, đậu nành
được sử dụng đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ sâu ăn thức ăn. Đậu nành ngâm 4 giờ (hình
3.5c) có tỷ lệ sâu ăn cao nhất vì là đậu nành nguyên chất, rất dễ hòa tan trong hỗn hộp
thức ăn. Đậu nành lên mầm (hình 3.5d) cho tỷ lệ sâu ăn cao nhưng do quá trình lên
mầm hạt đậu nành chuyển hóa thành fructoze cũng có thể làm giảm tỷ lệ sâu ăn do
trong mầm lúa mì đã có fructoze. Đậu nành không rang (hình 3.5b) thì quá trình chế
biến nghiền và lọc có ảnh hưởng đến tỷ lệ sâu ăn, khi nấu đậu nành vẫn không tan hết.
Đậu nành siêu thị (hình 3.5a) cho tỷ lệ sâu ăn thấp nhất vì đậu nành được chế biến theo công
nghiệp, trong đậu nành siêu thị cũng có một phần bột ngô và bị biến tính ở nhiệt độ cao.

Hình 3.5 Đậu nành để làm thức ăn nhân tạo cho sâu đục thân C. tumidicostalis
a: ĐNST; b: ĐNKR; c: ĐN4H; d: ĐNLM
Việc tìm ra bột đậu nành thích hợp và sử dụng muối FePO 4.4H2O ở thí nghiệm
3.2 góp phần rất quan trọng để xây dựng quy trình nhân nuôi sâu đục thân C.
tumidicostalis.

3.3 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
theo công thức thức ăn D1 với các thao tác nấu khác nhau

Qua thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis theo
công thức thức ăn D1 trên các thành phần đậu nành khác nhau, chọn ra được đậu nành
ĐN4H để dùng cho thí nghiệm.

38
Kết quả đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis theo công
thức thức ăn D1 với các thao tác nấu khác nhau được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhận tạo

Tỷ lệ sâu ăn thức ăn (%)


STT Nghiệm thức
Biến động TB ± SD

1 Nghiệm thức 1 60,0 -80,0 76,0 ± 9,7a

2 Nghiệm thức 2 70,0 – 90,0 82,0 ± 9,2a

3 Nghiệm thức 3 20,0 – 60,0 39,0 ± 13,7b

CV (%) 13,2%
Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2oC; ẩm độ 45 ±
5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng arcsin√(x).

Qua bảng 3.4 nhận thấy tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhận tạo
(hình 3.6) trên các thao tác nấu khác nhau thì nghiệm thức 2 và nghiệm thức 1 (82,0 ±
9,2% và 76,0 ± 9,7%) cho tỷ lệ sâu ăn cao nhất, khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê
so với nghiệm thức 3 (39,0 ± 13,7%).

Kết quả bảng 3.4 nhận thấy nghiệm thức 2 cho tỷ lệ sâu ăn thức ăn cao nhất vì
quá trình chế biến các thành phần đều tan hết trong agar. So với nghiệm thức 2 thì
nghiệm thức 1 trong quá trình chế biến protein bị biến tính do nhiệt độ cao gây ảnh
hưởng đến thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Nghiệm thức còn lại cho kết quả rất
thấp cho thấy quá trình chế biến chưa được đúng cách, cholin clorua và dung dịch
vitamin chưa tan hết gây ra mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến sâu non.

Kết quả của thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sâu ăn đục thân C. tumidicostalis ăn thức
ăn nhân bị ảnh hưởng rất lớn đến thao tác nấu thức ăn. Việc đảm bảo các thành phần
có trong công thức thức ăn được hòa tan trong hỗn hợp, không bị biến tính.

Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis
theo công thức thức ăn D1 với thao tác nấu ở nghiệm thức 2 cho tỷ lệ ăn thức ăn cao.

39
Điều này rất có ý nghĩa trong việc áp dụng thao tác nấu ở nghiệm thức 2 để xây dựng
quy trình bào chế thức ăn nhân tạo cho sâu đục thân mía C. tumidicostalis.

Hình 3.6 Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhận tạo


a: nghiệm thức 1; b: nghiệm thức 2; c: nghiệm thức 3

3.4 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
trên các công thức thức ăn nhân tạo

Kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis
trên các công thức thức ăn nhân tạo được thể hiện ở các bảng 3.5; 3.6; 3.7; 3.8 và 3.9.

Bảng 3.5 Thời gian hoàn thành vòng đời sâu đục thân C. tumidicostalis trên thức ăn

Thời gian hoàn thành vòng đời (ngày)


STT Nghiệm thức
Biến động TB ± SD

1 Công thức D1 40,0 – 50,0 44,6 ± 4,8a

2 Công thức D2 30,0 – 41,0 36,3 ± 4,1b

3 Công thức D3 0,0 – 0,0 0,0 – 0,0c

CV (%) 13,4%
Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2 oC; ẩm độ 45 ±
5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

40
Hình 3.7 Thời gian hoàn thành vòng đời sâu đục thân C. tumidicostalis trên thức ăn
(a) trứng sâu đục thân C. tumidicostalis; (b) nhộng sâu đục thân C. tumidicostalis;
(c) ngài sâu đục thân C. tumidicostalis

Từ bảng 3.5 nhận thấy thời gian hoàn thành vòng đời của sâu đục thân C.
tumidicostalis trên thức ăn nhân tạo (hình 3.7) ở công thức D1 (44,6 ± 4,8 ngày) có
thời gian hoàn thành vòng đời nhanh nhất và khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê
so với khi sử dụng công thức D2 và D3 (36,3 ± 4,1 ngày và 0,0 ngày). Công thức D3
không hoàn thành được vòng đời.

Thời gian hoàn thành vòng đời của sâu đục C. tumidicostalis trên thức ăn nhân tạo
so với Huỳnh Vũ Linh (2015) thì hoàn thành vòng đời nhanh hơn 15 đến 20 ngày. So
sánh với các nghiên cứu trước, thì vòng đời sâu đục thân mía C. tumidicostalis ngắn hơn
kết quả nghiên cứu của Pitaksa (1999) là thời gian phát triển vòng đời sâu đục thân C.
tumidicostalis biến động từ 46 ngày đến 49 ngày và kết quả nghiên cứu của Siriwan
(2003) là thì vòng đời sâu đục thân C. tumidicostalis với pha sâu non có từ 5 đến 7 tuổi
với tổng thời gian vòng đời tương ứng là 45,87 ± 3,58 ngày (sâu non có năm tuổi), 54,47
± 4,55 ngày (sâu non có sáu tuổi), 58,13 ± 3,00 ngày (sâu non có bảy tuổi).

Thí nghiệm cho thấy khi nhân nuôi sâu đục C. tumidicostalis trên cây mía việc
thay thức ăn nhiều lần cho sâu làm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian hoàn thành vòng
41
đời. Nhưng khi nhân nuôi trên thức ăn nhân tạo chỉ cho sâu vào một lần cho đến khi
sâu hoàn thành vòng đời. Đây cũng là thuận lợi mà cũng là khó khăn khi kiểm soát
nấm mốc (hình 3.8) phát triển và nhiễm khuẩn.

Hình 3.8 Thức ăn bị nhiễm nấm mốc


Bảng 3.6 Tỷ lệ sâu sống trên các công thức thức ăn nhận tạo

Tỷ lệ sống (%)
STT Nghiệm thức
Biến động TB ± SD

1 Công thức D1 60,0 – 83,3 67,3 ± 8,4a

2 Công thức D2 43,3 – 70,0 57,0 ± 8,4b

3 Công thức D3 0,0 – 0,0 0,0 – 0,0c

CV (%) 12,0%
Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2oC; ẩm độ 45 ±
5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng arcsin√(x).

42
Hình 3.8 Tỷ lệ sâu sống trên các công thức thức ăn nhận tạo
(a) công thức D1; (b) Công thức D2; (c) công thức D3

Tỷ lệ sâu sống trên các công thức thức ăn nhận tạo được thể hiện ở bảng 3.6. kết
quả bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ sâu sống ở công thức D1 (67,3 ± 8,4%) cho tỷ lệ sống cao
nhất, khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với tỷ lệ sâu sống trên công thức D2 và
D3 (57,0 ± 8,4% và 0,0%). Công thức D3 sâu không ăn thức ăn nhân tạo (hình 3.8).

Kết quả tỷ lệ sâu sống trên các công thức thức ăn nhân tạo cho thấy, tỷ lệ sâu sống
không cao. Một mặt, thành phần trong công thức thức ăn D1 không có mùi ký chủ và độ
xốp, mặt khác thức ăn ở công thức D2 có mùi ký chủ nhưng cũng không có độ xốp làm
sâu không ăn hoặc ăn ít. Để tăng được tỷ lệ sâu ăn thức ăn thì cần phải khắc phục được
mùi và độ xốp của thức ăn bằng cách bổ sung thêm mật mía và bã mía.

So sánh với kết quả Pitaksa (1999) thì thấp hơn 10%, có thể thấy điều này là do
chưa kiềm soát được các thành phần trong thức ăn, nhiễm khuẩn và nấm mốc.

43
Bảng 3.7 Tỷ lệ vũ hoá trên thức ăn nhận tạo.

Tỷ lệ vũ hoá (%)
STT Nghiệm thức
Biến động TB ± SD

1 Công thức D1 76,2 – 88,9 82,9 ± 5,2a

2 Công thức D2 71,4 – 93,8 82,3 ± 7,8a

3 Công thức D3 0,0 – 0,0 0,0 – 0,0c

CV (%) 9,4%
Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2oC; ẩm độ 45 ±
5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng arcsin√(x).

Hình 3.9 Nhộng sâu đục thân C. tumidicostalis sắp vũ hóa

Qua bảng 3.7 thấy được tỷ lệ vũ hoá trên các công thức thức ăn nhân tạo thì sử
dụng công thức D1 và D2 (82,9 ± 5,2% và 82,3 ± 7,8%) cho tỷ lệ vũ hoá cao nhất,
khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với sử dụng công thức D3 (0,0%). Từ kết quả
trên ta thấy khi sử dụng công thức thức ăn nhân tạo thì công thức D1 và D2 (82,9 ±
5,2% và 82,3 ± 7,8%) cho tỷ lệ vũ hoá cao nhưng không khác biệt và không có ý nghĩa
trong thống kê.

44
Tỷ lệ sâu vũ hóa trên các công thức thức ăn nhân tạo thấp là do sự ảnh hưởng của
dụng cụ thí nghiệm. Ống nghiệm được sử dụng có diện tích nhỏ, sâu không đủ không
gian để đẩy sức hóa nhộng làm nhộng yếu hoặc nhộng không vũ hóa được. Để tăng tỷ
lệ vũ hóa thì khi sâu được tuổi 5 cần chuyển sang dụng cụ khác để giảm mật độ sâu
xuống, đảm bảo không gian cho sâu hóa nhộng.

Bảng 3.8 Tỷ lệ con cái trên thức ăn nhân tạo

Tỷ lệ con cái (%)


STT Nghiệm thức
Biến động TB ± SD

1 Công thức D1 31,3 – 61,5 48,6 ± 10,1a

2 Công thức D2 30,0 – 66,7 48,4 ± 12,6a

3 Công thức D3 0,0 – 0,0 0,0 – 0,0b

CV (%) 18,3%
Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2oC; ẩm độ 45 ±
5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%; số liệu được chuyển đổi bằng arcsin√(x).

Hình 3.10 Ngài cái trưởng thành C. tumidicostalis

45
Bảng 3.8 nhận thấy tỷ lệ con cái trên các công thức thức ăn nhân tạo khi sử dụng
công thức D1 và D2 (48,6 ± 10,1% và 48,4 ± 12,6) cho tỷ lệ con cái cao nhất và gần
bằng nhau, khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với sử dụng công thức D3 (0,0%).
Trong đó tỷ lệ con cái trên các công thức thức ăn nhân tạo khi sử dụng công thức D1
và D2 (48,6 ± 10,1% và 48,4 ± 12,6) cho tỷ lệ con cái cao nhưng không khác biệt và
không có ý nghĩa trong thống kê.

Kết quả cho thấy tỷ lệ ngài cái biến động từ 30% đến 60% trung bình là 48,6 ±
10,1% thấp so với kết quả của Huỳnh Vũ Linh (2015) tỷ lệ ngài cái biến động từ
50,68% đến 59,06% trung bình là 54,17 ± 3,54% và kết quả nghiên cứu của Siriwan
(2003) là 61,06% khi nuôi trên mía.

Bảng 3.9 Khả năng đẻ trứng của sâu đục thân Chilo tumidicostalis trên các thức ăn
nhận tạo

Khả năng đẻ trứng (%)


STT Nghiệm thức
Biến động TB ± SD

1 Công thức D1 339 - 393 369,7 ± 18,7ab

2 Công thức D2 350 - 412 384,5 ± 21,1a

3 Sâu nuôi trên mía 318 - 395 343,8 ± 40,2b

CV (%) 7,8%
Ghi chú: STT: số thứ tự; TB:trung bình; SD: độ lệch chuẩn; nhiệt độ 28 ± 2oC; ẩm độ 45 ±
5%; trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

Qua bảng 3.9 nhận thấy khả năng đẻ trứng của sâu đục thân C. tumidicostalis khi sử
dụng công thức D2 (384,5 ± 21,1%) khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với nuôi
trên mía (343,8 ± 40,2%). Nhưng không khác biệt về mặt thống kê so với sử dụng công
thức D1 (369,7 ± 18,7%). Khả năng đẻ trứng của sâu đục thân C. tumidicostalis trên
các thức ăn nhận tạo dao động từ 350 đến 412 trứng, trung bình 384,5 ± 21,1% thấp
hơn so với 439 đến 533 trứng, trung bình 480,4 ± 45,78% của Huỳnh Vũ Linh (2015).

46
Hình 3.11 Trứng sâu đục thân C. tumidicostalis

Qua thí nghiệm kết luận rằng, bước đầu đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục
thân mía C. tumidicostalis trên các thức ăn nhận tạo đã thành công. Nhưng trong quá
trình đánh giá cần chú ý:

+ Không gian để nuôi sâu vừa phải, phù hợp với từng độ tuổi nhưng quan trong
là khi sâu chuẩn bị đẩy sức hóa nhộng.

+ Côn trùng rất nhạy cảm với mùi và bản chất của thức ăn đặc biệt là thức ăn
nhân tạo. Để sâu thích nghi được với thức ăn nhân tạo thì cần có thời gian và các đặc
điểm để sâu nhận biết

47
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Từ những kết quả thu được, ta rút ra kết luận sau:

Kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis
với các ion sắt khác nhau sau 30 ngày. Nhận thấy, muối FePO 4.4H2O có tỷ lệ sâu ăn
cao nhất. Do đó có thể trộn muối FePO4.4H2O với các thành phần muối khác để bào
chế hỗn hợp muối Wesson làm thức ăn cho sâu đục thân C. tumidicostalis và bảo quản
trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5oC – 10oC.

Đậu nành ngâm 4 giờ có tỷ lệ sâu ăn cao nhất vì là đậu nành nguyên chất, rất dễ
hòa tan trong hỗn hộp thức ăn. Đậu nành lên mầm cho tỷ lệ sâu ăn cao nhưng do quá
trình lên mầm hạt đậu nành chuyển hóa thành fructoze cũng có thể làm giảm tỷ lệ sâu
ăn do trong mầm lúa mì đã có fructoze. Đậu nành không rang thì quá trình chế biến
nghiền và lọc có ảnh hưởng đến tỷ lệ sâu ăn, khi nấu đậu nành vẫn không tan hết. Đậu
nành siêu thị cho tỷ lệ sâu ăn thấp nhất vì đậu nành được chế biến theo công nghiệp,
trong đậu nành siêu thị cũng có một phần bột ngô và bị biến tính ở nhiệt độ cao.

Kết quả của thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sâu ăn đục thân C. tumidicostalis ăn thức
ăn nhân bị ảnh hưởng rất lớn đến thao tác nấu thức ăn. Việc đảm bảo các thành phần
có trong công thức thức ăn được hòa tan trong hỗn hợp, không bị biến tính. Điều này
rất có ý nghĩa trong việc áp dụng thao tác nấu ở nghiệm thức 2 để xây dựng quy trình
bào chế thức ăn nhân tạo cho sâu đục thân mía C. tumidicostalis.

Thời gian hoàn thành vòng đời của sâu đục thân C. tumidicostalis trên thức ăn
nhận tạo ở công thức D1 cao nhất. Thí nghiệm cho thấy khi nhân nuôi sâu đục C.
tumidicostalis trên cây mía việc thay thức ăn nhiều lần cho sâu làm ảnh hưởng rất lớn
thời gian hoàn thành vòng đời. Nhưng khi nhân nuôi trên thức ăn nhân tạo chỉ cho sâu
vào một lần cho đến khi hoàn thành vòng đời. Đây cũng là thuận lợi mà cũng là khó
khăn khi kiểm soát nấm mốc phát triển và nhiễm khuẩn.

48
Kết quả cho thấy tỷ lệ sâu sống ở công thức D1 cho tỷ lệ sống cao nhất. Kết quả
tỷ lệ sâu sống trên các công thức thức ăn nhân tạo cho thấy, tỷ lệ sâu sống không cao.
Một mặt, thành phần trong công thức thức ăn D1 không có mùi ký chủ và độ xốp, mặt
khác thức ăn ở công thức D2 có mùi ký chủ nhưng cũng không có độ xốp làm sâu
không ăn hoặc ăn ít. Để tăng được tỷ lệ sâu ăn thức ăn thì cần phải khắc phục được
mùi và độ xốp của thức ăn bằng cách bổ sung thêm mật mía và bã mía.

Tỷ lệ sâu vũ hóa của sâu đục thân trên các công thức thức ăn nhân tạo thấp là do
sự ảnh hưởng của dụng cụ thí nghiệm. Ống nghiệm được sử dụng có diện tích nhỏ, sâu
không đủ không gian để đẩy sức hóa nhộng làm nhộng yếu hoặc nhộng không vũ hóa
được. Để tăng tỷ lệ vũ hóa thì khi sâu được tuổi 5 cần chuyển sang dụng cụ khác để
giảm mật độ sâu xuống, đảm bảo không gian cho sâu hóa nhộng.

Kết quả thí nghiệm nhận thất tỷ lệ con cái trên các công thức thức ăn nhân tạo khi
sử dụng công thức D1 và D2 (48,6 ± 10,1% và 48,4 ± 12,6%) cho tỷ lệ con cái cao
nhất và gần bằng nhau. Tỷ lệ con cái trên thức ăn nhân tạo (48,6 ± 10,1% và 48,4 ±
12,6%) thấp so với kết quả của Huỳnh Vũ Linh (2015) tỷ lệ ngài cái biến động từ
50,68% đến 59,06% trung bình là 54,17 ± 3,54% và kết quả nghiên cứu của Siriwan
(2003) là 61,06% khi nuôi trên mía.

Khả năng đẻ trứng của sâu đục thân C. tumidicostalis trên các thức ăn nhận tạo
dao động từ 350 đến 412 trứng, trung bình 384,5 ± 21,1% thấp hơn so với 439 đến 533
trứng, trung bình 480,4 ± 45,78% của Huỳnh Vũ Linh (2015).

Đề nghị

Xây dựng quy trình nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis dựa trên cơ sở sử
dụng muối FePO4.4H2O, đậu nành ĐN4H và thao tác nấu thức ăn theo công thức D1
của thí nghiệm 2.

Tiếp tục tiến hành thử nghiệm bổ sung mật mía và bã mía trên thức ăn nhận tạo
cho sâu đục thân mía C. tumidicostalis để tạo mùi và độ xốp cho thức ăn. Kết hợp thử
nghiệm các biện pháp khắc phục thức ăn nhân tạo bị nhiễm nấm mốc.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Avasthy, P., N. and Tiwari, N., K., 1986. The shoot borer Chilo infuscatellus Snellen,
Sugarcane entomology in India (David, H., S. Easwaramoothy and R. Jayanthi),
Sugarcane Breeding Institute, Coimbatore: 69 – 92.

Ataur, R., Md., Shibly, N., Md., Abdul, M., Md., Zinnatul A., Md., Sultana A. and.
Chowdhury, M.,K.,A., 2013. Identification and distribution of sugarcane stem
borer in Bangladesh. Saarcj. Agri., 11(2): 103 – 116.

Boedijono, W., A., 1980. Bioloy of Phragmataecia castaneae Hubner, the giant borer
of Sumatra, Indonesia. Proc ISSCT, 17 (2): 736 – 739, 1652 – 1656.

Bleszynski, S., 1970. A revision of the world species of Chilo zincken (Lepidoptera:
Pyralidae). Bull. Br. Mus. Nat. Hist. (Ent.). 25(4): 99-195.

Brewer, F. D. Development of Heliothis virescens and Diatraea saccharalis on a


soyflourcorn oil diet. Annals of the Entomological Society of America, College
Park, v. 74, n. 3, p. 320-323, 1981.

Beevor P.S., David H., Jones O.T. (1990). Female sex pheromones of Chilo spp.
(Lepidoptera: Pyralidae) and their development in pest control applications. Insect
Science and its Application, 11(4-5), pp. 787-794.

Cheng, W. Y., 1994. Sugarcane stem borers of Taiwan. Proc. int. Soc Sug. Cane
Technol. 2: 97 – 104.

Carvalho, L. R. R.; Araújo, J. R.; Campos, M. B. S.; Pizano, M. A. Levedura de


destilaria em substituição ao germe de trigo na dieta de realimentação de Diatraea
saccharalis para produção de parasitoides. In: Congresso Brasileiro De
Entomologia, 12, 1990, Belo Horizonte. Resumos. Belo Horizonte: Seb, 1990, p. 4.

CABI [Cab International] (2007), Crop Protection Compendium, Wallingford,


Oxfordshire, UK.

Cao Anh Đương, 2014. “Nguy cơ sâu đục thân mía 4 vạch lan rộng”. Báo Nông nghiệp
Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015.

50
<http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/131682/thoi-vu-dich-benh/nguy-co-
sau-duc-than-mia-4-vach-lan-rong.html>

David H. (1986), “The internode borer Chilo sacchariphagus indicus (Kapur)”,


Sugarcane entomology in India (David H., Easwaramoorthy S., Jayanthi R.),
Sugarcane Breeding Institute, Coimbatore, India, pp. 121-134.

Đỗ Ngọc Diệp, 2002. Nghiên cứu sâu đục thân mía và biện pháp phòng trừ chúng ở
miền Đông Nam Bộ. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp
I, Hà Nội: 6; 65 – 143.

Đỗ Ngọc Diệp, 2002. Biện pháp hóa học và thủ công phòng chống sâu đục thân mía ở
miền Đông Nam Bộ. Tuyển tập nghiên cứu khoa học của viện nghiên cứu mía
đường (1997 – 2007): 105 – 108.

Hồ Khắc tín và ctv, 1982. Giáo trình côn trùng nông nghiệp, tập II, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nôi.

Hensley, S. D.; Hammond, A. H. Laboratory techniques for rearing the sugar cane
borer on an artificial diet. Journal of Economic Entomology, Lanham, v. 61, n. 6,
p. 1742-1743, 1968.

Huỳnh Vũ Linh, 2015. Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục thân mía bốn vạch
Chilo tumidicostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae). Luận văn tốt nghiệp
Bảo vệ Thực vật trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (chưa xuất bản).

ISSCT [International Society of Sugarcane Technologists], 1999. Proceeding XXIII


Congress, 22nd – 26th Feberuary 1999, New Delhi, India.

Karim, M. A. and Islam, M. N. 1977. Stem borer of sugarcane in Bangladesh. In Proc.


The 22nd Annual Scientific Conference, Bangladesh Association for
Advancement of Science: 29 – 30.

King, E. G; Hartley, G. G. Diatraea saccharalis. In: Singh, P.; Moore, R. F. (Eds.).


Handbook of insect rearing. New York: Elsevier, 1985, p. 265-270.

51
Kogan, M. Criação de insetos: bases nutricionais e aplicação em programas de
manejo de pragas. In: Congresso Brasileiro De Entomologia, 3, 1980, Campinas.
Anais ... Campinas: Fundação Cargill. 1980. p. 45-75.

Lim, G., T., and Pan, Y., C., 1980. Entomofauna of sugarcane in Malaysia. In
Proceeding of International Society of Sugar Cane Technologists, 17: 1658 –
1679.

Lê Đức Hoành, 10/2014. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh công bố dịch sâu đục thân
loài mới gây hại cây mía. Báo Tây Ninh ngày 2/10/2014: 6.

Lenteren, J. C; Bueno, V. H. P. Augmentative biological control of arthropods in Latin


America. BioControl, Dordrecht, v. 48, p. 123-139, 2003.

Metcalfe J. R, (1969). The estimation of loss caused by sugarcane moth borers. Pest of
sugarcane (Williams, J. R., Metcalfe, J. R., Mungomery, R. W. and Mathes R.),
Elsevier publishing company, Amsterdam – London – Newyork: 62 – 63

Melo, A. B. P. Biologia de Diatraea saccharalis (Fabricius, 1794) (Lepidoptera:


Pyralidae) em diferentes temperaturas para determinação das exigências térmicas.
1984. 101p. Dissertação (Mestrado em Entomologia) – Escola Superior de
Agricultura “Luiz de Queiroz”, Universidade de São Paulo, Piracicaba, 1984.

Nguyễn Huy Ước, 1994. Kỹ thuật trồng mía, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 205
trang.

Nguyễn Thị Hồng Lan, 2011. Nghiên cứu sâu đục thân mình tím Phragmataecia
castaneae Hubner (Lepidoptera: Cossidae). Luận văn thạc sỹ Khoa học nông
nghiệp, trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh (chưa xuất bản).

Nguyễn Mạnh Tường, 2009. Nghiên cứu tác hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện
pháp phòng trừ sâu đục thân mía bốn vạch (Chilo sacchariphagus)tại vùng Bến
Cát, Bình Dương và phụ cận. Luận văn thạc sỹ Khoa học nông nghiệp (chưa xuất
bản).

52
Nguyễn Đức Quang, 2003. Nghiên cứu sâu đục thân mình hồng Sesamia spp hại mía
và biện pháp phòng trừ chúng ở vùng Đông Nam Bộ. Luận án tiến sỹ Nông
nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội: 63 – 81.

Nguyễn Đức Quang, 2002. Kết quả đánh giá khả năng chống chịu với sâu đục thân
mình hồng của một số giống mía có triển vọng. Tuyển tập nghiên cứu khoa học
của viện nghiên cứu mía đường (1997 – 2007): 125 – 128.

Nguyễn Việt Thắng, 2015. Đặc điểm hình thái và sinh học của ong Cotesia flavipes
Cameron (Hymenoptera: Braconidae) kí sinh sâu non sâu đục thân bốn vạch
Chilo tumidicostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae). Luận văn tốt nghiệp Bảo
vệ Thực vật trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (chưa xuất bản).

Nesbitt, B. F., P. S. Beevor, D. R. Hall, R. Lester and J. R. Williams (1980),


“Components of the sex pheromone of the female sugar cane borer, Chilo
sacchariphagus (Bojer) (Lepidoptera: Pyralidae), Identification and field trials”,
Journal of Chemical Ecology, 6(2), pp. 385-394.

Parra, J. R. P. Criação massal de inimigos naturais. In: Parra, J. R. P.; Botelho, P. S.


M; Corrêa–Ferreira, B. S; Bento, J. M. S. (Eds.). Controle biológico no Brasil:
parasitoides e predadores. São Paulo: Manole, 2002. Cap. 9, p. 143-164.

Parra, J. R. P. Consumo e utilização de alimento por insetos. In: Panizzi, A. R.; Parra,
J. R. P. (Eds.). Ecologia nutricional de insetos e suas implicações no manejo de
pragas. São Paulo: Manole, 1991, p. 9-65.

Parra, J. R. P; Mihsfeldt, L. H. Comparison of artificial diets for rearing the


sugarcane borer. In: Anderson, T. E.; Leppla, N. C (Ed.) Advances in insect
rearing for research and pest management. San Franscisco: Westview Press,
1992, p. 195-209.

Pitaksa, C. 1999. Sugarcane moth borer. Journal of Entomology and Zoology. 21(3):
203-206.

Pitaksa, C and Prachuabmoh, O., 1989. The development of sugarcane moth borers.
Journal of Entomology and Zoology. 11(2): 87-88.

53
Roe, R. M.; Hammond Jr, A. M.; Spaks, T.C. Growth of larval Diatraea saccharalis
(Lepidoptera: Pyralidae) on an artificial diet and synchronization of the last larval
stadium. Annals of the Entomological Society of America, Lanham, v. 75, n. 4,
1982

Rajabalee, A. (1990), “Management of Chilo spp. on sugar-cane with notes on mating


disruption studies with the synthetic sex pheromone of C. sacchariphagus in
Mauritius”, Insect Science and its Application, 11(4-5), pp. 825-836.

Shashi, K., Hari, C., Anil, K. and Sudhir, P., 2012. Evaluation of primary and
seconday infestation in sugarcane causedby Chio tumidicostalis Hampson. Indian
Journal of Sugarcane technology 27(01): 7 – 25.

Siriwan, T., 2003. Ecological study of the sugarcane moth borer, Chilo tumidicostalis
Hampson (Lepidoptera: Pyralidae) and its natural enemies. A thesis submitted in
partial fulfillment of the Requirements for the degree of master of science
(Agriulture) Graduate School, Kasetsart University.

Solomon, S., Shahi, H., N., Gupta, A., P., Rao G., P. and Srisvastava, B., L., 2000.
Cane sugar: Production management. Internation book distributing Co., p. 146.

Suasaard and Allsopp P., G., 2002. Sugarcane Pest Management Strategies inthe New
Millennium. Proceedings of the IV ISSCT Sugarcane EntomologyWork shop,
Khob Kaen, 7-10 February 2000.

Smith, S. M. Biological control with Trichogramma: advances, successes and


potencial of their use. Annual Review of Entomology, Palo Alto, v. 41, p. 375-
406, 1996.

Slansky Junior, F. The nutritional ecology to immature insects. Annual Review of


Entomology, Palo Alto, v. 26, p. 183-211, 1981.

Sở Nông nghiệp – Pháp triển nông thôn tinh Tây Ninh “Hội thảo Đánh giá khẩn
trương về tình hình sâu phá hại nặng trên mía.” truy cập ngày 25 tháng 9 năm
2015.

54
<http://sonongnghiep.tayninh.gov.vn/TinTuc/thongtincanbiet/Lists/Posts/Post.aspx?
CategoryId=2&ItemId=109&PublishedDate=2014-09-25T07:25:00Z>

Wiliam, H. W., Eduardo, W., Seelavarn, G., Peter, R., S., Francois, R., G., 2010. Impact
of globalisation on sugarcane pests biodiversity and the environment: A review of
the 2009 entomology workshop. Proc. Int. Soc. Sugar Cane Technol., Vol. 27,
2010: 2

Walder, J. M. M.; Arthur, V.; Domarco, R. E.; Wiendl, F. M.; Sgrillo, R. B. Uma nova
dieta para criação de lagartas de Diatraea saccharalis (Fabricius). In:
Congresso Brasileiro De Entomologia, 3, 1976, Maceió. Resumos ... Maceió:
SEB, 1976. p. 159.

55
PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Kết quả ANOVA trắc nghiệm phân hạng đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục
thân C. tumidicostalis với các Ion sắt khác nhau.

Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhân tạo trong 10 ngày

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Class Level Information

Class Levels Values


NT 5 1 2 3 4 5

Number of Observations Read 50


Number of Observations Used 50

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN 2

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: NS

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 4 41027.53280 10256.88320 791.18 <.0001

Error 45 583.38400 12.96409


Corrected Total 49 41610.91680

R-Square Coeff Var Root MSE NS Mean


0.985980 14.93516 3.600568 24.10800

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


NT 4 41027.53280 10256.88320 791.18 <.0001

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for NS

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 45
Error Mean Square 12.96409

Number of Means 2 3 4 5
Critical Range 4.331 4.516 4.640 4.733

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT

A 64.540 10 5
56
B 53.300 10 4
C 0.900 10 3
C 0.900 10 2
C 0.900 10 1

57
Kết quả T-Test đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis với
các Ion sắt khác nhau.

Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhân tạo trong 30 ngày

  Variable 1 Variable 2
Mean 57 78
Variance 134.4444444 40
Observations 10 10
Pooled Variance 87.22222222
Hypothesized Mean Difference 0
Df 18
t Stat -5.027947372
P(T<=t) one-tail 4.36978E-05
t Critical one-tail 1.734063607
P(T<=t) two-tail 8.73957E-05
t Critical two-tail 2.10092204  

58
Kết quả ANOVA trắc nghiệm phân hạng đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục
thân C. tumidicostalis trên các thành phần đậu nành khác nhau.

Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhân tạo

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Class Level Information

Class Levels Values


NT 4 1 2 3 4

Number of Observations Read 40


Number of Observations Used 40

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: NS

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 3 2278.755000 759.585000 15.55 <.0001

Error 36 1759.060000 48.862778


Corrected Total 39 4037.815000

R-Square Coeff Var Root MSE NS Mean


0.564353 12.91490 6.990192 54.12500

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


NT 3 2278.755000 759.585000 15.55 <.0001

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for NS

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 36
Error Mean Square 48.86278

Number of Means 2 3 4
Critical Range 8.501 8.865 9.110

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT

A 63.280 10 3
B A 58.460 10 4
B C 51.520 10 2
C 43.240 10 1

59
Kết quả ANOVA trắc nghiệm phân hạng đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục
thân C. tumidicostalis theo công thức D1 với các thao tác nấu khác nhau.

Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhân tạo

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Class Level Information

Class Levels Values


NT 3 1 2 3

Number of Observations Read 30


Number of Observations Used 30

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: NS

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 2 4226.002667 2113.001333 39.67 <.0001

Error 27 1438.084000 53.262370


Corrected Total 29 5664.086667

R-Square Coeff Var Root MSE NS Mean


0.746105 13.26125 7.298107 55.03333

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


NT 2 4226.002667 2113.001333 39.67 <.0001

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for NS

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 27
Error Mean Square 53.26237

Number of Means 2 3
Critical Range 9.044 9.431

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT

A 65.520 10 2
A 61.140 10 1
B 38.440 10 3

60
Kết quả ANOVA trắc nghiệm phân hạng đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục
thân C. tumidicostalis theo công thức D1 với các công thức thức ăn nhân tạo.

Tỷ lệ sâu sống trên các công thức thức ăn nhận tạo


DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Class Level Information

Class Levels Values


NT 3 1 2 3

Number of Observations Read 30


Number of Observations Used 30

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: NS

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 2 18011.13267 9005.56633 514.50 <.0001

Error 27 472.59700 17.50359


Corrected Total 29 18483.72967

R-Square Coeff Var Root MSE NS Mean


0.974432 11.96605 4.183730 34.96333

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


NT 2 18011.13267 9005.56633 514.50 <.0001

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for NS

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 27
Error Mean Square 17.50359

Number of Means 2 3
Critical Range 5.185 5.407

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT

A 55.320 10 1
B 49.070 10 2
C 0.500 10 3

61
Tỷ lệ vũ hoá trên thức ăn nhận tạo
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Class Level Information

Class Levels Values


NT 3 1 2 3

Number of Observations Read 30


Number of Observations Used 30

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: NS

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 2 28357.81800 14178.90900 820.03 <.0001

Error 27 466.85000 17.29074


Corrected Total 29 28824.66800

R-Square Coeff Var Root MSE NS Mean


0.983804 9.454783 4.158214 43.98000

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


NT 2 28357.81800 14178.90900 820.03 <.0001

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for NS

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 27
Error Mean Square 17.29074

Number of Means 2 3
Critical Range 5.153 5.374

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT

A 65.810 10 1
A 65.630 10 2
B 0.500 10 3

62
Tỷ lệ con cái trên thức ăn nhân tạo
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Class Level Information

Class Levels Values


NT 3 1 2 3

Number of Observations Read 30


Number of Observations Used 30

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: NS

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 2 12681.84867 6340.92433 215.14 <.0001

Error 27 795.78500 29.47352


Corrected Total 29 13477.63367

R-Square Coeff Var Root MSE NS Mean


0.940955 18.35552 5.428952 29.57667

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


NT 2 12681.84867 6340.92433 215.14 <.0001

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for NS

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 27
Error Mean Square 29.47352

Number of Means 2 3
Critical Range 6.728 7.016

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT

A 44.170 10 1
A 44.060 10 2
B 0.500 10 3

63
Thời gian hoàn thành vòng đời sâu đục thân C. tumidicostalis trên thức ăn nhận tạo
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Class Level Information

Class Levels Values


NT 3 1 2 3

Number of Observations Read 30


Number of Observations Used 30

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Dependent Variable: NS

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 2 10878.20000 5439.10000 414.26 <.0001

Error 27 354.50000 13.12963


Corrected Total 29 11232.70000

R-Square Coeff Var Root MSE NS Mean


0.968440 13.32163 3.623483 27.20000

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


NT 2 10878.20000 5439.10000 414.26 <.0001
DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for NS

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 27
Error Mean Square 13.12963

Number of Means 2 3
Critical Range 4.490 4.683

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT

A 44.600 10 1
B 36.300 10 2
C 0.700 10 3

64
Khả năng đẻ trứng của sâu đục thân Chilo tumidicostalis trên các thức ăn nhận tạo

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure


Class Level Information

Class Levels Values


NT 3 1 2 3

Number of Observations Read 30


Number of Observations Used 30

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN


The ANOVA Procedure
Dependent Variable: HS

Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 2 9496.86667 4748.43333 5.85 0.0078

Error 27 21923.00000 811.96296


Corrected Total 29 31419.86667

R-Square Coeff Var Root MSE HS Mean


0.302257 7.801140 28.49496 365.2667

Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F


NT 2 9496.866667 4748.433333 5.85 0.0078

DON YEU TO HOAN TOAN NGAU NHIEN

The ANOVA Procedure

Duncan's Multiple Range Test for HS

NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error
rate.

Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 27
Error Mean Square 811.963

Number of Means 2 3
Critical Range 35.31 36.82

Means with the same letter are not significantly different.

Duncan Grouping Mean N NT


A 384.50 10 2
B A 369.70 10 1
B 341.60 10 3

65
Phụ lục 2

Bảng số liệu trong thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C.
tumidicostalis với các Ion sắt khác nhau.

Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhân tạo trong 10 ngày

STT LLL Nghiệm thức Số sâu ăn Tỷ lệ sâu ăn (%) Chuyển đổi arcsin√x
1 1 1 0 0 0.9
2 2 1 0 0 0.9
3 3 1 0 0 0.9
4 4 1 0 0 0.9
5 5 1 0 0 0.9
6 6 1 0 0 0.9
7 7 1 0 0 0.9
8 8 1 0 0 0.9
9 9 1 0 0 0.9
10 10 1 0 0 0.9
11 1 2 0 0 0.9
12 2 2 0 0 0.9
13 3 2 0 0 0.9
14 4 2 0 0 0.9
15 5 2 0 0 0.9
16 6 2 0 0 0.9
17 7 2 0 0 0.9
18 8 2 0 0 0.9
19 9 2 0 0 0.9
20 10 2 0 0 0.9
21 1 3 0 0 0.9
22 2 3 0 0 0.9
23 3 3 0 0 0.9
24 4 3 0 0 0.9
25 5 3 0 0 0.9
26 6 3 0 0 0.9
27 7 3 0 0 0.9
28 8 3 0 0 0.9
29 9 3 0 0 0.9
30 10 3 0 0 0.9
31 1 4 6 60 50.8
32 2 4 5 50 45.0
33 3 4 7 70 56.8
66
34 4 4 7 70 56.8
35 5 4 8 80 63.4
36 6 4 7 70 56.8
37 7 4 6 60 50.8
38 8 4 6 60 50.8
39 9 4 5 50 45.0
40 10 4 7 70 56.8
41 1 5 7 70 56.8
42 2 5 8 80 63.4
43 3 5 8 80 63.4
44 4 5 7 70 56.8
45 5 5 9 90 71.6
46 6 5 8 80 63.4
47 7 5 8 80 63.4
48 8 5 9 90 71.6
49 9 5 8 80 63.4
50 10 5 9 90 71.6

67
Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhân tạo trong 30 ngày

STT LLL Nghiệm thức Số sâu ăn Tỷ lệ sâu ăn (%)


1 1 1 4 40
2 2 1 5 50
3 3 1 5 50
4 4 1 6 60
5 5 1 5 50
6 6 1 6 60
7 7 1 7 70
8 8 1 8 80
9 9 1 5 50
10 10 1 6 60
11 1 2 8 80
12 2 2 8 80
13 3 2 7 70
14 4 2 8 80
15 5 2 8 80
16 6 2 7 70
17 7 2 8 80
18 8 2 9 90
19 9 2 7 70
20 10 2 8 80

68
Bảng số liệu trong thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C.
tumidicostalis trên các thành phần đậu nành khác nhau.

Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhân tạo

STT LLL Nghiệm thức Số sâu ăn Tỷ lệ sâu ăn (%) Chuyển đổi arcsin√x
1 1 1 4 40 39.2
2 2 1 6 60 50.8
3 3 1 7 70 56.8
4 4 1 5 50 45.0
5 5 1 3 30 33.2
6 6 1 6 60 50.8
7 7 1 4 40 39.2
8 8 1 5 50 45.0
9 9 1 3 30 33.2
10 10 1 4 40 39.2
11 1 2 6 60 50.8
12 2 2 7 70 56.8
13 3 2 5 50 45.0
14 4 2 5 50 45.0
15 5 2 6 60 50.8
16 6 2 8 80 63.4
17 7 2 5 50 45.0
18 8 2 6 60 50.8
19 9 2 7 70 56.8
20 10 2 6 60 50.8
21 1 3 8 80 63.4
22 2 3 9 90 71.6
23 3 3 8 80 63.4
24 4 3 6 60 50.8
25 5 3 8 80 63.4
26 6 3 7 70 56.8
27 7 3 9 90 71.6
28 8 3 9 90 71.6
29 9 3 7 70 56.8
30 10 3 8 80 63.4
31 1 4 7 70 56.8
32 2 4 6 60 50.8
33 3 4 7 70 56.8
34 4 4 8 80 63.4
35 5 4 8 80 63.4
69
36 6 4 9 90 71.6
37 7 4 6 60 50.8
38 8 4 7 70 56.8
39 9 4 6 60 50.8
40 10 4 8 80 63.4

70
Bảng số liệu trong thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C.
tumidicostalis theo công thức D1 với các thao tác nấu khác nhau.

Tỷ lệ sâu đục thân C. tumidicostalis ăn thức ăn nhân tạo

STT LLL Nghiệm thức Số sâu ăn Tỷ lệ sâu ăn (%) Chuyển đổi arcsin√x
1 1 1 8 80 63.4
2 2 1 7 70 56.8
3 3 1 6 60 50.8
4 4 1 9 90 71.6
5 5 1 8 80 63.4
6 6 1 7 70 56.8
7 7 1 7 70 56.8
8 8 1 8 80 63.4
9 9 1 9 90 71.6
10 10 1 7 70 56.8
11 1 2 8 80 63.4
12 2 2 9 90 71.6
13 3 2 9 90 71.6
14 4 2 7 70 56.8
15 5 2 8 80 63.4
16 6 2 7 70 56.8
17 7 2 9 90 71.6
18 8 2 7 70 56.8
19 9 2 9 90 71.6
20 10 2 9 90 71.6
21 1 3 4 40 39.2
22 2 3 6 60 50.8
23 3 3 3 30 33.2
24 4 3 3 30 33.2
25 5 3 4 40 39.2
26 6 3 2 20 26.6
27 7 3 3 30 33.2
28 8 3 5 50 45.0
29 9 3 6 60 50.8
30 10 3 3 30 33.2

71
Bảng số liệu trong thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân C.
tumidicostalis theo công thức D1 với các công thức thức ăn nhân tạo.

Tỷ lệ sâu sống trên các công thức thức ăn nhận tạo

STT LLL Nghiệm thức Số sâu sống Tỷ lệ sâu sống (%) Chuyển đổi arcsin√x
1 1 1 19 63.3 52.7
2 2 1 22 73.3 58.9
3 3 1 21 70.0 56.8
4 4 1 19 63.3 52.7
5 5 1 18 60.0 50.8
6 6 1 23 76.7 61.1
7 7 1 20 66.7 54.7
8 8 1 17 56.7 48.8
9 9 1 18 60.0 50.8
10 10 1 25 83.3 65.9
11 1 2 13 43.3 41.2
12 2 2 19 63.3 52.7
13 3 2 16 53.3 46.9
14 4 2 20 66.7 54.7
15 5 2 16 53.3 46.9
16 6 2 18 60.0 50.8
17 7 2 14 46.7 43.1
18 8 2 17 56.7 48.8
19 9 2 21 70.0 56.8
20 10 2 17 56.7 48.8
21 1 3 0 0.0 0.5
22 2 3 0 0.0 0.5
23 3 3 0 0.0 0.5
24 4 3 0 0.0 0.5
25 5 3 0 0.0 0.5
26 6 3 0 0.0 0.5
27 7 3 0 0.0 0.5
28 8 3 0 0.0 0.5
29 9 3 0 0.0 0.5
30 10 3 0 0.0 0.5

72
Tỷ lệ vũ hoá trên thức ăn nhận tạo

STT LLL Nghiệm thức Số vũ hóa Tỷ lệ vũ hóa (%) Chuyển đổi arcsin√x
1 1 1 15 88.2 69.9
2 2 1 16 88.9 70.5
3 3 1 16 84.2 66.6
4 4 1 14 87.5 69.3
5 5 1 13 81.3 64.3
6 6 1 16 76.2 60.8
7 7 1 14 82.4 65.2
8 8 1 12 75.0 60.0
9 9 1 14 87.5 69.3
10 10 1 18 78.3 62.2
11 1 2 9 81.8 64.8
12 2 2 12 75.0 60.0
13 3 2 10 71.4 57.7
14 4 2 17 89.5 71.1
15 5 2 11 78.6 62.4
16 6 2 15 93.8 75.5
17 7 2 11 84.6 66.9
18 8 2 13 86.7 68.6
19 9 2 17 89.5 71.1
20 10 2 13 72.2 58.2
21 1 3 0 0.0 0.5
22 2 3 0 0.0 0.5
23 3 3 0 0.0 0.5
24 4 3 0 0.0 0.5
25 5 3 0 0.0 0.5
26 6 3 0 0.0 0.5
27 7 3 0 0.0 0.5
28 8 3 0 0.0 0.5
29 9 3 0 0.0 0.5
30 10 3 0 0.0 0.5

73
Tỷ lệ con cái trên thức ăn nhân tạo

STT LLL Nghiệm thức Số con cái Tỷ lệ con cái (%) Chuyển đổi arcsin√x
1 1 1 7 46.7 43.1
2 2 1 7 43.8 41.4
3 3 1 8 50.0 45
4 4 1 8 57.1 49.1
5 5 1 8 61.5 51.7
6 6 1 5 31.3 34
7 7 1 5 35.7 36.7
8 8 1 7 58.3 49.8
9 9 1 8 57.1 49.1
10 10 1 8 44.4 41.8
11 1 2 6 66.7 54.7
12 2 2 4 33.3 35.3
13 3 2 3 30.0 33.2
14 4 2 9 52.9 46.7
15 5 2 6 54.5 47.6
16 6 2 9 60.0 50.8
17 7 2 5 45.5 42.4
18 8 2 5 38.5 38.3
19 9 2 7 41.2 39.9
20 10 2 8 61.5 51.7
21 1 3 0 0.0 0.5
22 2 3 0 0.0 0.5
23 3 3 0 0.0 0.5
24 4 3 0 0.0 0.5
25 5 3 0 0.0 0.5
26 6 3 0 0.0 0.5
27 7 3 0 0.0 0.5
28 8 3 0 0.0 0.5
29 9 3 0 0.0 0.5
30 10 3 0 0.0 0.5

74
Thời gian hoàn thành vòng đời sâu đục thân C. tumidicostalis trên thức ăn nhận tạo

STT LLL Nghiệm thức Thời gian hoàn thành vòng đời (ngày)
1 1 1 44
2 2 1 41
3 3 1 45
4 4 1 43
5 5 1 49
6 6 1 43
7 7 1 55
8 8 1 40
9 9 1 39
10 10 1 47
11 1 2 41
12 2 2 35
13 3 2 30
14 4 2 38
15 5 2 41
16 6 2 33
17 7 2 39
18 8 2 40
19 9 2 31
20 10 2 35
21 1 3 0
22 2 3 0
23 3 3 0
24 4 3 0
25 5 3 0
26 6 3 0
27 7 3 0
28 8 3 0
29 9 3 0
30 10 3 0

75
Khả năng đẻ trứng của sâu đục thân C. tumidicostalis trên các thức ăn nhận tạo

STT LLL Nghiệm thức Khả năng đẻ trứng


1 1 1 356
2 2 1 378
3 3 1 356
4 4 1 382
5 5 1 339
6 6 1 367
7 7 1 389
8 8 1 350
9 9 1 393
10 10 1 387
11 1 2 387
12 2 2 350
13 3 2 371
14 4 2 373
15 5 2 411
16 6 2 398
17 7 2 402
18 8 2 412
19 9 2 379
20 10 2 362
21 1 3 349
22 2 3 374
23 3 3 395
24 4 3 318
25 5 3 256
26 6 3 329
27 7 3 389
28 8 3 349
29 9 3 352
30 10 3 327

76

You might also like