You are on page 1of 4

VẬT LÝ LƯỢNG TỬ

1. Thời lượng
- 3 tín chỉ (2 lý thuyết, 1 bài tập), trong 45 tiết (3 tiết / tuần), bài tập xem kẽ lý thuyết
- Kiểm tra giữa kỳ vào tuần 8 hoặc 9
2. Giảng viên
- Hoàng Nam Nhật (nhathn@vnu.edu.vn, 0878947584) / Vương Văn Hiệp
3. Cơ cấu điểm
- Điểm giữa kỳ (40%): bao gồm trung bình của điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm chữa bài tập, và điểm danh
- Điểm danh thiếu 1 buổi trừ 1 điểm, thiếu 3 buổi không được thi cuối kỳ theo quy định của Trường
- Điểm cuối kỳ (60%): thường là kiểm tra viết, tuy nhiên hình thức sẽ quyết định sau do đặc thù học online
4. Học liệu
- Bài giảng của giảng viên trên lớp (có trên website môn học)
- Các tài liệu đọc thêm khác theo chỉ dẫn trên lớp
5. Nội dung
- Về cơ bản có hai phần:
Phần I: Vật lý đầu thế kỷ 20 (24 tiết / 8 tuần)
+ Phần này nói về tình trạng Vật lý vào đầu thế kỷ 20, khi mà các phát hiện mới tinh tế hơn không
được lý giải thỏa đáng, và đã dẫn tới những sự thay đổi căn bản trong nhận thức về vật lý. Có thể tóm
lược lại như sau:
1. Quan niệm về vận tốc có thể đạt giá trị vô hạn trong cơ học cổ điển của Newton đã không còn
chính xác, khi người ta phát hiện ra ánh sáng chỉ có thể chuyển động với vận tốc giới hạn và hơn nữa
lại không đổi theo tất cả mọi hướng
2. Người ta phát hiện ra rằng mọi vật (mầu đen dưới ánh sáng nhìn thấy) đều phát xạ ra các tia
không nhìn thấy, và công suất phát xạ / 1 m2 lại tăng theo tần số sóng của tia phát ra, dẫn đến mọi vật
đều phát hết năng lượng và giảm nhiệt độ về 0 K, một điều rất vô lý
3. Người ta phát hiện ra rằng ánh sáng có thể kích thích một miếng kim loại phát ra điện tử tự do
chạy trong dây dẫn, tùy thuộc vào một bước sóng tới hạn đối với mỗi loại kim loại riêng
4. Các hạt như điện tử có cả tính sóng và tính hạt, dẫn đến giới hạn trong xác định đồng thời các
đặc tính của sóng (như tần số, động lượng, năng lượng) và của hạt (như vận tốc, khối lượng, vị trí)
5. Quang phổ của hydro lại không liên tục như của vật đen, mà là quang phổ vạch
Phần II: Cơ học lượng tử (21 tiết / 7 tuần)
+ Phần này nói về các đặc trưng cơ bản của Cơ học lượng tử, hay cơ học sóng, để giải quyết dứt điểm
tất cả các hiện tượng vật lý mới được quan sát thấy và tiên đoán các hiện tượng mới, làm nền tảng cho
ngành Vật lý của thế kỷ 20 và hiện nay. Mục tiêu của phần này là trang bị kiến thức cho học viên cho
các học phần sau như Vật lý thống kê, Vật lý tính toán, Vật lý lý thuyết, Vật lý nano, Mô phỏng vật
liệu nano, Quang lượng tử, Vật lý chất rắn, Vật lý bán dẫn, Từ học và Siêu dẫn ... Có thể nói thiếu sự
hiểu biết xác đáng về CHLT thì các môn học tiếp theo sẽ không thể tiếp thu được
1. Các nguyên lý cơ bản của Cơ học lượng tử (đại lượng bảo toàn, chồng chập trạng thái, liên hệ
trạng thái tức thì, xác suất trạng thái ...)
2. Phương trình cơ bản của CHLT: pt Schodinger cho trạng thái dừng, giải pt này cho các trường
hợp cơ bản (hố thế, giếng thế, hạt tự do...)
3. Dao động tử tuyến tính, trạng thái cơ sở, phổ nguyên tử hydro, giải pt Schodinger cho nguyên
tử hydro, orbital nguyên tử...
4. Cơ sở toán học của CHLT, cơ học ma trận, hàm riêng, giá trị riêng, chuẩn hóa, đại lượng đo
được, phiếm hàm động lượng ...
5. Spin, lý thuyết spin Pauli và phương trình Dirac, phương pháp nhiễu loạn, tính gần đúng,
phương pháp trường trung bình, phương pháp trường tự hợp, phiếm hàm mật độ, phonon trong thế
tuần hoàn...

- Phần thực hành / bài tập bao gồm:


+ Các bài tập nhỏ tính giải tích trên lớp
+ Các bài tập lớn về một vấn đề cụ thể (thuyết trình)
+ Các bài tập lớn về giải bài toán bằng phương pháp số (nộp bài tập lớn), phần này yêu cầu kỹ năng
lập trình C++, hoặc Visual Basic (trên Excel)

--- Nội dung chi tiết các học phần xem trang dưới ---
Phần I: Vật lý đầu thế kỷ 20
1.1 Vận tốc ánh sáng là không đổi và thuyết tương đối hẹp
- Các thí nghiệm đo vận tốc ánh sáng
- Thí nghiệm của Michelson
- Hệ quy chiếu quán tính
- Phép chuyển đổi Lorentz
1.2 Lý thuyết tương đối hẹp
- Tính đồng nhất của các sự kiện
- Sự co ngắn của khoảng cách
- Sự giãn ra của thời gian
- Động lượng tương đối
1.3 Phát xạ của vật đen
- Khủng hoảng tím, công suất phát xạ tăng mãi theo tần số
- Vật lý thống kê cổ điển: khí lý tưởng
- Định luật Stefan-Boltzmann
- Định luật Wien
- Lý thuyết lượng tử của Planck
1.4 Hiện tượng quang điện
- Thí nghiệm quang điện
- Lý thuyết Einstein về quang điện
1.5 Lưỡng tính sóng hạt của hạt vi mô
- Thí nghiệm giao thoa qua khe hẹp
- Mô hình nguyên tử Bohr
- Phổ nguyên tử hydro
- Sóng vật chất như giao động tử tuyến tính
- Nguyên lý bất định
2. Cơ học lượng tử
2.1 Động học của điện tử
- Tương tác điện từ trong nguyên tử
- Các đại lượng bảo toàn
- Chồng chập trạng thái
- Bảo toàn điện tích
2.2 Phương trình Schodinger
- Trạng thái cơ bản
- Toán tử động lượng
2.3 Dao động tử tuyến tính
- Nguyên tử hydro
- Phổ của nguyên tử hydro
- Mức dao động cơ sở
2.4 Hàm riêng và giá trị riêng
- Các đại lượng đo được
- Chuẩn hóa hàm sóng
- Tính gần đúng
2.5 Spin, lý thuyết Dirac
- Lý thuyết spin Pauli
- Phương trình Dirac
2.6 Phương pháp nhiễu loạn
- Nhiễu loạn bậc 1
- Ma trận nhiễu loạn
- Moller-Plesset bậc 2
2.7 Hệ nhiều hạt
- Phương pháp trường trung bình
- Phương pháp trường tự hợp
- Phiếm hàm mật độ
2.8 Phonon
- Hàm sóng hệ nhiều hạt tuần hoàn
- Hằng số lực, dao động riêng, tần số riêng

You might also like