You are on page 1of 3

Tầm nhìn chiến lược

- Thị trường cạnh tranh


Trước khi NASA mở dịch vụ tham quan ISS, không ít dự án đã được triển khai
nhằm cung cấp các trải nghiệm không gian cho du khách, song mức giá rất đắt đỏ.
Trong đó có thể kể đến XCOR Aerospace, công ty của Mỹ chuyên phát triển động
cơ tên lửa và tàu vũ trụ, với dịch vụ trải nghiệm môi trường không trọng lực, ngắm
Trái đất từ không gian, với mức giá 95.000 USD/người. Chính SpaceX cũng từng
đưa ra tour du lịch vũ trụ Dragon Space Trip, sử dụng phi thuyền đưa con người
đến quỹ đạo tầm thấp của Trái đất. Những chuyến thám hiểm không gian đều có
giá lên đến hàng triệu USD.
Trong bối cảnh ngành công nghiệp hàng không đạt nhiều bước tiến mới về khoa
học - kỹ thuật, thời gian qua, du lịch vũ trụ đã thu hút được sự quan tâm và đầu tư
lớn từ các công ty tư nhân, vốn đã thể hiện được khả năng tiếp cận không gian,
nhất là sau khi được chính phủ “bật đèn xanh” về kinh doanh dịch vụ. Công ty vũ
trụ Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm ngắn ngủi
nhưng đáng giá trong không gian cho du khách tham quan vũ trụ. Hay Công ty
Virgin Galactic của tỷ phú Richard Branson cũng đưa ra kế hoạch cung cấp cho
nhiều người một khoảng thời gian tương tự ở môi trường không trọng lực, với giá
chỉ vài trăm nghìn USD, trong một “tàu vũ trụ khổng lồ”. Đáng chú ý, Virgin
Galactic là công ty du lịch vũ trụ đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán New
York (Mỹ).
Thị trường dịch vụ du lịch vũ trụ không có quá nhiều nhà cung cấp, nhưng không
vì thế mà tính cạnh tranh bị xem nhẹ. Giới chuyên gia nhận định rằng, hiện nay,
những gì SpaceX đang cung cấp cho các vị khách nhiều tiền trên thế giới dường
như vẫn chất lượng và được quan tâm hơn so các công ty khác trong cùng ngành
nghề. Đó cũng là một trong những lý do mà chi phí cho các tấm vé của SpaceX cao
hơn rất nhiều so với phần còn lại. Thậm chí, SpaceX còn đưa ra nhiều kế hoạch
hấp dẫn hơn, như các chuyến du lịch quanh mặt trăng dự kiến sẽ tổ chức trong vài
năm tới, hay tham vọng đưa người lên sao Hỏa. Việc ký hợp đồng với công ty khởi
nghiệp Axiom Space cũng là cách để SpaceX đẩy nhanh các kế hoạch đầy tham
vọng của mình.
Richard Branson đã từng lên vũ trụ. Jeff Bezos cũng đã thực hiện chuyến bay của
mình. Trước đây, một số người giàu cũng thực hiện những chuyến đi tương tự,
nhưng Branson và Bezos lại không chỉ trả tiền vé mà họ còn đầu tư cả con tàu.
Trong tương lai, những người như vậy – nếu đủ giàu có, họ sẽ không còn phải phụ
thuộc vào những con tàu không gian của chính phủ khi muốn rời khỏi Trái Đất.
Đối tượng của cac nha ti phú mỹ sẽ la những người giàu nhưng nhà khoa học nha
tham hiểm hoặc là những người co đam mê tham hiểm vũ trụ . Thu sức với không
trong lực ngoài không gian thi việc an uống ngủ ... O ngoài đo se nhu thế nào . Vì
có nhiều đối tượng khách hàng nên sẽ phản ra nhiều loại vé nhiều chuyên bay ở
những noi khác nhau .
Vào khoảng đầu thế kỷ này, khi các công ty hàng không vũ trụ của 3 vị tỉ phú này
mới chỉ bắt đầu hoạt động, nhiều người nói rằng mục tiêu của họ là điều viển vông.
Hiện tại, phe chỉ trích mới chính là bên có tầm nhìn quá hạn hẹp, dù họ là những
người hoạch định chính sách. Song, đằng sau những chuyến bay của các tỉ phú là
cả một lĩnh vực hàng không vũ trụ rộng lớn.
Sau nhiều thập kỷ, quỹ đạo Trái Đất và những điểm xa hơn đã được thương mại
hóa với tốc độ đáng kinh ngạc nhờ sự phát triển của các công ty tư nhân. Việc
Branson và Bezos sẵn sàng bay lên vũ trụ bằng những con tàu của riêng mình
không chỉ là sự chứng thực rằng tàu của họ đã đủ an toàn để chính họ thử nghiệm
và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong tương lai, những người khác vẫn tiếp tục
bay vào không gian và có thể lên tới hàng nghìn người và hàng chục nghìn loại
máy móc được thiết kế để phục vụ cho những chuyến bay đó. Những gì diễn ra
trong tương lai sẽ là một trong những câu chuyện mang tính kinh tế và quan trọng
nhất của thập kỷ tới.
- Không dành cho tất cả
Để tham gia chuyến du lịch không gian, hành khách cần phải có hình thể phù hợp
và đủ điều kiện sức khỏe cần thiết, đồng thời hoàn thành khóa đào tạo của các công
ty này.

Theo tỉ phú Bezos, con người cần phải di chuyển ngành công nghiệp nặng và
ngành công nghiệp gây ô nhiễm như năng lượng và sản xuất vi mạch ra khỏi trái
đất. Tỉ phú Mỹ hy vọng tương lai sẽ có hàng triệu người sống và làm việc trong
không gian, có thể là bên trong các trạm vũ trụ khổng lồ.

Trong khi đó, tỉ phú Branson hy vọng công nghệ tàu vũ trụ siêu thanh của mình có
thể được sử dụng trong ngành kinh doanh du lịch, giúp việc đi lại của con người
trên toàn cầu sẽ được rút ngắn thời gian hơn nhiều so với các chuyến bay thương
mại hiện nay. Chiếm ưu thế hơn trong lĩnh vực hàng không, Công ty SpaceX của tỉ
phú Musk đang chế tạo và thử nghiệm một tên lửa khổng lồ mà ông mô tả sẽ đưa
những người đầu tiên lên Sao Hỏa và cung cấp cho nhân loại phương tiện để thiết
lập một khu định cư lâu dài ở đó.

Bất chấp tầm nhìn lớn của các tỉ phú, giới quan sát chỉ trích việc theo đuổi tham
vọng của giới siêu giàu nói trên không giúp ích cho cộng đồng thế giới vốn đang
phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách như biến đổi khí hậu, đại dịch… 

Bài học
“Tầm nhìn cũng như mục tiêu là thứ cực kỳ quan trọng, nhưng mọi thứ vẫn cần có
một điểm xuất phát đã”. “Đã xác định được tầm nhìn và mục tiêu không có nghĩa
ngày nào chúng ta cũng nghĩ về nó liên tục. Hãy coi đó là một cột mốc không thể
bị lu mờ, để mỗi khi gặp khó khăn hay bối rối, chúng ta chỉ cần ngoái đầu nhìn về
là lại thấy nó đang sừng sững chỉ đường dẫn lối. Hơn nữa, chúng ta cũng cần biết
ưu tiên thời gian để làm những thứ mà dù đã hoàn thành vào hôm nay, nhưng
chúng vẫn có thể dẫn tới lợi ích cho tới năm sau, hay thậm chí 2-3 năm nữa.” Trích
từ lời nói của Bezos.

You might also like