You are on page 1of 2

HỒ CHÍ MINH TRONG VĂN HỌC – NGHỆ THUẬT

Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại mang tầm Thế Giới, Hồ Chí Minh còn là một nhà văn,
nhà thơ lớn, đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn học có giá trị, gắn liền với tiến
trình cách mạng và đời sống tinh thần của Bác và nhân dân.

Sự nghiệp văn học của Người gắn liền với sự nghiệp cứu nước cứu dân. Ở Hồ Chí Minh, văn
cũng tức là người. Văn thơ của Người phản ánh tâm hồn cao đẹp và cuộc đời vĩ đại của
Người - một cuộc đời trọn đời vì nước, vì dân. 

Quan điểm sáng tác: Người xem văn nghệ là vũ khí, nghệ sĩ là chiến sĩ vì văn chương
phải phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại cái
ác, cái bất công ngang trái.

Về mặt nội dung: Theo Bác, văn chương phải phản ánh chân thực và hùng hồn cuộc
sống và hiện thực cách mạng, chú ý noi gương người tốt việc tốt và uốn nắn phê bình
cái xấu. Nhà văn cũng phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ,
nặng nề, hình thức của tác phẩm phải hấp dẫn, ngôn từ chọn lọc, bảo đảm sự trong
sáng của tiếng Việt.

Sự nghiệp văn học của Bác in đậm dấu ấn ở ba lĩnh vực:

1.Văn chính luận:  Đây là lĩnh vực nổi bật, chiếm đa số trong sự nghiệp của Hồ Chí
Minh,  tiêu biểu như Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Phán, lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến, Di chúc,…sáng tác chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị, phục vụ cho
sự nghiệp cách mạng, nhiệm vụ cách mạng của đất nước trong từng giai đoạn.

Tác
Tác phẩm
phẩm đặcđặc biệt
biệt đánh
đánh
dấu
dấu cột
cột mốc
mốc lịch
lịch sử
sử quan
quan
trọng
trọng của
của đất
đất nước
nước là là
“Tuyên
“Tuyên ngôn
ngôn độcđộc lập”.Tác
lập”.Tác
phẩm
phẩm tuyên
tuyên bốbố quyền
quyền độcđộc
lập
lập của dân tộc Việt
của dân tộc Việt Nam
Nam
trước
trước nhân
nhân dândân Việt
Việt Nam
Nam

và cả thế giới, được viết
cả thế giới, được viết
với
với cảm
cảm hứng
hứng phấnphấn chấn,
chấn,
giàu
giàu cảm
cảm xúc,
xúc, cấu
cấu trúc
trúc chặt
chặt
chẽ, lý lẽ sắc
chẽ, lý lẽ sắc bénbén
HỒ CHÍ MINH TRONG VĂN HỌC – NGHỆ THUẬT

2.Truyện và kí: các tác phẩm của Bác Hồ đem lại cho người đọc những rung cảm sâu
xa và nhận thức lớn lao với một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Một số tác phẩm nổi bật như:
Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Chuyện con rùa, Những con người biết mùi hun khói, Vi
hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu.

Các tác phẩm của Bác hàm chứa chất trí tuệ sắc sảo, nội dung hướng về những vấn
đề lớn của nhân sinh, của quốc gia và cách mạng với cách viết hiện đại cả về ngôn từ, cách
xây dựng nhân vật.
3.Thơ ca: Thơ ca của Bác có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, nổi bật là tập “ Nhật
kí trong tù”.

Nhật kí trong tù được sáng tác trong


khoảng thời gian từ tháng 8/1942 đến
tháng 9/1943 khi Người bị bắt giam trong
nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây
(Trung Quốc). Ngoài giá trị lịch sử, nó còn
có giá trị văn học vô cùng to lớn. Không
chỉ có giá trị hiện thực khi tái hiện bức
tranh hiện thực về chế độ nhà tù bất công
tàn ác, vô nhân đạo thời Tưởng Giới
Thạch, ghi lại chân thực bộ mặt nhem
nhuốc của các nhà tù Quốc dân đảng, mà
sức hấp dẫn kỳ diệu của tập thơ là ở vẻ
đẹp tâm hồn con người - người tù vĩ đại.  

Có thể khẳng định rằng, sự nghiệp sáng tác văn thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
là di sản vô giá, có những tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của mỗi
con người Việt Nam. Những tác phẩm văn học của Người cũng có sự gắn bó
mật thiết với sự nghiệp cách mạng, thể hiện tư tưởng, tâm hồn cao đẹp của
một bậc vĩ nhân

You might also like