You are on page 1of 9

Chương 4

CƠ SỞ THIẾT KẾ THIẾT BỊ SẤY

4.1. PH ƯƠNG PHÁP SẤY


4.1.1. Khái niệm
Phương pháp sấy là cách thức cung cấp nhiệt cho vật ẩm và vận chuyển ẩm bay
hơi từ bề mặt vật ẩm chuyển đi nơi khác.
4.1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại phương pháp sấy. Dựa vào định nghĩa, người ta chia
phương pháp sấy ra hai loại: Phương pháp sấy tự nhiên, phương pháp sấy nhân tạo.
4.1.2.1. Phương pháp sấy tự nhiên
Phương pháp sấy tự nhiên là quá trình tách ẩm mà nhiệt lượng cung cấp cho vật
ẩm và vận chuyển ẩm nhờ tác nhân tự nhiên. Phương pháp này sử dụng nguồn nhiệt
bức xạ của mặt trời và ẩm bay ra từ bề mặt vật ẩm được không khí ẩm chuyển động tự
nhiên mang đi.
Phương pháp sấy tự nhiên có ưu điểm là đơn giản, đầu tư vốn ít, dòng nhiệt bức
xạ từ mặt trời tới vật có khả năng thẩm thấu vào sâu trong vật ẩm và có cường độ khá
lớn (đến 1000W/m2).
Tuy vậy sấy tự nhiên có nhược điểm là:
- Khó thực hiện cơ giới hóa, chi phí lao động lớn.
- Nhiệt độ sấy thấp nên cường độ sấy không cao.
- Sản phẩm dễ bị ô nhiễm do bụi, sinh vật và vi sinh vật.
- Chiếm diện tích mặt bằng bố trí vật ẩm khi sấy lớn.
- Phụ thuộc vào thời tiết, không chủ động trong quá trình sấy.
4.1.2.2. Sấy nhân tạo
Sấy tự nhân tạo là quá trình tách ẩm mà nhiệt lượng cung cấp cho vật ẩm và vận
chuyển ẩm nhờ nguồn nhiệt và năng lượng nhân tạo. Các phương pháp sấy nhân tạo
được thực hiện trong thiết bị sấy.
Có nhiều cách phân loại phương pháp sấy nhân tạo. Căn cứ vào cách thức cung
cấp nhiệt và vận chuyển ẩm có thể chia ra các loại sau:
- Phương pháp sấy đối lưu: Nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình sấy là nhiệt
truyền từ môi chất sấy đến vật liệu bằng cách truyền nhiệt đối lưu.
- Phương pháp sấy tiếp xúc: Trong phương pháp này người ta cung cấp nhiệt
cho vật sấy bằng cách cho tiếp xúc trực tiếp vật với bề mặt nguồn nhiệt.
- Phương pháp sấy bức xạ: Trong phương pháp sấy này nguồn nhiệt cung cấp
cho quá trình sấy thực hiện bằng bức xạ từ một bề mặt nào đó đến vật sấy.
- Phương pháp sấy bằng điện trường cao tần: Nhiệt cung cấp cho vật sấy nhờ
dòng điện cao tần tạo nên điện trường cao tần trong vật làm vật nóng lên trên 100 oC,
ẩm lỏng trong vật hóa hơi và di chuyển vào môi trường.
33
- Phương pháp sấy thăng hoa: Phương pháp này thực hiện bằng cách làm lạnh
vật đồng thời hút chân không để cho vật sấy đạt đến trạng thái thăng hoa của nước.
Ẩm ở thể rắn thoát ra khỏi vật ẩm ở thể hơi nhờ quá trình thăng hoa. Nhiệt lượng cung
cấp cho vật ẩm trong quá trình bay hơi có thể theo phương thức dẫn nhiệt hoặc bức xạ
nhiệt. Ẩm thoát ra được máy hút chân không và hệ thống lạnh đưa ra ngoài thiết bị
sấy.
Trong các phương pháp kể trên phương pháp sấy đối lưu, bức xạ và tiếp xúc
được dùng rộng rãi hơn cả, nhất là phương pháp sấy đối lưu.

4.2. THIẾT BỊ SẤY


4.2.1. Khái niệm
Thiết bị sấy là thiết bị thực hiện các quá trình làm khô các vật liệu, các chi tiết hay
các sản phẩm nhất định bằng quá trình sấy, làm cho chúng khô và đạt đến một độ ẩm
nhất định theo yêu cầu. Trong các quá trình sấy, ẩm chứa trong vật liệu sấy thường là
nước. Tuy vậy, trong kỹ thuật sấy cũng gặp trường hợp sấy các sản phẩm mà ẩm là các
chất lỏng hữu cơ như dung môi hòa tan sơn, các vật đánh xi, ...
4.2.2. Phân loại thiết bị sấy
Mỗi phương pháp sấy kể trên được thực hiện trong nhiều kiểu thiết bị sấy khác
nhau. Dựa vào phương pháp cấp nhiệt và vận chuyển ẩm, có thể chia thiết bị sấy thành
các loại sau (phân loại thiết bị sấy theo phương pháp sấy):
4.2.2.1. Thiết bị sấy đối lưu
- Thiết bị sấy đối lưu sử dụng phương pháp sấy đối lưu để tách ẩm và làm khô vật.
- Thiết bị sấy đối lưu có nhiều loại khác nhau như: thiết bị sấy buồng, sấy hầm,
thiết bị sấy kiểu tháp, thiết bị sấy thùng quay, thiết bị sấy tầng sôi, thiết bị sấy khí
động, v.v...
Trong bảng 4-1 đưa ra một số kiểu thông dụng của thiết bị sấy đối lưu cùng với
các thông số kỹ thuật cơ bản của chúng.
Bảng 4-1: Một số đặc tính chủ yếu của các kiểu thiết bị sấy đối lưu thông dụng
Chế độ sấy và tiêu hao
Kiểu thiết bị sấy Cách làm việc Sản phẩm sấy
riêng nhiệt
Buồng sấy với Các mảng gỗ Nhiệt độ môi chất sấy
tuần hoàn tự nhỏ, rau quả, 60-2500C. Tiêu hao
Theo chu kỳ
nhiên hay cưỡng gạch, chất cách riêng nhiệt q = 6000
bức nhiệt v.v...  10.000, kJ/kg ẩm
Nhiều loại sản Nhiệt độ môi chất sấy
phẩm như kiểu 50  1300C. Tiêu hao
Hầm sấy Liên tục
buồng sấy riêng nhiệt q =5000
 8000 , kJ/kg ẩm

34
Hầm sấy dùng Tre, len, dạ rau Nhiệt độ môi chất sấy:
băng tải (môi chất quả, diêm, v.v... 60  1700C. Tiêu hao
Liên tục
sấy đa số là dùng riêng nhiệt q= 5000
không khí)  7500 , kJ./kg ẩm
Các chi tiết kim Nhiệt độ môi chất sấy
Liên tụ, vật liệu
Hầm sấy dùng loại sơn, các 120  3000C. Tiêu hao
sấy nằm trên
băng truyền hộp đựng,v.v... riêng nhiệt q =
băng hoặc treo
5000  8500 kJ/kg ẩm
Muối, quặng, Nhiệt độ môi chất sấy
Liên tục, vật liệu ngũ cốc 60  1800C. Tiêu hao
Tháp sấy
rơi trong tháp riêng nhiệt q= 5000 
6500 , kJ/kg ẩm
Vật liệu dạng Nhiệt độ môi chất sấy
hạt than, quặng, -Khi sấy than, quặng
cát công nghệ, 650  8500C
Liên tục hay chu
ngũ cốc,v.v... Khi sấy ngũ cốc
kỳ, thùng quay
Thiết bị sấy thùng 60  1200C. Năng suất
với số vòng
quay bốc hơi ẩm A = 50
quay n = 0,5  8
 150, kg ẩm/m3h .Tiêu
v/ph
hao riêng nhiệt
q = 3500  5000, kJ/kg
ẩm
Vật liệu dạng Tốc độ khí 10  40m/s.
hạt (ẩm tự do); Tiêu hao riêng nhiệt
Sấy khí động Liên tục than cám, các a=4200  6700, kJ/kg
chất kết ẩm
tinh,v.v...
Sữa, trứng và Khi t = 130  1500C
các loại dung A = 2  4, kg ẩm/m3h
dịch khác t = 300  4000C
Sấy phun Liên tục
A = 8  12, kg ẩm/m3h
t = 500  7000C
A= 15  25 , kgẩm/m3h
Vật liệu có độ Cường độ bay hơi ẩm
ẩm cao: bột A=100  300,kgẩm /m3h
Liên tục hay chu
Sấy tầng sôi nhão, hạt kết Tiêu hao riêng nhiệt
kỳ
tinh; các loại q=3000  12.000 , kJ/kg
hạt khác ẩm

35
Hình 4-1: Một số sơ đồ nguyên lý các loại thiết bị sấy
4.2.2.2. Thiết bị sấy tiếp xúc
Phương pháp sấy tiếp xúc có thể thực hiện trong các thiết bị như thiết bị sấy tiếp
xúc với bề mặt nóng, thiết bị sấy tiếp xúc kiểu tang quay, thiết bị sấy tiếp xúc trong
chất lỏng, ...
4.2.2.3. Thiết bị sấy bức xạ
Phương pháp sấy bức xạ có thể thực hiện trong thiết bị sấy bức xạ dùng đèn hồng
ngoại, thiết bị sấy bức xạ dùng nhiên liệu khí, dùng dây điện trở v.v...
4.2.2.4. Các thiết bị sấy khác
Ngoài 3 loại thiết bị sấy ở trên, trong thực tế còn có những thiết bị sấy như: Thiết
bị sấy cao tần (cấp nhiệt bằng điện từ trường cao tần); thiết bị sấy chân không, sấy
thăng hoa, …

36
4.3. TRÌNH TỰ THIẾT KẾ THIẾT BỊ SẤY
4.3.1. Chọn kiểu thiết bị sấy
Mỗi loại vật liệu sấy thích hợp với một số phương pháp sấy và một số kiểu thiết
bị sấy nhất định. Việc chọn kiểu thiết bị sấy tiến hành theo hai giai đọan.
- Giai đọan thứ nhất là chọn sơ bộ phương pháp sấy thích hợp và một số kiểu
thiết bị sấy có thể dùng cho loại vật liệu đó.
- Giai đọan thứ 2 là trên cơ sở một số thiết bị sấy đã chọn tiến hành tính toán
kinh tế - kỹ thuật để chọn kiểu thích hợp nhất. Ví dụ: vật liệu dạng hạt như than cám,
thóc, lúa, ngô, cà phê có thể thích hợp với các kiểu thiết bị sấy như : thiết bị sấy kiểu
tháp, sấy thùng quay, sấy tầng sôi, ...
Nhưng chọn kiểu nào trong số đó là tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể về
nguồn năng lượng, nhiên liệu, các thiết bị, vật tư để gia công, chế tạo thiết bị. Tuy
nhiên có một số vật ẩm chỉ thích hợp với một số thậm chí một kiểu thiết bị sấy. Ví dụ:
các dung dịch chỉ thích hợp với kiểu sấy phun và sấy tiếp xúc với bề mặt nóng, rắn.
Các vật liệu xây dựng như gạch ngói chỉ thích hợp với thiết bị sấy buồng hoặc hầm.
4.3.2. Chọn tác nhân sấy và chất tải nhiệt
4.2.2.1. Chọn tác nhân sấy
Cơ chế quá trình sấy gồm hai giai đọan:
- Giai đoạn tách ẩm ra khỏi vật: Gia nhiệt cho vật sấy để làm ẩm hóa hơi và
mang hơi ẩm từ bề mặt vật vào môi trừơng. Nếu ẩm thoát ra khỏi vật mà không mang
đi kịp thời sẽ ảnh hưởng tới quá trình bốc hơi ẩm từ vật sấy sau đó. Cụ thể là làm chậm
quá trình thoát hơi ẩm từ vật sấy thậm chí có thể làm ngừng trệ quá trình thoát ẩm của
vật sấy. Quá trình có thể dẫn tới làm tăng nhiệt độ vật sấy làm cho vật không khô mà
bị ninh nhừ đi.
- Giai đoạn vận chuyển ẩm: Để hơi ẩm sau khi bay ra từ vật sấy thoát ra môi
trường có thể dùng các biện pháp sau:
+ Dùng tác nhân sấy làm chất tải ẩm
+ Dùng bơm chân không để hút ẩm từ vật sấy thải ra ngoài (sấy chân không).
+ Sấy với nhiệt dộ cao: nhiệt độ vật sấy lớn hơn nhiệt độ bão hòa ứng với áp
suất không khí ẩm (ví dụ áp suất không khí ẩm ở p = 745 mmHg, nhiệt độ bão hòa
tương ứng là 1000C). Trường hợp này áp suất hơi ẩm thoát ra khỏi vật lớn hơn áp suất
không khí ẩm, do chênh áp suất này mà ẩm có thể tự thoát ra vào môi trường. Như vậy
ta thấy tác nhân sấy có thể vừa đóng vai trò gia nhiệt vừa tải ẩm hoặc chỉ làm một
trong hai chức năng ấy.
Trong sấy đối lưu vai trò của tác nhân sấy đặc biệt quan trọng vì nó đóng cả hai
vai trò vừa gia nhiệt vừa tải ẩm. Tùy theo chế độ sấy và yêu cầu chất lượng sấy mà
chọn loại tác nhân sấy thích hợp. Các tác nhân sấy thường dùng là không khí ẩm, khói
nóng, hơi quá nhiệt, chất lỏng, …
Khi chọn tác nhân sấy có thể sơ bộ dựa vào các điều kiện sau:

37
+ Trường hợp vật ẩm chịu được nhiệt độ cao và không sợ nhiễm bẩn bởi tro bụi
thì nên dùng khói làm tác nhân sấy vì dùng khói nóng sẽ sấy được ở nhiệt độ cao hơn,
cường độ bay hơi ẩm lớn hơn, đồng thời thiết bị sấy rẻ tiền hơn vì không cần calorife.
+ Trường hợp sản phẩm sấy cần tránh nhiễm bẩn do khói nóng thì nên chọn
không khí ẩm làm tác nhân sấy. Để gia nhiệt cho không khí có thể sử dụng calorife hơi
- khí, khói - khí, hay calorife điện. Dùng kiểu calorife nào là tùy vào từng trường hợp
cụ thể và phải do tính toán kinh tế kỹ thuật quyết định.
+ Hơi quá nhiệt dùng trong trường hợp sấy các vật liệu dễ cháy, nổ. Hơi quá
nhiệt có nhược điểm là phải dùng lò hơi để sản xuất nên giá thành thiết bị cao.
4.2.2.2. Chọn chất tải nhiệt
Trong thiết bị sấy cần chọn chất tải nhiệt phù hợp với các điều kiện kinh tế kỹ
thuật cụ thể của việc sấy sản phẩm.
Trong sấy đối lưu hay sấy tiếp xúc, chất tải nhiệt có thể dùng là hơi nước, dầu
truyền nhiệt hay khói để gia nhiệt cho tác nhân sấy và các bề mặt truyền nhiệt cho vật
liệu. Dùng khói làm chất tải nhiệt thì hệ thống thiết bị sẽ đơn giản hơn, giá thành thiết
bị thấp hơn so với dùng hơi nước vì không cần dùng lò hơi. Nhược điểm của calorife
khí - khói là làm việc ở nhiệt độ cao, bề mặt truyền nhiệt bám bụi nhiều, dẫn đến giảm
tuổi thọ của thiết bị. Đồng thời thiết bị trao đổi nhiệt khí - khói có hệ số truyền nhiệt
thấp hơn so với calorife hơi - khí dẫn đến tiêu hao kim loại chế tạo bề mặt truyền nhiệt
sẽ lớn hơn. Hơn nữa việc điều chỉnh nhiệt độ môi chất sấy sẽ khó khăn hơn so với
calorife hơi - khí.
Dùng hơi nước làm chất tải nhiệt có ưu điểm là calorife hơi - khí cấu tạo gọn
nhẹ vì có hệ số truyền nhiệt lớn và thường có thể làm cánh ở phía không khí, việc điều
chỉnh nhiệt độ môi chất dễ dàng thuận tiện. Thiết bị không bị bám bẩn do khói, lại làm
việc ở nhiệt độ thấp nên tuổi thọ cao hơn so với calorife khí - khói. Hơn nữa do làm
việc ở nhiệt độ thấp (thường < 2000C) nên calorife hơi – khí có thể chế tạo bằng kim
loại màu như đồng, nhôm ít bị han gỉ nên tuổi thọ càng cao. Nhược điểm của việc
dùng hơi nước làm chất tải nhiệt là phải sử dụng lò hơi nên giá thành thiết bị cao.
Việc chọn chất tải nhiệt là hơi nước hay khói là tùy thuộc vào các điều kiện cụ
thể và phải trải qua nghiên cứu tính toán nhiều phương án kinh tế kỹ thuật để chọn
phương án hợp lý. Về nguyên tắc có thể sơ bộ đánh giá theo các yếu tố sau:
- Những nơi có nhiều hộ tiêu thụ nhiệt về sấy cũng như có nhiều các hộ tiêu thụ
công nghệ khác dùng hơi nước thì việc dùng lò hơi là hợp lý vì dùng lò hơi cho phép
sản xuất nhiệt tập trung có hiệu suất cao hơn so với sản xuất phân tán.
- Những nơi chỉ có ít hộ tiêu thụ nhiệt về sấy thì dùng TBTĐN khí - khói hay
calorife kiểu ống nhiệt là hợp lý.
4.3.3. Tính toán công nghệ và xác định các kích thước cơ bản của thiết bị sấy
Trên cơ sở số liệu cho trước như: loại vật ẩm, công suất sấy, các thông số kỹ
thuật, thời gian sấy và kiểu dáng thiết bị sấy tương ứng chúng ta sẽ xác định được cụ
thể các kích thước của thiết bị và xác định kết cấu của thiết bị cũng như sơ đồ lưu
chuyển của vật liệu và tác nhân sấy trong thiết bị sấy.
38
4.3.4. Tính toán nhiệt
Mục đích của việc tính toán nhiệt là xác định lưu lượng tác nhân sấy, tiêu hao
nhiệt cần thiết cho quá trình sấy. Đồng thời qua tính toán nhiệt cũng xác định chế độ
sấy ở các vị trí cần thiết trong hệ thống thiết bị sấy và hiệu suất thiết bị sấy.
Nội dung tính toán nhiệt bao gồm:
- Thiết lập cân bằng vật chất, cân bằng ẩm và cân bằng nhiệt.
- Sử dụng đồ thị I-d hay các công thức để xác định các đại lượng cơ bản như
lượng ẩm bay hơi trong thiết bị sấy, lưu lượng tác nhân sấy tuần hoàn, tiêu hao nhiệt
và hiệu suất của quá trình sấy.
4.3.5. Tính toán chọn các thiết bị phụ của hệ thống sấy
Tùy theo kiểu thiết bị sấy, tác nhân sấy và chất tải nhiệt sử dụng trong thiết bị
có thể phải tính toán chọn một số trong các thiết bị phụ trợ sau:
- Tính toán chọn lò hơi, buồng đốt, buồng hòa trộn khí
- Tính toán calorife
- Tính toán chọn các thiết bị khử bụi
- Tính toán và chọn hệ thống cung cấp nguyên liệu và lấy sản phẩm sấy.
- Tính toán trở lực hệ thống thiết bị sấy để chọn quạt gió. Khi sấy đối lưu tự
nhiên phải tính toán hệ thống thoát ẩm.
- Tính toán và chọn các thiết bị của hệ thống đo lường, kiểm tra và tự động điều
khiển hệ thống sấy.

4.4. TÍNH TOÁN KINH TẾ KỸ THUẬT HỆ THỐNG THIẾT BỊ SẤY


4.4.1. Những tiêu chuẩn sử dụng trong việc tính toán kinh tế kỹ thuật
Những tiêu chuẩn dùng để so sánh kinh tế của các phương án có khác nhau
trong các điều kiện kinh tế kỹ thuật khác nhau, ví dụ, khu vực kinh tế quốc doanh và
khu vực kinh tế tư nhân. Sau đây là một số tiêu chuẩn thường dùng để so sánh kinh tế
kỹ thuật của các phương án nhằm chọn phương án tối ưu.
1.Chi phí tính toán:
Chi phí tính toán theo năm có thể được biểu thị bằng công thức:
C1 = C + pnI , đồng/năm (4-1)
Trong đó: I- vốn đầu tư để thực hiện phương án , đồng;
pn- Hệ số hiệu quả kinh tế định mức , 1/năm.
C- Chi phí thường xuyên hàng năm cho phương án đó, đồng/năm;
Chi phí hàng năm bao gồm các chi phí vận hành như: năng lượng, nhiên liệu,
tiền lương, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, ...
Hệ số hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư phụ thuộc vào nhiêu yếu tố, nó phản ánh
thu nhập thuần túy thực hiện qua lao động xã hội. Trong tính toán cần lấy trị số hiệu
quả kinh tế định mức và khác nhau đối với các ngành kinh tế. Trị số nghịch đảo của nó
1
là Tn = là thời gian thu hồi vốn định mức, năm.
pn

39
2. Lợi nhuận:
Lợi nhuận của một công trình, một dự án được xác định theo biểu thức sau:
V= , đồng (4-2)
Trong đó: I - vốn đầu tư tổng cộng cho công trình , đồng;
Bi - tiền lãi thu được trong năm thứ i , đồng;
a - hệ số hiện tại hóa;
n - số năm vận hành của thiết bị , năm.
Ý nghĩa kinh tế của hệ số hiện tại hóa là các giá trị thu nhập trong tương lai
được quy về năm tính toán khi bắt đầu xây dựng công trình. Ta thấy số thu nhập trong
năm hiện tại có giá trị lớn hơn số thu nhập bằng chứng ấy, nhưng thực hiện được ở các
năm sau. Tiêu chuẩn lợi nhuận hay được sử dụng trong khu vực kinh tế tự do cạnh
tranh.
4.4.2. Xác định chi phí hàng năm của thiết bị sấy
Chi phí hàng năm của thiết bị sấy bao gồm: chi phí năng lượng như: điện, nhiệt,
khấu hao cho bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, tiền lương.
4.3.2.1. Chi phí năng lượng
1. Tiêu hao nhiên liệu
Đối với thiết bị sử dụng trực tiếp sản phẩm cháy để sấy hay dùng không khí
nóng qua calorife khí- khói thì tiêu hao nhiên liệu là:
CT = BTST , đồng/năm (4-3)
Trong đó:
BT - tiêu hao nhiên liệu hàng năm , đồng/năm;
ST - giá nhiên liệu , đồng/tấn;
BT = Bmaxnmax , tấn/năm
Trong đó:
Bmax - phụ tải lớn nhất , kgnl/h;
nmax - số giờ sử dụng phụ tải lớn nhất trong năm , h/năm.
Đối với thiết bị sử dụng hơi nước làm chất tải nhiệt thì tiêu hao nhiên liệu là:
Qn
BT = (4-4)
Q t LH
Ở đây:
Qn - phụ tải nhiệt năm , kCal/năm;
Qt - nhiệt trị thấp của nhiên liệu , kCal/kg;
LH - hiệu suất của lò hơi;
Phụ tải nhiệt năm được tính theo công thức:
Qn = Dmax(ih - in)nmax (4-5)
Trong đó:
Dmax- phụ tải hơi lớn nhất , kg/h;
ih, in- entanpi của hơi và nước cấp vào lò , kJ/kg.
Có thể tính chi phí nhiên liệu theo giá thành hơi:
CT = DmaxnmaxSh (4-6)
40
Ở đây: Sh -giá thành hơi , đồng/kg.
2. Chi phí điện năng
Tiêu hao điện năng hàng năm là:
r
E e =  N i n i + ES , kWh/năm (4-7)
i =1

Trong đó:
Ni - phụ tải điện lớn nhất của thiết bị thứ i;
ni - số giờ sử dụng phụ tải điện lớn nhất tương ứng;
Es- phụ tải điện chiếu sáng;
r - số thiết bị dùng điện;
Chi phí điện năng là:
Ce = Ee.Se (4-8)
Trong đó: Se - giá điện năng , đồng/kWh.
4.3.2.2. Chi phí tiền lương và các khoản đi theo lương
Chi phí tiền lương là:`
Ce = Ltb.m (4-9)
Trong đó
Ltb - tiền lương trung bình, đồng/người;
m - số người vận hành, người.
4.3.2.3. Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị
Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị tính theo tỷ lệ nhất định của vốn đầu tư
tức là:
Ck = pkI (4-10)
Trong đó: Pk -hệ số khấu hao cho bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị.
4.3.2.4. Chi phí khác

41

You might also like