You are on page 1of 3

Phạm Trần Hiền Loan

Tài liệu 1:
Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Khoa, 2019, Tác động của việc làm
thêm đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Vận tải-Kinh tế Trường Đại
học Giao thông Vận tải, ' Tạp chí Kinh tế và Dự báo, nằm trong khuôn
khổ đề tài mã số T20I9-KT-003
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/287319/CVv
139S332019111.pdf
Liệt kê các mục tiêu:
1. Thực trạng đi làm thêm của sinh viên ( tỉ lệ làm thêm, lí do, tính chất
công việc, số giờ làm) (2.1)
2. Những tác động tiêu cực từ việc làm thêm đến hoạt động học tập của
sinh viên:
- Làm giảm thời gian tự học của sinh viên(2.2.2e)
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (2.2.2a)
- Điểm trung bình của sinh viên đi làm thêm bị giảm sút(2.2.2b)
- Phân tâm trong học tập
3. Đưa ra vài kiến nghị cải thiện kết quả học tập của những sinh viên đi
làm thêm.(2.3)
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp
nghiên cứu định lượng. Để có số liệu, nhóm nghiên cứu sử dụng phương
pháp phỏng vấn trực tiếp 605 sinh viên khoa Vận tải-Kinh tế, trường ĐH
Giao thông Vận tải, trong đó bao gồm 356 sinh viên đi làm thêm và 249
sinh viên không đi làm thêm thông qua bảng câu hỏi ( thời gian phỏng
vấn từ tháng 7-8/2019).
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích ANOVA kiểm định T
với mẫu từng cặp, kiểm định T với mẫu độc lập và phân tích bảng chéo
để kiểm định giả thuyết của nghiên cứu.
Luận điểm(kết quả nghiên cứu)
- Việc đi làm thêm có ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, sức khỏe của
sinh viên.(trang 113)
Minh chứng:
- Việc đi làm thêm là giảm thời gian tự học của sinh viên, nếu số giờ làm
thêm trên 8 giờ thì 61,9% số sinh viên trong nhóm sinh viên đi làm thêm
đề bị giảm thời gian tự học.(bảng 7 trang 113)
- Điểm trung bình học kỳ của sinh viên bị giảm sút so với lúc trước khi đi
làm thêm khoảng từ 3.32-3.12.(bảng 4 trang 112)
- Có đến 55,9% số lượng sinh viên đi làm thêm bị giảm thời gian tự học
để đi làm.(bảng 5 trang 112)
Đoạn văn: Nhóm tác giả Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Khoa đã
nghiên cứu “Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh
viên Khoa Vận tải-Kinh tế” tại Trường Đại học Giao thông Vận tải, được
công bố trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo năm 2019. Đề tài sử dụng
phương pháp khảo sát 605 sinh viên bằng phỏng vấn trực tiếp và thu
được 356 sinh viên đi làm thêm và 249 sinh viên không đi làm thêm. Tác
giả xác định các tác động của việc đi làm thêm đến sinh viên: sức khỏe,
thời gian học tập, kết quả học tập; Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm cải thiện việc học tập và vấn đề sức khỏe đối với
những sinh viên đi làm thêm.
Tài liệu 1:
Trần Thị Minh Đức, 1998, Sinh viên các trường Đại học với việc làm
thêm hiện nay, Đề tài Nghiên cứu Khoa học. QX96.11
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=14/56/03/&doc=1456035514952636743891926793577747875
2&bitsid=352956b5-1adc-4fbc-8800-84bee49d20f0&uid=
Liệt kê các mục tiêu:
1. Tình hình đi làm thêm của sinh viên. (Quan tâm đến các khía cạnh:
Làm công việc gì? Thời gian làm việc trung bình? Mức độ phù hợp giữa
công việc và ngành học?) (2.1)
2. Các tác động tích cực:
- Có thêm thu nhập (2.2.1c)
- Có thêm nhiều hiểu biết, kinh nghiệm xã hội. (2.2.1a)
3. Các tác động tiêu cực:
- Làm giảm thời gian tự học. (2.2.2e)
- Bỏ giờ học ở trường vì trùng với giờ làm thêm. (2.2.2c)
- Vấn đề sức khỏe và an toàn không được đảm bảo (2.2.2a)
Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra bằng bảng hỏi (anket) là phương pháp chính được sử dụng.
- Phỏng vấn sâu các Trung tâm giới thiệu việc làm và Trung tâm Gia sư
Hà Nội.
- Phân tích tư liệu qua những bài báo viết về sinh viên đi làm thêm
- Dùng phương pháp toán thống kê để xử lí và phân tích kết quả điều tra
theo chương trình SPSS.
Luận điểm
Các ngành nghề mà sinh viên đi làm thêm có những tác động tích cực lẫn
tiêu cực đến việc học tập và đời sống sinh hoạt của họ.
Minh chứng
- Sinh viên đi làm thêm có mức thu nhập từ 100-500.000đ/tháng từ tất cả
các loại hình công việc khác nhau. (Trang 28, 29)
- Có 55,7% sinh viên đánh giá rằng đi làm thêm chững chạc hơn, hiểu
biết hơn, có nhiều kinh nghiệm xã hội. (Biểu đồ 8 T.44, bảng 8 T.45)
- Có 62,9% sinh viên làm không cố định về giờ giấc, 22,8% sinh viên làm
ngoài giờ hành chính và 7,7% sinh viên làm trong giờ hành chính. (Biểu
đồ 5 T.38; Nội dung T. 38, T.39 và T.40)
Đoạn văn: Trần Thị Minh Đức (T.T.M.Đức, 1998) thuộc Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nghiên cứu đề tài “Sinh viên các
trường Đại học với việc làm thêm hiện nay”. Đề tài đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu: điều tra bằng bảng câu hỏi (anket); phỏng vấn
sâu các Trung tâm giới thiệu việc làm và Trung tâm Gia sư Hà Nội; phân
tích tư liệu qua những bài báo viết về sinh viên đi làm thêm; dùng
phương pháp toán thống kê để xử lí và phân tích kết quả điều tra theo
chương trình SPSS. Qua nghiên cứu, tác giả đã nêu ra rằng đi làm thêm,
sinh viên sẽ có thêm thu nhập và học được những kinh nghiệm xã hội.
Tuy nhiên bên cạnh đó, sinh viên cũng phải đối mặt với những tác động
tiêu cực về học tập, sức khỏe và đời sống sinh hoạt.
TL2: Lê Trường Hải, 2012, “Sinh viên đại học Tiền Giang có nên đi làm
thêm?”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế
https://digital.lib.ueh.edu.vn/viewer/simple_document.php?
subfolder=11/49/52/&doc=114952109455520685768026408137822897768&b
itsid=81541943-191b-4af1-b0a6-91294e99f663&uid=bf6f4c0b-e336-4ce4-
b4a7-4a6a2b304514
Liệt kê các mục tiêu:
1. Tác động tích cực:
- Học được các kỹ năng mềm.(2.2.1b)
2. Tác động tiêu cực:
- Sức khỏe bị giảm sút.(2.2.2a)
- Thời gian cho việc học bị hạn chế.(2.2.2e)
Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích định tính. Trước hết bài viết thực
hiện phân tích tình hình thực tế của sinh viên tại trường ĐH Tiền Giang
thông qua nội dung của các cuộc phỏng vấn sâu. Sau đó bài viết sử dụng
những số liệu có được từ cuộc khảo sát để hỗ trợ cho quan điểm đã nêu.
Từ đó bài viết sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Luận điểm:
Việc đi làm thêm sẽ đem lại cho sinh viên những tác động tốt, bên cạnh
đó cũng có những tác động xấu đến học tập và sức khỏe của sinh viên.
Minh chứng:
- Sau khi trải qua quá trình làm thêm, rất nhiều sinh viên đã học được
những kỹ năng mềm. (bảng 4.5 T.18)
- Đi làm thêm làm tiêu tốn thời gian và sức khỏe của sinh viên. Mà hai
yếu tố này là rất quan trọng đối với việc học tập. Có đến 88% số lượng
sinh viên gặp những tác động tiêu cực của việc làm thêm. (bảng 4.6
T.19)

You might also like