You are on page 1of 1

Điện mặt trời tại Việt Nam thuộc nhóm ngành công nghiệp mới nổi, song hành

cùng sự phát triển nguồn


năng lượng tái tạo với thế giới. Mong muốn thay thế khai thác năng lượng bằng than đá, khí đột, hạn
chế tác hại đến môi trường, tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư. Tận dung vị trí địa lý của Việt Nam nằm
ở gần xích đạo, có số giờ năng cao so với mặt bằng chung. Chính vì thế, theo Quyết định 2068/QĐ-TTg
ngày 25/11/2015 của TTCP phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm
2030 tầm nhìn đến năm 2050. 
Thị trường nhiều triển vọng

Kinh tế phát triển nhanh, Việt Nam đang đứng trước sức ép về nhu cầu năng lượng. Tuy đang sử dụng
các nguồn tài nguyên truyền thống như than, thủy điện và khí để sản xuất điện, đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia, nhưng về lâu dài, Việt Nam đang phải hướng tới xây dựng cơ cấu năng lượng cân bằng
thông qua phát triển năng lượng tái tạo, trong đó, năng lượng mặt trời đang có lợi thế khi giá bán thiết bị
công nghệ giảm mạnh và xu hướng chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo đang mở rộng trên thế giới.
Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng điện mặt trời rất lớn, tương đương với các nước trong khu
vực có thị trường năng lượng mặt trời phát triển như, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines hay những thị
trường truyền thống như: Ý và Tây Ban Nha. Cụ thể, tổng số giờ nắng của Việt Nam khoảng 1.600 -
2.700 giờ/năm và bức xạ mặt trời bình quân hàng năm đạt khoảng 4 - 5 kWh/m2/ngày. 
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII)
cũng xác định việc ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng mặt trời, sẽ nâng công suất đặt  từ 6 - 7
MW năm 2017 lên khoảng 850 MW vào năm 2020 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030, tương đương
với 1,6% và 3,3% tổng công suất nguồn điện.
Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách ưu đãi, khuyến khích
đầu tư vào lĩnh vực năng lượng mặt trời. 
Tháng 4/2017, Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ- TTg  về phát triển điện mặt trời tại Việt
Nam, trong đó, quy định, giá mua điện là 9.35 UScent/kWh. Đến tháng 9/2017, Bộ Công Thương đã ban
hành Thông tư 16/2017/TT-BCT hướng dẫn chi tiết các quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua
bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Việc ban hành giá mua điện mới và Hợp
đồng mua bán điện mẫu đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút đầu tư tư nhân vào thị trường điện năng
lượng mặt trời tại Việt Nam. 
Với chính sách hỗ trợ, thị trường điện mặt trời tại Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm của các
nhà đầu tư lớn. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tích cực xây dựng kế hoạch phát triển các
dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Bước tiếp theo là lựa chọn công nghệ phù hợp để hiện thực hóa các dự
án đó.

Vietnam's fast-growing economy is putting a strain on its energy supply. Although it continues to rely on
traditional energy sources such as coal, hydroelectricity, and gas to generate power and maintain
national energy security, Vietnam is working to develop a more balanced energy structure in the long
run. through the development of renewable energy sources. Solar energy is particularly advantageous at
a time when the cost of technology equipment is falling and the global trend toward renewable energy
is growing.

You might also like