You are on page 1of 53

Chương 2

HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


VỀ THƯƠNG MẠI

ThS. Phan Trọng An

Slide 1-1
Mục tiêu và nội dung chương 2

Mục tiêu:
Hiểu được Nhà nước thống nhất quản lý thương mại bằng pháp
luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển
thương mại.
Nội dung:
1. Một số chức năng và vai trò của quản lý nhà nước đối với
thương mại trong nền kinh tế
2. Quản lý nhà nước về thương mại, tính tất yếu và nội dung
quản lý nhà nước về thương mại
3. Hệ thống các cơ quan quản lý thương mại ở nước ta hiện nay
4. Các phương pháp quản lý thương mại.

Slide 1-2
“Nhà nước thống nhất quản lý thương mại bằng
pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch phát triển thương mại.”

Slide 1-3
2.1. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TM

2.1.1. Chức năng của quản lý Nhà nước về kinh tế


 Một là, đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và thiết lập khuôn
khổ luật pháp để tạo những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh
tế. Nhà nước tạo ra hành lang luật pháp cho hoạt động kinh tế
 Hai là, điều tiết kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường
phát triển ổn định.
 Ba là, đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả
 Bốn là, để đảm bảo cho tính hiệu quả, nhà nước phải sản xuất
ra hàng hóa công cộng, đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền
kinh tế, thực hiện công băng xã hội.

Slide 1-4
2.1. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TM

2.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với thương mại
 Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại
phát triển. Nhà nước đảm bảo sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị,
xã hội cho thương mại phát triển.
 Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại.
Sự định hướng được thực hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức
thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu,
các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
 Ba là, Nhà nước điều tiết và cam thiệp vào quá trình hoạt động
của thương mại trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có vai trò
củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi người, mọi
thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường.
 Bốn là, Nhà nước quy định rõ những bộ phận, những ngành
then chốt, những nguồn lực và tài sản mà Nhà nước trực tiếp quản
lý.
Slide 1-5
2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

2.2.1. Phân định các chức năng trong quản lý và kinh doanh
 Các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại thực hiện việc tổ
chức và quản lý toàn diện ngành thương mại ở tầm vĩ mô. Ở đây
chủ yếu là điều tiết tổng thể các mối quan hệ về mua bán hàng hóa
và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.
 Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại hoạch định chiến
lược và kế hoạch thương mại ở tầm vĩ mô, định hướng phát triển và
mục tiêu của ngành cho từng thời kỳ.
 Chức năng quản lý Nhà nước về thương mại đảm bảo hiệu quả
chung của nền kinh tế. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước điều
hòa mâu thuẫn giữa hiệu quả tổng thể nền kinh tế và hiệu quả ở các
đơn vị kinh doanh.
 Cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại thực hiện sự quản lý
trên qui mô toàn xã hội và thống nhất toàn ngành. Quản lý bằng hệ
thống pháp luật. Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với
tất cả các hoạt động thương mại trong nền kinh tế. Slide 1-6
2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

2.2.1. Phân định các chức năng trong quản lý và kinh doanh
 Nôi dung chức năng quản lý Nhà nước về thương mại mang
tính thống nhất trong toàn quốc, tính ổn định tương đối. Nội dung
chức năng quản lý kinh doanh ở doanh nghiệp mang tính đặc thù
và tính linh hoạt cao
 Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại chỉ được làm
những gì mà luật pháp đã quy định, còn các doanh nghiệp được
làm tất cả những gì luật pháp không cấm
 Các cơ quan quản lý hành chính kinh tế định hướng và điều tiết
các hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu chiến lược, hạn
chế các hậu quả xấu và sự phá sản của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp căn cứ vào định hướng và hành lang đã được tạo dựng tổ
chức hoạt động kinh doanh và qua đó tác động trở lại các cơ quan
quản lý nhằm điều chỉnh cơ chế, chính sách quản lý.

Slide 1-7
2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

2.2.2. Thương mại là đối tượng quản lý của Nhà nước xuất phát từ:
 Là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, Thương mại được
coi là một ngành kinh tế quốc dân quan trọng, sự phát triển của
thương mại góp phần nâng cao mức sống của người dân, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 Thương mại là hoạt động mang tính liên ngành, là khâu hoạt
động có tính xã hội hóa cao mà mỗi doanh nhân không thể xử lý các
vấn đề một cách tốt đẹp, hơn nữa những mặt trá của nền kinh tế thị
trường đòi hỏi phải có sự quản lý can thiệp của Nhà nước
 Thương mại – dịch vụ là lĩnh vực chứa đựng những mâu thuẫn
của đời sống kinh tế xã hội
 Trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ có những hoạt động mà
doanh nghiệp, người lao động không được làm hoặc có những vị trí
mà Nhà nước cần phải chiếm lĩnh để điều chỉnh các quan hệ kinh tế.
Slide 1-8
2.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại

 Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật, chính sách
TM. Tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các hoạt động TM;
 Định hướng phát triển ngành thương mại thông qua chiến lược,
quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại;
 Kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành pháp luật thương mại;
 Kiểm tra, kiểm soát thị trường, điều tiết lưu thông hàng hóa và
quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông, hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu;
 Quản lý Nhà nước về cạnh tranh, chống độc quyền và chống bán
phá giá;
 Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin thương
mại trong và ngoài nước. Quản lý nhà nước các hoạt động xúc tiến
thương mại;
 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại;
 Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại.Slide 1-9
Thảo luận nhóm

 Trong tám tháng đầu năm 2019, xuất khẩu nông thủy
sản của Việt Nam sang TQ giảm 7,2% so với cùng kỳ
năm 2018.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang TQ chỉ
đạt 1,6 tỉ USD, giảm 8,1%; kim ngạch xuất khẩu gạo
đạt 159,4 triệu USD, giảm 67,5%; sắn lát giảm 9,6% và
cà phê giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2018.

1) Nguyên nhân của tình trạng trên?


2) Đề xuất giải pháp.

Slide 1-10
Thảo luận nhóm

Quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo ở Việt Nam?


1. Thực trạng
- Trước đây
- Hiện nay
2. Nêu kiến nghị hoặc giải pháp

Tài liệu tham khảo:


Nghị định: 109/2010/NĐ-CP
Nghị định: 107/2018/NĐ-CP
Thông tư 30/2018/TTLT-BCT-BTC.
Slide 1-11
2.3. HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THƯƠNG MẠI

Quản lý về mặt hành chính


 Chính phủ trong quản lý TM: Quản lý trên phạm vi toàn
quốc và TM quốc tế
 UBND tỉnh / Thành phố trực thuộc TƯ: Quản lý trên phạm
vi địa phương
 UBND huyện / quận: Quản lý trên phạm vi huyện / quận.

Quản lý về chuyên môn nghiệp vụ


 Chính phủ giao cho bộ công thương: Quản lý TM trên phạm
vi toàn quốc và TM quốc tế
 UBND tỉnh / Thành phố trực thuộc TƯ giao cho sở Công
Thương: Quản lý TM trên phạm vi địa phương
 UBND huyện / quận giao cho phomngf Công Thương: Quản
lý TM trên phạm vi huyện / quận. Slide 1-12
Thảo luận

 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có


phải là cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại không?
 Các Hiệp hội ngành hàng có phải là cơ quan quản lý Nhà
nước về thương mại không?

Slide 1-13
2.3. HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THƯƠNG MẠI
2.3.1. Quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý TM
Trong quản lý kinh tế nói chung, quản lý thương mại nói riêng,
Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
 Thống nhất quản lý kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của
Nhà nước, theo định hướng XHCN… Thực hiện chức năng lập quy
trong lĩnh vực quản lý thương mại, Chính phủ ban hành văn bản
pháp quy dưới luật (Nghị quyết, Quyết định) có tính bắt buốc trong
phạm vi cả nước. Các Bộ, chính quyền địa phương có nghĩa vụ thực
hiện các văn bản pháp quy đó.
 Xây dựng dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, 5
năm, hàng năm trình Quốc hội; Chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đó.
 Lập dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Nhà nước
và quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm trình Quốc hội; Tổ
chức và điều hành thực hiện ngân sách Nhà nước được Quốc hội
quyết định. Slide 1-14
2.3.1. Quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ
trong quản lý TM (tt)
 Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền
tệ, tiền lương, giá cả.
 Thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu
toàn dân, tài nguyên quốc gia; Thực hành chính sách tiết kiệm.
 Thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 Thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại,
phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với các quốc gia, tổ chức
quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi,
thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
 Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê Nhà nước.

Slide 1-15
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Công Thương

Nghị định số: 98/2017/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 08 năm


2017 của Thủ tướng chính phủ
Nghị định
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ
CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Vị trí, chức năng:
Bộ Công Thương là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước vể công nghiệp và thương mại, bao gồm các lĩnh
vực: Điện, than, dầu,…; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu,
thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị
trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương
mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Slide 1-16
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Công Thương

Nhiệm vụ và quyền hạn:


Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại
Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ
quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1 – Trình chính phủ các dự án pháp luật, dự thảo nghị quyết của
Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ
Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế
hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các
nghị quyết, đề án chương trình tổng kết theo phân công của Chính
phủ, Thủ tướng chính phủ.
2 – Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung
hạn, hàng năm, chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án, công
trình quan trọng quốc gia thuộc các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý
theo quy định của pháp luật. Slide 1-17
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

3 – Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các
ngành và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, các dự án
đầu tư theo phân các và ủy quyền của Chính phủ, thủ tướng Chính
phủ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
4 – Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn khác về quản
lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do bộ quản lý; chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật thuộc phạm
vi quản lý của bộ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.
5 – Xây dựng tiêu chuẩn quộc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm
tra đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ngành nghề kinh doanh
có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước bộ theo quy định của
pháp luật.
6-… Slide 1-18
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

13 – Về thương mại và thị trường trong nước:


a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển thương mại và
thị trường trong nước; phát triển thương mại và bảo đảm cân đối
cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo,
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đồng bào dân tộc theo quy định
của pháp luật; về phương thức giao dịch và loại hình kinh doanh
thương mại theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông
hàng hóa;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và phát
triển dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá đối với một số
mặt hàng theo quy định của pháp luật;
Slide 1-19
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

13 – Về thương mại và thị trường trong nước (tt)


đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng chính
sách phát triển hạ tầng thương mại (bao gồm chợ, siêu thị, trung tâm
thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm đấu giá hàng hóa, sở giao
dịch hàng hóa, trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ,
triển lãm, cửa hàng bán lẻ) theo quy định của pháp luật.

Slide 1-20
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

14 – Về an toàn thực phẩm:


a) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến,
bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các
loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm
chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của
Chính phủ;
b) Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa
đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
c) Quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại
sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên
(không bao gồm chợ đầu mối, đấu giá nông sản);
d) Trình Chính phủ ban hành các quy định điều kiện kinh doanh thực
phẩm tại các chợ, siêu thị và các loại hình thương mại khác theo quy
định của pháp luật.
Slide 1-21
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

15 – Về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa:


a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;
b) Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, thương mại biên giới, hoạt
động ủy thác, ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu, đại lý mua bán,
gia công, xuất xứ hàng hóa;
c) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và
thương mại biên giới theo quy định của pháp luật.

Slide 1-22
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

16 – Về phòng vệ thương mại:


a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng vệ thương
mại bao gồm: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với
hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc trợ
giúp hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khi bị điều tra, áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ
cấp và tự vệ) của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam;
c) Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết các tranh chấp
về các vụ kiện phòng vệ thương mại tại WTO và các tổ chức quốc tế.

Slide 1-23
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

17 – Về thương mại điện tử và kinh tế số:


a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình phát triển
thương mại điện tử;
b) Tổ chức thực hiện các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát
triển những mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng thương mại
điện tử, ứng dụng công nghệ số;
c) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động thương mại điện
tử; quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử và các mô hình hoạt
động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số theo quy định của pháp
luật;
d) Thiết lập và vận hành những hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử;
xây dựng khung kiến trúc và nền tảng kỹ thuật dùng chung cho các mô
hình kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số;
đ) Nghiên cứu, phát triển và đưa vào triển khai các công nghệ mới để hỗ
trợ doanh nghiệp kết nối theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, định hướng
Slide 1-24
gắn kết đến thị trường quốc tế.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

18 – Về quản lý thị trường:


a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây
dựng, tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường theo
quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác theo quy định của
pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác
phòng, chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm,
gian lận thương mại và các hành vi vi phạm khác thuộc lĩnh vực
được giao quản lý theo quy định của pháp luật.

Slide 1-25
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

19 – Về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:


a) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh, bao
gồm các hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế và hành vi
cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Slide 1-26
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

20 – Về xúc tiến thương mại:


a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và thực
hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm, Chương
trình thương hiệu quốc gia theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo
thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại,
trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo
quy định của pháp luật;
c) Quản lý, theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động
xúc tiến thương mại hàng năm theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý, chỉ đạo hoạt động của các Văn phòng xúc tiến thương
mại Việt Nam ở nước ngoài; quản lý các Văn phòng đại diện các tổ
chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của
pháp luật. Slide 1-27
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

21 – Về hội nhập kinh tế quốc tế:


a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế;
thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các
cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo quy định của
pháp luật;
b) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức nghiên cứu, đề xuất
đàm phán, ký hoặc gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa
phương hoặc khu vực về thương mại trong phạm vi thẩm quyền theo
quy định của pháp luật; đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do;
đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, các thỏa thuận mở
rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc
vùng lãnh thổ;

Slide 1-28
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

21 – Về hội nhập kinh tế quốc tế (tt):


c) Đại diện lợi ích kinh tế quốc tế của Việt Nam, đề xuất phương án
và tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và
thương mại quốc tế của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn
hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác
Á - Âu (ASEM) và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo
phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Slide 1-29
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

22 – Về phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song
phương:
a) Tổ chức nghiên cứu, đàm phán, ký kết, gia nhập và thực thi các
thỏa thuận và điều ước quốc tế song phương hoặc khu vực về hợp tác
thương mại và công nghiệp trong phạm vi thẩm quyền theo quy định
của pháp luật nhằm mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước,
các khối nước và vùng lãnh thổ;
b) Tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác song phương, hợp tác khu
vực và tiểu vùng thuộc phạm vi quản lý của bộ;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất thành lập,
theo dõi và triển khai hoạt động của các Phân ban Việt Nam trong
các Ủy ban liên Chính phủ giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh
thổ trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp;
Slide 1-30
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

22 – Về phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song
phương (tt):
d) Nghiên cứu thị trường, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin
chính sách, pháp luật và công nghiệp, thương mại, thương nhân trong
và ngoài nước phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phát triển thị
trường ngoài nước; phát hiện và tháo gỡ rào cản đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam; triển khai hoạt
động kết nối doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường ngoài nước;
đ) Hướng dẫn hoạt động thương mại của các thương nhân Việt Nam
ở nước ngoài;
e) Phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo công tác chuyên môn về
thương mại đối với cán bộ biệt phái của bộ tại các Cơ quan đại diện
của Việt Nam ở nước ngoài.
Slide 1-31
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

23 – Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh
doanh, hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài và tổ
chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực
công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.
24 - Thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại mấy
phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận và các hình thức văn bản
khác theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của bộ.

26 – Quản lý dự trữ quốc gia theo phân công của Chính phủ.
27 – Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp và
thương mại.

Slide 1-32
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương (tt)

31 – Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi
Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định
của pháp luật.
32 - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống
tham nhũng, tiếp công dân và xử lý vi phạm hành chính theo chức
năng quản lý nhà nước của bộ; thực hiện các hoạt động thanh tra
chuyên ngành trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy
định của pháp luật.

Slide 1-33
Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp.
3. Vụ Khoa học và Công nghệ.
4. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.
5. Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ.
6. Vụ Chính sách thương mại đa biên.
7. Vụ Thị trường trong nước.
8. Vụ Dầu khí và Than.

Slide 1-34
Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương (tt)

9. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.


10. Vụ Tổ chức cán bộ.
11. Vụ Pháp chế.
12. Thanh tra Bộ.
13. Văn phòng Bộ.
14. Tổng cục Quản lý thị trường.
15. Cục Công tác phía Nam.
16. Cục Điều tiết điện lực.

Slide 1-35
Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương (tt)

17. Cục Công nghiệp.


18. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
19. Cục Cạnh tranh.
20. Cục Phòng vệ thương mại.
21. Cục Xúc tiến thương mại.
22. Cục Công Thương địa phương.
23. Cục Xuất nhập khẩu.
24. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

Slide 1-36
Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương (tt)

25. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.


26. Cục Hóa chất.
27. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.
28. Báo Công Thương,
29. Tạp chí Công Thương.
30. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.

Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 26 Điều này là các tổ
chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ
chức quy định từ khoản 27 đến khoản 30 là các đơn vị sự nghiệp
phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Slide 1-37
2.3.3. Bộ máy quản lý thương mại ở địa phương

Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước về
thương mại dịch vụ trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của
chính phủ.
Sở Công Thương là cơ quan tham mưu, trực tiếp giupx việ UBND
thực hiện quản lý Nhà nước về thương mại trong phạm vi địa
phương. Sở Công Thương không can thiệp vào quyền tự chủ của các
chủ thể kinh tế nhưng phải làm đầy đủ các chức năng tham mưu cho
UBND về quản lý Nhà nước đối với thương mại của địa phương.

Slide 1-38
2.3.3. Bộ máy quản lý thương mại ở địa phương

Sở Công Thương về lĩnh vực thương mại, dịch vụ có những


nhiệm vụ cơ bản sau đây:
1 - Lập quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án phát triển
thương mại trên địa bàn tỉnh (TP). Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm
tra việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và đề án
phát triển thương mại đó.
2 - Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường trong và ngoài tỉnh, thị
trường nước ngoài; tổng hợp và xử lý các thông tin thị trường cung
cấp cho các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có liên quan. Cân
đối cung – cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các cơ sở
quản lý ngành chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động thương mại trên
địa bàn thực hiện cung ứng những mặt hàng thiết yếu, mặt hàng
thuộc diện chính sách, bảo đảm nhu cầu của thị trường trong phạm vi
tỉnh; góp phần bình ổn giá cả và thực hiện các chính sách thương mại
ưu đãi.
Slide 1-39
Sở Công Thương về lĩnh vực thương mại, dịch vụ có những
nhiệm vụ cơ bản sau đây:
3 - Cụ thể hóa các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách về
thương mại trình UBND tỉnh xét
4 - Thực hiện việc cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh, việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
của người Việt Nam và người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật
5 - Thực hiện việc quản lý Nhà nước hợp tác xã, chợ, siêu thị, trung
tâm thương mại trên địa bàn
6 - Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh
7 - Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường. Kiểm tra việc
thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về thương mại trên
địa bàn tỉnh
8 - Trình UBND tỉnh quyết định thành lập, cổ phần hóa, giải thể,
giao bán, khoán, cho thuê đối với các doanh nghiệp Nhà nước do Sở
Công Thương được giao quyền sở hữu.
Slide 1-40
Sở Công Thương về lĩnh vực thương mại, dịch vụ có những
nhiệm vụ cơ bản sau đây:
9 – Tổ chức việc đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho các bộ, công chức thuộc Sở quản lý và các doanh
nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp
vụ quản lý Nhà nước về thương mại cho các cơ quan quản lý thương
mại ở cấp huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh.
Tổ chức bộ máy của Sở Công Thương gồm các bộ phận chuyên
môn tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực thương mại:
1) Phòng Tổ chức – hành chính và Thanh tra;
2) Phòng quản lý thương mại;
3) Phòng kế hoạch - tổng hợp và xúc tiến thương mại.
Đối với Sở Công Thương và Du lịch: Lập thêm Phòng Quản lý DL
Những thành phố trực thuộc trung ương tùy theo yêu cầu, nội
dung và khối lượng công việc có thể thành lập thêm các Phòng độc
lập như: Phòng quản lý văn phòng đại diện, Chi nhánh thương nhân
Việt Nam và thương nhân nước ngoài; Phòng quản lý XNK; Trung
tâm (Chi cục) thông tin và xúc tiến thương mại. Slide 1-41
Phòng Công Thương

Ở các quận/huyện: Cũng cần hình thành thống nhất cơ quan quản lý
nhà nước về thương mại, dịch vụ đề quản lý các hoạt động thương
mại trên địa bàn theo quy định của pháp luật và sự phân công, phân
cấp của địa phương.
Bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại là một hệ thống bao gồm
các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương tạo
thành một hệ thống đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước.
Ba vấn đề then chốt của bộ máy quản lý phải thường xuyên được
quan tâm là:
+ Hệ thống tổ chức;
+ Cơ chế hoạt động và;
+ Nhân sự cho bộ máy.

Slide 1-42
Bài tập nhóm chương 2
1) Sở Công Thương thực hiện quản lý Nhà nước chợ,
trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh / TP?
2) Sở Công Thương thực hiện quản lý hoạt động xúc
tiến thương mại trên địa bàn tỉnh / thành phố?
3) Trình bày nội dung và ưu, nhược điểm của các
phương pháp tuyên truyền giáo dục trong quản lý
thương mại trong nền kinh tế quốc dân?
4) Trình bày nội dung và ưu, nhược điểm của các
phương pháp hành chính trong quản lý thương mại
trong nền kinh tế quốc dân?

Slide 1-43
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2.4.1. Các phương pháp hành chính (Quản lý bằng pháp luật)
“Là sự tác động trực tiếp của cơ quan quản lý hay người lãnh đạo
đến cơ quan bị quản lý hay người chấp hành nhằm mục đích bắt
buộc thực hiện một hoạt động”
 Trước hết phải thiết lập được hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau. Cơ quan bị lãnh đạo, bị quản lý phải phục tùng cơ quan lãnh
đạo, quản lý. Cơ quan quản lý cấp dưới phải phục tùng cơ quan quản
lý cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương.
 Thứ hai là xác định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng của các bộ phận
trong hệ thống tổ chức. Xây dựng bộ máy tổ chức phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ của nó.
 Thứ ba là tác động bằng hệ thống pháp chế. Đó chính là hệ
thống pháp luật, các quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh, nội qui,…

Slide 1-44
2.4.1. Các phương pháp hành chính (Quản lý bằng pháp luật)

Sử dụng các phương pháp hành chính đối với các cấp quản lý
thương mại phải nắm vững các vấn đề sau:
 Trước hết, quyết định hành chính chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi
quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt
kinh tế, xuất phát từ tình hình thực tế,….
 Thứ hai,khi sử dụng các phương pháp hành chính cần gắn quyền
hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định. Cơ quan hành chính, cán
bộ quản lý phải hiểu rõ và nắm quyền hạn của mình để không lạm
quyền, không thể hiện đầy đủ quyền lực.
 Thứ ba,khi ra quyết định hành chính, người ra quyết định phải
nắm rõ khả năng và tâm lý của người thực hiện.
 Thứ tư,khi triển khai thực hiện, khâu khó khăn, khâu trọng yếu
then chốt, người lãnh đạo phải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc
thường xuyên và tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.
Slide 1-45
2.4.2. Các phương pháp kinh tế

Là sự tác động tới lợi ích vật chất của tập thể hay cá nhân nhằm
làm cho họ quan tâm tới kết quả hoạt động và chịu trách nhiệm
vật chất về hành động của mình
 Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất là động lực cơ bản của
sự phát triển kinh tế, xã hội. Lợi ích cá nhân của người lao động phải
được coi là nền tảng và tác động trực tiếp đến hoạt động của con
người.
 Vi phạm nguyên tắc khuyến khích lợi ích vật chất và trách nhiệm
vật chất sẽ thủ tiêu động lực khích thích người lao động. Lợi ích vật
chất là động lực của mọi hành động.
 Sử dụng các đòn bẩy kinh tế là nội dung chủ yếu của phương
pháp kinh tế. Các đòn bẩy như tiền lương, thu nhập, tiền thưởng, giá
cả, lợi nhuận, chi phí,… có tác động lớn đến người lao động. Các
đòn bẩy phải được sử dụng đồng bộ.
Slide 1-46
2.4.2. Các phương pháp kinh tế (tt)

 Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là có tác động lên đối
tượng bị quản lý không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích
vật chất. Các phương pháp kinh tế chấp nhận các giải pháp khách
nhau cho cùng một vấn đề.
 Các phương pháp kinh tế là phương pháp tốt nhất để thực hành
tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời mở rộng quyền tự
chủ cho các cá nhân và các doanh nghiệp. Điều đó giúp cho nhà
nước giảm được nhiều việc điều hành, kiểm tra, mang tính chất sự vụ
hành chính, nâng cao ý thức tự giác của mọi người, mọi doanh
nghiệp.

Slide 1-47
2.4.3. Các phương pháp tuyên truyền giáo dục

Là sự tác động tới tinh thần và năng lực chuyên môn của người
lao động để nâng cao ý thức và hiệu quả công tác.
 Tác động thông qua hệ thống thông tin đa chiều tới toàn bộ hệ
thống quản lý và người lao động. Hệ thống thông tin đa chiều có
định hướng, chính xác và kịp thời sẽ có tác động kích thích chủ thể
theo khuynh hướng đã dự kiến.
 Phương pháp giáo dục thể hiện sự khen chê rõ ràng. Nêu gương
là cách rất quan trọng để tác động gây chú ý và thuyết phục người
khác làm theo, xử phạt nghiêm minh để giữ vững kỷ cương và ngăn
chặn các khuynh hướng tiêu cực.
 Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, kết hợp chặt chẽ với cơ chế, tuyển dụng, bố trí sử dụng và
đào thải người lao động.

Slide 1-48
2.4.3. Các phương pháp tuyên truyền giáo dục (tt)

 Giáo dục chuyên môn và nâng cao năng lực công tác là vấn đề
rất quan trọng trong hệ thống tuyên truyền vận động.
 Giáo dục tuyên truyền ở mỗi doanh nghiệp là việc làm có ý
nghĩa và hiệu quả cao, làm cho mỗi người có ý thức đầy đủ về vị trí
của doanh nghiệp, tự bảo vệ những đóng góp của doanh nghiệp, xác
định rõ trách nhiệm của cá nhân, đề cao trách nhiệm đối với công
việc.
 Phải làm phong phú đời sống tinh thần, tăng niềm tin của người
lao động vào doanh nghiệp.
Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản lý kinh tế,
quản lý thương mại vì đối tượng của quản lý là con người – một chủ
thể của sản xuất kinh doanh năng động và có yếu tố tâm lý và tâm
linh. Đặc trưng của các phương pháp này là tính thuyết phục.

Slide 1-49
2.4.3. Các phương pháp tuyên truyền giáo dục (tt)

Phương pháp kinh tế và phương pháp kinh tế và phương pháp tuyên


truyền giáo dục là cách thức tác động gián tiếp dến người lao động,
hiệu quả của nó không bộc lộ ngay mà nhiều khi mang tính chất của
một quá trình.
Mỗi phương pháp quản lý đều có những ưu và nhược điểm nhất
định, do vậy, để pháy huy những mặt mạnh, hạn chế những nhược
điểm cần phải vận dụng tổng hợp các phương pháp trong quản lý.

Slide 1-50
Thảo luận

Một cửa hàng xăng dầu treo biển hết xăng


Khi quản ly thị trường đến kiểm tra thì phát hiện cửa hàng còn
xăng nhưng găm hàng chờ tăng giá.
Cửa hàng vày có vi phạm hay không?
Quản lý thị trường đã lập biên bản và phạt 20 triệu đồng và thu
hồi giấy phép kinh doanh của cửa hàng này.
Quản lý thị trường đã dùng phương pháp quản lý nào?

Slide 1-51
Tài liệu học tập

 Đọc chương 5, Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân, 2012;
 Nghị định 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của
chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
 Nghị định 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 08 năm 2017
của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

August 19, 2020


Slide
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 2

1. Phân tích vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động
thương mại?
2. Phân định chức năng quản lý và kinh doanh TM
3. Quản lý Nhà nước về thương mại: Tính tất yếu và
những nội dung cơ bản?
4. Cơ quan quản lý TM ở nước ta và cho biết những nhiệm
vụ chủ yếu của Bộ Công Thương trong lĩnh vực này?
5. Trình bày nội dung và ưu, nhược điểm của các phương
pháp quản lý thương mại trong nền kinh tế ?
6. Hiệp hội ngành hàng có vai trò gì trong quản lý TM ?
7. DN bạn sẽ tìm hiểu thông tin về đối tác nước ngoài ở
đâu?
Slide 1-53

You might also like