You are on page 1of 16

Chương 3: Acid amin – Peptid – Protein

I. Acid amin:
- Acid amin là dẫn xuất của acid hữu cơ mạch thẳng, trong đó 1 hay 2 nguyên tử Hydro được thay thế
bằng nhóm Amino.
- Trong tự nhiên có khoảng 300 loại aa nhưng chỉ có 20 loại aa được mã hóa bởi ADN (có trong protein)
 Acid amin thường gặp. Các aa ít gặp: Không gặp trong cấu tạo Protein, có thể là dẫn xuất của aa
thường gặp bị biến đổi sau khi protein được tổng hợp.
- Trong cơ thể sống, có hàng nghìn tế bào được cấu tạo từ 20 loại aa khác nhau được gọi là đơn vị cấu
tạo của protein.
1. Acid amin thường gặp:
1.1. Danh pháp – Cấu tạo.
a. Danh pháp.
STT Tên aa Ký hiệu STT Tên aa Ký hiệu
1 Glycin Gly G 11 Acid aspartic Asp D
2 Alanin Ala A 12 Asparagin Asn N
3 Valin Val V 13 Acid glutamic Glu E
4 Leucin Leu L 14 Glutamin Gln Q
5 Isoleucin Ile I 15 Arginin Arg R
6 Serin Ser S 16 Lysin Lys K
7 Threonin Thr T 17 Histidin His H
8 Tyrosin Tyr Y 18 Phenylalanin Phe F
9 Cystein Cys C 19 Tryptophan Trp W
10 Methionin Met M 20 Prolin Pro P

b. Cấu tạo.
- Công thức tổng quát của acid amin thường gặp (trừ Pro):

- Tất cả các acid amin thường gặp đều là các α – acid amin (có nhóm -COOH và -NH2 đều gắn vào
nguyên tử C ở vị trí α), có cấu hình L và có C bất đối (trừ Gly).
- Các aa trong tự nhiên đều là L-α-acid amin.
- Cấu tạo, kích thước, điện tích của gốc R khác nhau  Khả năng hòa tan trong nước, 1 số tính chất của
các acid amin sẽ khác nhau.

1/16
1.2. Phân loại:
a. Theo độ phân cực và cấu tạo của gốc R (5):
Đặc điểm AA
1. R no, không phân cực: Gly, Ala, Pro, Val, Leu, Ile, Met.
2. R phân cực, không mang điện: Ser, Thr, Cys, Asn, Gln.
3. R chứa nhân thơm: Phe, Tyr, Trp.
4. R mang điện (+): Lys, Arg, His.
5. R mang điện (-): Asp, Glu.

2/16
b. Theo giá trị dinh dưỡng (2):
Nhóm acid amin thiết yếu (8+2) Nhóm acid amin không thiết yếu (12)
- Cơ thể không tự tổng hợp được, phải lấy từ thức ăn - Cơ thể tự tổng hợp được.
- Gồm: Met, Val, Trp, Ile, Phe, Thr, Leu, Lys. - Gồm: Gly, Ala, Ser, Tyr, Cys, Asp, Asn,
Trẻ em thêm: Arg, His. Glu, Gln, Arg, His, Pro.

2. Acid amin ít gặp:


2.1. Các acid amin là dẫn xuất của acid amin thường gặp:
Tên acid amin Có trong
4-OH Pro
Collagen (protein sợi của tổ chức liên kết)
5-OH Lys
N-CH3 Lys Myosin (protein co cơ)
Desmosin (TetraLys) Elastin (protein sợi): 4 chuỗi p.p liên kết chéo qua mạch nhánh của Lys.
γ-COOH Glu Prothrombin (protein đông máu), Protein gắn canxi
SelenoCys (thay S bằng Se) Glutathion – peroxidase. Là trường hợp đặc biệt, dẫn xuất hiếm gặp của
acid amin được tham gia ngay trong quá trình tổng hợp protein.

2.2. Các acid amin không là dẫn xuất của acid amin thường gặp:
Tên acid amin Vai trò
HomoCys Trung gian sinh tổng hợp Met
Acid Cys sulfinic Trung gian chuyển hóa Cys
HomoSer Trung gian chuyển hóa Thr, Asp, Met
Ornitin
Trung gian sinh tổng hợp Ure, Arg
Citrulin
Acid Arginosuccinic Trung gian sinh tổng hợp Ure
Dopa Tiền chất dopamin
Mono iodo tyrosin
Tiền chất hormon tuyến giáp
Di iodo tyrosin
Tri iodo tyrosin (T3)
Hormon tuyến giáp
Tetra iodo tyrosin (T4)

2.3. Các aa có nhóm NH2 không ở vị trí α


Tên acid amin Vai trò
β-Ala Thành phần của vitamin B5 (acid pentothenic) và Coenzym A.
Taurin Liên hợp với acid mật, cấu tạo thần kinh.
γ-aminobutyrat (GABA) Sản phẩm thoái hóa của Glu ở não, ức chế dẫn truyền thần kinh.
β-amino isobutyric Sản phẩm chuyển hóa cuối của pyrimidin ở nước tiểu.

2.4. Các aa có cấu hình D.


Trong tự nhiên, ngoài cấu hình L còn có trên 20 loại aa có cấu hình D. Vd: D-Ala, D-Glu là thành phần
màng tế bào vi khuẩn. Trong kháng sinh cũng có nhiều aa cấu hình D.
3/16
3. Tính chất của acid amin thường gặp:
3.1. Tính chất acid-base (lưỡng tính):
- Trong dung dịch, acid amin thường tồn tại ở dạng ion lưỡng cực:
+ Đóng vai trò như 1 base, mang điện (+) do nhóm -NH2 nhận proton (H+) thành -NH3+
+ Đóng vai trò như 1 acid, mang điện (-) do nhóm COOH cho proton (H+) thành -COO-

pH < pHi pH = pHi pH > pHi


- Ta có:
[Chất nhận proton (chất oxh)]
pH = pKa + log
[Chất cho proton (chất khử)]
- Điểm đẳng điện (pI hoặc pHi) là pH mà tại đó:
+ Dạng lưỡng cực (amphion hoặc zwitter ion) chiếm đa số.
+ Tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm.
+ Acid amin không di chuyển trong điện trường.
- Mỗi acid amin có 1 pHi nhất định: Gly (5,97). Lys (9,74). Asp (2,77)… Tùy thuộc pH môi trường,
acid amin có thể tồn tại ở 1 trong 3 dạng trên  Các acid amin đều có khả năng tạo đệm => Ứng dụng:
+ Tách aa khỏi hỗn hợp (Sắc kí trao đổi ion, điện di).
+ Định tính, định lượng acid amin.
3.2. Các phản ứng hóa học đặc trưng:
- Phản ứng ninhydrin (thuốc thử màu với α amin, peptid thủy phân và protein thủy phân):
+ Tất cả các aa đều cho màu xanh tím (trừ Pro cho màu vàng)  Định tính.
+ Sản phẩm có độ hấp thụ cực đại ở 570nm (Pro và 4-OH Pro: 440nm), cường độ màu tỉ lệ với nồng độ
aa  Định lượng aa có nồng độ < 1μg.
- Phản ứng với 1-floro-2,4-dinitrobenzen, chlorid dabsyl, chlorid dansyl và fluorescamin…  Tạo
sản phẩm huỳnh quang với nhóm -NH2  Định lượng acid aa có nồng độ cỡ nanogam.

4/16
3.3. Tính chất của 1 số acid amin đặc biệt:
- Gốc R của aa mạch thẳng, béo, không phân cực và aa thơm  Kị nước.
- Gốc R mang điện  Ổn định cấu dạng protein thông qua phản ứng tạo liên kết ion hay liên kết muối.
Acid amin Đặc điểm
Gly Là aa nhỏ nhất  Có thể thâm nhập cấu trúc không gian 3 chiều của protein
Có pK của nhân imidazol ở pH = 7 cho phép hoạt động vừa là xúc tác kiềm vừa là
His
xúc tác acid  His tham gia xúc tác enzym.
Nhóm -OH bậc
1 của Ser. Là tác nhân ái nhân điều hòa xúc tác enzym, điều hóa hoạt lực 1 số enzym chuyển
Nhóm -SH bậc hóa quan trọng.
1 của Cys
Dễ oxy hóa tạo thành aa dimer (Cystin), nối với nhau bằng liên kết disulfid (S-S)
2 phân tử Cys
 Ổn định cấu trúc protein
Trp và Tyr Hấp thụ UV  Protein hấp thụ ánh sáng mạnh ở 280nm

II. Peptid
1. Định nghĩa:
- Là những hợp chất gồm 2 hay nhiều acid amin nối với nhau bằng liên kết peptid.
- Liên kết peptid được tạo thành do phản ứng loại nước giữa nhóm α-amin của aa1 với nhóm caboxyl
của aa2.
2. Danh pháp (Đọc từ đầu N tận  đầu C tận).
n−1

Tên peptid = ∑ Tên gốc aai + Tên aan


1

3. Phân loại: Theo số lượng acid amin trong phân tử (n):


- n < 10: Dipeptid (n=2); tripeptid (n=3); tetrapeptid (n=4); …
- 10 ≤ n ≤ 20: Oligopeptid.
- n > 20: Polypeptid: Đôi khi gọi lẫn với protein, gồm nhiều aa có trọng lượng phân tử <10.000 D.
4. Tính chất:
- Phản ứng thủy phân peptid bởi HCl 6N, protease  Acid amin.
- Phản ứng đặc trưng của liên kết peptid (trừ dipeptid): Phản ứng biure  Màu tím hồng (Phản ứng đặc
trưng của protein).

5/16
5. Một số peptid có hoạt tính sinh học:
Tên peptid Số aa Hoạt tính sinh học
Glutathion 3 Tham gia vào hoạt động của nhiều enzym. (Glu + Cys + Gly)
Encephalin 5 Peptid não, ức chế cảm giác đau.
Oxytocin 9 Hormon hậu yên, kích thích co cơ tử cung.
Vasopressin 9 Hormon hậu yên, kích thích trao đổi muối nước.
Bradikinin 9 Tương tự hormon, ức chế viêm ở tổ chức.
Gramicidin 10 Kháng sinh sản xuất từ vi khuẩn Bacillus brevis.
Glucagon 29 Hormon tuyến tụy, tăng đường huyết.
Insulin 51 Hormon tuyến tụy, hạ đường huyết. (21A +30B)
β-lipotropin 91 Hormon trung yên, kích thích giải phóng acid béo ở mô mỡ.

III. Protein:
1. Đại cương:
- Protein là những chất có phân tử lớn, đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành, duy trì cấu trúc và chức
năng của cơ thể sống. Là những phân tử có 1 hay nhiều chuỗi polypeptid, có M > 10.000 D. Số lượng aa
trong phân tử protein >1.000 (≈M/110). Là sản phẩm dịch mã của gen, thực hiện nhiều chức năng quan
trọng  Đặc trưng loài, cá thể.
- Protein người chứa khoảng 16%N theo trọng lượng  Định lượng bằng phương pháp Kjendahl.
- Protein có liên kết peptid  Định tính bằng phản ứng biure.
2. Phân loại:
2.1. Theo hình dạng: (F = Chiều dài / Chiều ngang)
- Dạng cầu (F < 10): Albumin, globulin, enzym, …
- Dạng sợi (F ≥ 10): Keratin, collagen, myosin, …
2.2. Theo cấu tạo:
- Protein đơn giản (Chỉ gồm aa và dẫn xuất của aa): Albumin, globulin, chymotrypsinogen…
- Protein phức tạp (Ngoài aa còn có các nhóm ngoại). Dựa vào cấu tạo nhóm ngoại, chia thành 7 lớp:
Lớp Nhóm ngoại Ví dụ
Lipoprotein Lipid α, β-lipoprotein
Glycoprotein Glucid IgG, Mucin
Phosphoprotein Acid phosphoric Casein
Nucleoprotein Acid nucleic ADN, ARN
Flavoprotein Flavonoid Succinat dehydrogenase
Hemoprotein Hem Hb, Catalase
Fe Hb, Ferritin, Siderophilin
Zn Alcol dehydrogenase
Metalloprotein Cu Ceruloplasmin
Ca Calmodulin
6/16
2.3. Theo chức năng: (7)
- Protein điều hòa, xúc tác: Hormon (điều hòa chuyển hóa), Enzym (Enzym là protein có tính đặc hiệu
cao, có hoạt tính xúc tác. Trong cơ thể có hàng nghìn loại enzym khác nhau, mỗi loại enzym chỉ xúc tác
cho 1 loại phản ứng hóa học nhất định), Protein G (gắn GTP: Là chất trung gian tham gia cơ chế hoạt
động của tế bào đối với nhiều tín hiệu hormon), …
- Protein vận chuyển: Hb (Hb gắn oxy ở phổi, vận chuyển tới các tổ chức ngoại biên để giải phón oxy),
Lipoprotein (vận chuyển lipid), Albumin (vận chuyển bilirubin, acid béo), protein màng (vận chuyển
glucose, aa, các chất khác qua màng) …
- Protein dinh dưỡng, dự trữ: Casein (trong sữa), ferritin (protein dự trữ sắt ở 1 số tổ chức động vật,
VK và thực vật), Ovalbumin (trong lòng trắng trứng) …
- Protein vận động, co thắt: Myosin và actin (giúp cho sự co cơ), tubulin và dienin (hoạt động cùng
lông mao của trùng roi để di động đến các tế bào) …
- Protein cấu tạo: Làm bền vững cấu trúc tổ chức: Collagen (thành phần của gân, sụn), keratin (cấu tạo
móng, tóc, lông), Elastin (cấu tạo dây chằng) …
- Protein bảo vệ: Chống lại sự xâm nhập của các loài khác, bảo vệ cơ thể không bị tổn thương:
Immunoglobin - Ig (KT do lympho bào sản xuất, giúp nhận dạng và ngưng kết – trung hòa, không cho
VK, VR, protein lạ xâm nhập vào cơ thể), fibrinogen và thrombin (Protein gây đông máu, ngăn chặn
mất máu khi hệ thống mạch bị tổn thương), …
- Protein tiếp nhận: Rhodopsin (tiếp nhận ánh sáng ở mắt), receptor (gắn, tiếp nhận thuốc), …
3. Cấu trúc:
- Các liên kết trong protein:
+ 2 liên kết mạnh (liên kết cộng hóa trị):
 Peptid: Trong sợi p.p mỗi liên kết peptid nằm trên 1 mặt phẳng, lệch nhau theo 1 góc quay nhất
định và lệch theo cùng 1 quy luật  Xoắn theo 1 chiều. Trong tự nhiên, protein thường tồn tại ở
dạng xoắn phải.
 Disulfid: Được tạo thành giữa 2 gốc Cys trong 1 chuỗi p.p hoặc thuộc 2 chuỗi p.p khác nhau.
+ 3 liên kết yếu:
 Hydro: Được tạo thành giữa các chuỗi nhánh của các aa tạo protein, giữa hydro và oxy của bản
thân các liên kết peptid và giữa các gốc phân cực (ở bề mặt protein) với nước.
 Tương tác kị nước: Những chuỗi nhánh không phân cực của aa có xu hướng kết hợp với nhau
(do lực Vander Walls)  Liên kết. Khi tồn tại trong dung dịch nước, phân tử protein cuộn lại
thành cấu trúc khối vì vô số gốc amin kị nước có xu hướng tránh tiếp xúc với các phân tử nước
 Chui vào bên trong cấu hình.
 Ion (muối, tĩnh điện): Được tạo thành giữa các nhóm mang điện tích trái dấu trong các chuỗi
nhánh của aa.
- Muốn xác định cấu trúc của protein người ta phải dùng phản ứng oxy hóa bằng acid performic để phá
vỡ các liên kết disulfua.
7/16
3.1. Cấu trúc bậc 1.
- Là số lượng, trình tự sắp xếp các acid amin và số lượng, vị trí các liên kết disulfid trong phân tử protein.
Trình tự acid amin quyết định cấu trúc không gian và tính chất sinh học của protein.
- Ví dụ:
+ Insulin bò có 2 chuỗi p.p gồm 51 aa và 3 cầu disulfid, Insulin các loài chỉ khác nhau aa 8-10.
+ Ribonuclease chỉ có 1 chuỗi p.p gồm 124 aa và 4 cầu disulfid.
3.2. Cấu trúc bậc 2:
Là sự sắp xếp có quy luật trong không gian của các aa đứng cạnh nhau trong từng đoạn của 1 chuỗi p.p.
Gồm 3 kiểu cấu trúc: Xoắn α, gấp nếp β và khuỷu (uốn cong) β.
a. Cấu trúc xoắn α (α-helix):
- Là cấu trúc bền nhất và phổ biển nhất của chuỗi p.p (Xoắn tự nhiên không cần nhiều năng lượng).
- Liên kết hydro giữa nhóm -NH của aa1 và -CO của aa4 trong cùng 1 chuỗi p.p  Ổn định cấu trúc.
Các liên kết này nằm bên trong xoắn và song song với trục của xoắn.
- Chiều xoắn phải bền vững hơn và hay gặp hơn trong protein.
- Prolin và 1 số acid amin có R tích điện có xu hướng phá vỡ xoắn.
- Ví dụ:
+ α-Keratin (thành phần chủ yếu của tóc, lông, tơ, móng tay chân, vuốt, sừng, mu rùa và lớp vỏ da bao
bọc ngoài của động vật) chủ yếu có cấu trúc xoắn α quay phải.
+ Collagen (có mặt ở mô liên kết, khớp nối, dịch hữu cơ tủy xương) có cấu trúc xoắn α quay trái (chuỗi
p.p xoắn dây thừng rồi kết lại thành bó).
b. Cấu trúc gấp nếp β:
- Bộ khung của sợi p.p sắp xếp theo dạng zigzag  Cấu trúc β cứng hơn α. Các gốc R ở vị trí gấp khúc.
- Liên kết H tạo giữa các chuỗi nằm vuông góc với sườn của chuỗi  Ổn định cấu trúc. Các liên kết này
nằm bên trong từng chuỗi p.p hoặc nằm giữa chúng, các sợi p.p nằm cạnh nhau theo chiều song song
hoặc đối song song.
- Khoảng cách giữa các acid amin cạnh nhau lớn hơn (0,35nm) so với dạng xoắn α (0,15nm).
- Gly, Ala thường có mặt trong cấu trúc này.
c. Cấu trúc khuỷu β (β-bend):
- Gặp ở đầu nối 2 đoạn cạnh nhau của cấu trúc xoắn α và gấp nếp β do chuỗi p.p chuyển hướng đột ngột
 Hướng sắp xếp của các aa trong phân tử pr bị đảo ngược 1800, thường gặp ở gần bề mặt của protein.
- Gồm 4 acid amin, trong đó nhóm -CO của aa1 liên kết hydro với nhóm -NH của aa4.
- Gly và Pro thường hay gặp trong cấu trúc này.

8/16
3.3. Cấu trúc bậc 3:
- Là sự sắp xếp trong không gian 3 chiều của tất cả các nguyên tử trong toàn bộ chuỗi p.p.
- Cấu trúc bậc 2 tham gia quá trình cuộn lại tạo cấu trúc bậc 3 (cấu trúc bậc 2 mô tả cấu trúc trong phạm
vi hẹp của 1 số aa trong 1 đoạn chuỗi, cấu trúc bậc 3 mô tả cấu trúc trên ở phạm vi toàn bộ chuỗi p.p).
- Chuỗi polypeptid vừa xoắn vừa gấp khúc 1 cách dày đặc và phức tạp.
- Các liên kết và tương tác yếu có vai trò giữ ổn định cấu trúc bậc 3.
- Những protein có cấu trúc bậc 3 điển hình: myoglobin, myosin, trypsin…
- Mỗi protein cầu có cấu trúc bậc 3 khác nhau, tương ứng với chức năng sinh học riêng, biểu hiện ở tỷ lệ
% cấu dạng α, β.
=> Cấu trúc bậc 1, bậc 2 và bậc 3 của protein là chỉ các liên kết peptid, liên kết hydro và xoắn α-helix.
3.4. Cấu trúc bậc 4:
- Là sự sắp xếp không gian giữa các chuỗi p.p (tiểu đơn vị) trong phân tử protein có 2 chuỗi p.p trở lên.
- Các liên kết và tương tác yếu có vai trò ổn định cấu trúc không gian.
- Cấu trúc không gian thể hiện tính chất sinh học của Protein =>Nếu phá vỡ cấu trúc không gian 
Protein mất hoạt tính.
- Ví dụ: Collagen có 3 tiểu đơn vị. Hb có 4 tiểu đơn vị. ARN polymerase, aspatat transcarbamolydase có
12 tiểu đơn vị. Phức tạp nhất là phức hợp pyruvat dehydrogenase có 102 tiểu đơn vị.
4. Tính chất của protein:
4.1. Tính lưỡng tính:
- Protein được đặc trưng bởi tính chất của các ion lưỡng tính.
- Phụ thuộc vào các gốc acid amin tích điện (-) (Glu, Asp), các gốc acid amin tích điện dương (Lys, Arg,
His) và pH môi trường.
- Ở pI, protein tồn tại dưới dạng ion lưỡng tính, trung hòa về điện tích và không di chuyển trong điện
trường. Mỗi protein có 1 pI đặc trưng: pepsin (pI < 1), albumin (pI = 4,9), Hb (pI = 6,8), …
=> Ứng dụng: Điện di tách các thành phần của protein trong huyết thanh  Chẩn đoán, điều trị bệnh.
4.2. Tính chất hòa tan và kết tủa:
a. Tính chất hòa tan:
- Phần lớn protein hòa tan trong dung dịch muối loãng, protein dạng sợi tan trong dung dịch muối đặc.
- Protein tan trong nước nhờ lớp áo nước và các tiểu phân protein tích điện cùng dấu  Protein tồn tại
dưới dạng keo, khuyếch tán chậm và không qua được màng bán thấm.
- Thủy phân protein sẽ cho 1 lượng nitơ amin dưới dạng tự do.

9/16
b. Sự kết tủa của protein:
- Khi làm mất 2 yếu tố hòa tan (mất lớp áo nước và trung hòa điện tích)  Protein kết tủa.
- Các tác nhân gây tủa protein:
+ pH môi trường (đưa về pI)
+ Lực ion (nồng độ muối): Muối (NH4)2SO4; NaCl
+ Nhiệt độ
+ Dung môi hữu cơ.
- Các loại phản ứng kết tủa:
+ Thuận nghịch: Không làm thay đổi cấu trúc không gian  Giữ nguyên tính chất của pr => Ứng dụng:
Điều chế thuốc, nghiên cứu enzym.
+ Không thuận nghịch: Làm thay đổi cấu trúc không gian  Làm mất các tính chất của protein.
- Các phương pháp kết tủa protein:
+ Thuận nghịch:
 Diêm tích bằng NaCl, (NH4)2SO4
 Dùng dung môi hữu cơ ở nhiệt độ thấp, …
+ Không thuận nghịch:
 Vật lý (nhiệt độ, áp suất, UV).
 Hóa học (acid, base mạnh, muối kim loại nặng, dung môi hữu cơ, acid hữu cơ, ure).
4.3. Tính chất biến tính của protein:
- Sự biến tính protein là sự phá hủy cấu trúc không gian  Protein mất chức năng sinh học.
- Các tác nhân gây biến tính protein:
+ Vật lí: nhiệt độ, áp suất, UV, phóng xạ.
+ Hóa học: pH, muối kim loại nặng, dung môi hữu cơ, acid hữu cơ.
+ Sinh học: Vi khuẩn, nấm mốc, protease.
 Biến tính thuận nghịch hoặc không thuận nghịch.
- Tác nhân không gây biến tính protein: Muối kim loại kiềm.
*Các chế phẩm thuốc có bản chất protein: Các vaccin thế hệ III, KT, hormon, enzym, interferon,
interleukin, yếu tố đông máu.

10/16
5. Các phương pháp nghiên cứu và phân tích protein:
5.1. Phương pháp tách chiết và tinh chế protein:
Protein trong tế bào được đồng thể hóa  Phân đoạn bằng siêu li tâm  Chọn các phương pháp tách
chiết protein (sắc kí trao đổi ion, sắc kí lọc gel).
5.2. Phương pháp phân tích và xác định protein:
Thành phần, mức độ tinh sạch và 1 số tính chất của protein được xác định bằng phương pháp điện di.

11/16
Đại cương
1. Hemoprotein
- Hemoprotein là các protein phức tạp có nhóm ngoại là Hem.
- Các hemoprotein đảm nhiệm các chức năng quan trọng như:
Cytochrom Tham gia phản ứng oxy hóa – khử.
Catalase Tham gia phân hủy hydroperoxyd.
Myoglobin (Mb) Có mặt nhiều nhất trong cơ thể, liên kết thuận nghịch với oxy.
Hemoglobin (Hb) Cấu tạo gồm 2 phần: Hem và Protein (globin).

2. Cấu trúc của Hem.


Hem được cấu tạo từ protoporphyrin IX gắn với ion Fe2+:
- Protoporphyrin là dẫn xuất của porphin (trong tự nhiên, các porphin thường được kết hợp với 1 ion
kim loại; là những phân tử lưỡng tính vì có chứa các nhóm nito và nhóm carboxyl, có thể tạo liên kết
muối, ester, có 1 điểm đẳng điện duy nhất, thường có màu), gồm 4 vòng pyrol lk với nhau bằng 4 cầu
nối metenyl (-CH=).
- Fe2+ được gắn ở trung tâm của protoporphyrin IX bằng 4 liên kết với 4 nguyên tử N nằm trên mặt
phẳng vòng porphyrin. Fe2+ còn tạo 2 liên kết nữa, mỗi liên kết nằm ở 2 phía mặt phẳng trên.
+ 1 liên kết gắn với His ở đoạn xoắn F8 của phân tử globin (His gần).
+ 1 liên kết gắn với Oxy hoặc His khác ở đoạn xoắn F7 của mỗi chuỗi (His xa).

3. Myoglobin (Mb)
- Là protein hình cầu, có nhiều ở cơ xương và tim, có chức năng dự trữ oxy và vận chuyển làm tăng nồng
độ oxy ở cơ.
- Phần globin của Mb chỉ gồm 1 chuỗi p.p, khoảng 80% chuỗi gấp cuộn thành 8 đoạn xoắn α, kí hiệu từ
A-H. Globin của Mb gắn Hem ở vị trí khe giữa, bao xung quanh chỉ toàn aa không phân cực (trừ His
gần, His xa).
- Mỗi Mb kết hợp với 1 phân tử Oxy. Sự kết hợp và giải phóng oxy phụ thuộc vào nồng độ oxy ở tế bào
cơ và xảy ra ở phân áp oxy rất thấp => Mb thực hiện chức năng dự trữ oxy ở cơ. Ngoài ra còn phụ thuộc
pH, nhiệt độ, lực ion.
- Bình thường Mb trong huyết thanh người rất thấp. Khi có tổn thương cơ Mb trong máu tăng cao, đặc
biệt trong bệnh nhồi máu cơ tim, phá hủy cơ xương và các bệnh thận.

12/16
IV. Hemoglobin (Hb)
- Là protein tạp được cấu tạo bởi nhân hem và phần globin, có trong hồng cầu, chiếm 34% HC người.
Có thể thuộc lớp hemoglobin (có nhân hem), chromoprotein (có màu), metalloprotein (chứa Fe).
- Là 1 protein cầu điển hình, M = 64.500 D. Chức năng chính: Vận chuyển: O2 từ phổi đến tổ chức và
CO2, H+ từ tổ chức về phổi. Ngoài ra, Hb còn thực hiện chức năng đệm (hấp thụ proton thừa ở tổ chức).
1. Cấu trúc của Hb:
Là 1 protein (tetramer) có 4 tiểu đơn vị, gồm 4 Hem kết hợp với 4 chuỗi p.p giống nhau từng đôi 1 là
globulin.
*Hem: Được cấu tạo từ protoporphyrin IX gắn với ion Fe2+.
*Globin:
- Gồm 4 chuỗi: 2α (141 aa) và 2β (146 aa) (hoặc γ hoặc δ) => Các loại Hb: HbA (α2β2) 96%, HbA2 (α2δ2)
3% (tăng trong bệnh β thalassemia), HbF (α2γ2) 0,5% (ở thời kỳ bào thai, HbF chiếm 80%).
- Mỗi chuỗi α và β chứa 8 đoạn xoắn α được kí hiệu từ A-H, có cấu trúc bậc 3 rất giống cấu trúc của Mb.
- Bốn chuỗi p.p liên hợp với nhau tạo cấu trúc bậc 4:
+ Cấu trúc, chức năng phức tạp hơn so với Mb.
 Hb vận chuyển cả H+ và CO2, mang được 4 phân tử O2 và khả năng kết hợp với oxy còn được
điều hòa bởi các yếu tố dị lập thể.
 HbA có thể liên kết với các đường khác: Glycosyl hóa với glucose mà không cần enzym. Dạng
glycosyl hóa phổ biến nhất của Hb là HbA1c, nồng độ HbA1c tăng ở người đái tháo đường.
+ Cấu trúc không gian được ổn định bởi liên kết H, liên kết kỵ nước.
- Globin ảnh hưởng tới ái lực của Hb với O2  Thay đổi khả năng vận chuyển O2 tới tổ chức.
- Đột biến trên globin tạo ra các Hb bất thường  Bệnh lý máu:
+ Thay thế aa6 (Glu Val) trên chuỗi βTạo HbS (HC hình liềm)Thiếu máu (Drepanocytose) ít HbA
+ Đột biến ở chuỗi α  Bệnh α-Thalassemie.
+ Đột biến ở chuỗi β  Bệnh β-Thalassemie.
+ Đột biến ở khe rãnh của hem  HbM (Hiện tượng tạo MetHb máu do bị oxy hóa vĩnh viễn Hb từ lúc
mới sinh).
- Hb có 2 trạng thái T (Tense - căng) và R (Relaxed - giãn):
+ Hb ở trạng thái T bền vững, ái lực yếu với O2. Trạng thái T có cấu dạng deoxyhemoglobin. Ở trạng
thái này, 4 chuỗi p.p liên kết với nhau bằng các liên kết hydro và các liên kết ion tạo 8 cầu muối.
+ Hb gắn 1 O2  Hb ở trạng thái T chuyển sang trạng thái R, tiếp nhận 3O2 dễ dàng. Trạng thái R có ái
lực mạnh với oxy, có cấu dạng Hb gắn oxy (oxyhemoglobin) chiếm ưu thế. Ở trạng thái này, các liên kết
hydro và các liên kết ion giữa các chuỗi p.p bị phá vỡ.

13/16
2. Tính chất của Hb:
2.1. Kết hợp với O2:
Hb + 4O2 ⇌ 4HbO2
- O2 được gắn vào Hb trạng thái T trước rồi sau đó mới cảm ứng làm thay đổi cấu dạng để chuyển
sang trạng thái R. Diễn biến như sau: phân tử O2 đầu tiên gắn vào 1 tiểu đơn vị bất kì của Hb  Kích
thích phân tử O2 thứ 2, 3, 4, làm tăng ái lực gắn kết với O2 của các Hem còn lại.
=> Sự phối hợp này cho phép Hb giải phóng nhiều hơn O2 tới các mô ngoại vi để đáp ứng với sự thay
đổi tương đối thấp của áp suất riêng phầng của O2. (Sự phối hợp hoạt hóa bổ sung cho nhau – Tương tác
hem-hem (không có ở Mb)).
- Động học liên kết của Hb được biểu diễn bằng đường cong bão hòa O2 của Hb có dạng sigma (khác
với dạng hyperbol của Mb):
+ Áp suất riêng phần của O2 cần để đạt trạng thái nửa bão hòa (P50) là 4mmHg (Mb) và 27mmHg (Hb).
P50 càng thấp => Ái lực với O2 càng cao (khả năng gắn kết O2 càng chặt).
+ Ở mô ngoại vi, sự thay đổi rất nhỏ trong pO2  Sự thay đổi lớn khả năng kết hợp của Hb với O2.
+ Hb gắn O2 hữu hiệu ở phổi (pO2 cao) và giải phóng lượng tối đa O2 vào tổ chức (pO2 thấp).
+ Mb có ái lực cao hơn với O2 ở tất cả các giá trị pO2 so với Hb => O2 liên kết chặt chẽ (thuận nghịch)
với Mb, là cân bằng đơn giản: O2  Mb-O2. Cân bằng này được chuyển sang phải hay trái khi O2 được
thêm vào hay ra khỏi hệ thống  Mb có thể gắn O2 do Hb giải phóng tại phân áp rất thấp ở mô cơ và
giải phóng O2 khi tế bào mô cơ cần.
- Khả năng kết hợp O2 khác nhau của Mb và Hb phản ánh chức năng sinh học khác nhau của chúng:
+ Hb nhả O2 có hiệu quả ở mô ngoại vi, thực hiện vận chuyển oxy.
+ Mb chủ yếu dự trữ, cung cấp oxy cho bào quan (ty thể) ở mô cơ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kết hợp oxy của Hb
a. Các yếu tố điều hòa dị lập thể:
Những chất có khả năng gắn với protein được gọi là “ligand”. Một phân tử gắn vào vị trí của protein
khác với vị trí của ligand ban đầu (trong trường hợp này là O2) và có ảnh hưởng đến liên kết ligand này,
gọi là điều hòa dị lập thể.
- 2, 3-diphosphoglycerat (2, 3-DPG):
+ DPG được tạo ra trong quá trình thoái hóa glucose ở hồng cầu. Là chất điều hòa allosteric có ảnh hưởng
đến liên kết của O2 với Hb.
+ Mỗi phân tử DPG chỉ gắn với 1 phân tử Hb ở khoảng trống trung tâm giữa các tiểu đơn vị β (ở đây có
nhiều aa mang điện dương như Lys EF7β, His 21β, N-tận β tạo các cầu muối với các nhóm mang ddienj
âm của 2, 3 DPG)  Làm bền vững trạng thái T của Hb, kích thích giải phóng O2 ở tổ chức:
O2 Hb + DPG ⟷ DPG Hb + O2

14/16
+ Ý nghĩa:
 Nồng độ DPG tăng  Ái lực O2-Hb giảm  Tăng giải phóng O2 (Điều hòa dị lập thể).
 Lâm sàng: Thiểu năng O2  Nồng độ DPG tăng trong hồng cầu.
- H+ (pH).
+ H+ được vận chuyển đến phổi nhờ gắn vào Hb  Giúp cơ thể tránh được nguy cơ tăng acid máu.
+ Vị trí gắn H+ trên Hb khác với vị trí gắn O2 (H+ gắn vào His H3 trên chuỗi β tạo cầu muối với Asp 94
(Asp FG1)  Ổn định trạng thái T).
+ Liên kết H+ - Hb >< O2 – Hb:
 Ở tổ chức: H + + Hb O2 ⟶ Hb H + + O2
 Ở phổi: Hb H + + O2 ⟶ H + + Hb O2

=> Sự kết hợp với H+ của Hb thể hiện chức năng đệm của máu  Duy trì cân bằng acid – base.
+ Ảnh hưởng của pH và [CO2] lên sự liên kết và giải phóng O2 bởi Hb được gọi là hiệu ứng Bohr. Khi
H+ tăng  Giảm ái lực của O2 với Hb (tăng P50) tương ứng với sự chuyển trạng thái R sang T  Tăng
giải phóng O2. pH máu tăng  Chuyển dịch đường cong phân ly Oxy của Hb sang trái.
- CO2
+ CO2 là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của tổ chức, được vân chuyển đến phổi nhờ Hb.
+ Vị trí gắn CO2 của Hb khác với vị trí gắn O2 (Gắn với đầu N tận của 4 chuỗi p.p  Carbamino Hb).

+ 1Hb cũng gắn được với 4CO2.


+ Carbamino Hb tạo liên kết muối  Làm bền vững trạng thái T của Hb  Kích thích giải phóng oxy.
+ Liên kết CO2 – Hb >< liên kết O2 – Hb.
b. Ảnh hưởng của khí CO:

- CO gắn vào Hb cùng vị trí với O2 (gắn vào Fe của Hem)  1Hb cũng gắn được 4CO.
- Ái lực CO – Hb >> ái lực O2 – Hb (200 lần); liên kết CO – Hb rất bền vững  Khi CO gắn vào Hb làm
Hb không còn khả năng tiếp nhận O2  Ngộ độc CO.
- Điều trị ngộ độc CO bằng hỗn hợp khí O2 95% + CO2 5%.

15/16
2.2. Oxy hóa Hb:
- Những chất oxy hóa (NO3-, NO2-, ClO4-, HCN, anilin, sulfamid, …) có khả năng oxy hóa Fe2+ thành
Fe3+ tạo MetHb và giải phóng điện tử.

- MetHb không còn khả năng gắn O2  Máu không còn khả năng vận chuyển O2.
- Sinh lý có 2% MetHb trong máu và tăng trong bệnh lý (ngộ độc, thiếu hụt MetHb reductase di truyền,
các bệnh MetHb máu do các dạng Hb bất thường (HbM)).
- Yếu tố phục hồi Hb: Xanh methylen, Vitamin C và enzym MetHb reductase.
2.3. Tính chất enzym:
Hb có hoạt tính xúc tác tương tự: peroxydase, oxydase, catalase.

=> Ứng dụng: Tìm vết máu trong dịch sinh học.
2.4. Hấp thụ ánh sáng:

=> Ứng dụng: Xác định khả năng gắn O2 của Hb.

16/16

You might also like