You are on page 1of 58

8.

NHIỄM TRÙNG VÀ MIỄN DỊCH


8.1. NHIỄM TRÙNG VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỘC
LỰC CỦA VSV
8.1.1. KHÁI NIỆM
 Nhiễm trùng (infection) là sự xâm nhập và sinh sản
của các vi sinh vật trong các mô của cơ thể
8.1.2. HÌNH THÁI NHIỄM TRÙNG
 Tùy theo mức độ nhiễm trùng mà ta chia nhiễm trùng
thành các hình thái chính sau đây:
 Bệnh nhiễm trùng: VSV xâm nhiễm gây ra rối loạn cơ
chế điều hòa của cơ thể, làm mất cân bằng nội môi,
dẫn đến những biểu hiện lâm sàng như sốt, ho, đau,
sưng, tấy, nổi mẩn,… được gọi là triệu chứng và tìm
thấy VSV gây bệnh trong các bệnh phẩm
Bệnh nhiễm trùng chia thành 2 loại: bệnh nhiễm trùng
cấp tính và bệnh nhiễm trùng mạn tính
 Nhiễm trùng thể ẩn: người bị nhiễm trùng mà
không có biểu hiện lâm sàng. Thường không tìm
thấy VSV gây bệnh trong bệnh phẩm, nhưng có thể
có thay đổi công thức máu và tìm thấy các kháng thể
dịch thể
 Nhiễm trùng tiềm tàng: VSV có thể cư trú tại một
số cơ quan, bộ phận của cơ thể rồi đến một lúc nào
đó chúng có thể gây ra nhiễm trùng rõ rệt
 Nhiễm trùng chậm: do một số loại virus, thời gian ủ
bệnh thường rất dài
8.1.3. ĐỘC LỰC CỦA VI SINH VẬT
 Là mức độ gây bệnh của vi sinh vật
 Bao gồm nhiều yếu tố sau đây:
 Khả năng bám vào tế bào chủ: là điều kiện đầu
tiên để VSV có thể xâm nhập vào mô
 Khả năng xâm nhập và sinh sản: là yếu tố quyết
định của sự nhiễm trùng
 Độc tố:
 Ngoại độc tố
 Nội độc tố
 Enzyme ngoại bào:
 Hyaluronidase có khả năng phân hủy acid
hyaluronic của các mô liên kết
 Coagulase biến đổi fibrinogen của máu thành fibrin
làm đông huyết tương
 Fibrinolysin biến đổi plasminogen thành plasmin
dẫn đến hiện tượng làm tan sợi huyết
 Hemolysin làm tan hồng cầu
 Một số kháng nguyên bề mặt có tác dụng chống
thực bào:
 Kháng nguyên vỏ của phế cầu, Haemophilus
influenzae,…
 Kháng nguyên bề mặt: Vi của vi khuẩn thương hàn,
yếu tố sợi và sáp của trực khuẩn lao
 Độc lực của virus:
 Gắn vỏ hoặc kháng nguyên vào màng sinh chất
làm thay đổi cấu trúc, chức năng của màng
 Ngăn cản sự tổng hợp các polyme của tế bào chủ
 Gây biến dạng nhiễm sắc thể
 Làm thay đổi tính thấm của lysosome và có thể dẫn
đến sự giải phóng của nhiều loại E.
 Gây chuyển dạng và loạn sản tế bào
 Phá hủy cấu trúc và chức năng của tế bào
8.1.4. NGUỒN GỐC TRUYỀN NHIỄM
 Vi sinh vật có khả năng gây ra các bệnh nhiễm
trùng ở người có nguồn gốc từ 3 nguồn truyền
nhiễm:
 Người truyền cho Người
 Động vật truyền cho Người
 Các nguồn truyền nhiễm khác
8.1.5. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN NHIỄM
 Vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể có thể qua 5 con
đường chính dưới đây:
 Đường tiêu hóa
 Đường hô hấp
 Truyền qua da và niêm mạc
 Qua máu
 Qua nhau thai
8.2. MIỄN DỊCH
8.2.1. KHÁI NIỆM
 Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận ra và loại bỏ
các vật lạ
 Khi bị nhiễm vi sinh vật cơ thể diễn ra sự đáp ứng
miễn dịch - là phản ứng có sự phối hợp của các tế
bào, mô và phân tử thành phần của hệ thống miễn
dịch
 Miễn dịch được chia thành 2 loại:
 Miễn dịch tự nhiên
 Miễn dịch thu được
8.2.2. KHÁNG NGUYÊN
 Kháng nguyên (KN) là những chất khi xuất hiện
trong cơ thể thì kích thích cơ thể sinh đáp ứng
miễn dịch và kết hợp đặc hiệu với những sản phẩm
của sự kích thích đó (kháng thể hoặc các thụ thể tế
bào lympho T)
 Tính chất cơ bản:
 Tính sinh miễn dịch (Immunogenicity): là khả năng
kích thích cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch
 Tính đặc hiệu (specificity): khả năng kết hợp đặc
hiệu của kháng nguyên với kháng thể mà nó đã
kích thích tạo ra
 Phân loại:
 Kháng nguyên hoàn toàn
 Bán kháng nguyên
 Các kháng nguyên vi khuẩn:
 Ngoại độc tố
 Enzyme ngoại bào
 Kháng nguyên vách (kháng nguyên thân)
 Kháng nguyên vỏ (kháng nguyên K)
 Kháng nguyên lông (kháng nguyên H)
 Các kháng nguyên virus:
 Bán kháng nguyên: genome
 Kháng nguyên nucleoprotein
 Kháng nguyên capsid
 Kháng nguyên envelop
8.2.3. MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN (KHÔNG ĐẶC HIỆU)
 Miễn dịch tự nhiên là khả năng tự bảo vệ sẵn có và
mang tính di truyền trong các cá thể cùng một loài.
Khả năng này có ngay từ lúc mới sinh và không cần
phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với các yếu tố
lạ. Nó đáp ứng theo cùng một kiểu đối với tất các
các loại kháng nguyên
 Các hàng rào của đáp ứng miễn dịch tự nhiên
 Hàng rào Da và Niêm mạc:
 Cơ chế vật lý: da bao phủ mặt ngoài cơ thể, có cấu tạo
gồm lớp biểu bì chứa các tế bào biểu mô sắp xếp ken
chặt, trên mặt là lớp tế bào sừng hóa chứa keratin không
thấm nước. Niêm mạc chỉ có 1 lớp tế bào được bao phủ
bởi chất nhày ngăn cản VSV lạ bám vào lớp tế bào mô
hoặc cơ quan
 Cơ chế hóa học: độ acid trên bề mặt Da; pH: 1,6 - 2,4 ở
dạ dày; lysozyme của nước mắt, nước bọt, nước mũi,
sữa; spermin có trong tinh dịch
 Cơ chế cạnh tranh: nhờ hệ VSV sống trên Da, niêm mạc
CƠ QUAN VÀ TẾ BÀO THAM GIA MIỄN
DỊCH ĐẶC HIỆU
 Hàng rào tế bào:
 Bạch cầu đơn nhân thực bào và đại thực bào: loại tế
bào này khi ở trong máu gọi là bạch cầu đơn nhân
(monocyte), nhưng khi chúng ở trong các tổ chức thì
được gọi là đại thực bào (macrophage). Đại thực bào
có vai trò:
o Bắt được các dị vật lớn như bụi than, bắt và tiêu hóa
các vi sinh vật
o Trình diện kháng nguyên cho các tế bào miễn dịch
o Bài tiết ra các yếu tố bảo vệ: bổ thể, interferon,
lysozyme, và một số yếu tố kích thích phân bào khác
 Bạch cầu đa nhân trung tính (tiểu thực bào):
chúng là đội quân cơ động trong máu và hệ bạch
huyết. Nhiệm vụ của chúng là bắt và tiêu hóa các
vật lạ có kích thước bé, các vi sinh vật
 Tế bào diệt tự nhiên (Natural killer - NK): là những
lympho bào không biệt hóa trong cơ quan lympho trung
tâm, có ở máu ngoại vi
o Có khả năng tiêu diệt các tế bào đích (đặc biệt khi tế
bào đích bị nhiễm virus có envelope) bằng chất tiết
(perforin)
o Hoạt tính tăng lên khi bị kích thích bởi interferon
o Có khả năng tiêu diệt VSV theo kiểu ADCC (Antibody
dependent cellular cytotoxicity - gây độc tế bào phụ
thuộc kháng thể)
 Hàng rào thể dịch:
 Bổ thể: là hệ thống protein bao gồm 11 thành phần,
sẵn có trong huyết thanh, thường bị hoạt hóa bởi
phức hợp miễn dịch. Tác dụng sinh học của bổ thể:
o Có thể gây tan vi khuẩn G-, virus, Rickettsia và tiêu
diệt các G+
o Làm tăng sự kết dính miễn dịch và sự thực bào
o Có hoạt tính phản vệ do giãn mạch
o Có tác dụng thu hút bạch cầu
 Propectin: là một hệ thống protein có trong huyết
thanh, có các tác dụng:
o Kết hợp với zymozan (một loại polysaccharid trên
bề mặt một số VSV) khi có xúc tác của ion Mg2+
như một kháng thể tự nhiên
o Hoạt hóa bổ thể theo con đường tắt
 Interferon (IFN):
o Là những polypeptid được sản xuất bởi các tế bào xơ
non, biểu mô, đại thực bào, lympho khi được cảm
ứng bởi virus hoặc acid nucleic lạ. Có tác dụng ngăn
cản sự nhân lên của virus, tế bào ung thư, hoạt hóa
tế bào NK
Cơ chế hình thành và hoạt động của Interferon
 Kháng thể tự nhiên (natural antibody): có sẵn
trong máu với số lượng rất ít, nhưng kháng thể này
đã làm tăng sự đề kháng đáng kể với kháng
nguyên tương ứng hoặc kháng nguyên chéo
 Sốt: làm tăng tốc độ phản ứng E. phân hủy VSV, tăng
hoạt động của interferon, giảm nồng độ sắt tự do
trong máu
 Phản ứng viêm không đặc hiệu: nhằm khu trú VSV
mới xâm nhập vào một nơi, không cho chúng lan
rộng và tiêu diệt chúng
8.2.4. MIỄN DỊCH THU ĐƯỢC (ĐẶC HIỆU)
 Miễn dịch thu được là trạng thái miễn dịch xuất hiện
khi cơ thể đã có tiếp xúc với kháng nguyên (đưa
vào chủ động hay tiếp xúc ngẫu nhiên). Miễn dịch
thu được có thể có khi được truyền kháng thể từ
ngoài vào
 Phân loại:
 Miễn dịch thu được chủ động: là trạng thái miễn
dịch của một cơ thể do hệ miễn dịch của bản thân cơ
thể đó sinh ra khi có kháng nguyên kích thích
 Miễn dịch thu được chủ động tự nhiên có được khi cơ
thể vô tình tiếp xúc với kháng nguyên
 Miễn dịch thu được chủ động nhân tạo có được khi
kháng nguyên được chủ động đưa vào cơ thể (tiêm
vaccine)
 Miễn dịch thu được thụ động: là trạng thái miễn
dịch có được nhờ kháng thể được truyền từ ngoài
vào
 Miễn dịch thu được thụ động tự nhiên có được do
kháng thể được truyền từ mẹ sang con qua rau thai
hoặc qua sữa
 Miễn dịch thu được thụ động nhân tạo có được khi
kháng thể được đưa vào cơ thể như dùng huyết
thanh
 Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu gồm 2 loại:
 Đáp ứng miễn dịch dịch thể
 Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
Bạch cầu đơn nhân Đại thực bào
Macrophage (1)

Trung tính (4)


Thế đơn bào
(monoplast) Bạch cầu đa nhân Ưa acid (*)
TC (2, 3)
Ưa base (1)
TS (5)

Tế bào nguồn Tế bào T8 TH (2)


(tủy xương) T8-cells
Tuyến ức
Thymus
Tế bào T4
TDTH (3)
T4-cells

Thể Lympho bào


( lymphoblasts)
Tương bào (sản
xuất kháng thể)
Tủy xương Tế bào B (2, 3)

Tế bào B - nhớ
 Cấu trúc Ig:
 Các lớp kháng thể:
8.3. VACCINE
8.3.1. NGUYÊN LÝ SỬ DỤNG VACCINE
 Sử dụng vaccine là đưa vào cơ thể kháng nguyên
có nguồn gốc từ VSV gây bệnh hoặc VSV có cấu
trúc kháng nguyên giống VSV gây bệnh, đã được
bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ
thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân
gây bệnh
 Việc dùng vaccine để phòng bệnh gọi là chủng ngừa
hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng
Cơ chế hoạt động của vaccine
8.3.2. TIÊU CHUẨN CỦA VACCINE
 An toàn:
 Thuần khiết
 Vô trùng
 Không độc
 Hiệu lực:
 Hiệu lực lớn: gây miễn dịch ở mức độ cao và tồn
tại lâu
8.3.3. PHÂN LOẠI VACCINE
A. PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC:
 Vaccine cổ điển:
 Vaccine vi sinh vật chết: VSV đã chết nhưng tính KG vẫn
còn. VD: vaccine phòng bệnh tả, dịch hạch, thương hàn
 Vaccine vi sinh vật sống: VSV sống nhưng đã làm mất độc
lực bằng cách: đun nóng, cấy qua động vật… VD: vaccine
phòng bệnh bại liệt, quai bị, sởi, đậu mùa, lao
 Vaccine giải độc tố: sản xuất từ ngoại độc tố của VSV, đã
làm mất độc lực nhưng tính KG vẫn còn. VD: vacine phòng
bệnh bạch hầu, uốn ván
 Vaccine thế hệ mới:
 Vaccine chiết tách: vỏ polysaccharide của phế
cầu, Haemophilus influenzae typ b; kháng nguyên
Vi của vi khuẩn thương hàn
 Vaccine kỹ thuật gen: tạo ra từ những vi khuẩn
hay vi nấm tái tổ hợp mang gen quy định một loại
kháng nguyên của VSV gây bệnh: vaccine viêm
gan B sản xuất từ nấm men
B. PHÂN LOẠI THEO HIỆU LỰC MIỄN DỊCH:
 Vaccine đơn giá: vaccine chỉ mang một loại kháng
nguyên từ 1 chủng VSV. VD: vaccine phòng bệnh
lao, bại liệt
 Vaccine đa giá: vaccine mang nhiều loại kháng
nguyên từ nhiều chủng VSV. VD: vaccine phòng
bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà
8.3.4. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VACCINE
1. Phạm vi tiêm chủng:
Phạm vi tiêm chủng của mỗi nước, mỗi khu vực
được quy định tùy theo tình hình dịch tễ của bệnh
nhiễm trùng
2. Tỷ lệ tiêm chủng:
Phải đạt trên 80% đối tượng chưa có miễn dịch
mới có khả năng ngăn ngừa được dịch
3. Đối tượng tiêm chủng:
Tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây
bệnh mà chưa có miễn dịch
Không được tiêm chủng cho các đối tượng sau:
 Những người đang bị sốt cao
 Những người đang có biểu hiện dị ứng
 Vaccine VSV sống giảm động lực không được tiêm
chủng cho những người bị thiếu hụt miễn dịch, những
người đang dùng thuốc đàn áp miễn dịch, những người
mắc bệnh ác tính, phụ nữ đang mang thai
4. Thời gian tiêm chủng:
Đón trước mùa dịch, hiệu giá kháng thể đạt cao nhất
là sau khoảng 2 tuần
Vaccine phải dùng nhiều lần thì khoảng cách hợp lý
giữa các lần là 1 tháng
Thời gian nhắc lại tùy theo từng loại vaccine
5. Liều lượng dùng vaccine:
Tùy thuộc vào loại vaccine và đường đưa vào cơ thể
6. Đường đưa vaccine vào cơ thể:
Tiêm, uống, chủng
7. Các phản ứng không mong muốn do tiêm chủng:
Thường hết sau một vài ngày, không cần can thiệp gì
o Phản ứng tại chỗ: nơi tiêm có thể hơi đau, mẫn đỏ, hơi
sưng hoặc nổi cục nhỏ
o Phản ứng toàn thân: sốt hay gặp nhất. Co giật, sốc phản
vệ có thể gặp nhưng với tỷ lệ rất thấp
8. Bảo quản vaccine:
Quy trình bảo quản các loại vaccine không giống nhau.
Nhiệt độ cao và ánh sáng phá hủy tất cả các loại vaccine,
đông lạnh phá hủy nhanh vaccine giải độc tố. Nói chung
cần bảo quản trong điều kiện khô, tối, lạnh 2 - 8o C
8.3.5. LỊCH TIÊM CHỦNG
 Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Tổ chức y tế thế giới đưa ra lịch tiêm chủng với
mục đích làm giảm tỷ lệ trẻ em mắc và tử vong do
các bệnh nhiễm trùng
 Đối với người lớn:
Tùy vào đối tượng, đặc thù công việc, nơi sống mà
dùng vaccine thích hợp
8.4. HUYẾT THANH
8.4.1. NGUYÊN LÝ SỬ DỤNG HUYẾT THANH
 Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể
kháng thể có nguồn gốc từ động vật hoặc người
giúp cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại
tác nhân gây bệnh
8.4.2. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG HUYẾT THANH
1. Đối tượng sử dụng:
 Sử dụng nhiều nhất để chữa và dự phòng các bệnh
nhiễm trùng mà cơ chế bảo vệ chủ yếu nhờ miễn
dịch dịch thể
 Ngoài ra còn được sử dụng điều trị thiếu hụt miễn
dịch, dị ứng, dự phòng bệnh tan máu sơ sinh
2. Liều lượng:
Tùy thuộc vào tuổi và cân nặng của bệnh nhân, trung
bình từ 0,1 - 1ml/kg cân nặng tùy theo loại huyết
thanh và mục đích sử dụng. Huyết thanh kháng uốn
ván trung bình là 250 đơn vị cho 1 trường hợp
3. Đường đưa huyết thanh vào cơ thể:
Thường được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm bắp,
tiêm tĩnh mạch đối với huyết thanh đã được tinh chế
đạt tiêu chuẩn cao nhưng cũng rất hạn chế
4. Đề phòng phản ứng:
 Hỏi xem bệnh nhân đã được tiêm huyết thanh lần
nào chưa
 Làm phản ứng thoát mẫn trước khi tiêm
 Theo dõi liên tục và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện
để xử trí kịp thời nếu có phản ứng xảy ra
5. Tiêm vaccin phối hợp:
Nhằm kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động
thay thế lúc miễn dịch thụ động do tiêm huyết thanh
hết hiệu lực
8.4.3. CÁC PHẢN ỨNG DO TIÊM HUYẾT THANH
 Phản ứng tại chỗ:
 Nơi tiêm có thể đau, mẫn đỏ. Phản ứng này thường
nhẹ không gây nguy hiểm và sẽ hết sau vài ngày
 Phản ứng toàn thân:
 Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run, khó thở, đau các
khớp
 Một số trường hợp có thể bị nhức đầu và nôn
 Sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm nhất, triệu
chứng thường gặp: khó thở, ngứa toàn thân, nổi
mày đay và ban sẩn khắp người, sưng mắt, có thể
đau bụng và bí đái
 Phức hợp KG - KT có thể đọng lại trong động mạch
gây viêm cầu thận, viêm cơ tim, van tim, viêm
khớp…

You might also like