You are on page 1of 110

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA Y

BÀI GIẢNG
VI SINH - KÝ SINH TRÙNG

Giảng viên: TRẦN LINH CHÂM


Email: linhcham1103@gmail.com
ĐT: 0985 390 795
NỘI DUNG VI SINH - KÝ SINH TRÙNG
PHẦN 1: VI SINH VẬT Y HỌC
PHẦN 2: KÝ SINH TRÙNG Y HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vi sinh vật học, PGS.TS. Cao Văn Thu, NXB
Giáo dục, 2013.
2. Vi sinh vật y học, GS.TS. Lê Huy Chính, NXB Y
học, 2013.
3. Ký sinh trùng, Ths. Lê Thị Thu Hương, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2013.
4. Kýsinh trùng y học, PGS.TS Phạm Văn Đề, NXB
Y học, 2012.
ĐIỂM HỌC PHẦN
1. Điểm chuyên cần (10%)
2. Điểm kiểm tra (30%)
3. Điểm thi kết thúc học phần (60%)
PHẦN 1: VI SINH VẬT Y HỌC
CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH VẬT
1. Bài mở đầu
2. Virus
3. Vi khuẩn
4. Xạ khuẩn
5. Vi nấm
6. Sinh lývi sinh vật
7. Di truyền vi sinh vật
8. Nhiễm trùng và miễn dịch, Vaccine - huyết
thanh
1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu về những sinh vật nhỏ bé mà mắt
thường không nhìn thấy được, có ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người (cólợi vàcóhại)
Hệ thống phân loại 5 giới (R.H. Whittaker, 1969)
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Prion
 Virus
 Vi khuẩn
 Vi nấm
1.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VI SINH VẬT
 Kích thước rất nhỏ bé
 Hấp thu nhiều, chuyển hóa nhanh
 Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, vòng đời ngắn
 Thích ứng mạnh, dễ phát sinh biến dị
 Phân bố rộng, chủng loại nhiều
 Kích thước rất nhỏ bé:
 Kích thước rất nhỏ bé:
 Các vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm thường được đo bằng
đơn vị micromet; kích thước của virus được đo bằng
đơn vị nanomet
 Kích thước nhỏ bé nhưng diện tích bề mặt tiếp xúc của
quần thể các tế bào VSV lại rất lớn, VD: một lượng tế
bào cầu khuẩn với thể tích 1cm3 có diện tích bề mặt là
6m2. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết rất
thuận lợi để VSV có thể trao đổi chất mạnh mẽ với môi
trường, thực hiện các chức năng sống sôi động
 Hấp thu nhiều, chuyển hóa nhanh: VD: vi khuẩn
Lactic (Lactobacillus) trong một giờ có thể phân giải
được lượng đường lactose nhiều gấp 1.000 - 10.000
lần khối lượng cơ thể chúng
 Phân hủy nhanh chóng vật chất trong tự nhiên
 Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, vòng đời
ngắn: VD: vi khuẩn E. coli sống cộng sinh trong ruột
người, nếu được đưa vào trong điều kiện thích hợp
vàsau thời gian tiềm phát, trung bình cứ sau 12 - 20
phút lại sinh ra một thế hệ mới
 Tốc độ tạo sinh khối cao
 Thích ứng mạnh, dễ phát sinh biến dị:
 Năng lực thích ứng của VSV vượt xa của động vật và
thực vật. Lượng enzyme thích ứng có trong các tế bào
VSV chiếm tới khoảng 10% protein nói chung
 Ở VSV cũng dễ phát sinh biến dị, hình thức biến dị hay
gặp nhất làđột biến gen (tần suất 10-10 - 10-5)
 Phân bố rộng, chủng loại nhiều:
 VSV phân bố ở khắp mọi nơi trên trái đất. VSV có mặt
ở trong đất, trong nước, trong không khí, trên và trong
các đồ vật dụng, trên và trong cơ thể của nhiều loài
sinh vật
 Về chủng loại, các VSV cũng hết sức phong phú. Ngày
nay con người đã biết đến trên trăm nghìn loài VSV
1.3. PHÂN BỐ VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN
 VSV trong đất và nước: đất và nước là môi trường
tự nhiên thích hợp cho các loài VSV, có số lượng và
chủng loại VSV rất phong phú
 VSV trong không khí: không phải là môi trường
thuận lợi cho VSV, nhưng là đường truyền bệnh
nguy hiểm
 VSV trên cơ thể người lành:
 VSV trên da: chủ yếu là cầu khuẩn G+ như tụ cầu, trực
khuẩn G+ như các Corynebacterium không độc lực
 VSV ở miệng: cầu khuẩn, trực khuẩn G-, một số xoắn
khuẩn
 Dạ dày, ruột non: không cóVSV
 Ruột già: hệ VSV phong phú: Bacteriodes fragilis, E.
coli, Proteus, S. faecalis, Klebsiella, Enterobacter,…
 Mũi, họng: tụ cầu, vi khuẩn giả bạch hầu, liên cầu, phế
cầu, Neisseria, Haemophilus influenza,…
 Bộ máy sinh dục, tiết niệu: VSV chỉ có ở bên ngoài.
Nam giới có: Mycobacterium smegmatis, tụ cầu, trực
khuẩn G-. Nữ giới: tụ cầu, trực khuẩn giả bạch hầu,
cầu khuẩn đường ruột, E. coli, Lactobacillus, Doderlein
 Niêm mạc mắt: trực khuẩn niêm mạc, Staphylococcus
epidermidis
1.4. ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI VI SINH VẬT
 Giới (kingdom)
 Ngành (division hoặc phylum)
 Lớp (class): Actinomycetes
 Bộ (order): Pseudomonadales
 Họ (family): Enterobacteriaceae
 Tộc (tribe): Escherichieae
 Chi (giống) (genus): Staphylococcus, Salmonella
 Loài (species): Staphylococcus aureus
 Thứ (variety): Mycobacterium tuberculosis var.
hominis
 Dạng (type): Streptococcus pneumoniae typ 14
 Chủng (strain): Staphylococcus aureus ATTC 1529
2. VIRUS
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS
 Là dạng sống siêu hiển vi, không quan sát được bằng
KHV quang học
 Không có cấu trúc tế bào, cấu trúc với thành phần cơ bản
làacid nucleic được bao quanh bởi vỏ protein (capsid)
 Chỉ chứa 1 loại acid nucleic: ADN hoặc ARN
 Không cóenzyme chuyển hóa
 Kýsinh nội bào bắt buộc, đặc hiệu với từng tế bào chủ
 Không cóhiện tượng sinh trưởng cáthể
 Cókhả năng biến dị
 Một virus có cấu trúc hoàn chỉnh được gọi là một
hạt virus (virion)
2.2. HÌNH THÁI VIRUS
 Kích thước virus:

Dao động từ 20 - 300 nm (0.02 - 0.3 µm)


 Hình thể virus: hình thể mỗi loại virus khác
nhau nhưng luôn ổn định với từng loại virus
2.3. CẤU TRÚC HẠT VIRUS
 Mỗi virion gồm:
 Cấu trúc cơ bản là nucleocapsid gồm: lõi acid
nucleic (genome của virus) được bao quanh bởi vỏ
protein (capsid)
 Cấu trúc riêng chỉ có ở một số virus nhất định:
màng bọc nucleocapsid (envelope), enzyme, …
BỘ GEN VIRUS

 Genome của virus là1 trong 2 acid nucleic: ADN hoặc ARN, 1
mạch hoặc 2 mạch, thẳng hoặc vòng
 Acid nucleic 1 mạch: mạch (+) có trình tự các nucleotid giống
mARN, mạch (-) cótrình tự nucleotid tương bùvới mARN
 Chức năng của genome:
 Mang thông tin di truyền đặc trưng của virus
 Quyết định khả năng gây nhiễm vàchu kỳ nhân lên
của virus
 Mang các tín hiệu có khả năng kiểm soát sự biểu
hiện gen
 Mang tính bán kháng nguyên đặc hiệu của virus
VỎ PROTEIN (Capsid)

 Capsid được cấu tạo bởi nhiều đơn vị hình thái


(capsomere)
 Chức năng của capsid:

 Bảo vệ bộ gen virus

 Giữ cho virus cóhình thái ổn định

 Tham gia vào sự bám của virus vào tế bào cảm thụ
nhờ thụ thể vàenzyme trên capsid

 Liên kết với màng tế bào (hình thành màng bọc


virus)

 Mang kháng nguyên đặc hiệu của virus


CẤU TRÚC HẠT VIRUS
 Tùy theo cách sắp xếp của acid nucleic và capsid
mànucleocapsid tồn tại ở 1 trong 3 kiểu cấu trúc:
 Cấu trúc đối xứng xoắn
 Cấu trúc đối xứng khối
 Cấu trúc phức hợp
Cấu trúc đối xứng xoắn
Cấu trúc khối đối xứng khối
Cấu trúc khối đối xứng khối
Cấu trúc phức hợp

Phage T4
Virus có màng bọc

 Màng bọc/vỏ bọc nucleocapsid (Envelope) phần lớn


có nguồn gốc từ màng sinh chất, màng nhân của tế
bào chủ
 Envelope có cấu trúc màng lipoprotein hoặc protein,
trên bề mặt có glycoprotein (gai nhú - Spike) được
virus mãhóa gắn vào các vị tríchuyên biệt
 Chức năng của envelope:
 Mang thụ thể giúp virus bám vào tế bào cảm thụ
 Tham gia vào giai đoạn lắp giáp vàgiải phóng virus
 Tham gia vào hình thành tính ổn định hình thái của
virus
 Mang kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt của virus
VIRUS CÚM
(Influenzavirus)
CÁC LOÀI LÂY NHIỄM CÚM A
H1 N1
H2 N2
H3 N3
H4 N4
H5 N5
H6 N6
H7 N7
H8 N8
H9 N9
H10
H11
H12
H13
H14
H15,16
Coronavirus
VIRUS GÂY HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH
(Human Immunodeficency Virus: HIV)
 Một số thành phần cấu trúc khác:
 Enzyme: ADN hoặc ARN polymerase, enzyme sao
chép ngược (reverse transcriptase),...
 Các yếu tố sao chép (transcription factors)
 Mồi cho quátrình tái bản bộ gen virus
2.4. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS

Chu trình nhân lên của HIV


Chu trình nhân lên của Influenza virus
 Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn:
 Hấp phụ
 Xâm nhập: theo 1 trong 3 cơ chế: “cởi áo”, nhập
bào, bơm acid nucleic vào tế bào chủ
 Tổng hợp các thành phần cấu trúc của virus
 Lắp giáp: nhờ enzyme cấu trúc của virus hoặc
enzyme của tế bào cảm thụ
 Giải phóng: theo cách nảy chồi hoặc phá hủy màng
tế bào chủ
2.5. HẬU QUẢ CỦA QT NHÂN LÊN CỦA VIRUS
 Pháhủy tế bào chủ
 Làm sai lệch NST của tế bào chủ: NST của tế bào
chủ có thể bị gẫy, bị phân mảnh hoặc có sự sắp xếp
lại gây ra các hậu quả:
 Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu
 Sinh khối u và ung thư: cơ chế gây khối u có thể do
virus làm thay đổi kháng nguyên bề mặt của tế bào,
làm mất khả năng ức chế do tiếp xúc khi tế bào sinh
sản hoặc kích hoạt gen ung thư
 Tạo ra hạt virus không hoàn chỉnh (Defective
interfering particle - DIP)
 Tạo ra các tiểu thể nội bào: do các hạt virus không
giải phóng khỏi tế bào, các thành phần cấu trúc của
virus chưa được lắp ráp, cũng có thể là các hạt
phản ứng của tế bào khi nhiễm virus
 Genome của virus tích hợp vào genome của tế bào
chủ gây hậu quả:
 Chuyển thể tế bào (transformation)
 Làm tế bào trở thành tế bào tiềm tan
 Cảm ứng tế bào sinh ra interferon
2.6. PHÂN LOẠI VIRUS
 Tên gọi của virus khátùy tiện:
 Tên theo bệnh: virus khảm thuốc lá - Tobaco
mosaic virus
 Tên theo nơi phân lập: coxsackie virus - phân lập
đầu tiên ở Coxsackie - New york
 Tên theo nhà khoa học phát hiện ra virus: Epstein-
Barr virus - Tên 2 nhàkhoa học
 Phân loại theo bệnh học (bệnh hê thống thần
kinh, bệnh hô hấp, bệnh ở da, mắt, gan, ruột,…)
 ICTV đưa ra các tiêu chuẩn phân loại dựa trên:
 Các đặc điểm hình thái, cấu trúc
 Các đặc điểm của genome
 Các đặc điểm của lipid, carbohydrate, các protein cấu trúc
vàkhông cấu trúc
 Các tính chất lýhoá
 Đặc trưng kháng nguyên và các đặc điểm sinh học khác
như phương thức nhân lên, loại vật chủ, phương thức lây
truyền, khả năng gây bệnh,...
ICTV-International committee on Taxonomy
of Viruses (2020)

Order Bộ (-virales) 59 Bộ
Family Họ (-viridae) 189 Họ
Subfamily (-virinae) 136 Phân họ
Genus Chi (-virus) 2224 Chi
Species Loài 9110 Loài
Khóa phân loại theo Baltimore (1971)
Adenoviruses,
Herpesviruses, Poxviruses

Parvoviruses

Reoviruses

Picornaviruses, Togaviruses

Orthomyxoviruses,
Rhabdoviruses

Retroviruses

Hepadnaviruses
2.7. PRION (Proteinaceous infectious
particle)
 Prion là những phân tử protein không bình thường và không
chứa một loại acid nucleic nào hoặc nếu có thìcũng quá ngắn
để mãhóa bất kìmột loại protein nào màPrion có
 Trong cơ thể bình thường có thể có sẵn Prion nhưng chúng
không gây bệnh, trong điều kiện nào đó Prion có thể thay đổi
cấu trúc vàgây bệnh
 Prion đề kháng cao với nhiệt độ và phần lớn các hóa chất sát
trùng. Khi xuất hiện ở bò hoặc người đã kích thích một gen
trong tế bào thần kinh sản xuất một protein gần như Prion làm
cho não bị xốp vàbị pháhủy dẫn tới xuất hiện triệu chứng bệnh
3. VI KHUẨN (BACTERIA)
3.1. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC
 Vi khuẩn là sinh vật đơn bào, tế bào chưa có nhân
chính thức
 Có nhiều hình dạng khác nhau: cầu (cầu khuẩn),
que (trực khuẩn), xoắn (xoắn khuẩn), sợi (xạ
khuẩn)
 Kích thước tế bào thay đổi từ 1 - 10µm tùy loài vi
khuẩn
 Các tế bào đứng riêng lẻ, hoặc liên kết với nhau
3.2. CẤU TRÚC TẾ BÀO VI KHUẨN
CẤU TRÚC BẮT CẤU TRÚC
BUỘC KHÔNG BẮT
BUỘC
3. Thành tế bào 1. Lông, roi
4. Màng sinh chất 2. Vỏ nhày
5. Tế bào chất 7. Nha bào
- Ribosome 70S
- Mesosome
6. Thể nhân
3.2.1. VỎ NHÀY (Capsule)
 Làthành phần không bắt buộc
 Có bản chất hóa học là nước (98%) và
polysaccharide (2%). Ở một số vi khuẩn, vỏ nhày
được cấu tạo bởi polypeptide
 Chức năng của vỏ nhày:
 Hạn chế khả năng bị thực bào như: phế cầu khuẩn
nhờ có vỏ nhày mà tránh được sự thực bào của đại
thực bào
 Dự trữ nước, chất dinh dưỡng
 Là nơi tích lũy một số sản phẩm TĐC xung quanh tế
bào
 Tăng cường khả năng bám
3.2.2. THÀNH TẾ BÀO (Cell wall)
 Thành tế bào đặc trưng bởi sự có mặt của thành
phần peptidoglycan
PEPTIDOGLYCAN
 Peptidoglycan là một loại polyme xốp, không tan, khá
cứng vàbền vững. Bao quanh tế bào như một mạng lưới
 Mỗi đơn phân gồm: 1 phân tử N-acetyl glucosamin (G), 1
phân tử acid N-acetyl muramic (M), và1 tetrapeptide
 Các đơn phân peptidoglycan liên kết với nhau nhờ:
 Liên kết 1,4 β glucosid giữa G vàM
 Dây nối peptide nối các tetrapeptide tạo ra mạng
lưới chằng chịt như tổ ong (các dây nối peptide
cũng có một số sai khác về thành phần, trật tự, số
lượng các acid amin)
Cấu trúc petidoglycan của E.coli
Cấu trúc peptidoglycan của
Staphylococcus aureus
 Enzyme lysozyme cắt liên kết 1,4 β glucosid giữa G
vàM
 Kháng sinh thuộc nhóm β-lactam như: penicilline,
cephalosporins,… có tác dụng gắn với
transpeptidase làm cho quá trình tổng hợp
peptidoglycan không được thực hiện
 Dựa vào cấu tạo thành tế bào vi khuẩn được chia
làm 2 nhóm: vi khuẩn Gram dương vàGram âm

 G+: peptidoglycan + acid teichoic


 G-: peptidoglycan + lớp màng ngoài (OM)
 Ở các vi khuẩn G+: gắn bên ngoài peptidoglycan
có thể là polysaccharide hoặc polypeptide thường
đóng vai trò kháng nguyên thân đặc hiệu như: “C”,
“M”; “R”; “T”;… Trong đó protein M là 1 loại kháng
nguyên quan trọng về miễn dịch học vàbệnh học
Lớp màng ngoài (outer membrane - OM)
 Chỉ có ở thành tế bào vi khuẩn G-: cấu tạo gồm một
lớp phospholipid bên trong kết hợp với một lớp
lipopolysaccharide (LPS) bên ngoài đan xen với các
phân tử protein và lipoprotein, rất phức tạp không
đồng nhất ở các loài khác nhau
 Cấu tạo lớp LPS:
 Lipid A: lànội độc tố của vi khuẩn
 Polysaccharide lõi:
 Kháng nguyên O: phần
polysaccharide vươn ra ngoài
màng vào môi trường
 Kháng nguyên O quyết định một
số đặc tính kháng nguyên của vi
khuẩn và là vị trígắn thụ thể của
phage
CHỨC NĂNG CỦA THÀNH TẾ BÀO
 Duy trìhình dạng tế bào
 Giúp tế bào đề kháng được lực tác động từ bên ngoài
 Hỗ trợ sự chuyển động của lông
 Cản trở sự xâm nhập của một số chất có hại như: thành
tế bào vi khuẩn G- có thể ngăn cản sự xâm nhập của
các chất kháng sinh cókhối lượng phân tử > 800dal
 Mang nội độc tố của vi khuẩn G-
 Mang các kháng nguyên thân của vi khuẩn
 Mang các thụ thể tiếp nhận phage
3.2.3. LÔNG (ROI - Flagella), KHUẨN MAO
(NHUNG MAO - Pili)
A. Lông:
 Là những sợi dài, uốn cong hoặc xoắn nằm ở mặt
ngoài tế bào vàlàcơ quan vận động của vi khuẩn
 Thành phần cấu tạo là các protein flagellin. Cấu tạo
gồm 3 phần: gốc, sợi, móc. Những protein này có
tính kháng nguyên (H, kháng nguyên ứng nhiệt)
 Thường thấy ở Vibrio, Spirillium, và nhiều G-, số
lượng 1 - 30 tùy thuộc vào loài vi khuẩn, dài 6 - 30µm
Lông ở G- Lông ở G+
 Lông (roi) phân bố có quy luật trên bề mặt tế
bào là một tiêu chuẩn giúp phân loại hình thái
vi khuẩn:
B. Pili:
 Thường có chung quanh tế bào vi khuẩn G-, có cấu
tạo giống lông nhưng sợi rất nhỏ, mềm, ngắn hơn (1 -
10µm). Chia làm 2 loại:
 Pili chung (type I): phân bố với số lượng lớn trên bề
mặt tế bào (vài trăm), là cơ quan bám và có liên quan
đến tính chất kết dính máu của vi khuẩn
 Pili giới tính (type II): dài hơp type I, vi khuẩn đực
có 1 - 4 pili, có vai trò làm cầu nối tiếp hợp giữa 2 tế
bào vi khuẩn vàlàthụ thể của phage
3.2.4. NỘI BÀO TỬ (NHA BÀO - ENDOSPORE)
 1 số loài vi khuẩn ở cuối thời kỳ sinh trưởng, khi
điều kiện phát triển không thuận lợi có khả năng
hình thành 1 thể nghỉ bên trong tế bào được gọi là
nha bào - nội bào tử (không phải là bào tử sinh
sản)
 Chỉ 1 số chi vi khuẩn có khả năng hình thành nội
bào tử: Bacillus, Clostridium, Sporosarcina (G+),
Desulfotomaculum (G-)
 Sự hình thành nội bào tử ở vi khuẩn: mất 6 - 8 giờ
4. XẠ KHUẨN (Actinomycetes)
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA XẠ KHUẨN
 Phân bố: rộng rãi trong tự nhiên (đất, bùn, ao
hồ,…)
 Dinh dưỡng: đa số hiếu khí, hoại sinh
 Trao đổi chất: tổng hợp được nhiều sản phẩm
quan trọng như: kháng sinh, enzyme (amylase,
cellulase, protease),…
 Hình thái:
 Tế bào dạng sợi phân nhánh và không có vách
ngăn (khuẩn ty), gồm: khuẩn ty cơ chất và khuẩn ty
khísinh
 Đường kính khuẩn ty từ 0,3 - 3m
 Màu sắc khuẩn ty hết sức phong phú, đặc trưng cho
loài. Cóthể gặp màu đen, đỏ, cam, lục lam, nâu, vàng,
trắng, xám,…
 Khuẩn lạc xạ khuẩn thường có dạng thô ráp, dạng
phấn, không trong suốt, có các nếp gấp tỏa ra theo
hình phóng xạ, dùng que cấy không di chuyển được
khuẩn lạc
 Xạ khuẩn họ Streptomycetaceae trên đỉnh khuẩn ty
khísinh có các chuỗi bào tử. Chuỗi bào tử có thể
mọc đơn hay mọc vòng với các hình thái cơ bản
như: thẳng, uốn cong, móc câu, xoắn lòxo
 Bào tử trần (conidiospore) có các hình dạng: hình
cầu, hình elip, hình trụ,… Bề mặt bào tử có thể là
nhẵn, sần sùi da cóc, cógai, cótóc
 Cấu tạo:
 Xạ khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn thật vìcó nhân nguyên
thủy
 Làcác G+, cótỷ lệ G + C ˃ 55%
 Thành tế bào xạ khuẩn có dạng kết cấu lưới dày 10 -
20nm, chia làm 4 nhóm:
 Nhóm CW I: chứa L - DAP (L - diamiopimelic acid) và
glycine
 Nhóm CW II: chứa meso - DAP (meso - diaminopimelic
acid) vàglycine
 Nhóm CW III: chỉ chứa meso - DAP
 Nhóm CW IV: chứa meso - DAP, arabinose vàglactose
 Màng tế bào xạ khuẩn dày 7,5 - 10nm, cấu trúc và
chức năng giống vi khuẩn nói chung
 Mesosome cóhình phiến, hình bọng hay hình ống
 Thể ẩn nhập gồm các hạt phosphate, polysaccharid
4.2. KHÁNG SINH TỪ XẠ KHUẨN
KHÁNG SINH TÁCH CHIẾT TỪ XẠ KHUẨN VI KHUẨN
CHỊU TÁC
DỤNG
Cloramphenicol Streptomyces venezuelae G+, G-
erythromycin Streptomyces erythreus G+
Karamycin Streptomyces kanamyceticus G+, G-
lincomycin Streptomyces lincolnensis G+
Neomycin Streptomyces fradiae G+, G-
streptomycin Streptomyces griseus G+, G-
tetracyclin Streptomyces aureofaciens G+, G-
vancomycin Streptomyces orientalis G+
5. VI NẤM
5.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM
 Làcác sinh vật nhân thực
 Cấu trúc tế bào gồm đầy đủ các thành phần của tế bào
nhân thực vàcómột số đặc điểm riêng:
 Thành tế bào cấu tạo chủ yếu làchất chitin
 Màng sinh chất có 1 sterol duy nhất là ergosterol thay thế
cho cholesterol
 Chất nguyên sinh: không chứa lục lạp, chất dự trữ chủ
yếu là glycogen, ngoài ra còn có giọt mỡ, trehalose, sugar
alcohol, volutin
 Nhân thường nhỏ, mỗi TB có1, 2 hoặc nhiều nhân
 Hình thái:
 Cơ thể 1 số ít là đơn bào (nấm men): tế bào hình
cầu, hình elip,…
 Đa số là dạng sợi phân nhánh tạo thành đám
chằng chịt gọi là hệ sợi nấm. Sợi có thể có vách
ngăn hoặc không cóvách ngăn
 Một số nấm men, các tế bào có thể đính với nhau
tạo thành sợi giả
 Một số loài nấm (nấm bệnh) có dạng lưỡng hình tùy vào
điều kiện môi trường
 Màu sắc của nấm là do các chất màu có thành
phần và tính chất khác nhau là sản phẩm của tế
bào chất thường tan trong vách, chất nguyên sinh
hoặc không bào. Chất màu không bao giờ là diệp
lục, phycobilin mà thường là các chất màu loại
quinon, dẫn xuất carotenoid vàmelanin
 1 số nấm chứa chất độc, thành phần chủ yếu gồm:
polypeptid dạng vòng hay đoạn thẳng chứa S, các
ankaloid đơn giản, các dẫn xuất idol, các aflatoxin.
Tùy theo thành phần chất độc mà gây bệnh lýkhác
nhau
 Nấm sống dị dưỡng bằng cách tiết ra các enzyme
ngoại bào phân giải chất hữu cơ rồi mới hấp thu
vào cơ thể. Tùy loài vàđiều kiện ngoại cảnh nấm có
thể hoại sinh, kýsinh, cộng sinh
 Đa số nấm hiếu khí, ưa ẩm, ưa nhiệt độ 25 - 30oC,
pH: 5 - 6
 Nấm có lối sống bám (trừ nấm roi). Phân bố trên
đất, nước (ngọt, mặn), gây bệnh trên động thực vật
 Sinh sản:
 Phân đôi, nảy chồi: các loài nấm men
 Đoạn sợi nấm (sinh sản sinh dưỡng)
 Sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính,
cósự thay đổi thế hệ
o Bào tử vôtính:
 Nội bào tử: Mucor
 Ngoại bào tử (bào tử trần): Aspergillus, Penicillium
o Bào tử hữu tính: bào tử tiếp hợp, bào tử túi, bào
tử đảm
5.2. PHÂN LOẠI NẤM
 Dựa vào phương thức sinh sản hữu tính, nấm được
chia thành 4 ngành và1 nhóm:
 Ngành nấm roi (Chytridiomycota)
 Ngành nấm tiếp hợp (Zygomycota)
 Ngành nấm túi (Ascomycota)
 Ngành nấm đảm (Basidiomycota)
 Nhóm nấm bất toàn (fungi imperfecti hay
deuteromycetes)
 Ngành nấm roi (Chytridiomycota)
 Ngành nấm tiếp hợp (Zygomycota)

Syncephalastrum racemosum
Mucor sp.
 Ngành nấm túi (Ascomycota)
 Phân đôi, nảy chồi
 Bào tử đốt
 Bào tử áo/dây
 Bào tử đính/trần
 Soredia - lichen
 Ngành nấm đảm (Basidiomycota)
 Gẫy đoạn
 Bào tử đính (conidium) – smut fungi
 Urediniospores – rust fungi
 Bào tử phấn (oidium)
 Nhóm nấm bất toàn
(Fungi imperfecti hay deuteromycetes)
 Đại diện điển hình: chi penicillium
 Gồm các loài nấm không biết trạng thái hữu tính.
Trạng thái vôtính làquátrình hình thành bào tử đính
 Hầu hết các loài nấm của nhóm này có mối quan hệ
thân thuộc với ngành nấm túi
 Đa số các loài của nhóm này sống ở trên cạn, hoại
sinh hoặc ký sinh ở thực vật. Một số ít ký sinh gây
bệnh ở động vật, trong đó cócon người

You might also like