You are on page 1of 34

6.

SINH LÝ VI SINH VẬT


6.1. DINH DƯỠNG Ở VI SINH VẬT
6.1.1. NHU CẦU DINH DƯỠNG
6.1.2. CÁC KIỂU TRAO ĐỔI CHẤT Ở VSV
 Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn carbon, chất
cho điện tử, người ta chia thành các kiểu trao đổi
chất của Vi sinh vật như sau:
KIỂU DINH NGUỒN NGUỒN CHẤT CHO
DƯỠNG NĂNG CARBON ĐIỆN TỬ
LƯỢNG
Quang dưỡng Quang năng CO2 H2O
vô cơ
Quang năng CO2 H2, H2S, S
Quang dưỡng Quang năng CO2, chất Chất hữu cơ
hữu cơ hữu cơ
Hóa dưỡng Hóa năng CO2 Chất vô cơ
vô cơ
Hóa dưỡng Hóa năng Chất hữu cơ Chất hữu cơ
hữu cơ
6.2. PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VSV
6.2.1. CÁC CON ĐƯỜNG PHÂN GIẢI GLUCID
HỢP CHẤT HỮU CƠ GIÀU CARBON
Cellulose, tinh bột, pectin, chitin, lignin,…

GLUCOSE
NADH2, ATP EMP, HMP, ED
ACID PYRUVIC

CO2, NADH2,
Krebs Lên
FADH2, ATP
men
Chuỗi vận
chuyển điện tử

O2 NO3- SO42- CO2


(HH (HH (HHKK
nitrat) sunfat) đặc biệt)

HH hiếu khí HH kị khí


6.2.2. CÁC CON ĐƯỜNG PHÂN GIẢI
PROREIN
Protease Peptidase
ngoại bào Polypeptid ngoại bào
Protein Acid amin
Olygopeptid

Phân giải nội bào Hấp thụ

Acid amin nội bào

Khử hoặc chuyển Khử amin Sử dụng trực tiếp


amin và phân giải
mạch carbon
6.2.3. CÁC CON ĐƯỜNG PHÂN GIẢI
LIPID
 Là nguồn dinh dưỡng carbon và năng lượng của
nhiều loài VSV
 Dầu, mỡ, sáp chứa trong xác động, thực vật được
nhóm VSV phân giải và đồng hóa (vi khuẩn, xạ
khuẩn và nấm mốc) nhờ lipase ngoại bào hoặc nội
bào:
Lipase
ngoại bào
Lipid Glycerin + Acid béo

EMP Acetyl-CoA

Krebs

 Một số vi khuẩn có khả năng tạo ra phospholipase


xúc tác thủy phân các phospholipid
6.3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở
VSV
 VSV cũng có sự sinh trưởng - phát triển: sinh
trưởng là sự gia tăng kích thước và khối lượng tế
bào, phát triển là sự gia tăng số lượng tế bào (quá
trình sinh sản)
 Do tế bào VSV quá bé nên các nghiên cứu được
tiến hành trên cả quần thể với số lượng VSV lớn
6.3.1. ĐIỀU KIỆN CHO SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VSV
 Độ ẩm
 Nhiệt độ
 Áp suất
 pH môi trường
 Khí quyển
 Ánh sáng
 Độ ẩm:
 Đa số VSV ưa nước, cần nước ở dạng tự do, dễ
hấp thụ
 Thiếu nước xảy ra hiện tượng loại nước khỏi tế
bào và có thể dẫn đến VSV chết
 Nhiệt độ:
 Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, trao
đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, hình thái, sinh sản
của VSV
 Mỗi loài VSV chỉ có thể sinh trưởng được trong 1
khoảng nhiệt độ nhất định
NHÓM VI NHIỆT ĐỘ SINH TRƯỞNG NƠI SỐNG
SINH VẬT (O C)
Cực tiểu Tối thích Cực đại
ƯA LẠNH 0–5 5 – 15 15 – 20 Nước, vùng
(Psychrophylic) lạnh
ƯA Ấm 10 – 20 20 – 40 40 – 45 Đất, ký sinh
(Mesophylic) gây bệnh
ƯA NÓNG 25 – 45 45 – 60 60 – 80 Suối nước
(Thermophylic) nóng, phân ủ
 Áp suất:
 Màng sinh chất của VSV là màng bán thấm. Do đó, áp
suất thẩm thấu ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
 Môi trường ưu trương tế bào bị khô sinh lý, môi trường
nhược trương tế bào có thể bị vỡ
 Dung dịch muối 10 - 15%, đường 50 - 80% làm co
nguyên sinh chất của VSV
 Đa số VSV phát triển tốt trong môi trường có nồng độ
muối ít hơn 2%
 Vi khuẩn dưới đáy biển chịu được áp suất 200 - 300
atm, được gọi là các vi khuẩn ưa áp
 pH môi trường:
 VSV phải duy trì được pH nội bào là 7,5 bất kể pH
ngoại bào là bao nhiêu. Mỗi loài VSV có 1 pH tối
thích cho sinh trưởng, đa số vi khuẩn sinh trưởng
tốt nhất ở pH: 6 - 8, nấm mốc; nấm men pH tối
thích là 5 - 6
 Khí quyển:
 Tùy loài VSV, có thể cần 1 số khí như O2, CO2, N2,
CH4 trong hoạt động trao đổi chất của tế bào,
nhưng có khi lại phải loại bỏ khỏi môi trường do
độc tính
 Phụ thuộc vào nhu cầu oxy, VSV được chia thành
các nhóm: hiếu khí bắt buộc, hiếu khí không bắt
buộc, vi hiếu khí, kỵ khí chịu dưỡng, kỵ khí
6.3.2. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
QUẦN THỂ VSV
 Khi nuôi cấy VSV trong môi trường lỏng, đồ thị sinh
trưởng chia thành 4 pha:
 Trong môi trường đặc: VSV phát triển thành
khuẩn lạc (clon thuần khiết) từ 1 tế bào mẹ sinh ra:
Có 3 dạng khuẩn lạc chính: dạng S (Smooth), dạng
M (Mucus = nhày), dạng R (Rough)
6.4. TIỆT TRÙNG, KHỬ TRÙNG
6.4.1. TIỆT TRÙNG
 Tiệt trùng là tiêu diệt tất cả các vi sinh vật (kể cả
nha bào) hoặc tách bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi vật
cần tiệt trùng
 Biện pháp kỹ thuật:
 Dùng khí nóng khô: dùng tủ sấy duy trì nhiệt độ
170-180oC/1giờ
 Dùng hơi nước ở áp xuất cao: dùng nồi hấp duy trì
nhiệt độ 121oC (1atm)/30phút
 Tia gamma
 Ethylenoxid và formaldehyde
 Lọc vô trùng
6.4.2. KHỬ TRÙNG
 Khử trùng là làm cho vật được khử trùng không
còn khả năng gây nhiễm trùng (chỉ tiêu diệt mầm
bệnh mà không phải tất cả các vi sinh vật)
 Biện pháp kỹ thuật:
 Biện pháp vật lý:
 Hơi nước nóng: thường sử dụng nhiệt độ 80-100oC
 Tia cực tím
 Biện pháp hóa học:
 Cồn 70%
 Phenol và dẫn xuất của nó: thường sử dụng dung dịch
0,5 - 4%
 Nhóm halogen: khí clo, clorua vôi, cloramin, dung dịch
cồn iod, iodophor,…
 Muối kim loại nặng: Hg, Ag, Cu, Zn
 Aldehyl: formaldehyde
 Các chất oxy hóa (H2O2, KMnO4) và thuốc nhuộm (xanh
methylene, tím tinh thể)
 Acid và base
 Các chất tẩy rửa
6.5. CÁC SẢN PHẨM TRAO ĐỔI CHẤT
CỦA VI SINH VẬT
 Enzyme
 Vitamin
 Sắc tố
 Độc tố
 Chất gây sốt
 Kháng sinh
ĐỘC TỐ
 Ngoại độc tố: là chất độc do vi khuẩn, vi nấm tiết ra.
Đây là những protein tan trong nước, có độc tính rất
mạnh, VD: 0,02mg ngoại độc tố bạch hầu, 0,0006mg
ngoại độc tố uốn ván có thể gây chết người
 Nội độc tố: là chất độc của vi khuẩn G-, chỉ được giải
phóng ra ngoài khi tế bào bị ly giải. Có độc tính không
mạnh bằng ngoại độc tố, VD: 400mg nội độc tố
thương hàn mới gây chết người
CHẤT GÂY SỐT (PYROGEN)
 Tiêm cho người hay súc vật gây nên phản ứng sốt
 Không bị nhiệt độ phá hủy. Muốn loại bỏ được chất
gây sốt phải lọc qua phễu thủy tinh G5 hay màng
lọc amiăng
KHÁNG SINH
 Định nghĩa:
 Là tất cả các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt chọn lọc
đối với các VSV nhiễm sinh ở nồng độ thấp, mà
không có tác dụng hoặc tác dụng yếu lên người,
động vật, hoặc thực vật bằng con đường cung cấp
chung
 Cơ chế tác dụng của kháng sinh:
1. Ức chế sinh tổng hợp thành tế bào (nhóm -lactam,
vancomycin)
2. Gây rối loạn chức năng màng sinh chất: tác động
đến tính thấm của MSC (polymyxin, colistin)
3. Ức chế sinh tổng hợp protein
 Ngăn cản chuyển động chuyển đoạn của Ribosome
theo mARN (erythromycin, chloramphenicol)
 Ngăn cản sự gắn kết của tARN vào phức hợp
Ribosome - mARN (tetracyclin)
 Làm thay đổi hình dạng rARN 30S dẫn đến sự đọc
nhầm trong dịch mã (streptomycin)
4. Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic
 Ngăn cản sự sao chép của ADN mẹ (quinolon)
 Gắn vào ARN polymerase (rifampicin)
 Ức chế sinh tổng hợp các chất cần thiết hình thành
các nucleotid (sulfamid, trimethoprim)
 Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn:
 Đề kháng giả: vi khuẩn ở trạng thái nghỉ, hoặc ở
trong các tổ chức viêm lớn, hoặc có tổ chức hoại tử
bao bọc kháng sinh không thấm được tới ổ viêm và
tới vi khuẩn gây bệnh
 Đề kháng tự nhiên: một số vi khuẩn không chịu tác
động của một số kháng sinh nhất định. VD: tụ cầu
không chịu tác dụng của colistin, Pseudomonas không
chịu tác dụng của penicillin
 Đề kháng thu được:
 Do đột biến hoặc nhận được gen đề kháng thông qua
biến nạp, tải nạp, tiếp hợp hoặc chuyển vị trí của gen
nhảy
 Biện pháp hạn chế gia tăng vi khuẩn
kháng kháng sinh:
 Chỉ dùng KS để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
 Chọn KS theo kết quả kháng sinh đồ, nên ưu tiên KS
có hoạt phổ hẹp, tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn gây
bệnh và khuếch tán tốt nhất đến ổ vi khuẩn
 Dùng KS đủ liều lượng và thời gian
 Phải phối hợp KS để điều trị nhiễm khuẩn do nhiều vi
khuẩn gây ra, làm tăng khả năng diệt khuẩn và làm
giảm khả năng xuất biện biến chủng đề kháng nhiều
KS
 Đề cao các biện pháp khử trùng và diệt trùng, ngăn
ngừa sự lan truyền vi khuẩn đề kháng
 Liên tục giám sát sự đề kháng KS của vi khuẩn để có
chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý
7. DI TRUYỀN VI SINH VẬT
7.1. CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở VI SINH VẬT
7.2. SỰ THAY ĐỔI VẬT LIỆU DI TRUYỀN
7.2.1. DO ĐỘT BIẾN
7.2.2. CHUYỂN VẬT LIỆU DI TRUYỀN Ở VSV
A. BIẾN NẠP (Transfomation)
B. TIẾP HỢP (Conjugation)
C. TẢI NẠP (Transduction)
D. DO GEN NHẢY

You might also like