You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI

GỢI Ý TỔ CHỨC LUYỆN ĐỀ THI CHO HỌC SINH THI VÀO 10 THPT
MÔN TIẾNG ANH - NĂM HỌC 2020-2021

I. TỔNG QUÁT CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN


TIẾNG ANH
 Thời gian: 60 phút
 Số câu: 50 (1,2 phút/ câu) Điểm: 0,2/ câu
 Nội dung: Anh 6: 6% Anh 7: 10%
Anh 8: 14% Anh 9: 70%,
Một đề thi TUYỂN SINH VÀO 10 bao quát gần như toàn bộ ngữ pháp và từ
vựng tiếng anh cơ bản trong phạm vi tiếng Anh cấp THCS. Về cơ bản, mỗi mã đề
50 câu, trải đều các chuyên đề:
 Ngữ âm (Phát âm)
 Ngữ pháp – từ vựng 
 Chức năng giao tiếp
 Kỹ năng đọc (Đọc hiểu, chọn đáp án đúng)
 Kỹ năng viết (Tìm lỗi sai, tìm câu đồng nghĩa)

Theo phân thích ma trận đề thi TUYỂN SINH VÀO 10 của Sở GD&ĐT
những năm trước, Mỗi mã đề 50 câu có:
 5 câu phát âm
 2 câu chức năng giao tiếp
 8 câu từ vựng
 15 câu ngữ pháp
 5 câu tìm lỗi sai
 5 câu tìm câu đồng nghĩa
 5 câu điền từ vào bài đọc
 5 câu đọc hiểu

Các câu trên được phân chia độ khó theo các cấp độ: Nhận biết, Thông hiểu,
Vận dụng thấp và Vân dụng cao. Trong đó, 40% là các câu Nhận biết, 20% cho
cấp độ Thông hiểu, 20% Vận dụng thấp, và 20% là các câu đòi hỏi mức độ Vận
dụng cao.

1
II. GỢI Ý THỨ TỰ VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI HIỆU QUẢ
1. Lưu ý về thứ tự làm bài
Khi nhận được đề, nên dành 2 phút để điền mọi thông tin quan trọng (Số báo
danh, Mã đề thi) vào tờ giấy thi, đọc qua đề 1 lượt, kiểm tra xem đề có lỗi hay
không, cũng như xác định được các bài cần làm trước.
Áp dụng quy tắc “Dễ trước – Khó sau”, hãy lướt một lượt từ đầu đến cuối đề
(có thể tạm bỏ qua 2 bài đọc hiểu) để giải quyết nhanh các câu hỏi ở mức độ Nhận
biết và Thông hiểu. (nhớ đánh dấu các câu khó, hay vẫn đang phân vân lại). Làm
đến đâu, tô luôn vào Phiếu trả lời đến đó. 
Tránh ngồi suy tư câu khó mà bỏ lỡ những câu có thể làm được.
Đến lượt thứ 2, xét đến các câu khiến mình phân vân (thường là đã loại được
2 đáp án), cân nhắc, loại trừ và đưa ra quyết định. Nếu vẫn thấy chưa chắc thì tiếp
tục đánh dấu.
Sau đó đọc cả 2 bài đọc hiểu và làm bài chọn đáp án đúng lần thứ nhất. Lần
đọc này, học sinh cần nắm được chủ đề của các đoạn văn, giải quyết các câu hỏi chi
tiết trong bài. Sau đó lặp lại quy trình với các câu khó hơn cho đến khi hết bài.
Bởi bài đọc hiểu chọn đáp án đúng và chọn câu trả lời đúng là hai dạng bài
khiến học sinh khá “ngại” khi phải giải quyết. Nhưng sẽ là sai lầm nếu học sinh để
cả 2 bài đọc hiểu và chọn đáp án xuống cuối, bởi thời gian cuối giờ, não chúng ta
hoạt động thực sự không tốt.
Tất nhiên, thật tốt nếu học sinh có thể làm đến đâu hết đến đấy. Nhưng nếu
có câu khiến phân vân, hãy đánh dấu câu đó lại và chuyển sang câu tiếp theo. Hãy
trở lại khi lướt qua được hết các câu dễ và tô chúng vào phiếu trả lời. Khi đã “giải
quyết” được kha khá các câu, tinh thần làm bài cũng sẽ đỡ áp lực hơn.
2. Lưu ý về việc phân bổ thời gian
Thông thường, rất ít học sinh lại thiếu thời gian làm bài môn tiếng Anh, vì
đặc thù là môn trắc nghiệm. Với 60 phút để hoàn thành 50 câu trắc nghiệm (thời
gian làm bài trung bình là 1.2 phút/ câu) thì việc phân chia thời gian làm bài hợp lý
là một bước cực quan trọng để có thể đạt được mức điểm tối đa.
Thời gian cho phép cho các câu nhận biết: 30-40s/ câu.
Thời gian cho phép cho các câu vận dụng lần 1: 40-60s/ câu.
Lưu ý không vượt quá thời gian tổng cho từng phần.
Nên trừ 7 đến 10 phút để có thời gian xem lại và cân nhắc đáp án toàn bài.

2
III. GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP DẠY LUYỆN TẬP GIẢI ĐỀ
Với các buổi luyện đề, giáo viên cho học sinh luyện tập giải đề thi theo MA
TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH THPT NĂM HỌC 2020 - 2021. Giáo viên cần tập
trung hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài thi.
1. Nắm chắc cấu trúc của đề, các nội dung được giới hạn trong ma trận đề
TS vào 10.
Nắm được cấu trúc của đề là một trong những bước đệm cơ bản nhất để phân
bổ thời gian ôn luyện, kỹ năng làm bài cũng như thời gian làm bài thi hợp lý.
2. Phân bổ thời gian trước khi bắt đầu làm bài
Nhìn sơ qua một lượt xem đề thi, xác định câu nào làm trước, câu nào làm sau
để phân chia thời gian hợp lý cho từng phần.
3. Dùng bút chì gạch chân từ khóa
Vì các câu hỏi trong đề có thể sẽ rất dài và khiến học sinh mất tập trung, gạch
chân các từ khóa sẽ giúp học sinh nhớ câu hỏi dễ hơn mà không cần phải đọc đi
đọc lại nhiều lần gây mất thời gian.
4. Đối với bài đọc hiểu chọn câu trả lời đúng
- Đọc thật kĩ yêu cầu của câu hỏi
Đọc thật kĩ yêu cầu của câu hỏi là bước để tránh việc sai những câu đáng tiếc
dù bạn đã biết rõ câu trả lời, vì yêu cầu đề có thể rất đa dạng từ chọn câu đúng,
chọn câu sai, chọn nhiều câu, v.v.
- Trả lời câu hỏi trước khi nhìn phần đáp án
Hãy tự trả lời câu hỏi trước khi nhìn phần đáp án vì thường các câu hỏi sẽ khá
giống nhau và rất dễ gây nhầm lẫn.
5. Hãy để những câu không biết sau cùng
Vì việc dừng lại cố giải hết một câu vừa gây tốn thời gian mà còn khiến học
sinh thêm hoang mang, lo lắng khi làm bài.
6. Luôn luôn xem lại bài
Luôn luôn xem lại bài để tránh gặp những lỗi khoanh nhầm, chưa kể có thể
phát hiện ra những câu đọc nhầm, thiếu và dẫn đến sai đáp án trong quá trình xem
lại.
7. Không bỏ trống đáp án
Bỏ trống mỗi đáp án là bỏ đi 2% cơ hội được điểm của mỗi câu.

3
IV. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU ĐIỂM SỐ PHÂN LOẠI CÁC CÂU HỎI THEO
TỪNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH

Số câu 10 20 25 30 35 40 45 50
Điểm 2 4 5 6 7 8 9 10

- Với nhóm học sinh phải đạt 2 điểm: Giáo viên chọn ra 10 câu dễ nhất
theo đối tượng học sinh của mình, cho thời gian để học sinh làm bài. Với các câu
còn lại, giáo viên khuyến khích học sinh thử sức làm, hoặc lựa chọn đáp án theo
dạng chọn cùng một cột.
- Với nhóm học sinh phải đạt 4 điểm: Giáo viên lựa chọn thêm 10 câu tùy
theo trình độ của học sinh + 10 câu đã được lựa chọn cho nhóm học sinh 2 điểm.
Với các câu còn lại, giáo viên khuyến khích học sinh thử sức làm, hoặc lựa chọn
đáp án theo dạng chọn cùng một cột.
- Với nhóm học sinh phải đạt 4 điểm trở lên: Yêu cầu các em làm bài,
khuyến khích học sinh làm trọn vẹn đề.
Để làm tốt phần này, học sinh không được lựa chọn theo cảm tính, hãy cố
gắng áp dụng kỹ năng giải đề để nhận ra câu trả lời đúng.
* Cách thức chữa bài: Giáo viên chữa 50 câu trong đề thi, học sinh ghi
chép, đánh dấu lại cấu trúc câu, key words ứng với từng câu trong ma trận đề thi.
* Ôn bài: Đầu giờ học các tiết chữa đề tiếp theo, giáo viên có thể yêu cầu
học sinh giải thích lại từ 5 đến 10 câu liên quan đến phần nội dung ngữ pháp hoặc
các câu trong đề ôn luyện của buổi học hôm trước, yêu cầu học sinh xác định câu
đó ứng với nội dung nào trong ma trận giúp học sinh khắc sâu nội dung cần được
kiểm tra.

Trên đây là gợi ý thực hiện các buổi luyện tập giải đề. Mong các thầy cô
chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp đã áp dụng hiệu quả nhằm nâng cao kết quả
thi tuyển sinh môn Tiếng Anh vào 10 THPT năm học 2021 – 2022.

You might also like