You are on page 1of 15

ĐỀ: phân tích mối quan hệ giữa dân số với giáo dục?

Liên hệ với thực tiễn


của Việt Nam hiện nay
Trả lời:
Khái niệm:
Dân số: là những tập hợp người sống trên lãnh thổ được đặc trưng bởi quy mô,
kết
cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế - xã hội bởi tính chất của việc
phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ.

Giáo dục: giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống, có mục
đích
đến sự hình thành và phát triển kinh tế - văn hóa xã hội. Giáo dục được hiểu là
tất
cả các dạng học tập của con người.
Mối quan hệ giữa Dân số và Giáo dục:
• Tác động của dân số đối với giáo dục:
- Sự gia tăng số dân trong độ tuổi đi học – kết quả của sự gia tăng dân số.
Tỷ lệ gia tăng dân số cao làm cho việc tăng nhanh số dân trong độ tuổi đi học,
điều
đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyển sinh của những năm tiếp theo
- Ảnh hưởng của cơ cấu và phân bố dân số tới cơ cấu & phân bố số dân giữa
các
vùng trong độ tuổi đi học.
Cơ cấu dân cư theo độ tuổi tác động mạnh mẽ dến cơ cấu của hệ thống giáo
dục
trong việc liên quan đến số lượng học sinh ở các cấp học.Sự phân bố DS có ảnh
hưởng nhất định đến sự khác biệt về quy mô giáo dục ở khu vực nông thôn và
thành thị.
- Nhu cầu mở rộng hệ thống trường lớp và tăng cường đào tạo đội ngũ giáo
viên
dưới áp lực của sự gia tăng dân số trong độ tuổi đi học.
- Ngân sách Nhà nước chi cho GD, chi phí của hộ gia đình trước sự gia tăng
DS
trong độ tuổi đi học.
Số lượng học sinh tăng nhanh, xã hội và gia đinh gặp nhiều khó khăn trong
việc
đầu tư cho giáo dục và đào tạo. chi tiêu giáo dục là phần được ưu tiên trong chi
tiêu
ngán sách nhà nước.
- Chất lượng GD dưới áp lực của gia tăng DS trong độ tuổi đi học.
- sự bất công bằng trong giáo dục dưới áp lực dân số trong độ tuổi đi học
Sự tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ là một mục tiêu
đặc
biệt trong những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Bởi vì, kết quả thực hiện
mục
tiêu này liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện tất cả các mục tiêu khác, cũng
như
đối với quá trình phát triển chung của đất nước. Sự chênh lệch giới tính trong
tuyển
sinh tất nhiên không phải là do vấn đề tiếp cận. Ngoài việc thiếu trường học
cho
các trẻ em gái, ở nhiều nước, việc cha mẹ không yêu cầu con gái phải học
nhiều là
biểu hiện của cả lề thói lẫn việc trẻ em gái phải làm việc trong gia đình.Cha mẹ

học thường muốn cho con cái đi học nhiều hơn là cha mẹ mù chữ bà khu vực
có tỷ

lệ mù chữ cao nhất là khu vực có sự chênh lệch giới tính trong tuyển sinh phổ
thông lớn nhất.
• Ảnh hường của giáo dục đến qúa trình dân số.
- Ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh.
+ ảnh hưởng của trình độ học vấn đến tuổi kết hôn.Kết hôn sớm thường sinh đẻ
sớm hơn và có độ dài thời gian có nguy cơ mang thai nhiều hơn.
Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến việc chấp nhận quy mô gia đình nhỏ.
Trình độ học vấn cao của dân cư là một trong những yếu tố tác động đến mức
sinh,
là cơ sở vững chắc cho sự phát triển dân số hợp lý trong quá trình phát triển.
Mức
sinh phụ thuộc vào trình độ học vấn của dân cư mà trước hết là trình độ học
vấn
của phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ và sắp bước vào độ tuổi sinh đẻ.
- Ảnh hưởng của giáo dục đến mức chết.
Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức độ tử vong của trẻ em.
Những trẻ em do những bà mẹ chưa bao giờ đến trường sinh ra có nguy cơ chết
cao hơn so với con cái của những người mẹ đã có một trình độ học vấn nhất
định
nào đó.
- Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới khả năng chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trình độ học vấn ảnh hưởng tới khả năng chăm sóc thai sản làm hạ thấp tỷ lệ tử
vong của trẻ sơ sinh.
- Ảnh hưởng của giáo dục đến di dân.
Những người có trình độ học vấn ở nông thôn thường có xu hướng di cư ra
thành
thị làm ăn sinh sống. điều này là nguyên nhân cơ bản của căn bệnh “chảy máu
chất
xám” ở các nước nghèo hiện nay.
ĐỀ:
Cơ cấu dân số: cơ cấu dân số là tổng số dân được phân chia theo một hay nhiều
đặc trưng, có thể phân chia cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình
độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân
- Cơ cấu dân số vàng: là thời kì mà cơ cấu dân số thể hiện số người trong độ
tuổi
lao động chiếm tỷ trọng cao hơn số người phụ thuộc hay nói cách khác là tổng
tỷ suất phụ thuộc nhỏ hơn 50.
 Để tận cụng lợi thế của cơ cấu dân số vàng, Việt Nam cần phải làm gì:
Việt Nam đang ở giai đoạn “dân số vàng”
 Cơ hội:
- Cơ cấu dân số vàng tạo cơ hội thích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh

hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai

- Lực lượng lao động trẻ dồi dào và tiếp tục tăng là nguồn lực quan trọng phát
triển kinh tế, cải thiện năng suất lao động.
- Cơ hội để chuyển dịch lao động thông qua di cư, góp phần xóa đói giảm
nghèo
nhanh và bền vững
- Dân số dưới 15 tuổi giảm => nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc
giảm
tỷ số giữa học sinh và giáo viên, nâng cao chất lượng y tế cho trẻ, cái thiện chất
lượng sức khỏe dân số trong tương lai
 Khó khăn, thách thức
- Chất lượng giáo dục, đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của
thị
trường lao động
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng
hẹp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp
- Chính sách lao động, việc làm, dịch vụ xã hội còn nhiều bất cập
- Chất lượng lao động chưa cao (13,4%) dân số 15 tuổi trở lên được đào tạo
chuyên môn thấp, thiếu lao động có tay nghề, kỹ năng.
- Tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động là nguồn nhân lực quan
trọng cho phát triển kinh tế nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu quốc gia đó có tỷ
lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.
o Giải pháp
- Duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm
chậm quá trình già hóa dân số
- Sử dụng tối đa nguồn nhân lực: thể hiện bằng năng suất lao động và của cải

hội do nguồn nhân lực trong thời kỳ này tạo ra: như phát triển KH-CN, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, cải thiện nặng suất lao động...
- Tăng cơ hội việc làm, hướng đến những việc làm tạo giá trị gia tăng cao dựa
trên sức lao động
- Đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo
nghề
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, xuất khẩu lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nông nghiệp sang các ngành nghề dịch vụ
,thương mai, công nghiệp...
- Đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...
- Các chính sách...…
ĐỀ:Anh, chị hãy phân tích mối quan hệ giữa dân số với phát triển. Liên hệ với
tình hình thực tiễn của việt nam?
 Khái niệm:
Dân số: là tập hợp người được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu, phân bố, chất
lượng và sự biến động dân cư, những đặc trưng kinh tế-văn hóa và tính chất
phân
công lao động xã hội trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Phát triển: thường được hiểu theo hai nghĩa: về nghĩa rộng, phát triển được
nhìn nhận ở cấp độ vĩ mô,đó là quá trình biến đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực
của
đời sống kinh tế-xã hội và cấu trúc xã hội theo hướng tích cực và tiến bộ. Về
nghĩa
hẹp, phát triển được đặt trong sự chuyển biến tích cực ở từng lĩnh vực cụ thể
như
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và tư tưởng…
 Môi quan hệ giữa dân số với phát triển:
* Tác động của phát triển đến quá trình dân số:
- Tác động đến quá trình sinh sản:
+ Khi trình độ phát triển kinh tế-xã hội còn ở mức thấp ( trình độ lao động chủ
yếu
là thủ công,năng suất thấp), tăng lao động được coi là nhân tố tăng th nhập, tất
yếu
dẫn đến tăng mức sinh.
+ Khi trình độ phát triển kinh tế-xã hội ở mức cao hơn, nhu cầu sinh nhiều con
để
tăng thu nhập và nuôi dưỡng cha mẹ lúc tuổi già giảm, dẫn đến chất lượng con
cái,
chất lượng cuộc sống được đề cao chứ không phải là số lượng, từ đây ưu thế ít
con
sẽ thể hiện rõ.
Kinh tế phát triển khiến cho thu nhập tăng ,tỉ suất chết giảm, đẻ ít con, mức
sinh
giảm,học vấn tăng, người phụ nữ có khả năng làm chủ hành vi sinh đẻ của
mình,
khoảng cách giữa các lần sinh cũng xa hơn, kết thúc sinh cũng thay đổi.
-

Tác động đến quá trình tử vong:

+ Khi trình độ dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt hơn sẽ làm
giảm mức chết và nâng cao tuổi thọ trung bình và ngược lại.
+ Trình độ học vấn và mức sống cao cho phép người dân có kiến thức và điều
kiện để chăm sóc sức khỏe, cải thiện phương tiện vệ sinh,trang trải chi phí
khám,chữa bệnh, góp phần loại trừ bệnh tật, do vậy mức chết giảm và ngược
lại.
+ Thu nhập càng cao thì tuổi thọ được nâng lên , học vấn cao lên thì phụ nữ
cũng biết cách sống khỏe mạnh và chăm sóc gia đình con cái tốt hơn,giá cả
hàng
hóa ổn định và hợp lý làm cho khẩu phần dinh dưỡng, mức chết cũng thay đổi,

lợi cho các nhân và cộng đồng.

Quá trình di dân: di dân từ nơi có mật độ cao đến nơi có mật độ thấp, từ nơi
khan hiếm việc đến nơi sẵn việc, từ chỗ điều kiện học cho con kém đến chỗ có
điều
kiện học cho con tốt, từ chỗ có y tế kém đến nơi có điều kiện y tế tốt hơn.
*Tác động của dân số đến quá trình phát triển:
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên: dân số đông gây tác động và sức ép lên nền
kinh
tế và tàn phá tài nguyên rừng, nước…
- Sử dụng nguồn vốn đầu tư: Dân số tăng gây áp lực cho nguồn vốn đầu tư…
- Sử dụng nguồn lực con người: Nguồn lao động hàng năm tăng cao gây áp lực
cho
nền kinh tế dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.
-Sử dụng nguồn lực khoa học-công nghệ, vốn đầu tư: Quy mô dân số lớn mà
khoa
học công nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao đó, công nghệ lạc
hậu
,nhu cầu dùng công nghệ tiên tiến của thế giới chưa được đáp ứng, trang thiết
bị
hiện đại ít,sức cạnh tranh kém.
ĐỀ: phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên thiên nhiên và môi
trường? Liên hệ với thực tiễn của Việt Nam hiện nay.
 Khái niệm
- Môi trường: gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống
sx, tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Tài nguyên: gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có
trên trái đất và trong không gian vũ trụ có liên quan, mà con người có thể
sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình.
 Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Dân số tăng > Nhu Cầu > Khai thác + sử dựng > Kiệt quệ
 ảnh hưởng của dân số đến môi trường
- Dân số tăng > Sử dụng nhu cầu > Chất thải > Ô Nhiễm
 Liên hệ Việt Nam
-

Tài nguyên rừng ở nước ta ngày 1 giảm.

tài nguyên nước thì đang bị ô nhiễm và nhiễm mặn nhiễm chua phèn ở vùng
cửa sông.
Môi trường không khí ngày 1 bị ô nhiễm nặng nề hơn do hoạt động công
nghiệp phát thải.
Đa dạng sinh học đang ngày 1 giảm sút do khai thác quá mức, du canh, xâm
lấn đất canh tác nông nghiệp, ô nhiễm nước và xuống cấp ở vùng bờ biển…
Trong chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010, đảng và nhà nước đã khẳng
định:
Các yếu tố dân số phải được lồng ghép một cách đầy đủ vào qui hoạch phát
triển,
tạo sự phân bố dân cư một cách hợp lý, vừa khai thác được tiềm năng lao động,
vừa bảo đảm gìn giữ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên và coi đây là
một
trong 4 định hướng lớn mang tính quốc gia và lâu dài.
ĐỀ: “Cửa sổ dư lợi nhân khẩu học” hay thường gọi là “cơ cấu dân số
vàng” đã mở ra cơ hội duy nhất một lần trong quá trình chuyển đổi nhân
khẩu học của mỗi quốc gia. Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội đó.

Vấn đề đặc biệt quan trọng là có tận dụng hiệu quả cơ hội này cho công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội hay để cơ hội trôi qua và còn chịu những hệ lụy như
thất nghiệp, tệ nạn xã hội... Kinh nghiệm thành công của các quốc gia tận dụng
tốt cơ hội này là sớm có chiến lược nâng cao chất lượng dân số, phát triển
giống nòi và nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là một trong những nội
dung quan trọng trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta cho việc hoạch
định chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020.

Cửa sổ cơ hội nhân khẩu học được mở ra cho một quốc gia là giai đoạn khi tỷ
trọng trẻ em dưới 15 tuổi ít hơn 30% và tỷ trọng người già từ 65 tuổi trở lên ít
hơn 15% trong tổng dân số. Theo phân tích và nhận định của các nhà nhân
khẩu học trong và ngoài nước, cơ cấu dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn
“Cơ cấu dân số vàng” hay “ Cửa sổ cơ hội dân số” với tỷ lệ số người trong tuổi
lao động cao, có hai người trong độ tuổi lao động trên một người trong độ tuổi
phụ thuộc. Cửa sổ cơ hội nhân khẩu học của Việt Nam mở ra từ 2005 - 2007 và
sẽ chấm dứt vào những năm khoảng 2035 (kéo dài khoảng 30 năm). Hiện nay
chỉ có Nhật Bản đã kết thúc giai đoạn cửa sổ dư lợi nhân khẩu học và được coi
như một bài học thành công trong việc tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng.
Hai nước được gọi là những con rồng châu Á là Hàn Quốc và Xin-ga-po cũng
được đánh giá là đã tận dụng tốt cửa sổ dư lợi nhân khẩu học cho việc phát
triển kinh tế - xã hội và cũng chỉ kéo dài một số năm nữa.

Để thống nhất đánh giá chất lượng dân số và bảo đảm tính so sánh quốc tế,
LHQ sử dụng chỉ số tổng hợp chung là Chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ
số này được tính toán và công bố hằng năm trong báo cáo phát triển con người.
Đây cũng là chỉ tiêu mà Việt Nam thống nhất đưa vào các chiến lược dân số từ
năm 2000 đến nay. Theo báo cáo phát triển con người 2015, chỉ số HDI được
tính cho 188 quốc gia, chia theo bốn cấp độ: rất cao, cao, trung bình, thấp. Năm
2015 chỉ số HDI của Việt Nam là 0,666 thuộc nhóm nước trung bình với thứ tự
xếp hạng 116/188 nước. Theo chiến lược dân số Việt Nam, mục tiêu HDI đạt
mức 0,700 là chưa đạt được.

Chất lượng dân số cũng thường được đánh giá qua các chỉ số về thể lực của
thanh niên. Nhưng theo khảo sát năm 2014, thanh niên Việt Nam có hơn 25
triệu người, chiếm 27,7% trong tổng số dân số; chiều cao trung bình của nam là
164,4 cm, nữ là 152,4 cm. So sánh với chiều cao trung bình chung của thanh
niên toàn thế giới thì thanh niên Việt Nam thấp hơn 10 cm; kém chiều cao
trung bình của thanh niên Nhật Bản, Hàn Quốc là 8 cm; kém thanh niên Trung
Quốc 7 cm; kém thanh niên Xin-ga-po 6 cm; kém thanh niên Thái-lan 5 cm.

Chất lượng dân số cũng liên quan chặt chẽ chất lượng cuộc sống. Năm 2015
trong tổng dân số của cả nước, có 31,45 triệu người sống ở khu vực thành thị
và 60,24 triệu người sống ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam
thấp và tăng chậm, năm 2015 là 33%. Trong khi đó tỷ lệ đô thị chung của thế
giới là 53%, của châu Á là 47%. Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam so sánh trong
khối ASEAN chỉ cao hơn Cam-pu-chia (21%) và Đông Ti-mo (32%). Ngay
như Lào cũng có tỷ lệ đô thị hóa là 38%, đặc biệt Xin-ga-po là 100%. Tỷ trọng
dân số thành thị/nông thôn là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong nâng
cao chất lượng cuộc sống - chất lượng dân số (để trở thành một nước công
nghiệp tỷ trọng dân số thành thị phải đạt trên 45%). Tỷ trọng dân số đô thị của
Việt Nam đã tăng trong giai đoạn vừa qua nhưng so với mục tiêu trở thành
nước công nghiệp thì cũng còn một khoảng cách khá xa, nếu so sánh theo quy
định thì trong sáu vùng của cả nước chỉ có vùng Đông Nam Bộ là đạt tiêu chí
này (50%). Việc phát triển đô thị, ngoài việc xây dựng hạ tầng cơ sở, cũng kèm
theo việc nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống, mạng lưới an sinh
xã hội, lối sống văn hóa đô thị... đây cũng là những thách thức rất lớn trong giai
đoạn tới.

Để nâng cao chất lượng dân số, tận dụng tốt cơ hội cơ cấu dân số vàng để phát
triển kinh tế - xã hội, cần có những giải pháp tổng thể, trung và dài hạn về vấn
đề này. Trước hết, cần tập trung ưu tiên các giải pháp nhằm giảm dị tật bẩm
sinh (sàng lọc trước sinh, sau sinh; giảm tảo hôn và kết hôn cận huyết thống,
khám sức khỏe tiền hôn nhân...). Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình
độ văn hóa và đào tạo nghề kỹ thuật cao (Việt Nam có tỷ lệ nhập học cao
nhưng số năm học trung bình thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lại thấp). Nâng
cao thể lực - trí lực cho lực lượng thanh niên. Tạo lao động và việc làm (với cơ
cấu dân số vàng, tỷ lệ người trong tuổi lao động cao nhưng tỷ lệ thiếu việc làm
cao, đặc biệt cho thanh niên, chương trình tạo việc làm chưa đáp ứng đủ theo
nhu cầu xã hội và biến đổi cơ cấu dân số).

Trong gần hai thập kỷ qua, Việt Nam đã thực hiện thành công chương trình
DS-KHHGĐ, nhưng chủ yếu mới tập trung mục tiêu giảm sinh để giải quyết
vấn đề quy mô dân số. Trong giai đoạn tới, theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, phải nâng cao chất lượng dân số - phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
- tận dụng hiệu quả cơ hội cơ cấu dân số vàng.
ĐỀ: Lựa chọn và bình luận ảnh hưởng của y tế đến một trong quá trình dân số
cơ bản
4.1. Y tế tác động đến mức sinh
Những thành tựu của ngành y tế có thể làm đảo lộn quá trình sinh sản
truyền thống của loài người. Việc chữa bệnh vô sinh cho ra đời những đứa trẻ
từ ống nghiệm và hình thành dịch vụ đẻ thuê, một mặt cho thấy khả năng chủ
động của loài người trong lĩnh vực này. Mặt khác, cũng làm nảy sinh các vấn
đề đạo đức, pháp lý, xã hội. Song khối lượng công việc to lớn nhất mà ngành
dân sốthực hiện trong lĩnh vực này là mỗi năm chăm sóc cho hàng triệu bà mẹ
mang thai, hỗ trợ hàng triệu trẻ em ra đời và phục vụ ngày càng nhiều người có
nhu cầu KHHGĐ. Có thể nói, trong việc hạn chế mức sinh, y tế đóng vai trò
trựctiếp và quyết định cuối cùng. Bởi vì mọi giải pháp kinh tế - xã hội, giáo dục
tuyên truyền, hành chính - pháp luật mới chỉ có tác động đến ý thức, chỉ có y tế
mới giúp đỡ trực tiếp hoạt động hạn chế sinh đẻ. Nếu không có sự đóng góp
của y tế thì mọi giải pháp cùng lắm chỉ nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ con
người về vấn đề này.
Ngành y tế đã đóng góp trực tiếp trong việc tạo ra phương tiện, phương
pháp hạn chế sinh đẻ và tổ chức dịch vụ tránh thai, tránh đẻ. Hiện nay, các
phương pháp, phương tiện KHHGĐ khá phong phú, bao gồm các PTTT tạm
thời (dụng cụ tử cung, bao cao su...) và các phương pháp tránh thai vĩnh viễn
(đình sản nữ, đình sản nam...). Ngành y tế thế giới đang cố gắng đa dạng hoá
phương tiện và phương pháp tránh thai để có thể đa dạng hoá kênh phân phối

mở rộng sự lựa chọn, tìm kiếm phương pháp phù hợp nhất cho người sử dụng.
Ý nghĩa trực tiếp và quyết định của y tế trong việc giảm mức sinh đã được
nhiều công trình ghi nhận thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mức sinh và tỷ
lệ áp dụng các biện pháp tránh thai của dân cư. Chẳng hạn, năm 1985, căn cứ
vào số liệu của 32 nước phát triển, người ta đã ước lượng mối quan hệ giữa
CBR, TFR và CPR theo công thức:
CBR= 48,4 - 0,44CPR và TFR= 7,34 - 0 ,07CPR
Trên thực tế ở các nước thành công trong lĩnh vực KHHGĐ, công tác
tuyên truyền vận động và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các
biện pháp tránh thai được coi là một giải pháp cơ bản. Công tác chăm sóc sức
khoẻ và bảo vệ bà mẹ trẻ em được tăng cường làm giảm mức chết ở trẻ sơ sinh
cũng đã gián tiếp góp phần làm giảm mức sinh. Nhiều công trình nghiên cứu đã
chỉ rõ, một trong những nguyên nhân thúc đẩy các bà mẹ đẻ nhiều là dự phòng
khi con bị chết. Khi điều kiện y tế, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, khả năng chết
của trẻ em thấp thì các bà mẹ yên tâm không cần đẻ dự phòng nữa. Việc tăng
cường các điều kiện xã hội chăm sóc tuổi già trong đó có sự đóng góp của y tế
cũng góp phần làm giảm nhu cầu dựa vào con, do đó dẫn đến giảm sinh. Như
vậy, muốn giảm mức sinh phải phát triển hệ thống y tế nói chung và hệ thống
chuyên ngành dịch vụ KHHGĐ nói riêng.
4.2. Y tế tác động đến mức chết
Nếu sự tác động của ngành y tế tới mức sinh chỉ giới hạn đối với những người
trong độ tuổi sinh đẻ thì việc tác động làm giảm mức chết liên quan đến
mọi người, mọi lứa tuổi. Ngày nay trẻ em đã được tiêm phòng các bệnh như:
sởi, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván. Nhờ vậy mức chết đã giảm nhiều, đặc biệt
đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Đối với người lớn, y tế đã chữa được nhiều bệnh gây
tử vong cao trong quá khứ như lao, sốt rét, uốn ván... Từ đó hạ thấp mức chết,
nâng cao tuổi thọ trung bình của dân số.
Tác động của y tế đến mức chết đặc biệt thấy rõ ở các nước đang phát
triển nhờ sử dụng rộng rãi y tế dự phòng, không đắt tiền nhưng hiệu quả đạt rất
cao. Do tỷ suất chết thô giảm mạnh mẽ sau đại chiến thế giới II, đến mức nhiều
học giả cho rằng đây là thành tựu riêng của y tế. Theo họ có thể làm giảm mức
chết mà không cần chờ tiến bộ của kinh tế, chỉ cần Nhà nước lưu tâm cấp kinh
phí thích đáng cho ngành y tế. Ý kiến trên đây chưa thật chính xác, nhưng rõ
ràng là y tế góp phần rất quan trọng đảm bảo cho quá trình tái sản xuất dân số
diễn ra hiệu quả và hợp lý.
4.3. Tác động của y tế đối với di dân
Ngoài việc tác động rõ rang tới mức sinh và mức chết, y tế còn tác động
không nhỏ đến quá trình di, biến động dân số. Trong nền kinh tế thị trường,
làm tang sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền; giữa thành thị
và nông thôn ngày càng lớn, trong đó có sự đầu tư và trình độ y tế. Điều đó đã
góp phần làm tang di dân tự do từ nông thôn đến thành thị, từ nông thôn đến
nông thôn đề hi vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn với điều kiện chăm sóc sức
khỏe tốt hơn.
Để bảo vệ biên cương của Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ
trương để người dân định cư lâu dài ở vùng biên giới, hải đảo… Muốn để
người dân an tâm định cư lâu dài cần phải đảm bảo chăm sóc y tế cho đồng bào
và quyền lợi được học hành cho con em họ.
Rõ ràng, các đặc điểm về dân có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của
hệ thống y tế. Và ngược lại, y tế cũng có những tác động nhất định đến các đặc
điểm của dân số. Như đã trình bày ở trên, y tế có vai trò quan trọng trong quá
trình sinh đẻ của một con người, đặc biệt là trong việc hạn chế mức sinh. Bên
cạnh đó những tiến bộ của y học cũng đã đẩy lùi nhiều bệnh dịch hiểm nghèo,
giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, từ đó đã làm cho tỉ suất sinh thô giảm, giúp
nâng cao tuổi thọ bình quân đầu người.. Ngoài ra, sự đầy đủ hay thiếu hụt cũng
như chất lượng cao hay thấp của hệ thống dịch vụ y tế cũng là nhân tố tạo nên
lực hút hoặc lực đẩy đối với quá trình di dân.
Tóm lại, giữa dân số và y tế có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại. Y tế
chỉ thực sự phát triển khi tốc độ gia tăng dân số chậm hơn và phù hợp với tốc
độ phát triển của ngành y tế; hệ thống y tế phát triển sẽ góp phần làm tăng chất
lượng dân số và ngược lại.
5. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và y tế
5.1. Lồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển y tế
Cơ cấu dân số Việt Nam biến đổi mạnh: Tỷ lệ trẻ em giảm, tỷ lệ người cao
tuổi tăng nhanh. Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi đã cao hơn tỷ lệ dân số các
nhóm
tuổi (0-4); (5-9) và (10-14). Nếu năm 1979, tỷ lệ nhóm dân số (0-4) tuổi là
14,62%, còn tỷ lệ nhóm người cao tuổi là 6,9% thì đến năm 2009, các tỷ lệ này,
tương ứng là 8,48 và 9%. Điều này cho thấy, xu hướng phát triển nhi khoa và
lão khoa cần khác nhau. Mặt khác, nếu trước đây tỷ lệ các cặp vợ chồng
KHHGĐ thấp, mức sinh cao, thì ngày nay ngược lại, tỷ lệ các cặp vợ chồng
KHHGĐ cao, mức sinh thấp. Tuy nhiên, mức sinh, tình trạng KHHGĐ không
đồng đều giữa các vùng. Khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
và Đồng bằng sông Hồng có mức sinh thấp, các vùng còn lại mức sinh khá
cao…Rõ ràng các nhóm dân số, khối lượng các dịch vụ dân số đã thay đổi và
khác nhau theo vùng. Những thay đổi này cần được tính đến trong kế hoạch
phát triển ngành y tế để đảm bảo cân đối cung cầu.
5.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ
Nhu cầu KHHGĐ ở nước ta khá lớn. Năm 2002, tỷ lệ cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh đẻ áp dụng BPTT đã lên đến 76,9%. Từ đó, tỷ lệ này được duy trì
và năm 2010, đã tăng lên 77,7% tương ứng với trên 12,5 triệu cặp vợ chồng áp
dụng BPTT. Như vậy, về số lượng cung cấp BPTT đã đủ đạt mức sinh thay thế.
Do đó, hiện nay cần tập trung nâng cao chất lượng loại dịch vụ này, thông qua:
(1)Đảm bảo lựa chọn rộng rãi các BPTT, (2)Cung cấp đầy đủ thông tin và
hướng dẫn cho khách hàng một cách khách quan, khoa học, (3)Đảm bảo kỹ
thuật và cung cấp phương tiện tránh thai thuận tiện, an toàn, hiệu quả, (4)Đảm
bảo sự tin cậy của khách hàng đối với người cung cấp dịch vụ, (5)Cơ chế theo
dõi động viên khuyến khích khách hàng tiếp tục sử dụng BPTT, (6)Đáp ứng
kịp thời và thuận tiện nhu cầu của khách hàng thông qua hệ thống dịch vụ hỗ
trợ thích ứng.
5.3. Đẩy mạnh tư vấn hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sau sinh
nhằm nâng cao chất lượng dân số
Để nâng cao chất lượng giống nòi góp phần quan trọng nâng cao chất lượng
dân số cần kiểm soát chất lượng dân số ngay từ khi các cặp nam nữ chuẩn bị
kết hôn. Đó là tư vấn về đời sống vợ chồng, mang thai, sinh con và nuôi, dạy
con…Mở rộng dịch vụ sàng lọc trước sinh và sau sinh nhằm phòng, tránh, chữa
bệnh tật bẩm sinh. Đây là nội dung lớn của Chiến lược Dân số và Chăm sóc
sức khỏe sinh sản Việt Nam, giai đoạn 2011-2020.
6. Các chỉ tiêu đánh giá về y tế và sức khỏe
Trình độ phát triển của hệ thống y tế có thể được đánh giá thông qua một
số các tiêu chí sau:
- Số cán bộ ý tế / 1 vạn dân: bao gồm bác sĩ/1 vạn dân; số y tá, y sĩ/1
vạn dân.
- Số giường bệnh /1 vạn dân.
- Chỉ tiêu cho y tế (%GDP).
- Tuổi thọ trung bình của người dân.
Ngoài ra, còn có rất nhiều hỉ tiêu khác trong tổng số 28 chỉ tiêu y tế của
nước ta, chú ý đến là tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, chỉ tiêu này phản ánh trung
thực chất lượng dịch vụ y tế, chế độ dinh dưỡng… cho bà mẹ và trẻ em.
Trong đó số cán bộ y tế/1 vạn dân và số giường bệnh/1 vạn dân phải đầy
đủ mới đảm bảo được chất lượng khám chữa bệnh.
Chỉ tiêu cho y tế cao thể hiện quan tâm đầu tư ngân sách nhà nước lớn,
dân cư có cơ hội được chăm sóc, khám chữa bệnh đầy đủ; ngược lại, chi tiêu
cho y tế thấp thì người dân ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khám chữa
bệnh hơn.
ĐỀ:
- Một số giải pháp khắc phục tình trạng bất bình đẳng về giáo dục ở Việt Nam
hiện nay Nhìn chung, công bằng trong tiếp cận giáo dục là một trong những
quyền cơ bản của con người. Với mỗi cá nhân, chất lượng giáo dục tốt không
chỉ cải thiện năng lực tạo ra thu nhập mà còn góp phần nâng cao chất lượng
sống của họ. Bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục là yếu tố cơ bản và quan
trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như đối với sự phát triển
chung của xã hội. Để thu hẹp hơn nữa khoảng cách và sự khác biệt trong giáo
dục, cần có thời gian, cần sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ và các tổ chức
chính trị xã hội. Theo chúng tôi, để hạn chế, khắc phục bất bình đẳng về giáo
dục, cần tập trung vào một số giải pháp sau: Một là, các cấp có thẩm quyền cần
tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống
vật chất cho các thành viên trong xã hội. Dựa trên sự phân tích của các nghiên
cứu, tình trạng bất bình đẳng về giáo dục bắt nguồn từ đời sống vật chất của
các gia đình. Nghèo đói là nguyên nhân của nạn thất học ở trẻ em, đặc biệt là ở
các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Việc xem xét
các chính sách phát triển nhằm giảm thiểu những chênh lệch, bất bình đẳng
giữa khu vực nông thôn và thành thị. Muốn phát triển giáo dục, cần ưu tiên
phát triển KT-XH, đặc biệt với người dân sống ở vùng sâu, vùng xa. Chính phủ
Việt Nam đã có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực trong việc nỗ lực
xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn
như: Chương trình 135/1998/QĐTTg); Chương trình 134/2004/QĐ-TTg; Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP… Nhưng kết quả kiểm toán các chương trình trên
cho thấy, nhiều nơi tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt có nơi 70% (báo
cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2016); một số Bộ, ngành
ban hành chưa kịp thời hoặc chưa đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện các
chính sách, nhiều địa phương không có văn bản hướng dẫn thực hiện các chính
sách Trung ương để các huyện nghèo tổ chức thực hiện [12]. Vì vậy, các cấp có
thẩm quyền cần nghiên cứu ban hành đầy đủ, kịp thời, đồng bộ hệ thống chính
sách, văn bản quy định; hướng dẫn thực hiện đối với từng dự án, chương trình
hỗ trợ giảm nghèo theo lĩnh vực KT-XH, đặc điểm vùng miền; tập trung rà
soát, xác định mục tiêu xóa đói giảm nghèo gắn với tiêu chí nông thôn mới; sắp
xếp các mục tiêu, nhiệm vụ, thứ tự ưu tiên phù hợp với điều kiện phát triển KT-
XH của địa phương và khả năng nguồn lực đầu tư để có cơ sở điều chỉnh, phê
duyệt lại các đề án, kế hoạch nhiệm vụ của chương trình dự án giảm nghèo,
tăng cường công tác tuyên truyền (thường xuyên, sâu rộng) về chính sách giảm
nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước. Đây được coi là một
trong những giải pháp đảm bảo phát triển bền vững của mỗi quốc gia và là tiền
đề, điều kiện thực hiện việc xóa bỏ bất bình đẳng về giáo dục cho người dân.
Hai là, các cấp có thẩm quyền cần tiếp tục đầu tư nguồn lực cho giáo dục nhằm
nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục đối với người dân các vùng dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa. Mặc dù chính phủ đã có những chính sách đầu tư cho
giáo dục nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn thông qua những
việc làm, những kế hoạch thiết thực như xây dựng thêm trường học, cơ sở vật
chất, nguồn nhân lực giáo dục, cung cấp tài liệu học tập; ưu đãi, trợ cấp, miễn
giảm học phí đối với các đối tượng, các nhóm xã hội dễ tổn thương như: trẻ em
khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa… nhưng, hệ thống an sinh xã
hội ở nước ta hiện còn có nhiều bất cập: Mức độ bao phủ, mức trợ cấp còn thấp
và chưa được điều chỉnh kịp thời, nhất là khi giá cả biến động; nỗ lực tạo việc
làm và đảm bảo việc làm đầy đủ cho nhóm lao động đặc thù như thanh niên và
lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn là thách thức lớn; diện bao phủ của
nhiều chính sách an sinh xã hội còn chưa đủ lớn, một bộ phận người dân, nhất
là đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản, trong đó có giáo dục. Ba là, cần thay đổi suy nghĩ, thái độ của
người dân bao gồm: cha mẹ, người lớn tuổi, người có uy tín trong cộng đồng
về những hậu quả và rủi ro của việc thất học; cần đẩy mạnh tuyên truyền về tác
dụng to lớn của việc giáo dục, đồng thời, vận động nhân dân, đặc biệt là đồng
bào dân tộc thiểu số xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Ởnhiều cộng đồng, việc thất
học bắt nguồn từ truyền thống lạc hậu: bất bình đẳng về giới (trọng nam, khinh
nữ); cổ súy cho việc tảo hôn; quan niệm lệch lạc về tôn giáo. Đặc biệt, cần phải
đẩy lùi tập quán tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Việc những đứa trẻ
thất học sớm, không được hưởng giáo dục, phải lấy chồng và sinh con sớm khi
chưa đủ những kĩ năng, chưa độc lập về cuộc sống là nguyên nhân dẫn đến
nghèo đói của bản thân chúng và cũng là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, thất
học trong gia đình, bao gồm các thế hệ con cái sau này. Bốn là, một mặt, cần
nâng cao tính chủ thể cho phụ nữ và trẻ em để họ không phải là nạn nhân của
bất bình đẳng giới trong giáo dục, mặt khác, cần có những hoạt động cụ thể
hướng tới đối tượng nam giới - bao gồm những người chồng, người cha, người
anh trong gia đình cần được tuyên truyền để hiểu biết hậu quả của tảo hôn và
những lợi ích lâu dài mà các cơ hội giáo dục có thể đem lại cho trẻ em cũng
như gia đình, cộng đồng. Những người cha, người mẹ trong gia đình cần hiểu
rằng việc cho con cái dừng học sớm sẽ có nguy cơ đẩy các em và gia đình họ
vào nghèo khổ và thất học nên việc đầu tư cho giáo dục có tác dụng tích cực
nhất cho việc xóa đói giảm nghèo cho mỗi gia đình và tạo sự phát triển bền
vững cho cộng đồng quốc gia
ĐỀ:

Dân số Việt Nam – “Già trước khi giàu”

  Tốc độ già hoá dân số ở nước ta đang tăng nhanh trong khi thu nhập bình
quân đầu người mới chỉ ở mức trung bình thấp. Điều này cũng đồng nghĩa với
nguy cơ nước ta phải đối mặt với tình trạng “già trước khi giàu” bởi tốc độ già
hoá dân số tăng cao trong khi thu nhập bình quân đầu người mới chỉ ở mức
trung bình thấp.  

Đây là thông tin được đưa ra trong hội thảo quốc gia về “Già hoá dân số và
định hướng xây dựng chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi tại
Việt Nam” diễn ra vào ngày 20/9 tại Hà Nội.

“Già hóa” nhanh


Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, dân số Việt Nam
đang già hóa một cách nhanh chóng và chẳng bao lâu Việt Nam sẽ bước vào
thời kỳ già hóa dân số do tuổi thọ tăng trong khi tỷ lệ sinh giảm.

Theo TS. Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, thời
điểm này, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn "già hóa dân số". Ông
cũng dự báo, trong tương lai, tốc độ già hóa sẽ không phải 0,4% nữa mà sẽ là
0,5% - 0,6% và đến năm 2025, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số "già". Số
lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. Năm
1999, số cụ trên 100 tuổi là 3.000 cụ thì năm 2009 là 7.200 cụ. Việt Nam bước
vào giai đoạn già hoá dân số đồng thời với thời kỳ dân số vàng. Dự đoán, giai
đoạn già hoá dân số ở Việt Nam chỉ diễn ra khoảng 17 - 20 năm, nhanh hơn so
với nhiều quốc gia khác trong khu vực và thế giới. Chẳng hạn như Thụy Điển
là 85 năm, Nhật Bản 26 năm, Thái Lan 22 năm, và Việt Nam chỉ còn 20 năm.

Cùng với đó, thống kê của Tổng cục DS-KHHGĐ cũng cho thấy, đời sống vật
chất của người cao tuổi nước ta còn rất nhiều khó khăn. Có tới 70% người cao
tuổi không có tích lũy vật chất để an hưởng tuổi già; 60% người cao tuổi trong
hoàn cảnh khó khăn; 37% ở mức trung bình và chỉ có 1% các cụ có cuộc sống
dư giả. Không chỉ có thế, về mặt tinh thần các cụ cũng gặp nhiều trắc trở (13%)
và chỉ có 20% các cụ cảm thấy thoải mái.

Bên cạnh đó, phần lớn người cao tuổi hiện vẫn sống ở nông thôn, là nông dân
và làm nông nghiệp nên cuộc sống vẫn gặp nhiều khó khăn. Hơn 70% người
cao tuổi vẫn làm việc kiếm sống cùng với sự hỗ trợ của con cháu và gia đình.
Chỉ khoảng 1/5 người cao tuổi sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội.

Bà Lê Tuyết Nhung, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội), cho biết, riêng với nhóm người cao tuổi có hoàn cảnh khó
khăn, hiện có khoảng 900 nghìn người được hưởng trợ cấp xã hội chủ yếu là
những người yếu thế, nghèo, cô đơn không nơi nương tựa...

Không chỉ gặp khó khăn về mặt kinh tế, người cao tuổi Việt Nam cũng phải đối
mặt với vấn đề “già nhưng không khoẻ”. Tuổi thọ trung bình của người Việt
Nam là 73 tuổi nhưng họ cũng phải chịu sức ép cao của bệnh tật. Khoảng 95%
người cao tuổi phải chịu gánh nặng bệnh tật kép, chủ yếu là các bệnh mãn tính
không lây truyền như ung thư, đái tháo đường, tim mạch...

 
TS. Dương Quốc Trọng cho rằng, tăng tuổi thọ là một trong những thành tựu
lớn nhất của nước ta nhưng hệ thống an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe hiện tại
chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi. Điều này cũng sẽ là một thách
thức đòi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị những chiến lược và chính sách đáp ứng
phù hợp với vấn đề già hoá dân số diễn ra nhanh trong thời kỳ tới.

Già hóa dân số là xu hướng tất yếu khi kinh tế, xã hội mỗi quốc gia ngày một
phát triển, đời sống vật chất của người dân được nâng cao. Khuynh hướng nhân
khẩu học này cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc
cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,
theo UNFPA, già hóa dân số nhanh chóng cũng sẽ tạo ra những thách thức to
lớn đối với Việt Nam.

Thách thức

Cùng với xu hướng này, thế giới đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức
do cơ cấu dân số đất nước ngày càng già hơn. Nhiều nước trong khu vực như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia... đã phải tìm kiếm các biện pháp
để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này. Còn tại Việt Nam, vấn
đề già hóa dân số mới chỉ thực sự được quan tâm trong một vài năm trở lại đây.

Theo TS Giang Thanh Long, Phó Viện trưởng Viện Chính sách công và quản
lý, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trong khi đa phần các nước trên thế giới,
thời gian chuyển sang cơ cấu dân số già sau khi nền kinh tế đã phát triển, thì ở
Việt Nam, cơ cấu dân số già đến sớm, khi kinh tế đất nước mới đang trong thời
kỳ thoát nghèo. Do đó, các chế độ chính sách đảm bảo cho người cao tuổi được
sống vui, sống khỏe, sống có ích, được chăm sóc chu đáo là một bài toán khó
khăn.

Hiện tại, người cao tuổi nước ta vẫn sống nương tựa vào con cháu. Tuy nhiên,
tỉ lệ này đang giảm do cách sống đã thay đổi nhanh chóng từ gia đình nhiều thế
hệ sang gia đình hạt nhân. Ngày càng có nhiều người già sống cô đơn, nhiều
cặp vợ chồng cao tuổi hơn và nhiều gia đình khuyết thế hệ hơn. Tuổi thọ trung
bình của người dân cao nhưng số năm khỏe mạnh thấp cũng đang khiến người
cao tuổi đang phải chịu gánh nặng về bệnh tật. Trong khi đó, chi phí chăm sóc
y tế cho 1 người cao tuổi gấp 8 lần cho một đứa trẻ.
 

Thách thức lớn nhất là hệ thống y tế chỉ có duy nhất Viện Lão khoa quốc gia và
một vài tỉnh, thành phố có khoa Lão khoa. Già hóa dân số cũng khiến thời gian
người cao tuổi sống sau nghỉ hưu tăng lên, làm gia tăng áp lực lên hệ thống y tế
và hệ thống trợ cấp lương hưu.

Theo ThS. Lê Tuyết Nhung, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-
TB&XH): Mức độ bao phủ của các chính sách trợ giúp xã hội chưa bao quát
được hết các nhóm người cao tuổi gặp khó khăn, những người cao tuổi sống
dưới mức chuẩn nghèo. Trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng xã hội sống tại
cộng đồng chỉ bằng 21% so với tiền lương tối thiểu; so với chuẩn nghèo nông
thôn mới cũng chỉ bằng 45%. Nhiều người cao tuổi hưởng trợ cấp lại là những
người sống trong các gia đình nghèo, trong đó 15% khó có thể đảm bảo cuộc
sống ở mức tối thiểu.

Hiện nay, trợ cấp hưu trí và trợ cấp xã hội hàng tháng được coi là nguồn thu
nhập chính của người cao tuổi nhưng mức độ bao phủ của các chương trình này
còn thấp. Trong tương lai của xã hội dân số già, cơ cấu nghề nghiệp sẽ thay
đổi, gánh nặng kinh tế cho người lao động trẻ cũng cao hơn... Tất cả những khó
khăn đó sẽ là một thách thức to lớn nếu chúng ta không có một chính sách,
chiến lược thích ứng.

You might also like