You are on page 1of 1

Trận Bạch Đằng 

(Hán tự: 白藤江之戰) năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Tĩnh Hải quân (vào
thời đó, Việt Nam chưa có quốc hiệu chính thức) do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam
Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, người Việt giành thắng lợi nhờ kế sách cắm cọc nhọn dưới lòng
sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.[1] Trước sự chiến đấu dũng mãnh của người Việt, quá nửa quân
Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây
là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000
năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc Việt[1].

Bối cảnh[sửa  |  sửa mã nguồn]


Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán – một trong 10 nước thời Ngũ đại Thập
quốc nằm liền kề với Tĩnh Hải quân – giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự
xưng là Tiết độ sứ.[3]
Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và là một
tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản
chủ.[3]Kiều Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu
Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.[4] Lưu Nghiễm cho rằng
Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh Hải quân không còn tướng giỏi, bèn phong cho con trai thứ 9
là Lưu Hoằng Tháo làm "Bình Hải tướng quân" và "Giao Chỉ vương", thống lĩnh thủy quân.[4]

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:
- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền
cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên. Trước
đó, khi nghe tin quân Nam HÁn sẽ tràn vào bằng đường biển, Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt
sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, bãi cọc lộ ra Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam
Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã
hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Nguyên nhân thắng lợi :


+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền
lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.

+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc,
biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ
chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.

Ý nghĩa:

- Đây là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến phương
Bắc
- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc ta chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì mới,
độc lập lâu dài cho đất nước
- Tạo niềm tin, tự hào dân tộc sâu sắc

You might also like