You are on page 1of 7

Vấn đề thế giới

1. Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng cần được
giải quyết. Nhiệt độ toàn cầu đang tăng và ước tính sẽ tăng từ 2,6 độ C lên 4,8 độ C
vào năm 2100. vấn đề này sẽ dẫn đến thời tiết khắc nghiệt hơn, khủng hoảng với
thực phẩm và tài nguyên, đồng thời làm tăng khả năng lây lan của bệnh tật.

2. Ô nhiễm môi trường


Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu khó giải
quyết và khắc phục nhất, vì thuật ngữ ô nhiễm này bao gồm cả lượng rác nhựa thải
ra đại dương, thuốc trừ sâu và phân bón, ô nhiễm không khí, ánh sáng và tiếng ồn,
ô nhiễm nguồn nước gọi chung là ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Nước sạch rất cần thiết cho con người và động
vật, nhưng hơn một tỷ người không được tiếp cận với nước sạch do ô nhiễm từ các
chất độc hại, nước thải hoặc chất thải công nghiệp. Điều quan trọng nhất là mọi
người trên khắp thế giới bắt đầu làm việc để giảm thiểu các loại ô nhiễm khác
nhau, nhằm cải thiện sức khỏe của trái đất và con người.

Trẻ em không được đi học 

Là một trong các vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay – hơn 72 triệu trẻ em trên
toàn cầu đang trong độ tuổi được học tiểu học nhưng không được ghi danh vào bất
kì trường nào. May mắn thay, có nhiều tổ chức hiện nay đang cố gắng giải quyết
các vấn đề giáo dục tại các nước nghèo cũng như cung cấp các công cụ và nguồn
lực thích hợp để hỗ trợ các trường học.
Thất nghiệp
Nếu không có kiến thức giáo dục và kỹ năng cần thiết cho việc làm, nhiều người,
đặc biệt là những người từ 15 đến 24 tuổi, sẽ không thể tìm được việc làm và tạo ra
một cuộc sống thích hợp cho bản thân và gia đình. Điều này sẽ dẫn đến việc thiếu
các nguồn cung cấp cần thiết, như lương thực, quần áo, phương tiện đi lại và điều
kiện sống phù hợp. Tuy nhiên, cũng có những tổ chức trên khắp thế giới dạy mọi
người các kỹ năng cần thiết cho công việc và phỏng vấn, giúp nâng đỡ mọi người
khỏi vòng nghèo khó.

Suy dinh dưỡng và nghèo đói

Hiện tại có 795 triệu người không đủ ăn. Để chấm dứt hoàn toàn nạn đói trên thế
giới, chúng ta cần phải xóa nghèo. Với việc chống lại nghèo đói thông qua đào tạo
phù hợp cho việc làm, giáo dục và dạy kỹ năng nấu ăn và làm vườn, những người
đang gặp khó khăn sẽ có nhiều việc làm hơn, kiếm đủ tiền để mua thức ăn và thậm
chí học cách tự tạo ra thức ăn để tiết kiệm tiền.

Khủng bố

Khủng bố là một vấn đề trên toàn thế giới gây ra sự sợ hãi và bất an, bạo lực và cái
chết. Trên toàn cầu, những kẻ khủng bố tấn công người dân vô tội, thường không
có cảnh báo trước. Điều này khiến dân thường cảm thấy không phòng bị trong
cuộc sống hàng ngày, điều này làm cho an ninh quốc gia trở thành ưu tiên cao hơn
là chìa khóa trong việc chống khủng bố, cũng như thúc đẩy công lý trong các hành
vi sai trái, đồng thời cần đưa ra các hình phạt nghiêm trọng cho tội phạm khủng bố.

Vấn đề trong nước

Từ mô ̣t nước nghèo, Viê ̣t Nam trở thành mô ̣t nước có thu nhập trung bình với nền
kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng vào hệ thống kinh tế
toàn cầu1. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều thành tựu nổi bâ ̣t, trong tiến trình phát triển
của Viê ̣t Nam gần 35 năm vừa qua, nhiều vấn đề xã hô ̣i cơ bản cũng nẩy sinh, biến
đổi, và gia tăng mức đô ̣ tác đô ̣ng tiêu cực.
 Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và cải thiê ̣n thu nhâ ̣p, mức sống của người dân
như thế, sự phân hóa xã hô ̣i đã diễn ra mạnh mẽ. Biểu hiê ̣n cụ thể của sự phân hóa
xã hô ̣i là phân tầng xã hô ̣i trên nhiều phương diê ̣n khác nhau như: phân tầng xã hô ̣i
về thu nhâ ̣p, phân tầng xã hô ̣i về chi tiêu, phân tầng xã hô ̣i về tài sản và nhà ở. Hê ̣
quả của phân tầng xã hô ̣i là phân cực giàu nghèo, bất bình đẳng xã hô ̣i. Cùng với
đó, những vấn đề xã hô ̣i khác phát sinh liên quan đến an sinh xã hội như các vấn đề
liên quan đến lao đô ̣ng viê ̣c làm, bảo hiểm xã hô ̣i, bảo trợ xã hô ̣i.

Vấn đề việc làm.

- Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt
đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào
nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, heo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 9
năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu
cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn
việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.
- Nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được khai thác gây lãng phí tài
nguyên. Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết
sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc
sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội. Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn
Quốc,..do thiếu lao động mà phải nhập khẩu lao động Việt Nam dưới hình
thức xuất khẩu lao động. Còn ở nước ta, nguồn lao động dồi dào nếu không
biết tận dụng sẽ gây lãng phí rất lớn.

Vấn đề môi trường.

- Thiên nhiên nước ta ngoài bị ảnh hưởng tác động của chiến tranh trước đây,
hiện nay còn bị phá hoại bởi hoạt động vô ý thức, thái độ tủy tiện vô trách
nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái  gia tăng đang là vấn đề nan giải
hiện nay. Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại
của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào
môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho
người dân.
- Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí thải
CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép
từ 1,5 đến 2,5 lần. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề nan giải đối với
các khu dân cư.
- Bên cạnh đó, vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… chính
thức và tự do cũng đã và đang làm hủy hoại môi trường sinh thái. Việc sử
dụng mìn khai thác ở nhiều lĩnh vực đang làm phá hoại sự cân bằng về hệ
sinh thái môi trường.
Đói nghèo
Trong tất cả các mục tiêu thiên niên kỉ ( MDG) Việt Nam đạt được những
thành tựu đặc biệt trong mục tiêu 1, giảm nghèo. Việt Nam đã giảm được
75% tỉ lệ nghèo, từ 58,1% năm 1990 xuống còn 14,5% năm 2008. Tỉ lệ thiếu
đói giảm 2/3, từ 24,9% năm 1993 xuống còn 6,9 năm 2008. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD, Việt Nam trở thành nước có thu
nhập thấp, tuy nhiên vẫn được đánh giá là một nước nghèo. Theo kết quả
của Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trong cả nước theo chuẩn nghèo
giai đoạn 2011-2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố ngày
30/5/2011, cả nước có 3.055.566 hộ nghèo và 1.612.381 hộ cận nghèo.
Tỷ lệ nghèo cao ở những nơi có địa hình đồi núi hiểm trở, đất đai kém màu
mỡ và cách xa thành phố nà ngược lại những vùng miền có điều kiện tự
nhiên, kinh tế và xã hội thuận lợi tỷ lệ nghèo thấp hơn. Ở Việt Nam, những
người nghèo 7 nhất sống tại các vùng núi, nơi các xã nghèo chiếm tỉ lệ lớn
trên toàn quốc. Trong khi đó, một số lượng lớn người nghèo lại sống bên
cạnh những người khá giả tại hai vùng đồng bằng và ven biển.

You might also like