You are on page 1of 7

Chương 1.

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC
PHÒNG VÀ AN NINH
1.1. Mục đích, yêu cầu
- Nắm vững đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học GDQP&AN, góp
phần bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học GDQP&AN,
tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngay khi
đang học tập, rèn luyện trong nhà trường và ở mỗi vị trí công tác tiếp theo.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm: Đường lối quốc QP&AN của Đảng
cộng sản Việt Nam; công tác quốc GDQP&AN; quân sự chung; kỹ thuật chiến đấu bộ binh
và chiến thuật.
1.2.1. Nghiên cứu về đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng cộng sản Việt Nam
Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lí luận của Đảng về đường lối quân
sự, bao gồm: Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến
tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa; Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội
với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại; Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ
thuật quân sự Việt Nam; Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong
tình hình mới; Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên
quốc phòng; Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Những vấn đề cơ bản
về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Học thuyết MLN, TTHCM về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc mang tính
cách mạng và khoa học sâu sắc. Đó là cơ sở lí luận để chúng ta nghiên các nội dung đường
lối quốc phòng và an ninh của Đảng góp phần hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm
chất đạo đức cách mạng và lí tưởng cho sinh viên.
1.2.2. Nghiên cứu về công tác quốc phòng và an ninh
Nghiên cứu vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng, an ninh của
Đảng hiện nay, bao gồm: Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu
tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam;
Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự,
nhân phẩm của người khác; An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không
gian mạng; An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt
Nam.
Nhà nước quy định nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự, an ninh cho các bộ, ngành, cơ
quan Trung ương, địa phương và đơn vị cơ sở. Do vậy, nghiên cứu về công tác QP&AN
thực chất là nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ
quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và an ninh chính trị. Mọi công dân đều có trách nhiệm
quán triệt và tham gia công tác quốc phòng, luyện tập quân sự, giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự
an toàn xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phòng, chống
có hiệu quả chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với
cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác QP&AN để xây dựng lòng tin
chiến thắng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam.
1.2.3. Nghiên cứu về các nội dung quân sự chung
Nghiên cứu các nội dung cơ bản về các Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày,
trong tuần; Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại; Hiểu biết
chung về các quân, binh chủng trong quân đội; Điều lệnh đội ngũ từng người có súng; Điều
lệnh đội ngũ đơn vị; Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự; Phòng tránh địch tiến công
hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao; Ba môn quân sự phối hợp.
1.2.4. Nghiên cứu về kĩ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật
Nghiên cứu các kiến thức, kĩ năng chiến thuật, kĩ thuật quân sự cần thiết như: Kỹ
thuật bắn súng tiểu liên AK; Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường
dùng. Ném lựu đạn bài 1; Từng người trong chiến đấu tiến công; Từng người trong chiến
đấu phòng ngự; Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới)
Kiến thức về quân sự trong môn học là những kiến thức phổ thông, sinh viên cần quan tâm
nghiên cứu đặc điểm, nguyên lí, tác dụng…hiểu rõ bản chất các nội dung kĩ thuật, chiến
thuật bộ binh; về khả năng sát thương, với các phương pháp phòng tránh đơn giản, hiệu quả.
Trên cơ sở đó nghiên cứu thực hành các bài tập sát với thực tế, thành thạo các thao tác kĩ
thuật, chiến thuật trong chiến đấu. Đồng thời có thể ứng dụng các kĩ thuật này khi tham gia
dân quân, tự vệ theo quy định của pháp luật.
1.3. Phương pháp luâ ̣n và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu môn học GDQP&AN đòi hỏi phải nắm vững phương pháp luận và các
phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đối tượng, phạm vi và tính chất đa dạng của nội
dung môn học này.
1.3.1. Phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu GDQP&AN là học thuyết MLN,
TTHCM. Trong đó những quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc là cơ sở phương pháp luận trực tiếp để
nghiên cứu đường lối QP&AN của Đảng ta.
Vận dụng học thuyết MLN, TTHCM làm cơ sở phương pháp luận, đòi hỏi mỗi sinh viên
phải nắm vững và vận dụng đúng đắn một số quan điểm sau đây:
- Quan điểm hệ thống: đặt ra yêu cầu nghiên cứu, phát triển các nội dung của GDQP&AN một
cách toàn diện, tổng thể, trong mối quan hệ phát triển giữa các bộ phận, các vấn đề của môn
học, giữa môn học giáo dục quốc phòng và an ninh và môn học khác.
- Quan điểm lịch sử, logic: Trong nghiên cứu GDQP&AN đòi hỏi phải nhìn thấy sự phát
triển của đối tượng, vấn đề nghiên cứu theo thời gian, không gian với những điều kiện lịch
sử, cụ thể để từ đó giúp ta phát hiện, khái quát, nhận thức đúng những quy luật, nguyên tắc
của hoạt đô ̣ng QP&AN h trong sự phát triển của đất nước.
- Quan điểm thực tiễn: Chỉ ra phương hướng cho việc nghiên cứu giáo dục quốc
phòng và an ninh là phải bám sát thực tiễn xây dựng quân đội và an ninh nhân dân, xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Với tư cách là bộ môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học quân sự, phạm vi
nghiên cứu của GDQP&AN rất rộng, nội dung nghiên cứu đa dạng, được cấu trúc theo hệ
thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp luôn có sự kế thừa và phát triển. Vì vậy
GDQP&AN được tiếp cận nghiên cứu với nhiều cách thức, phù hợp với tính chất của từng
nội dung và vấn đề nghiên cứu cụ thể.
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Trước hết cần chú ý sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như phân tích,
tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, mô hình hóa, giả thuyết…nhằm thu thập thông tin khoa
học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu về quốc phòng, an ninh để rút ra các kết luận
khoa học cần thiết, không ngừng bổ sung, phát triển làm phong phú nội dung GDQP&AN.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Cùng với các phương pháp nghiên cứu lí thuyết, cần nghiên cứu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu thực tiễn như quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, nghiên cứu các sản phẩm
QP&AN, tổng kết kinh nghiệm, thí nghiệm, thực nghiệm, diễn tập…nhằm tác động trực tiếp
vào đối tượng trong thực tiễn, từ đó khái quát bản chất, quy luật của các hoạt động QP&AN;
bổ sung làm phong phú nội dung cũng như kiểm định tính xác thực, tính đúng đắn của các
kiến thức GDQP&AN. Trong nghiên cứu lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng QP&AN cần sử dụng
kết hợp với các phương pháp dạy học lí thuyết và thực hành nhằm bảo đảm cho người học vừa
có nhận thức sâu sắc về đường lối, nghệ thuật quân sự, nắm chắc lí thuyết kĩ thuật và chiến
thuật, vừa rèn luyện phát triển được các kĩ năng công tác quốc phòng, thuần thục các thao tác,
hành động.
- Phương pháp tạo tình huống
“Đổi mới phương pháp dạy học GDQP&AN theo hướng tăng cường vận dụng các
phương pháp dạy học tiên tiến kết hợp với sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện
đại. Trong quá trình học tập, nghiên cứu các vấn đề, các nội dung quốc phòng và an ninh cần
chú ý sử dụng các phương pháp tạo tình huống, nêu vấn đề, đối thoại, tranh luận sáng tạo,
tăng cường thực hành, thực tập sát với thực tế chiến đấu, công tác quốc phòng; tăng cường
tham quan thực tế, viết thu hoạch, tiểu luận; tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật,
thiết bị quân sự hiện đại phục vụ các nội dung học tập; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các
thành tựu công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu môn học Giáo
dục quốc phòng và an ninh”1.
1.4. Giới thiêụ về môn học giáo dục quốc phòng và an ninh
1.4.1. Đặc điểm môn học
Là môn học được luật định, thể hiện rõ đường lối giáo dục của Đảng được thể chế hóa
bằng các văn bản pháp luật của Nhà nước, nhằm giúp sinh viên thực hiện mục tiêu “hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” 2. Kế tục và phát huy những kết quả thực hiện Chương
trình huấn luyện quân sự phổ thông(1961), Giáo dục quốc phòng (1991), trong những năm
qua, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và phù hợp với quy
chế giáo dục - đào tạo trình độ đại học, năm 2000 chương trình tiếp tục được sửa đổi, bổ
sung; đến năm 2007 triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về GDQP&AN, Luật
1
Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018) Giáo trình giáo dục quốc phòng và an ninh dùng cho sinh viên các trường đại học, cao
đẳng, tập 1, Nxb Giáo dục, tr.8
2.Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2019
Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 xác định Mục tiêu GDQP&AN là giáo dục cho
công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống
dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác
thực hiện nhiệm vụ QP&AN, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Như vậy, trong
từng giai đoạn cách mạng, chương trình môn học GDQP&AN đều có những đổi mới phục
vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước và công tác quốc phòng và an ninh trong từng thời kì,
gắn kết chặt chẽ các mục tiêu của Giáo dục - Đào tạo với QP&AN.
GDQP&AN là một môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học
tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự và thuộc nhóm các môn học chung; chương trình, do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Nội
dung bao gồm kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng và an ninh; về truyền thống đấu
tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lục thù địch đối với cách mạng Việt Nam và kĩ
năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân.
GDQP&AN góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong khoa học
ngay khi sinh viên đang học tập trong nhà trường và khi ra công tác. Giảng dạy và học tập có
chất lượng môn học GDQP&AN là góp phần đào tạo cho đất nước một ngũ cán bộ khoa học
kĩ thuật, cán bộ quản lí, chuyên môn nghiệp vụ có ý thức, năng lực sẵn sàng tham gia thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Viêt Nam xã hội chủ nghĩa trên mọi cương vị công tác.
1.4.2. Chương trình.
Chương trình GDQP&AN trình độ đại học, ban hành theo Thông tư số 05/2020/TT-
BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình
được xây dựng trên cơ sở phát triển trình độ của các cấp học, bảo đảm liên thông, logic;
thống nhất GDQP&AN trình độ cao đẳng, đại học trong một chương trình, với khối lượng
kiến thức 8 tín chỉ. Mỗi học phần là những khối kiến thức tương đối độc lập, tiện cho sinh
viên tích lũy trong quá trình học tập.
Kết cấu chương trình gồm 3 phần chính:
Phần 1. Quy định chung.
Chương trình GDQP&AN dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành
GDQP&AN trình độ đại học, cao đẳng, loại hình đào tạo chính quy; nhằm trang bị cho sinh
viên kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc phòng và an ninh cần thiết nhằm
đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực
lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã
hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chương trình bao gồm 4 học phần,
thời lượng 8 tín chỉ.
Phần 2: Nội dung chương trình.
Học phần 1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng cộng sản Việt Nam: 45 tiết
(lý thuyết 37 thảo luận 8).
Học phần 2: Công tác Quốc phòng và an ninh: 30 tiết (lý thuyết 22 thảo luận 8).
Học phần 3: Quân sự chung: 30 tiết (lý thuyết 14 thực hành 16).
Học phần 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật: 60 tiết (lý thuyết 04 thực hành
56).
Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thời gian (tiết)
Số
Nội dung Tổng Lý Thảo
TT
Số tiết thuyết luận
1 Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học 2 2
Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
2 4 2 2
Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo
3 4 4
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
4 4 4
chủ nghĩa
5 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 4 4
Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc
6 4 4
phòng, an ninh và đối ngoại
Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt
7 6 4 2
Nam
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc
8 4 4
gia trong tình hình mới
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động
9 6 4 2
viên và động viên quốc phòng
10 Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 4 2 2
Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo
11 3 3
đảm trật tự an toàn xã hội
Cộng 45 37 8
Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh.
Thời gian (tiết)
Số
Nội dung Tổng Lý Thảo
TT
Số tiết thuyết luận
Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn
1 lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt 4 4
Nam
Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh
2 phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, 6 4 2
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
3 Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 4 4
Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn
4 4 4
giao thông
Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân
5 4 2 2
phẩm của người khác
An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên
6 4 2 2
không gian mạng
An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi
7 4 2 2
truyền thống ở Việt Nam
Cộng 30 22 8

Học phần III: Quân sự chung.


Thời gian 1 (tiết)
Số
Nội dung Tổng Lý Thực
TT
Số tiết thuyết hành
1 Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần 2 2
Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong
2 2 2
doanh trại
3 Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội 4 4
4 Điều lệnh đội ngũ từng người có súng 4 4
5 Điều lệnh đội ngũ đơn vị 4 4
6 Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự 4 2 2
7 Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao 4 2 2
8 Ba môn quân sự phối hợp 6 2 4
Cộng 30 14 16

Học phần IV: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật.


Thời gian (tiết)
Số TT Nội dung Tổng Lý Thực
Số tiết thuyết hành
1 Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK 24 2 22
Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn
2 8 2 6
thường dùng. Ném lựu đạn bài 1
3 Từng người trong chiến đấu tiến công 16 16
4 Từng người trong chiến đấu phòng ngự 8 8
5 Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới) 4 4
Cộng 60 4 56

Phần 3: Hướng dẫn thực hiện chương trình.


Căn cứ vào quy chế đào tạo hệ thống tín chỉ hiện hành, các nhà trường xây dựng
chương trình chi tiết môn học phù hợp với quy trình, tiến trình đào tạo và hình thức tổ chức
đào tạo theo học chế, tín chỉ hay niên chế, học phần.
Thời gian quy định trong chương trình không bao gồm thời gian kiểm tra, thi và tham quan.
Các trường bố trí thời gian kiểm tra, thi, tham quan ngoài thời gian quy định trong chương
trình, theo quy chế đào tạo hiện hành.
1.4.3. Cơ sở vật chất thiết bị dạy học
Các cơ sở giáo dục phải đảm bảo đủ thiết bị dậy học tối thiểu môn học GDQP&AN
theo quy định. Khi học thực hành các kĩ năng quân sự phải có sân tập, bãi tập, thao trường.
Giáo trình GDQP&AN do Trung tâm GDQP&AN Trường ĐHSP Hà Nội 2 ban hành là tài
liệu giảng dạy và nghiên cứu chính thức của giảng viên, sinh viên.
1.4.4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập
Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả môn học GDQP&AN theo quy chế giáo dục
đào tạo hiện hành.
Sinh viên có đủ số lần kiểm tra cho mỗi học phần theo quy định; mỗi lần kiểm tra đạt từ 5
điểm trở lên và có đủ 80% thời gian có mặt nghe giảng lí thuyết trên lớp và thực hành tại
thao trường sẽ được dự thi kết thúc học phần thứ nhất. Mỗi sinh viên phải dự thi đủ các học
phần quy định trong chương trình.
* Đối với hình thức đào tạo theo niên chế:
- Điểm tổng hợp đánh giá học phần theo thang điểm 10, bao gồm điểm kiểm tra
thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ và điểm thi kết thúc học phần. Trong đó, điểm thi kết
thúc học phần phải đạt từ 5 trở lên và làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Kết quả học tập môn GDQP&AN là điểm trung bình cộng của điểm các học phần,
làm tròn đến một chữ số thập phân.
* Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ.
- Điểm học phần là điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần sau khi
nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm đánh
giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một
chữ số thập phân.
- Kết quả học tập môn học GDQP&AN là điểm trung bình chung tổng các điểm học
phần, làm tròn đến một chữ số thập phân; không tính kết quả học tập môn học Giáo dục
quốc phòng và an ninh theo điểm chữ.
Sinh viên được cấp chứng chỉ GDQP&AN khi điểm trung bình chung môn học đạt từ 5 điểm
trở lên và tại thời điểm cấp chứng chỉ, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và an ninh là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp
cao đẳng, đại học.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN


1. Trình bày các cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu môn học
Giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Làm rõ nội dung tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục
quốc phòng và an ninh.

You might also like