You are on page 1of 5

BỘ MÔN LUẬT CĂN BẢN

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Luật Hành chính (Administrative Law )


2. Mã học phần: BLAW2511
3. Số tín chỉ: 3(36/9)
(để học được học phần này, người học phải dành ít nhất 90 giờ chuẩn bị cá nhân)
4. Điều kiện học phần:
- Học phần tiên quyết: Lý luận về nhà nước và pháp luật Mã HP: BLAW0511
- Học phần học trước: Mã HP:
- Học phần song hành: Mã HP:
- Điều kiện khác:
5. Đánh giá: - Điểm chuyên cần: 10%
- Điểm thực hành: 30%
- Điểm thi hết HP: 60%
6. Thang điểm: 10 sau đó quy đổi sang thang điểm chữ
7. Cán bộ giảng dạy học phần:
CBGD cơ hữu:
- ThS. Đinh Thị Thanh Thủy
- ThS. Đỗ Hồng Quyên
- ThS. Nguyễn Thanh Hương
- ThS. Đinh Thị Ngọc Hà
8. Mục tiêu của học phần:
- Mục tiêu chung:
Là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo chuyên ngành Luật Kinh tế.
Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoạt động quản lý
hành chính nhà nước như: Các vấn đề pháp lý liên quan đến nguyên tắc tổ chức, hoạt
động; hình thức và phương pháp tổ chức bộ máy, nhân sự trong hành chính nhà nước;
xử lý vi phạm pháp lụât và giải quyết tranh chấp trong quản lý hành chính nhà nước
nói chung và quản lý hành chính nhà nước chuyên ngành nói riêng
- Mục tiêu cụ thể:
+ Về kiến thức: Kết thúc học phần sinh viên phải nắm vững kiến thức lý luận cơ
bản và các quy định của pháp luật hành chính.
+ Về kĩ năng: Vận dụng được pháp lụât hành chính vào việc giải quyết những tình
huống cụ thể phát sinh trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước.
9. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần tập trung nghiên cứu những nội dung pháp lý cơ bản trong lĩnh vực
hành chính nhà nước gồm: Quy phạm pháp luật hành chính và Quan hệ pháp Luật
hành chính; Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước; hình thức và
phương pháp quản lý hành chính nhà nước; Thủ tục hành chính; Quyết định hành
chính; Địa vị pháp lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước; Địa vị pháp lý
hành chính của cán bộ, công chức nhà nước; Địa vị pháp lý hành chính của các tổ chức
xã hội; Địa vị pháp lý hành chính của công dân, người nước ngoài; Vi phạm hành
chính và trách nhiệm hành chính; Các biện pháp bảo đảm pháp chế trong quản lý hành
chính nhà nước..

Description of the module: The subject includes the following main issues: the
regulation and methods of regulation of administrative law; administrative legal and
administrative legal relations; basic principles of administration; forms and methods
of administration; administrative procedures; administrative decisions; legal status of
the Administrative Agencies; legal status of officials and state employees; legal status
of social organizations; legal status of citizens and foreigners; administrative
violations and administrative responsibilities; the legal safeguards in the
administration.

10. Tài liệu tham khảo:


10.1.TLTK bắt buộc:
10.1.1. Giáo trình:
[ 1 ] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt nam, Nxb.
Công an nhân dân, 2014.
10.1.2. Văn bản quy phạm pháp luật:
[1 ] Hiến pháp 2013
[2 ] Luật tổ chức Chính phủ năm 2015
[ 3] Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015
[ 4] Luật Cán bộ, công chức năm 2008
[ 5] Luật Viên chức năm 2010
[ 6] Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
[ 7] Luật Tiếp công dân năm 2013
[ 8] Luật Khiếu nại năm 2011
[ 9] Luật Tố cáo năm 2011
10.2. Tài liệu tham khảo khuyến khích
10.2.1.Tài liệu tiếng Việt:
[1] Đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính
- Nghị quyết Đại hội Đảng VI đến Đại hội Đảng X;
[2] Bình luận những điểm mới về Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy
định về xử phạt vi phạm hành chính mới nhất, Nxb. Hồng Đức, 2016.
10.2.2.Tài liệu tiếng Anh:
[1] Understanding Law For Public Administration (Charles Szypszak)
[2] Administrative Law for Public Managers (David H Rosenbloom)
10.2.3 Websites:
[1] Website: http://moj.gov.vn
[2] Website: http://www.chinhphu.vn
[3] Website: http://tcdcpl.moj.gov.vn
11. Đề cương chi tiết học phần:
Nội dung Tài liệu tham khảo
Số TLTK Trang
Chương 1- Những vấn đề lý luận cơ bản về Luật [1] 7 - 43
Hành Chính Việt Nam
1.1. Khái Niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều
chỉnh Luật Hành chính
1.1.1 Khái niệm
1.1.2. Đối tượng điều chỉnh
1.1.3. Phương pháp điều chỉnh
1.2. Các nguyên tắc cơ bản
1.2.1. Khái niệm các nguyên tắc cơ bản trong quản lý
hành chính nhà nước
1.2.2. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý
hành chính nhà nước
1.3. Hình thức quản lý hành chính nhà nước
1.3.1. Khái niệm hình thức quản lý hành chính nhà nước
1.3.2. Các hình thức quản lý hành chính nhà nước
1.4. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước
1.4.1. Khái niệm phương pháp quản lý hành chính nhà
nước
1.4.2. Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Chương 2- Thủ tục hành chính và quyết định hành [1Ư 85 - 113
chính
2.1. Thủ tục hành chính
2.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
2.1.2. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành
chính
2.1.3. Các loại thủ tục hành chính
2.1.4. Chủ thể của thủ tục hành chính
2.1.5. Các giai đoạn của thủ tục hành chính
2.1.6. Cải cách thủ tục hành chính.
2.2. Quyết định hành chính
2.2.1. Khái niệm quyết định hành chính
2.2.2. Phân loại quyết định hành chính
2.2.3. Phân biệt quyết định hành chính với các loại quyết
định pháp luật khác
2.2.4. Trình tự ban hành quyết định hành chính
2.2.5. Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành
chính.
Chương 3 – Chủ thể trong quan hệ pháp Luật Hành [1 ] 135 - 188
chính
3.1. Cơ quan hành chính nhà nước
3.1.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
3.1.2. Quy chế pháp lý hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước
3.1.3. Cải cách cơ quan hành chính nhà nước
3.2. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
3.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức
3.2.2. Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước
3.3. Tổ chức xã hội
3.3.1. Khái niệm tổ chức xã hội
3.3.2. Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội
3.4. Cá nhân
3.4.1. Khái niệm cá nhân
3.4.2. Quy chế pháp lý hành chính của cá nhân

Chương 4– Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành [1] 188- 375
chính
4.1.Vi phạm hành chính
4.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính
4.1.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
4.1.3. Phân biệt vi phạm hành chính với các loại vi phạm
pháp luật khác
4.2. Trách nhiệm hành chính
4.1.1. Khái niệm trách nhiệm hành chính
4.1.2. Phân biệt trách nhiệm hành chính với các loại trách
nhiệm pháp lý khác
4.1.3. Truy cứu trách nhiệm hành chính

12. Phân bổ thời gian:


TT Chương Số tiết Lý Thuyết Thực hành
1 Chương 1 12 10 2
2 Chương 2 10 8 2
3 Chương 3 12 10 2
4 Chương 4 11 8 3

13. Phụ lục: Danh mục đề tài thảo luận và tài liệu tham khảo:

TT Đề tài TLTK Trang Ghi chú


1 Phân biệt thủ tục hành chính và thủ [1] 85-113
tục tố tụng hành chính.

2 Phân tích nguyên tắc quản lý của [1] 7-43


chủ thể quản lý hành chính.

3 Địa vị pháp lý của các chủ thể [1] 135-188


quản lý; của các cơ quan quản lý
hành chính trong Bộ máy Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

Đề cương đã được thông qua Hội đồng khoa ngày tháng năm 2017

CHỦ TỊCH HĐ KHOA Trưởng Bộ môn

HIỆU TRƯỞNG

You might also like