You are on page 1of 26

TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN

Tính toán mỏi Trang 1/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 2
1 MỤC ĐÍCH ................................................................................................................. 3
2 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 3
3 HIỆN TƯỢNG MỎI................................................................................................... 3
3.1 Khái niệm hiện tượng mỏi .................................................................................. 3
3.2 Các giai đoạn phá hủy mỏi ................................................................................. 3
3.3 Nhận diện hư hỏng do mỏi ................................................................................. 4
3.4 Tuổi thọ mỏi ....................................................................................................... 5
4 CÁC THÔNG SỐ MỎI VÀ ĐƯỜNG CONG S-N (W¨OHLER) ........................... 5
5 PHÁ HỦY MỎI TÍCH LŨY ...................................................................................... 8
5.1 Trường hợp tổng quát ......................................................................................... 8
5.2 Trường hợp dải ứng suất tuân theo qui luật phân phối xác suất Weibull ......... 11
6 HỆ SỐ TẬP TRUNG ỨNG SUẤT .......................................................................... 14
6.1 Định nghĩa ........................................................................................................ 14
6.2 Hệ số tập trung ứng suất liên quan đến hình học mối hàn................................ 15
6.2.1 Trường hợp đường ống có nhiều chuyển tiếp chiều dày ...................... 15
6.2.2 Tập trung ứng suất liên quan đến ảnh hưởng của chiều dày ................. 17
7 TÍNH TOÁN DẢI ỨNG SUẤT ............................................................................... 17
7.1 Phương pháp tổng quát ..................................................................................... 17
7.2 Tính toán dải ứng suất tương đương ................................................................. 18
8 TÍNH TOÁN TUỔI THỌ MỎI ............................................................................... 19
8.1 Dao động có tần số và dải ứng suất không đổi ................................................. 19
8.2 Dao động với nhiều tần số và nhiều dải ứng suất ............................................. 20
9 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỎI ................................................................................... 22
9.1 Tuổi thọ mỏi thiết kế......................................................................................... 22
9.2 Phá hủy mỏi tích lũy ......................................................................................... 22
9.3 Mối quan hệ giữa tuổi thọ mỏi, tuổi thọ thiết kế và phá hủy mỏi tích lũy ....... 23
10 ĐÁNH GIÁ MỎI THEO DNV-RP-F105 ................................................................ 24
10.1 Tuổi thọ mỏi của một trạng thái biển bằng mô hình đáp ứng .......................... 24
10.2 Tuổi thọ mỏi của một trạng thái biển bằng mô hình lực .................................. 25
10.2.1 Phương pháp miền tần số (frequency domain) ..................................... 25
10.2.2 Phương pháp đánh giá mỏi giản hóa ..................................................... 25
10.3 Lựa chọn tuổi thọ mỏi....................................................................................... 25

Tính toán mỏi Trang 2/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

1 MỤC ĐÍCH
Mục đích của tài liệu này là cung cấp những kiến thức cơ bản về phương pháp tính
toán tuổi thọ mỏi của đường ống.

2 TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo được sử dụng trong tài liệu này như sau:
[1] Marc Mayers & Krishan Chawla, Mechanical Behavior of Materials, 2nd.
[2] Askeland, Essentials Materials Science Engineering, 2nd.
[3] DNV-RP-C203, Fatigue Design of Offshore Steel Structures, 2012.
[4] DNV-RP-F105, Free Spanning Pipelines, 2006.
[5] DNV-OS-C101, Design of Offshore Steel Structures, General, 2011.
[6] DNV-OS-F101, Submarine Pipeline Systems, 2013.
[7] A. Almar-Naess, Fatigue Handbook-Offshore Steel Structures, Tapir, 1985.
[8] Montgomery D.C. et al., Applied Statistics and Probability for Engineers,
Wiley, 6th Edition.

3 HIỆN TƯỢNG MỎI

3.1 Khái niệm hiện tượng mỏi


Mỏi sẽ làm giảm sức bền hoặc phá hủy vật liệu do ứng suất có tính lặp lại, ứng suất
này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn sức bền chảy (yield strength). Đây là hiện tượng
phổ biến trong các chi tiết máy chịu tải trọng như xe hơi, máy bay, cánh tuabin, lò
xo, trục khuỷu… Các chi tiết máy này chịu ứng suất lặp lại dưới dạng ứng suất kéo,
ứng suất nén, ứng suất uốn, ứng suất dao động, ứng suất giãn nở và co nhiệt…
Những ứng suất này thường nhỏ hơn sức bền chảy của vật liệu. Tuy nhiên, khi
những ứng suất này xuất hiện đủ số lần sẽ gây phá hủy mỏi.

3.2 Các giai đoạn phá hủy mỏi


Giai đoạn thứ nhất: một vết nứt nhỏ hoặc nứt tế vi xuất hiện trên bề mặt, thường
xảy ra ở một thời điểm sau khi bắt đầu chịu tải. Thông thường, vị trí vết nứt tế vi ở
tại hoặc gần bề mặt, nơi ứng suất lớn nhất, và gồm cả những khuyết tật bề mặt như
là vết xước hoặc rỗ khí, các góc sắc do thiết kế kém chất lượng hoặc do gia công,
các lớp biên hạt, hoặc sai lệch mạng tinh thể.
Giai đoạn thứ 2: vết nứt từ từ lan truyền khi tải trọng có tính chu kỳ.
Giai đoạn thứ 3: nứt gãy vật liệu xuất hiện khi mặt cắt ngang còn lại của vật liệu
quá nhỏ không thể chống đỡ được tải tác dụng. Do đó, chi tiết hư hỏng do mỏi mặc
dù ứng suất tác dụng tổng thể có thể nhỏ hơn sức bền chảy, tại một chiều dài cục

Tính toán mỏi Trang 3/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

bộ ứng suất tăng cường vượt quá sức bền chảy. Chúng ta thường quan tâm tới mỏi
của kim loại hoặc vật liệu composite.

3.3 Nhận diện hư hỏng do mỏi


Hư hỏng mỏi thường dễ nhận diện. Bề mặt nứt, nhất là bề mặt gần về phía mặt gốc
thường trơn láng. Bề mặt trở nên thô hơn khi vết nứt tăng đến một kích cỡ nào đó
và có thể tạo thớ trong lần nứt lan truyền cuối cùng.
Các kiểm tra tế vi và bằng mắt cho thấy bề mặt nứt gãy bao gồm các kiểu vết hình
bãi biển và những đường kẻ sọc (Hình 3-1). Các vết hình bãi biển hoặc vỏ sò thường
được hình thành khi tải trọng thay đổi khi làm việc hoặc khi tải trọng bị gián đoạn,
có thể cho phép một lượng ôxit đi vào bên trong vết nứt. Các đường kẻ sọc, nếu tỉ
lệ phóng đủ mịn hơn sẽ cho thấy đầu của vết nứt (cack tip) sau mỗi chu kỳ. Các vết
hình bãi biển cho một đề xuất hư hỏng là do mỏi.

Hình 3-1: Bề mặt nứt gãy do mỏi. (a) Khi độ phóng đại nhỏ, các vết hình bãi
biển chỉ ra mỏi do cơ chế nứt gãy. Các mũi tên cho thấy hướng phát triển của
vết nứt, bề mặt ban đầu ở bên dưới cua hình. (b) Khi độ phóng đại lớn, các
đường kẻ sọc có nhịp gần nhau được hình thành khi quan sát mỏi [1]

Tính toán mỏi Trang 4/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

Hình 3-2: Lưu đồ của bề mặt nứt mỏi của một trục bằng thép, cho thấy các
vùng bắt đầu, sự lan truyền của vết nứt (các vết hình bãi biển), nứt gãy dị
thường khi chiều dài vết nứt vượt quá một giá trị tới hạn ở ứng suất tác dụng
[1]

3.4 Tuổi thọ mỏi


Tuổi thọ mỏi cho chúng ta biết chi tiết máy hoặc kết cấu đó có thể kéo dài thời gian
chịu tải tới bao lâu. Nếu biết thời gian của mỗi chu kỳ tải, chúng ta có thể tính được
giá trị tuổi thọ mỏi.

4 CÁC THÔNG SỐ MỎI VÀ ĐƯỜNG CONG S-N (W¨OHLER)


Trước hết chúng ta định nghĩa các thông số quan trọng sẽ giúp ích cho các thảo luận
về mỏi sau đó.
Dải ứng suất chu kỳ (Cyclic tress range):
   max   min (4.1)

Biên độ ứng suất chu kỳ (Cyclic tress range):


 max   min
a  (4.2)
2
Ứng suất trung bình chu kỳ (Cyclic mean tress):
 max   min
m  (4.3)
2
Trong đó  max và  min là giá trị ứng suất lớn nhất và nhỏ nhất trong một chu kỳ.

Lưu ý: Trong DNV-RP-F105 [4], dải ứng suất được ký hiệu là S thay vì  .

Tính toán mỏi Trang 5/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

Hình 4-1: Ứng suất theo thời gian (stress history)


Trong DNV-RP-F105, Section 2.4 [4], số chu kỳ để hư hỏng mỏi ở dải ứng suất S
được định nghĩa bởi đường cong S-N có dạng:

 a1.S - m1 if S  S sw
N  (4.4)
a2 .S 2 if S  S sw
-m

Một cách viết khác trong công thức 2.4.1 [3]:

log N  log a  m.log S (4.5)

Trong đó
m1 , m2 số mũ của đường cong mỏi (góc nghiêng của đường cong S-N song
tuyến tính)

a1 , a2 hằng số sức bền mỏi đặc trưng

S sw ứng suất tại giao của hai đường cong mỏi S-N

 log a1 log N sw 
 
 10 
m1
Ssw (4.6)

Trong đó
N sw số chu kỳ mà đường cong mỏi S-N bắt đầu thay đổi góc nghiêng,
log  N sw  có giá trị từ 6 đến 7

Tính toán mỏi Trang 6/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

Hình 4-2: Đường cong S-N hai góc nghiêng điển hình
Hoặc bao gồm cả hiệu ứng chiều dày và tập trung ứng suất (công thức 2.4.3, [3]).

  t 
k 
log N  log a  m.log  Snom  SCF     (4.7)
  tref 
   
Trong đó
Snom ứng suất danh nghĩa (xem mục 3.1)

SCF hệ số tập trung ứng suất (xem mục 6)


t chiều dày là vết nứt sẽ phát triển, t  tref khi t  tref

tref bằng 32 mm đối với mối hàn ống

k số mũ chiều dày của sức bền mỏi được cho trong Bảng 2-1, Bảng 2-2
và Bảng 2-3 [3]

m1 , m2 , a1 , a2 có thể lấy trong DNV-RP-C203, Section 2.4 [3]. Đối với đường
ống biển ngâm trong nước có bảo vệ cathod chống ăn mòn, các thông số này có thể
tìm trong Bảng 2-2 và/hoặc Hình 2-8 [3].

Tính toán mỏi Trang 7/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

Bảng 4-1: Đường cong S-N trong nước biển có bảo vệ bằng cathod

Lưu ý: Với đường ống có kiểu hàn hot spot (hàn một phía). Đường cong S-N loại
D, F1, và F3 (hot spot B) nên được xem xét (Bảng 2-4 [3]).

Hình 4-3: Các loại đường cong S-N trong nước biển có bảo vệ cathod

5 PHÁ HỦY MỎI TÍCH LŨY

5.1 Trường hợp tổng quát


Trong thực tế, độ lớn của ứng suất không phải lúc nào cũng là hằng số như trong
các thí nghiệm S-N, nhưng có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn ứng suất thiết kế.

Tính toán mỏi Trang 8/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

Hình 5-1: Sự liên tiếp của các tải trọng khối ở bốn ứng suất trung bình và
biên độ ứng suất khác nhau
Hình 5-1 cho thấy các chu kỳ liên tiếp của tải trọng, mỗi một chu kỳ có ứng suất
trung bình và biên độ ứng suất riêng. Số chu kỳ mà tải tác dụng trong mỗi khối là
n1, n2, n3, n4, v.v. Số chu kỳ tới lúc hỏng cho mỗi khối này tương ứng là N1, N2, N3,
N4 .
Mô hình phá hủy mỏi tích lũy không quan tâm đến bức tranh của phá hủy mỏi. Tuy
nhiên nếu có thì đưa ra một giải pháp thực nghiệm để dự đoán tuổi thọ mỏi sau một
loạt các tải trọng phức tạp. Phương pháp phổ biến được biết đến là quy tắc
Palmgren-Miner hoặc đơn giản gọi là lý thuyết phá hủy mỏi tích lũy tuyến tính. Qui
tắc Palmgren-Miner nói rằng tổng của tất cả các phân số là duy nhất, đó là:
k
ni
D fat   (5.1)
i 1 Ni

 k n 
max   i   1 hay (5.2)
 i 1 N i 

n n n n 
max  1  2  3  ...  k   1 (5.3)
 N1 N 2 N3 Nk 

Trong đó
D fat phá hủy mỏi tích lũy

ni số chu kỳ ứng suất tổng tương ứng với dải ứng suất Si

Ni số chu kỳ ứng suất sẽ bị phá hủy mỏi tại dải ứng suất Si

Ví dụ 5.1: Đường cong S-N của một vật liệu được mô tả bằng mối quan hệ

 S 
log N  10 1  
  max 

Tính toán mỏi Trang 9/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

Trong đó N là số chu kỳ sẽ hỏng ở ứng dải ứng suất S , và  max là sức bền nứt gãy
đơn điệu tức là khi S   max thì N  1 . Một chi tiết quay được làm từ vật liệu này
chịu 104 chu kỳ ở dải ứng suất S  0.5 max . Nếu tải chu kỳ được tăng lên tới
S  0.75 max , hỏi vật liệu có thể chịu được bao nhiêu chu kỳ nữa?

Giải:
Với S  0.5 max

log N1  10 1  0.5  5

Do đó, N1  105 cycles.

Với S  0.75 max

log N2  2.5

Do đó N2  316 cycles.

Dùng qui tắc Palmgren-Miner, ta có:


n1 n2 104 n2
   1
N1 N 2 105 316

n2  315 cycles

Ví dụ 5.2: Một mẫu thử có cạnh phẳng chịu 1x107 chu kỳ tải ở dải ứng suất 200
MPa. Ước tính mẫu này có thể chịu thêm bao nhiêu chu kỳ nữa ở dải ứng suất 500
MPa trước khi hư hỏng được dữ đoán sẽ xuất hiện. Biết rằng đường cong S-N của
vật liệu mẫu thử này được cho như trong bảng sau:
Bảng 5-1: Đường cong S-N của mẫu thử
Dải ứng suất tác dụng (MPa) Số chu kỳ tải dẫn tới hỏng
600 1×104
500 2×104
400 5×104
300 3×105
250 3×106
200 8×107
Giải:
Dùng qui tắc Palmgren-Miner:
n1 n2 n3 n
   ...  k  1
N1 N 2 N3 Nk

Tính toán mỏi Trang 10/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

Từ Bảng 5-1, với dải ứng suất 200 MPa, ta có số chu kỳ chịu tải tới lúc hỏng là
8×107. Do đó, số chu kỳ mà mẫu có thể chịu thêm nữa ở dải ứng suất 500 MPa là:
1107 n2
 1
8 10 2 104
7

 n2  1.75 104 cycles

5.2 Trường hợp dải ứng suất tuân theo qui luật phân phối xác suất Weibull

Giả sử có một kết cấu chịu tổng cộng n0 chu kỳ dao động. Giả sử thêm rằng các
chu kỳ dao động này có dải ứng suất được phân phối một cách ngẫu nhiên với hàm
mật độ phân phối dải ứng suất f  S  . Có nghĩa là số chu kỳ của dải ứng suất nằm
trong khoảng S và  S  dS  là n0  f  S   dS . Phá hủy mỏi tích lũy được tính bằng
[7]:
k
ni  n0 f  S 
D fat  
Ni 0 N  S 
 dS (5.4)
i 1

Trong đó
N S  là số chu kỳ dao động tới phá hủy mỏi ở dải ứng suất S

Kết hợp công thức (4.4) và công thức (5.4) thu được
n0  m n
D fat   S f  S  d  S   0 M m (5.5)
a 0 a
Trong đó M m là mô men bậc m của mật độ xác suất của dải ứng suất.

Đối với kết cấu ngoài khơi hàm mật độ phân phối xác suất của dải ứng suất có thể
trình bày bằng phân phối Weibull hai thông số [8]. Hàm mật độ phân phối và hàm
phân phối xác suất lần lượt như (5.6) và (5.7).
 1
  x   x 

f  x    e   , x  0 (5.6)
  

x
 
F  x  1 e  
(5.7)

Thay x  S ,   h và   q , ta có:
h 1
h  S   Sq 
h
 

f  S     e ,S  0 (5.8)
q q 
h
S
 
F S   1 e q
(5.9)

Trong đó:
Tính toán mỏi Trang 11/26
TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

q thông số tỉ lệ, q  0

h thông số hình dạng, h  0


S dải ứng suất, S  0
Kết hợp công thức (5.5) và công thức (5.8), ta có:
h 1
n  h  S   S 
h
 

D fat  0  S m   e  q  dS (5.10)
a 0 q q 
h 1
S
Đặt u    , công thức (5.10) trở thành:
q
n0 m  1 mh 1  t
a 0
D fat  q t e dt (5.11)

m
Đặt n  1  , ta có:
h

  n    e t t n 1dt (5.12)
0

Thay công thức (5.12) vào công thức (5.11), ta có:

n0 m  m 
D fat  q  1   (5.13)
a  h
Sẽ tiện lợi hơn nếu thông số hình dạng q trong phân phối Weibull được khử đi bằng
cách đưa vào giá trị dải ứng suất lớn nhất S 0 trong số chu kỳ dao động n0 . Xác suất
mà dải ứng suất lớn hơn dải ứng suất S (Hình 5-2) đã cho bằng:
S

Q  S   1   f  S dS (5.14)
0

f(S)
0.10

0.05

S S0

Hình 5-2: Hàm mật độ phân phối dải ứng suất ứng với h  1

Tính toán mỏi Trang 12/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

Kết quả mà dải ứng suất lớn hơn giá trị S của Hình 5-2 được minh họa trên Hình
5-3.
Q(S)
1.0

0.5

S0 S

Hình 5-3: Xác suất dải ứng suất lớn hơn dải ứng suất S đã cho trong phân
phối Weibull
Trong Section 4-10 [8], hàm phân phối tích lũy của hàm mật độ phân phối Weilbull
được tính bằng:
h
S S
 
F  S    f  S dS  1  e q
(5.15)
0

Thay công thức (5.15) vào công thức (5.14), ta có:


h
S
 
QS   e q
(5.16)

Trong tất cả các dải ứng suất chỉ có một giá trị dải ứng suất lớn nhất. Do đó, xác
suất mà dải ứng suất S vượt quá giá trị S 0 trong tổng cộng n0 chu kỳ dao động bằng:

1
Q  S0   (5.17)
n0

Thay giá trị S  S0 vào công thức (5.16) và so sánh kết quả với công thức (5.17), ta
có:
h
 S0 
1  
e q (5.18)
n0

Lấy logarit tự nhiên hai vế công thức (5.16), ta có:


h
S  1 ln n
ln1  ln n0    0   h  h 0 (5.19)
q q S0

Thay q h từ công thức (5.19) vào công thức (5.16), thu được:

Tính toán mỏi Trang 13/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

h
 S 
   ln n0
QS   e  S0 
(5.20)

Gọi n là số chu kỳ mà dải ứng suất lớn hơn một giá trị dải ứng suất S nào đó trong
tổng số n0 chu kỳ, khi đó:
h
 S 
n   ln n0
QS    e S 0 
(5.21)
n0

Lấy logarit tự nhiên hai vế công thức (5.21) và rút gọn, dải ứng suất S được tính
theo công thức sau:
1

 ln n  h
S  S0  1   (5.22)
 ln n0 
Trong đó
S0 dải ứng suất có giá trị lớn nhất trong tổng số n0 chu kỳ dao động

n số chu kỳ dao động có dải ứng suất lớn hơn một giá trị S
n0 tổng số chu kỳ dao động

h thông số hình dạng của hàm phân phối Weibull


Thay q h từ công thức (5.19) vào công thức (5.13), thu được:

n0 S0m  m
D fat  m  1   (5.23)
a  ln n  h  h
0

Trong đó
n0 tổng số chu kỳ dao động

a hằng số mỏi của vật liệu


S0 dải ứng suất có giá trị lớn nhất trong tổng số n0 chu kỳ dao động

n số chu kỳ dao động có dải ứng suất lớn hơn một giá trị S
m hằng số mỏi của vật liệu
h thông số hình dạng của hàm phân phối Weibull

6 HỆ SỐ TẬP TRUNG ỨNG SUẤT

6.1 Định nghĩa


Hệ số tập trung ứng suất trong thiết kế đường ống có thể được định nghĩa là tỉ số
của dải ứng suất tại điểm nóng với dải ứng suất danh nghĩa.

Tính toán mỏi Trang 14/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

6.2 Hệ số tập trung ứng suất liên quan đến hình học mối hàn

6.2.1 Trường hợp đường ống có nhiều chuyển tiếp chiều dày

Hình 6-1: Hình học có chuyển tiếp chiều dày cách xa mối hàn đối đầu
Việc càng gia công nhiều ở đầu ống có thể được tiến hành để chia các ảnh hưởng
hình học từ chuyển tiếp của chiều dày do dung sai gia công ở mối hàn như trên Hình
6-1. Tương tác của các ứng suất từ các nguồn này là nhỏ khi L2  le , ở đây

rt
le  (6.1)
4
3(1  2 )

Trong đó
r bán kính tính từ tâm ống tới mặt giữa thành ống
t chiều dày thành ống
 hệ số poisson
Trường hợp L2 ngắn hơn, khi đó ta nên xem xét tương tác giữa ứng suất uốn ở khía
của chuyển tiếp chiều dày và dung sai hàn.
Khi L2 ngắn hơn có tương tác của các ứng suất uốn, hệ số tập trung ứng suất SCF
có thể tính được dựa trên sự chồng chất của các ứng suất uốn. SCF có thể tính như
sau:
Tại điểm nóng A
Tập trung ứng suất ở điểm nóng A (Hình 6-1)
6 t 1 3 m 
SCF  1  
e  e t / D 
e cos  (6.2)
t T  t
1  
t
Trong đó
1.82 L1 1
  
(6.3)
Dt T 
1  
t

Tính toán mỏi Trang 15/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

1 3
  1.5   (6.4)
D 2
log    log  D  
 t    
 t 

L2
 (6.5)
le

 m tra Bảng 6-1 hoặc Bảng 2-4 [3]


Tại điểm nóng B
Tập trung ứng suất ở điểm nóng B (Hình 6-1)
6 t 1 3 m 
SCF  1  
e e cos   e t/D
(6.6)
t T  t
1  
t
Tại điểm nóng C
Tập trung ứng suất ở điểm nóng C (Hình 6-1)
6 t 1
SCF  1  
e e cos  (6.7)
t T 
1  
t
Đối với đường ống có một chuyển tiếp chiều dày

L2       (6.8)

Tại điểm nóng B


Tập trung ứng suất ở điểm nóng B (Hình 6-1)
3 m 
SCF  1  e t/D
(6.9)
t
Tại điểm nóng C
Tập trung ứng suất ở điểm nóng C (Hình 6-1)
SCF  1 (6.10)

Tính toán mỏi Trang 16/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

Bảng 6-1: Phân loại các kiểu hàn đường ống

6.2.2 Tập trung ứng suất liên quan đến ảnh hưởng của chiều dày
Ảnh hưởng của chiều dày được tính đến bằng việc hiệu chỉnh ứng suất trong đường
cong S-N bằng cách cho chiều dày ống lớn hơn chiều dày tham chiếu:
k
 t 
kt    (6.11)
 tref
 
Trong đó
kt SCF do ảnh hưởng của chiều dày

t chiều dày thành ống


tref đối với mối hàn của ống bằng 32mm

k số mũ chiều dày lên sức bền mỏi cho trong Bảng 2-1, Bảng 2-2 và Bảng
2-3 [3], k=0.1 cho mối hàn đối đầu (butt weld) một phía.

7 TÍNH TOÁN DẢI ỨNG SUẤT

7.1 Phương pháp tổng quát


Dải ứng suất bao gồm các hệ số tập trung ứng suất do chuyển tiếp chiều dày hình
học và ảnh hưởng của chiều dày có thể tính theo công thức sau:
S  SCF  kt  Snom (7.1)

Tính toán mỏi Trang 17/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

7.2 Tính toán dải ứng suất tương đương


Nếu tải trọng thay đổi, dải ứng suất tương đương có thể tính được. Chúng ta chia
phân phối ứng suất dài hạn trong biểu đồ ứng suất thành các khối dải ứng suất không
đổi, mỗi khối này được đặc trưng bởi số chu kỳ ni và dải ứng suất Si (Hình 7-1).

Stress range S
S1
S3
S2
Si
Sk

n1 n2 n3 ni nk
n0

Hình 7-1: Phân phối của dải ứng suất được chia thành các khối
Sử dụng qui tắc Palmgren-Miner và giả sử rằng đường cong mỏi S-N là thẳng và
không bị cắt bớt, phá hủy mỏi tích lũy trong Hình 7-1 được tính bởi:
n
ni n
n Sm
Dt years    i i (7.2)
i 1 Ni i 1 a

Bây giờ chúng ta đi tính dải ứng suất tương đương Seq bằng cách giả sử rằng tổng
số chu kỳ dao động và phá hủy mỏi tích lũy là không đổi. Phá hủy mỏi tích lũy của
phân phối dải ứng suất tương đương (Hình 7-2) bằng:
n m m n m
ni Seq Seq Seq
Dt years     ni  n0 (7.3)
i 1 a a i 1 a
Stress range S

Seq

n0

Hình 7-2: Phân phối của dải ứng suất tương đương dài hạn
Phá hủy mỏi tích lũy là không đổi, so sánh công thức (7.2) và công thức (7.3), ta
có:

Tính toán mỏi Trang 18/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

1
 k m 
m
  ni Seq 
Seq   i 1  (7.4)
 n0 
 
 
Trường hợp dải ứng suất tuân theo qui luật phân phối xác suất Weibull, so sánh
công thức (7.3) và công thức (5.23), dải ứng suất tương đương có thể tính bởi:

S0  m
Seq  m
1   (7.5)
1
 h
 
ln n0 h

Trong đó
n0 tổng số chu kỳ dao động

S0 dải ứng suất có giá trị lớn nhất trong tổng số n0 chu kỳ dao động

m hằng số mỏi của vật liệu


h thông số hình dạng của hàm phân phối Weibull

8 TÍNH TOÁN TUỔI THỌ MỎI

8.1 Dao động có tần số và dải ứng suất không đổi


Như chúng ta biết, ứng xử mỏi của vật liệu chịu dải ứng suất chu kỳ S , thì số chu
kỳ mà vật liệu có thể chịu được ứng với dải ứng suất này là N . Giả sử dải ứng suất
 1
này sinh ra trong dao động có tần số f  T   .
 f 

Mỗi chu kỳ mỏi kéo dài trong thời gian T . Do đó, tuổi thọ mỏi t mà vật liệu có thể
chịu được sẽ bằng T .N .
t  T .N (8.1)
Chúng ta đang xem xét cho vật liệu chịu dải ứng suất không đổi S  const . Theo
đường cong S-N ở công thức (4.4), chúng ta có mối quan hệ sau:

a
N (8.2)
Sm
Thay N từ công thức (8.2) vào công thức (8.1), ta có:

T .a 1 1
t   (8.3)
Sm Sm fS m
T .a a

Tính toán mỏi Trang 19/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

8.2 Dao động với nhiều tần số và nhiều dải ứng suất
Hình 8-1 bên dưới thể hiện nhiều dải ứng suất khác nhau.
Trong khoảng thời gian t:
 Tại dải ứng suất S1 , vật liệu thực hiện được n1 dao động ở chu kỳ T1 , số dao động
ở dải ứng suất S1 mà vật liệu có thể chịu được tới lúc phá hủy mỏi là N1 .

 Tại dải ứng suất S 2 , vật liệu thực hiện được n2 dao động ở chu kỳ T2 , số dao động
ở dải ứng suất S 2 mà vật liệu có thể chịu được tới lúc phá hủy mỏi là N 2 .

 Tại dải ứng suất Si , vật liệu thực hiện được ni dao động ở chu kỳ Ti , số dao động
ở dải ứng suất Si mà vật liệu có thể chịu được tới lúc phá hủy mỏi là N i .

 Tại dải ứng suất S n , vật liệu thực hiện được nn dao động ở chu kỳ Tn , số dao động
ở dải ứng suất S n mà vật liệu có thể chịu được tới lúc phá hủy mỏi là N n .

Hình 8-1: Các khối tải trọng liên tiếp ở nhiều dải ứng suất khác nhau
Tổng thời gian mà vật liệu chịu tất cả các dao động:
n
t years   ni .Ti (8.4)
i 1

Phá hủy mỏi tích lũy trong t years :

n
ni
Dt years   (8.5)
i 1 Ni

Phá hủy mỏi tích lũy trung bình trong một năm:
n
n
Dt years  Ni
i 1
D1 year   n
i
(8.6)
t years
 ni .Ti
i 1

Tính toán mỏi Trang 20/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

Theo qui tắc Palmgren-Miner:


Dt years  1 (8.7)

n
 ni .Ti
i 1
t years  n
(8.8)
n
 Ni
i 1 i

Giả sử đường ống chỉ dao động ở một mode, theo DNV-RP-F105 [4],
Ti  Tv  const . Sau khi sắp xếp lại, công thức (8.8) có thể viết như sau:

1
t years  n
(8.9)
1 1 n
N T n i
i 1 i v
 ni
i 1

1
fv  (8.10)
Tv

Trong đó
fv là tần số dao động tự nhiên, xem Section 2.4.5 [4]

ni
pi  n
(8.11)
 ni
i 1

Trong đó

pi là xác suất xuất hiện dao động ở dải ứng suất thứ i  Si 

Theo đường cong S-N, ta có mối quan hệ sau:

a
Ni  (8.12)
Si m

Thay các công thức (8.10), (8.11) và (8.12) vào công thức (8.9), tuổi thọ mỏi được
tính như sau:
n n n n
Tv .a 1 1
t   ti   m
  m
  m
(8.13)
i 1 i 1 pi .Si i 1 Si . pi i 1 f v .Si . pi
Tv .a a

Tính toán mỏi Trang 21/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

9 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỎI

9.1 Tuổi thọ mỏi thiết kế


Tiêu chí mỏi có thể được biểu diễn bằng công thức:
.t  Tdesign (9.1)

Trong đó
 hế số phá hủy mỏi cho phép (Bảng 9-1), tra Bảng 2-2, DNV-RP-F105,
Section 2.6 [4]
t khả năng (tuổi thọ) chịu mỏi của đường ống thiết kế, tính theo công
thức (8.13)
Tdesign tuổi thọ thiết kế của đường ống (thường bằng 25 năm-30 năm)

Bảng 9-1: Hệ số an toàn mỏi

9.2 Phá hủy mỏi tích lũy


Theo DNV-RP-C203, Section 2.2
k
ni 1 k
D fat     ni .Si m   (9.2)
i 1 Ni a i 1

Trong đó
 hệ số sử dụng, bằng 1/DFF, DFF tra Bảng 9-2 (Table A1, Section A
205, DNV-OS-C101 [5] )
Bảng 9-2: Hệ số mỏi thiết kế (DFF)
DFF Structural element
Internal structure, accessible and not welded directly to the
1
submerged part
External structure, accessible for regular inspection and repair in
1
dry and clean conditions

Tính toán mỏi Trang 22/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

DFF Structural element


Internal structure, accessible and welded directly to the submerged
2
part
External structure not accessible for inspection and repair in dry
2
and clean conditions
Non-accessible areas, areas not planned to be accessible for
3
inspection and repair during operation
Theo DNV-OS-F101 [6], Section 5, D 808:
k
ni 1 k 1
D fat     ni .Si m  (9.3)
i 1 Ni a i 1 DFF

Trong đó
DFF DFF tra Bảng 9-3 (Table 5-11, Section 5, D 809, DNV-OS-F101 [6])
Bảng 9-3: Hệ số mỏi thiết kế cho phép
Safety Class Low Medium High
DFF 3 6 10

9.3 Mối quan hệ giữa tuổi thọ mỏi, tuổi thọ thiết kế và phá hủy mỏi tích lũy
n n
n
Từ công thức (8.8), nếu  ni .Ti  Tdesign , thì  Ni bằng chính phá hủy mỏi tích lũy
i 1 i 1 i
trong khoảng thời gian bằng với tuổi thọ thiết kế của hệ thống đường ống, biểu diễn
bằng công thức:
n
ni
D fat   (9.4)
i 1 N i

Từ công thức (8.8) và công thức (9.1), ta có mối quan hệ giữa tuổi thọ mỏi, tuổi thọ
thiết kế và phá hủy mỏi tích lũy trong thời gian thiết kế là:
Tdesign
D fat , RP F105  . (9.5)
t
Trong đó
 hế số phá hủy mỏi cho phép (Bảng 9-1), tra Bảng 2-2, DNV-RP-
F105, Section 2.6 [4]
t khả năng (tuổi thọ) chịu mỏi của đường ống thiết kế, tính theo công
thức (8.13)
Tdesign tuổi thọ thiết kế của đường ống (thường bằng 25 năm-30 năm)

Tính toán mỏi Trang 23/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

D fat , RP F105 phá hủy mỏi tích lũy trong khoảng thời gian thiết kế

10 ĐÁNH GIÁ MỎI THEO DNV-RP-F105

10.1 Tuổi thọ mỏi của một trạng thái biển bằng mô hình đáp ứng
Theo Section 4.2, DNV-RP-F105 [4], ta có các công thức tính tuổi thọ mỏi bằng
mô hình đáp ứng sau đây:
Đối với VIV hướng cross-flow, tuổi thọ mỏi biên cho từng trạng thái biển được mô
 
tả bởi H s , Tp , được định nghĩa:

1
, 
THRM,T,CF (10.1)
s p 
 m
f v .SCF  dF
 a
Uc
0

Trong đó
SCF dải ứng suất cross-flow định nghĩa trong Section 4.4 [4]

fv tần số dao động, xem Section 4.2.3 [4]

a hằng số mỏi, phụ thuộc vào dải ứng suất tương đương, xem Section
2.4.3 [4]
m số mũ mỏi, phụ thuộc vào dải ứng suất tương đương, xem Section 2.4.3
[4]

 ... dFU c
tích phân của các phân bố dài hạn đặc trưng cho từng trạng thái biển
0

 H s ,Tp ,  kết hợp với từng trạng thái của dòng


dFU c xác suất xuất hiện từng trạng trạng thái của dòng U C  (từng ô xác suất
trong biểu đồ phân tán của dòng đều theo từng hướng)


Lưu ý: Từng dải ứng suất sẽ được sinh ra do sự kết hợp của H s , Tp ,U c theo từng 
hướng  .
Đối với VIV hướng in-line, tuổi thọ mỏi biên cho từng trạng thái biển được mô tả
 
bởi H s , Tp , được định nghĩa:

1
THRM , IL
s ,T p ,
 m
(10.2)
 S A 

f v .max  S IL ; CF IL 
 2.5 ACF 
 a
dFU c
0

Tính toán mỏi Trang 24/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

Trong đó
S IL dải ứng suất in-line định nghĩa trong Section 4.3 [4]

AIL ứng suất do độ võng của một đơn vị đường kính ngoài ống của mode
biến dạng theo hướng in-line
ACF ứng suất do độ võng của một đơn vị đường kính ngoài ống của mode
biến dạng theo hướng cross-flow
Lưu ý: Công thức (10.1) và (10.2) được suy ra từ công thức (8.13)

10.2 Tuổi thọ mỏi của một trạng thái biển bằng mô hình lực

10.2.1 Phương pháp miền tần số (frequency domain)


Theo Section 5.2, DNV-RP-F105 [4], ta có các công thức tính tuổi thọ mỏi của từng
 
trạng thái sóng biển H s , Tp , bằng mô hình lực sau đây:

1
a1S  m1   m1   S sw    m   S  2  
2
THFM  G1 1   ,      G2 1     (10.3)
2 sw
s ,Tp , ,
f v RFC  m1    2   S   
  2   S   

Các thông số trung gian trong công thức này được giải thích chi tiết trong Section
5.2, DNV-RP-F105 [4].
Lưu ý: Trong công thức (10.3), một số thông số sử dụng U c để tính, U c là giá trị
sóng trung bình của hướng đó.

10.2.2 Phương pháp đánh giá mỏi giản hóa


Theo Section 5.3, DNV-RP-F105 [4], ta có các công thức tính tuổi thọ mỏi giản hóa
 
của từng trạng thái sóng biển H s , Tp , bằng mô hình lực theo công thức sau đây:

THFM
s ,Tp ,
 aS  mTu (10.4)

Trong đó

S là đáp ứng dải ứng suất bán tĩnh từ tải sóng trực tiếp  H s , Tu  sử dụng
công thức Morison
Tu được tính theo Section 3.3.6

10.3 Lựa chọn tuổi thọ mỏi


Theo Section 2.4.8, DNV-RP-F105 [4], ta có các công thức tính tuổi thọ mỏi của
tất cả các trạng thái sóng biển theo công thức sau đây:

Tính toán mỏi Trang 25/26


TÍNH TOÁN MỎI CHO ỐNG TẠI MỐI HÀN ĐINH VĂN ĐỨC

1
 PH s ,Tp , 
IL
    (10.5)
 
Tlife
 
  H s Tp min THRM , IL
s ,Tp ,
, THFM , IL
s ,Tp ,

 
1
 PH s ,Tp , 
CF
Tlife    RM  (10.6)
  H s Tp TH ,T,CF 
 s p , 
Trong đó PH s ,Tp , là xác suất xuất hiện của mỗi trạng thái đơn, cụ thể là xác suất của
từng ô trong biểu đồ phân tán. Tuổi thọ mỏi theo hướng in-line được lấy theo giá
trị nhỏ nhất của mỏi tính theo VIV (RM) và tải sóng trực tiếp (FM) trong mỗi trạng
thái.
Tuổi thọ mỏi là giá trị nhỏ nhất của các giá trị tuổi thọ theo hướng in-line và cross-
flow.

Tính toán mỏi Trang 26/26

You might also like