You are on page 1of 45

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC GIÁO DỤC

GIÁO DỤC VIỆT NAM

VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẦU THẾ KỶ 21

(TỔNG LUẬN PHÂN TÍCH)

NGÔ HÀO HIỆP – TRẦN KHÁNH ĐỨC

Tổng thuật
MỤC LỤC

PHẦN I: CẢI CÁCH GIÁO DỤC- NHŨNG MỐC LỚN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 3
PHẦN II: KỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN MỚI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẬP KỶ 90 ...................................................... 6
II.1 Hệ thống giáo dục quốc dân mới................................................................................. 6
II.2 Tình hình giáo dục Việt Nam trong nhũng năm đầu thập kỷ 90 . ............................. 10
A. Tình hình chung: ..................................................................................................... 10
B. Tình hình giáo dục ở các bậc học: .......................................................................... 13
PHẦN III: NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC -
GIÁO DỤC Ở CÁC BẬC HỌC. ............................................................................................. 23
III.1 Ở bậc giáo dục mầm non : ....................................................................................... 23
III. 2 Ở bậc giáo dục tiểu học. .......................................................................................... 24
III. 3 Ở bậc giáo dục trung học phổ thông : ..................................................................... 25
III.4 Ở bậc giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề :........................................................... 28
III.5 Ở bậc giáo dục đại học : ........................................................................................... 30
PHẦN IV: CHÍNH SÁCH VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020. ..................................................................................................................... 32
IV1. Chính sách phát triển giáo dục : .............................................................................. 32
IV.2. Mục tiêu và các phƣơng hƣớng chủ yếu phát triển giáo dục đến năm 2020. ....... 35
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .......................................................................................... 45
3

PHẦN I: CẢI CÁCH GIÁO DỤC- NHŨNG MỐC LỚN TRONG


QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

Giáo dục là một trong các lĩnh vực xã hội đƣợc quan tâm và phát triển mạnh mẽ ở

Việt Nam kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thời điểm thành lập nƣớc Việt Nam

dân chủ cộng hòa. Lúc đó Việt Nam đang ở trong tình trạng một quốc gia kém phát triển và

trình độ dân trí còn rất thấp. Tỷ lệ dân số mù chữ hơn 95 %. Trong thời Pháp thuộc mô hình

giáo dục kiểu Pháp thay thế mô hình giáo dục của Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam. So với

trƣớc đó một số loại hình trƣờng bậc tiểu học, cao đẳng tiểu học ( trung học bậc thấp ), trung

học và một số trƣờng cao đẳng, đại học nhƣ Đại học Y-Dƣợc khoa, Luật.;. Cao đẳng khoa

học ; Cao đẳng nông lâm v.v ... thuộc Viện Đại học Đông Dƣơng (1939) có đƣợc mở mang

hơn song quy mô đào tạo còn rất nhỏ bé. Cả nƣớc chƣa đầy 1% dân số đƣợc đi học ở các

trƣờng phổ thông ; số sinh viên của các trƣờng đại học thuộc Viện Đại học Đông Dƣơng năm

cao nhất cũng không quá 1.000 sinh viên. Một số trƣờng kỹ nghệ thực hành đƣợc thành lập ở

các thành phố lớn nhƣ Hà nội. Hải Phòng, Sài Gòn v.v... đào tạo công nhân kỹ thuật cho các

cơ sở công nghiệp và nhà máy ... song quy mô đào tạo cùng rất hạn chế. Số học sinh theo học

các trƣờng kỹ nghệ thực hành ở Bắc kỳ chỉ khoảng 900 ngƣời( 1929) còn ở Nam kỳ khoảng

465 học sinh.

Trong bối cảnh đó nhiệm vụ phát triển nền giáo dục dân tộc ( diệt dốt ) trở thành một

trong ba nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nƣớc Việt nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí

Minh đứng đầu. ( Diệt dốt, Diệt giặc đói và Diệt giặc ngoại xâm ) .Ƣu tiên hàng đầu trong

lĩnh vực giáo dục thời đó là xóa nạn mù chữ với việc thành lập Nha bình dân học vụ thuộc Bộ

Quốc gia giáo dục do Luật sƣ Vũ Đình Hòe làm Bộ trƣởng 8/9/1945 ) và phát động nhiều

chiến dịch xóa mù chữ trong cả nƣớc. Các trƣờng phổ thông, chuyên nghiệp và đại học đƣợc

tổ chức lại theo hƣớng xây dựng một nền giáo dục dân tộc và dân chủ với phƣơng châm của

Đảng cộng sản Đông Dƣơng là xây dựng nền giáo dục DÂN TỘC - KHOA HỌC - ĐẠI

CHÚNG. Giáo dục góp phần đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
4

Trong hoàn cảnh kháng chiến nhiều khó khăn, gian khổ, công tác giáo dục vẫn đƣợc
quan tâm và phát triển. Tháng 7/1950 đề án cải cách giáo dục lần thứ nhất đã đƣợc Hội đồng
Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua và bắt đầu thực hiện trong cả nƣớc
với các nội dung cơ bản là : Xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân theo nguyên tác dân
tộc - khoa học - đại chúng. Mục tiêu đào tạo là giáo dục thế hệ trẻ thành những công dân
trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có phẩm chất, năng lực phục vụ kháng chiến, phục
vụ nhân dân. Phƣơng châm giáo dục là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Cơ
cấu nhà trƣờng cải cách bao gồm hệ phổ thông 9 năm và hệ thống giáo dục bình dân, giáo
dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học. Nội dung giáo dục chú trọng giáo dục lòng
yêu nƣớc, chí căm thù giặc, tình yêu lao động, ý thức học tập, tôn trọng của công, phƣơng
pháp suy luận và thói quen làm việc khoa học. Một số môn mới đƣợc đƣa vào nhà trƣờng nhƣ
: Thời sự -Chính sách ; Giáo dục công dân ; Lao động sản xuất v.v... Tuy nhiên do khó khăn
về giáo viên và cơ sở vật chất nên một số môn ở trƣờng phổ thông nhƣ Nhạc, Vẽ, Nữ công -
gia chánh v.v ... chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy. Đặc biệt trong cuộc cải cách này,
tiếng Việt đƣợc sử dụng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy ở bậc đại học, hoàn tất quá
trình đƣa tiếng Việt vào dạy ở nhà trƣờng đã đƣợc triển khai sau Cách mạng tháng Tám năm
1945.
Nên giáo dục dân tộc Việt Nam tiến lên một bƣớc phát triển mới với cuộc cải cách
giáo dục lần thứ 2 đƣợc bắt đầu từ tháng 3/1956. Cuộc cải cách này đƣợc thực hiện trong bối
cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc Việt Nam bƣớc
vào thời kỳ xây dựng CNXH và là căn cứ địa cách mạng để tiếp tục đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nƣớc Trong cuộc cải cách này, bên cạnh việc xác định rõ mục tiêu
giáo dục theo yêu cầu phát triển nhân cách toàn diện, kiên trì phƣơng châm giáo dục lý luận
gắn với thực tiễn, nhà trƣờng gắn liền với xã hội v.v...Nội dung giáo dục đã thể hiện 4 mặt cơ
bản Đức - Trí - Thể - Mỹ, coi trọng việc thực hành và giảng dạy tri thức khoa học có hệ
thống. Đặc biệt, cơ cấu hệ thống giáo dục mới đƣợc xây dựng với mô hình Giáo dục phổ
thông 10 năm với 3 cấp : cấp I: 4 năm; cấp II: 3 năm và cấp II: 3 năm. Hệ thống giáo dục
chuyên nghiệp và đại học đƣợc tổ chức lại theo mô hình của Liên xô ( cũ ) với sự ra đời của
các trƣờng Đại học Tổng hợp. Đại học Sƣ phạm : Đại học Bách khoa ; Đại học Nông lâm v.v
.... các Trƣờng trung học chuyên nghiệp ở các ngành công nghiệp, kinh tế - văn hóa - nghệ
thuật v.v ... và mạng lƣới các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật đƣợc thành lập. Các khóa đào
tạo nghề đƣợc mở tại sản xuất và ở các nƣớc Liên xô. Trung Quốc ... theo các dự án viện trợ
đồng bộ phát triển các ngành công nghiệp .Việt Nam.
5

Trong giai đoạn này ( 1956-1975 ) trên cơ sở nền tảng giáo dục phổ thông, các loại
hình đào tạo chuyên nghiệp và đại học đƣợc tiến hành theo phƣơng châm kết hợp chặt chẽ
giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và phục vụ chiến đấu. Hàng vạn lƣợt
giáo viên và sinh viên các trƣờng chuyên nghiệp và đại học đã đi phục vụ thực tế tại các cơ
sở sản xuất - dịch vụ: công tác bảo đảm giao thông và trực tiếp tham gia chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại trên miền Bắc.
Chiến thắng mùa xuân 1975 với sự ra đời của một nƣớc Việt Nam thống nhất đánh
dấu một bƣớc phát triển mới của nền giáo dục Việt Nam. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3
đƣợc thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 14 NQ/TW về cải cách giáo dục đã đề cập đến:
toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam thống nhất từ mục tiêu-nội dung, phƣơng pháp giáo dục
đến cơ cấu hệ thống giáo dục mới. Hệ thống giáo dục mới bao gồm giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông 12 năm, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học đƣợc hoàn chỉnh. Các
loại hình đào tạo sau đại học đƣợc hình thành với các khóa bồi dƣỡng sau đại học và đào tạo
chuyên khoa ở ngành y tế. Giáo dục trong thời kỳ này phát triển mạnh mẽ về quy mô đào tạo.
Số lƣợng học sinh phổ thông các cấp lên đến khoảng 12 triệu học sinh ( 1983-1984 ) và 133,6
nghìn sinh viên đại học. Tỷ lệ học sinh trên một vạn dân là: phổ thông: 2004 ; đại học và
trung " học chuyên nghiệp 43. So với năm 1939 các chỉ số phát triển về giáo dục năm 1983
là: số học sinh phổ thông tăng 20,8 lần; số học sinh chuyên nghiệp tăng 50,3 lần; sinh viên
đại học tăng 192.7 lần.
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam bắt đầu từ 1986 với nội dung cơ bản là thực hiện
chính sách mỏ cửa, chuyển nền kinh tế từ tập trung kế hoạch hóa cứng nhắc sang cơ chế thị
trƣờng nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nƣớc XHCN đã đặt ra cho hệ thống giáo dục
Việt Nam những thách thức mới đồng thời cũng tạo tiền đề, cơ hội mới cho sự phát triển, xây
dựng nền giáo dục thích ứng với giai đoạn phát triển mới của đất nƣớc. Sau nhũng năm thực
hiện từng bƣớc quá trình đổi mới với tƣ tƣởng chỉ đạo coi " giáo dục là quốc sách hàng đầu
phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dƣỡng nhân tài thực hiện công
bằng và tạo cơ hội giáo dục cho mọi ngƣời v.v ... Hệ thống giáo dục Việt Nam đã từng bƣớc
thoát khỏi khủng hoảng và đạt đƣợc nhiều thành tựu to Lớn. Hệ thống giáo dục quốc dân
mới đƣợc hình thành theo Nghị định 90/CP (1993) của Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam
bao gồm các bậc giáo dục Mầm non; giáo dục tiểu học giáo dục Trung học ( bậc trung học cơ
sở và bậc trung học phân ban ) ; giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học với các loại hình
đào tạo cao đẳng, đại học cao học và tiến sĩ.
6

Hệ thống giáo dục mới đã tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức đa dạng
với nhiều loại hình phong phú : tập trung và không tập trung... hòa nhập với xu hƣớng phát
triển của thế giới.
Có thể nói suốt 50 năm trƣởng thành và phát triển trong những điều kiện khó khăn và
nhiều biến động của lịch sử, nén giáo dục Việt Nam đã từng bƣớc đƣợc củng cố và không
ngừng lớn manh. Đây là một nền giáo dục Cách mạng và Tiến bộ đã và đang góp phần to lớn
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, thực hiện thành công sự nghiệp đổi
mới theo hƣớng công nghiệp hóa. hiện đại hóa, hòa nhập với tiến trình phát triển chung của
thế giới và ở các nƣớc trong khu vực ASEAN.
PHẦN II: KỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN MỚI VÀ TÌNH
HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU
THẬP KỶ 90

II.1 Hệ thống giáo dục quốc dân mới


Ngày 24/11/1993 Thủ trƣơng Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam đã ra Nghị định
90/CP về cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân kèm theo hệ thống văn bằng, chứng
chỉ về giáo dục và đào tạo của nƣớc CHXHCN Việt Nam ( xem bảng 1 và 2).
Trong hệ thống giáo dục mới bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ giáo dục phổ
thông và là bậc học bắt buộc cho mọi ngƣời. Việc phổ cập giáo dục tiểu học dự kiến sẽ cơ
bản đƣợc thực hiện ở Việt Nam đến năm 2000.
Bậc trung học mới bao gồm nhiều loại hình đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp trong
đó có các loại hình chủ yếu sau :
• Trƣờng trung học cơ sở ( 4 năm ) : hình thành học vấn nền tảng phổ thông trung học
cho một bộ phận lớn học sinh tốt nghiệp tiểu học:
• Trƣờng trung học chuyên ban ( 3 năm ) : hoàn chỉnh học vấn phổ thông trung học.
tạo nguồn cho đào tạo đại học và các loại hình chuyển nghiệp khác. Loại hình trƣờng này có
3 ban : khoa học tự nhiên, khoa học tự nghiên kỹ thuật; khoa học xã hội;
• Trƣờng trung học chuyên nghiệp : đào tạo nhân viên kỹ thuật - nghiệp vụ có trình độ
trung học với thời gian đào tạo từ 3-4 năm;
• Trƣờng trung học nghề : đào tạo công nhân kỹ thuật hành nghề có trình độ văn hóa
tƣơng đƣơng phổ thông trung học theo các chuyên ban. Thời gian đào tạo từ 3-4 năm.
• Trƣờng đào tạo nghề : đào tạo các loại hình công nhân kỹ thuật từ nguồn học sinh
tốt nghiệp trung học cơ sở thời gian đào tạo 1-2 năm.
7

Bậc đại học với các loại hình đào tạo cao đẳng, đại học, cao học, tiến sĩ với nhiều loại

hình trƣờng cao đẳng kinh tế-kỹ thuật, sƣ phạm ... , các trƣờng đại học đa ngành và chuyên

ngành, đào tạo theo hai giai đoạn : đại cƣơng (1,5-2 năm) và chuyển ngành 2-3 năm. Hệ

thống giáo dục đại học đã và đang đƣợc quy hoạch lại theo hƣớng hình thành các đại học

quốc gia đa ngành và phân bố hợp lý theo vùng lãnh thổ.

Hệ thống giáo dục thƣờng xuyên củng cố và mở rộng ở tất cả các bậc học với các loại

hình đào tạo xóa mù giáo dục bổ túc và tại chức... đáp ứng nhu cầu học tập hết sức phong phú

và đa dạng của mọi lứa tuổi- mọi tầng lớp dân cƣ. Hình chức tổ chức cơ bản của hệ thống này

là các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên đƣợc thành lập ở hầu hết các địa phƣơng ( tỉnh-

huyện-quận-xã ) và các khoa tại chức của các trƣờng đại học, cao đẳng. Đặc biệt ở các thành

phố lớn nhƣ Hà Nội. thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện các loại hình đào tạo ĐẠI HỌC

MỞ thu hút đông đảo sinh viên theo học các ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu nhân lực lao

động kỹ thuật ngoài xã hội nhƣ tin học-công nghệ thông tin ; quan hệ quốc tế ; quản tri kinh

doanh ; du lịch-thƣơng mại ; công thôn v.v....

Bên cạnh hệ thống các trƣờng công, đã hình thành các loại hình trƣờng tƣ ờ các bậc

học chuyên nghiệp và đại học; các trƣờng dân lập trong giáo dục phổ thông. Đến nay trong hệ

thống giáo dục-đào tạo ở cả nƣớc đã có 9 trƣờng đại học tƣ thục ; hàng trăm trƣờng lớp dạy

nghề tƣ nhân và trƣờng phổ thông dân lập ( năm 1994 cả nƣớc có 230 trƣờng phổ thông bán

công và dân lập ).

Với chính sách mở cửa, hòa nhập với sự phát triển chung của cộng đồng quốc tế đặc

biệt trong lĩnh vực giáo dục. Nhà nƣớc Việt Nam cũng đã cho phép mở các loại hình trƣờng

đào tạo quốc tế ở Việt Nam nhƣ mở phân hiệu ATT tại Hà Nôi, các trƣờng phổ thông quốc tế

ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh : các khóa đào tạo, bồi dƣỡng, huấn luyện do các chuyên

gia và tổ chức quốc tế ở Việt Nam với các cơ sở đào tạo đại học ở nƣớc ngoài.
8

Bảng 1 Sơ đồ cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân


9

Bảng 2 Hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục đào tạo

Đặc điểm Thời gian Tuổi


Điều kiện học lực để Văn bằng tốt nghiệp
"khung của chuẩn vào
đƣợc vào học lớp
Bậc, cấp quá trình lớp
đầu
giáo dục GDĐT đầu
1 2 3 4 5
I. Giáo dục mầm non
- Nhà trẻ 3 năm 3-4 tháng
- Mẫu giáo 3 năm 3 tuổi
II. Giáo dục phổ thông
- Tiểu học 5 năm 6 tuổi Bằng tiểu học
- Trung học cơ sở 4 năm 11 tuổi Có bằng tiểu học Bằng trung học cơ sở
3 năm 15 tuổi Có bằng trung học Bằng tú tài
- Trung học chuyên ban
cơ sở
III.Giáo dục chuyên nghiệp
- Đào tạo nghề sau tiểu học Dƣới 1 năm 13-14 tuổi Chứng chỉ nghề
- Đào tạo nghề sau trung 1-2 năm 15 tuổi Có bằng trung Bằng nghề
học cơ sở học cơ sở
3 - 4 năm 15 tuổi Có bằng trung Bằng trung học chuyên
- Trung học chuyên nghiệp
học cơ sở nghiệp
3-4 năm 15 tuổi Có bằng trung Bằng trung học nghề
- Trung học nghề
học cơ sở
IV. Bậc giáo dục đại học
3 năm 18 tuổi Có bằng tú tài hoặc Bằng cao đẳng
bằng trung học
- Cao đẳng
chuyên nghiệp hoặc
trung học nghề
4-6 năm 18 tuổi Có bằng tú tài hoặc Hoàn thành giai đoạn 1:
trung học chuyên chứng chỉ đại cƣơng.
- Đại học
nghiệp hoặc trung Hoàn thành giai đoạn 2:
học nghề bằng cử nhân.
2 năm Có bằng cử nhân Bằng cao học hoặc thạc
- Cao học

- Đào tạo tiến sĩ 1 năm Có bằng cử nhân Bằng tiến sĩ
2 năm Có bằng cao học
10

II.2 Tình hình giáo dục Việt Nam trong nhũng năm đầu thập kỷ 90 .
A. Tình hình chung:
Trong những năm đầu của quá trình đổi mới (1986-1992). nền giáo dục Việt Nam vốn
đã nhiều năm quen thuộc với phƣơng thức quản lý lập trung, bao cấp gặp nhiều khó khăn
nghiêm trọng. Các nguồn lực tài chính của ngân sách Nhà nƣớc cấp cho giáo dục không đáp
ứng nhu cầu thực tế, cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trƣờng nghèo nàn và xuống cấp nghiêm
trọng. Các lớp nhà trẻ, mẫu giáo do HTX bao cấp tan rã do thực hiện khoán 10 ở nông thôn,
giảm vai trò của HTX trong sản xuất công nghiện. Số học sinh phổ thông bỏ học tăng nhanh
đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa : có nơi 80-100% học sinh bỏ học. Ở lĩnh vực
giáo dục đại học và chuyên nghiệp, quy mô đào tạo giảm sút đáng kể. do chƣa có các biện
pháp thích hợp trong hoàn cảnh mới. Hiện tƣợng giáo viên bỏ nghề hàng loạt xuất hiện ở
nhiều địa phƣơng, nhiều loại hình trƣờng, đặc biệt là ở các trƣờng phổ thông, công tác quản
lý chung toàn ngành cũng nhƣ quản lý nhà trƣờng kém hiệu quả, không kịp thích ứng với bối
cảnh phát triển kinh tế - xã hội mới.
Trong các năm 1991-1992, với sự giúp đỡ của UNESCO và UNDP. Bộ Giáo dục và
Đào tạo Việt Nam đã thực hiện dự án " Điều tra tổng thể về giáo dục và phân tích nguồn nhân
lực" (VIE 89/022 ). Dự án đã điều tra - nghiên cứu công phu trên mọi bình diện của công tác
giáo dục - đào tạo ở Việt Nam và đã xác định đƣợc 7 vấn đề gay cấn cần đƣợc giải quyết của
hệ thống giáo dục - đào tạo Việt Nam là :
1. Suy giảm số lƣợng và suy thoái chất lƣợng mọi bậc học trong hệ thống giáo dục
phổ thông.
2. Quan hệ không chặt chẽ giữa giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật với sản xuất và việc
làm.
3. Việc giảng dạy và bố trí mạng lƣới đại học không thích hợp với yêu cầu xã hội
quan hệ không chật chẽ giữa đại học với nghiên cứu. sản xuất và việc làm.
4. Đội ngũ giáo viên có nhiều yếu kém và khó khăn trong công việc
5. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo thiếu thốn.
sử dụng không hiệu quả.
6. Hệ thống tổ chức. quản lý, pháp chế về giáo dục và đào tạo không thích hợp.
7. Sự không phù hợp của giáo dục - đào tạo với xã hội đang chuyển đổi.
11

Dự án cũng xác định 20 chƣơng trình hành động với 44 dự án ƣu tiên dƣ kiến sẽ thực
hiện. từng bƣớc từ 1995 đến năm 2010 nhằm giải quyết các vấn đề trên.
Xuất phát từ các kiến nghị của dự án và dựa trên Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 4
của BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII (1993) về "Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo
dục - đào tạo", trong các năm 1993-1995 Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam đã thực hiện
nhiều chính sách và biện pháp quan trọng trong, lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhằm khắc phục
tình trạng yếu kém và đƣa công tác giáo dục tiến lên: các bƣớc phát triển mới
Vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu là ĐA DẠNG HÓA VÀ TĂNG CƢỜNG NGUỒN
LỰC ĐẦU TƢ cho giáo dục đào tạo. Cùng với việc cải tiến cơ chế quản lý ngân sách Nhà
nƣớc dành cho giáo dục - đào tạo theo hƣớng giao cho ngành giáo dục - đào tạo trực tiếp
quản lý, điều hành ngân sách đƣợc cấp theo quy định chung của Nhà nƣớc, Nhà nƣớc ổn định
và tăng ngân sách hàng nám cho giáo dục kết hợp với các nguồn lực tài chính đóng góp của
nhân dân thông qua chính sách về học phí thích hợp cho từng bậc đào tạo, loại hình đào tạo
và đối tƣợng ngƣời học. Từ chỗ bao cấp hoàn toàn, hiện nay, tỷ lệ đóng góp của ngƣời học
vào chi phí đào tạo ở bậc đại học chiếm 20-30% chi phí ngân sách Nhà nƣớc cấp cho 1 đầu
sinh viên, trong một năm. Các nguồn lực tài chính quốc tế đƣợc chú ý nhƣ dự án phát triển
giáo dục tiểu học đƣợc Ngân hàng Thế giới cho vay 70 triệu USD, dự án giáo dục trang học
dự kiến vay của Ngân hàng Châu Á khoảng 50 triệu USD và dự án cải cách giáo dục đại học
dự kiến vay của Ngân hàng Thế giới 70 triệu USD, các chƣơng trình hỗ trợ của UNICEF ;
Radda Barimen cho giáo dục mầm non v.v ....
Bảng 3 : Ngân sách dành cho giáo dục đào tạo (triệu đồng )

1991 1992 1993 1994


Tổng ngân sách Nhà nƣớc cho
1.145.000 2.085.000 2.700.000 4.080.000
giáo dục - đào tao
Tỷ lệ ngân sách Nhà nƣớc cho
11.2 % 10,7 % 10.2 % 11 %
giáo dục - đào tạo
Phân bố các bậc học:
- Giáo dục Mầm non 55.400 74.000 118.000.
- Giáo dục Tiểu học 831.000 1.110.000 1.770.000
- Trung học cơ sở 259.000 330.000 531.000
- Trung học 138.000 185.000 295.000
- Giáo dục chuyên nghiệp 265.000 371.250 500.000
- Giáo dục Đại học 324.000 452.750 630.000
Nguồn: Báo cáo của Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam tại Hội nghị điều phối viện
chợ cho ngành giáo dục.
12

Phân bố các nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo đã thay đổi đáng kể trong những
năm gần đây trong đó tỷ lệ đóng góp của các nguồn ngoài ngân sách Nhà nƣớc tăng đáng kể
(xem bảng 4)
Bảng 4: Chi tiêu của nhà nƣớc và tƣ nhân cho giáo dục 1993

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ GD &. ĐT. 1995


Dự báo trong giai đoạn 1995-2000 tỷ lệ ngân sách Nhà nƣớc chỉ cho giáo dục - đào
tạo sẽ tăng hàng năm và chiếm khoảng 13-14% tổng ngân sách nhà nƣớc. Sau năm 2000 dự
kiến đƣa tỷ lệ này lên 15-20 %.
Cùng với các biện pháp tăng nguồn lực tài chính cho giáo dục - đào tạo. Chính phủ
Việt Nam đặc biệt chú ý đến vấn đề củng cố và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên - giải
quyết môt trong các vấn đề gay cấn của hệ thống giáo dục hiện nay. Quan điểm cơ bản đổi
mới công tác đào tạo giáo viên là đầu tƣ củng cố và quy hoạch lại mạng lƣới các trƣờng đào
tạo giáo viên theo hƣớng xóa bỏ thế "khép kín" trƣớc đây của hệ thống sƣ phạm, xây dựng hệ
thống sƣ phạm '' mở" trên cơ sở liên kết chặt chẽ với các loại hình đào tạo khác ở các bậc đại
học, huy động mọi nguồn lực của hệ thống giáo dục đại học để hỗ trợ công tác đào tạo giáo
viên. Đồng thời xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ về đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ giáo
viên đặc biệt với giáo viên miền núi.
13

vùng sâu, vùng xa. Thực hiện tiêu chuẩn hóa trình độ nghề nghiệp của giáo viên ở mọi cấp
theo hƣớng cao đẳng hóa, đại học hóa đôi ngũ giáo viên các cấp ở giáo dục phổ thông và
chuyên nghiệp, Bảo đảm cho phần lớn cán bộ giảng dạy ở các trƣờng đại học, cao đẳng có
trình độ từ cao học trở lên ( hiện nay tỷ lệ này mới chiếm 21 % ).
Hiện nay, mạng lƣới các trƣờng sƣ phạm ở Việt Nam đã đƣợc củng cố một bƣớc. Cả
nƣớc đã có 9 trƣờng đại học sƣ phạm trong đó các trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Huế, Thái Nguyên đã nhập vào các trƣờng đa ngành quốc gia hoặc khu
vực. Hầu hết các tỉnh đã hình thành trƣờng cao đẳng sƣ phạm với nhiều hệ đào tạo giáo viên
các cấp. Các trƣờng đại học đa ngành khu vực nhƣ Đại học Cần Thơ, Đại học Tây nguyên
đều có khoa sƣ phạm. Hoạt động đào tạo của các trƣờng sƣ phạm đã đƣợc đổi mới một bƣớc
cả về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp đào tạo. Mở rộng mục nêu đào tạo giáo viền dạy
nhiều môn (trong cùng lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xả hội-nhân văn ; khoa học tự
nhiên kỹ thuật), dạy đƣợc nhiều cấp với sự chú ý tăng tính cơ bản hệ thống và năng lực thực
hành giảng dạy, giáo dục và quản lý học sinh của giáo viên. Quy mô đào tạo giáo viên tiếp
tục tăng trong các năm tới ( xem bảng 5).
Bảng 5 : Dự báo nhu cần đào tạo giáo viên đến năm 2010

Số lƣợng GV Cơ cấu trình độ cần đào tạo


Hệ đào tạo
cần đào tạo Trung học Cao đẳng Đại học Thạc sĩ
395.645 108.800 27.7.000 8.000 1.900
Tiểu học
(27,5%) (70%) (2%) (0,5%)
223.620 - 42.500 178.900 2.200
Trung học cơ sở
67.607 - - 66.200 1.300
Trung học chuyên ban
(98 %) (2%)
Nguồn: Chƣơng trình, quốc gia xây dựng đội ngũ giáo viên và các
trƣờng sƣ phạm. E GD & ĐT. 1994
B. Tình hình giáo dục ở các bậc học:
B.1. Giáo dục mầm non: Với quan điểm- Trẻ em là tƣơng lai của dân tộc, tƣơng lai
của đất nƣớc giáo dục mầm non trƣớc tuổi học ở Việt Nam bao gồm các lộp mẫu giáo và nhà
trẻ đƣợc Nhà nƣớc quan tâm củng cố và phát phát triển phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế-xã hội của đất nƣớc.
14

Việt Nam là nƣớc sớm phê chuẩn công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em và Quốc hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em ngày
12/8/1991. Những nội dung cơ bản của đạo luật này là:
- Trẻ em có quyền và cần đƣợc chăm sóc. giáo dục ngay từ khi mới lọt lòng:
- Gia đình, Nhà nƣớc, xã hội cũng có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Dân số và kế hoạch hóa gia đình ngoài xã hội.
Sự giảm sút về quy mô, mạng lƣới các cơ sở nhà trẻ mẫu giáo trong những năm 1988-
1992 đƣợc ngăn chặn nhờ có các giải pháp đổi mới tích cực ngành giáo dục mầm non của
Nhà nƣớc và ngành giáo dục - đào tạo. Xu hƣớng hiện nay là đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa
các loại hình giáo dục mầm non mà chủ yếu là dân lập hóa và tƣ thục hóa các cơ sở giáo dục
mầm non ở các địa phƣơng. Ở nhiều địa phƣơng nhƣ Hải Phòng đã có 50 % nhà trẻ mẫu giáo
đƣợc dân lập hóa. Nhiều loại hình mới xuất hiện nhƣ:
+ Nhóm trẻ gia đình;
+ Nhóm tuổi thơ:
+ Lớp mẫu giáo 5 tuổi ( 36 buổi, 26 tuần );
+ Nhà trẻ mẫu giáo công lập ;
+ Nhà trẻ mẫu giáo dân lập.
Đầu tƣ kinh phí cho cơ sở vật chất hàng năm đã tăng lên ở một số thành phố. Năm
1991 : 3039 triệu đồng ; năm 1993 : 3259 triệu đồng, tính trong 31 tỉnh/54 tỉnh ở Việt Nam
(theo Báo cáo tổng kết 3 năm 1990-1993 của Vụ Mầm non - Bộ GD&ĐT). Bên cạnh đó các
cơ sở giáo dục mầm non nhận đƣợc nhiều nguồn kinh tài trợ của các tổ chức quốc tế
UNICEF: FAO : WHO các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân, tổ chức từ thiện khác để
tăng cƣờng cơ sở vật chất và bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên v.v ....
Chất lƣợng chăm sóc - giáo dục trẻ em từng bƣớc đƣợc nâng cao nhƣ đổi mới các
chƣơng trình mẫu giáo đựơc thực hiện từ năm 1990 với mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ em
toàn diện cả về sức khỏe. trí tuệ thẩm mỹ, nếp sống sinh hoạt. Nội dung giáo dục trở nên
phong phú hơn bao gồm cả các chƣơng trình làm quen với các chữ cái ở các lớp mẫu giáo
lớn, chƣơng trình âm nhạc tạo hình, trò chơi...Phƣơng pháp giáo dục nhấn mạnh phƣơng pháp
tích cực phát huy sự năng động của trẻ, phù hợp với các đặc trƣng tâm sinh lý lứa tuổi.
15

Cùng với quá trình nâng cao chất lƣợng- chăm sóc giáo dục, mạng lƣới các cơ sở giáo
dục mầm non ngày càng đƣợc củng cố và phát triển- Trong năm học 1994-1995 trên phạm vi
cả nƣớc đã có 14.115 nhà trẻ và nhóm trẻ dân lập Trên tổng số 38.669- nhà trẻ và nhóm trẻ;
2302 trƣờng mẫu giáo dân lập trên tổng số 6.959 trƣờng (xem bảng)
Bảng 6: Tình hình giáo dục mầm non từ 1991-1995

Loai hình 1991-1992 1992-1995 1993-1994 1994-1995


+ Số nhà trẻ 14.488 11.425 7.872 6.800
+ Số đi nhà trẻ 488.948 464.052 448.692 443.700
+ Tỷ lệ đi nhà trẻ trong độ
8,1% 7,0% 7,6% 7.6%
tuổi( 0-2 tuổi)
- Số trƣờng mẫu giáo 6. 866 6.806 6. 870 6.900
- Số học sinh mẫu giáo 1.493.583 1538.882 1659.247 1.777.000
- Tỷ lệ đi học trong độ
28.8% 29% 30% 31%
tuổi (3-5 tuổi)
Nguồn: Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD-ĐT. 1994
B.2. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
Ngay từ năm 1978, Việt Nam đã cơ bản thực hiện công tác xóa mù chữ trong phạm vi
cả nƣớc với tỷ lệ khoảng 90% dân số biết chữ song công tác xóa mù chữ vẫn tiếp tục đƣợc
đẩy manh đặc biệt ở các miền núi - dân tộc vùng sâu vùng xa do trong những năm gần đây,
dƣới ảnh hƣởng của những biến động về kinh tế-xã hội và sự giảm sút của ngành giáo dục -
đào tạo tỷ lệ trẻ em bỏ học và thất học tăng cao ( năm 1989-1990 tỷ lệ bõ học ở bậc tiểu học
lên đến 12.7%). Một số lƣợng lớn ngƣời biết chữ do nhiều nguyên nhân đã mù chữ trở lại. Ở
vùng núi phía Bắc trong năm 1995 tỷ lệ tái mù ƣớc tính khoảng 40%. Theo số liệu tổng điều
tra dân số 1989 Việt nam có 5.200.000 ngƣời mù chiếm khoảng 12 % dân số trên 10 tuổi
trong đó có 2 triệu ngƣời mù chữ trong độ tuổi 15-35 (chiếm 11 % số dân trong độ tuổi này).
Cho đến 1995, số ngƣời mù chữ trong độ tuổi 15-35 vẫn còn khoảng 1.8 triệu ngƣời và có
hơn 1.6 triệu trẻ em từ 6-14 tuổi thất học. Tỷ lệ số dân mù chữ ờ vùng miền núi và dân tộc ít
ngƣời còn rất cao; Với dân số khoảng 10 triệu ngƣời chiếm 13 % dân số toàn quốc nhƣng số
ngƣời mù chữ là dân tộc thiểu số còn khoảng 1 triệu ngƣời chiếm 35% tổng số ngƣời mù chữ
trong cả nƣớc. Một số dân tộc thiểu số tỷ lệ mù chữ rất cao nhƣ dân tộc Dao 75 % dân tộc
H'mông 88%
16

Để đẩy mạnh công tác xóa nạn mù chữ, vào cuối năm 1989 Việt Nam đã Thành lập
ủy ban quốc gia xóa nạn mù chữ và triển, khai thực hiện kế hoạch hành động xóa nạn mù chữ
trong cả nƣớc trong chƣơng trình quốc gia giáo dục cho mọi ngƣời đến năm 2000. Từ 1990
đến 1995 dã có khoảng 1 triệu ngƣời đƣợc công nhận biết chữ ( trong độ tuổi 15-35 ), nhiều
biện pháp tích, cực để đấu tranh xóa nạn mù chữ đã đƣợc triển, khai nhƣ phát triển các lớp
học gia đình; các phân trƣờng tại bản (từ lớp 1-3 ); mở rộng loại hình giáo dục thƣờng xuyên
v.v ... Đặc biệt là kết hợp các chƣơng trình xóa nạn mù chữ với các chƣơng trình phát triển
kinh tế-xã hội, phát triển cộng đồng ở địa phƣơng trong các lĩnh vực sản xuất, thƣơng mại, y
tế, văn hóa v.v....
Cùng với việc đẩy mạnh công tác xóa nạn mù chữ, công tác phổ cập giáo dục tiểu học
cũng đƣợc triển, khai mạnh mẽ theo tinh thần của Luật phổ cập giáo dục tiểu học đƣợc ban
hành 1991. Sau năm,1992 bậc học này đã có phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Số học sinh tiểu học tăng từ 9.105.104 em (1991-1992) lên 10.047.564 em (1993-1994). Tỷ
lệ bỏ học giảm từ 12,7% vào năm học 1989-1990 xuống 6,58% vào năm học 93-94, Tỷ lệ lƣu
ban giảm từ 10.6% năm 1989-1990 xuống 6,18% năm 1993-1994, 80% dân số trong độ tuổi
15-35 đã có trình độ giáo dục tiểu học.
Một trong những mục tiêu chính của chƣơng trình "Giáo dục cho mọi ngƣời" ở Việt
nam đến năm 2000 là xóa mù chữ cho mọi ngƣời ở độ tuổi 15-35 và phổ cặp giáo dục tiểu
học cho trẻ em trong độ tuổi 6-11. Tới năm 1994 trên cả nƣớc Việt Nam đã có 35/53 tỉnh và
thành phố. 157/450 huyện, thị trấn và 3700/10000 xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ
và phổ cập giáo dục tiểu học với các chỉ tiêu chủ yếu sau đây :
- 90% số dân trong độ tuổi 15-35 biết chữ ( có trình độ tối thiểu lớp 3 bậc tiểu học).
- 90% trẻ em 6 tuổi đến trƣờng.
- 90% trẻ em đi học từ lớp 1 đến lớp 5 tiểu học.
- 90% trẻ em từ 11-14 tuổi tốt nghiệp tiểu học.
17

Bảng 7 : Tình hình giáo dục tiểu học từ năm 1991-1995

1991-1992 1992-1993 1993-1994 1994-1995

Số trƣờng tiểu học (nghìn) - 8743 10.137 10.971

Số học sinh - 9.476.441 9.725.095 10.047.564

Số trẻ ở lứa tuổi (6-10tuổi) 8.356.986 9.058.172 9.040.955 8.709.243

Tỷ lệ đi học (%) 103 105 108 115

Hệ thống giáo dục tiểu học đã và đang đƣợc củng cố và hoàn thiện cả về cơ sở vật
chất và đội ngũ giáo viên. Nhiều trƣờng tiểu học đƣợc đầu tƣ xây dựng lại và trang bị cơ sở
vật chất cho hoạt động dạy và học từ nguồn đóng góp của nhân dân, của địa phƣơng, của
ngân sách nhà nƣớc và các tổ chức quốc tế nhƣ WB, UNICEF, UNESCO v.v... các hoạt động
giáo dục bậc tiểu học đƣợc đổi mới toàn diện cả về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy -
học cho phù hợp với từng vùng, từng địa phƣơng, và dân tộc. Đã xây dựng và thực hiện
chƣơng trình phổ cập tiểu học rút gọn 100 tuần cho khu vực miền núi - dân tộc và phát triển
một số chƣơng trình dạy song ngữ Việt -Tàỵ ; Việt - BaNa ; Việt - H'mông v.v... các phƣơng
pháp đào tạo mới nhƣ ứng dụng công nghệ dạy học ở tiểu học đƣợc nghiên cứu và thử
nghiệm từng bƣớc.
B.3. Giáo dục trung học phổ thông :
Trong hệ thống giáo dục quốc dân mới ở Việt Nam (1993) các loại hình giáo dục phổ
thông ở bậc trung học cơ sở có hai bậc : bậc trung học cơ sở ( từ lớp 6-lớp 9 ) và bậc trung
học chuyên ban (từ lớp 10 lớp 12). Giáo dục trung học sau thời kỳ giảm sút về quy mô đào
tạo 89-92 do những biến động về kinh tế-xã hội và chịu ảnh hƣởng trực tiếp của việc suy
giảm quy mô đào tạo ở bậc đại học đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. Số học sinh
cấp III (trung học phổ thông hoặc chuyên ban) đã tăng dần từ năm học 1992-1993. Tổng số
học sinh trong học trong năm học 1994-1995 đã vƣợt cả những năm phát triển trƣớc đây.
Năm học 1984- 1985 số học sinh cấp III (trong học phổ thông ) là 789.000 ngƣời thì năm
1994 -1995 là 863.000 (xem bảng 8).
Các loại hình trƣờng Trung học phổ thông đƣợc xây dựng và phát triển "trong quá
trình hình thành bậc trung học mới bao gồm các loại hình đào tạo trung học nghề, trung học
chuyên nghiệp và đào tạo nghề sau phổ thông cơ sở.
18

Bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ và liên thông qua các loại hình đào tạo trong bậc trung học mới
cả về mục tiêu và nội dung, phƣơng pháp đào tạo. Bậc trung học mới trở thành một bậc học
cung cấp nguồn nhân lực lao động kỹ thuật chủ yếu cho nhu cầu nhân lực của các cơ sở sản
xuất - dịch vụ nhiều thành phần ở "Việt Nam và chuẩn bị cho một bộ phận (khoảng 10%) học
sinh có năng lực và điều kiện tiếp tục theo học ở các bậc đào tạo đại học.
Từ năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực nghiệm phân ban ở bậc phổ
thông trung học. Ở bậc này ( từ lớp 10- lớp 12 ) học sinh đƣợc phân hóa theo 3 ban khác nhau
: Ban khoa học tự nhiên ( Ban A) ; Ban khoa học tự nhiên - kỹ thuật ( Ban B ); và Ban Khoa
học xã hội ( Ban C ). Đến năm học 1994-1995 việc thực nghiệm phân ban đã đƣợc mở rộng
ra 106 trƣờng ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nƣớc. Công tác giáo dục lao động, kỹ thuật
hƣớng nghiệp và dạy nghề đƣợc tăng cƣờng ở các loại hình trƣờng Trung học phổ thông.
Cùng với quá trình thực nghiệm phân ban, Chính phủ Việt Nam chủ trƣơng đầu tƣ
trọng điểm, để hình thành một số trung tâm chất lƣợng cao ở bậc phổ thông trung học, bắt
đầu là ba trung tâm (trƣờng trọng điểm chất lƣợng cao) có truyền thống lâu đời ở Hà Nội (
Trƣờng phổ thông trung học Chu Văn An); ở Huế (Trƣờng quốc học Huế) và ở thành phố Hồ
Chí Minh.
Bảng 8 : Tình hình giáo dục trung học từ 1990-1995

1990-1991 1991-1992 1992-1993 1993-1994 1994-1995


A Cấp II (PTTHCS) 3 - -
- Số trƣờng 3.986 4.616 -
- Số học sinh 2.708.067 2.678.351 2.813.992 3.101.483 3.678.734
- Tỷ lệ đi học trong độ tuổi (11-
44,5 % 43.6% 45.3% 4S.8% 54.8%
14)
B. Cấp III (PTTH)
- Số trƣờng 1.113 1.136 1.214 1.172 1.300
- Số học sinh. 527.925 528.735 576.024 714.369 863.000
- Tỷ lệ đi học trong độ tuổi ( 15-
12,3% 12.1 12.9% 15.8% 18.9%
17 )
19

B.4. Giáo dục chuyên nghiệp :


Giáo dục chuyên nghiệp là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân
mới cửa Việt Nam đƣợc hình thành từ 1993 với nhiều loại hình đào tạo đa dạng : Trung học
nghề, trung học kỹ thuật, trƣờng dạy nghề và các loại hình đào tạo ngắn hạn ở các trung tâm
dạy nghề, cơ sở đào tạo tƣ nhân ở các địa phƣơng v.v ....
Từ chỗ là hệ thống các trƣờng dạy nghề đào tạo đội ngũ nhân lực lao động kỹ thuật
cho các cơ sở kinh tế nhà nƣớc theo kế hoạch trong những năm 80, hiện nay hệ thống giáo
dục chuyên, nghiệp ở Việt Nam đã đƣợc mở rộng cả về quy mô và từng bƣớc nâng cao chất
lƣợng đào tạo thích ứng với nhu cầu đa dạng của thị trƣờng lao động. Các khóa đào tạo nghề
ngắn hạn (1-3 tháng) đƣợc mở ở hầu hết các. địa phƣơng với số lƣợng đào tạo ngày càng
tăng. Từ 113.700 lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo năm 89-90 tăng lên khoảng 300.000 ngƣời năm
93-94. Ở thành phố Hồ Chí Minh số học sinh học nghề ngắn hạn năm 1993 là 95.500 ngƣời
tăng lên 128.700 năm 1994. Các cơ sở dạy nghề tƣ nhân đƣợc khuyến khích thành lập và phát
triển. Trong năm 1994 ở Hà Nội đã có 6 trƣờng dạy nghề tƣ nhân và hàng trăm lớp dạy nghề
tƣ nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ xã hội
Bƣớc phát triển mới trong lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề là đã hình
thành và phát triển loại hình trung học nghề - nhằm đào tạo đội ngũ công nhàn kỹ thuật lành
nghề có trình độ văn hóa phổ thông trung học. Cho đến nay, đã có 50 trƣờng chuyên nghiệp
và dạy nghề mở các khóa đào tạo này so với 3 trƣờng mở khóa đào tạo trung học nghề thực
nghiệm trong nhũng năm 1984-1987. Trƣờng trung học nghề là một mô hình mới đào tạo
mục tiêu kép : ngƣời học vừa có trình độ chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp vừa có trình độ
văn hóa tƣơng đƣơng phổ thông trung học tạo cơ hội học lên ở bậc đại học. Quá trình đào tạo
kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học - công nghệ với kỹ nâng, kỹ xảo nghề nghiệp do đó
tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Loại hình đào tạo trung học chuyên nghiệp củng có những bƣớc phát triển mới với
việc chuyển mục tiêu đào tạo trung học chuyên nghiệp ở một số ngành kỹ thuật - công nghệ
sang mục tiêu đào tạo kỹ thuật viên bậc cao (trình đô cao đẳng) hoặc đào tạo trung bọc nghề:
Việc mở hệ đào tạo kỹ thuật viên bậc cao kết hợp với Quá trình nâng cấp một số trƣờng trung
học chuyên nghiệp cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đã góp phần nâng cao chất lƣợng
đào tạo và tính thích, ứng của hệ thống đào tạo chuyên, nghiệp đối với các nhu cầu xã hội.
20

Trong quá trình đổi mới, hệ thống các trƣờng chuyên nghiệp - dạy nghề đang nghiên
cứu và triển khai nhiều phƣơng thức đào tạo mới nhƣ đào tạo theo Môđun (MES) ; đào tạo
theo chƣơng trình tích hợp ; đào tạo theo công nghệ v.v... . Một số trƣờng trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề dự kiến sẽ đƣợc đầu tƣ nâng cấp để hình thành các trung tâm chất lƣợng
cao về đào tạo chuyên nghiệp. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, chuyên nghiệp và dạy
nghề đƣợc mở rộng với nhiều dự án quốc tế với ADB; Hàn Quốc; Canada; Austraiia v.v....
Bảng 9 : Tình hình giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề 1990-1995

1990-1991 1991-1992 1992-1993 1993-1994 1994-1995


A. Hệ HT chuyên nghiệp
- Số trƣờng 270 265 262 267 259
- Số học sinh 104.217 107.100 113.900 111.512 97.661
- Số tốt nghiệp 45.737 45.320 45.600 43.446 29.987
B. Hệ dạy nghề
- Số trƣờng - 204 198 182 177
- Số học sinh 142.492 126.950 120.238 82.966 62.614
- Số tốt nghiệp 51.300 55.410 88.700 39.159 21.087
C. Hệ ngắn hạn
- Số Trung tâm ≈ 200 ≈ 300
- Số học sinh 125.000 150.000 270.000 ≈ 250.000 300.000

B.5. Giáo dục đại học :


Một Trong những hệ thống giáo dục đƣợc Quan tâm phát triển, đổi mới mạnh mẽ ở
Việt Nam trong những năm 90 là hệ thống giáo dục đại học. Từ mô hình giao dục đại học dựa
theo mô hình giáo dục đại học Liên xô (cũ) hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã đƣợc
chuyển đổi cả về cơ cấu hệ thống loại hình trƣờng, mục tiêu và phƣơng pháp đào tạo v.v....
Quy mô đào tạo bậc đại học ngày càng đƣợc mở rộng do đa dạng hóa các loại hình đào tạo,
hình thành nhiều loại hình đào tạo mới nhƣ Đại học mở. Đại học dân lập, các trƣờng cao
đẳng cộng đồng v.v ... đồng thời chất lƣợng đào tạo đã tăng thêm một bƣớc.
23

Bảng 10 : Tình hình phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam 1990-1995

1990-1991 1991-1992 1992-1993 1993-1994 1994-1995


* Số trƣờng :
- Tổng số 105 106 105 100 96
- Đại học 61 61 60 56 52
- Cao đẳng 44 45 45 44 44
* Số sinh viên
Tổng số 145.602 112.000 132.900 157.100 367.586
* Số giáo viên
Tổng số 20.871 21.800 21.000 20.648 21.484
Nữ 6.485 6.518 6.561 6.710

PHẦN III: NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC HÌNH


THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - GIÁO DỤC Ở CÁC BẬC HỌC.

Cùng với quá trình đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục đào tạo, phát triển nhiều loại
hình đào tạo mới trong tất cả các bậc học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau
đại học, vấn đề đổi mới nội dung, phƣơng pháp và các hình thức tổ chức dạy học trong các
loại bình đào tạo đƣợc quan tâm đặc biệt và đƣợc coi nhƣ là một biện pháp cơ bản để nâng
cao chất lƣợng và hiệu quả các mặt hoạt động giáo dục và đào tạo ở các cấp.
Ngay từ năm 1991-1995, ngành giáo dục - đào tạo ở Việt Nam đã tiến hành triển khai
8 chƣơng trình phát triển giáo dục có mục tiêu của ngành : trong đó có chƣơng trình trọng
điểm là cải cách mục tiêu nội dung- phƣơng pháp giáo dục đào tạo trong các loại hình trƣờng
từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Trên cơ sở xác định lại mục tiêu đào tạo, nội
đung đào tạo ở các bậc học đã và đang đƣợc thiết kế lại theo hƣớng tinh giản - hiện đại - Việt
Nam nhằm đƣa công tác: giáo dục - đào tạo Việt Nam hội nhập với quá trình phát triển chung
của thế giới và khu vực.
III.1 Ở bậc giáo dục mầm non :
Từ năm 1986 đến nay, một loạt các chƣơng, trình chăm sóc giáo dục trẻ ở các lớp nhà
trẻ - mẫu giáo đã đƣợc triển khai rộng rãi với sự phối hợp giữa ngành giáo dục mầm non của
Bộ Giáo dục và
24

Đào tạo với Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế khác nhƣ UNESCO, UNICEF tổ chức Radda
Brarhanen v.v ... nhƣ chƣơng trình phát triển nhóm trẻ gia đình, đề án giáo dục các bậc cha
mẹ, chƣơng trình lồng ghép và kích thích trẻ phát triển, chƣơng trình cải cách mẫu giáo và
chỉnh lý nhà trẻ v.v ....
Năm học 1988-1989 : Ban hành chƣơng trình 5 tuổi - 26 tuần. Bắt đầu thực hiện
chƣơng trình lồng ghép thí điểm.
Năm học 1989-1990 : Triển khai thực hiện chƣơng trình chỉnh lý ở các nhà trẻ điểm
và phân ra đại trà vào các năm 90-91.
Năm học 1990-1991 : Thực hiện Quyết định 55/QD ngày 02/3/90 về đổi mới mục
tiêu, yêu cầu, phƣơng pháp đào tạo trong hoàn ngành giáo dục mầm non.
Năm học 1992-1993 : Triển khai thực hiện chƣơng trình cải cách mẫu giáo trong cả
nƣớc ở 1.700 trƣờng.
Các chƣơng trình cải cách đƣợc biên soạn theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình hoạt
động giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc sức khỏe - dinh dƣỡng với giáo dục phù hợp
với các đặc thù lứa tuổi và trình độ phát triển tâm sinh lý trẻ trong độ tuổi. Thực hiện phƣơng
châm học mà chơi, chơi mà học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ v.v .... Đặc biệt
chƣơng trình cải cách mẫu giáo đã chú trọng mở rộng các nội dung giáo dục âm nhạc, tạo
hình thẩm mỹ, làm quen với chữ cái v.v ... chú ý phát hiện và bồi dƣỡng trẻ em có năng khiếu
về các mặt, chuẩn bị tích cực cho trẻ em vào bậc tiểu học.
Phƣơng pháp giáo dục ở bậc mầm non có bƣớc phát triển với quá trình đổi mới cách
thức tổ chức, hoạt đông giáo dục nhằm tăng tính tích cực sáng tạo của trẻ tăng cƣờng các
phƣơng pháp trực quan và mở rộng các hoạt động giao tiếp với thiên nhiên, xã hội phù hợp
với từng lứa tuổi.
III. 2 Ở bậc giáo dục tiểu học.
Để thích ứng với mục riêu giáo dục tiểu học -bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em
Việt Nam từ 6-11 tuổi là Bƣớc đầu hình thành đặc trƣng nhân cách con ngƣơi Việt Nam : yêu
quê hƣơng, đất nƣớc, yêu hòa bình và lẽ phải đoàn kết thân ái với bạn bè, tôn trọng quy định
ở nhà trƣờng ... có những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con ngƣời và các kỹ năng
nghe, đọc, nói, viết và làm tính : có thói quen rèn luyện thể lực, giữ gìn vệ sinh và sức khỏe.
Bƣớc đầu có hiểu biết và các kỹ năng lao động, sử dụng dụng cụ đơn giản trong gia đình ".
25

Nội dung giáo dục tiểu học có các môn học chủ yếu sau : Giáo dục công dân. Văn -
tiếng Việt, Kỹ thuật, Nhạc, Ngoại ngữ, Tin học. Thể dục - Vệ sinh và các hoạt động khác.

Bảng 11 Kế hoạch chƣơng trình giáo dục bậc tiểu học

( Quyết định 2957/GD-ĐT ngày 14/10/1995 )

Lớp Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5

Môn học
Tiếng Việt 11 10 9 3 3
Toán 1 5 5 5 5
Đạo đức 1 1 1 1 1
Tự nhiên và xã hội 1 1 2 - -
Khoa học 2 2
Lịch sử 1 1
Địa lý - - 1 1 1
Kỹ thuật 1 2 2 2 2
Hát - nhạc 1 1 1 1 1
Mỹ thuật 1 1 1 1 1
Thể dục 1 2 2 2 2
Sức khỏe 1 1 1 1 1
Tổng cộng 22 21 21 25 25

III. 3 Ở bậc giáo dục trung học phổ thông :


Giáo dục trung học phổ thông có 2 loại hình cơ bản : trƣờng trung học phổ thông cơ
sở và trƣờng trung học chuyên ban ( bát dân thực nghiệm từ năm 1993 ).
Chƣơng trình trung học phổ thông cơ sở (từ lớp 6 -lớp 9 ) kế tiếp chƣơng trình phổ
thông ở bậc tiểu học nhằm tăng cƣờng và phát triển trình độ học vấn của học sinh sau tiểu
học và những phẩm chất nhân cách con ngƣời Việc Nam. Ở bậc học này, học sinh đƣợc trang
bị một cách có hệ thống các kiến thức nhân văn khóa học, xã hội và kỹ thuật phổ thông.
Ngoài ra chƣơng trình đào tạo còn chú trọng các môn Ngoại ngữ. Giáo dục công dân dạy kỹ
năng lao động và dạy nghề.
26

Bảng 12 : Chƣơng trình giảng dạy à bậc phổ thông trung học cơ sở

Số giờ / tuần
Môn học
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Tiếng Việt 3 3 2 2
Văn 3 2 2 2
Lịch sử 1 1 2 2
Địa lý 1 2 1 1
Giáo dục công dân 1 1 1 2
Toán 5 5 5 4
Hóa 2 2 1 2
Vật lý 2 2 2 2
Sinh học 4 2 2 3
Thể dục 2 3 2 2
Ngoại ngữ 2 2 3 3
Kỹ thuật - - 2 2
Tổng cộng 27 25 25 27

Nội dung giáo dục trung học phổ thông ( từ lớp 11-12) hƣớng với mục tiêu hoàn thiện
học vấn phổ thông trung học hoàn chỉnh, phát triển nhân cách toàn diện, thực hiện giáo dục
lao động kỹ thuật, hƣớng nghiệp và dạy nghề phổ thông để một mặt chuẩn bị cho một bộ
phận có nhu cầu và khả năng (khoảng 10% ) tiếp tục học lên đại học và mặt khác chuẩn bị
cho một bộ phận lớn theo học tiếp các lọai hình đào tạo chuyên nghiệp - dạy nghề hoặc tham
gia trực tiếp lao động sản xuất dịch vụ ngoài xã hội . Tốt nghiệp lớp 12. học sinh đƣợc cung
cấp có hệ thống các kiến thức giáo dục phổ thông và các kỹ năng của các lĩnh vực khoa học
tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, kỹ thuật. Hoàn thiện nhân cách và các phẩm chất công
dân, có sức khỏe tốt Nội dung chƣơng trình giảng dạy ở bậc trung học phổ thông cho ở bảng
sau :
27

Bảng 13 : Chƣơng trình giảng dạy trƣờng phổ thông trung học

Số giờ / tuần
Môn học
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Văn 2 2 2
Tiếng Việt 2 2 1
Lịch sử 1 1 2
Địa lý 1 1 1
Giáo dục công dân 1 1,5 1,5
Toán 4 5 5
Vật lý 3 3 3
Hóa học 2 2 2
Sinh Vật 1 1 2
Ngoại ngữ 3 3 3
Kỹ thuật 2 2 2
Thể dục 2 2 2
Tổng cộng 24 26,5 26,5
27

Bảng 14: Kế hoạch dạy học ở trƣờng, trung học chuyên ban

Ban A Ban B Ban C


( KHTN) Lớp (KHTN-KT) Lớp (KHXH ) Lớp
10 11 12 10 11 12 10 11 12
- Sinh hoạt đầu tuần 1 1 1 - Sinh hoạt đầu tuần 1 1 1 - Sinh hoạt đầu tuần 1 1 1
Các hoạt - Hoạt động tập thể 1 1 1 -Hoạt động tập thể 1 1 1 - Hoạt động tập thể 1 1 1
động chung
- Đào tạo nghề 3 3 3 - Đào tạo nghề 3 3 3 - Đào tạo nghề 3 3 3
- Tin học 2 1 1 - Tin học 2 1 1 - Tin học 2 1 1
Các môn
- GD công dân 2 1 1 - GD công dân 2 1 1 - GD công dân 2 1 1
chung
- GD quốc phòng 1 1 1 - GD quốc phòng 1 1 1 - GD quốc phòng 1 1 1
- GD thể chất 2 2 2 - GD thể chất 2 2 2 - GD thể chất 2 2 2
Các môn - Văn - tiếng Việt 1 2 1 - Văn - tiếng Việt 4 2 1 - Toán 2 2 3
chéo ban - Lịch sử 1 1 0 - L ịch sử 1 1 0 - Vật lý 1 1 0
- Địa lý 1 1 0 - Địa lý 1 1 0 - Hóa 1 1 0
- Ngoại ngữ 3 3 3 - Ngoai ngữ 3 3 3 - Sinh học 1 1 0
- Kỹ thuật 2 2 2 - Kỹ thuật 2 2 2
-Toán 5 5 6 - Toán 1 4 5 - Văn 2 2 3
Các môn - Lý 3 3 4 - Lý 2 3 3 - Tiếng Việt 3 2 2
chuyên ban
- Hóa học 2 3 3 - Hóa học 1 2 3 - Lịch sử 2 2 3
- Sinh học 2 2 3 - Sinh học 2 2 2 - Địa lý 2 2 2
- Tự chọn 0 3 3 - Kỹ thuật 4 4 4 - Triết học 1 1 2
- Tự chọn 0 3 3 - Ngoại ngữ 5 5 5
- Tự chọn 0 3 3
Tổng cộng 35 35 35 34 35 31 34 35 34
28

III.4 Ở bậc giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề :


Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng về loại
hình đào tạo và cơ cấu ngành, nghề đào tạo. Hiện nay, theo danh mục nghề đào tạo do Bộ
Giáo dục - Đào tạo (1992) thì ngành dạy nghề có 221 nghề đào tạo đƣợc xếp trong 56 nhóm
nghề bao trùm hầu hết các lĩnh vực sản xuất - dịch vụ của nền kinh tế quốc dân ; ngành giáo
dục trong chuyên nghiệp đào tạo 100 ngành trong các lĩnh vực công nghiệm, xây dựng, nông
nghiệp, giao thông - vận tải, y - dƣợc, thƣơng mại, nghệ thuật, sƣ phạm v.v ....
Tùy thuộc vào loại hình đào tạo và ngành nghề đào tạo mà nội dung đào tạo đƣợc
thiết kế phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đào tạo của từng ngành nghề. Bồn canh loại chƣơng
trình môn học, hiện nay trong lĩnh vực dạy nghề đã phát triển nhiều loại hình chƣơng trình
mới nhƣ chƣơng trình đào tạo nghề theo môđun (MES) cho các hệ đào tạo ngắn hạn. Chƣơng
trình tích hợp đào rạo theo các môn học hoặc phân học tích hợp giữa kiến thức khoa học với
kiến thức và kỹ năng kỹ thuật cơ sở; giữa lý thuyết và thực hành nghề v.v ....

Bảng 15 : Cấu trúc nội dung giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp trong các trƣờng dạy nghề chính quy

Mối quan hệ trực tiếp


Mối quan hệ gián tiếp
29

Khối các môn học chung: Bao gồm các nội dung giáo dục về chính trị -xã hội, giáo
dục công dân, thể dục, quân sự ... các môn học này đáp ứng yêu cầu phát Triển nhân cách
chung của ngƣời lao động trong xã hội với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Trong những năm gần đây, nội dung và kết cấu nội dung phần học này có sự thay đổi
rất lớn. Nhiều vấn đề xã hội có tính toàn cầu và quốc gia đang đƣợc đặt ta cho mọi ngƣời nhƣ
vấn đề giáo dục luật pháp, dân số, môi trƣờng, SIDA v.v ... cần đƣợc nghiên cứu đƣa vào nội
dung các môn học chung với hình thức và mức độ thích hợp. Trong các kế hoạch đào tạo, dự
đoán tỷ lệ này sẽ tăng lên khoảng 5-15 %.
Khối các môn học văn hóa - khoa học: chủ yếu bao gồm các môn khoa học tự nhiên
và xã hội ( Toán, Lý, Hóa, Sinh, Lịch sử. Địa lý v.v ... ) các môn học này đƣợc đƣa vào nội
dung chƣơng trình đào tạo nghề tùy thuộc vào đặc trƣng lĩnh vực nghề nghiệp ( công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ v.v ... ) và trình độ kỹ thuật (thủ công, cơ khí, điện tử, tự đông hóa v.v
... ). Phần lớn các nghề đào tạo đều tuyển học sinh tốt nghiệp THCS có nội dung đào tạo văn
hóa từ 1-3 môn với thời lƣợng khoảng 3-10% thời gian dành cho tất cả khóa học. Nội dung
đào tạo các môn văn hóa đƣợc thiết kế trên cơ sở các môn học tƣơng ứng ở trƣờng phổ thông
trung học có điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của trƣờng nghề. Đối với loại hình
trung học dạy nghề tỷ lệ này khoảng 30-40 % ( xem biểu đồ sau ).

Biểu đồ : Tỷ lệ thời gian dành cho các môn văn hóa khoa học trong kế hoạch học tập của các trƣờng
dạy nghề bình thƣờng và trƣờng trung học dạy nghề
30

Khối kiến thức cơ sở kỹ thuật: Bao gồm các kiến thức về cơ sở kỹ thuật-công nghệ,
kinh tế và quản lý v.v ... cho một nghề hoặc một nhóm nghề có liên quan. Khối kiến thức này
không chỉ làm nền tảng để học sinh có khả năng tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề
nghiệp (lý thuyết và thực hành ) và đồng thời có ý nghĩa quan -trọng trong quá trình mở rộng
và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho ngƣời lao động thực tiễn. Đối với một số
nghề có trình độ kỹ thuật cao nhƣ điện tử - tin học, tự động hóa các kiến thức kỹ thuật cơ sở
trở thành những kiến thức chuyên môn nghề nghiệp trực tiếp. Tỷ lệ khối này khoảng 10-15 %
tổng thời gian đào tạo.
Khối các môn học chuyên môn nghề nghiệp: Thông thƣờng có hai phần cơ bản : phần
lý thuyết và phần thực hành cơ bản nghề. Phần lý thuyết nghề bao gồm các kiến thức, kỹ
năng về công nghệ - kỹ thuật của một nghề, chuyên ngành cụ thể. Phần thực hành cơ bản bao
gồm nhiều bài tập thực hành cơ bản để hình thành ở học sinh những kỹ năng lao động cơ bản
cần thiết cheo nhu cầu mục tiêu đào tạo. Tỷ lệ thời gian dành cho khối này trong kế hoạch
đào tạo khoảng 40-60%.
Phần thực tập sarn xuất: Thông qua quá trình thực tập trực tiếp ở các cơ sở sản xuất
để củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, thích ứng với những loại
hình công việc thực tế ở các cơ sở sản xuất Thời gian dành cho phần này khoảng 15-20% thời
gian đào tạo.
III.5 Ở bậc giáo dục đại học :
Quá trình chuyển đổi mục tiêu đào tạo đại học đồng thời cũng là quá trình đổi mới căn
bản nội dung và cấu trúc nội dung: giáo dục đào tạo ở bậc đại học bao gồm các loại hình đào
tạo cao đẳng, đại học. cao học và tiến sĩ.
Nội dung đào tạo bậc đại học đã và đang đƣợc thiết kế lai theo 2 giai đoạn : giai đoạn
đại cƣơng và giai đoạn chuyên ngành. Giai đoạn đại cƣơng trang bị cho sinh viên những kiến
thức cơ bản diện rộng tạo cơ sở vững chắc để sinh viên tiếp tục theo học các chuyên nghành
thích hợp ở giai đoạn 2 chuyên ngành. Kiến thức và kỹ năng đƣợc cung cấp trong giai đoạn
đại cƣơng còn nhằm giúp cho ngƣời học có tấm nhìn rộng, có thế giới quan khoa học và nhân
sinh quan đúng đắn, phát triển phƣơng pháp và năng lực tƣ duy khoa học. khả năng thích ứng
và tiếp cận các biến đổi nhanh chóng trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ và thực tiễn xã
hội. Chƣơng trình giáo dục đại cƣơng bậc đại học đã đƣợc xây dựng theo 7 nhóm ngành là
(theo Quyết định ngày 03/12/1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ):
31

- Nhóm ngành Toán - Lý


- Nhóm ngành Hóa học
- Nhóm ngành Sinh học
- Nhóm ngành Kinh tế, Thƣơng mại và Quản lý
- Nhóm ngành Khoa học - xã hội
- Nhóm ngành Khoa học nhân văn
- Nhóm ngành Ngoại ngữ.
Chƣơng trình đào tạo đại học giai đoạn đại cƣơng theo 7 nhóm ngành trên bao gồm
hơn 70 chƣơng trình khác nhau của 36 môn học cơ bản.
Giai đoạn chuyên ngành đƣợc Thiết kế nội dung phù hợp với các chuyên ngành đào
tạo ở các trƣờng đại học với định hƣớng cơ bản là tăng cƣờng hệ thống kiến thức - kỹ năng
chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp và khả năng nghiên cứu phát
triển nghề nghiệp sau này.
Các chƣơng trình đào tạo bậc đại học đang từng bƣớc đƣợc hiện đại hóa, cập nhật với
các thành tựu tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học công nghệ. Nhiều chƣơng trình đào tạo các
ngành nghề mới ở bậc đại học đã đƣợc xây dựng nhƣ các chƣơng trình đào tạo trong các lĩnh
vực quản trị - kinh doanh, du lịch, công nghệ thông tin, công nghệ nông thôn ( công thôn )
v.v ....
Cấu trúc nội dung chƣơng trình bậc đại học đang đƣợc thiết kế lại theo hƣớng chuyển
đổi từ cấu trúc truyền thống theo các môn học ở các niên chế sang cấu trúc theo học phần -
tín chỉ nhằm mềm hóa chƣơng trình đào tạo, tăng khả năng liên thông, chuyển đổi giữa các
nghành đào tạo và tổ chức đào tạo theo nhu cầu và năng lực học tập của ngƣời học.
Bảng 16 : Quy định số lƣợng án chi cho các bậc đào tạo đại học

Chứng chỉ cho Số chứng chỉ


Tổng chứng chỉ
Loại trƣờng giai đoạn đại cho giai đoạn
yêu cầu
cƣơng chuyên nghành
Hệ cao đẳng 3 160 90 70
4 210 90 120
Hệ đại học 5 270 90 180
6 320 90 230
Nguồn: Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục - Đào tạo ngày 3/12/1993
32

Theo quy định này, một tín chỉ ( credit) tƣơng đƣơng 1 giờ giảng lý thuyết ( hoặc 2-3
giờ thực hành và 1 giờ chuẩn bị ở nhà cho một tuần và đƣợc thực hiện trong suốt một học kỳ
) ( khoảng 15 tuần).
Phƣơng pháp giáo dục đại học đƣợc đổi mới theo hƣớng sử dụng các phƣơng pháp
dạy học tích cực. nâng cao tích chủ động sáng tạo và tích cực "của sinh viên trong quá trình
giảng - dạy ở bậc đại học. Chú trọng các phƣơng pháp tự học. làm việc độc lập nâng cao từng
bƣớc năng lực nghiên cứu khoa học -công nghệ của sinh viên. Phát triển và ứng dụng rộng rãi
các phƣơng tiện dạy học hiện đại nhƣ:máy chiếu, máy vi tính, video, multimedia v.v.... Tăng
cƣờng khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề ở sinh viên.
Nội dung chƣơng trình đào tạo ở các bậc cao học đƣợc thiết kế theo chuyên ngành
đào tạo ở bậc học này nhằm kế thừa và phát triển ở trình độ cao hơn nội dung đào tạo ở các
chuyên ngành tƣơng ứng ở bậc đại học. Chƣơng trình đào tạo cao học chú trọng trang bị kiến
thức - kỹ năng cơ bản rộng bao gồm cả các kiến thức kỹ năng về ngoại ngữ, vi tính và các
kiến thức cơ bản về chính trị - xã hội. Trên cơ sở đó chƣơng trình chuyên môn định hƣớng
phát, triển manh năng lực nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp ở trình độ cao. Đồng thời tạo
cơ sở để ngƣời học tiếp tục đƣợc đào tạo ở bậc tiến sĩ
Trong một cơ sở đào tạo quốc tế ở bậc đại học nhƣ AITCV chƣơng trình đào tạo
đƣợc thiết kế theo chuẩn quốc tế và khu vực để bảo đảm trình độ đào tạo tƣơng đƣơng với
các nƣớc trong khu vực đồng thời có tính đến đặc trƣng và trình độ phát triển của các ngành
công nghệ - kinh tế ở Việt Nam.
PHẦN IV: CHÍNH SÁCH VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.
IV1. Chính sách phát triển giáo dục :
Chính sách phát triển giáo dục ở Việt Nam đƣợc nêu trong Nghị quyết hội nghị lần
thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ƣơng ĐCSVN ( 01/1993) về Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo
dục và đào tạo ".
1. Những quan điểm chỉ đạo:
a. Giáo dục - đào tạo đƣợc coi là quốc sách hàng đầu, là một động lực và một điều
kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội.
33

Đầu tƣ cho giáo dục phải đƣợc coi là một trong những hƣớng chính của đầu tƣ cho phát triển.
b. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.
Giáo dục phải bảo đảm phát triển quy mô, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả.
c. Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nƣớc, vừa phù hợp với xu thế
tiến bộ của thời đại phải trở thành một nền giáo dục liên tục phục vụ việc học tập suốt đời.
d. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Ngƣời học phải đóng góp học phí ngƣời sử
dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo. Nhà nƣớc có chính sách bảo đảm
cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách đều đƣợc đi học.
2. Những chủ trƣơng, chính sách lớn :
• Những chính sách chung cho cả hệ thống giáo dục.
a. Cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống văn bằng. Củng cố trƣờng
công, khuyến khích mở trƣờng bán công, dân lập; cho phép mở trƣờng tƣ ở giáo dục mầm
non chuyên nghiệp và đai học. Đa dạng hóa các loai hình, giáo dục nhƣ: tập trung và không
tập trung, chính quy và không chính quy, học từ xa v.v ....
b. Xác định lai mục tiêu giáo dục - đào tạo, thiết kế lại chƣơng trình, kế hoạch, nội
dung, phƣơng pháp giáo dục và đào tạo cụ thể của từng bậc cấp học, ngành học đáp ứng yêu
cầu phát triển của đất nƣớc. đặc biệt yêu cầu công nghiệp hóa. hiện dại hóa đất nƣớc.
c. Tăng cƣờng hệ thống luật pháp trong giáo dục. Tăng dần tỷ trọng ngân sách giáo
dục trong tổng ngân sách. Huy động các nguồn đầu tƣ trong nhân dân, viện trợ quốc tế, vay
vốn nƣớc ngoài để phát triển giáo dục.
d. Xây dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
e. Đổi mới quản lý giáo dục.
34

• Về giáo dục phổ thông:


Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, tiến tới thực hiện phổ cập cấp trung học cơ sở.
nhất là ở các đô thị. Hình thành cấp trung học chuyên ban Chú trọng giáo dục hƣớng nghiệp,
dạy nghề.
• Về giáo dục chuyên nghiệp:
Mở rộng giáo dục nghề nghiệp, đa dạng hóa các trƣờng lớp, dạy nghề đáp ứng yêu
cầu học nghề ngắn hạn, đào tạo lực lƣợng công nhân lành nghề bậc cao, cung cấp nhân lực
đƣợc đào tạo tốt cho công nghệ tiên tiến, cho các khu công nghiệp tập trung .... Tăng cƣờng
liên hệ đào tạo nghề với thị trƣờng sức lao động, việc làm.
• Về giáo dục đại học:
a. Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học.
Sắp xếp lại mạng lƣới các trƣờng đại học và cao đẳng, với 4 loại hình là: đại học đa
lĩnh vực quốc gia ; đại học đa lĩnh vực vùng ; đại học, cao đẳng chuyên ngành ; đại học, cao
đẳng cộng đồng.
Phát triển hệ đào tạo sau đại học : cao học, tiến sĩ.
b. Đẩy manh nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, nghiên cứu những vấn
đề về khoa học phục vụ sự phát triển của giáo dục - đào tạo.
• Về giáo dục thƣờng xuyên:
Tiếp tục thanh toán nạn mù chữ trong những ngƣời lao động. Phát triển các hình thức
giáo dục thƣờng xuyên ( đặc biệt là các hình thức không tập trung, không chính quy ... ) trên
cơ sở bảo đảm chất lƣợng.
Áp dụng từng bƣớc công nghệ giáo dục từ xa.
• Củng cố và phát triển giáo dục ở các trƣờng vùng dân tộc thiểu số và những
vùng khó khăn:
Việc này đƣợc thực hiện nhờ mở rộng hệ thống các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú
cấp tỉnh. huyện nhằm chuẩn bị nguồn cho đào tạo nhân lực.
35

3. Những lĩnh vực ƣu tiên trong hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo:
a. Phát triển nguồn nhân lực đặc biệt về đào tạo kỹ năng trình độ các nhân lực thành
thạo chuyên môn thuộc những lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến và quản lý kinh doanh.
b. phát triển những ngành học và môn học cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa
và hiện đại hóa kinh tế Việt Nam và cần thiết cho sự hợp tác với cộng đồng quốc tế, đặc biệt
vẽ mặt xây dựng những trung tâm chất lƣợng cao về giáo dục và đào tạo.
c. Đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên. cán bộ quản lý giáo dục và trao đổi sinh
viên, thông tin, tài liệu và kinh nghiệm về giáo dục khoa học
IV.2. Mục tiêu và các phƣơng hƣớng chủ yếu phát triển giáo dục đến năm
2020.
Quy mô của hệ thống giáo dục là một tiêu thức quan trọng thể hiện khẳ năng đáp ứng
của xã hội đối với nhu cầu của thế hệ trẻ muốn có trình độ đào tạo cần Thiết để có thêm điều
kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm, duy trì hoặc tạo ra việc làm. Do đó mở rộng quy mô giáo
dục cùng là biện pháp quan trọng nhằm góp phần tăng cƣòng sự công bằng xã hội về khẳ
năng đƣợc hƣớng giáo dục, nhờ đó có thể nâng cao thu nhập. Cho dù còn nhiều khó khăn thì
trong những năm tới vẫn phải tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục. Hiệu quả của giáo dục
Trƣớc hết phải đƣợc thể hiện vào sự đảm bảo chất lƣợng cần thiết, cho nên việc xác định quy
mô cho đối tƣợng nào phải đi đôi với việc xác định chất lƣợng cần thiết cho đối tƣợng ấy. Do
đó : mở rộng quy mô phải di đôi với bảo đảm chất lƣợng, đồng thời sự phát triển quy mô phải
hƣớng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.
1. Mục tiêu phát triển quy mô đến năm 2000 :
- Bảo đảm phần lớn trẻ 5 Tuổi đƣợc hƣởng chƣơng trình giáo dục mầm non trƣớc khi
và các trƣờng tiểu học.
- Giải quyết về cơ bản nạn mù chữ cho đối tƣợng ở độ tuổi 15-35, ở vùng khó khăn
tập trung xóa mù chữ cho cán bộ thanh niên ở độ tuổi 15-25.
36

- Hoàn thành phổ cập tiểu học bằng nhiều biện pháp kiên quyết ; thực hiện phổ cập
trung học cơ sở ở những thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung và một số tỉnh đồng bằng.
- Nâng cao tỷ trọng dân số trong độ tuổi đƣợc đi học lên 90% (độ tuổi 6-10), trung
học (phổ thông, chuyên nghiệp, dạy nghề) là 50% ( độ tuổi 11-17) đại học 5-6% ( độ tuổi 18-
22 ). Hiện nay những tỷ trọng tƣơng ứng là: 80-85%; 35,2%; 2-3%.
-Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng số lao động tham gia làm việc trong
nền kinh tế quốc dân từ 10% hiện nay lên 18-20% năm 2000 31-35% năm 2010 với chất
lƣợng mới phù hợp với đòi hỏi của công nghiệp hóa.
Định hƣớng mục tiêu phát triển quy mô đến năm 2010.
Phấn đấu đến năm 2010 :
- Phần lớn các trƣờng tiểu học học cả ngày (lúc đó khoảng 12 triệu học sinh)
- Phổ cập trung học cơ sở, thu hút 80% số thiếu niên trong độ tuổi 11-14 (6,7 triệu học
sinh).
- Trung học chuyên ban đƣợc hình thành vững chắc trong cả nƣớc, thu hút 40% số
thanh niên ở độ tuổi 15-17 (2,4 triệu học sinh); nếu tính gộp cả bậc trung học thì 63% số
thanh niên trong đô tuổi 11-17 đƣợc đi học.
- Đại học thu hút 20% ngƣời trong độ tuổi 18-22.
2. Về chất lƣợng :
Chất lƣợng là yêu cầu số một của hoạt động giáo dục - đào tạo. Trong những năm tới
phải tập trung nỗ lực vào vấn đề nâng cao chất lƣợng. Cần chỉ đạo chặt chẽ, có phƣơng pháp,
có tổ chức việc tiếp tục xác định lại mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, đặc biệt hết sức chú
trọng cải tiến phƣơng pháp dạy học và đánh giá trình độ. Cần tổ chức nghiên cứu áp dụng
sáng tạo những thành tựu khoa học công nghệ, khoa học giáo dục của thế giới vào sự nghiệp
đổi mới giáo dục - đào tạo nƣớc ta.
Tăng cƣờng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê Nin. tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, ý thức chính trị -
xã hội, tƣ tƣởng đạo đức, pháp luật lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, theo hƣớng
giữ gìn, bảo vệ, phát triển những bản sắc văn hóa của dân tộc, truyền thống cách mạng của
nhân dân, tiếp thu có chọn lọc những
37

tinh hoa văn minh của nhân loại, nâng cao lòng yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội.
Một yêu cầu hết sức quan trọng về chất lƣợng giáo dục - đào tạo trong những năm tới
là chất lƣợng giáo dục - đào tạo phải phù hợp với những nhu cầu vè công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc, phải tiếp cận chuẩn quốc tế (trƣớc hết trong vùng) về mặt chất lƣợng của
nguồn nhân lực.
Để có điều kiện thiết thực rút ngắn khoảng cách tụt hậu về giáo dục -đào tạo trong
vòng từ 5-10 năm tới, dành ƣu tiên về tài chính và các điều kiện khác đầu tƣ và các trƣờng
trọng điểm nhằm xây dựng cho đƣợc một bộ phận có chất lƣợng cao đạt trình độ chuẩn thông
thƣờng trong khu vực rồi tiến lên đạt trình độ chuẩn cao của khu vực và trên thế giới, với quy
mô chiếm tỷ trọng 10-15% so với tổng quy mô toàn ngành. Tiếp đó thực hiện quá trình vừa
mở rộng về diện, vừa nâng cao dần về chất đối với bộ nhận này để phấn đấu thực hiện mục
nêu : 10-15% các cơ sở giáo dục - đào tạo của nƣớc ta đạt trình độ chuẩn chung của các nƣớc
tƣơng đối phát triển trong khu vực vào năm 2000-2005 và phần lớn đạt vào 2010.
Tập trung sức nâng cao chất lƣợng bậc sau đại học, phấn đấu để từ năm 2000 trình độ
đào tạo thạc sĩ và đến sĩ ở nƣớc ta tƣơng đƣơng trình độ thạc sĩ và tiến sĩ đƣợc đào tạo ở các
nƣớc tƣơng đối phát Triển trong khu vực.
3. Về đội ngũ cán bộ giáo viên :
Mặc dù trƣớc mắt còn thiếu nhiều giáo viên. tỷ lệ giáo viên đạt tiêu chuẩn về trình độ
đào tạo hiện đại còn rất thấp. song rất cần và có thể bắt đầu thực hiện ngay quá trình nâng cao
tiêu chuẩn về trình đào tạo với đội ngũ giáo viên theo khung chuẩn sau :
- Giáo viên mâu giáo có trình độ trung học sƣ phạm ;
- Giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng ;
- Giáo viên trung học ( cơ sở và chuyên ban ) có trình độ đại học:
- Cán bộ giảng dạy đại học có trình độ từ cao học trở lên.
Phấn đấu đến năm 2000 phải đạt đƣợc mục tiêu :
* 15% -25% giáo viên tiểu học và 3% - 5% giáo viên mẫu giáo tốt nghiệp cao đẳng sƣ
phạm.
* Tất cả giáo viên trung học cơ sở đại cao đẳng sƣ phạm trở lên, trong đó 18% - 20%
đạt chuẩn đại học.
38

* Tất cả giáo viên đạt chuẩn đại học, trong đó 3%- 5% đạt chuẩn cao học.
* 35% - 40% cán bộ giảng dạy có trình độ cao học. 15% -18% có trình độ tiến sĩ.
Về mặt số lƣợng, vấn đề cấp bách trƣớc mắt là phải đáp ứng nhu cầu giáo viên tiểu
học (thiếu 6 vạn ) để hoàn thành mục tiêu phổ cặp tiểu học năm 2000. Ngoài công tác đào
tạo, bồi dƣỡng và chuẩn hóa giáo viên tiểu học vẫn tiến hành nhƣ thƣờng lệ, cần có giải pháp
đặc biệt là có chính sách thống nhất với Bộ quốc phòng giao cho một bộ phận học sinh ( tốt
nghiệp lớp 12 , hoặc lớp 9 đối với vùng cao ), trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự , tham gia
làm giáo viên tiểu học ( có sự huấn luyện sƣ phạm cần thiết) và đối với những ngƣời muốn ở
lại lâu dài trong ngành giáo dục sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, họ sẽ đựơc đào tạo
tiếp.
Tƣơng ứng với định hƣớng phát triển quy mô học sinh đến năm 2010 nhƣ đã nêu trên
( 3.1) , đội ngũ giáo viên sẽ gấp hai hiện nay, khoảng 1.1 triệu ngƣời. Về cơ cấu trình độ, phải
đạt một sự chuyển biến lớn.
* : phần lớn giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn trung học sƣ phạm, khoảng 15% đạt cao
đẳng sƣ phạm ( CĐSP).
* Đa số giáo viên trung học cơ sở ( cấp II ) đạt chuẩn đại học 1% có trình độ thạc sĩ;
* Tất cả giáo viên trung học chuyên ban ( cấp III0 đạt chuẩn đại học, 10-12% có trình
độ thạc sĩ
* Tất cả cán bộ giảng dạy đại học phải có trình độ từ cao học trở lên. 20-25% trình độ
tiến sĩ.
Các chính sách đối với đội ngũ giáo viên các cấp phải có những chuyển biến lớn ,
nhằm nâng cao vị Trí xã hội của nghề dạy học , thực hiện sự ƣu đãi về lƣơng, phụ cấp ) tƣơng
xứng với vị trí của nó mà Nghị quyết TW 4 đã xác định, qua đó vừa tạo động lực cho giáo
viên. vừa thu hút ngƣời giỏi vào ngành giáo dục.
39

4. Về trƣờng sở và các trang thiết bị:


Mục tiêu cho năm 2000 là:
- Phấn đấu để tất cả các phòng học bằng tre, nứa lá đều đƣợc thay thế bằng phòng học
xây bán kiên cố hoặc kiên cố (từ lớp 4 trở lên ) : đồng thời có đủ phòng học để chuyển 10%
tổng số lớp tiểu học sang học theo chƣơng trình hai buổi trong một ngày.
Để đạt đựơc mục tiêu này, trung bình mỗi năm cần xây dựng khoảng 32.090 phòng
học, trong đó :
Cho các trƣờng tiểu học : 14.660 phòng học mới
10.200 phòng học thay thế tre lá.
Cho các trƣờng THCS : 5.060 phòng học mới
2.170 phòng học thay thế tre lá
- Củng cố các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo hiện có ; phấn đấu để tất cả các trƣờng mẫu
giáo có đủ đồ chơi, đồ dùng và các trƣờng phổ thông đều có đủ trang thiết bị tối thiểu để thực
hiện tất cả các thí nghiệm quy định trong chƣơng trình học.
- Các trƣờng Đại học quốc gia và một phần các trƣờng đại học vùng đƣợc thay thế các
thiết bị lạc hậu và đƣợc bổ sung những thiết bị hiện đại : bảo đảm tất cả các trƣờng đại học
đều có những tài liệu cập nhật phổ biến về khoa học của nƣớc ngoài.
5. Về nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp :
- Bậc tiểu học: 20% số trƣờng ( chủ yếu các trƣờng miền núi, vùng sâu, vùng sông
nƣớc ) thực hiện đầy đủ, có chất lƣợng chƣơng trình 100 tuần /120 màn : 70% số trƣờng ( chủ
yếu là các trƣờng đồng bằng, trung du và và ven đô thị ) thực hiện đầy đủ chƣơng trình bậc
tiểu học do Bộ ban hành : 10% tổng số trƣờng học 2 buổi: xây dựng trung tâm chất lƣợng
cao.
- Bậc trung học: Tất cả các trƣờng phổ thông trung học trong cả nƣớc thực hiện
chƣơng trình trung học chuyên ban trong đó có 10-15% đƣợc học theo chƣơng trình có chất
dọng cao ( ở các trƣờng chuyên và trƣờng trọng điểm).
40

Tiếp tục xác định mục tiêu, chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp đào tạo nghề
chính quy, thích hợp với yêu cầu mới về nhân lực, tiếp tục phát triển dạy nghề ngắn hạn.
- Bậc đại học: Tất cả các trƣờng đại học và cao đẳng đều thực hiện quy trình đào tạo
theo hệ thống tín chỉ. Các trƣờng đại học đại cƣơng (thuộc các đại học quốc gia, đại học khu
vực và một số trƣờng cao đẳng địa phƣơng (cao đẳng cộng đồng) có đủ điều kiện sẽ dần dần
đảm nhiệm việc đào tạo giai đoạn I, các trƣờng và khoa chuyên ngành thuộc ĐHQG/ĐHKV
sẽ đào tạo giai đoạn II. Các trƣờng đại học khác nói chung đào tạo cả hai giai đoạn. Phát
triển, cao đẳng kỹ thuật, công nghệ, đặc biệt ở các ngành đang có nhu cầu về chuyển giao
công nghệ. Các trƣờng đại học; cao đẳng phải gắn bó và phục vụ trực tiếp sản xuất, doanh
nghiệp. Tăng cƣờng đào tạo kỹ năng thực hành kết hợp với tƣ duy sáng tạo.
Có một kế hoạch tổng thể và một tổ chức chỉ đạo thống nhất đến hành việc xây dụng
và xét duyệt mục tiêu. chƣơng trình, kế hoạch giáo dục đào tạo các cấp học nhằm bảo đảm
những yêu cầu về chất lƣợng, đảm bảo tính liên tục về trình độ giữa các bậc, cấp học.
Cần có tổ chức kết hợp Nhà nƣớc. doanh nghiệp và nhà trƣờng để giải quyết các vấn
đề về sử dụng nhẫn lực đƣợc đào tạo.
6. Các chủ trƣơng và giải pháp khác :
Ngoài những chủ trƣơng và giải pháp mà Chính phủ đã ban hành. ngành giáo dục -
đào tạo đã đề xuất và đang thực hiện, cần tìm và đề xuất những giải pháp mạnh mẽ và có tác
dụng quyết định.
a. Xây dựng hệ thống chính sách và cơ chế sử dụng nhân tài nhân lực đƣợc đào tạo.
Trả lƣơng theo kết quả công việc sự tinh thông nghề nghiệp, khả năng sáng tạo trong
lao động, đồng thời lƣu ý trả lƣơng theo yêu cầu thu hút lao động ( để có ngƣời giỏi ở các khu
vục khó khăn và các nghề ít hấp dẫn song cần thiết).
Riêng với giáo dục, cần có hệ thống chính sách thể hiện sự trọng thị vị trí xã hội của
ngƣời thày, tôn vinh nghề dạy học. khuyến khích ngƣời đi dạy ở vùng khó khăn thu hút ngƣời
giỏi vào nghề dạy học.
41

b. Xây dựng hệ thống chính sách phân định trách nhiệm của Nhà nƣớc và xã hội đối
với giáo dục :
- Khẳng định trách nhiệm Nhà nƣớc : hỗ trợ ngƣời nghèo, hỗ trợ vùng khó, bảo đảm
điều kiện để mọi ngƣời dân đều có trình độ học vấn tối thiểu tiểu học, ngƣời giỏi nếu nghèo
đƣợc Nhà nƣớc nâng đỡ. Tập trung xây dựng những trung tâm chất lƣợng cao. những trƣờng
trọng điểm, ngành trọng điểm.
- Xác lập trách nhiệm của các tổ chức sản xuất - kinh doanh : chia sẻ gắng nặng với
Nhà nƣớc trong việc đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo, đóng góp trở lại cho giáo dục bằng một
khoản thuế đƣợc tính theo thang % thu nhập/lợi nhuận căn cứ vào số lƣợng lao động và trình
độ ( học vấn/bằng cấp ) của ngƣời lao động.
- Quy đinh trách nhiệm của cha mẹ : đóng góp xây dựng nhà trƣờng và giáo viên.
Cần mạnh dạn chuyển một số lƣợng đủ lớn trƣờng công lập, kể cả trƣờng tiểu học, ở
thành thị/khu vực phát triển sang hình thức bán công, dành ngân sách đầu tƣ cho khu vực khó
khăn và các bậc học trên, thực hiện đầu tƣ và khai thác nguồn đầu tƣ có trọng điểm. Việc này
có thể thực hiện đƣợc vì ở thành thị, bộ phận dân cƣ có thu nhập cao, có khả năng trang trải
các chi phí cho việc nuôi dạy con cái đang mong mỏi có một hệ thống cung ứng giáo dục có
chất lƣợng cao hơn.
c. Thay đổi cơ chế quản lý ngân sánh giáo dục.
Thực hiện đầu tƣ theo đầu học sinh có tính hệ số cao cho khu vực khó khăn ; quản lý
chặt chẽ các nguồn tài chính, vừa tăng cƣờng tính tự chủ của cấp sở và trƣờng đại học, vừa
thiết lập cơ chế kiểm soát chống thất thoát, chỉ tiêu không đúng nguyên tắc, kém hiệu quả.
Tập trong giải quyết vấn đề cải tiến quản lý, bố trí cán bố quản lý giỏi ở các cấp quản lý giáo
dục.
d. Đầu tƣ thích đáng cho việc đào tạo đội ngũ chuyên gia giáo dục.
Cần làm việc này để sớm có nhiều nhà khoa học hiểu biết thật sự về khoa học giáo
dục, vừa bao quát đƣợc các lĩnh vực hoạt động giáo dục. nắm đƣợc hệ thống lý luận sâu sắc
thúc đẩy quá trình xây dựng khoa học giáo dục Việt Nam. Đội ngũ này là lực lƣợng nòng cốt
trong lĩnh vực nghiên cứu tìm tòi và đề xuất các chủ trƣơng, biện pháp phát triển giáo dục từ
tâm vĩ mô đến vĩ mô.
42

Bảng 17. Các chỉ tiêu phát triển giáo dục - đào tạo 1996 - 2000

(Dự báo lần thứ nhất)


HỆ THỐNG PHỔ THÔNG

1996 1997 1998 1999 2000


Tỉ lệ huy động vài nhà trẻ so với nhóm
9 10 11 11 12
(0 - 2t)(%)
Tỉ lệ huy động vào Nhà trẻ so với nhóm
35 37 38 39 40
(3-5t) (%)
Tỉ lệ các cháu vào MG 5t so với các cháu
60 65 68 72 75
5t (%)
Tuyển mới lớp 1 so với dân số 6t (%) 126 123 121 118 115
Học sinh tiểu học so với dân số (%) 14.02 14.16 14.16 14.11 14.01
Học sinh cấp II so với dân số (%) 5.54 5.72 5.73 5.78 6.33
Học sinh cấp III so với dân số (%) 1.34 1.36 1.39 1.4 1.41
Qui mô
Số cháu nhà trẻ (đ.v 1000 ng.) 601.6 670.3 739 756 843.6
Số học sinh mẫu giáo 2156.7 2337 2460 2532.5 2604
Số học sinh tiểu học 10710 11070 11319. 3 11544 11720.5
Số học sinh học lớp phổ cập 360 450 500 550 600
Số học sinh cấp II 4230.5 4472 4578 4722 5295
Số học sinh cấp III 1025.4 1060 1109.7 1146 1182.9
Số học sinh Bổ túc tại chức 120 130 150 150 170
Số học sinh Bổ túc tập trung 7 7 7 7 7
Xóa mù chữ 300 300 300 300 300
Sau xoa mù chữ 200 200 200 200 200

HỆ THỐNG CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC

I. DẠY NGHỀ 1996 1997 1998 1999 2000


1. Tuyển mới (Tổng số) 422950 476664 513548 558393 611720
- Chính qui 50000 50000 55000 60000 65000
- Không chính qui 372950 426664 458548 498393 545720
2. Qui mô (Tổng số ) 460220 525711 571242 627342 689028
- Học sinh chính qui 87270 99047 112694 128949 142308
- Học sinh không chính qui 372950 426664 458548 498393 546720
- Hoc sinh tính trên 1 vạn dân 60.26 67.28 71.47 76.72 82.37
43

TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP 1996 1997 1998 1999 2000


1. Tuyển mới (Tổng số) 83795 85573 87275 88833 90258
Chính qui 60831 52120 63356 64493 65529
Không chính qui (tại chức) 22964 23453 23919 24340 24729
2. Qui mô (Tổng số) 180510 184332 187997 191350 194422
Chính qui 123100 125700 128200 130500 132600
Không chính qui (tại chức) 57410 58632 59797 S0850 61822
Sinh viên trên 1 vạn dân 23.64 23.59 23.52 23.40 23.24

I. ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG 1996 1997 1998 1999 2000


Phƣơng án I
1) Tuyển mới 89100 102000 126000 143800 172500
2) Qui mô (Tổng số) 405400 418301 455200 509900 544300
Trong đó số đƣợc cấp NSNN 123240 136530 159140 205000 217700
sinh tính trên 1 vạn dân 53.08 53.54 56.95 62.63 65.07
Phƣơng án II
1) Tuyển mới 82600 95700 103800 110800 119100
2) Qui mô (Tổng số) 359400 402000 416700 443400 446900
-Trong đó số đƣợc cấp NSNN 120201 131212 145700 165300 184700
sinh tính trên 1 vạn dân 47.06 51.45 52.13 54.20 53.43

IV. SAU ĐẠI HỌC 1996 1997 1998 1999 2000


1. Cao học (Thạc sĩ)
- Tuyển mới 3500 3800 4000 4200 4500
- Qui mô 7783 3783 9533 10283 11000
2. Nghiên cứu sinh (Tiến sĩ)
- Tuyển mới 900 1100 1250 1400 1500
- Qui mô 3112 3512 3912 4492 5000
3. Bồi dƣỡng- đào tạo lại in riêng Bộ Giáo dục
6500 6500 6500 6500 6500
và Đào

Nguồn : Bộ GD-ĐT
44

KẾT LUẬN

Việt Nam là một quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời với hơn 4000 năm văn hiến.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học và coi trọng việc học việc giáo dục cho các thế
hệ kế tục. Chính vì vậy, nền giáo dục Việt Nam tuy trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn
liên tục phát triển và góp phần quan trọng và quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc.
Bƣớc vào thập niên 90 của thế kỷ, cùng với quá trình đổi mới của đất nƣớc, nền giáo dục Việt
Nam đã thực hiện sự đổi mới toàn diện từ quan điểm, nhận thức đến các giải pháp cụ thể trên
mọi bình diện mục tiêu, nội dung,phƣơng pháp, cơ cấu hệ thống, nguồn lực ... . Nền giáo dục
Việt Nam đã vƣợt qua đƣợc giai đoạn sa sút trong những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90
và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Chính những thành tự to lớn của nền giáo dục Việt
Nam đã góp phần nâng cao chỉ số phát triển con ngƣời HID của ngƣời Việt Nam vào mức
trung bình ( 0.5l4 ) mặc dù nền kinh tế Việt Nam chƣa phát triển và thu nhập quốc dân hàng
năm trên đầu ngƣời còn thấp. Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, con ngƣời vừa
là mục tiêu vừa là động lực của quá trình phát triển giáo dục Việt Nam đã đang và sẽ là động
lực chuẩn bị cho sự cất cánh của Việt Nam trong thế kỷ tới.
45

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

A. Tiếng Việt:
1. Báo cáo của chính phủ CHXHCN Việt Nam tại Hội nghị điều phối viện trợ cho ngành
Giáo dục Việt Nam. Hà Nội 9/1995.
2. 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ( 1945-1995) - Nhà xuất bản Giáo dục. Hà
Nội 1995.
3. Kỷ yếu Hội nghị chuyên đề giáo dục đại học Việt nam - Xuân Giáp Tuất-1994.
4. Dự thảo báo cáo chính sách quốc gia và pháp quy đối với giáo dục đại học - Viện Nghiên
cứu Phát triển Giáo dục, Hà Nội 10/1995.
5. Hai năm đổi mới giáo dục chuyên, nghiệp và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 1995 1997 -
Kỷ yếu Hội nghị ngành giáo dục chuyên nghiệp toàn quốc 7/1995.
6. Chƣơng trình quốc gia xây dựng đội ngũ giáo viên và các trƣờng sƣ phạm - Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Hà Nội 1994.
7. Đinh hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010 ( dự thảo lần 3 ) của
Tổ nghiên cứu chiến lƣợc - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 1995.
8. Tƣ liệu giáo dục Việt Nam ( 1932-1985) - Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục số 9/1986.
9. Trần Hồng Quân; Một số vấn đề đổi mới trong giáo dục và đào tạo. Nhà xuất bản giáo dục.
Hà nội - 1995
10. Đặng Bá Lãm: Các xu hƣớng và chính sách phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Hà
Nội 1995.
11. Trần Khánh Đức : Giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp - Sự kết hợp, giao thoa và phát
triển. Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục.
12. Trần Khánh Đức : Một số vấn đề nghiên cứa khoa học giáo dục đào tạo. Viện Nghiên cứu
Phát triển Giáo dục. Hà Nội 1994.
13. Phan Trọng Báu : Giáo dục việt Nam thời cận đại - Nhà xuất bản khoa học xã hội 1994.
14. Nguyên Q. Thắng : Khoa cử và giáo dục "Việt Nam Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà
Nội 1994.
B. Tiếng .Anh:
. Vietnam education and training direciory - Education publishing house - 1995.
. The Development of Education in S.R. Vietnam - MOET, 1995.
. 45 years of educarional developmeru in Vietnam - Educarion publising house -1995.
. Educarion in Vietnam ( simation. issues, policies ) - MOET, 1994.
. Vietnam. Human resources developmenr - Developmenr papers No 16. UN". Prepare by
Dang Ba Lam.
. Higher educadon in Vietnam, changer and response. Instirate for Soatheast Asia smdies (
Edited by David Sloper and Le Thac Can).

You might also like