You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỀ THI

VIỆN ĐIỆN, BM THIẾT BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN
----------------------------------------------
------------------------------
Mã đề: CN 3001 Thời gian: 60 phút
Thí sinh được sử dụng tài liệu giấy.

Câu 1. Cho bản vẽ lá tôn rô to như Hình 1 và Hình 2 dưới đây


- Giải thích sự giống và khác nhau giữa hai lá tôn biết các kích thước cơ bản của chúng
là như nhau? Vai trò của rãnh then trong chế tạo rô to động cơ? (0,5 điểm)
- Để chế tạo lá tôn như Hình 1 người ta sử dụng công nghệ nào? Giải thích lỹ do và ý
nghĩa của công nghệ đó? (0,5 điểm)

Rãnh then

Hình 1 Hình 2

Câu 2. Khi kiểm tra xuất xưởng động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc nói chung người
ta tuân thủ theo các bước như thế nào? Mục đích để làm gì?(0,5 điểm)

Câu 3. Để chế tạo tiếp điểm khí cụ điện đóng cắt bằng công nghệ luyện kim bột người ta
phải tiến hành theo các bước nào? Mục đích của các bước?(0,5 điểm)

Câu 4. Để giảm tổn hao sắt khi chế tạo lõi thép máy biến áp ba pha mạch từ phẳng dùng tôn
cán lạnh dẫn từ dị hướng, người ta thường thiết kế cắt chéo các lá tôn ở các mối ghép giữa
trụ và gông như Hình 2.

- Thiết kế này có ưu, nhược điểm gì? (0,5điểm)


- Trên nhát cắt chéo có trường hợp người ta cắt thêm rãnh bán nguyệt như Hình1. Mục
đích của việc chế tạo rãnh này là gì? Giải thích ngắn gọn. (0.5 điểm)

Hình 1 Hình 2
Câu 5. Sơ đồ sau đây có thể dùng để thí nghiệm những thiết bị điện nào? và đo lường
được những thông số nào của thiết bị cần thử? (0,5 điểm)

A W

Nguồn
A

A W

CM

V
Dynamometer

Câu 6. Ý nghĩa của việc tẩm sấy dây quấn máy điện quay. Để tẩm sấy dây quấn, trong chế
tạo máy điện quay người ta phải thực hiện theo các bước như thế nào? Giải thích ý nghĩa của
từng bước công nghệ?(1 điểm)

Câu 7. Cho 2 bản vẽ lá tôn stato động cơ điện xoay chiều như Hình 1 và Hình 2 dưới đây
Phân tích sự giống và khác nhau của 2 bản vẽ? (0,5 điểm)
Người ta sử dụng công nghệ nào để chế tạo lá tôn như Hình 1. Giải thích lý do? (0,5 điểm)

Hình 1 Hình 2

Câu 8. Vẽ sơ đồ và ghi rõ thông số các thiết bị đo lường cần thiết để thử ngắn mạch máy
biến áp khi kiểm tra xuất xưởng? Đồng hồ A và cuộn dòng của W chỉ chịu được dòng tối đa
là 5A; Đồng hồ V và cuộn áp của W chịu được điện áp tối đa là 600V. Máy biến áp có thông
số như trong file đính kèm. (Sinh viên lựa chọn thông số MBA trong file đính kèm theo tên
mình và chép vào bài làm) (1,5 điểm)

Câu 9. Vẽ sơ đồ thử tải cho động cơ không đồng bộ trong thí nghiệm điển hình và điền đầy
đủ các thông số của các thiết bị đo lường lựa chọn? Đồng hồ A và cuộn dòng của W chỉ chịu
được dòng tối đa là 5A; Đồng hồ V và cuộn áp của W chịu được điện áp tối đa là 600V.
Thông số kỹ thuật của động cơ ghi trong file đính kèm. (Sinh viên lựa chọn thông số động
cơ trong file đính kèm theo tên mình và chép vào bài làm) (2 điểm)
Câu 10. Để thử cách điện vòng dây cho máy biến áp khi kiểm tra xuất xưởng người ta chọn
sơ đồ dưới đây; Giải thích nguyên lý làm việc của sơ đồ và vai trò của các thiết bị trong đó.
(1 điểm)
Lưới hạ thế

Biến tần

MBA cần thử


a A
MBA tự ngẫu
a A
b B
b B

c
c C
C
Động cơ KĐB Động cơ KĐB
rô to dây quấn

Lưu ý: Thí sinh có thể lựa chọn Máy biến dòng điện, Máy biến điện áp, Máy đo mô men
Dynamometer với các thông số tham khảo dưới đây.

1. Máy biến dòng: (A/A)

25/5; 50/5; 75/5; 100/5; 150/5; 200/5; 250/5; 300/5; 400/5; 500/5; 600/5; 800/5; 1000/5;
1200/5; 1500/5; 1800/5; 2000/5. 2500/5.

2. Máy biến điện áp (kV/kV)

6.3/0.1; 10/0.1; 15/0.1; 22/0.1; 35/0.1

3. Dynamometer:

50 Nm; 100 Nm; 150 Nm; 200 Nm; 300 Nm: 400 Nm; 500 Nm; 700 Nm: 1000 Nm;

1250 Nm; 1500 Nm; 1750 Nm; 2000 Nm; 2500 Nm; 3000 Nm; 3500 Nm

You might also like