You are on page 1of 79

Mục lục

CHƯƠNG MỞ ĐẦU...............................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC
ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI.
...................................................................................................................................8
1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến phát triển
con người...............................................................................................................8
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước.....................................................................8
1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài.....................................................................9
1.2. Các nghiên cứu về tiêu chí và phương pháp đánh giá ảnh hưởng của
tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người.................................................11
1.2.1. Các nghiên cứu trong nước...................................................................11
1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài...................................................................12
1.3. Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến ảnh hưởng của tăng trưởng
kinh tế đến phát triển con người.......................................................................13
1.3.1. Các nghiên cứu trong nước...................................................................13
1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài...................................................................14
Kết luận.............................................................................................................23
1.4. Đánh giá tổng quan và khoảng trống nghiên cứu....................................23
1.4.1. Đánh giá tổng quan................................................................................23
1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu
..............................................................................................................................24
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI....................................................26
2.1.Nội hàm của tăng trưởng kinh tế và phát triển con người.......................26
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế.............................................................................26
2.1.2.  Phát triển con người.............................................................................27
2.2.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người...............32
2.3 Tiêu chí đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người....................................................................................................................33
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng...............................................................................35
2.4.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng - điều kiện kiện cần để phát
triển con người.................................................................................................35
2.4.2 Nhóm nhân tố phân phối thành quả của tăng trưởng cho các khoản
chi tiêu..............................................................................................................36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CÁC NHÂN TỐ
CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
.................................................................................................................................37
3.1 Phương pháp định tính................................................................................37
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (Phương pháp làm việc tại bàn
- Desk review)...................................................................................................37
3.1.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin......................................38
3.2 Phương pháp định lượng.............................................................................38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................39
4.1 Giới thiệu về tỉnh Hưng Yên.......................................................................39
4.1.1 Vị trí địa lí................................................................................................39
4.1.2 Điều kiện tự nhiên...................................................................................39
4.2 Bức tranh toàn cảnh về tăng trưởng kinh tế và phát triển con người ở
tỉnh Hưng Yên....................................................................................................41
4.2.1 Tăng trưởng kinh tế................................................................................41
4.2.2. Phát triển con người..............................................................................43
4.3. Các nhân tố vĩ mô liên quan ảnh hưởng đến của tăng trưởng kinh tế đến
phát triển con người của tỉnh............................................................................45
4.3.2. Chính sách liên quan đến tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
...........................................................................................................................45
4.4 Phân tích thực trạng tác đô ̣ng của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người tỉnh Hưng Yên.........................................................................................53
4.4.1. Thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người
tỉnh Hưng Yên theo bô ̣ tiêu chí đề xuất của nhóm nghiên cứu.....................53
4.4.2. Ước lượng tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người
tỉnh Hưng Yên theo mô hình kinh tế lượng.......................................................61
4.5. Đánh giá chung kết quả nghiên cứu tác đô ̣ng của tăng trưởng kinh tế
đến phát triển con người tỉnh Hưng Yên.........................................................63
4.5.1. Ảnh hưởng tích cực của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người
...........................................................................................................................64
4.5.2. Những tác động tiêu cực và nguyên nhân............................................64
CHƯƠNG 5............................................................................................................65
5.1. Định hướng và mục tiêu..............................................................................65
5.1.1. Định hướng............................................................................................65
5.1.2. Mục tiêu..................................................................................................65
5.2. Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với phát triển con người tại tỉnh Hưng Yên........................................69
5.2.1. Xây dựng và triển khai một cách có hiệu quả các đề án, chương trình,
các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cụ thể hóa nội dung Nghị
quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XIX...............................................................................................69
5.2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại...............................71
5.2.3. Đẩy mạnh phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội.............72
5.2.4. Đẩy mạnh xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.....73
CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Mỗi quốc gia đều phấn đấu cho mục tiêu phát triển kinh tế, nhưng thực tế
hiện nay đa số các quốc gia vẫn chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà chưa
thực sự hiểu rằng phát triển kinh tế là sự kết hợp chặt chẽ quá trình phát triển cả
hai lĩnh vực kinh tế và xã hội. Trong đó tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
là hai khía cạnh quan trọng trong phát triển nền kinh tế và có mối quan hệ với
nhau: tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần và phát triển con người có tác động
ngược trở lại. UNDP đã từng khẳng định: “Con người chính là của cải của mỗi
quốc gia”. Vì vậy, phát triển cần phải xoay quanh con người: “Chúng ta không nên
bỏ qua ý tưởng cơ bản của các hoạt động kinh tế nhằm cuối cùng là tác động đến
con người, nhằm cải thiện điều kiện của con người, để mở rộng khả năng lựa chọn
của con người.” (UNDP).

Thực tế trong quá trình phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia hiện nay đang có
mâu thuẫn giữa thành quả tăng trưởng kinh tế với thành quả phát triển con người.
Việt Nam là một trong những quốc gia có HDI tương đối cao do đã sớm có sự
quan tâm về phát triển toàn diện con người nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế còn ở
mức thấp. Sau 10 năm thực hiện “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới” giai đoạn
2011 - 2020, với nhiều chỉ số phát triển được cải thiện đã đưa Việt Nam lên các
bậc xếp hạng cao hơn và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về những nỗ lực
trong phát triển con người. Từ năm 1990 đến 2019, giá trị HDI của Việt Nam đã
tăng gần 46%, nằm trong số các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới.
Vào ngày 16-12-2020, Việt Nam đã vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con
người (HDI) ở mức cao trên thế giới, chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt
Nam là 0,704; xếp thứ 117 trong tổng số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự tiến bộ
vượt bậc đi kèm với áp lực tương đối lớn đối với nước ta trong mục tiêu duy trì thứ
hạng này trong thời gian tới.

Cụ thể ở Việt Nam, có nhiều địa phương đang trên đà tăng trưởng cao nhưng
HDI thấp như các tỉnh ở miền núi, vùng sâu vùng xa, đồng thời cũng có nhiều địa
phương rơi vào tình trạng ngược lại là HDI cao do xuất phát từ các yếu tố lịch sử
tuy nhiên tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp. Hưng Yên là một trong những địa
phương rơi vào trạng thái thứ 2, tức là có HDI cao nhưng tăng trưởng kinh tế lại ở
mức thấp. Theo số liệu thống kê năm 2012 của báo cáo phát triển con người Việt
Nam 2015, thu nhập bình quân trên một đầu người (GRDP/người) của tỉnh Hưng
Yên xếp hạng khoảng thứ 40/63 trong khi HDI đứng trong top đầu (22/63), khá cao
so với các tỉnh thành trên khắp cả nước.
1
Chính những bất cập trong việc giải quyết mâu thuẫn mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và thực hiện phát triển con người ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian
qua có thể đã, đang có dấu hiệu kìm hãm, cản trở tốc độ phát triển kinh tế của địa
phương này. Bởi lẽ, theo nghiên cứu ở các vùng và một số nước trên thế giới, HDI
có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại có thể do nhiều nguyên nhân trong đó có vấn đề
tăng trưởng kinh tế chưa cao. TS Tô Trọng Hùng (Học viện Chính sách và Phát
triển thuộc Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) cho rằng:  “Việc tăng trưởng kinh tế chậm đã
ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Không chỉ như vậy, đến nay, hệ thống giáo
dục và y tế chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới”. Vì vậy, đòi hỏi cấp
bách hiện nay là phải có sự nghiên cứu sâu sắc thực trạng, từ đó đưa ra quan điểm,
định hướng nhằm giải quyết mâu thuẫn.  Trong khi các nghiên cứu về đề tài này
đến nay chưa có nhiều, đặc biệt là ở tỉnh Hưng Yên. 

Với năng lực của sinh viên chuyên ngành Kinh tế phát triển thì đây là điều
cần thiết phải làm, vậy nên nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã quyết định lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người tại
tỉnh Hưng Yên”. Thông qua nội hàm mối quan hệ và hệ thống tiêu chí đầy đủ để
tìm được mô hình tác động và hệ thống chính sách tương ứng nhằm giải quyết
được tốt nhất và thúc đẩy các hiệu ứng tích cực của tăng trưởng kinh tế đến nâng
cao phát triển con người. Từ đó, góp phần vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh
của tỉnh Hưng Yên đồng thời rút ra những bài học, kinh nghiệm cho các tỉnh thành
khác trong quá trình phát triển kinh tế địa phương trong thời kỳ mới, chung sức
đưa Việt Nam phát triển toàn diện, bắt kịp với các nước phát triển trong thời gian
ngắn nhất.

2.  Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu dựa vào hệ thống luận cứ khoa học nhằm đưa ra tác động thực
tiễn của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người tại tỉnh Hưng Yên. Đồng thời
đánh giá thực trạng thực hiện mối quan hệ này ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian
qua, tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ 2010 đến nay; Đề xuất quan điểm, định
hướng giải quyết tốt tác động của tăng trưởng kinh tế với phát triển con người,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và hệ thống giải pháp, chính sách phù hợp áp
dụng cho giai 2021-2030.

2.2.  Các mục tiêu cụ thể:

(i) Làm rõ cơ sở lý luận về tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người.

2
Khái niệm về phát triển kinh tế đã khẳng định rằng phát triển nền kinh tế là
quá trình diễn ra đồng thời giữa phát triển lĩnh vực kinh tế và phát triển lĩnh vực xã
hội. Và phát triển kinh tế bao gồm tăng trưởng kinh tế đồng thời chuyển dịch cơ
cấu và Tiến bộ xã hội. Như vậy, ngay từ khái niệm nội hàm ta có thể nói mục tiêu
cuối cùng của sự phát triển là thực hiện sự tiến bộ xã hội cho con người, còn tăng
trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần để góp phần thực hiện mục tiêu cuối cùng đó.
Mặt khác, trong quá trình thực hiện sự phát triển thì tăng trưởng kinh tế và sự tiến
bộ xã hội cho con người có mối quan hệ hai chiều.  Tuy nhiên, mục tiêu của nghiên
cứu này chỉ đi sâu vào phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển
con người, cụ thể là đến HDI. Nghiên cứu của đề tài sẽ dựa trên các tác động của
tăng trưởng kinh tế trên góc độ Chi tiêu để phân tích các ảnh hưởng của nó đến
HDI.

(ii) Phân tích các tác động từ tăng trưởng (cụ thể là dựa trên góc độ Chi tiêu) đến
phát triển con người tại Hưng Yên

- Cụ thể hoá tác động của tăng trưởng kinh tế với việc bảo đảm tiến bộ xã hội cho
con người (thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của quảng đại quần chúng nhân
dân).

- Tập trung nghiên cứu và phân tích nhân tố : Chi tiêu. Từ việc điều tra và phân
tích các nhân tố cấu thành tăng trưởng trên góc độ chi tiêu bao gồm: chi chính phủ,
đầu tư và chi hộ gia đình cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao tác động đến
HDI.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tác động, nghiên cứu tập trung vào điều
kiện kinh tế, trình độ và đặc điểm kinh tế riêng của tỉnh Hưng Yên, giải quyết các
tác động tích cực và tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người,
trong đó ảnh hưởng nhiều đến các khía cạnh phát triển văn hoá, môi trường sống
của người dân.

(iii) Đánh giá thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người tại tỉnh Hưng Yên:

- Từ bối cảnh thực tế của tỉnh Hưng Yên nói chung kết hợp với bối cảnh kinh tế
của các địa phương khác trên cả nước rút ra kết luận về tác động như thế nào đến
tăng trưởng kinh tế và phát triển con người.

- Đánh giá chủ trương, hệ thống chính sách của tỉnh Hưng Yên tác động đến tăng
trưởng kinh tế và phát triển con người.

3
- Đánh giá thực trạng, thiết lập nên mô hình đánh giá tác động của tăng trưởng
kinh tế (trên góc độ chi tiêu) đến chỉ số HDI. 

- Phát hiện những bất cập tồn tại trong thực trạng kinh tế, đời sống con người tại
Hưng Yên để giải quyết tác động tiêu cực.

 (iv) Nghiên cứu đề xuất quan điểm, định hướng và mục tiêu tiếp tục giải quyết tác
động giữa tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người giai đoạn đến 2021 –
2030.

Đề xuất quan điểm định hướng, mục tiêu và các nhóm giải pháp nhằm giải quyết
tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.1.  Đối tượng nghiên cứu


Thứ nhất, đề tài nghiên cứu hai khía cạnh lớn trong phát triển nền kinh tế, đó
là: (i) Tăng trưởng kinh tế dưới góc độ là điều kiện cần của việc thực hiện mọi sự
phát triển của địa phương; (ii) Các vấn đề liên quan đến phát triển con người là
mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mỗi địa phương, cụ thể là HDI.
Đây là 2 nội dung đã được xác định rõ trong mục tiêu phát triển của các địa
phương trong quá trình xây dựng và phát triển, bao gồm sự thay đổi về cả mă ̣t
lượng và chất của nền kinh tế.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển
con người. Cụ thể: (i) Tăng trưởng kinh tế có bảo đảm được yêu cầu là điều kiện
cần cho phát triển con người (về tài lực, thể lực, trí lực và năng lực sử dụng con
người) hay không? (ii) Mối quan hệ giữa tăng trưởng với phát triển con người
được xem xét dưới góc độ nào? Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát
triển con người thông qua tiêu chí gì? (iii) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự
tác động đó?
Thứ ba, để giải quyết vấn đề thực tiễn trong tác động của tăng trưởng kinh tế
với phát triển con người ở các huyện thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên, thì đối tượng
nghiên cứu trực tiếp của đề tài là các thành quả đạt được của 2  lĩnh vực trên địa
bàn tỉnh, thể hiện thông qua các tiêu chí đánh giá có ý nghĩa như GRDP/người,
HDI…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:

4
- Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu thì phạm vi nghiên cứu về nội dung chỉ
đề cập các khía cạnh về tăng trưởng kinh tế có liên quan đến phát triển con người.
Cụ thể:
(i) Đối với tăng trưởng kinh tế, nội dung đề cập xung quanh sự gia tăng số
lượng, quy mô nền kinh tế (qua chỉ số tốc độ tăng GRDP và GRDP/người) và sự
thay đổi về chất lượng tăng trưởng (cấu trúc và hiệu quả tăng trưởng);
(ii) Đối với phát triển con người, nô ̣i dung đề câ ̣p đến các tiêu chí cấu thành
nên chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI).
Về không gian:
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi địa phương, cụ thể sử dụng cách tiếp cận và
hệ thống số liệu, tình hình và đặc thù theo 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực
thuô ̣c tỉnh Hưng Yên, nghiên cứu bộ số liệu tổng hợp thứ cấp, hệ thống chính sách,
phân tích nhân tố, v.v…và nhận định, đề xuất giải quyết vấn đề chủ yếu là đứng
trên bình diện tổng thể nền kinh tế tỉnh.
Về thời gian:
Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, mô hình phát triển vì con người mà Việt
Nam đă ̣t ra trong quá trình cải cách nền kinh tế xác định mục tiêu của phát triển
lĩnh vực kinh tế là vì con người, coi con người là trung tâm của phát triển. Theo
mô hình này, phát triển con người là động lực chính của quá trình tạo nên thành
quả của tăng trưởng kinh tế. Theo đó, thành quả của tăng trưởng phải có tác động
tích cực đến nâng cao năng lực của con người (bao gồm tài lực, trí lực và thể lực)
và cơ hội của họ trong việc tham gia tạo nên thành quả phát triển. Vì vậy, đề tài
nghiên cứu dựa trên các số liệu thứ cấp theo hệ thống số liệu của tỉnh Hưng Yên từ
2010 đến nay. Tuy nhiên, do số liệu điều tra mô ̣t số tiêu chí đến thời điểm này
chưa công bố, nên các số liệu về mức sống, phát triển con người... được sử dụng
chủ yếu đến năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin:
 Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk review): Trước tiên để thu thập các
thông tin liên quan đến cơ sở lý luận về tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát
triển con người; các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố; các
chủ trương, hệ thống chính sách cũng như các văn bản thể chế hoá triển khai thực
hiện ở các địa phương có liên quan và số liệu thống kê, từ đó làm cơ sở để phân
tích tình hình thực hiện mối quan hệ này ở tỉnh Hưng Yên.
4.2. Phương pháp phân tích thông tin

5
Phân tích và tổng hợp: Phương pháp này trước hết được sử dụng để hệ thống
hoá cơ sở lý luận về tác động của tăng trưởng kinh tế và phát triển con người dựa
vào các nghiên cứu hiện có trong và ngoài nước từ đó hình thành khung lý thuyết
cho đề tài. Bên cạnh đó phương pháp phân tích tổng hợp cũng được sử dụng để
đánh giá chủ trương, hệ thống chính sách cũng như các văn bản thể chế hoá triển
khai thực hiện ở các địa phương trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và phát triển con người. Phương pháp này cũng được sử dụng trong
phân tích, đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế, phát triển con người ở tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 30 năm đổi mới.
Phương pháp so sánh: sử dụng để đánh giá kinh nghiệm của các địa phương
trong quá trình giải quyết tác động của tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
nhằm rút ra bài học cho tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh cũng
được sử dụng khi đánh giá các mô hình giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với phát triển con người.
- Phương pháp định lượng:
+ Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
thông qua chỉ số phản ánh mối quan hệ như chỉ số tăng trưởng vì con người
(GHR).
GHR = %ΔHDI / %ΔY(trong đó Y đại diện cho GNI/người)
Ngoài ra, bài nghiên cứu còn tính toán một số chỉ số liên quan:
         HDI: được tính bằng căn bậc 3 của các chỉ số thành phần: 
         HDI=(I1.I2.I3)^⅓
(Trong đó I1 là chỉ số tuổi thọ, I2 là chỉ số giáo dục, I3 là chỉ số thu nhập)
+ Phương pháp mô hình hóa: Thông qua việc xây dựng mô hình định
lượng để ước lượng tác động của phát triển con người tới tăng trưởng kinh tế hay
ước lượng hiệu quả chính sách giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển con người ở tỉnh Hưng Yên.

5.  Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ( Đóng góp của đề tài nghiên cứu)

Đề tài nghiên cứu được thực hiện có tính cấp thiết cao (như đã trình bày
trong mục trên) và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, thiết thực:

(1) Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung mới, hoàn thiện các khía cạnh lý luận
về sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người.

Lý luận về giải quyết tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người
luôn có nhu cầu hoàn thiện, nhằm đảm bảo sự phù hợp với những yêu cầu tương
6
ứng với trình độ phát triển của tỉnh Hưng Yên, trên cơ sở những tiềm năng nội lực
của tỉnh. Đây vừa là mục tiêu, đồng thời là một ý nghĩa lý luận quan trọng của
nghiên cứu này. Xác định các yếu tố cấu thành Chi tiêu đến tăng trưởng kinh tế, từ
các lĩnh vực đó ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực phát triển xã hội một cách phù
hợp, áp dụng cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2030 có một ý nghĩa lý luận
quan trọng.

(2) Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tạo ra những thay đổi về tư duy, hành động
của các nhà lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp của tỉnh Hưng Yên hiện nay

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc
đổi mới tư duy, hành động của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách,
quản lý, điều hành các  ngành, các cấp chính quyền của tỉnh Hưng Yên trong quá
trình thực hiện chức năng lãnh đạo và quản lý các hoạt động có liên quan trực tiếp
đến giải quyết tác động tiêu cực của hoạt động chi cho các lĩnh vực y tế, văn hóa,
giáo dục,... đến tăng trưởng kinh tế và tác động đến phát triển con người  của tỉnh
Hưng Yên.

Thứ hai, đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần tích cực trong việc cung
cấp lý luận cho các văn bản, các kế hoạch cho các nhà hoạch định các chính sách
liên quan đến định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-
2030.

6.Kết cấu nghiên cứu.

Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng, danh mục hình, nghiên cứu được thiết kế theo
5 chương:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động của tăng
trưởng kinh tế đến phát triển con người.

       Chương 2: Cơ sở lý thuyết tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển
con người.

       Chương 3: Phương pháp nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến
phát triển con người tại tỉnh Hưng Yên.

       Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận những tác động của tăng trưởng
kinh tế đến phát triển con người của tỉnh Hưng Yên.

7
       Chương 5: Đề xuất các giải pháp giải quyết tác động của tăng trưởng kinh tế
đến phát triển con người tại tỉnh Hưng Yên.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN


ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN PHÁT
TRIỂN CON NGƯỜI.
1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người.

1.1.1. Các nghiên cứu trong nước

TS. Nguyễn Thị Nga  (2007), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Tác giả tập trung phân tích, luận
chứng những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay. Tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội; để công
bằng xã hội trở thành động lực phát triển, cần gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống
hiến và hưởng thụ; thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên
phạm vi cả nước, trên mọi lĩnh vực, trong từng bước và từng chính sách phát triển;
bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội nhằm phát
triển con người, phát huy nhân tố con người, phát huy vai trò của nhà nước và thúc
đẩy xã hội hóa các hoạt động xã hội.

TS. Trần Đức Hiêp̣ (2009), “Tăng trưởng kinh tế vì phát triển con người ở Viê ̣t
Nam”, luâ ̣n án trình bày cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển con người; làm rõ sự tiến triển và nội hàm quan niệm phát triển con
người, chỉ ra một số nhân tố cơ bản có khả năng định hướng tăng trưởng kinh tế vì
phát triển con người, định vị các nhân tố có khả năng tăng cường sự chuyển hóa
các thành tựu tăng trưởng kinh tế thành các tiến bộ về phát triển con người. Phân
tích thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế đến quá trình phát triển con người
Việt Nam trên các khía cạnh cấu thành chỉ số phát triển con người, hệ số tăng
trưởng kinh tế vì con người. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những thành tựu và những
vấn đề mà Việt Nam gặp phải trong quá trình tăng trưởng vì mục tiêu phát triển
con người thời gian gần đây. Từ đó đề xuất một số quan điểm định hướng và các
giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam
trong thời gian tới: ổn định môi trường kinh tế vĩ mô; nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư ở khu vực nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân để tạo việc làm; tăng

8
cường bảo vệ tài nguyên và môi trường; nâng cao nhận thức cho người dân về
hành vi tiêu dùng vì mục tiêu phát triển con người.

GS.TS Ngô Thắng Lợi và PGS.TS Bùi Đức Tuân, Tạp chí Cô ̣ng sản ngày
29/08/2019 đã nhấn mạnh thành quả của tăng trưởng phải có tác động tích cực đến
nâng cao năng lực của con người (bao gồm tài lực, trí lực và thể lực) và cơ hội của
họ trong việc tham gia việc tạo nên thành quả phát triển. Nhờ viê ̣c đưa ra các cơ
sở, tiêu chí và đánh giá bài nghiên cứu đã nêu ra những tác đô ̣ng tích cực của tăng
trưởng kinh tế đến phát triển con người những, đồng thời chỉ ra những vấn đề còn
tồn tại. Từ đó, xác định nguyên nhân cơ bản của các vấn đề và đề xuất mô ̣t số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu ứng tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người như cải thiê ̣n các động lực tăng trưởng kinh tế, tăng cường tiếp cận với giáo
dục và y tế của nhóm người nghèo,...

GS. TS. Ngô Thắng Lợi và các cô ̣ng sự (2019), “Mối quan hê ̣ giữa tăng trưởng
kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiê ̣n tiến bộ và công bằng xã hội ở Viê ̣t Nam
hiê ̣n nay: Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách”, nghiên cứu chỉ ra mối
quan hê ̣ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong
đó có khía cạnh phát triển con người. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Việt Nam vẫn
là quốc gia thực hiện sự lan tỏa tốt của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người, luôn tồn tại mối quan hệ đồng thuận giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển
con người và sự tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến HDI các vùng cũng
có sự khác biệt, đồng thời nhấn mạnh tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát
triển con người của Việt Nam tốt hơn so với các nước trong khu vực. Nghiên cứu
chủ yếu phân tích những thành quả mà tăng trưởng kinh tế tác đô ̣ng đến phát triển
con người ở Viê ̣t Nam.

1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài.

Alejandro Ramirez, Gustav Ranis and Frances Stewart (10/1998), Bài báo này
khám phá mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người, xác định
hai chuỗi, một là từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người, và ngược lại, từ
phát triển con người đến tăng trưởng kinh tế. Các liên kết khác nhau trong mỗi
chuỗi được khám phá, cùng với việc xem xét một số tài liệu thống kê xuyên quốc
gia trong giai đoạn 1970-92 về tầm quan trọng của chúng. Nó cho thấy rằng tồn tại
một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ theo cả hai chiều và chi tiêu công cho các dịch
vụ xã hội và giáo dục nữ giới là những mắt xích đặc biệt quan trọng quyết định sức
mạnh của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người, trong khi
tỷ lệ đầu tư và phân phối thu nhập là những liên kết đáng kể xác định sức mạnh của
mối quan hệ giữa phát triển con người và tăng trưởng kinh tế.

9
Gustav Ranis, Yale University (5/2004), “Human development and economic
growth”, bài nghiên cứu xem xét phát triển con người HD là mục tiêu cuối cùng
của quá trình phát triển, còn tăng trưởng kinh tế như một phương tiện để nâng cao
phát triển con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong chừng mực mà sự tự do và
năng lực lớn hơn cải thiện hoạt động kinh tế, thì sự phát triển con người sẽ có tác
động quan trọng đến tăng trưởng. Tương tự, ở mức độ thu nhập tăng lên sẽ làm
tăng phạm vi lựa chọn và khả năng của các hộ gia đình và chính phủ, tăng trưởng
kinh tế sẽ thúc đẩy sự phát triển của con người. Tác động của tăng trưởng kinh tế
đối với trình độ phát triển con người của một quốc gia cũng phụ thuộc vào các điều
kiện khác của xã hội. Mối quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển
con người cho thấy rằng các quốc gia có thể bước vào một chu kỳ lành mạnh của
tăng trưởng cao và thu được nhiều lợi trong phát triển con người, hoặc một vòng
luẩn quẩn của tăng trưởng thấp và tỷ lệ cải thiện HD thấp. Các quốc gia cũng có
thể rơi vào trạng thái suy thoái, ít nhất là tạm thời, với mức tăng trưởng tương đối
tốt và HD tương đối kém, hoặc ngược lại.

Madhusudan Ghosh (2006), “Economic Growth and Human development in


Indian States” xuất bản bởi Economic and Political Weekly, Tập 41 số 30, bài báo
này đánh giá kết quả tương đối của 15 bang lớn của Ấn Độ về phát triển con người
và xem xét mối quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người.
Các ước tính của hồi quy tăng trưởng theo phương diện cắt ngang cung cấp bằng
chứng mạnh mẽ về sự hội tụ của khu vực trong phát triển con người mặc dù có sự
chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người thực tế, cho thấy rằng các
bang nghèo không theo kịp các bang giàu về thu nhập bình quân đầu người đã cố
gắng bắt kịp sự phát triển của con người. Việc phân loại các trạng thái dựa trên
hiệu suất của chúng trên phương diê ̣n phát triển con người và tăng trưởng kinh tế
cho thấy rằng trong khi chỉ có bốn trạng thái nằm trong danh mục chu kỳ đạo đức,
thì có tới bảy trạng thái nằm trong vòng luẩn quẩn.

Tavneet Suri, Michael A.Boozer, Gustav Ranis, Frances Stewart (2010),


“Paths to Success: The Relationship Between Human Development and Economic
Growth”, bài báo này nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế
(EG) và phát triển con người (HD). Dựa trên dữ liệu bảng để ước tính sức mạnh
của các mối quan hệ này và nhận thấy rằng HD đóng một vai trò thiết yếu trong
việc xác định quỹ đạo tăng trưởng (thước đo của chúng tôi về tăng trưởng bền
vững). HD không chỉ là sản phẩm cuối cùng theo nghĩa nó đo lường mức độ phúc
lợi cơ bản của con người mà nó còn là đầu vào quan trọng đối với EG. Phát hiện
của nghiên cứu minh họa mức độ phù hợp thực nghiệm của mô hình tăng trưởng
nội sinh và phù hợp với các mô hình hiệu ứng ngưỡng. Kết quả nghiên cứu ngụ ý

10
rằng chính sách thành công cần tập trung sớm vào HD, không chỉ vì tác động trực
tiếp của nó mà còn vì tác động phản hồi của nó đối với việc duy trì EG.

1.2. Các nghiên cứu về tiêu chí và phương pháp đánh giá ảnh hưởng của tăng
trưởng kinh tế đến phát triển con người.

1.2.1. Các nghiên cứu trong nước.

1. TS. Bùi Đại Dũng, ThS. Phạm Thu Phương:” Tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội” .Để góp phần làm rõ khái niệm “công bằng xã hội” trong bối cảnh
phát triển bền vững, bài viết cung cấp một số minh chứng định lượng về quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội dựa trên một số tiêu chí và phương
pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích so sánh (thu nhập giữa nhóm giàu và
nhóm nghèo), Phương pháp định lượng và dữ liệu nghiên cứu đó là:

(i) Công bằng xã hội phải bảo đảm khuyến khích tối đa khả năng đóng góp và hạn
chế tối thiểu khả năng gây hại của mỗi cá nhân đối với xã hội. Cùng với đó,
khoảng cách giàu - nghèo được tính bằng số lần của mức thu nhập giữa 10% dân
số có thu nhập cao nhất và 10% dân số có thu nhập thấp nhất trong xã hội. Tốc độ
tăng trưởng lấy con số trung bình năm của 20 năm.Qua quá trình tính toán cho thấy
khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo quá nhỏ hoặc quá lớn đều có ảnh hưởng tiêu
cực đến tăng trưởng.

(ii) Từ việc tính toán thu nhập của nhóm nghèo ảnh hưởng tới tăng trưởng như thế
nào và ngược lại để rút ra nhận nhận định là: Việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo
dục cho nhóm nghèo mang ý nghĩa kinh tế quan trọng (không đơn thuần mang tính
đạo đức). Đó là chi phí cần thiết và hiệu quả nhằm bảo đảm mức toàn dụng lao
động xã hội đồng thời hạn chế những tổn hại cho xã hội trong tương lai;

(iii) Từ việc tính toán thu nhập của nhóm giàu ảnh hưởng tới tăng trưởng như thế
nào và ngược lại để rút ra nhận nhận định là: Nhóm giàu cần được khuyến khích
làm giàu chính đáng với tư cách là nhóm đầu tàu thúc đẩy xã hội phát triển đi đôi
với việc ngăn ngừa hành vi làm giàu bất chính, trong đó có hành vi trục lợi từ
ngoại ứng tiêu cực.

2. GS. TS. Ngô Thắng Lợi và các cô ̣ng sự (2019), “Mối quan hê ̣ giữa tăng
trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiê ̣n tiến bộ và công bằng xã hội ở Viê ̣t
Nam hiê ̣n nay: Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách”. Đề tài sử dụng bộ
tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, cụ thể đó là với từng nội hàm sẽ sẽ có những tiêu
chí tương ứng như: Mối quan hệ giữa tăng trưởng với phát triển con người tương

11
ứng với bộ tiêu chí sau: So sánh thứ hạng HDI với GNI/người; Hệ số tăng trưởng
vì con người (GHR), đường vành đai phát triển con người. Kết hợp với các phương
pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp nghiên nghiên
cứu tại bàn, phương pháp phỏng vấn, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia qua hội
thảo khoa học; Phương pháp phân tích thông tin: Phân tích và tổng hợp; phương
pháp so sánh, phương pháp định lượng (GHR, GEP, phương pháp mô hình hóa).
Từ đó tìm ra vấn đề mà xã hội đang gặp phải và định hướng chính sách phù hợp
với nguồn lực và trạng thái nền kinh tế và con người ở Việt Nam hiện nay.

3. Lưu Tiến Dũng, Nguyễn Thị Kim Hiệp: “Nâng cao chất lượng tăng trưởng
kinh tế tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững”. Nghiên cứu này trước hết tiếp cận
vấn đề chất lượng tăng trưởng theo những đặc trưng của phát triển bền vững, đảm
bảo hài hòa xen cài 3 trụ cột của phát triển bền vững là bền vững kinh tế, bền vững
xã hội (trong đó con người là yếu tố then then chốt) và bền vững môi trường. Tiếp
đến nghiên cứu dựa trên phân tích đóng góp của các yếu tố đầu vào của nền kinh tế
đối với tăng trưởng kinh tế địa phương bao gồm vốn, lao động và yếu tố tổng năng
suất theo hướng bền vững. Dựa vào tiêu chí phản ánh cấu trúc tăng trưởng: Tỷ
trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng. Cùng với với đó sử dụng các phương
pháp định lượng và dữ liệu nghiên nghiên cứu để đưa ra những đánh giá và giải
pháp kiến nghị nhằm nâng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Đồng Nai theo
hướng bền vững đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tăng trưởng kinh
tế Đồng Nai đang hướng theo bền vững, vai trò của lao động có chất lượng và công
nghệ đối với GDP có xu hướng tăng trong khi vai trò của vốn sản xuất đối với
GDP Đồng Nai đang có xu hướng giảm.

1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài.

1. Alejandro Ramirez, Gustas Raniz, Frances Stewart: “Economic growth and


Human development”. Rõ ràng, tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh
tế (Economic Growth – EG) và phát triển con người (Human Development – HD).
Một mặt, tăng trưởng kinh tế cung cấp nguồn lực nhằm phát triển con người bền
vững. Mặt khác, chất lượng lực lượng lao động được cải thiện là đóng góp quan
trọng trong việc phát triển kinh tế. Trong chuỗi liên kết EG – HD mà các tác giả đã
đưa ra, mối quan hệ giữa Tổng sản phẩm trong nước (GNP) và Phát triển con
người (HD) càng bền chặt hơn nếu:

-     Mức độ đói nghèo càng thấp; đối với một mức GNP trên đầu người nhất
định, điều này phản ánh sự phân chia thu nhập ngày càng công bằng hơn.

12
-      Các hộ gia đình phân bổ thu nhập nhiều hơn vào phát triển con người tại
một mức thu nhập nhất định; điều này liên quan đến mức giáo dục cho nữ
giới và độ kiểm soát thu nhập của nữ giới trong hộ gia đình.

-      Tỷ lệ GNP dành cho chi tiêu xã hội ưu tiên của chính phủ càng cao 

-     Đóng góp xã hội ngày càng hiệu quả, bao gồm các tổ chức cộng đồng và
các tổ chức phi chính phủ (NGOs) khác.

-     Sự hiệu quả của HDIF (Chức năng cải thiện phát triển con người) càng lớn.
HDIF giống một hàm sản xuất ở chỗ nó liên hệ các yếu tố đầu vào với HD,
chẳng hạn như chi tiêu công cho dịch vụ y tế hoặc nước, với mục tiêu HD là
đạt được sức khỏe tốt hơn.

2. Elena Pelinescu: “The impacts of Human Capital on Economics Development”


sử dụng một loạt các phương pháp luận từ các mô hình kinh tế lượng cấu trúc
Solow được mở rộng bởi Mankiw, Rommer và Weil (1992) được gọi là mô hình
MRW, đến các phân tích hội tụ do Barro và Sala i Martin (1992) đề xuất và cả các
mô hình bảng dành riêng cho phân tích dữ liệu xuyên quốc gia (Islam, 1995). Một
trong những vấn đề phương pháp luận chính là chọn chỉ số đại diện được sử dụng
để đo lường vốn con người, vì mức độ ảnh hưởng bị ảnh hưởng bởi chỉ số được
chọn cho mục đích này. Trong nhiều bài báo, do khó xác định số năm đi học trung
bình nên chỉ số này đã được thay thế bằng tỷ lệ nhập học gộp ở tiểu học, trung học
và đại học hoặc bằng tỷ lệ nhập học (tỷ lệ biết chữ). Sử dụng số năm đi học để so
sánh giữa các quốc gia, có nhược điểm là không biết chính xác liệu kiến thức thu
được trong một năm học ở một quốc gia có trùng khớp với kiến thức thu được ở
một quốc gia khác hay không để đảm bảo tính so sánh của dữ liệu và người ta cho
rằng kiến thức chỉ đạt được ở trường, trong khi bỏ qua các nguồn đào tạo khác.

1.3. Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến ảnh hưởng của tăng trưởng kinh
tế đến phát triển con người.

1.3.1. Các nghiên cứu trong nước

Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Mai (2009), Mối tương quan giữa các chỉ số phát
triển con người, phát triển kinh tế và phát triển giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Tác giả đã cho rằng muốn phát triển nguồn lực con người thì cần chú ý 5 yếu
tố cơ bản gồm: giáo dục và đào tạo; sức khỏe và dinh dưỡng; môi trường; việc làm;
tự do chính trị và kinh tế. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố giáo dục
và đào tạo có vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn lực con
người.

13
Tiến sĩ Hồ Bá Thâm, Một số nhân tố tác động đến chất lượng cuộc sống đối với
dân cư thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay. Bài viết trình bày những
vấn đề mang tính tổng quát về cả mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng
cuộc sống và phát triển con người bằng cách phân tích các nhân tố tác động đến
chất lượng cuộc sống con người như: 1) Việc làm, năng suất lao động, thu nhập; 2)
Phương tiện đi lại, hạ tầng giao thông, thái độ ý thức của người vận hành phương
tiện giao thông; 3) Sức khỏe, dịch vụ chữa bệnh, nơi nằm chữa bệnh, thuốc men,
thái độ của bệnh viện, khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân, gia đình; 4) Dịch vụ
học tập, phương tiện học hành, thái độ và văn hóa học đường, năng lực quản lý học
đường; 5) Nơi ăn chốn ở như nhà cửa, phương tiện phục vụ nghỉ ngơi, ăn ngủ, vệ
sinh; bữa ăn đảm bảo năng lượng .cơ thể đã tiêu hao, mức độ ngon miệng, an toàn
thực phẩm; 6) Quan hệ tình cảm trong gia đình, quan hệ vợ chồng (tình dục và tình
cảm), con cái, mức độ tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau, tôn trọng, yêu thương nhau;
7) Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp; 8) Không gian vui chơi giải trí văn hóa văn nghệ,
sinh thái, du lịch, môi trường sống như không khí, ánh sáng, âm thanh; 9) Thể chế,
môi trường xã hội và năng lực thực hiện tự do cá nhân, thực hiện quyền bình đẳng,
quyền dân chủ (quyền thông tin, phát biểu ý kiến, sự tôn trọng khác biệt) trong gia
đình, cộng đồng; 10) Đảm bảo an toàn thân thể và an ninh trong cuộc sống; 11)
Văn hóa sống của bản thân (năng lực, lẽ sống, lý tưởng, nhu cầu, tính tự chủ, ý chí
vươn lên, kỹ năng sống,..).

Trần Đ. H (2009), trong luận án tiến sĩ của mình tại Đại học Quốc gia Hà Nội với
bài nghiên cứu “Tăng trưởng kinh tế vì phát triển con người ở Việt Nam” cũng nêu
ra mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và phát triển con người có tác động dựa trên các
khía cạnh cấu thành chỉ số phát triển con người HDI (tuổi thọ, tri thức, thu nhập),
hệ số tăng trưởng kinh tế vì con người. Bên cạnh đó, cũng chỉ ra được những nhân
tố góp phần để phát triển con người bền vững là: sự ổn định về môi trường kinh tế
vĩ mô; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khu vực nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân
tạo việc làm; bảo vệ tài nguyên môi trường và nhận thức của người dân về hành vi
tiêu dùng.

Tiến Sĩ Hoàng Thanh Sơn (2009), “Vấn đề phát triển con người ở tỉnh Vĩnh Phúc
hiện nay”, bài luận án đã thể hiện một cách tổng quát quá trình thực hiện phát triển
con người tại tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt nhấn mạnh vào tác động của nhân tố hội
nhập quốc tế trên các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, chính trị,...

1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài

1.     Yolanda, Y (2017), “Analysis of factors affecting inflation and its impact
on human development index and poverty in Indonesia” Bài nghiên cứu sử
dụng mô hình hồi quy đa tuyến tính để thấy được tác động của các biến độc
14
lập gồm tỷ lệ BI, Cung tiền và Rupiah, giá dầu thế giới, giá vàng đến các
biến phụ thuộc gồm lạm phát, HDI và nghèo đói, được thể hiện qua các mô
hình cụ thể:

1. Y = a + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 +b5X5 +e

2. Y1 = a + b6Y +e

3. Y2 = a + b7Y+e

Trong đó:

X1 = tỷ lệ BI;

X2 = Cung tiền;

X3 = tỷ lệ trao đổi ngoại tệ;

X4 = giá dầu; 

X5 = giá vàng; 

Y = lạm phát; 

Y1 = HDI; 

Y2 = nghèo đói

Kết quả của bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạm phát có ảnh hưởng tích cực và đáng
kể đến HDI. Điều này cho thấy sự tăng giảm của lạm phát sẽ kéo theo sự tăng/giảm
của HDI. Kết quả mô hình cũng chỉ ra rằng việc tăng 1 đơn vị lạm phát kéo theo sự
tăng 0.047 đơn vị HDI. Tuy nhiên trong mô hình này chỉ số R^2 là 0,2238 cho thấy
rằng biến lạm phát chỉ giải thích được 22,38% sự thay đổi của biến HDI.

Suy ra mô hình không phù hợp để giải thích tác động của biến lạm phát đến biến
HDI.

2.     Noor Hashim Khan & Yanbing Ju & Syed Tauseef Hassan “Modeling
the impact of economic growth and terrorism on the human development
index: collecting evidence from Pakistan” Bài nghiên cứu sử dụng mô hình
tự hồi quy phân phối trễ ( ARDL):

LogHDIt = β0 + β1LogTIt + β2LogGDPt + β3LogEPCt + β4LogURBt + εt

15
Để phân tích tác động của các biến độc lập là tăng trưởng kinh tế (GDP), khủng bố
(TI), tiêu thụ điện năng (EPC), ô nhiễm môi trường đô thị (URB).

Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng các nhân tố là tăng trưởng kinh tế, tiêu
thụ điện năng và ô nhiễm môi trường đô thị có tác động thuộc chiều đến HDI, còn
nhân tố khủng bố có tác động ngược chiều đến HDI, cụ thể tiêu thụ điện năng  tăng
1 % thì HDI tăng 0,489  %; GDP tăng 1 % thì HDI tăng 0,467%, khủng bố tăng
1% thì HDI giảm 0,039% (với mức ý nghĩa trên 10%); ô nhiễm môi trường đô thị
tăng 1% thì HDI tăng 6,903 % (với mức ý nghĩa trên 1%).

3. Korhan K. Gökmenoğlua Martins Olugbenga Apinranb Nigar Taşpınar

 “Impact of Foreign Direct Investment on Human Development Index in Nigeria”

Bài nghiên cứu phân tích tác động của nhân tố đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến
chỉ số HDI. Các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình ước lượng DOLS:

𝑙𝑛𝐿𝐸𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝑙𝑛𝐹𝐷𝐼𝑡 + ∑ 𝛾𝑖 ∆𝑙𝑛𝐹𝐷𝐼 𝑡−𝑖 + 𝜀𝑡 𝑞 𝑖=−𝑞 (4)

𝑙𝑛𝑆𝐸𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝑙𝑛𝐹𝐷𝐼𝑡 + ∑ 𝛾𝑖 ∆𝑙𝑛𝐹𝐷𝐼 𝑡−𝑖 + 𝜀𝑡 𝑞 𝑖=−𝑞 (5)

𝑙𝑛𝐺𝑁𝐼𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝑙𝑛𝐹𝐷𝐼𝑡 + ∑ 𝛾𝑖 ∆𝑙𝑛𝐹𝐷𝐼 𝑡−𝑖 + 𝜀𝑡           (6)

(Phương pháp DOLS (dynamic ordinary least square) có thể được áp dụng bất kể
mức độ tích hợp của các biến độc lập, nhưng biến phụ thuộc của mô hình phải
đứng yên tại điểm khác biệt đầu tiên của nó. Lý do áp dụng kỹ thuật ước tính
DOLS là vì nó là một kỹ thuật ước lượng các hệ số dài hạn cho các mẫu nhỏ khi nó
được so sánh với các mẫu thay thế vì nó dựa trên mô phỏng Monte Carlo. Hơn
nữa, lợi thế của ước tính DOLS kỹ thuật  loại bỏ các vấn đề nội tại và tự tương
quan trong việc ước tính các giá trị dài hạn của hệ số.

4. Niken Sulistyowati1 , Bonar Marulitua Sinaga2 , Novindra3

 “Impacts of Government and Household Expenditure on Human Development


Index”

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu phân cực; nó là một sự kết hợp của dữ liệu chuỗi
thời gian và mặt cắt ngang dữ liệu ở 29 huyện và 6 thành phố trực thuộc trung
ương trong 2004 đến 2011 ở Trung Java. Mô hình được xây dựng bởi phương pháp
tiếp cận kinh tế lượng đồng thời hệ phương trình, bao gồm 5 khối, được thu, chi,
đầu vào của chính phủ, đầu ra và hiệu suất. Nó bao gồm 26 phương trình (19
phương trình cấu trúc và 7 phương trình nhận dạng phương trình) như sau:

16
a) Nguồn thu của chính phủ

Thứ nhất, phương trình doanh thu thuế:

 TAX = a0 + a1PDRB+ a2 TPP+ a3 INV + a4 TREND+ a5 LTAX+


u1.....................................................(1)

Thứ hai, phương trình doanh thu phi thuế:

NTAX = b0 + b1PDRB+ b2 TPP+ b3 POV + b4 PTK + b5 INV+ b6 TREND +


b7 LNTAX+ u2...............(2)

 (Trong đó: TAX là doanh thu từ thuế (tỷ rupiah / năm)/ NTAX- nontax: phi thuế)

                TPP là tổng chi tiêu của chính quyền địa phương(tỷ / năm),

                PDRB là tổng quốc nội khu vực sản phẩm (tỷ / năm),

                INV là đầu tư (tỷ / năm)

                LTAX là thuế năm ngoái

Thứ ba, Công bằng của Tổng thu Chính Phủ

PENPEM = THUẾ +NTAX ............ (3)

b) Khối chi tiêu của Chính phủ:

Thứ nhất, Phương trình Chi tiêu Chính phủ vì sức khỏe:

PKESP = c0 + c1PENPEM + c2 POP + c3TREND + c4 LPKESP + u3 (4)

Thứ hai, Chi tiêu của Chính phủ cho Giáo dục

PPENP = d0 + d1PENPEM + d2 XU HƯỚNG + d3LPPENP + u4           (5)

Thứ ba,  Chi tiêu của Chính phủ cho Cơ sở hạ tầng

PINF = e0 + e1 PENPEM + e2 PPL + e3 POV + e4 LPINF + u5 ……........       


(6)                                                              

Thứ tư, các khoản chi khác của chính phủ:

 PPL = f0 + f1PENPEM + f2 POP+ f3 TREND + f4 LPPL+ u6              (7)

17
Thứ năm,cân bằng của Tổng chi tiêu của Chính Phủ

TPP = PKESP + PPENP + PINF + PPL ................                (8)

Thứ sáu, Phương trình Chi tiêu Hộ gia đình cho Y tế:

 PKESRT = g0 + g1YD + g2 LIPM + g3POP + g4TREND + g5LPKESRT + u7


(9)

Thứ bảy, chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục:

PPENRT = h0 + h1YD + h2 LIPM+ h3POP+h4 TREND + h5LPPENRT+ u8          


(10)

Thứ 8, các khoản chi khác của hộ gia đình:

PRTL = i0 + i1YD + i2 LIPM+ i3 POP+ i4 TREND + i5LPRTL+


u9...........................................(11)                                        

Thứ chín, tổng chi tiêu các hộ gia đình:

 TPR = PKESRT + PPENRT + PRTL .............                


(12)                                            

Thứ mười, Phương trình đầu tư:

INV = jo + j1SB + j2 PINF + j3 LINV + u10 .........                  (13)

c) Đầu vào

Thứ nhất, vốn vật chất:

PC = k0 + k1 INV + k2 PINF + k3 PPENP + k4LPC + u11                  (14)

Thứ hai, phương trình đầu vào lao động của nông nghiệp:

PTKA = m0 + m1PDRBA + m2 UMK + m3 TREND + m4 LPTKA +u12    (15)

Thứ ba, đầu vào lao động ngành công nghiệp:

PTKI = n0 + n1PDRBI + n2UMK + n3 TREND + n4LPTKI+ u13              (16)

Thứ tư, đầu vào các dịch vụ cung cấp nguồn nhân lực:

 PTKS = o0 + o1PDRBS + o2UMK + o3 TREND+ o4 LPTKS+ u14....       (17)

18
Thứ năm, phương trình tổng nguồn cung cấp lao động:

PTK = PTKA + PTKI+ PTKS .......................         (18)

d) Đầu ra

Thứ nhất, Phương trình Tổng sản phẩm nông nghiệp quốc nội:

PDRBA = p0 + p1 PC + p2 PTKA + p3 TREND + p4 LPDRBA + u15      (19)

Thứ hai, cân bằng tổng sản phẩm công nghiệp quốc nội:

PDRBI = q0 + q1 PC + q2 PTKI + q3 XU HƯỚNG + q4 LPDRBI + u16    (20)

Thứ ba, cân bằng tổng sản phẩm ngành dịch vụ quốc nội:

 PDRBS = r0 + r1 PC+ r2PTKS+ r3 TREND + r4 LPDRBS u17               (21)

Thứ 4, cân bằng tổng tổng sản phẩm quốc nội:

PDRB = PDRBA + PDRBI + PDRBS                                                        (22)

e) Hiệu suất

Thứ nhất, cân bằng tổng sản phẩm quốc nội khu vực/ người

 YCAP = PDRB/ POP ...................................         (23)

Thứ hai, phương trình thu nhập khả dụng:

 YD = PDRB – TAX .....................................       (24)

Thứ ba, nghèo đói:

 POV = s0 + s1TPR + s2 UNEMP + s3 PL + s4 POP+ s5 STKA + s6 INF+s7


LPOV + u18........         (25)

Thứ tư, Cân bằng về Chỉ số Phát triển Con người:

IPM = t0 + t1 YCAP + t2 POV + t3 LIPM + u19 .... (26)

(Trong đó: IPM là chỉ số phát triển con người; YCAP là tổng sản phẩm quốc nội
bình quân đầu người khu vực (triệu / năm); POV là số người nghèo (người)).

Nhận dạng mô hình cấu trúc là được tiến hành dựa trên điều kiện:

19
 if (K-M) = (G-1) thì phương trình được xác định chính xác (được xác định chính
xác), nếu (K-M) <(G -1) thì phương trình sẽ không được xác định (chưa được xác
định), và nếu (K-M)> (G-1) thì phương trình trong mô hình cấu thành hơn được
xác định. Trong đó K là tổng biến trong mô hình (biến nội sinh và xác định trước
các  biến), M là tổng của biến ngoại sinh nội sinh  được chèn vào phương trình và
G là tổng phương trình trong mô hình (tổng biến nội sinh) - (Koutsoyiannis,Năm
1977). Phương pháp ước lượng mô hình phương pháp sử dụng 2 giai đoạn bình
phương nhỏ nhất (2SLS), bởi vì mỗi phương trình cấu trúc trong mô hình được xác
định quá mức. Ước tính được sử dụng Hệ thống phân tích thống kê Chương trình
Chuỗi thời gian kinh tế lượng (SAS / ETS) phiên bản 9.2 và thủ tục hệ thống linier
(SYSLIN).

=> Kết luận từ các mô hình:

Kết quả ước tính của phương trình Chỉ số phát triển con người cho thấy HDI bị ảnh
hưởng đáng kể bởi thu nhập bình quân đầu người, nghèo đói và HDI năm trước.
Thu nhập bình quân đầu người mang lại hiệu quả tích cực cho HDI, trong khi
nghèo đói có tác động tiêu cực đến HDI.

Phản hồi về chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục, y tế và các chi tiêu khác của hộ
gia đình có tính co giãn (mang lại hiệu quả lớn) đối với sự thay đổi HDI.

Sự kết hợp chính sách tăng chi tiêu cho giáo dục và cơ sở hạ tầng tạo ra hiệu suất
tốt hơn trong việc tăng thu nhập bình quân đầu người, thu nhập khả dụng và HDI
so với việc kết hợp chính sách tăng chi tiêu cho giáo dục và y tế, cả trong đô thị và
quận ở Trung Java.

5. Cordelia Onyinyechi Omodero, PhD, ACA“Government General


Spending and Human Development: A Case Study of Nigeria” 

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa tuyến tính:

HDI = ∝ + β1(LOGCEX) + β2(LOGREX) + β3(LOGCPI) + β4(LOGINF) + ε

Và sử dụng phương pháp Ordinary Lease Squares ( OLS) để phân tích tác động
của các biến chi thường xuyên (REX) và vốn (CEX) chi phí tài sản cố định, chỉ số
cảm nhận tham nhũng (CPI) và lạm phát (INF) đến chỉ số phát triển con người
(HDI).

Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy chi phí tài sản cố định có ảnh hưởng tiêu cực
đến HDI khi chỉ ra rằng: chi phí tài sản cố định, lạm phát, tham nhũng không ảnh
hưởng đến chỉ số phát triển con người HDI. Trong khi đó, chi tiêu thường xuyên
20
cũng có tác động tích cực đến HDI :Chi thường xuyên tăng 1 điểm % thì HDI cũng
tăng 0.096 điểm %.

6.      Alexei Yumashev , Beata Ślusarczyk , Sergey Kondrashev  and Alexey


Mikhaylov “Global Indicators of Sustainable Development: Evaluation of the
Influence of the Human Development Index on Consumption and Quality of
Energy”. 

Bài nghiên cứu đã sử dựng phương pháp phân tích hồi quy , các tác giả chọn một
mô hình bao gồm 3 phương trình mỗi phương trình đưa ra ước tính và mô tả từng
tham số được nghiên cứu. Mô hình này bao gồm các khuyến nghị, phương pháp
luận, phương pháp xác định mối quan hệ giữa dữ liệu thống kê liên quan đến các
vấn đề liên quan đến tiêu thụ năng lượng và HDI được phát triển bởi Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Liên hợp quốc (UN), được mô tả trong các
báo cáo hàng năm về các mục tiêu phát triển bền vững, các chỉ số, chỉ tiêu về phát
triển con người (thông tin thống kê). Cơ sở thực nghiệm của nghiên cứu này là một
mô hình trong đó mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường, nguồn năng lượng và phát
triển kinh tế thông qua các phương trình hành vi được thể hiện:

HDIt = αi + α1 ∗ Kpct + α2 ∗ Popt + α3 ∗ HCt + α4 ∗ LEt + α5 ∗ RNEt + α6 ∗


CO2 t + Et

Trong đó:

HDI - chỉ số phát triển con người; 

Kpc - các yếu tố chính của sản xuất tư bản;

 Pop - các yếu tố dân số chính; 

α1… αn — các yếu tố quyết định thống kê (các tham số kỳ vọng không đổi); 

HC - vốn con người; 

LE — tuổi thọ;

CO2 - ô nhiễm CO2;

E - tiêu thụ năng lượng.

21
7. Arisman “ Determinant of Human Development Index in ASEAN
Countries”. bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bảng điều khiển với
chuỗi thời gian và mô hình hiệu ứng cố định để phân tích tác động của các biến
dân số ( Ln_POP), lạm phát ( INF), tỷ lệ thất nghiệp ( UNEMP) và tổng sản phẩm
quốc dân ( GDP) đến chỉ số phát triển con người (HDI). Mô hình được thể hiện
như sau:

HDI = b0 + b1 Ln_POP + b2 INF + b3 UNEMP + b4 GDP + e

        Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng các biến về dân số có tác động tiêu
cực đến chỉ số phát triển con người, cụ thể, Khi dân số tăng 1% thì HDI giảm
0.437%. Trong khi đó tổng sản phẩm quốc nội lại có tác động tích cực đến HDI khi
tổng sản phẩm quốc nội tăng  1% thì HDI tăng 0.1108%. Và tỷ lệ thất nghiệp cũng
như lạm phát không có tác động đến HDI tại các quốc gia thuộc ASEAN.

8. Shah, Smit “ Determinants of Human Development Index: A Cross-


Country Empirical Analysis” Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy đa
tuyến tính để có thể phân tích được tác động của các yếu tố như :
(lnLifeExpectancy)- chỉ số tuổi thọ , (lnLiteracyRate)- tỷ lệ biết chữ,
(lnFertilityRate)- tỷ lệ sinh, (lnGini) - hệ số GINI , (InInflationRate)- tỷ lệ lạm
phát, (InCo2)- chỉ số khí thải CO2, (InGDP)- tổng sản phẩm quốc nội, đến chỉ số
phát triển con người (HDI). Trong đó các biến như chỉ số tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ là
các yếu tố nội sinh hay các yếu tố cấu thành nên chỉ số phát triển con người, mô
hình cụ thể được thể hiện như sau:

HDI = b0 + b1* lnGDP + b2* lnLifeExpectancy + b3 * lnLiteracyRate + b4 *


lnGini + b5 * lnFertilityRate + b6 * lnCo2 + b7 * lnInflationRate.

        Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát không có tác động đến
chỉ số phát triển con người. Các biến như tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số tuổi thọ,
tỷ lệ biết chữ ảnh hưởng thuận chiều đến chỉ số phát triển con người, cụ thể: Khi
tổng sản phẩm quốc nội tăng  1% thì chỉ số phát triển con người tăng 0,088 %, khi
chỉ số tuổi thọ tăng 1 % thì chỉ số phát triển con người tăng 0.278 %, khi tỷ lệ biết
chữ tăng 1 % thì chỉ số phát triển con người tăng 0,085 %. Ngược lại thì tỷ lệ sinh,
hệ số GINI và chỉ số khí CO2 lại có tác động người chiều đến chỉ số phát triển con
người như sau: Khi tỷ lệ sinh tăng 1% thì chỉ số phát triển con người giảm 0,047

22
%, khi hệ số GINI tăng 1% thì chỉ số phát triển con người giảm 0,036% và khi chỉ
số khí CO2 giảm 1% thì chỉ số phát triển con người tăng 0,0003%.

Kết luận

Thông qua việc tổng quan các mô hình từ các bài nghiên của về tác động của các
nhân tố đến phát triển con người tại các quốc gia trên thế giới, nhóm nghiên cứu
chúng tôi xin phép kế thừa mô hình hồi quy đa tuyến tính của tác giả Cordelia
Onyinyechi Omodero trong bài nghiên cứu Government General Spending and
Human Development: A Case Study of Nigeria, do một số điểm tương đồng cũng
như các nhân tố ảnh hưởng mà tác giả đưa ra so với bài nghiên cứu của chúng tôi:

Thứ nhất, về mục tiêu nghiên cứu: Cả bài nghiên cứu của tác giả và nhóm nghiên
cứu chúng tôi đều hướng đến phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế đến phát triển con người.

Thứ hai, Bài nghiên cứu của chúng tôi cũng xuất phát từ các biến độc lập là các
yếu tố cấu thành nên chi tiêu tác động đến tăng trưởng kinh tế, tương tự như trong
bài tác giả cũng có sử dụng biến chi tiêu: chi thường xuyên.

 Tuy nhiên,: như đã nêu ở trên, bài nghiên cứu của chúng tôi mặc dù cũng là
nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người nhưng
cũng có nhiều điểm khác biệt so với các bài nghiên cứu của các tác giả trong các
bài nghiên cứu khác cũng như bài nghiên cứu của Cordelia Onyinyechi Omodero,
cụ thể: Sự khác biệt về phạm vi nghiên cứu: phạm vi bài nghiên cứu của nhóm
chúng tôi là nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người tại một tỉnh thành, trong khi đó phạm vi nghiên cứu của bài trên thì lại
nghiên cứu trên phạm vi  một quốc gia.

Vì vậy bài nghiên cứu của chúng tôi chỉ là kế thừa mô hình phù hợp để tính toán ra
các chỉ số tác động khác nhau. 

1.4. Đánh giá tổng quan và khoảng trống nghiên cứu.

1.4.1. Đánh giá tổng quan.

Quan điểm về tác đô ̣ng của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người có
sự khác nhau giữa các nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia, cũng như trong các
giai đoạn khác nhau có những khác biệt, tuy nhiên chủ yếu đều được các nhà
nghiên cứu nhận định về mối quan hệ hai chiều của tăng trưởng kinh tế và phát
triển con người. Xét riêng tác đô ̣ng của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người, các nhà nghiên cứu thể hiện bằng nhiều kênh khác nhau đặc trưng cho đặc
23
điểm kinh tế - văn hóa - xã hội - chính trị ở những đối tượng nghiên cứu khác
nhau. Các bài nghiên cứu được thể hiện dưới dạng nghiên cứu định tính hoặc
nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng chủ yếu được trình bày dưới các
dạng hàm hồi quy tuyến tính, hàm logarit,.., phương pháp ước lượng khác nhau
(phương pháp OLS hoặc GLS,..). Nhưng nhìn chung, các mô hình nghiên cứu định
lượng được đưa ra để đánh giá tác đô ̣ng của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người đều có các biến chính: biến phụ thuộc là biến thể hiện mức đô ̣ phát triển con
người, biến độc lập là biến đo lường tăng trưởng kinh tế, các biến độc lập phụ khác
ảnh hưởng đến phát triển con người.

Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về tác đô ̣ng của tăng trưởng kinh tế đến
phát triển con người ở các bài nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Nghiên cứu của
Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Mai (2009), Mối tương quan giữa các chỉ số phát
triển con người, phát triển kinh tế và phát triển giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Tác giả đã cho rằng muốn phát triển nguồn lực con người thì cần chú ý 5 yếu
tố cơ bản gồm: giáo dục và đào tạo; sức khỏe và dinh dưỡng; môi trường; việc làm;
tự do chính trị và kinh tế. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố giáo dục
và đào tạo có vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn lực con
người. Trong khi đó tác giả Bronfenbrenner, Urie với bài nghiên cứu Ecology of
the family as a context for human development: Research perspectives, thì cho
rằng ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạt động của gia đình với tư cách
là bối cảnh phát triển con người. Điều tra sự tương tác của di truyền và môi trường
trong các quá trình gia đình; quá trình chuyển đổi và liên kết giữa gia đình và các
môi trường chính khác ảnh hưởng đến sự phát triển, chẳng hạn như bệnh viện, nhà
trẻ, các nhóm đồng đẳng, trường học, mạng xã hội, thế giới công việc (cho cả cha
mẹ và con cái), các khu vực lân cận và cộng đồng; và các chính sách công ảnh
hưởng đến gia đình và trẻ em được đưa vào. Nghiên cứu của GS. TS Ngô Thắng
Lợi và cộng sự (2019) đi sâu vào nội hàm, sử dụng 3 tiêu chí:  Mối quan hệ giữa
tăng trưởng với phát triển con người tương ứng với bộ tiêu chí sau: So sánh thứ
hạng HDI với GNI/người; Hệ số tăng trưởng vì con người (GHR), đường vành đai
phát triển con người, để đánh giá sự lan tỏa của tăng trưởng kinh tế ̣đến phát triển
con người.

Nhìn chung, các nghiên cứu sử dụng tốc độ tăng GDP để thể hiện tăng trưởng kinh
tế và các khía cạnh của HDI để đo lường mức đô ̣ phát triển con người của đối
tượng được nghiên cứu.

1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu

Các nghiên cứu đã có chủ yếu nghiên cứu về ảnh hưởng của tăng trưởng
kinh tế đến phát triển con người - dựa vào các yếu tố tác động đến phát triển con
24
người. Hướng nghiên cứu của nhóm là tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát
triển con người- thông qua các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trên góc
đô ̣ chi tiêu, cụ thể là chi tiêu hộ gia đình, chi tiêu chính phủ và chi đầu tư phát
triển. Nghiên cứu hướng sâu vào những ảnh hưởng của thành quả tăng trưởng kinh
tế đến quá trình phát triển con người tại địa phương cho phép nhóm đánh giá được
đúng mức đô ̣ phát triển con người của đối tượng nghiên cứu và từ đó tạo độ sâu
cho bài nghiên cứu về tác đô ̣ng của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người.
Hơn nữa, nghiên cứu về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người ở những đối tượng, vùng khác nhau thì cần những nghiên cứu cụ thể về đặc
điểm, các nhân tố đặc thù riêng biệt - đó là những biến số có tác động quan trọng
và quyết định đến tính chính xác và khả năng đánh giá về ảnh hưởng của tăng
trưởng kinh tế đến phát triển con người ở một địa phương, một quốc gia hay một
nhóm quốc gia. Vì vậy, bên cạnh biến chỉ số phát triển con người HDI và biến đại
diện cho tăng trưởng kinh tế thì nhóm sẽ bổ sung thêm những biến đặc thù của tỉnh
Hưng Yên vào mô hình định lượng.

Nếu các bài nghiên cứu phần lớn đều sử dụng riêng biệt phương pháp nghiên
cứu định tính hoặc nghiên cứu định lượng để nghiên cứu ảnh hưởng của tăng
trưởng kinh tế đến phát triển con người thì bài nghiên cứu của nhóm được thực
hiện bằng phương pháp hỗn hợp, kết hợp cả hai phương pháp định tính (thống kê,
mô tả, phân tích qua bộ tiêu chí đánh giá) và định lượng (hồi quy dữ liệu chuỗi thời
thời gian). Các phương pháp này có tính chất bổ sung và khắc phục những hạn chế
của nhau, giúp nâng cao tính khả thi, tính chính xác của bài nghiên cứu, từ đó giúp
nhiều đối tượng khác nhau có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng bài nghiên cứu với
mục đích tham khảo hoặc áp dụng vào quản lý và ra quyết định trong các vấn đề
tăng trưởng kinh tế, phát triển con người tỉnh Hưng Yên- đối tượng không gian mà
nhóm chọn nghiên cứu.

Các nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu tác đô ̣ng của tăng trưởng kinh tế đến
phát triển con người trên phạm vi quốc gia hoặc nhóm quốc gia, làm cho các đơn
vị địa phương nhỏ hơn bị hạn chế trong tiếp cận các chính sách cụ thể, phù hợp với
những đặc thù riêng biệt của địa phương mình. Từ đó dẫn tới thu hẹp mức độ lan
tỏa sâu, tính hiệu quả và tính thực tế của các bài nghiên cứu đó. Chính vì vậy,
nhóm thực hiện nghiên cứu trong phạm vi nhỏ hơn, cụ thể là trong phạm tỉnh Hưng
Yên

Nhóm nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người
dựa trên nhóm nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trên góc đô ̣ chi tiêu:(1)
Chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình tại Hưng Yên dành cho các hoạt động nâng cao
năng lực, trí lực và thể lực;(2) Chi tiêu của Chính phủ cho các hoạt động của xã
hội;(3) Chi đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao của tỉnh Hưng Yên để
25
phân tích, gia tăng tính chắc chắn trong lập luận nghiên cứu. Dựa vào 3 nhân tố
này cũng là một cơ sở để nhóm lựa chọn các biến số cho mô hình định lượng để
hoàn thiện nghiên cứu định tính, là tiền đề để nhóm đưa ra các quan điểm, định
hướng, giải pháp để phát huy ảnh hưởng tích cực của tăng trưởng kinh tế đến phát
triển con người tại tỉnh Hưng Yên.

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG


TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
2.1.Nội hàm của tăng trưởng kinh tế và phát triển con người

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế luôn là nội dung quan tâm hàng đầu đối với các quốc gia
đang phát triển, xuất phát từ vai trò là điều kiện cần của phát triển. Bản thân nội
hàm của tăng trưởng kinh tế bao gồm hai mặt: số lượng và chất lượng. Trong giai
đoạn đầu của quá trình phát triển, thường mặt số lượng được quan tâm nhiều hơn,
với ý nghĩa được ví như đòn bẩy để thực hiện những nội dung mang tính xương
sống, nòng cốt của quá trình phát triển. Chất lượng tăng trưởng là khái niệm được
nghiên cứu và phát triển vào những năm 90 của thế kỷ XX cùng với những nghiên
cứu về phát triển bền vững và trở thành một vấn đề nóng trong nghiên cứu của
kinh tế học phát triển.

a, Các thước đo tăng trưởng

Có nhiều thước đo tăng trưởng như: tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm
quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), thu nhập
quốc dân sử dụng (NDI), thu nhập bình quân đầu người (GDP/người, GNI/người
…).

Trong các chỉ tiêu trên, với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn
được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc
gia, GDP/ người và GNI/ người. Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính
đến sự thay đổi của dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người
là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề nâng cao mức sống dân cư nói
chung.

GDP – Gross domestic product là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối
cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên

26
trong một thời kỳ nhất định. Tiếp cận từ sản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho
toàn bộ nền kinh tế. Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản
xuất thường trú trong nền kinh tế:

VA= GO-IC 

Trong đó: VA là giá trị gia tăng ngành i

                GO là tổng giá trị sản xuất ngành i

                 IC là chi phí trung gian của ngành i

GNI – Gross national income là tổng thu nhập sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối
cùng do công dân một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. GNI
hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo con số
chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.    

GNI= GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.

(Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài= Thu lợi tức nhân tố từ nước
ngoài- Chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài )

b, Lựa chọn thước đo tăng trưởng

Từ các thước đo trên, nhóm sử dụng thước đo  thu nhập bình quân đầu người
GRDP/ người. Lý do:

Thứ nhất, nhóm nghiên cứu thấy rằng tại cấp độ địa phương chỉ tiêu này thường
được sử dụng và đo lường chính xác hơn. 

Thứ hai, với đề tài nghiên cứu liên quan đến quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và phát triển con người của một tỉnh, chỉ tiêu GRDP/người có liên quan đến tiêu
chí của mối quan hệ này, như là so sánh thứ hạng HDI với GRDP/ người chính
xác và hiệu quả hơn.

2.1.2.  Phát triển con người

a, Khái niệm Phát triển con người.

Theo quan điểm của UNDP qua các báo cáo phát triển con người:

Phát triển con người không phải là khái niệm bất biến mà có sự điều chỉnh, thay
đổi, hay mở rộng. Nó bắt nguồn từ thực tế đầy biến động cũng như sự thay đổi

27
trong tư duy con người. Cho tới nay, các khái niệm về phát triển con người được
điều chỉnh, bổ sung thay đổi theo hai giai đoạn chính:

Giai đoạn 1(1990-2010): Từ năm 1990, PTCN đã trở thành trọng tâm của chiến
lược phát triển thế giới của Liên hợp quốc và sử dụng những ý tưởng căn bản của
tiếp cận nguồn năng lực trong các báo cáo PTCN hàng năm nhằm đánh giá tình
trạng phát triển của một số quốc gia thông qua phân tích tuổi thọ, giáo dục và GDP
. Hầu hết các nghiên cứu về PTCN mang tính chất học thuật không tập trung một
cách trực tiếp vào quan điểm về PTCN của UNDP mà tiếp cận quan niệm này theo
cách tiếp cận năng lực. 

Khái niệm PTCN được bổ sung theo từng chủ đề qua từng năm. Chúng ta có thể
xem bảng thống kê dưới đây:

Bảng 1: Định nghĩa ngắn gọn về PTCN qua các năm

1990 Quá trình mở rộng sự lựa chọn của con người

1991 Mục tiêu thực sự của phát triển là tăng sự lựa chọn cho con người

1992 Một quá trình mở rộng sự lựa chọn của con người

1993 Mở rộng sự lựa chọn cho con người

1994 Tạo ra một môi trường mà ở đó tất cả mọi người tạo ra năng lực

1995 Một quá trình mở rộng các sự lựa chọn của con người.

1996 Một quá trình mở rộng các sự lựa chọn của con người.

1997 Quá trình mở rộng các sự lựa chọn của con người.

1998 Một quá trình mở rộng các sự lựa chọn của con người

28
1999 Quá trình mở rộng sự lựa chọn con người

2000 Một quá trình nâng cao khả năng của con người.

Về việc mở rộng sự lựa chọn mà con người có để có thể sống theo cuộc
2001 sống mà họ coi trọng.

Về con người, về việc mở rộng sự lựa chọn mà con người có thể sống theo
2002 cuộc sống mà họ coi trọng.

Nhằm nâng cao cuộc sống con người bằng việc mở rộng sự lựa chọn, tự do
2003 và phẩm giá.

Quá trình mở rộng sự lựa chọn cho con người để họ làm và là những gì họ
2004 thấy quý giá trong cuộc sống

Về việc tạo lập năng lực con người- tập trung những thứ mà con người có
2005 thể làm và những gì họ có thể làm

2007/ Về việc mở rộng sự lựa chọn và tự do thực sự của con người- năng lực, cái
8 làm cho con người có thể sống theo cuộc sống mà họ coi trọng

Sự mở rộng tự do của con người để họ sống trong cuộc sống mà họ lựa


2009 chọn.

Nguồn: (Sabina Alkire 2010)

29
Tuy mỗi một báo cáo lại có những khía cạnh mới về PTCN, nhưng  về cơ bản khái
niệm về PTCN có tính nền tảng từ năm 1990. Thuật ngữ về PTCN ở đây đã bao
hàm cả quá trình mở rộng sự lựa chọn lẫn mức độ sự thịnh vượng đạt được của con
người. Đó cũng chính là hai mặt của PTCN, một mặt PTCN là việc tạo lập các khả
năng, chẳng hạn như kĩ năng, nâng cao tri thức hiểu biết của cá nhân hay sức khỏe
được cải thiện. Mặt khác, PTCN là năng lực con người được sử dụng các khả năng
ấy vào công việc, giải trí hay tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội.
Như vậy, mục tiêu cơ bản của sự phát triển là mở rộng sự lựa chọn cho con người.

Giai đoạn 2 (từ 2010-nay): Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, năm
2010,UNDP đã soạn lại khái niệm về PTCN. Theo quan điểm mới của UNDP,
“PTCN là sự mở rộng cho sự tự do của con người để sống cuộc sống trường thọ,
khỏe mạnh và sáng tạo; nhằm đạt được các mục tiêu khác mà họ cho là có giá trị;
và để tham gia tích cực vào việc kiến tạo một sự phát triển công bằng , bền vững
trong một hành tinh chung. Con người vừa là người thực hiện, vừa là người hưởng
lợi của sự PTCN, với tư cách cá nhân và cả trong các nhóm” (UNDP, 2010). 

Quan niệm này nhấn mạnh tới việc lấy con người làm trung tâm và sự tự do của
con người. Và PTCN được xem là phát triển vì con người, bởi con người và cho
con người.  PTCN được xem là phát triển vì con người, để họ là tác nhân có trách
nhiệm và tự đổi mới trong quá trình phát triển. 

b, Đo lường phát triển con người

Ban đầu, UNDP đã đưa ra các thước đo để đo lường phát triển con người gồm các
chỉ số phản ánh các mặt cơ bản của phát triển con người - gồm chỉ số thu nhập, chỉ
số giáo dục và chỉ số y tế. Theo thời gian UNDP đã đưa thêm các chỉ số khác phản
ánh các khía cạnh khác của PTCN như khía cạnh nghèo khổ, khía cạnh bất bình
đẳng giới và bất bình đẳng về thu nhập trong quá trình phát triển. Và các chỉ số
được đưa ra là chỉ số nghèo khổ con người (HPI); nghèo khổ tổng hợp (MPI), chỉ
số phát triển giới (GDI), chỉ số bất bình đẳng giới (GII),... Những chỉ số này bổ
sung một cách hoàn thiện hơn trong việc đo lường phát triển con người của một
quốc gia. Bên cạnh những chỉ tiêu cơ bản này, Liên hợp quốc có đề cập một số chỉ
số đánh  giá  các  mặt  khác  như  việc  làm,  môi  trường,  quyền  con  người,  an 
ninh  con người…  Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ chỉ đi tìm hiểu về các
cách đo lường phát triển con người trên các khía cạnh về mặt khái niệm phát triển
con người và thước đo tổng hợp.

Thước đo từng khía cạnh của phát triển con người

30
Dựa trên các thước đo sau: Thước đo năng lực tài chính, thước đo năng lực trí lực,
thước đo năng lực thể lực, thước đo việc xã hội sử dụng năng lực của con người 

 Thước đo tổng hợp phát triển con người - Chỉ số phát triển con người (Human
Development Index)

Năm 1990, UNDP lần đầu tiên đưa ra chỉ số PTCN (Human Development Index-
HDI) để đo lường mức độ PTCN của mỗi quốc gia) trong báo cáo PTCN. HDI là
một chỉ số đo lường thống nhất các mục tiêu kinh tế-xã hội cần đạt được và phản
ánh toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống.

c, Lựa chọn thước đo phát triển con người

Dựa trên phân tích về nguồn gốc, khái niệm, yếu tố cấu thành, nhóm nghiên cứu
chúng tôi lựa chọn chỉ số phát triển con người tổng hợp HDI để thực hiện trong bài
nghiên cứu này vì HDI là chỉ số đo lường thống nhất các mục tiêu kinh tế xã hội
cần đạt được và phản ánh toàn bộ trên khía cạnh cuộc sống. 

 HDI phản ánh mức độ trung bình đạt được của một nước về các năng lực cơ bản
của con người. HDI xác định liệu con người có được một cuộc sống trường thọ và
khỏe mạnh, được giáo dục và trang bị kiến thức hay được hưởng một mức sống tử
tế hay không? HDI xem xét điều kiện trung bình của tất cả mọi người trong một
quốc gia.

Trên thực tế, HDI chứa đựng ba yếu tố phản ánh tương ứng ba khía cạnh thuộc về
năng lực phát triển của con người, đó là: năng lực tài chính (thu nhập), năng lực trí
lực (giáo dục) và năng lực thể lực (y tế và chăm sóc sức khỏe). Ba yếu tố cấu thành
HDI đã được thống nhất sử dụng từ năm 1990, bao gồm: y tế, chăm sóc sức khỏe
(tính bằng tuổi thọ bình quân); giáo dục (tính theo 2 tiêu chí là tỷ lệ người lớn biết
chữ và số năm đi học trung bình); GNI/ người tính theo PPP được đưa vào HDI
phản ánh thu nhập.

Nhìn vào chỉ số PTCN, chúng ta có thể thấy chỉ số này có ý nghĩa trong việc thể
hiện triết lý PTCN, đó là sự phát triển con người là toàn diện chứ không chỉ ở tiền
bạc hay của cải. Một quốc gia có thể có mức thu nhập cao nhưng lại không thực
hiện tốt các mặt khác của PTCN như giáo dục và sức khỏe. Mặt khác, một quốc gia
có thể không được giàu có về mặt thu nhập và kinh tế nhưng lại thực hiện các khía
cạnh khác của PTCN rất tốt. Rõ ràng, chỉ số PTCN  không chỉ cho thấy phát triển
làm tăng nguồn thu nhập, mà còn thể hiện được ý nghĩa rộng lớn bao quát hơn về
phát triển của khái niệm PTCN. Theo Sengupta Keya, chỉ số PTCN có thể đưa ra
các chỉ báo chi tiết phân tích các khía cạnh khác nhau của lĩnh vực y tế, giáo dục,

31
cho thấy sức khỏe và giáo dục không chỉ đơn thuần là bộ phận cấu thành vốn con
người mà bản thân những yếu tố này cũng là sự phát triển thiết yếu .

2.2.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người

Các nghiên cứu trước đây thường đi nghiên cứu mối quan hệ hai chiều của tăng
trưởng kinh tế và phát triển con người, nó là mối quan hệ biện chứng và có tác
động tương tác nhau. Tuy nhiên, tại nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân
tích và tìm hiểu tác động một chiều của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người là như thế nào? Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần của phát triển con
người, tăng trưởng kinh tế thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người, và thu nhập
bình quân đầu người lại là một yếu tố cấu thành HDI và chính là điều kiện cần để
tăng HDI.

+ Khi nền kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa các khoản chi tiêu cho chính phủ vào các
dịch vụ y tế, giáo dục cũng tăng lên giúp góp phần nâng cao năng lực của con
người. Tăng trưởng kinh tế mạnh thúc đẩy sự phát triển của con người thông qua
gia tăng chi tiêu công vào các lĩnh vực y tế và giáo dục. Với việc tăng chi tiêu cho
các dịch vụ công như y tế và giáo dục sẽ góp phần cải thiện năng lực thể lực và trí
lực của người dân, do đó góp phần thúc đẩy cải thiện trình độ phát triển con người.

+ Tăng trưởng kinh tế cũng góp phần cải thiện thu nhập người nghèo, nâng cao
mức sống và tăng khả năng chi tiêu của cá nhân cho các hàng hóa thuộc lĩnh vực y
tế và giáo dục. Nền kinh tế tăng trưởng thì sẽ làm tăng số việc làm tạo ra, vừa giải
quyết được phần nào tình trạng thất nghiệp cũng đồng thời làm tăng thu nhập cho
người dân, góp phần giảm nghèo. Khi thu nhập tăng, nhu cầu của người dân để
nâng cao kiến thức sẽ tăng. Đặc biệt, người dân sẽ có xu hướng tăng chi tiêu giáo
dục cho con cái mình, với mong muốn tương lai con mình sẽ được trang bị kiến
thức cao, có cơ hội tìm được việc làm tốt, do vậy cũng gián tiếp cải thiện chất
lượng học tập.

Thực tế, nhiều nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhưng lại có
Chỉ số phát triển con người(HDI) thấp hơn và ngược lại. Các nước có cùng thu
nhập bình quân đầu người lại có mức phát triển con người rất khác nhau. Có nước
thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình, nhưng HDI lại nằm trong nhóm
thấp nhất. Trong khi đó nhiều nước có mức thu nhập bình quân đầu người ở mức
trung bình hoặc trung bình thấp nhưng thứ hạng HDI thường ở vị trí cao hơn. Và
ngay tại Việt Nam, nếu xét theo đơn vị cấp tỉnh cũng đã xuất hiện trường hợp thu
nhập bình quân đầu người có thể cao hơn, nhưng HDI nhận được lại thấp hơn
nhiều như: Lào Cai, Lạng Sơn,.. Lý giải đơn giản cho điều này là do một số tỉnh
thành miền núi phía Bắc với lợi thế phát triển du lịch miền cao mang lại thu nhập

32
lớn cho họ, nhưng tuy nhiên do tại đây phần lớn là các đồng bào dân tộc thiểu số
nên đời sống còn lạc hậu, trẻ em ít được đi học, bệnh tật,...dẫn đến chỉ số HDI
thấp. Ngược lại, có tỉnh lại có chỉ số HDI thứ hạng cao, nhưng thu nhập bình quân
đầu người lại thấp hơn nhiều, điển hình có thể kể đến như Hưng Yên với chỉ số
HDI khá cao đứng thứ 22/63 tỉnh thành (năm 2012), nhưng GDP vẫn còn thấp.

2.3 Tiêu chí đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người

Chênh lệch thứ hạng của HDI với thứ hạng của GNI/ người

Mỗi quốc gia, mỗi địa phương sẽ có những thứ hạng về HDI và GNI/người khác
nhau, phản ánh trình độ phát triển kinh tế cũng như phát triển con người của từng
địa phương. Đối với các địa phương có mức tăng trưởng giống nhau, việc so sánh
sự chênh lệch giữa chỉ số phát triển con người và chỉ số thu nhập bình quân đầu
người GNI/ người có thể cho chúng ta thấy tác động trong việc sử dụng thành quả
tăng trưởng kinh tế để cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao phúc lợi cho người
dân của địa phương mình và ngược lại. Với trường hợp này sẽ có ba kết quả xảy
ra: thứ nhất, hiệu số nhận giá trị dương, phản ánh các nước này đã chú trọng sử
dụng thành quả của tăng trưởng kinh tế để cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi
cho người dân của nước mình; Trường hợp thứ 2, khi hiệu số cho ra giá trị âm
phản ánh thành quả của tăng trưởng chưa được áp dụng hiệu quả để năng cao đời
sống cũng như phúc lợi của người dân; Với trường hợp cuối cùng khi hiệu số cho
ra bằng không, đây cũng là trường hợp được coi không mấy khả quan về tác động
của tăng trưởng đến phát triển con người . Tiêu chí này cũng có thể sử dụng đối
với các địa phương có mức tăng trưởng khác nhau được thể hiện thông qua sự khác
nhau về hệ số GNI/ người, việc so sánh này giúp chúng ta thấy được ảnh hưởng
của tăng trưởng đến phát triển con người. Yêu cầu đặt ra với tiêu chí này là nhận
giá trị dương càng lớn càng tốt.

 Hệ số tăng trưởng vì phát triển con người

Một tiêu chí khác để có thể đo lường sự tác động của tăng trưởng đến phát triển
con người, đó là hệ số tăng trưởng vì phát triển con người GHR. Hệ số này đo độ
co giãn của thành tựu phát triển con người đối với tăng trưởng kinh tế. Theo đó hai
biến số được lấy làm đại diện cho hai quá trình là tốc độ thay đổi thu nhập bình
quân đầu người (% ΔGNI/người) và tốc độ thay đổi chỉ số phát triển con người (%
ΔHDI). Như vậy:

GHR = % ΔHDI / % ΔGNI/người

33
Hệ số này cho thấy một đơn vị phần trăm tăng thu nhập bình quân đầu người sẽ cải
thiện được bao nhiêu phần trăm về thành tựu phát triển con người. Giá trị  của hệ
số càng cao thì càng phản ánh mạnh mẽ tính hiệu quả cao trong tăng trưởng vì mục
tiêu phát triển con người, cụ thể phản ánh qua 3 cấp độ:

Các Giá trị Xu Hiệu ứng


cấp độ GHR hướng

Cấp độ Lớn Tăng Tăng trưởng kinh tế đang có tác động tích cực đến
1 hơn 0 dần việc cải thiện chỉ số phát triển con người và có xu
hướng tăng lên.

Cấp độ Lớn Giảm Tăng trưởng kinh tế đang có tác động tích cực đến
2 hơn 0 dần việc cải thiện chỉ số phát triển con người và có xu
hướng giảm dần.

Cấp độ Nhỏ _  Tăng trưởng kinh tế đang có tác động tiêu cực đến
3 hơn 0 việc cải thiện chỉ số phát triển con người.

Với ý nghĩa đó, GHR cho phép chúng ta khảo sát chính xác hơn mối quan hệ giữa
tăng trưởng với phát triển con người, cụ thể là nó đo lường độ nhạy cảm, hay tốc
độ chuyển đổi lợi ích của tăng trưởng đến phát triển con người. Yêu cầu đặt ra đối
với chỉ số này là nhận giá trị dương càng lớn càng tốt.

Đường vành đai phát triển con người

Về lý thuyết, đường vành đai phát triển con người là tập hợp tất cả các điểm, mà ở
mỗi điểm đó chỉ số HDI tương ứng với mỗi mức thu nhập cao nhất. Nói một cách
khác, cũng tại điểm đó, tăng trưởng thu nhập đạt được mức hiệu quả nhất trong
việc chuyển hóa thành các thành tựu phát triển con người. Như vậy, đường vành
đai phát triển con người là đường cơ sở để định vị trình độ phát triển con người của
từng quốc gia. Nếu chỉ số phát triển con người của quốc gia (hay địa phương) nào

34
nằm càng gần với đường vành đai phát triển con người, thì quốc gia (địa phương)
đó có trình độ phát triển con người càng sát với mức phát triển cao nhất hiện có
tương ứng với mức thu nhập đạt được. Trái lại, khoảng giãn cách của giá trị HDI
so với các giá trị nhận được trên đường vành đai ngày càng xa, cho thấy sự giảm
dần hiệu ứng của tăng trưởng kinh tế tới phát triển con người. Như vậy, xây dựng
và sử dụng đường vành đai phát triển con người có một ý nghĩa to lớn, bởi vì nó có
thể cung cấp cho các quốc gia (hoặc địa phương) một cái nhìn tổng thể về trình độ
phát triển con người hiện tại của mình và nhờ đó, nhà nước và người dân của mỗi
quốc gia có thể kịp thời đưa ra những điều chỉnh chính sách hợp lý nhằm thực hiện
sự lan tỏa tích cực của tăng trưởng đến nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng

2.4.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng - điều kiện kiện cần để phát triển
con người

Nhóm nhân tố thứ nhất sẽ tập trung phân tích các nhân tố tác động đến tổng cầu,
liên quan trực tiếp đến đầu ra của nền kinh tế, đặc biệt đứng trên góc độ khả năng
chi tiêu.

(i) Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): bao gồm các khoản chi cố định , chi thường
xuyên và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh. Chi cho tiêu dùng cá
nhân phụ thuộc vào tổng thu nhập khả dụng (DI) và xu hướng tiêu dùng biên
(MPC) được xác định tùy theo từng giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế.

(ii)  Chi tiêu của Chính phủ (G): bao gồm các khoản mục chi mua hàng hóa và
dịch vụ của Chính phủ. Nguồn chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào khả năng thu
ngân sách bao gồm chủ yếu là các khoản thu từ thuế và lệ phí. Chi tiêu chính phủ
bao gồm nhiều hạng mục với các chức năng khác nhau như chi tiêu cho tiêu dùng
của chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ phi thị trường; chi tiêu cho sản xuất
của chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ thị trường (khi các doanh nghiệp nhà
nước trực tiếp tham gia sản xuất và kinh doanh hàng hóa trên thị trường); và chi
tiêu cho đầu tư phản ánh đầu tư công vào hình thành vốn đem lại lợi ích dài hạn
như cơ sở hạ tầng, đường xá, trường học, bệnh viện... 

(iii) Chi cho đầu tư (I): Đây là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các
doanh nghiệp  và các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu
động. Nguồn chi cho đầu tư được lấy từ khả năng tiết kiệm từ các khu vực của nền
kinh tế, trong đó đầu tư khôi phục tức là đầu tư bồi đắp giá trị hao mòn được lấy từ
quỹ khấu hao, còn đầu tư thuần túy được lấy từ các khoản tiết kiệm của khu vực
nhà nước, các hộ gia đình và doanh nghiệp. Đây thực chất là các khoản chi tiêu cho

35
các nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tư
vốn cố định và đầu tư vốn lưu động. Nguồn chi cho đầu tư được lấy từ khả năng
tiết kiệm từ các khu vực của nền kinh tế, trong đó đầu tư khôi phục tức là đầu tư bù
đắp giá trị hao mòn được lấy từ quỹ khấu hao còn đầu tư thuần túy được lấy từ các
khoản tiết kiệm của KVNN, các hộ gia đình và doanh nghiệp. Xét trên phương
diện chi đầu tư đóng góp cho tăng trưởng kinh tế từ đó tác động đến phát triển con
người, ta nghiên cứu cụ thể chi đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể
thao.

2.4.2 Nhóm nhân tố phân phối thành quả của tăng trưởng cho các khoản chi
tiêu

Nhóm nhân tố thứ hai cũng chỉ ra tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển
con người, nhưng dựa trên sự phân phối thành quả của tăng trưởng kinh tế. Nhóm
nghiên cứu sẽ xét các nhân tố dựa trên góc độ chi tiêu của các chủ thể cho lĩnh vực
giáo dục, y tế, văn hóa thể thao.

(i) Chi cho lĩnh vực giáo dục: là các khoản chi tiêu công (Chính phủ) cho đầu vào
nhân lực và vật chất cần thiết cung cấp các dịch vụ giáo dục; là các chi phí cơ hội
của đất nước; các chi phí tư nhân của các hộ gia đình; chi phí xã hội phía cả cộng
đồng. Chi tiêu giáo dục phụ thuộc vào số lượng và giá cả của các hàng hóa và dịch
vụ khác nhau sử dụng cho việc cung cấp giáo dục. Nó bị ảnh hưởng bởi số lượng
học sinh và cơ chế tổ chức và vận hành của các cơ quan giáo dục. Ngoài ra, các
yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tiền sử dụng cho giáo dục đó là: cấu trúc dân số và
nhu cầu đi học; các điều kiện cho học sinh đi học và theo dõi học sinh; các điều
kiện làm việc và thu nhập giáo viên. 

(ii) Chi cho lĩnh vực y tế: chi tiêu y tế được tạo thành từ nguồn chi từ ngân sách
nhà nước, từ nguồn chi trả trực tiếp từ tiền túi của người dân, và các từ các nguồn
khác như bảo hiểm y tế tự nguyện, từ chương trình sức khoẻ do chủ doanh nghiệp
có sử dụng lao động chi trả và các hoạt động tài trợ của các tổ chức phi chính phủ.
Chi tiêu cho y tế không phải là một khoản chi phí, mà nó là một khoản đầu tư vào
giảm nghèo, việc làm, năng suất, tăng trưởng kinh tế toàn diện và xã hội lành mạnh
hơn, an toàn hơn, công bằng hơn. 

(iii) Chi cho văn hóa thể thao: chi cho các hoạt động nhằm phục vụ đời sống, nâng
cao mức sống dân cư. Đó có thể là các khoản chi của chính phủ cho những người
hoạt động lĩnh vực thể thao, văn hóa văn nghệ biểu diễn; cũng có thể là các khoản
chi của gia đình, của các cá nhân cho các lĩnh vực giải trí, chăm sóc nhu cầu tinh
thần. Bên cạnh đó, chi cho văn hóa thể thao cũng được hiểu là việc chi trả nhằm tu
bổ, gìn giữ những nét văn hóa của dân tộc. Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật
36
đặc sắc, quy mô được tổ chức sẽ góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người,
văn hóa Việt Nam, xã hội hóa hoạt động nghệ thuật hiệu quả. Nhờ đó, việc bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa đạt được kết quả quan trọng, đặc biệt là tôn vinh được
các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần xây dựng sản phẩm văn hóa, du
lịch hấp dẫn; nhiều di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận là di
sản thế giới.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CÁC


NHÂN TỐ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN CHỈ SỐ PHÁT
TRIỂN CON NGƯỜI
3.1 Phương pháp định tính

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (Phương pháp làm việc tại bàn -
Desk review)

Mục đích:

Có được cái nhìn tổng quan nhất về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát
triển con người; kết cấu của bài nghiên cứu.

Tìm hiểu sơ bộ về tỉnh Hưng Yên trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội, vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên,... nhằm hiểu rõ hơn về đối tượng nhóm đang nghiên cứu, tạo cơ
sở để từ đó đưa ra hướng nghiên cứu tốt nhất, cũng như những những định hướng,
giải pháp phù hợp với thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển
con người của tỉnh.

Xây dựng được thiết kế nghiên cứu nhằm xác định hướng đi: tính cấp thiết, đối
tượng, phạm vi, mục đích, câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, tổng quan các kết
quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, các chủ trương, hệ thống
chính sách cũng như các văn bản thể chế hoá được triển khai thực hiện ở các địa
phương có liên quan và số liệu thống kê, cũng như tìm ra phương pháp nghiên cứu,
hướng đi của nhóm, các yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi của đề tài. Từ đó có
được những hiểu biết khái quát nhất, để có thể tham khảo, thảo luận với thầy
hướng dẫn trong các cuộc phỏng vấn sâu nhằm phục vụ quá trình phân tích tình
hình tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người ở tỉnh Hưng Yên.

Dữ liệu: 

37
Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và phát triển con người, ảnh hưởng của tăng
trưởng đến phát triển con người, cụ thể qua chỉ số HDI, cấu trúc bài nghiên cứu,
đặc điểm kinh tế- xã hội, yếu tố đặc thù của tỉnh Hưng Yên.

Nguồn dữ liệu:

Giáo trình kinh tế phát triển (2013), các bài nghiên cứu trên Google Scholar, tạp
chí Kinh tế Phát triển, Cục Thống kê Hưng Yên (thongkehungyen.gov.vn), niên
giám thống kê, điều tra dân số và nhiều trang báo và tạp chí kinh tế khác, trang
web UBND tỉnh Hưng Yên, ban tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên
(tuyengiaohungyen.vn).

3.1.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin

Mục đích: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển con người dựa vào các kết quả nghiên cứu liên quan đã công bố ở trong
và ngoài nước, từ đó hình thành khung lý thuyết cho đề tài.

Sử dụng trong phân tích, đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế, phát triển con
người ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2019.

Bên cạnh đó phương pháp phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá
chủ trương, hệ thống chính sách cũng như các văn bản thể chế hoá triển khai thực
hiện ở các địa phương trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát
triển con người trước và trong thời gian nghiên cứu.

Ngoài ra, quá trình phân tích thông tin không thể không sử dụng phương pháp so
sánh để đánh giá kinh nghiệm của các địa phương trong quá trình giải quyết mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người nhằm rút ra bài học cho
tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh cũng được sử dụng khi đánh
giá các mô hình giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển con
người. Đồng thời, so sánh để thấy được xu hướng hiệu quả trong việc giải quyết
tác động của tăng trưởng đến phát triển con người qua các giai đoạn của nền kinh
tế tỉnh Hưng Yên.

3.2 Phương pháp định lượng

Bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi sử dụng mô hình OLS để phân tích tác động
của từng nhân tố gồm: chi đầu tư (DIE), chi thường xuyên (REX), tổng sản
phẩm của tỉnh (GRDP), chi cho y tế (GFE), chi cho giáo dục (GFE), chi cho thể
dục-thể thao (GFS), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển con người,
cụ thể là thông qua chỉ số HDI.
38
Về dữ liệu: Nhóm chúng tôi sử dụng đồng thời cả dữ liệu thứ cấp- Thông qua các
chỉ số thống kê tại niên giám thống kê của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2019
và dữ liệu sơ cấp thông qua việc tính toán chỉ số HDI cho riêng tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2011-2019. Việc sử dụng đồng thời cả 2 loại dữ liệu nhằm mang lại
cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về tính chính xác và minh bạch trong tác
động của từng nhân tố đến phát triển con người tại tỉnh.

Mục đích: Việc chạy sử dụng mô hình OLS trong phân tích tác động giúp nhóm có
được cái nhìn khái lược về tác động và tính chất tác động của từng yếu tố đến
phát triển con người để từ đó đưa ra các nhận định, giải pháp nhằm tăng cường
việc đảm bảo tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người
tại tỉnh Hưng Yên.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1 Giới thiệu về tỉnh Hưng Yên

4.1.1 Vị trí địa lí

Hưng Yên là tỉnh thuô ̣c vùng đồng bằng Bắc Bô ̣, thuô ̣c tam giác kinh tế trọng điểm
Hà Nô ̣i - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hưng Yên nằm trong toạ đô ̣ 20°36' và 210 vĩ
đô ̣ Bắc, 105°53' và 106°15' kinh đô ̣ Đông, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông
giáp tỉnh Hải Dương, phía tây giáp thủ đô Hà Nô ̣i và tỉnh Hà Tây, Hà Nam, phía
nam giáp tỉnh Thái Bình.

  Hình 4.1.1:  Bản đồ địa lí tỉnh Hưng Yên 

(Nguồn: http://galaxylands.com.vn/ban-do-hung-yen/ ) 

4.1.2 Điều kiện tự nhiên 

Địa chất: Hưng Yên nằm gọn trong ô trũng thuô ̣c đồng bằng sông Hồng được cấu
tạo bằng các trầm tích thuô ̣c kỷ Đê ̣ Tứ với chiều dày 150 - 160 m.

Địa hình: tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi. Hướng dốc của địa hình từ tây
bắc xuống đông nam, đô ̣ dốc 14 cm/km, đô ̣ cao đất đai không đồng đều với các
dải, khu, vùng đất cao thấp xen kẽ nhau. Địa hình cao chủ yếu ở phía tây bắc gồm
các huyê ̣n: Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm; địa hình thấp tâ ̣p trung ở các huyê ̣n
Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi. 

39
Khí hâ ̣u: Hưng Yên thuô ̣c vùng nhiê ̣t đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiê ̣t đô ̣
trung bình hàng năm là 23,2°C, nhiê ̣t đô ̣ trung bình mùa hè 25°C, mùa đông dưới
20°C. Lượng mưa trung bình dao đô ̣ng trong khoảng 1.500 - 1.600 mm, trong đó
tâ ̣p trung vào tháng 5 đến tháng 10 mưa (chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm). Số
giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.400 giờ (116,7 giờ/tháng), trong đó từ
tháng 5 đến tháng 10 trung bình 187 giờ nắng/tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, trung bình 86 giờ nắng/tháng. Khí hâ ̣u Hưng Yên có 2 mùa gió chính: gió mùa
Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau), gió mùa Đông Nam (tháng 3 đến
tháng 5).

Tài nguyên nước: Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đă ̣c với 3 hê ̣ thống
sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Đuống, sông Luô ̣c. Bên cạnh đó, Hưng Yên
còn có hê ̣ thống sông nô ̣i địa như: sông Cửu An, sông Kẻ Să ̣t, sông Hoan ái, sông
Nghĩa Trụ, sông Điê ̣n Biên, sông Kim Sơn,... là điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi không chỉ cho
sản xuất nông nghiê ̣p mà còn cho sự phát triển công nghiê ̣p, sinh hoạt và giao
thông đường thủy. Ngoài ra, địa phâ ̣n Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn,
đă ̣c biê ̣t là khu vực dọc quốc lô ̣ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, lượng nước này
không chỉ thoả mãn nhu cầu phát triển công nghiê ̣p của tỉnh mà còn có khả năng
cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân câ ̣n.

Tài nguyên đất: tổng diê ̣n tích đất tự nhiên là 923,093 km², trong đó diê ̣n tích đất
nông nghiê ̣p chiếm 68,74%, đất chuyên dùng chiếm 16,67%, đất ở chiếm 7,91%,
đất chưa sử dụng và sông suối chiếm 6,68%. Diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p phong phú,
nhưng đất xây dựng công nghiê ̣p và đô thị còn hạn chế. Vì vâ ̣y, trong quá trình
phát triển công nghiê ̣p không tránh khỏi viê ̣c sử dụng thêm phần đất nông nghiê ̣p.

Tài nguyên khoáng sản: khoáng sản chính của tỉnh Hưng Yên hiện nay là nguồn
cát đen với trữ lượng lớn, chủ yếu nằm ven sông Hồng, sông Luộc, có thể khai thác
đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó còn
có nguồn đất sét để làm gạch, ngói,...

Ngoài ra còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng được đánh
giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn), nhưng nằm ở độ sâu trên 1000m, việc khai
thác phức tạp, nên từ nay đến năm 2010 chưa thể thực hiện được.

Tài nguyên nhân văn

Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào năm 1831, là nơi sinh sống của người Việt từ
xưa (từ thời Hùng Vương), đây là vùng đất tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hoá
nổi tiếng, trong đó có 132 di tích đã được Nhà nước xếp hạng như:  Khu di tích
Phố Hiến, Đa Hòa - Dạ Trạch, Bãi Sậy, khu tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn

40
Ông, đền Phù Ủng,... đặc biệt Phố Hiến là một đô thị phồn hoa xưa kia, thị xã
Hưng Yên ngày nay là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá của tỉnh với 60 di tích
kiến trúc như: Văn Miếu, Đền Mây, Đền Mẫu, Chùa Chuông,... Hàng năm tại
nhiều di tích lịch sử - văn hoá đã diễn ra lễ hội đón tiếp nhiều khách đến thăm
quan, du lịch.

Nhân dân Hưng Yên với truyền thống hiếu học, có nền văn hiến lâu đời, nhân dân
cần cù lao động; từ xưa đã có nhiều tiến sĩ, danh y; trong lịch sử hiện đại có nhiều
nhà hoạt động cách mạng và lãnh đạo xuất sắc. Với truyền thống đó, sau khi tái lập
tỉnh, cán bộ và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, nhất trí thực hiện công cuộc đổi
mới đất nước, đưa Hưng Yên hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước.
4.2 Bức tranh toàn cảnh về tăng trưởng kinh tế và phát triển con người ở tỉnh
Hưng Yên

4.2.1 Tăng trưởng kinh tế

a, Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2019 được nhóm thu
thập từ nhiều nguồn được thể hiện qua bảng sau:

Nă 20 201 20 20 20 20 20 20 20 20
m 10 1 12 13 14 15 16 17 18 19

Tốc _ 11. 7.7 7.1 7.2 7.8 8.1 8.4 9.6 9.5
độ 58 1 5 5 4 7
tăng
trưở
ng
(%)

( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên các năm 2011-
2019. 

Từ bảng trên, ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2011-2019 là không ổn định. Cụ thể, năm 2011 đạt mức tăng trưởng cao là
11,58% nhưng sau đó có xu hướng giảm, đến năm 2013 chỉ còn 7,1%. Đến

41
giai đoạn 2015-2019, nhờ thay đổi chính sách và định hướng phát triển, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã được cải thiện và có xu hướng tăng, đạt mức
9,57% vào năm 2019. Để hướng tới mục tiêu cuối cùng là phát triển con
người, tỉnh Hưng Yên cần duy trì và cải thiện tốc độ tăng trưởng ở mức cao để
tạo ra ngày càng nhiều những tác động tích cực đến các bộ phận của chỉ số
PTCN.

b, Cơ cấu ngành kinh tế

Số liệu về sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-
2019 được chúng tôi tổng hợp và thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.2.1.2: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2019 (%)

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ Niên giám thống kê Tỉnh Hưng Yên 2019)

Qua biểu đồ trên, ta thấy rõ được sự thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế tại Hưng
Yên trong giai đoạn 2010-2019. Có thể thấy rằng, tuy giá trị sản xuất nông nghiệp
vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ, tuy nhiên dần đều qua các năm chúng ta đã thấy
những cải tiến rõ rệt. Cụ thể tỷ trọng sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm
xuống từ 17.17% năm 2010 giảm xuống một nửa là 8.51% vào năm 2019. Giá trị
sản xuất nông nghiệp giảm, trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ
44.85% năm 2010 đến 57.19% năm 2019. Trong khi đó, ngành dịch vụ lại có xu
hướng giảm từ 27.49% năm 2010 xuống 22.84% năm 2019. Như vậy, có thể thấy,
kinh tế của toàn tỉnh đang chuyển dịch nhanh sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ,
trong đó trọng tâm phát triển là công nghiệp.

Trong phát triển nông nghiệp, cụ thể ngành trồng trọt, toàn tỉnh có những chính
sách chuyển đổi đất trồng khi hiệu quả thấp sang trồng cây hàng năm kết hợp chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản, nâng tổng diện tích lúa đã chuyển đổi lên đến 11700
ha năm 2019. Ngoài ra còn xây dựng được 3 mô hình ứng dụng công nghệ Nano
bạc để hạn chế tác hại của côn trùng, chống rụng quả và nứt quả trên cây xanh; tổ
chức các lớp tập huấn gieo trồng cho nông dân. Về chăn nuôi, thực hiện tốt công
tác quản lý chất lượng con giống và thức ăn chăn nuôi, nhằm phòng ngừa những
bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, tai xanh ở lợn,...

Về công nghiệp, trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận 816 dự án
đầu tư trên địa bàn tỉnh, tăng 34.4% so với giai đoạn 2011-2015. Công tác thu hút,
tiếp nhận đầu tư có chọn lựa các dự án đầu tư đã hướng mạnh vào các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp  được quy hoạch, thu hút một số dự án có vốn đầu tư lớn,
công nghệ tiên tiến, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi liên kết khu vực và toàn
cầu. Cơ cấu thu hút đầu tư có sự chuyển dịch tích cực, tập trung nhiều hơn vào dự
42
án sử dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài
vào các khu công nghiệp,  như Khu công nghiệp: Thăng Long II, Phố Nối A, Phố
Nối B, Yên Mỹ...  Hầu hết các dự án đầu tư vào các KCN có tiến độ triển khai
nhanh, sớm đi vào hoạt động. Ðặc biệt, KCN, đô thị và dịch vụ Lý Thường Kiệt
với quy mô gần 3.000 ha đã được hình thành, tạo bước đột phá trong quá trình phát
triển công nghiệp của tỉnh ở những năm tới.

 Về xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thành đầu tư hơn 1000 km đường giao thông ở
các cấp đường, góp phần tạo mạng lưới giao thông Hưng Yên thông suốt, kết nối
thuận lợi với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong khu vực. Các tuyến
đường huyết mạch hoàn thành tạo sức hấp dẫn lớn các nhà đầu tư, như: cầu Hưng
Hà và đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai
đoạn 1); cầu La Tiến và đường ÐT.386; nâng cấp, mở rộng quốc lộ 38, đường đê tả
sông Luộc. Hạ tầng lưới điện được quan tâm đầu tư phục vụ nhu cầu phát triển
công nghiệp và đời sống nhân dân. Hạ tầng công nghệ thông tin phát triển nhanh,
100% xã, phường, thị trấn được cung cấp dịch vụ internet, mạng cáp quang và phủ
sóng di động 4G. Hạ tầng đô thị phát triển về chiều sâu, cơ bản hoàn thiện hệ thống
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hạ tầng dịch vụ của các đô thị, thị trấn trung
tâm; có thêm 13 xã được công nhận đô thị loại V.

Về dịch vụ, dịch vụ hàng năm duy trì tăng trưởng ổn định. Thị trường xuất khẩu
tiếp tục được giữ vững, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may, chạm bạc
và một số mặt hàng thủ công khác. Hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh;
tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp của huyện tham gia các hội chợ trong và ngoài
tỉnh.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên duy trì khá ổn định, hướng
đến mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đồng thời giữ vững hiệu quả cao trong
nông nghiệp. 

4.2.2. Phát triển con người

Để đánh giá tổng hợp trình độ phát triển con người của tỉnh Hưng Yên trong thời
gian qua, nhóm đã phân tích số liệu từ Niên giám thống kê của tỉnh và tổng hợp
thành bảng sau:
Bảng...: Chỉ số HDI tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2019

Nă 20 201 20 20 20 20 20 20 20 201
m 10 1 12 13 14 15 16 17 18 9

43
Ch 0.6 0.6 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7
ỉ 7 93 08 16 31 47 53 55 65 88
số
H
DI

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên
2014&2019)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy, từ năm 2010-2011, Hưng Yên thuộc tỉnh có HDI
ở mức trung bình. Và từ năm 2012 có sự chuyển biến tích cực, HDI tăng dần qua
các năm và nằm trong nhóm có chỉ số phát triển con người cao đến rất cao, tăng từ
0.708 (năm 2012) đến 0,788 (năm 2019). Điều đó, cho thấy để có được kết quả
như vậy, là nhờ có sự đóng góp không nhỏ của ba khía cạnh về năng lực phát triển
con người, đó là năng lực tài chính (chỉ số thu nhập); năng lực trí lực (chỉ số giáo
dục) và năng lực thể lực (y tế và chăm sóc sức khỏe-chỉ số tuổi thọ).Cụ thể được
biểu hiện trong hình bên dưới:
Hình...Đồ thị biểu diễn các chỉ số thành phần HDI tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2010-2019
 
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên
2014&2019
Về thu nhập: Nhóm nghiên cứu tính toán đã tính toán dựa trên thu nhập bình quân
GRDP/người (USD) để có được bộ chỉ số thu nhập, có thể thấy trong 10 năm trở
lại đây thu nhập trung bình của người dân tỉnh Hưng Yên khá ổn định, có xu
hướng tăng đều từ 0.393 (năm 2010) đến 0.469 (năm 2014); đến năm 2015 tình
hình kinh tế được cải thiện nên chỉ số thu nhập của tỉnh có bước ngoặt lớn, tăng lên
tới 0.501, sau đó tiếp tục tăng đều tới năm 2019 (đạt 0.532). Đến năm 2020, con số
này nhảy vọt lên mức 0.579, theo như dự đoán nếu không bị ảnh hưởng của đại
dịch covid thì con số này còn tăng hơn nữa.
Về giáo dục: Hưng Yên là một trong các tỉnh trên cả nước có chỉ số giáo dục ở
mức cao (gần bằng 1) tăng đều từ 0.944(năm 2010) đến 0.978(năm 2019), trong đó
tỷ lệ người lớn biết chữ (tính cho những người từ 15 tuổi trở lên) năm 2020 chiếm
98.9%; Tỷ lệ học sinh nhập học các cấp phổ thông tăng lên đáng kể từ 92.89%
(năm 2012) lên tới 95.49% (năm 2013) và tăng đều đến năm 2018, tuy nhiên tỷ lệ
này lại bị sụt giảm bất thường tại năm 2020 (97.1% xuống 96.8%).
Về tuổi thọ (y tế): Trong những năm gần đây nhờ có sự quan tâm của chính quyền
địa phương về lĩnh vực y tế, tình trạng sức khỏe của người dân được cải thiện rõ
rệt, thể hiện qua tuổi thọ trung bình tăng đều mỗi năm và đạt mức 74.6 tuổi năm
44
2020 nằm trong nhóm tuổi thọ cao. Điều đó đã góp phần giúp cho chỉ số tuổi thọ
của tỉnh luôn lớn hơn 0.8 từ năm 2010 đến nay.
Nhìn chung, Hưng Yên đang đang là một tỉnh có chỉ số phát triển con người cao,
đây là một kết quả đáng mừng sau những nỗ lực không ngừng của các cấp ủy,
chính quyền địa phương trong việc xây dựng và phát triển con người Hưng Yên
theo hướng toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
4.3. Các nhân tố vĩ mô liên quan ảnh hưởng đến của tăng trưởng kinh tế đến
phát triển con người của tỉnh

4.3.2. Chính sách liên quan đến tăng trưởng kinh tế và phát triển con người

4.3.2.1 Chính sách về giáo dục

Giai đoạn 2010-2020 tỉnh Hưng Yên luôn chú trọng các chính sách nhằm cải thiện
chất lượng giáo dục của tỉnh. Có thể kể đến việc thực hiện Nghị quyết số 09-
NQ/TU ngày 4-10-2016 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh Hưng Yên (khóa 18),
UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành: Kế hoạch số 321/KH-UBND, ngày 21-12-
2016 về thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2016-2020, một số định hướng đến năm 2025. Kế hoạch số 09/KH-UBND về
xây dựng trường mầm non, trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch số 97/KH-UBND về triển khai thực hiện Ðề án
"Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ
thông giai đoạn 2018-2025" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên... Hằng năm, ngân sách
chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở tỉnh Hưng Yên tăng khá; năm 2016 chi
hơn 1.783 tỷ đồng, đến năm 2018 chi hơn 2.137 tỷ đồng. Công tác xã hội hóa giáo
dục được quan tâm và tạo điều kiện phát triển với sự tham gia đóng góp của toàn
xã hội, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học ở các nhà trường
được tăng cường đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa: 100% các trường
THCS, THPT được trang bị máy chiếu, màn chiếu đa năng phục vụ việc đổi mới
phương pháp dạy học của giáo viên. Các trường THCS, THPT đã tích cực sử dụng,
trao đổi sinh hoạt chuyên môn thông qua mạng "trường học kết nối"; sử dụng các
phần mềm dạy học các môn, phần mềm thiết kế bài giảng e-learning, phần mềm hỗ
trợ kiểm định chất lượng và chuẩn quốc gia... Ðặc biệt, tỉnh Hưng Yên quan tâm
phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Sở Giáo dục và Ðào tạo
Hưng Yên chỉ đạo các trường thường xuyên quan tâm và biến các nội dung đã tập
huấn thành hoạt động thường ngày của giáo viên như: vận dụng cách đánh giá
PISA; nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học; hướng dẫn học
sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn; hướng dẫn
giáo viên dạy theo chủ đề tích hợp; tăng cường năng lực sử dụng thiết bị, thí
nghiệm các môn học; triển khai dạy học theo mô hình nhà trường mới; kỹ thuật
45
xây dựng ngân hàng đề và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Toàn tỉnh
Hưng Yên đã có 342 trường đạt trường chuẩn quốc gia, tăng 79 trường so với năm
2015; 100% giáo viên đạt chuẩn ở tất cả các cấp học, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn
tăng: giáo dục mầm non đạt trên chuẩn hơn 75%, tiểu học hơn 94%, THCS hơn
71%, THPT hơn 21%. Chất lượng giáo dục mũi nhọn được duy trì, tỷ lệ học sinh
đỗ đại học thuộc nhóm các tỉnh cao nhất toàn quốc và có nhiều học sinh đạt giải
quốc gia, giải châu Á...

Bên cạnh đó, để hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết số 09-NQ/TU, Giám đốc
Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Hưng Yên, Nguyễn Văn Phê cho biết: Tỉnh Hưng Yên
sẽ tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; trong đó, tập trung đẩy
nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, phòng học
kiên cố cao tầng, tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn. Các cấp quản lý giáo dục, các cơ
sở giáo dục tăng cường hiệu quả công tác quản lý giáo dục, triển khai đồng bộ các
giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó kết hợp tốt việc "dạy người"
thông qua "dạy chữ", "dạy nghề"; nâng cao năng lực nghề nghiệp, trách nhiệm, đạo
đức nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới. Củng cố, nâng cao
chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Ðẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp sau
trung học, chú trọng chất lượng đào tạo đại học và dạy nghề. Phát triển đào tạo
nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử
dụng đất. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm đủ nguồn lực tài chính và phương
tiện dạy học cho tất cả các cơ sở giáo dục. Ðẩy nhanh tiến độ kế hoạch dạy và học
ngoại ngữ; tiếp tục bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ
đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổ
thông và triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cả
các cơ sở giáo dục. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư
cho giáo dục và đào tạo. Tiếp tục tăng cường chương trình hợp tác quốc tế về giáo
dục với tỉnh Incheon của Hàn Quốc. Ngoài ra năm 2020, do ảnh hưởng của dịch
COVID-19 khiến học sinh phải nghỉ ở nhà dài hạn, sở giáo dục tỉnh cùng ban chấp
hành các trường trong địa bàn tỉnh cũng nhanh chóng có những biện pháp xử lý kịp
thời, tiến hành học trực tuyến online cho các em học sinh, khắc phục khó khăn và
vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

4.3.2.2.  Chính sách y tế

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 4-10-2016 của Ban Chấp hành
Ðảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa 18 về Chương trình bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm
2025, ngành y tế tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp theo hướng đa dạng hóa
46
dịch vụ y tế, để mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ
bản đã mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa
bệnh và đem đến sự hài lòng cho người bệnh, cụ thể:

Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên Hoàng Văn Chung cho biết, Nghị
quyết số 10-NQ/TU ngày 4-10-2016 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh Hưng Yên
khóa 18 được triển khai sâu, rộng trong toàn ngành y tế tỉnh đã tạo động lực đổi
mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bằng những việc làm cụ thể: Thái độ,
phong cách phục vụ của cán bộ y tế đã chuyển biến tích cực, các khoa, phòng thực
hiện tốt khẩu hiệu “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận
tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo” đã mang lại sự hài lòng cho người bệnh. Công
tác đào tạo và đào tạo lại được chú trọng bằng nhiều hình thức; gửi cán bộ lên
tuyến trung ương học tập, mời các chuyên gia đầu ngành về giảng dạy và chuyển
giao các kỹ thuật chuyên môn, đào tạo tại chỗ, cầm tay chỉ việc, điểm bệnh, hội
chẩn đầu giường. Nhiều trang thiết bị mới hiện đại được lắp đặt đưa vào sử dụng:
hệ thống MRI 1.5 & 0.3, CT-64 dãy, CT 16 dãy, X-quang kỹ thuật số, siêu âm màu
3D-4D, siêu âm đầu dò, máy xét nghiệm huyết học và sinh hóa laser tự động, tủ
bảo quản máu và chế phẩm máu, kính hiển vi chụp ảnh, máy cắt lát vi thể hoàn
toàn tự động, hệ thống nội soi mềm có thể kết hợp vừa chẩn đoán vừa điều trị...;
nhiều kỹ thuật mới được triển khai thực hiện, cùng với khả năng sử dụng vận hành
và khả năng chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc đã cấp cứu, điều trị thành công
nhiều ca bệnh nặng, khó, khẩn cấp, không để xảy ra tai biến, sai sót lớn trong
chuyên môn; chất lượng chẩn đoán, cấp cứu, điều trị và chăm sóc người bệnh từng
bước được cải thiện, phạm vi cấp cứu, điều trị được mở rộng, chuyên môn kỹ thuật
từng bước được chuyên sâu, giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển viện lên tuyến trên,
mang lại niềm tin cho người bệnh. Hiện nay, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên
đang phát triển khu xạ trị điều trị ung thư, thực hiện kỹ thuật mới về can thiệp
mạch như mổ tim, ấn nút động mạch gan trong điều trị ung thư gan...

Tỉnh Hưng Yên có mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã khá hoàn thiện, tuyến tỉnh có hai
bệnh viện đa khoa, sáu bệnh viện chuyên khoa, bốn trung tâm, hai chi cục; tuyến
huyện có 10 trung tâm y tế và 155 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số cán
bộ, nhân viên y tế toàn ngành hơn 4.000 người. Thực hiện Nghị quyết số 10-
NQ/TU, ngành y tế tỉnh Hưng Yên đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức
phòng, chống dịch bệnh trong nhân dân theo phương châm “chủ động thực hiện
các biện pháp tự phòng, chống dịch, chủ động giám sát dịch tễ, thực hiện dự phòng
tích cực, không để dịch bệnh lớn xảy ra”... Ðội ngũ làm công tác dự phòng chủ
động bám sát cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các ổ dịch; một số bệnh nguy
hiểm được khống chế, không phát tán mầm bệnh. Trong đó, tích cực triển khai các
hoạt động giám sát và phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết…

47
không để xảy ra ổ dịch trong nhà trường và cộng đồng. Triển khai các biện pháp vệ
sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh tại cộng đồng và
trong bệnh viện; làm tốt công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện cải tiến chất lượng bệnh viện; đây là nhiệm
vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình hoạt động, được tiến hành thường xuyên,
liên tục. Các bệnh viện xây dựng kế hoạch, chương trình cải tiến chất lượng theo
bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện; có các biện pháp bảo đảm an toàn người
bệnh và nhân viên y tế, giải quyết tốt các sự cố y khoa, xác định những vấn đề ưu
tiên trong cải tiến chất lượng phù hợp thực tế từng bệnh viện, cơ sở khám, chữa
bệnh.

Ðể đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của
người bệnh theo Quyết định số 2151/QÐ-BYT ngày 4-6-2015 của Bộ trưởng Y tế,
Sở Y tế tỉnh Hưng Yên đã xây dựng và triển khai kế hoạch học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy tắc ứng
xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế “xanh
- sạch - đẹp” hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Bên cạnh đó, Sở Y tế tỉnh
Hưng Yên đã chỉ đạo, hướng dẫn triển khai mô hình “Dân vận khéo trong thực
hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của
người bệnh” tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn ngành. Các đơn vị trực
thuộc đã tập trung chấn chỉnh lề lối làm việc, nhất là việc hướng dẫn người bệnh
đến khám, làm cận lâm sàng, làm thủ tục vào viện, thanh toán ra viện thuận tiện...
góp phần nâng cao nhận thức, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh của
cán bộ y tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, trách nhiệm,
củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh; tạo điều kiện thuận lợi để giúp
người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế.

 Nghị quyết số 10-NQ/TU xác định, đến năm 2020: 100% xã, phường, thị trấn đạt
chuẩn quốc gia về y tế; tuổi thọ bình quân của người dân trong tỉnh đạt 75 tuổi, tỷ
lệ tăng dân số dưới 1%; 10.000 dân có 28 giường bệnh, chín bác sĩ, hai dược sĩ;
100% số xã có bác sĩ; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 90%; 100% rác
thải y tế xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường…Để thực hiện mục tiêu này, theo Giám
đốc Sở Y tế Nguyễn Thị Anh, ngành y tế tỉnh Hưng Yên tiếp tục triển khai nhiều
giải pháp đồng bộ: Ðẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng, tăng cường công tác
truyền thông, giáo dục để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp tự
phòng, chống dịch; chủ động giám sát dịch tễ, thực hiện dự phòng tích cực; phối
hợp liên ngành trong phòng, chống dịch bệnh. Triển khai tốt, có hiệu quả các
chương trình mục tiêu thuộc lĩnh vực y tế - dân số. Củng cố, phát triển và nâng cao
chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, kết hợp phát triển dịch vụ khám, chữa bệnh
phổ cập với phát triển kỹ thuật cao, y tế chuyên sâu, giữa y tế công lập và y tế
48
ngoài công lập. Thực hiện tốt việc phân tuyến kỹ thuật theo hướng hoàn thành
nhiệm vụ chuyên môn theo tuyến điều trị và chú trọng mở rộng dịch vụ kỹ thuật y
tế, tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cao ở nơi gần
nhất. Thực hiện tốt việc quản lý các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo
đường, viêm tắc phế quản mãn tính, hen phế quản. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực
hiện Chỉ thị số 06/2007/CT-BYT, ngày 7-12-2007 của Bộ Y tế về việc nâng cao
chất lượng khám, chữa bệnh. Ðặc biệt lưu ý khắc phục tình trạng lạm dụng thuốc,
xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật đắt tiền, gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh
và cho quỹ bảo hiểm y tế. Tiếp tục chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của thầy
thuốc, nhân viên y tế, kịp thời giải quyết những tình huống cấp cứu khẩn cấp, bảo
đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và đáp ứng sự hài lòng của người
bệnh. Triển khai và duy trì thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09/CT-BYT ngày 22-
11-2013 của Bộ Y tế. Tích cực cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo của dự án
Norred, Ðề án 1816; tổ chức tiếp nhận pha 2 và pha 3 từ các bệnh viện tuyến trên;
tổ chức đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến tỉnh cho các trung tâm
y tế tuyến huyện. Tiếp tục triển khai chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền,
đẩy mạnh phát triển đông dược và dược liệu, nâng cao năng lực điều trị của Bệnh
viện Y học cổ truyền và khoa y học cổ truyền của các bệnh viện và trung tâm y tế
huyện. Tiếp tục củng cố mạng lưới dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện tốt
chương trình mục tiêu dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo đảm duy trì mức độ tăng
dân số tự nhiên dưới 1%/năm. Thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài
chính ngành y tế; giao quyền tự chủ và đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập theo lộ trình quy định tại Nghị định số 85/NÐ-CP của Chính
phủ; từng bước chuyển cơ chế hỗ trợ ngân sách cho các đơn vị y tế sang hỗ trợ trực
tiếp cho đối tượng thụ hưởng.

Theo Báo cáo số 1237/BC-BCĐ ngày 01/9/2020 của Ban chỉ đạo thực hiện chính
sách BHXH và lộ trình BHYT toàn dân tỉnh Hưng Yên về tình hình thực hiện
chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh, trong 8 tháng đầu năm
2020, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng 16,6% (tăng 1.452 người); số
người tham gia BHYT tăng 1,6% (tăng 17.315 người) so với cùng kỳ năm trước;
số thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 60,4% kế hoạch giao;
công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và chi trả các chế độ BHXH, BHYT đảm bảo
kịp thời, đúng quy định.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động,
dẫn đến đối tượng tham gia BHXH bắt buộc giảm; đồng thời, số người đề nghị
nhận trợ cấp một lần tăng so với cùng kỳ năm trước đã ảnh hưởng đến khả năng

49
hoàn thành kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT năm 2020 của
tỉnh.

Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao của năm 2020, làm tiền đề cho
giai đoạn 2021-2025 sắp tới, UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu các sở, ban, ngành,
đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiếp tục thực hiện quyết
liệt, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ về BHXH, BHYT được giao trong năm 2020;
trong đó tập trung chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN;
xây dựng kế hoạch khai thác, phát triển đối tượng cụ thể cho từng tháng, từng tuần
tại từng địa bàn; đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Tranh
thủ các nguồn tài trợ để nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHYT để bù đắp cho số
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bị giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-
19; tăng diện bao phủ BHYT về chiều rộng, tiếp tục nâng cao quyền lợi một cách
hợp lý và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cho đối tượng có thẻ BHYT. Cải cách
thủ tục hành chính trong công tác khám, chữa bệnh BHYT tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho người có thẻ BHYT trong quá trình sử dụng dịch vụ. Từng bước đưa dịch
vụ khám, chữa bệnh BHYT về trạm y tế xã. Kiện toàn và sắp xếp lại mạng lưới
cung ứng thuốc và vắc-xin bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân, nhằm tăng
khả năng tiếp cận của người sử dụng cung ứng đủ thuốc cho cộng đồng, bảo đảm
an toàn sức khỏe cho người dân. Nâng cao ý thức, vai trò và trách nhiệm các cấp
ủy Ðảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức xã hội, cộng đồng và
mỗi người dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Ðưa các mục tiêu và nhiệm vụ trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng địa phương. Ðẩy
mạnh các hoạt động xã hội hóa một cách hợp lý, phát triển y tế tư nhân, ưu tiên
phát triển các bệnh viện tư, tăng cường quản lý chất lượng và giá dịch vụ y tế tư
nhân. Ðẩy mạnh phối hợp y tế công và y tế tư nhân để phục vụ cho mục tiêu chung
vì sức khỏe nhân dân. Tăng cường công tác truyền thông về quản lý môi trường y
tế. Tiếp tục đầu tư xây mới công trình hệ thống xử lý nước thải và duy tu bảo
dưỡng các công trình đã xuống cấp để bảo vệ môi trường…

4.3.2.3. Mức sống dân cư

Thực hiện Quyết định số 167 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, ngay
từ đầu năm 2009, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định ban hành Ðề án hỗ trợ hộ nghèo
về nhà ở. Bằng sự chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan chức năng, 100% số hộ nghèo
(2.169 hộ) nằm trong đề án có nhà dột nát đã được sống trong nhà mới khang
trang, vượt kế hoạch trước một năm. Có được kết quả đó là nhờ tỉnh đã đa dạng
hóa và tập trung huy động tối đa các nguồn lực và hỗ trợ bằng tiền, vật tư, nguyên
liệu, công lao động; với phương châm "cân đối nguồn lực ngay tại địa phương".
Ban Chỉ đạo hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tỉnh Hưng Yên phối hợp với Ủy ban MTTQ
50
tỉnh tổ chức thành công buổi lễ ủng hộ "Quỹ vì người nghèo" với tổng số tiền ủng
hộ hơn 25 tỷ đồng, đây là nguồn vốn quan trọng để hỗ trợ thêm cho hộ nghèo xây
nhà theo đề án. Gắn xã hội hóa với việc công khai hóa chính sách, nguồn lực, đối
tượng được hỗ trợ, tổ chức tốt việc rà soát, bình xét dân chủ, công khai, sát thực từ
cơ sở, bảo đảm đúng đối tượng và công bằng, đoàn kết trong từng địa bàn dân cư,
làng, xã. Danh sách các hộ dân được hỗ trợ nhà ở được công khai trên các phương
tiện truyền thông, trụ sở thôn, xã. Kế hoạch, tiến độ hoàn thành nhà ở được xây
dựng theo từng tháng, từng quý, hằng tháng họp giao ban UBND tỉnh, các huyện
phải báo cáo tiến độ, đơn vị nào thực hiện chậm so kế hoạch đề ra phải giải trình,
bị kiểm điểm, phê bình và phải đôn đốc các xã hoàn thành theo đúng kế hoạch đề
ra. Ðồng thời, Ban chỉ đạo tỉnh cũng thành lập hai đoàn thường xuyên đi kiểm tra,
đôn đốc các địa phương thực hiện theo tiến độ xây nhà, giải quyết ngay những
khúc mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định 471 về trợ cấp khó khăn đối với người có thu
nhập thấp và Quyết định 268 về biểu giá bán lẻ điện, tỉnh đã trợ cấp cho 33.575 hộ
nghèo gặp khó khăn với mức 250.000 đồng/hộ/năm, hỗ trợ tiền điện 30.000
đồng/hộ/tháng (trong quý 2 và quý 3), tặng quà tết cho hơn 33.300 hộ nghèo và trợ
cấp cho 1.900 hộ có khả năng thiếu đói trong dịp tết. Ngoài ra, các chính sách hỗ
trợ về giáo dục, y tế, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, dạy nghề và tạo việc làm
cho người nghèo đã giúp cho hàng chục nghìn người nghèo có thẻ bảo hiểm y tế,
hàng nghìn người được đào tạo nghề, có việc làm ổn định. Đặc biệt, từ khi Hưng
Yên quyết định bổ sung thêm chức năng dạy nghề cho các trung tâm giáo dục
thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp các huyện, thành phố
đã góp phần thúc đẩy hiệu quả chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, hơn
nữa, đã giảm thiểu chi phí đầu tư khi lồng ghép hoạt động của 2 ngành Giáo dục và
Đào tạo và Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trong năm 2011, nhờ việc vận dụng các chủ trương, chính sách kịp thời, đúng đắn
nên công tác giảm nghèo tại địa phương đã đạt được những thành tựu nhất định, tỷ
lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) đã giảm từ 10,98% (năm 2010) xuống còn 8,75%; tỷ
lệ hộ cận nghèo giảm từ 6,63% xuống còn 5,48%, đời sống của hộ nghèo không
ngừng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất và tinh thần, đặc biệt trên địa bàn
tỉnh không còn hộ nghèo thuộc đối tượng người có công, qua đó đã góp phần thay
đổi tích cực các vấn đề xã hội của tỉnh, cụ thể tại xã Quảng Châu, Đồng chí Phan
Văn Toan cho biết: Để nâng cao, cải thiện mức sống cho người dân, thời gian qua
xã đã có nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và được
người dân trên địa bàn nhiệt tình hưởng ứng. Đến nay trên địa bàn xã đã phát triển
được nhiều mô hình trang trại, gia trại cho hiệu quả kinh tế cao, từ đó góp phần
nâng cao thu nhập cho người dân: Nếu như năm 2011 thu nhập bình quân đầu

51
người chỉ ở mức 22 triệu đồng/người/năm đến, thì đến năm 2017 ước tính thu nhập
bình quân đầu người của xã đạt 37 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của xã
giảm còn 1,30%. Xã có 97% số hộ gia sử dụng dịch vụ viễn thông như mạng điện
thoại di động, máy điện thoại cố định và Internet. Trên địa bàn không có nhà tạm,
dô ̣t nát.. Thời gian tới xã sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo, khuyến khích các hộ dân
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất để đời sống ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo ở Hưng Yên vẫn thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo
còn cao. Các cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho người nghèo tuy đã và đang được
triển khai, song chưa thống nhất, đồng bộ ở một số ngành, chưa thích ứng với điều
kiện cụ thể của một số địa phương.

       Vấn đề việc làm là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi một địa
phương, mỗi quốc gia. Vấn đề này không những mang tính kinh tế mà còn mang
tính xã hội sâu sắc. Vì vậy trong thời gian qua thì vấn đề tạo việc làm cho người
lao động luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Hiện nay thì số lượng lao
động có việc làm không ngừng tăng, số người thất nghiệp và thiếu việc làm giảm
đi; có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu và chất lượng lao động. Nhưng trong
toàn quốc thì vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở mỗi địa phương là rất khác
nhau bởi còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương, các vùng.

Năm năm qua, huyện Mỹ Hào đã giải quyết việc làm cho hơn 25.000 lao động,
trong đó, các dự án công nghiệp, dịch vụ thu hút trên 18 nghìn lao động và các
trang trại, làng nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn thu hút khoảng 7.000 lao động.

Ngoài ra, hàng năm trên địa bàn huyện có hàng nghìn lao động tự học, truyền
nghề, tạo việc làm cho bản thân nhằm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc
sống. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, huyện đẩy mạnh thu hút đầu tư các
dự án trường dạy nghề vào địa bàn. Hiện toàn huyện có 4 cơ sở dạy nghề, trong đó
có 3 cơ sở công lập, 1 cơ sở ngoài công lập, hàng năm các cơ sở này thu hút hàng
nghìn sinh viên, học viên. Các trường nghề trên địa bàn đã góp phần tạo thuận lợi
trong việc định hướng nghề, học tập nâng cao tay nghề cho người dân. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo của huyện hiện đạt gần 40%.

Vừa qua, tại xã Hùng Cường (Kim Động) Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh (Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Công ty TNHH may Anh Phương
tổ chức khai giảng lớp dạy nghề may công nghiệp cho lao động nông thôn năm
2012. Tham gia lớp đào tạo có 70 người là lao động nông thôn, quê ở xã Hùng
Cường và một số xã lân cận. Học viên được miễn hoàn toàn mọi chi phí đào tạo
theo quy định. Đây là lớp đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động nông thôn

52
đầu tiên được Trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức năm 2012 trong khuôn khổ đề
án dạy nghề cho lao động nông thôn. Học sinh sẽ được học nghề trực tiếp trên máy
may công nghiệp trong 3 tháng theo chương trình đào tạo nghề sơ cấp, dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Tốt nghiệp, học viên sẽ được cấp chứng chỉ nghề theo
quy định của Luật Dạy nghề.

4.4 Phân tích thực trạng tác đô ̣ng của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người tỉnh Hưng Yên

4.4.1. Thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người
tỉnh Hưng Yên theo bô ̣ tiêu chí đề xuất của nhóm nghiên cứu
4.4.1.1 So sánh gGRDP với gHDI 
Bảng : Tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển con người tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2011-2019
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tốc độ tăng trưởng 11.58 7.71 7.1 7.25 7.85 8.1 8.45 9.64 9.57
kinh tế % (gGRDP)
Tốc độ tăng trưởng 3.43 2.16 1.13 2.1 2.19 0.8 0.27 1.32 3
chỉ số phát triển con
người % (gHDI)
(Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Hưng Yên các năm từ 2011-2019, Tổng
cục thống kê tỉnh Hưng Yên, hungyen.gov.vn)

53
Biểu đồ: So sánh tốc độ biến động của tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2019.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GRDP và HDI là không ổn định, thuận chiều trong
giai đoạn đầu 2011-2015, đến giai đoạn sau 2016-2019 tăng trưởng kinh tế nhanh
hơn nhưng chưa tác động tích cực đến phát triển con người khi mà tốc độ tăng
trưởng HDI giảm liên tục, đặc biệt là năm 2017, gHDI chỉ đạt 0.27 điểm phần trăm
trong khi tăng trưởng kinh tế ở mức cao 8.45% so với mức tăng trưởng chung của
cả nước. Đến năm 2019, HDI có tốc độ tăng nhanh trở lại nhờ vào các chính sách
của điều chỉnh của tỉnh Hưng Yên nhằm lan tỏa tích cực tăng trưởng đến phát triển
con người.
4.4.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển con người tỉnh Hưng Yên
 So sánh thứ hạng HDI với GRDP/người.

54
(Nguồn: Tổng Cục thống kê 2015, tính toán của UNDP Việt Nam)

55
Dựa vào số liệu trong 2 bảng trên, ta thấy năm 2012, Hưng Yên có chỉ số HDI là
0.743 (theo tính toán của UNDP) và xếp hạng thứ 22 trên tổng số 63 tỉnh thành và
được xếp vào nhóm có HDI cao theo Báo cáo PTCN toàn cầu năm 2015 và nhóm
HDI trung bình cao trong Báo cáo PTCN Việt Nam năm 2015 về tăng trưởng bao
trùm. Còn về xếp hạng GRDP/người nhóm dựa trên công thức tính chỉ số thu nhập
và nhận thấy xếp hạng chỉ số thu nhập tương ứng với xếp hạng GRDP/người, và
đối với Hưng Yên thứ hạng này là 40/63, thuộc nhóm có chỉ số thu nhập trung bình
thấp.
Vậy với phép trừ thứ hạng xếp loại theo thu nhập bình quân đầu người cho thứ
hạng HDI của tỉnh Hưng Yên nhận giá trị dương (+18), thể hiện sự lan tỏa tích cực
của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người, đã chú trọng sử dụng thành quả
của tăng trưởng kinh tế để cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi cho người dân,
góp phần đề cao công bằng xã hội ngay từ khi mức độ sống còn ở mức thấp. Tuy
nhiên nếu thu nhập bình quân (GRDP/ người) của tỉnh tiếp tục duy trì ở mức thấp
thì trong dài hạn, sẽ tạo áp lực ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người khiến
HDI có xu hướng tăng chậm hoặc có thể giảm xuống. Vì vậy cần dựa vào mức

56
chênh lệch làm cơ sở cho các chính sách điều chỉnh hiệu quả nhằm phát triển kinh
tế định hướng phục vụ cho phát triển con người ở tỉnh Hưng Yên.

 Hệ số tăng trưởng vì con người.

Hệ số tăng trưởng vì con người (GHR) cho biết một đơn vị phần trăm tăng thu
nhập bình quân đầu người sẽ sẽ cải thiện được bao nhiêu phần trăm về thành tựu
phát triển con người.

Thông qua các dữ liệu thu thập được cùng với phương pháp tính toán GHR nhóm
chúng tôi xin đưa ra bảng kết quả hệ số tăng trưởng vì con người tại tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2010-2019 như sau:

Năm GRDP/ngườ %GRDP/người HDI %HDI GHR


i

201 2010 1056 10,89 0.67 3.43 0.31


1

2011 1171 0.693

201 2011 1171 14,69 0.693 2.16 0.15


2

2012 1343 0.708

201 2012 1343 7.37 0.708 1.13 0.15


3

2013 1442 0.716

201 2013 1442 15.4 0.716 2.09 0.14

57
4 2014 1664 0.731

201 2014 1664 20.73 0.731 2.19 0.11


5

2015 2009 0.747

201 2015 2009 5.28 0.747 0.8 0.15


6

2016 2115 0.753

201 2016 2115 0.85 0.753 0.27 0.32


7

2017 2133 0.755

201 2017 2133 13.6 0.755 1.32 0.1


8

2018 2423 0.765

201 2018 2423 32.4 0.765 3.01 0.09


9

2019 3208 0.788

58
Thông qua bảng kết quả cũng như biểu đồ thể hiện sự thay đổi của chỉ số tăng
trưởng vì con người (GHR) trong giai đoạn 2011-2019, có thể thấy qua các năm thì
chỉ số GHR của tỉnh Hưng Yên đều nhận giá trị dương, đây là một dấu hiệu tốt thể
hiện thành quả của tăng trưởng kinh tế có tác động hiệu quả vì mục tiêu phát triển
con người.

Theo kết quả tính toán, năm có hệ số tăng trưởng vì phát triển con người (GHR)
cao nhất là 2011 với hệ số 0,31- điều này có cho biết: Cứ mỗi một phần trăm tăng
trưởng kinh tế sẽ cải thiện được 0,31 phần trăm phát triển con người.

Tuy nhiên dựa vào biểu đồ đường về hệ số GHR ta cũng thấy rằng hệ số phát triển
vì con người của tỉnh Hưng Yên còn nhiều biến động nhưng nhìn chung là có xu
hướng giảm, thể hiện qua hệ số GHR của năm 2011 là 0,31 nhưng đến năm 2019
chỉ còn là 0,09. Đây là một kết quả nhìn chung là không hề tốt, cho thấy hiệu quả
tăng trưởng kinh tế vì mục tiêu phát triển con người của tỉnh Hưng Yên ngày càng
giảm.

 Đường vành đai phát triển con người


Dựa vào số liệu được UNDP tính toán trong Báo cáo phát triển con người Việt
Nam năm 2012, nhóm nghiên cứu xây dựng và sử dụng đường vành đai phát triển
con người để định vị trình độ phát triển con người của 1 số tỉnh, thành phố trên cả
nước, trong đó có Hưng Yên. Ngoài 3 thành phố lớn tiêu biểu cho 3 miền đất nước
là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, tiêu chí lựa chọn của nhóm là các đơn vị
hành chính có thứ hạng về chỉ số thu nhập tiệm cận tỉnh Hưng Yên, để từ đó có
được cái nhìn khách quan nhất và trình độ phát triển con người của tỉnh so với các
địa phương khác có mức tăng trưởng kinh tế tương đương. Cụ thể là các tỉnh Thái
Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa và Kiên Giang.

ST Tỉnh/thành phố GRDP/ người năm 2012 (USD) Chỉ số HDI năm 2012
T
1 Hà Nội 2945 0.794
2 Hưng Yên 1803 0.743
3 Ninh Bình 1696 0.733
4 Thái Nguyên 1747 0.741
5 Hòa Bình 1219 0.715
6 Thanh Hóa 1207 0.716

59
7 Nghệ An 1367 0.715
8 Đà Nẵng 2865 0.803
9 TP. Hồ Chí 3653 0.82
Minh
10 Kiên Giang 1963 0.75
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm
2015)

     Hình: Minh họa đường vành đai phát triển con người một số đơn vị hành chính
theo số liệu HDI năm 2012. 
(Nguồn: Vẽ từ số liệu trong Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2015 và
Tổng cục thống kê Việt Nam)
Dựa vào số liệu HDI thực tế tương ứng với mức thu nhập trung bình của mỗi
tỉnh/thành phố, nhóm nghiên cứu đã phác họa được đường vành đai phát triển con
người. Từ đó, ta thấy được TP. Hồ Chí Minh là đơn vị nằm trên đường vành đai
phát triển con người và là tỉnh đã vạch ra 1 đường vành đai mới cho cả nước năm
2012. Đối với Hưng Yên, với mức thu nhập thuộc nhóm trung bình thấp của cả
nước nhưng chỉ số HDI ở mức cao. Tuy nhiên nếu chính quyền địa phương không
có chính sách hợp lý nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế tạo sự lan tỏa nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống thì sự phát triển con người ở Hưng Yên sẽ không bền
vững.

60
4.4.2. Ước lượng tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người tỉnh
Hưng Yên theo mô hình kinh tế lượng

1. Mô hình tác động của chi đầu tư đến phát triển con người:

Biến  Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t


LOG(DIE) 0.143815*** 0.019752 7.280999

Ghi chú: *** mức ý nghĩa 1%; ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%

 Mô hình: HDI = -0.174996 + 0.143815 LOG(DIE).


Từ bảng tổng hợp ta thấy chi đầu tư (DIE) có tác động và tác động tích cực đến
phát triển con người, cụ thể khi chi đầu tư tăng 1% thì chỉ số phát triển con người
HDI tăng 0,143851 % với mức ý nghĩa 1%. Tóm lại DIE có tác động đến HDI
2. Mô hình tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển
con người:

Biến  Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t


LOG(FDI) 0.128394*** 0.128394 0.128394

Ghi chú: *** mức ý nghĩa 1%; ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%

 Mô hình: HDI =-0.130232 + 0.128394 LOG(FDI).


Từ bảng tổng hợp ta thấy đầu tư trực tiếng nước ngoài  (FDI) có tác động và tác
động tích cực đến phát triển con người, cụ thể khi chi đầu tư tăng 1% thì chỉ số
phát triển con người HDI tăng 0.128394 % với mức ý nghĩa 1%. Tóm lại FDI có
tác động đến HDI
 Mô hình tác động của chi cho giáo dục đến phát triển con người

Biến  Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t


0.197306 0.014701 13.42145
LOG(GFE)

Ghi chú: *** mức ý nghĩa 1%; ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%

 Mô hình: HDI =-0.482258+ 0.197306 LOG(DIE).


61
Từ bảng tổng hợp ta thấy chi đầu tư (DIE) có tác động và tác động tích cực đến
phát triển con người, cụ thể khi chi đầu tư tăng 1% thì chỉ số phát triển con người
HDI tăng 0.197306 % với mức ý nghĩa 1%. Tóm lại DIE có tác động đến hdi

3. Mô hình tác động của chi cho giáo dục đến phát triển con người

Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t


LOG(GFE) 0.197306 0.014701 13.42145

Ghi chú: *** mức ý nghĩa 1%; ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%

 Mô hình: HDI = -0.482258 + 0.197306 LOG(GFE).


Từ bảng tổng hợp ta thấy chi cho giáo dục  (GFE) có tác động và tác động tích cực
đến phát triển con người, cụ thể khi chi đầu tư tăng 1% thì chỉ số phát triển con
người HDI tăng 0.197306 % với mức ý nghĩa 1%. Tóm lại GFE có tác động đến
HDI

4. Mô hình tác động của chi cho y tế đến phát triển con người:

Biến  Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t


LOG(GFM) 0.144556 0.032527 4.444234

Ghi chú: *** mức ý nghĩa 1%; ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%

 Mô hình: HDI = -0.082687 + 0.144556 LOG(GFM).

Từ bảng tổng hợp ta thấy chi cho giáo dục  (GFM) có tác động và tác động tích cực
đến phát triển con người, cụ thể khi chi đầu tư tăng 1% thì chỉ số phát triển con
người HDI tăng 0.144556 % với mức ý nghĩa 5%. Tóm lại GFM có tác động đến
HDI

5. Mô hình tác động của biến chi cho các hoạt động văn hóa thể thao đến phát
triển con người:

Biến  Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t Prob


LOG( GFS) 0.112256 0.016849 6.662641 0.0002

62
          Mô hình: HDI= 0.175968 + 0.112256 LOG(GFS) 
Từ bảng tổng hợp trên ta thấy chi cho các hoạt động văn hóa thể thao (GFS) có tác
động tích cực đến phát triển con người. Cụ thể, khi chi cho văn hóa thể thao tăng
1% thì chỉ số phát triển con người tăng 0.112256% với mức ý nghĩa 1%. Tóm lại
chi cho hoạt động văn hóa thể thao có tác động đến HDI.

6. Mô hình tác động của biến tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đến phát triển
con người

Biến  Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t Prob


LOG(GRDP) 0.180005 0.013452 13.38083 0.0000

                 Mô hình: HDI= -0.652745 + 0.180005 LOG(GRDP)


Từ bảng tổng hợp trên ta thấy rằng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh(GRDP) có tác
động tích cực đến phát triển con người. Cụ thể, khi tổng sản phẩm gia tăng 1% thì
chỉ số phát triển con người tăng 0.180005% với mức ý nghĩa 1%. Tóm lại, tổng sản
phẩm GRDP có tác động đến HDI.

7. Mô hình tác động của biến chi thường xuyên  đến phát triển con người

Biến  Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t Prob


LOG( REX) 0.212973 0.016501 12.90674 0.0000
 
Mô hình: HDI= -0.679316+0.212973 LOG(REX) 
Từ bảng tổng hợp trên ta thấy rằng chi thường xuyên có tác động tích cực đến phát
triển con người. Cụ thể, khi chi thường xuyên của tỉnh Hưng Yên tăng 1% thì phát
triển con người tăng 0.212973% với mức ý nghĩa 1%. Tóm lại, chi thường xuyên
REX có tác động đến HDI.

4.5. Đánh giá chung kết quả nghiên cứu tác đô ̣ng của tăng trưởng kinh tế đến
phát triển con người tỉnh Hưng Yên

Thông qua việc phân tích chung về tăng trưởng kinh tế, phát triển con người và
tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người nhóm chúng tôi xin đưa
ra một số nhận xét chung như sau:

63
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế: Nhìn chung tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Hưng Yên
trong giai đoạn 2010-2019 đã có những bước tiến nhất định thông qua các chỉ số
đánh giá như GRDP, GRDP/ người, tuy nhiên tốc độ tăng vẫn là một cản trở nhất
định khi xét cả nền kinh tế nói chung cũng như các tỉnh khác nói riêng, tốc độ tăng
trưởng vẫn còn biến động và có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Thứ hai, phát triển con người: Đây luôn được coi là điểm mạnh của Hưng Yên,
khi thứ hạng về HDI luôn nằm trong top cao của cả nước, trong giai đoạn nghiên
cứu thì chỉ số HDI luôn có xu hướng tăng, các chỉ số thành phần cũng càng cải
thiện. Tuy nhiên tốc độ tăng đang giảm dần.

Thứ ba, tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người: Thông qua
các tiêu đánh giá như: so sánh thứ hạng của HDI và GRDP/người, GHR,... Có thể
thấy tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến phát triển con người. Tuy nhiên
tốc độ tác động đang có xu hướng giảm, trong dài hạn có thể ảnh hưởng đến mục
tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

4.5.1. Ảnh hưởng tích cực của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người

Thứ nhất, Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng được
cải thiện, kinh tế dịch chuyển dịch nhanh sang kinh tế công nghiệp dịch vụ, trong
đó trọng đó trọng tâm là phát triển công nghiệp.

Thứ hai, Chỉ số phát triển con người cải thiện qua các năm, đạt ở mức cao
tăng từ 0,708(2012) đến 0,788(2019), cao hơn mức trung bình cả nước 6,9. Thứ
hạng HDI luôn nằm trong top đầu cả nước. Xét trên góc độ các chỉ tiêu thành phần,
cả ba chỉ tiêu: thu nhập, tuổi thọ và giáo dục đều được cải thiện đáng kể. Đặc biệt
là chỉ số giáo dục tăng liệt tục từ 2010 là 0,944 đến 2019 là 0,978. 

Thứ ba, Tăng trưởng kinh tế luôn có tác động tích cực đến phát triển con
người, thể hiện thông qua chỉ số GHR trong giai đoạn nghiên cứu luôn dương.
Phép trừ thứ hạng xếp loại theo thu nhập bình quân đầu người cho thứ hạng HDI
của Hưng Yên nhận giá trị +18 (2012), thể hiện sự lan tỏa tích cực của tăng trưởng
kinh tế đến phát triển con người, đã chú trọng sử dụng thành quả của tăng trưởng
để cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi cho người dân, góp phần đề cao công bằng
xã hội ngay từ khi mức độ sống còn ở mức thấp.

4.5.2. Những tác động tiêu cực và nguyên nhân

64
CHƯƠNG 5
5.1. Định hướng và mục tiêu

5.1.1. Định hướng


Thông qua quá trình phân tích định tính cùng định lượng ở trên, nhóm nghiên
cứu nhận thấy Hưng Yên là một địa phương tương đối đặc biệt, khi có tốc độ
phát triển con người ở mức cao so với cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng kinh
tế vẫn còn thấp so với các địa phương khác . Từ thực trạng đó nhóm  sẽ đề xuất
định hướng chung cho các vấn đề tăng trưởng kinh tế, phát triển con người và
tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người tại tỉnh Hưng Yên. Về
cơ bản, định hướng chung cho tỉnh trước hết cần nâng cao tốc độ tăng trưởng
kinh tế, tăng cường các giải pháp giúp cải thiện nền kinh tế để bắt kịp với các địa
phương khác, song song đó là hướng đến mục tiêu dài hạn về tăng trưởng
nhanh và bền vững. Về phát triển con người, bên cạnh việc duy trì tốc độ như
hiện tại cần quan tâm thêm các giải pháp giúp cải thiện về mặt giáo dục, y tế và
mức sống cho người dân. Quan tâm đến những tác động tích cực của tăng
trưởng kinh tế đến phát triển con người.

5.1.2. Mục tiêu 

5.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế 

Mục tiêu tổng quát:

Tích cực đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh phát triển toàn diện, nhanh và bền
vững thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng nhanh góp phần tạo hiệu ứng tích cực
trong duy trì và cải thiện chỉ số phát triển con người tỉnh Hưng Yên về tài lực, thể
lực, trí lực. Với mục tiêu huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát
triển kinh tế - xã hội, địa phương cần tập trung thu hút đầu tư phù hợp quy hoạch,
ưu tiên dự án quy mô lớn, có nhiều đóng góp cho tăng trưởng và thu ngân sách,
phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp có giá trị gia tăng cao, hiện đại;
bảo đảm chủ động tự cân đối ngân sách. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, thương mại dịch vụ và đô thị, chú trọng hơn ở các khu vực
trọng điểm như thành phố Hưng Yên và thị xã Mỹ Hào nhằm hình thành "cực phát
triển" có tác dụng lan tỏa phát triển kinh tế đến toàn tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, tạo hiệu quả kinh tế cao. Tận
dụng các thành quả tăng trưởng kinh tế bằng việc quan tâm đầu tư phát triển các
lĩnh vực văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tiếp tục cải thiện
nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Hưng Yên

65
thành tỉnh công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiệu quả cao, góp phần vào mục tiêu
chung là phát triển nhanh và bền vững.

             Mục tiêu cụ thể: 

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm giai đoạn 2021-
2025 đạt 7,5 - 8%. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng từ 2 – 2,5%/ năm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9 – 10%/năm. Giá trị sản xuất thương mại, dịch
vụ tăng 7 – 7,5%/năm.

(2) GRDP bình quân đầu người đạt 130 triệu đồng/năm vào năm 2025.

(3) Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp, thủy sản 6% - công nghiệp, xây dựng 66%
-  thương mại, dịch vụ 28%. 

(4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 – 2025 đạt 250 nghìn tỷ
đồng (Vốn đầu tư của nhà nước khoảng 15%, vốn đầu tư ngoài nhà nước khoảng
53%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 32%). 

(5) Thu ngân sách trên địa bàn đạt 21.500 tỷ đồng vào năm 2025 (trong đó:
thu nội địa đạt 16.500 tỷ đồng, thu nội địa không tính thu tiền sử dụng đất 14.500
tỷ đồng).

(6) Kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD vào năm 2025, tăng 9,5-10%/năm.
(7) Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 47% vào năm 2025; Thành phố Hưng Yên đạt đô
thị loại II; Thị xã Mỹ Hào đạt đô thị loại III và cơ bản đạt tiêu chí thành phố; phấn
đấu huyện Văn Giang, Văn Lâm đạt tiêu chí đô thị loại III, khu vực đô thị trung
tâm các huyện Yên Mỹ, Khoái Châu đạt tiêu chí đô thị loại IV.

5.1.2.2. Phát triển con người

Mục tiêu chung:

Chính quyền địa phương cần quan tâm tới những vấn đề xã hội, người dân
phải được xác định là trung tâm của quá trình phát triển. Đời sống tinh thần và vật
chất của người dân cần được cải thiện mỗi ngày. Ứng phó kịp thời và giải quyết có
hiệu quả những tình huống khó, mới, phức tạp như dịch tả lợn Châu Phi và đại
dịch Covid-19. Chính trị xã hội ổn định, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh;
phát triển được mạng lưới y tế, giáo dục nhằm cải thiện cả về số lượng và chất
lượng. Phải làm sao cho duy trì được tốc độ tăng của chỉ số HDI như những năm
gần đây và hướng đến những mục tiêu cao hơn.

Mục tiêu cụ thể:


66
Về thu nhập: 

Cần tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp công
nghệ cao, nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới, tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí
tuệ 22 sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh; quảng bá thương hiệu, tăng giá trị và
sản lượng tiêu thụ; bình quân mỗi năm có trên 200 nhãn hiệu được bảo hộ. Công
tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người sản xuất và
người tiêu dùng, hoạt động thẩm định, đánh giá công nghệ... cần được tăng cường.
Đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam vào hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước; hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa áp
dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Qua đó
giúp tối thiểu chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, do đó góp phần cải thiện
thu nhập của người dân địa phương.

Về y tế:

Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, tỉnh cần
chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn
xảy ra (covid-19). Tập trung đầu tư hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở đáp ứng yêu cầu
khám, chữa bệnh cho nhân dân. Cần duy trì tốc độ tăng của tỷ lệ người dân tham
gia bảo hiểm y tế tăng qua các năm (năm 2016: 77,1%; 2017: 83,8%; 2019: 89,2%;
tính đến cuối tháng 6 năm 2020: trên 90%). Công tác khám, chữa bệnh cho người
nghèo, đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi cần được quan
tâm thực hiện. Chú trọng bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. Quản lý nhà nước
về y tế cần được tăng cường; hệ thống y tế tư nhân cần ngày càng phát triển và
được quản lý hiệu quả hơn. Duy trì được mức sinh thay thế; tuổi thọ bình quân đạt
trên 74 tuổi.

Đến năm 2025, phấn đấu có 100% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa
bệnh bảo hiểm y tế; 100% trạm y tế xã thực hiện được từ 95% trở lên danh mục
dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; 100% dân
số được quản lý, theo dõi sức khỏe; 100% trung tâm y tế huyện, thành phố thực
hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện.

Về giáo dục:

Tỉnh Hưng Yên cần tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
Phấn đấu đến năm 2025; chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế. Thu hút 42% số cháu vào nhà trẻ, 100% số cháu vào học mẫu giáo,

67
khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được phân luồng học nghề, hơn
52% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào đại học, có nhiều học sinh đạt
giải quốc gia và có học sinh đạt giải quốc tế, phấn đấu có 80% số lao động qua đào
tạo. Ðội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần
trách nhiệm cao và năng lực chuyên môn; tỷ lệ giáo viên trên chuẩn: mầm non
100%, tiểu học 100%, THCS 95%, THPT 30%. Phòng học kiên cố cao tầng: mầm
non, phổ thông 100%.

5.1.2.3. Gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển con người
Mục tiêu chung: 
Tăng trưởng kinh tế đã và đang có những ảnh hưởng nhất định đến phát triển
con người. Tuy nhiên tác động tích cực mà tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến
phát triển đến con người tại Hưng Yên vẫn còn ở mức thấp. Vì vậy với đề tài của
nhóm nghiên cứu, mục tiêu chung cho vấn đề này mà nhóm chúng tôi đưa ra là
bảo đảm thực hiện gắn kết tốt nhất quá trình tăng trưởng kinh tế với phát triển
con người, tiến tới thực hiện công bằng xã hội trong dài hạn. Tăng cường các
nhóm chính sách nhằm lan tỏa tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đến
phát triển con người. 

Mục tiêu cụ thể:


Thứ nhất: Hướng tới phân bổ ngân sách hợp lí cho các lĩnh vực y tế, giáo dục,
văn hóa, thể dục thể thao. 
Chi tiêu giáo dục: Mục tiêu giai đoạn 2020-2025 là tốc độ tăng trung bình cho chi
ngân sách cho lĩnh vực giáo dục của tỉnh ước tính đạt 9%, có tốc độ theo hướng
tăng dần qua từng năm. Tốc độ tăng chi giáo dục nhanh góp phần cải thiện nâng
cao sự quan tâm của chính quyền của lĩnh vực chủ chốt đào tạo nhân lực cho
tỉnh, cho đất nước.

Chi cho y tế: Mục tiêu giai đoạn 2020-2025, chi tiêu cho lĩnh vực y tế trên toàn
tỉnh ước tính chiếm khoảng 8% chi ngân sách địa phương. Đồng thời duy trì ở
mức tăng ổn định, chú trọng đầu tư y tế nhất là trong thời kỳ dịch Covid diễn biến
phức tạp chưa có dấu hiệu dừng lại. 

Chi cho văn hóa, thể dục thể thao: Giai đoạn 2020-2025 chi cho lĩnh vực văn hóa
thể dục thể thao tăng khoảng 6-7%, chú trọng đầu tư hơn vào những văn hóa
giải trí  tinh thần cho người dân.

Thứ hai, cải thiện và nâng cao các chỉ số tính toán tác động của tăng trưởng kinh
tế đến phát triển con người cụ thể như sau:
 Thứ hạng HDI và GRDP của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025 lần lượt
là 15 và 25 Khoảng cách thứ hạng HDI và GRDP/người của tỉnh Hưng
Yên rút ngắn còn 10 bậc.

68
 Hệ số tăng trưởng vì con người GHR giai đoạn 2020-2025 ước tính đạt
0.18 và có xu hướng tăng dần qua các năm để thấy được lan tỏa tích cực
của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người. 
 HDI của Hưng Yên có xu hướng tiệm cận đường vành đai.
Thứ ba, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2020-2025 giảm xuống còn khoảng 1%, giảm 1/3 quy mô hộ nghèo trong
giai đoạn 2020- 2025.
Thứ tư, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hội cho tất cả người dân tiếp
cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã
hội.

5.2. Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế với phát triển con người tại tỉnh Hưng Yên

   Việc xây dựng và phát triển con người Hưng Yên một cách toàn diện, đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững được cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai thực hiện,
gắn thành quả của tăng trưởng kinh tế với việc triển khai các chương trình, kế
hoạch phát triển y tế, thể thao, giáo dục và đào tạo của tỉnh. Chính vì vậy, yêu cầu
tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới cần đoàn kết, nỗ lực với khát vọng vươn lên
mạnh mẽ, khai thác tiềm năng, lợi thế, có những giải pháp đột phá, thực hiện quyết
liệt nhằm giải quyết hiệu quả tác động của tăng trưởng kinh tế đến PTCN, góp
phần đưa Hưng Yên phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Cụ thể, tỉnh phải phát huy mọi nguồn lực, sức mạnh của người dân, các doanh
nghiệp và cả hệ thống chính trị cùng tham gia xây dựng và thực hiện các giải pháp
thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội - con người.

5.2.1. Xây dựng và triển khai một cách có hiệu quả các đề án, chương trình, các
nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cụ thể hóa nội dung Nghị quyết và
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XIX.

(1) Tập trung hoàn thành phê duyệt Quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050. Tổ chức và thực hiện tốt các chương trình phát triển giao
thông vận tải, phát triển đô thị và nhà ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025, định
hướng đến năm 2030. Có các phương án tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh quy hoạch
để có thể thu hút các dự án công nghiệp công nghệ cao sử dụng hiệu quả đất đai
Khu Đại học Phố Hiến trong giai đoạn phát triển mới. Đồng thời, tập trung đầu tư
các công trình động lực như: hoàn thiện giai đoạn II đoạn nối đường cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; đường trục kinh tế Bắc - Nam;

69
đường 387, đường 379 - nối vành đai 5; đường vành đai 3.5, đường vành đai 4 qua
địa bàn tỉnh; đường song hành cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh
triển khai đầu tư xây dựng các khu đô thị lớn, như: khu đô thị Đại An, khu đô thị
Dream City, khu đô thị phía Đông sông Điện Biên, khu công nghiệp và đô thị dịch
vụ Lý Thường Kiệt,... Phấn đấu đưa tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 47% vào năm 2025.

(2) Xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. Thu
hút, vận động các nhà đầu tư có năng lực, uy tín vào đầu tư xây dựng, kinh doanh
hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quy hoạch; phấn đấu đến
2025 hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp đã được điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân vừa
và nhỏ phát triển mạnh mẽ, khuyến khích phát triển các tập đoàn tư nhân lớn, các
doanh nghiệp trong tỉnh, cũng như trong nước. Quan tâm phát triển tiểu thủ công
nghiệp và kinh tế hợp tác; quy hoạch và xây dựng chính sách ưu tiên thúc đẩy phát
triển các cụm công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Khuyến khích các dự án đầu tư
phát triển thương mại, du lịch vào địa bàn thành phố Hưng Yên; có cơ chế đặc thù
xây dựng thành phố Hưng Yên trở thành đô thị loại II và thị xã Mỹ Hào đạt đô thị
loại III vào năm 2025.

(3) Xây dựng và triển khai có hiệu quả Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030. Trước hết, phát triển kinh tế vùng bãi sông Hồng, sông Luộc theo hướng
nông nghiệp sinh thái và nâng cao giá trị hiệu quả sử dụng đất. Nghiên cứu, xây
dựng các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi
trường. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi đất trồng hiệu quả thấp sang nuôi trồng các
loại cây, loài vật khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tăng cường các biện pháp xúc
tiến thương mại, xây dựng các thương hiệu nông sản.

(4) Xây dựng và thực hiện tốt Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025, định hướng
đến năm 2030. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, chú trọng hơn nữa tới giáo
dục mầm non và tiểu học. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hoá. Đồng thời, quan tâm phát triển
giáo dục đào tạo nghề, gắn việc đào tạo với nhu cầu và yêu cầu về nhân lực của
doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. Tiếp tục thúc đẩy đầu tư xây dựng các trường
Đại học tại Khu Đại học Phố Hiến. Thúc đẩy cải thiện thị trường khoa học và công
nghệ tỉnh, đẩy mạnh tiếp thu và chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ của Cách
mạng 4.0 vào sản xuất, kinh doanh.

70
(5) Tập trung xây dựng và triển khai tốt Chương trình tăng cường công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2020-2025,
định hướng đến 2030. Đầu tiên, cần nâng cao năng lực của hệ thống khám, chữa
bệnh ở tuyến huyện và tuyến tỉnh; song song với việc đổi mới y tế cơ sở gắn với
nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh tuyến đầu. Tiếp tục quan tâm đầu tư,
thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.
Tăng cường công tác quản lý việc hành nghề y, dược tư nhân. Kiểm soát chặt chẽ
vấn đề an toàn thực phẩm. Đặc biệt, tiếp tục tuyên truyền và vận động người dân
tham gia bảo hiểm y tế. Ngoài ra, có thể xây dựng, phát triển mô hình bác sĩ gia
đình, hệ thống y dược cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại.

5.2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại

Không chỉ là tỉnh phát triển về kinh tế, Hưng Yên còn là tỉnh văn hóa lâu đời và
chỉ số phát triển con người ở mức cao của vùng Bắc Bộ, với mục tiêu đề ra là phát
triển toàn diện để Hưng Yên trở thành một trong những địa phương đi đầu trong
vùng và cả nước, đóng góp xây dựng một Việt Nam hùng cường; cần đẩy mạnh
phát triển các ngành: Giao thông vận tải, công nghiệp mới, công nghiệp phụ trợ,
doanh nghiệp dịch vụ (logistics, du lịch, vận tải...); đa dạng hóa đầu tư, thu hút các
nguồn lực đầu tư có chất lượng trong và ngoài nước; hoàn thiện hệ thống kết cấu
hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ ở các khu, cụm công nghiệp, tạo sự liên kết
thành chuỗi sản xuất, trở thành nguồn động lực cho phát triển công nghiệp. Cụ thể:

(1) Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng,
vật nuôi và chú trọng các loại có giá trị kinh tế cao; phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, chế biến sâu, xây dựng thương hiệu, tạo lập hệ thống cung
ứng kết nối hiệu quả với thị trường, gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới,
đưa Hưng Yên trở thành trung tâm cung cấp sản phẩm nông nghiệp chất lượng
cao; hoàn thành 100% cấp huyện đạt nông thôn mới.

(2) Đổi mới và đa dạng hóa phương thức thu hút đầu tư phát triển du lịch, đề ra
chiến lược, kế hoạch, giải pháp cụ thể, từng bước đưa du lịch thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch phải làm nổi bật bản sắc văn hóa tỉnh Hưng Yên,
tận dụng các lợi thế về du lịch sinh thái, tâm linh, lễ hội cùng các đặc sản địa
phương khi tham gia vào các chuỗi giá trị du lịch của khu vực; tiếp tục đẩy mạnh
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, chú trọng các dự án quy mô lớn, chất
lượng cao; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch.

(3) Tăng cường thu hút đầu tư phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ thuận
tiện trên địa bàn tỉnh; chú trọng đặc biệt vào phát triển thương mại điện tử. Phấn
đấu nâng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 8,5 tỷ USD. Đồng thời phát triển dịch

71
vụ truyền thông và kinh tế số. Thực hiện cơ chế thuê - mua dịch vụ công nghệ
thông tin trong sự quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ công. Tiếp tục đẩy
mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, tạo ra các sản phẩm
du lịch đặc trưng của tỉnh.

5.2.3. Đẩy mạnh phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội

(1) Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bằng việc thực hiện tốt an
sinh xã hội, chăm lo đời sống của những người có công, các đối tượng bảo trợ xã
hội và hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1% thậm chí là 0,5%. Hoàn thiện
xây dựng nhà ở, thiết chế văn hóa cho công nhân trong các khu công nghiệp. Chú
trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tu sửa,
bảo tồn, tôn tạo các di sản, di tích văn hóa lịch sử, hệ thống đền chùa và các làng
nghề truyền thống.

(2) Song song là phát triển đô thị, nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng Hưng
Yên thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh - sạch - đẹp, hấp dẫn người tài về sống
và lập nghiệp. Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, quản lý môi trường đô thị,
khu công nghiệp, làng nghề và cả khu vực nông thôn; xử lý nghiêm các tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực môi trường...

(3) Đặc biệt trong công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cần được chú trọng, trong đó coi trọng giảng dạy và học tập đạo đức, lối sống
văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử, pháp luật… Đồng thời công tác gia đình
trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục được quan tâm lãnh đạo với nhiều mô hình, cách làm
mới hiệu quả, phong phú về nội dung. Phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là trong đội ngũ cán bộ, đảng
viên, công chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên.

(4) Quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa trọng điểm của tỉnh và từng
bước đầu tư hoàn thành các hạng mục khu liên hợp thể thao của tỉnh. 

(5) Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”, cụ thể là phòng chống bạo lực gia đình và học đường, bảo vệ môi
trường và tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Tiếp tục đầu tư xây dựng và cải tạo các thiết chế văn hóa, thể thao từ trung ương
đến cơ sở. Đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng cả về bề rộng và chiều sâu;
nâng cao thể thao thành tích cao, cải thiện yếu tố thể lực cho người dân.

(6) Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động phát thanh truyền hình,
báo chí và thông tin truyền thông. 

72
(7) Chú trọng gắn kết chính sách phát triển kinh tế với chính sách phát triển xã hội
bền vững và phát triển con người. Phấn đấu cơ bản các chỉ số về an sinh xã hội đạt
tích cực hơn bình quân chung cả nước. Thực hiện tốt chính sách đối với người có
công, đồng thời thực hiện tốt các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2021-2025; quan tâm hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội. Phát triển giáo dục
nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện có hiệu quả các
chương trình, dự án hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

5.2.4. Đẩy mạnh xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

Để áp dụng thành công thành quả của tăng trưởng kinh tế vào mục tiêu PTCN,
Hưng Yên cần xây dựng một nền hành chính hiện đại đảm bảo hiệu quả và hiệu
lực. Thông qua việc đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), khai thác tiềm năng,
lợi thế, có giải pháp cụ thể như sau:

(1) Gắn CCHC với việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước về
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái trong tư tưởng,
đạo đức, lối sống; tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh; ngăn chặn và xử lý tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân,
doanh nghiệp trong giải quyết công việc, đảm bảo nguyên tắc “lấy người dân,
doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”.

(2) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo
sự đồng thuận của người dân và toàn xã hội đối với việc thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ CCHC. Khẩn trương rà soát, tổ chức thiết lập các phần mềm quản lý văn
bản và điều hành của các đơn vị trực thuộc, bảo đảm 100% kết nối, liên thông giữa
4 cấp hành chính.

(3) Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực,
hiệu quả và gắn kết chặt chẽ với chính sách tinh giản biên chế; đẩy mạnh phân
quyền trong giải quyết công việc, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong công tác tổ
chức bộ máy và triển khai xây dựng Chính quyền điện tử gắn với CCHC nhằm
tăng cường tính hiệu quả, bền vững.

(4) Thực hiện hiệu quả Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030". Đồng thời thực hiện tốt công tác đầu tư công trên địa bàn
tỉnh; tránh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư trong thực hiện các dự án đầu tư
công không hiệu quả, lãng phí nguồn lực; tích cực giám sát, kiểm tra phòng chống
tham nhũng, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ đầu tư. Nâng cao hiệu quả công tác
thu - chi ngân sách, bảo đảm chủ động cân đối ngân sách; có biện pháp nuôi dưỡng
nguồn thu phù hợp, từng bước cải thiện bền vững cơ cấu thu. Đồng thời, đẩy mạnh

73
thực hiện cơ chế tự chủ với các đơn vị sự nghiệp công. Phấn đấu tốc độ tăng thu
ngân sách bình quân trên 8,5%/năm; đến năm 2025 có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ
tài chính, tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn
vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020 .

(5) Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức,
đồng thời đổi mới công tác đánh giá. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế đến năm
2025 giảm bình quân toàn tỉnh ít nhất 10% đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên
chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.

(6) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ
tục hành chính, kiểm soát và tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến, bảo
đảm công khai, minh bạch. Thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, hỗ
trợ và phát triển doanh nghiệp, hình thành các tập đoàn lớn. Từ đó, cải thiện nhanh
chóng môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI).

Kết luận:

Như vậy, trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác xây dựng và
phát triển con người Hưng Yên đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, các cấp ủy,
chính quyền cần triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chính sau: Tiếp tục tăng
cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; tiếp tục đưa
các mục tiêu xây dựng, phát triển con người vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội hằng năm; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về văn hóa; làm tốt công tác
kiểm tra, giám sát, quan tâm công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, người lao động có
phẩm chất đạo đức, ý thức, trách nhiệm và kỷ luật, tận tụy vì nhân dân, vì Tổ quốc.
Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích việc thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu về văn
hóa nghệ thuật, quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ những
người làm công tác văn hóa, văn học nghệ thuật; đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho
các lĩnh vực liên quan đến PTCN như y tế, giáo dục, thể thao… tương xứng với
thành quả tăng trưởng kinh tế. Huy động mọi nguồn lực xã hội hóa, sử dụng hiệu
quả và minh bạch các nguồn vốn trong đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể
thao cấp tỉnh và cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ
về văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tăng cường đầu tư, đẩy
mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định
hướng phát triển con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước nói
chung và của tỉnh Hưng Yên nói riêng; hoàn thiện các quy định để giải quyết hợp
lý, hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người, sử dụng
ngày càng hiệu quả thành quả của tăng trưởng kinh tế vào mục tiêu cuối cùng là
phát triển con người tỉnh Hưng Yên.
74
 

75
 

76

You might also like