You are on page 1of 2

5 năm giai đoạn 2016 - 2020, bội chi NSNN bình quân khoảng 3,6% GDP, đảm bảo

mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội. Đến
cuối năm 2020, dư nợ công khoảng 55,8% GDP, nợ chính phủ khoảng 49,6% GDP,
trong phạm vi giới hạn cho phép, giảm mạnh so với mức tương ứng là 63,7% và
52,7% năm 2016 (mức trần cho phép là 65% và 54%)...

Trong bối cảnh năm 2020, chúng ta đã chủ động điều hành chính sách tài khóa ứng
phó với đại dịch Covid-19, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ
kinh doanh và người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Bài toán khó đặt ra là trong khi thu
ngân sách giảm mạnh do những tác động của đại dịch Covid-19 thì gánh nặng chi ngân
sách lại tăng mạnh, nhằm đảm bảo mục tiêu “kép” là vừa phòng, chống dịch, vừa phát
triển kinh tế và đảm bảo ổn định đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, những chính
sách tài khóa hiệu quả, “liệu cơm, gắp mắm”, đúng thời điểm, đúng đối tượng, đủ liều
lượng và phù hợp với cân đối ngân khố quốc gia là vô cùng quan trọng. Những kết quả
đạt được đến thời điểm này có thể khẳng định những tính toán của Chính phủ là hoàn
toàn phù hợp với điều kiện của nước ta, giúp nền kinh tế và đời sống người dân ổn
định.

Để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, Bộ
Tài chính đã đề xuất giải pháp hỗ trợ về dòng tiền, tăng khả năng thanh khoản cho
doanh nghiệp thông qua việc miễn, giảm, giãn thuế và một số khoản thu NSNN. Đồng
thời, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành rà soát cắt giảm hơn 20 khoản phí, lệ
phí. Tính đến ngày 31/12/2020, đã có khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng tiền thuế, thuê đất,
phí và lệ phí được gia hạn, hoặc miễn giảm. Qua đó giảm gánh nặng, chi phí đầu vào,
giúp cho người sản xuất – kinh doanh vượt qua khó khăn về tài chính, duy trì sản xuất
và việc làm cho người lao động.

Đáng chú ý, trong năm 2020, trước tác động của đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã
chủ động cắt giảm các khoản phí cho các nhà đầu tư, hỗ trợ duy trì và phát triển quy
mô thị trường chứng khoán. Nhờ đó, chỉ số VN-Index đến cuối năm đạt trên 1.103
điểm, tăng 14,9% so với năm 2019; quy mô thị trường đạt khoảng 87,7% GDP, tăng
20,8% so cuối năm 2019. Quy mô vốn hóa cổ phiếu trên thị trường chứng khoán năm
2020 đã tăng gấp đôi so năm 2016 (43,3% GDP).

Thu Ngân sách Nhà nước tăng 3.23 lần trong giai đoạn từ 2008 đến 2018 trung bình
14.3%/năm, nhưng nếu loại bỏ yếu tố lạm phát ra thì tăng trưởng thu Ngân sách Nhà
nước thực chỉ khoảng 6.4%/năm. Thu Ngân sách Nhà nước có xu hướng tăng chậm lại
từ năm 2012, khi tốc độ thu Ngân sách Nhà nước trung bình chỉ tăng 10.2%/năm, thấp
hơn mức 21.3% giai đoạn 2008 - 2011. Nguyên nhân thu Ngân sách Nhà nước tăng
trưởng chậm hơn từ năm 2012 là do Chính phủ thực hiện điều chỉnh chính sách thuế
theo hướng miễn, giảm, giãn, giảm thời hạn nộp thuế ở hầu hết các sắc thuế chính như
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất
nhập khẩu, thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố lạm phát thì thu
ngân sách thực giai đoạn 2008 đến 2011 trung bình tăng trưởng 6.95%/năm,trong khi
tăng trưởng thu ngân sách thực giai đoạn 2013 đến 2018 là 7.67%/năm. Do đó, mặc dù
thu ngân sách có vẻ cao hơn trong giai đoạn 2008-2011 nhưng lại đi kèm với yếu tố
lạm phát cao và những bất ổn kinh tế vĩ mô dẫn đến thu Ngân sách Nhà nước thực (sau
khi loại trừ yếu tố lạm phát) dành để cho chi tiêu công lại tăng trưởng thấp hơn so với
những giai đoạn lạm phát thấp và nền kinh tế vĩ mô ổn định
Thu ngân sách trên GDP ở mức tương đối ổn định quanh mức 21% - 22% GDP trong
giai đoạn 2010 - 2017 đã tăng lên mức 25.74% trong năm 2018. Đặc biệt, từ năm 2017
đến 10 tháng đầu năm 2019 mặc dù chính sách tài khóa cơ bản là giữ ổn định vì chỉ
tăng thuế, lệ phí theo lộ trình đối với mặt hàng theo lộ trình từ trước đó nhưng thu
ngân sách vẫn khả quan. Một trong những nguyên nhân là do thực hiện các giải pháp
tăng cường quản lý thu, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước
qua việc tăng cường thường xuyên kiểm tra, thanh tra, rà soát số lượng đăng ký kinh
doanh, đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đảm bảo hoàn
thuế đúng quy định, tăng cường công tác quản lý hóa đơn bán hàng,…Quản lý thu nợ
và cưỡng chế nợ thuế cũng đạt được những kết quả tích cực. Tính đến 30/9/2019, toàn
hệ thống đã thu hồi được 24.767 tỷ đồng, trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là
15.803 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 8.964 tỷ đồng. Tổng tiền thuế nợ tính
đến 31/8/2019 là 80.786 tỷ đồng giảm 3% so với cùng kỳ 2018.

Thu Ngân sách Nhà nước có cơ cấu ngày càng bền vững hơn, phù hợp với xu hướng
hội nhập kinh tế quốc tế với hàng loạt các hiệp định cắt giảm thuế quan khi tỷ trọng
thu nội địa trong tổng thu Ngân sách Nhà nước ngày càng cao tăng từ mức 55.76%
trong tổng thu Ngân sách Nhà nước năm 2008 lên đến hơn 81.7% năm 2018. Thu
Ngân sách Nhà nước từ xuất nhập khẩu và thu Ngân sách Nhà nước từ dầu thô giảm từ
mức đóng góp 21.24% và 20.8% tổng thu Ngân sách Nhà nước năm 2008 xuống còn
14.3% và 4% năm 2018. Thu Ngân sách Nhà nước từ xuất nhập khẩu trong tổng thu
Ngân sách Nhà nước giảm do cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do.
Thu Ngân sách Nhà nước đỡ phụ thuộc vào dầu thô thể hiện xu hướng tốt vì đây là
nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên và không có tính bền vững lâu dài. Về phân cấp
thu Ngân sách Nhà nước, thu ngân sách địa phương có xu hướng tăng cả về quy mô
lẫn tỷ trọng từ đó giảm dần vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong tổng thu
Ngân sách Nhà nước. Cụ thể, quy mô thu ngân sách địa phương năm 2017 theo quyết
toán gấp 2.1 lần năm 2011, tỷ trọng thu ngân sách địa phương trong tổng thu Ngân
sách Nhà nước cũng tăng từ 37.2% năm 2011 lên mức 43.79% năm 2017.

Thu Ngân sách Nhà nước qua các năm đều cao hơn so với dự toán trước đó (trừ năm
2012). Trung bình trong giai đoạn 2008 đến 2018 thu ngân sách thực tế luôn cao hơn
dự toán thu Ngân sách Nhà nước 13.5%. Điều này đặt ra yêu cầu về công tác dự báo
thu Ngân sách Nhà nước cần chính xác và sát với thực tế hơn.

You might also like