You are on page 1of 7

CÁC HỢP CHẤT CÓ TÍNH BAZƠ

• GIỚI THIỆU
• Định nghĩa:[1]
Bazơ là hợp chất hóa học mà phân tử của nó bao gồm có một nguyên tử kim loại
liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH). Ngoài ra, bazơ cũng có thể là tiểu
phân tử ( phân tử hoặc ion) có khả năng nhận proton H + để biến thành axit liên
hợp. (theo thuyết Bronsted).
• Phân loại: Có nhiều cách để phân loại bazơ
• Dựa vào tính chất hóa học, bazơ có thể được chia thành 2 nhóm:
+ Bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2 ,…. ( hidroxit của kim loại kiềm và kiềm
thổ).
+ Bazơ yếu: Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2,… ( chủ yếu là hidroxit của kim loại
khác).
• Dựa vào tính tan, bazơ được chia thành hai loại:
+ Bazơ tan được trong nước, tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm).
VD: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.
+Bazơ không tan. Gồm các hidroxit của nhiều kim loại (gồm Mg và các kim
loại đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học của kim loại). Riêng Mg(OH) 2
tan được trong nước nóng hoặc đun sôi còn Be(OH)2 thì tan được trong kiềm.
VD: Cu(OH)2, Fe(OH)3…
• Tính chất vật lý của bazơ [1]
+ Bazơ thường có mùi, bazơ tan trong nước thường không màu, bazơ không
tan trong nước (kết tủa) thường có màu.
+ Bazơ có vị đắng.
+ Có pH >7
• Tính chất hóa học của bazơ [1]
• Tác dụng với chất chỉ thị màu
+ Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
+ Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu chuyển sang màu đỏ,
đổi màu methyl da cam thành màu vàng.
• Bazơ dung dịch tác dụng với oxit axit
Bazơ + Oxit axit → Muối + Nước
Ví dụ:
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
Ba(OH)2 +CO2 →BaCO3 +H2O
• Bazơ tác dụng với axit (phản ứng trung hòa)
Bazo (Tan và không tan) + Axit → Muối + Nước
Ví dụ:
NaOH + HCl→ NaCl+ H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 →CuSO4 + 2H2O
KOH + HNO3→KNO3 + H2O
• Bazơ dung dịch tác dụng muối
Kiềm (bazơ tan) + Muối tan → Muối mới + Bazơ mới
Điều kiện: muối hoặc bazơ mới tạo thành phải không tan.
Ví dụ:
2KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2
Ca(OH)2 + MgSO4 →Mg(OH)2 +CaSO4(ít tan)
2NaOH + MgCl2 →2NaCl+ Mg(OH)2
• Bazơ không tan bị nhiệt phân
Bazơ không tan → Oxit bazơ + Nước
Ví dụ:
Cu(OH)2 → CuO + H2O.
Mg(OH)2 →MgO + H2O.
2Fe(OH)3 →Fe2O3 + 3H2O.
• Ứng dụng của bazơ [1]
Trong ngành công nghiệp hóa chất, dược: Được sử dụng để sản xuất hay
bán các sản phẩm có chứa gốc Sodium như Sodium phenolate (sản xuất thuốc
Aspirin), Sodium hypochlorite (Javen ) làm chất tẩy trắng, chất khử trùng, ….

Được sử dụng làm hóa chất để xử lý đối với gỗ, tre, nứa,…để làm nguyên
liệu sản xuất giấy dựa theo phương pháp Sulphate và Soda.

Trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm: Nhiều bazơ được sử dụng để làm
chất phân hủy pectins, sáp trong khâu xử lý vải thô, khiến cho vải thêm bóng
và nhanh hấp thụ màu cho vải nhuộm.

Sử dụng bazơ để pha chế dung dịch tẩy rửa chai lọ, các thiết bị trong các
nhà máy bia. Hoặc là dùng để pha chế dung dịch Kiềm nhằm xử lý rau, hoa quả
trước khi chế biến hoặc đóng hộp chúng,…
II. MỘT SỐ NGUY CƠ CÓ THỂ XẢY RA
1. Độc tính đối với sinh vật (con người) [2]
NaOH
- Đường đi vào: hấp thu qua da, viêm da, tiếp xúc mắt, hô hấp, tiêu hóa.
- Độc tính lên động vật: không có giá trị
- Ảnh hưởng mãn tính lên con người: tiếp xúc kéo dài và nhiều lần gây
tổn thương phổi. Không gây ung thư hay gây quai thai.
Lưu ý ảnh hưởng mãn tính khác lên con người: có thể làm thay đổi vật
liệu di truyền.
- Ảnh hưởng độc tính lên con người:
• Hít phải: nguy hại, gây ra kích ứng tới dạ dày-ruột hay phần
trên hệ hô hấp. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương cho phổi, nghẹt thở,
bất tỉnh hay chết.
• Tiếp xúc với da: rất nguy hại (ăn mòn, kích ứng, thẩm thấu) gây
phỏng da, triệu chứng: ngứa, tróc vảy, tẩy đỏ, có thể phồng dộp.
• Tiếp xúc với mắt (ăn mòn, kích ứng) có thể làm hỏng màng
sừng, viêm giác mặc nguy hiểm có thể gây mù.
• Nuốt phải: có thể gây ra tổn thương sâu và vĩnh viễn cho bộ
phận tiêu hóa như gây kích ứng nghiêm trọng cho phần trên hô hấp hay gây
phỏng. Có thể gây thủng bộ phận tiêu hó. Gây ra đau đớn, buồn nôn, nôn ói,
tiêu chảy, và shock. Có thể ăn mòn và phá hủy vĩnh viễn thực quản và bộ
phận tiêu hóa.
Lưu ý ảnh hưởng mãn tính khác lên con người: có thể làm thay đổi vật
liệu di truyền.
2. Độc tính đối với môi trường [2]
NaOH
Độc tính sinh thái: không có giá trị.
- BOD5 và COD: không có giá trị.
- Sản phẩm phân hủy sinh học: những sản phẩm phân hủy ngắn có thể
không độc hại. Tuy nhiên về lâu dài có thể tăng nguy cơ độc hại.
Độc tính sản phẩm phân hủy: sản phẩm phân hủy không độc hại.
3. Nguy cơ cháy nổ [2]
NaOH
- Đặc tính cháy của hóa chất: không cháy.
- Nhiệt độ tự bốc cháy: không có giá trị.
- Điểm bốc cháy: không có giá trị.
- Giới hạn có thể cháy: không có giá trị.
- Sản phẩm cháy: không có giá trị
- Nguy cơ cháy khi có sự hiện diện các vật chất khác: không có giá trị.
- Nguy cơ nổ khi có sự hiện diện các vật chất khác: không có giá trị.
- Lưu ý về nguy cơ cháy: sodium hydroxide + bụi kim loại zinc có thể
phát cháy sau đó.
Dưới điều kiện nhiệt độ thích hợp, áp suất và dạng, sodium hydroxit phản
ứng mãnh liệt với acetaldehyde, ally alcohol, ally chloride, benzene-1,4-diol,
chlorine triflouride, 1,2 dichlorethylene, nitroethane, nitroparaffins,
nitropropane, cinnamaldehyde, 2,2-dichloro3,3-dimethylbutane. Sodium
hydroxen phản ứng với nước tạo ra nhiệt có thể làm cháy những vật liệu dễ
cháy khác. Phosphorous nung với NaOH sẽ tạo ra hỗn hợp phosphones có thể
cháy trong không khí. Sodium hydroxide và cinnammaldehyde + nhiệt có thể
gây cháy. Phản ứng với kim loại có thể tạo ra khí hydrogen dễ cháy nổ.
Lưu ý về nguy cơ nổ: sodium hydroxide phản ứng với ammonia + silver
nitrate tạo ra sản phẩm dễ nổ. Chiết suất Benzen của allyl benzenesulfonate tạo
ra từ allyl alcohol và benzene sulfonyl chloride trong môi trường sodium
hydroxide trong điều kiện chưng cất chân không, phần cặn sẽ màu đen và gây
nổ. Sodium hydroxide + tetrahydrofuran tinh khiết có chứa peroxide, có thể
gây ra nổ nghiêm trọng. Sấy khô hỗn hơp sodium hydroxide và sodium
tetrahydroborate giải phóng hydrogen dễ nổ ở nhiệt độ 230-2700C. Sodium
hydroxide phản ứng với muối sodium của trichlorophenol + methyl alcohol +
trichlorobenzene + nhiệt sẽ gây nổ.
- Chỉ dẫn chữa cháy: không có giá trị.
III. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI XẢY RA SỰ CỐ, TAI NẠN LIÊN
QUAN ĐẾN NHÓM HÓA CHẤT (NaOH) [3]
1. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt)
Rửa mắt bằng một lượng nước lớn ít nhất 15 phút trong khi liên tục đẩy
mi mắt trên và dưới. Phải gọi bác sỹ ngay lập tức.
2. Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da)
Ngay lập tức thảo bỏ hết quần áo, giầy,… bị hóa chất bắn vào, phải giặt
sạch chúng trước khi đưa vào sử dụng lại. Rửa thật kỹ lưỡng bằng một lượng
nước lớn ít nhất 15 phút. Sau đó gọi bác sỹ ngay lập tức
3. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa
chất nguy hiểm dạng hơi, khí) .Chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm tới
nơi thoáng mát. Nếu nạn nhân khó thở cho nạn nhân thở bình oxy. Phải hô hấp
nhân tạo ngay nếu nạn nhân ngừng thở. Giữ thật thoải mái và chuyển ngay tới
bệnh viện gần nhất.
4. Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa
chất) Nếu nuốt phải, giữ thật thoải mái. Sau đó uống nhiều nước hoặc nước
chanh. Lưu ý không được cho vào miệng nạn nhân bất cứ vật gì. Và ngay lập
tức phải chuyển ngay tới bệnh viện gần nhất và có sự điều trị của bác sỹ.
IV. BIỆN PHÁP BẢO VỆ, AN TOÀN
• Làm việc[2]
Người lao động cần phải nắm vững các yếu tố nguy hiểm liên quan
đến loại hóa chất và các nguyên tắc ăn toàn lao động khi làm việc với các
hóa chất. Đặc biệt là các hóa chất độc hại dễ gây cháy nổ.
Dưới đây là Các nguyên tắc an toàn khi làm việc với hóa chất cơ bản:
- Cần phải hiểu loại hóa chất mình đang tiếp xúc, nắm được nguyên
tắc an toàn.
- Luôn tuân thủ mặc đồ bảo hộ và kiểm tra cẩn thận các điều kiện
đảm bảo an toàn trước khi sử dụng hóa chất. Trường hợp đồ bảo hộ bị
hỏng hoặc rách thì cần phải thay ngay bằng bộ mới đảm bảo an toàn.
- Luôn tuân theo tất cả các quy tắc an toàn đã được học.
- Luôn tìm hiểu về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp. Đây là điều rất
quan trọng vì bạn sẽ biết cách sơ tán, biết cách báo cáo khẩn cấp và cách
để đối phó với hỏa hoạn và sự cố rò rỉ, cũng như biết cách sơ cấp cứu khi
đồng nghiệp bị thương trong các sự cố.
- Luôn thận trọng và lên kế hoạch trước. Dự đoán về những tình
huống xấu có thể xảy ra và chú ý tới những gì đang làm trong quá trình
làm việc.
- Lưu trữ tất cả nguyên vật liệu một cách thích hợp, tách riêng những
vật liệu dễ kết hợp với nhau gây cháy nổ, và lưu trữ trong khu vực khô,
thông thoáng, mát mẻ.
- Đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn của vật liệu (MSDS)
trước khi sử dụng bất cứ vật liệu nào để chắc chắn rằng bạn hiểu biết về
các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa.
- Đảm bảo mọi thùng chứa đã được dán nhãn và hóa chất được chứa
trong thùng thích hợp. Đừng sử dụng bất kỳ hóa chất không được chứa
đựng hay dán nhãn thích hợp. Báo cáo ngay với người quản lý về các
thùng chứa bị hỏng hay nhãn trên thùng không đọc được.
- Giữ gìn cơ thể và nơi làm việc sạch sẽ. Sau khi tiếp xúc với bất kỳ
hóa chất nào, hãy rửa với xà phòng và nước. Lau chùi bề mặt nơi làm việc
ít nhất một lần trong ca làm việc để nguy cơ ô nhiễm được giảm thiểu.
- Chỉ sử dụng vật liệu đúng mục đích của nó. Ví dụ sử dụng dung
môi để rửa tay hay xăng để lau chùi thiết bị.
- Không được ăn uống khi đang làm việc với hóa chất và nếu tay của
bạn bị dính hóa chất không nên sử dụng mỹ phẩm hay rờ kính áp tròng.
2. Bảo quản[3]
1.Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất
nguy hiểm (thông gió, chỉ dùng trong hệ thống kín, sử dụng thiết bị điện
phòng nổ, vận chuyển nội bộ…): Phải có trang bị bảo vệ cá nhân thích
hợp và đầy đủ.
2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản (nhiệt độ, cách sắp
xếp, các hạn chế về nguồn gây cháy, nổ, các chất cần tránh bảo quản
chung…):
- Đậy kín nắp. Đặt tại nơi khô ráo, thông thoáng. Tồn trữ ở nhiệt độ
phòng.
- Yêu cầu đối với kho bảo quản và bình chứa: Bình chứa không làm
bằng các vật liệu nhôm, thiếc hoặc kẽm.
- Không để các chất hữu cơ (rơm, vỏ bào, mùn cưa, giấy), chất oxi
hoá, chất dễ cháy, nổ trong cùng 3/5 một kho với hoá chất.
3. Vận chuyển[5]
Natri hydroxít có thể vận chuyển bằng xitec hoặc thùng kín bằng thép,
bằng P.V.C hoặc thùng polyetylen cứng có khung gỗ hay sắt để bảo vệ.
Những cảnh báo đặc biệt mà người sử dụng cần lưu ý, cần tuân thủ
trong vận chuyển:
- Không vận chuyển hoá chất nguy hiểm với người, gia súc và các
hàng hoá khác.
- Trên đường vận chuyển, chủ phương tiện không đỗ dừng phương
tiện ở nơi công cộng, đông người
4. Thải bỏ [2]
Tuân thủ theo Luật 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007. Điều
25 và Điều 35: Xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ hóa
chất.
- Biện pháp thải bỏ (áp dụng cho chất thải hóa học nguy hại
*Thu gom và xử lý dạng rắn
Chai lọ đựng hóa chất rỗng, chất thải rắn khác có dính hóa chất nguy
hại: thu gom vào thùng chứa riêng. Sau đó được đem đốt ở nơi có khả
năng xử lý chất thải nguy hại.
Hóa chất hết hạn: làm thủ tục theo quy định.
*Thu gom và xử lý dạng lỏng
Dung môi thải, chứa chất hữu cơ, không chứa chất kim loại: thu gom
vào thùng riêng. Sau đó được đem đi đốt ở nơi có khả năng xử lý chất thải
nguy hại.
Dung dịch chứa kim loại nặng: thu gom vào thùng riêng, được xử lý
bằng phương pháp xử lý nước thải thích hợp.
Dung dịch chứa axít, kiềm mà không chứa kim loại: có thể trung hòa
và thoát vào cống thoát nước.
Xử lý hóa chất dạng hơi: vận hành tủ hút có bộ lọc HEPA hoặc hệ
thống quạt hút ra ngoài.

Tài liệu tham khảo


[1] tschem.com.vn https://tschem.com.vn/bazo-la-gi/
[2]
http://www.iph.org.vn/attachments/article/436/Sodium%20hydroxide.pdf

[3] file:///C:/Users/Acer/Downloads/MSDS%20NaOH.pdf
[4] https://antoanlaodong.edu.vn/cac-nguyen-tac-an-toan-khi-lam-viec-
voi-hoa-chat-can-phai-biet.html
[5]
http://vedan.com.vn/Portals/0/Qualiti_Cetificate/MSDS/vietnam/MSDS
%20002%20viet.pdf>

You might also like