You are on page 1of 70

Đề số 1

Câu 1: Hãy chứng minh rằng, pháp luật đất đai qua các giai đoạn phát triển khác
nhau có xu hướng ngày càng quan tâm, chú trọng tới việc mở rộng các quyền của
người sử dụng đất.
 Luật Đất đai 1987:
Luật đất đai 1987 không có sự tách biệt giữa các chủ thể như các Luật đất đai sau
này. Riêng đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài thì Luật chỉ quy định nghĩa vụ tuân theo
quy định của pháp luật và do Hội đồng Bộ trưởng toàn quyền trong việc quyết định giao
đất (điều 50 và điều 51). Chưa có cách nhìn bao quát, dự liệu chưa phù hợp đối với đối
tượng sử dụng đất là cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài và quốc tế ở thời điểm Luật
Đất đai 1987 được soạn thảo. Ngoài ra, Luật đất đai 1987 đã bộc lộ một số thiếu sót về
quyền của người sử dụng đất như sau: mới tập trung chủ yếu vào việc xử lý đối với đất
nông - lâm nghiệp; chưa cho phép người sử dụng đất dịch chuyển quyền sử dụng đất …
Luật đất đai thời kì này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, quyền của
chủ thể sử dụng đất mới chỉ xoay quanh phạm vi nông- lâm trường, hợp tác xã; các quyền
của chủ thể sử dụng đất bị bó hẹp, hạn chế, điển hình là pháp luật chưa công nhận, ghi
nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài của cá nhân, hộ gia đình và chưa quy định rõ về
quyền sử dụng đất cho chủ thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài.
 Luật Đất đai 1993
Luật Đất đai 1993 xóa bỏ tình trạng vô chủ trong quan hệ sử dụng đất, xác lập các
quyền năng cụ thể cho người sử dụng đất. Luật Đất đai 1993 đã quy định về quyền lợi
chung của người sử dụng đất, quyền lợi của từng nhóm chủ thể sử dụng đất: nhóm tổ
chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, nhóm cá nhân, hộ gia đình, nhóm cơ sở tôn
giáo. LĐĐ 1993 có sự mở rộng lớn về quyền của cá nhân, hộ gia đình, từ chỗ người sử
dụng đất chỉ có quyền khai thác các công dụng của đất đai, đã có thêm các quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.
 Luật Đất đai 2003
Luật Đất đai 2003 mở rộng quyền của các đối tượng nước ngoài sử dụng đất tại Việt
Nam và hình thức sử dụng đất của họ. Luật đất đai năm 2003 đã có nhiều ưu đãi đối với
các chủ đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp sử dụng đất trong khu công nghiệp,
khu công nghệ cao, khu kinh tế. Không những vậy còn cho phép tổ chức, cá nhân nước
ngoài thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài có chức
năng ngoại giao được lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền
một lần cho cả thời gian thuê.
Luật Đất đai 2003 đã mở rộng các hình thức sử dụng đất của người Việt Nam định cư
ở nước ngoài được Nhà nước cho phép sử dụng đất. Một là, đó là việc áp dụng thêm hình
thức giao đất có thu tiền sử dụng đất bên cạnh hình thức cho thuê đất đối với người Việt
Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam và cho phép họ được lựa chọn sử dụng
đất dưới một trong hai hình thức này. Hai là, Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một
lần cho cả thời gian thuê. Ba là, thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao,
khu kinh tế trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được đầu tư xây dựng kinh
doanh nhà ở, bán hoặc cho thuê. Bốn là, quyền tặng, cho quyền sử dụng đất là một quyền
năng mới được Luật Đất đai năm 2003 bổ sung.
Đối với các chủ thể trong nước, Luật Đất đai năm 2003 đã bổ sung thêm 2 hình thức
xác lập quyền sử dụng đất nữa là: (1) Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với
người đang sử dụng đất ổn định bằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần
đầu; (2) Nhà nước bảo đảm việc sử dụng đất do các bên tự thỏa thuận thông qua việc
nhận chuyển quyền sử dụng đất.
 Luật Đất đai năm 2013
Thứ nhất, Luật Đất đai 2013 không còn sự phân biệt chủ thể trong trường hợp Nhà
nước cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất. Luật Đất đai 2013 đã sửa đổi quy định này
theo nội dung cả chủ thể trong nước và nước ngoài đều có thể lựa chọn một trong hai
hình thức cho thuê đất có thu tiền sử dụng.
Luật Đất đai 2013 đã có sự tách biệt rõ ràng hơn so với Luật Đất đai 2003 về hai chủ
thể trong trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và thuê đất
trả tiền thuê đất hàng năm. Theo đó, với chủ thể thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê sẽ có quyền năng lớn hơn chủ thể thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
Trong khi đó, theo quy định tại Điều 175, tổ chức thuê đất trả tiền hàng năm không có
quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình trên đất. Khi
muốn thực hiện quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình trên
đất thì chủ thể này phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định…
Thứ ba, một điểm mới của Luật Đất đai 2013 là ghi nhận quyền tự đầu tư trên đất
hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với
chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại điểm i Điều
179.
Thứ tư, Luật Đất đai 2013 mở rộng quyền cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là quyền sử dụng đất. Cụ thể, theo khoản 4 Điều
183.
Thứ năm, Luật Đất đai 2013 mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình,
cá nhân sản suất nông nghiệp; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của
hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo
hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Một điểm sáng cũng cần phải nhắc tới trong quy định của Luật Đất đai 2013 là sự
công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất. Theo đó, Luật Đất đai
2013 đã quy định chặt chẽ hơn về các trường hợp nhà nước thu hồi đất, chế tài xử lý các
trường hợp đất đã giao, thuê nhưng chậm tiến độ thực hiện dự án và đặc biệt là đã chú
trọng đến các quy định liên quan đến giá, phương thức bồi thường, đặc biệt là các vấn đề
về an sinh xã hội sau bồi thường. Điều 83 LĐĐ 2013.

Câu 2: Phân tích nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp? Bằng các quy
định của pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những biểu hiện cụ thể
của nguyên tắc này?
* Mục đích, ý nghĩa:
- Cần phải đặc biệt ưu tiên bảo vệ, phát triển quỹ đất nông nghiệp để bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội.
- Do yêu cầu phát triển đất nước, đất đưa vào sử dụng đất nông nghiệp chiếm diện tích
lớn nhất, do đó khi đưa diện tích đất nông nghiệp chuyển thành đất phi nông nghiệp cần
phải cân đối để bảo vệ sinh kế cho hơn 60% người dân VN đang làm các nghề liên quan
đến nông nghiệp.
* Nội dung: Tính ưu tiên không chỉ dừng ở bảo đảm số lượng về mặt diện tích đất nông
nghiệp mà còn ưu tiên nâng cao chất lượng đất để nâng dần hiệu quả sử dụng đất, cụ thể
cần chú trọng vào 2 phương diện:
- Coi trọng thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên diện tích hiện có;
- Tích cực khai hoang mở rộng ruộng đồng từ vốn đất chưa sử dụng có khả năng nông
nghiệp.
* Biểu hiện: PLĐĐ thể hiện nguyên tắc này như sau:
- NN có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông, lâm, ngư nghiệp và làm muối có
đất để sản xuất.(Khoản 4 Điều 26 Luật Đất đai)
- Với tổ chức, HGĐ và cá nhân sdđ vào mục đích nông nghiệp trong hạn mức sdđ thì
không phải trả tiền sdđ; nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích
sdđ và trả tiền sdđ.
- Việc chuyển mục đích sdđ từ NN sang mục đích khác hoặc từ loại đất không thu tiền
sang loại đất có thu tiền phải đúng quy hoạch, kế hoạch và được cqnn có thẩm quyền phê
duyệt (các trường hợp cụ thể theo Điều 57 LĐĐ 2013) và phải nộp tiền sdđ.
- NN có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước (Điều 134), điều kiện nhận chuyển
nhượng đất trồng lúa nước (Điều 193) và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục đích từ
loại đất này sang sử dụng vào mđ khác khi chưa được sự đồng ý của cqnn có thẩm quyền.
- NN khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân khai hoang, phục hoá lấn biển, phủ xanh đất
trồng, đồi núi trọc sd vào mđ nông nghiệp.
- Nghiêm cấm việc mở rộng một cách tuỳ tiện các khu dân cư từ đất nn, hạn chế việc lập
vườn từ đất trồng lúa.
Đề số 2
Câu 1: Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, hãy chỉ rõ: Quyền sử dụng đất
của những người sử dụng đất vừa mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu đại diện
của Nhà nước đối với đất đai, vừa mang tính độc lập trong quá trình khai thác, sử
dụng đất.
* Khái niệm:
- Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lí gồm tổng hợp các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định và
bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt đất đai.
- Quyền của người sử dụng đất là khả năng mà pháp luật cho phép người sử dụng
đất được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình sử dụng đất nhằm sử dụng đất
đúng mục đích, hợp lí, tiết kiệm và đạt kết quả cao.
* Chứng minh nhận định:
- Tính phụ thuộc: Quyền sở hữu đất đai là một loại quyền tồn tại độc lập, còn
quyền sử dụng đất của NSDĐ lại là một loại quyền phụ thuộc. Tính phụ thuộc của QSDĐ
của NSDĐ thể hiện ở chỗ:
+ Quyền của NSDĐ là quyền phái sinh, chỉ phát sinh sau khi được NN giao đất,
cho thuê đất hoặc công nhận chuyển nhượng QSDĐ.
+ NSDĐ không được tự mình quyết định mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực
hiện các quyền năng của mình mà chỉ được quyết định một số vấn đề, còn cơ bản vẫn
phải hành động theo ý chí của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối
với đất được giao.
Ví dụ: Sau khi làm xong các thủ tục pháp lí để chuyển đổi hoặc chuyển nhượng
QSDĐ thì người được chuyển quyền SDĐ phải SDĐ theo đúng mục đích ban đầu trước
khi chuyển giao, không được tuỳ tiện thay đổi mục đích SD ban đầu. Làm trái quy định
này được coi như là 1 hành vi vi phạm nghiêm trọng PL về đất đai và hậu quả của nó là
NN sẽ thu hồi đất.
- Tính độc lập trong quá trình khai thác, sử dụng đất:
+ Tính độc lập thể hiện ở chỗ, Nhà nước bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp về đất
đai của NSDĐ, đồng thời thừa nhận QSDĐ của NSDĐ thông qua giấy chứng nhận
QSDĐ, khi đó NSDĐ độc lập sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, tự do khai thác,
sử dụng đất theo mục đích và hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất, bao
gồm: nhà cửa, vật kiến trúc trên đất, khả năng sinh lời, lợi thế của đất tạo được trong quá
trình sử dụng.
+ NSDĐ hợp pháp có 8 quyền năng được Nhà nước bảo hộ, bao gồm: thực hiện
các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định PL. Điều này cho thấy phần quyền năng
đáng kể của NSDĐ đối với đất đai. Nhìn chung, việc có thể đem giao dịch QSDĐ đã biến
nó thành một quyền tương đối độc lập của người sdđ.
+ Khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ
tái định cư theo quy định của pháp luật. Các quy định này thể hiện Nhà nước thừa nhận,
tôn trọng quyền sử dụng đất của các chủ thể.
Ngoài ra tính độc lập còn thể hiện ở một số điểm khác như: NSDĐ có quyền lựa
chọn hình thức trả tiền thuê đất. Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất của NSDĐ thể
hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với quyền tự do lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất
dựa trên khả năng tài chính của NSDĐ. Đây là một minh chứng cho việc pháp luật đất đai
quan tâm và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho NSDĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình sử dụng đất của NSDĐ.

Câu 2: Phân tích nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế
cao? Bằng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những
biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này?
- Cơ sở xây dựng nguyên tắc: Nước ta tuy vốn đất ko lớn, song nhìn vào cơ cấu sử dụng
đất hiện nay, khi mà đất chưa sử dụng còn chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên thì có
thể thấy chúng ta còn rất lãng phí trong việc khai thác, sử dụng tiềm năng đất đai. Sử
dụng đất đai một cách tiết kiệm vì đất đai là một loại tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu
sử dụng đất của con người là rất lớn và không ngừng tăng lên do nhu cầu sản xuất lương
thực để đáp ứng yêu cầu về tăng dân số. Vì vậy sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất là một
vấn đề có ý nghĩa hết sức to lớn và mang tính toàn cầu.
- ND nguyên tắc: Sử dụng đất đai hợp lí và tiết kiệm được hiểu trên tinh thần là tận dụng
mọi diện tích sẵn có dùng đúng vào mục đích quy định theo quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất được phê duyệt. Sử dụng đất đai một cách hợp lý là sử dụng thích hợp với tính
chất của từng loại đất, phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Muốn vậy phải căn cứ vào
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và căn cứ vào mục đích sử dụng đất đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định khi giao đất. Trong trường hợp muốn thay đổi mục
đích sử dụng đất thì phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Bằng các quy định của PL đất đai hiện hành, hãy chứng minh những biểu hiện của
nguyên tắc này: Điều 35, k2 Đ6, k3 Đ 35, k5 Đ54, k2Đ157, k1Đ162, Điều 9, Điều 165

Đề số 3
Câu 1: Hãy chỉ ra những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất hiện nay. Luật Đất đai 2013 ra đời có những sự thay đổi nào để
khắc phục tình trạng nêu trên?
 Những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất hiện nay:
- Về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
+ Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp còn chậm, nhất là ở cấp
huyện, cấp xã. Đến năm 2018 nhưng vẫn còn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chưa được Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng
đất giai đoạn 2016 -2020. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng việc
lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.
+ Tiến độ hoàn thành các dự án kế hoạch sử dụng đất còn chậm so với thời gian
quy định, tính khả thi không cao, tỷ lệ các dự án thực hiện thấp; nhiều dự án đầu tư và
nhu cầu sử dụng đất không có trong kế hoạch sử dụng đất, ảnh hưởng đến việc giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Về chất lượng, hiệu quả của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Nhiều quy hoạch có nội dung và cấp phê duyệt trùng lặp được thực hiện trên
cùng lãnh thổ. Thực tế, có ít nhất 3 Bộ của Nhà nước thực hiện 3 loại quy hoạch trên
cùng một mặt bằng đất đai. Quy hoạch kinh tế - xã hội thì do Bộ kế hoạch và Đầu tư, quy
hoạch sử dụng đất thì do Bộ Tài nguyên và Môi trường trong khi quy định về xây dựng
thì do Bộ Xây dựng thực hiện,... => Gây lãng phí, tốn kém ngân sách Nhà nước, lãng phí
nhân công, tạo ra sự thiếu đồng bộ, chưa kể đến bản thân các số liệu, cơ sở, tiêu chí
không trùng khớp.
Ví dụ: Khu du lịch thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia thác Bản
Giốc đến năm 2030 và Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng khu du lịch
thác Bản Giốc đến năm 2030.
+ Quy hoạch sử dụng đất thiếu tính gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng vùng.
Ví dụ: Theo Quy hoạch tổng thể phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc
đến năm 2020 được phê duyệt theo QĐ số 1064/QĐ-TTg ngày 8/7/2013 có phạm vi lập
QH gồm 14 tỉnh. Nhưng theo Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
đến năm 2030 được phê duyệt theo quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/06/2013 thì
phạm vi lập quy hoạch lại có 16 tỉnh.
- Về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Việc không đồng nhất các chỉ tiêu thống kê các loại đất dẫn đến việc đánh giá
các chỉ tiêu thực hiện quy hoạch không đầy đủ, chính xác.
+ Các quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng xã hội ở các tỉnh, thành phố
thiếu đồng bộ, triển khai chậm, chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa.
+ Tình trạng quy hoạch “treo” xảy ra và tồn tại ở khắp mọi nơi, gây nhiều bức xúc
cho nhân dân và làm lãng phí cực lớn giá trị của đất đai. “Quy hoạch treo” là tình trạng
các quy hoạch có nội dung sử dụng đất nhưng không được thực hiện hoặc thực hiện
không đúng tiến độ. Nhìn chung, có 3 dạng quy hoạch “treo” chính:
(i) Địa phương công bố quy hoạch một khu đất để xây dựng công trình, dự án
nhưng sau đó không làm gì để thực hiện quy hoạch. Trong khi người dân sống trong khu
quy hoạch muốn xây dựng, sửa chữa, chuyển nhượng lại gặp khó khăn.
VD: Quy hoạch đất của quận Nam Từ Liêm: Treo từ 2011-2016, không được
thành phố chấp thuận về những nội dung đề xuất nên chưa thể triển khai thực hiện các
bước tiếp theo.
(ii) Đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án nhưng việc thu hồi không dứt
điểm, kéo dài từ năm này sang năm khác. Tình trạng “treo” này làm chậm trễ tiến độ thực
hiện dự án đầu tư.
VD: quy hoạch đất ở khu dân cư Phúc Kiển. Được chấp thuận địa điểm đầu tư từ
đầu năm 2008, sau gần 10 năm chỉ đền bù giải tỏa được khoảng 92% diện tích. Phần còn
lại, Quốc Cường Gia Lai vẫn chưa thỏa thuận được với người dân về mức giá đền bù nên
dự án bị treo khiến công ty này tổn thất nặng nề.
(iii) Đất đã được giao nhưng chủ đầu tư không đầu tư gì hoặc đầu tư một ít rồi bỏ
đó gây lãng phí.
VD: Dự án khu trung tâm KTTM Lợi Châu được phê duyệt năm 2008. Dự án
được vẽ ra một cách quy mô, khánh thành rầm rộ. Nhưng sau 5 năm, chỉ dừng lại là một
tòa nhà 3 tầng xây lên cho thuê và một số ngôi nhà tạm bợ đựng hàng hóa, diện tích còn
lại để hoang phí. Còn người dân trong khu quy hoạch thì khốn đốn vì không thể làm gì
với đất.

 Luật Đất đai 2013 ra đời có những sự thay đổi để khắc phục tình trạng nêu
trên:

(1) Về nguyên tắc: Bổ sung 2 nguyên tắc tại khoản 2, khoản 8 Điều 35. Quy định
mới này nhằm bảo đảm tính thống nhất, tương thích và làm tăng tính khả thi của các loại
quy hoạch, giúp QH, KH sdđ trở thành công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu phát triển
bền vững khi gắn kết ba nền tảng phát triển Kt, bảo vệ MT và công bằng XH.
(2) Về căn cứ và nội dung:
- Điểm mới có tính đột phá của Luâ ̣t đất đai năm 2013 là quy định kế hoạch sử
dụng đất hàng năm cấp huyện làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất. => Bảo đảm việc THĐ, GĐ, CTĐ, CMĐSDĐ gắn với nhu cầu sử dụng
đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp, phù hợp với khả năng đầu tư và huy
động nguồn lực, khắc phục lãng phí trong việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án
đầu tư.
- Nội dung: bổ sung thêm điểm c, đ khoản 4, khoản 5 Điều 40.
Những thay đổi này sẽ đảm bảo cho việc lập quy hoạch cấp quốc gia có tính bao
quát, tổng thể phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của cả nước, đồng thời là
căn cứ để lập quy hoạch cấp tỉnh và cấp huyện, để có phương án sử dụng đất hợp lý, tiết
kiệm và hiệu quả.
(3) Về hệ thống QH, KH: Luật đã bỏ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã, thay
vào đó ghép với cấp huyện. => Tăng tính liên kết giữa các tỉnh vùng, giảm gánh nặng
thời gian, chi phí lập QH, giảm cồng kềnh trong hệ thống QH.
(4) Kỳ QH, KH: Kỳ QH 10 năm, kỳ KH cấp QG, cấp tỉnh, KH sdđ QP 5 năm,
Luật Đất đai 2013 quy định kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
=> Đây là quy định tiến bộ nhằm đảm bảo việc phân bổ hài hoà, hợp lí kế hoạch
sử dụng đất 05 năm của cấp tỉnh, tránh tư duy nhiệm kỳ dẫn đến kế hoạch sử dụng đất
thường tập trung ở đầu kỳ kế hoạch như trước đây và tình trạng bỏ hoang hóa, gây lãng
phí tài nguyên đất.
(5) Về việc lấy ý kiến của người dân: Nội dung mới, được quy định tại Điều 43.
(6) Về chi phí lập QH: Khoản 5 Điều 44: “Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất được xác định thành một mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.” => Đảm bảo cho tiến trình lập quy hoạch sử dụng đất được diễn
ra thông suốt, thuận lợi, đúng tiến độ và khả thi.
(7) Về thực hiện QH, KH: Phần nhiều kế thừa luật cũ, bổ sung: “Trường hợp cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ
hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử
dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Khoản 4 Điều 49 quy định: “Khi kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ
tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy
hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê
duyệt”.
=> Giải quyết vấn đề quy hoạch treo, tránh lãng phí.

Câu 2: Hãy chỉ ra những dạng tranh chấp đất đai điển hình xảy ra trên thực tế thời
gian qua và cho biết nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp đó?
1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành
chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã với
nhau, tập trung ớ những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, ở
những vị trí dọc theo triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc
giới nhưng là vị trí quan trọng, ở những nơi có nguồn lâm, thổ sản quý. Cùng với việc
chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa
giới hành chính tương đối nhiều.
– Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Trong
dạng tranh chấp này có các loại sau:
+ Đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau trước
đây qua các cuộc điều chỉnh đã chia, cấp cho người khác: Sau cải cách ruộng đất, nông
thôn bước vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp. Đặc biệt từ năm 1958, phong trào hợp
tác hóa nông nghiệp theo mô hình sản xuất tập thể, quản lý tập trung. Ruộng đất và các tư
liệu sản xuất của nông dân được tập trung vào hợp tác xã. Đến năm 1988, đất đai được
phân chia đến HGĐ, cá nhân để sản xuất.
Do việc phân chia đất đai không hợp lý một số cán bộ xã, huyện đã làm sai như
chia đất sản xuất cho những người không phải là nông dân để rồi những người này đem
bán, cho thuê, trong khi đó nông dân không có đất sản xuất, một số hộ trước khi vào tập
đoàn, hợp tác xã có đất, đến khi giải thể họ không có đất để canh tác. Một số hộ thực hiện
chính sách "nhường cơm sẻ áo" của Nhà nước trong những năm 1981-1986 đã nhường
đất cho những người khác sử dụng, nay đòi lại...
Ở miền nam, Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp, quốc
hữu hóa đất đai, nhà cửa, tư liệu sản xuất của địa chủ, tư bản và tay sai chế độ cũ hoặc
giao nhà cửa, đất đai cho người khác sử dụng, đến nay do có sự hiểu lầm về chính sách
họ cũng đòi lại đất từ những người đang quản lý, sử dụng.
Ngoài ra, một số người bỏ đi nơi khác ở, ra nước ngoài sinh sống cũng trở về đòi
lại đất đai, tài sản trước đây của họ đã được giao cho người khác quản lý, sử dụng.
+ Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo,
nhà thờ họ. Trước đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phương đã mượn đất của
các cơ sở nói trên để sử dụng hoặc tịch thu một số cơ sở để làm trụ sở cơ quan, trường
học... đến nay các cơ sở đó đòi lại nhưng Nhà nước không trả lại được nên dẫn đến khiếu
kiện của các cơ sở đó.
Ngoài ra, trong những trường hợp nói trên, một số người được các nhà thờ, dòng
tu, chùa chiền, nhà thờ họ cho đất để ở họ đã xây dựng nhà kiên cố, hoặc lấn chiếm thêm
đất của các cơ sở nói trên dẫn đến việc các cơ sở nói trên đòi lại đất, nhà.
+ Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ: Dạng tranh chấp này
phát sinh do việc một bên cho bên kia mượn đất, thuê đất, cho ở nhờ. Có vụ cho mượn,
thuê gần đây, có vụ cho mượn, thuê cách đây vài chục năm (nhất là ở miền nam). Trong
nhiều trường hợp không làm hợp đồng, chỉ giao kết bằng miệng dẫn đến khi bên cho
mượn, cho thuê, cho ở nhờ hoặc là hết hạn hợp đồng, hoặc đòi lại, bên mượn, thuê, ở nhờ
đã xây dựng nhà kiên cố, một số có tên trong sổ địa chính hoặc được cấp GCNQSDĐ thì
việc tranh chấp này càng trở nên phức tạp, dẫn đến việc công dân khiếu kiện lên cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp GCNQSDĐ.
– Tranh chấp về quyền thừa kế QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ: Đây là dạng
tranh chấp do người có QSDĐ, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc
để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế
không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật
dẫn đến tranh chấp.
2. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng
– Tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi để sử dụng
váo mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất
được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không phù hợp, giải tỏa quá mức quy định
để chừa đất cấp cho các đối tượng khác. Trong tình hình hiện nay, nhu cầu quy hoạch mở
mang đường sá, đô thị quá lớn mà ngân sách lại eo hẹp không đáp ứng được lợi ích của
người dân, việc tiến hành giải toả ở nhiều nơi chưa được thực hiện đúng quy định đẫn
đến việc tranh chấp loại này rất gay gắt, phức tạp và có nhiều người, tập thể đồng loạt
khiếu kiện.
3. Tranh chấp về mục đích sử dụng đất, đặc biệt là:
– Tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa vs đất nuôi tôm,
giữa đất trồng café với đất trồng cao su.
– Tranh chấp giữa đất nông nghiệp và đất thổ cư trong quá trình phân bổ và quản
lý sử dụng.
Nguyên nhân thực tế phát sinh tranh chấp là do mục đích SDĐ nên Nhà nước thu
hồi đất của người đang sử dụng để giao cho người khác sử dụng với mục đích khác, dẫn
đến người đang SDĐ khiếu kiện việc chuyển mục đích SDĐ hay khiếu kiện việc thu hồi
hoặc khiếu kiện người được giao đất sử dụng với mục đích khác. Mặt khác, người được
Nhà nước giao đất chuyển mục đích sử dụng khiếu kiện người đang sử dụng đất phải giao
đất cho mình theo quyết định giao đất.

Đề số 4
Câu 1: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay, duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại
diện chủ sở hữu là cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, pháp luật cần phải tiếp tục có
những chế định mới được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế
chế độ sở hữu này trong thời gian tới.
Bằng kiến thức đã học và tích luỹ, Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ nhận định nêu
trên.
* Sự cần thiết phải tiếp tục duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
trong điều kiện nền KT thị trường hiện nay:
- Về mặt lí luận: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng học
thuyết của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, vì vậy việc xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
và chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là phù hợp về phương diện lý luận.
- Về mặt chính trị: vốn đất đai được hình thành từ thiên nhiên và được bồi bổ, cải
tạo bởi công sức nhiều đời của nhân dân các thế hệ, vì vậy nó phải thuộc về toàn dân.
Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế thị trường, nước ta đang “mở cửa” hội nhập với quốc tế,
việc duy trì hình thức SHTD về ĐĐ là một trong những biện pháp góp phần củng cố và
bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Thực tế: hiện nay nước ta còn hơn 4,5 triệu ha đất tự nhiên chưa sử dụng, việc
xác lập đất đai thuộc SHTD do NN thống nhất quản lí sẽ giúp NN có điều kiện thuận lợi
trong việc xây dựng quy hoạch sdđ theo kế hoạch phát triển chung nhằm khai thác tối đa
lợi ích từ đất, tạo ưu thế cho nước ta trong việc phát triển KTXH vì lợi ích chung của đất
nước.
- Các quan hệ quản lí và sdđ ở nước ta được xác lập dựa trên cơ sở đất đai thuộc
SHTD, do NN thống nhất quản lí đã mang tính ổn định trong một thời gian dài (từ năm
1980 đến nay). Nay nếu thay đổi hình thức SHĐĐ này sẽ dẫn đến những sự xáo trộn
trong lĩnh vực đất đai, làm tăng tính phức tạp của quan hệ đất đai, thậm chí dẫn đến sự
mất ổn định về CT-XH của đất nước.
* Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các quy định PL để củng cố chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai trong điều kiện nền KT thị trường:
Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận của hình thức SHTD mang lại,
pháp luật về SHTD đối với đđ còn bộc lộ một số hạn chế, chủ yếu thể hiện ở những khía
cạnh sau:
- Các quy định của PL làm nảy sinh một số mâu thuẫn như sau:
(i) Toàn dân là một khái niệm chính trị, theo LLNN&PL, toàn dân không phải một
chủ thể của QHPL nhưng lại là chủ thể của QSH đất đai,
(ii) Toàn dân là CDH nhưng lại không thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai
mà giao cho người đại diện là NN thực hiện các quyền này.
(iii) PL nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai mà chỉ cho phép nsdđ
được chuyển QSDĐ, song trong LĐĐ 2013 lại không có quy định về giá chuyển nhượng
QSDĐ mà chỉ có quy định về giá đất,...
=> Cần làm rõ các vấn đề: toàn dân trao quyền đại diện CSHĐĐ cho NN theo cơ
chế nào? Việc giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền đại diện này như thế nào để
phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong việc định đoạt đối với đất? Toàn
dân bao gồm những đối tượng cụ thể nào và cần phải hiểu NN như thế nào với vai trò đại
diện CSH? Cần xác lập cơ chế định giá đất ntn để đảm bảo sự công bằng, khách quan,
bảo vệ quyền lợi của nsdđ?....
- PLĐĐ mới tiếp cận vấn đề SHTD chủ yếu theo khía cạnh KT (tức xem xét đđ
với tư cách là TLSX đặc biệt trong SXNN, LN), điều này gây ra sự mâu thuẫn về mặt
pháp lí trong vấn đề SH đất đai ở nước ta: PL đã quy định cho người sdđ những quyền
thực hiện các GDĐĐ, trong đó có những quyền mang tính định đoạt như chuyển nhượng,
cho thuê, thừa kế, thế chấp,... nhưng CSH toàn dân với tư cách là một cộng đồng thì
không được hưởng những quyền này. Vậy cần hiểu quyền SHTD đối với đất đai theo
phương diện nào? SH “danh nghĩa” hay SH “kép”? Với những quyền như vậy thì thực
chất họ có phải là CSH đđ trên thực tế không?
- SHTD được HP 2013 và LĐĐ 2013 ghi nhận, tuy nhiên quy định về các HTSH ở
BLDS 2005 lại không ghi nhận hình thức SHTD về đất đai. Sự bất tương thích này đã
được khắp phục ở BLDS 2015.
- Khi đề cập đến 1 chế độ (hình thức) SH cần xem xét tổng hợp 3 phương diện:
chủ thể SH; hình thức thực hiện QHSH; các quyền của CSH. Khi xác định CSH là “toàn
dân”, nhưng toàn dân lại không phải 1 pháp nhân hay thể nhân từ đó không pháp định
được rõ quyền của CSH toàn dân là như thế nào? Ở đây, quyền của CSH toàn dân lại
được trao cho NN đại diện, xem xét thấy rằng trong điều kiện và trình độ phát triển theo
định hướng XHCN như hiện nay của nước ta, xác định CĐSHTD về ĐĐ thực chất phản
ánh chủ yếu trên phương diện chính trị - xã hội. Còn xét về phương diện pháp lí, phương
diện kinh tế và phương diện thực tiễn, chưa thể nói rằng chúng ta đã xây dựng một chế độ
SHTD đầy đủ và công bằng thực sự, khi các chủ thể khác nhau trong XH có những quyền
tiếp cận đđ khác nhau, các quyền sd khác nhau và các quyền hưởng lợi khác nhau đối với
các loại đất khác nhau.
- Với các quy định hiện hành, QSDĐ được thừa nhận có giá và tham gia giao dịch
trên thị trường. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa chính thức ghi nhận quyền sdđ là tài sản
được nhà nước bảo hộ.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng pháp luật đất đai hiện hành vẫn còn
nhiều thiếu sót trong việc quy định về chế độ SHTD về ĐĐ. Vì thế, PL cần tiếp tục có
những thay đổi, hoàn thiện để nhằm củng cố cho chế độ sở hữu này tiếp tục được duy trì
và ngày càng phát triển, tạo tiền đề để đưa quan hệ đất đai vận động có hiệu quả trong
nền kinh tế thị trường. Cụ thể, NN cần phải lưu ý chủ thể hoá chế độ SHTD thông qua
cấu trúc NN – các chủ thể sử dụng – đất đai bằng các chế định pháp lí. Một chế độ SH
được cho là phù hợp khi gắn liền với chế độ SH đó là cấu trúc các chủ thể và các hình
thức thực hiện có hiệu quả chế độ đó trên thực tế.

Câu 2: Anh/chị hãy chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và công khai hóa
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất? Pháp luật đất đai hiện hành có nhiều quy định
thể hiện những yêu cầu cụ thể về công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, tuy nhiên trên thực tế thực hiện chưa nghiêm túc và chưa hiệu quả vấn
đề này. Bằng kiến thức đã học và quan sát thực tiễn, anh chị hãy làm sáng tỏ vấn đề
này.
- Minh bạch và công khai là gì? Là mọi thứ phải sáng rõ, rõ ràng và mọi người đều phải
biết.
   - Minh bạch, công khai trong quy hoạch sử dụng đất để:
   + Đảm bảo người dân được biết về quy hoạch, kế hoạch đó;
   + Để người dân chủ động hơn trong quá trình sử dụng đất;
  + Để người sử dụng đất kiểm tra hoạt động của  Nhà nước trong hoạt động giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đât, cấp giấy chứng nhận có tuân
thủ đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không?
  + Để Nhà nước kiểm soát lại việc sử dụng đất của người sử dụng đất có tuân thủ quy
hoạch kế hoach không.
   + Cao hơn, để phòng và chống tham nhũng, lạm  quyền và sự tùy tiện trong lĩnh vực
phân bổ và điều chỉnh đất đai của Nhà nước.

- Pháp luật thể hiện vấn đề này như sau:


+ Nguyên tắc lập QH, KH: dân chủ và công khai (khoản 6 Điều 35)
+ Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 43), có hai hình thức lấy ý
kiến: trực tiếp và gián tiếp.
+ Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 48)
+ Với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của những dự án, công trình sau 03 năm không
được thực hiện thì phải được điều chỉnh và huỷ bỏ, rồi thông báo cho người sử dụng đất
biết. Nếu không điều chỉnh hoặc huỷ bỏ; hoặc đã thực hiện nhưng không công bố thì
người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền như khoản 2 Điều 49 (theo khoản 3 Điều
49)
- Đảm bảo sự giám sát của toàn xã hội đối với quá trình quản lý đất đai trong việc quyết
định, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đối với tài nguyên quốc gia.
=> Giảm thiểu tình trạng tiêu cực, tham nhũng, tránh tình trạng chuyển hoá giá trị đất đai
thành mục đích cá nhân (việc biết trước thông tin) thông qua những hành vi đón đầu quy
hoạch trước khi nó được công khai.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đất => quyết định mục đích sử dụng đất
- Đảm bảo tính khả thi
- Người dân chủ động trong khai thác, sử dụng đất.
- Thực tiễn thực hiện vấn đề này như sau:
 Người dân khó khăn trong việc tiếp cận được với thông tin về QH, KH
 Sai phạm trong QH, KH vẫn xảy ra thường xuyên, tình trạng QH treo vẫn phổ
biến,.....

Đề số 5
Câu 1: Tại sao khoản 2 Điều 56 Luật Đất đai 2013 lại quy định: Lực lượng vũ trang
nhân dân sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết
hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thì chỉ được thuê đất trả tiền hàng năm mà
không được thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê? Phân tích mục
đích, ý nghĩa của quy định này.
* Lí do cho phép LLVT sử dụng đất nông nghiệp… kết hợp nhiệm vụ QP, AN:
- Mục đích sử dụng chính loại đất này là nhằm mục đích làm nhiệm vụ quốc phòng – an
ninh nhưng không phải lúc nào cũng sử dụng để làm QP, AN nên việc cho phép sử dụng
đất làm nhiệm vụ quốc phòng – an ninh kết hợp làm kinh tế là một biện pháp linh hoạt
vừa đảm bảo cho nhà nước kiểm soát quỹ đất lại cũng vừa tạo thêm nguồn thu vào ngân
sách nhà nước, tránh lãng phí quỹ đất sd làm nhiệm vụ QP, AN.
- Khi lực lượng vũ trang sử dụng đất quốc phòng kết hợp kinh tế có thu tiền thuê đất tạo
ra sự bình đẳng về mặt lợi ích đối với các doanh nghiệp sử dụng đất vào mục đích sản
xuất, kinh doanh, sinh ra lợi nhuận.
* Lí do quy định LLVT sử dụng đất nông nghiệp… kết hợp nhiệm vụ QP, AN chỉ được
thuê đất trả tiền hàng năm mà không được trả tiền 1 lần cho toàn bộ tg thuê:
- Nếu chỉ sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh thì đây sẽ là loại đất không thu tiền
dưới hình thức giao đất không thu tiền, tuy nhiên trong thời bình quỹ đất sử dụng cho
mục đích quốc phòng an ninh được tận dụng cho mục đích làm kinh tế thì hình thức hữu
hiệu, triệt để nhất là cho thuê đất trả tiền hằng năm.
- Mục đích chính là mục đích quốc phòng an ninh nên khi kết hợp làm kinh tế thì mục
đích quốc phòng an ninh vẫn phải được đảm bảo và đặc biệt ưu tiên hàng đầu.
+ Khác với những chủ thể sử dụng đất vào mục đích kinh doanh có thể được lựa chọn
hình thức thuê đất trả tiền một lần bởi vì đối với hình thức này thì người sử dụng đất sẽ
được định đoạt quyền sử dụng đất, giao dịch trên thị trường  => nếu lựa chọn HT trả tiền
này thì không bảo đảm quỹ đất cho mục đích quốc phòng an ninh, gây khó khăn cho việc
thu hồi, gây thiệt hại tốn kém.
+ Khi cần sử dụng vào mục đích này thì việc thu hồi đất diễn ra thuận lợi và nhanh chóng
hơn, đỡ tốn kém, bồi thường ít

Câu 2: Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở "Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của
UBND cấp huyện đã được phê duyệt" có ý nghĩa gì?

- Quy định tại khoản 1 Điều 52 LĐĐ năm 2013, thay thế cho quy định tại LĐĐ năm
2003: Khi giao đất, cho thuê đất, các cơ quan NN có thẩm quyền sẽ lựa chọn căn cứ là
quy hoạch sử dụng đất (gồm: quy hoạch tổng thể & quy hoạch chi tiết). Sự cho phép lựa
chọn căn cứ quá rộng của Luật cũ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tuỳ tiện
của một bộ phận có thẩm quyền khi giao đất, cho thuê đất. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng
đất hàng năm của UBND cấp huyện đã được phê duyệt thì căn cứ giao đất cho thuê đất
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được chính xác, có tính quy củ, trật tự thống nhất,
đảm bảo chức năng, quyền lực của nhà nước trong hoạt động quản lý đất đai đồng thời
kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tình trạng tuỳ tiện.
- Quy định này nhằm nâng cao tính hiệu quả và khả thi trong việc sử dụng đất, đáp ứng
kịp thời nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện được lập hằng năm để bám sát vào thực trạng
nhằm cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, tiết
kiệm, và tránh được tình trạng quy hoạch chồng chéo, không đồng nhất. Với kế hoạch sử
dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện đã được phê duyệt sẽ khắc phục được tình
trạng quy hoạch treo, dự án treo. Theo đó, việc giao đất cho thuê đất sẽ sát với nhu cầu sử
dụng đất cũng như diễn biến, hiện trạng và tình hình sử dụng đất của địa phương và chặt
chẽ hơn.
Đề số 6
Câu 1: Hãy chỉ rõ những quy định nào của Luật Đất đai 2013 nhằm đảm bảo tính
khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giải quyết tình trạng quy hoạch
treo, dự án treo hiện nay? Phân tích cụ thể các quy định đó?
* Khái niệm (xem câu 1 đề 3):
- Quy hoạch, kế hoạch là gì?
- Quy hoạch treo là gì?
* Các quy định nhằm đảm bảo tính khả thi của QH, KH và giải quyết tình trạng QH
treo, dự án treo:
(1) Các nguyên tắc lập QH, KH (Điều 35), đặc biệt nguyên tắc ở khoản 1, 2, 8: Đảm bảo
cho việc lập QH, KH đảm bảo tính thống nhất, tránh mâu thuẫn giữa các cấp quy hoạch,
các loại quy hoạch với nhau. Từ đó làm tăng tính khả thi và hiệu quả thi hành của QH,
KH.
(2) Các căn cứ lập QH, KH (khoản 1, 3 các Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41): Trên
cơ sở hệ thống quy hoạch được quy định tại Điều 36, LĐĐ 2013 xác định các căn cứ lập
QH, KH theo từng cấp độ nhất định, tức là có sự phân biệt căn cứ lập QH cấp quốc gia,
cấp tỉnh, cấp huyện, quốc phòng và an ninh.
Từ căn cứ lập QH nêu trên, các căn cứ KH sdđ cũng được chi tiết hoá và cụ thể hoá, góp
phần hiện thực hoá mục tiêu QH trong từng giai đoạn phát triển. Các căn cứ này cũng
xuất phát từ QH mang tính tổng thể đã được cơ quan NN có thẩm quyền phê duyệt, nhu
cầu sdđ của người sd cũng như khả năng thu hút đầu tư vào các dự án của NN trong việc
thực thi QH, KH sdđ.
Việc quy định những căn cứ lập QH, KH như vậy giúp nâng cao chất lượng của QH, KH,
từ đó nâng cao tính khả thi của QH, KH.
(3) Nội dung của QH, KH (khoản 2, 4 các Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41): Căn cứ
vào hệ thống QH, KH từng cấp, nội dung của QH, KH sdđ được xác định một cách cụ
thể.
- ND của QH bao quát các biện pháp để xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất
trong từng kì QH, xác định diện tích các loại đất phân bổ cho các nhu cầu khác nhau về
QP, AN, nhu cầu phát triển KT, nhu cầu sử dụng đất phục vụ đầu tư trong nước và nước
ngoài.
- Từ những ND của QH, việc chi tiết hoá bằng các ND cụ thể trong KH sdđ thông qua
phân tích, đánh giá các kết quả đạt được trong kì KH sdđ, các nhu cầu cụ thể về phân bổ
đất đai cho từng KH giao đất, cho thuê đất, chuyển mđ sdđ và thu hồi đất phục vụ cho các
mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng hạ tầng XH.
=> Từ việc xđ các mục tiêu nêu trên có thể đưa ra các giải phát nhằm hiện thực hoá QH,
đưa QH vào cuộc sống tránh tình trạng không xem xét đầy đủ mọi yếu tố KT, XH,
BVMT, làm cho nhiều QH, KH không mang tính khả thi gây cản trở đời sống và sự phát
triển.
(4) Kì QH, KH (Điều 37): LĐĐ 2013 quy định về kì QH, KH sdđ và thời gian QH khác
nhau giữa các cấp QH là cần thiết, nhờ đó phát huy được vai trò của QH, bảo đảm tính
khả thi của pháp luật QH sdđ. Quy định trên có ý nghĩa định kỳ QH, phân bổ và điều
chỉnh lại cho phù hợp và sát với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu thực tế.
Điểm nhấn quan trọng của Luật 2013 là quy định KH sdđ cấp huyện được lập hàng năm,
làm cơ sở cho hoạt động giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi
đất diễn ra hàng năm trên địa bàn của cấp huyện. Đây là quy định tiến bộ nhằm đảm bảo
việc phân bổ hài hoà, hợp lí kế hoạch sử dụng đất 05 năm của cấp tỉnh, tránh tư duy
nhiệm kỳ dẫn đến kế hoạch sử dụng đất thường tập trung ở đầu kỳ kế hoạch như trước
đây và tình trạng bỏ hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên đất.
(5) Công bố công khai QH, KH (Điều 48): Sau khi được các cqnn có thẩm quyền quyết
định, phê duyệt thì QH, KH phải được công bố công khai đến người dân tại trụ sở UBND
cấp cơ sở, tại cơ quan quản lí đất đai và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để
người dân có thể tiếp cận đầy đủ thông tin về QH để biết và thực hiện.
=> Quy định trên thể hiện sự minh bạch trong công tác QH, đồng thời giúp cho việc đưa
QH, KH vào thực hiện trong đời sống được dễ dàng, thuận tiện hơn.
(6) Lấy ý kiến của người dân về QH, KH (Điều 43): Nội dung điều luật xem trong LĐĐ
để phân tích (hình thức, nội dung, thời gian, cơ quan có thẩm quyền lấy ý kiến,...). Tham
vấn cộng đồng có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả QH, KH, nhất là trong
việc đảm bảo tính khả thi của QH, KH, giảm quy hoạch treo trên thực tế. Vì tiến hành lấy
ý kiến của người dân đã thể hiện được cqnn có coi trọng và lắng nghe ý kiến của nhân
dân, có thiện chí tìm hiểu, cân đối giữa lợi ích của NN và lợi ích của nhân dân, giúp cho
việc QH, KH được lập ra nhận được sự đồng thuận cao của người dân, giúp việc triển
khai thực hiện trên thực tế bớt gặp phải trở ngại từ sự phản đối của người dân.
(7) Thực hiện QH, KH (Điều 49): Để không lặp lại những khiếm khuyết đã qua trong
việc thực hiện quy hoạch, Luật đất đai 2013 đã thể hiện sự chỉ đạo sát sao của các cơ
quan công quyền trong việc thực thu quy hoạch, cụ thể:
- Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của những dự án, công trình mà sau nhiều
năm không được thực hiện hoặc không thực hiện được thì các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về xét duyệt quy hoạch, kế hoạch phải có quan điểm, ý kiến rõ ràng về tương lai
của những quy hoạch, kế hoạch đó, tránh tình trạng “quy hoạch treo”. Cụ thể, trích dẫn
khoản 4 Điều 49.
- Đồng thời, để khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất tại thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy
hoạch sử dụng đất kỳ mới chưa được phê duyệt, cụ thể Khoản 4 Điều 49 quy định: “Khi
kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện
hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt”. Nội dung đổi mới này nhằm tạo
điều kiện cho việc thực hiện các dự án đầu tư không bị đình trệ, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.

Câu 2: Hãy chỉ rõ các phương thức tiếp cận đất đai của các chủ thể đầu tư trong
nước và các chủ thể đầu tư nước ngoài khi sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu
tư theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành? Hãy đánh giá các quy định này
dưới khía cạnh triển khai trên thực tế?
 Các chủ thể đầu tư trong nước và các chủ thể đầu tư nước ngoài thì có thể tiếp cận
đất đai khi sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo hai
phương thức:
- Tiếp cận từ phía nhà nước
+ Về tiếp cận đất đai từ phía nhà nước, có thể được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc kinh
doanh nhà ở để bán kết hợp cho thuê; thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa
địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với kết cấu hạ tầng.
+ Đối với những dự án đầu tư khác, chủ thể đầu tư chỉ được nhà nước cho thuê đất và có
quyền lựa chọn giữa hai hình thức trả tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một
lần cho cả thời gian (trừ trường hợp lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất thực hiện
dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh)
- Tiếp cận đất đai thông qua thị trường
Chủ thể đầu tư có thể thực hiện các giao dịch dân sự thông qua việc thuê, thuê lại, nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản
xuất kinh doanh. (chủ thể đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của hộ gia đình, cá nhân)

 Đánh giá các quy định này dưới khía cạnh triển khai trên thực tế
- Ưu điểm:
+ Thu hút nguồn vốn lớn của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản, góp
phần thúc đẩy thị trường này phát triển mạnh mẽ.
+ Tạo cơ hội cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các chủ thể đầu tư trong lĩnh
vực này nhằm tạo ra phong phú, đa dạng thị trường bất động sản, đáp ứng nhu cầu mua
nhà ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Hạn chế:
 Các quy định này có khá nhiều lỗ hổng tạo cơ chế xin cho.
* Giá đất khi giao các mảnh đất cho chủ đầu tư là nhà ở, khi di dời các nhà máy,
biển báo, kho tàng rất thấp theo giá UBND tỉnh ban hành.
* Đất giao không qua đấu giá, không công khai minh bạch. Chủ đầu tư chạy xin
cho để được có dự án hưởng lợi cực lớn.
=> Tạo điều kiện cho tham ô tham nhũng trong lĩnh vực đất đai.
+ Một số quy định không thống nhất với các quy định của luật khác, gây khó khăn
trong việc áp dụng các quy định pháp luật này trên thực tế:
* Luật đầu tư (điểm g khoản 1 Điều 48) quy định dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt
động trong trường hợp sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc
trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật
này.
* Tuy nhiên, điểm i, Điều 64 quy định…. (xem luật). Như vậy, khi dự án bị thu hồi
Giấy chứng nhận đầu tư nhưng lại chưa bị thu hồi đất gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan
thực thi…

Câu 1: Hãy chỉ ra sự khác nhau cơ bản về quyền của tổ chức trong nước được Nhà
nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê và quyền của
tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm?
- Quyền của tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ
thời gian thuê quy định tại Điều 174 LĐĐ 2013
- Quyền của tổ chức trong nước được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm
quy định tại Điều 175 LĐĐ 2013.

Trả tiền một lần Trả tiền hàng năm


- Được thực hiện các giao dịch về quyền sử - Chỉ được thực hiện những giao dịch
dụng đất: chuyển nhượng, cho thuê, tặng liên quan đến tài sản có trên đất.
cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng - Không được thực hiện các giao dịch
đất. về quyền sử dụng đất, hay nói cách
khác họ chỉ được định đoạt tài sản có
trên đất.

Câu 2: Tại sao Luật Đất đai 2013 lại quy định: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trước khi phê duyệt phải được đưa ra tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Phân tích ý nghĩa của những quy định này.
* Quy định tại Điều 43 LĐĐ 2013.
- Việc bổ sung nội dung này trong Luật Đất đai 2013 đã khắc phục những hạn chế trước
đây trong Luật Đất đai năm 2003 khi giao hoàn toàn trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch
cho các cơ quan nhà nước và không thể hiện được vai trò của nhân dân, nhân dân không
được biết rõ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dẫn đến việc thực hiện quy hoạch trên
thực tế gặp phải nhiều trở ngại.
- Quy định này đã giúp công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phát huy quyền làm
chủ của nhân dân với tư cách CSH đất đai, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo
sự đồng thuận, thể hiện nguyện vọng, đồng thời cũng nâng cao nhận thức của nhân dân
và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện chức năng nhiệm
vụ quản lý đất đai.
- Việc tạo cơ hội cho người dân có thể tiếp cận đầy đủ thông tin về quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất thể hiện sự công khai, minh bạch, dân chủ trong quá trình xây dựng, lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Đề số 8
Câu 1: Chỉ rõ sự khác biệt giữa hình thức giao đất có thu tiền với hình thức cho
thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành?

Tiêu chí Giao đất có thu tiền Cho thuê đất


Căn cứ Chỉ được áp dụng với những Được áp dụng với tất cả các
trường hợp quy định cụ thể trường hợp quy định cụ thể tại
tại điều 55 Luật đất đai 2013 điều 56 Luật đất đai 2013

Phương Trả tiền một lần Có thể lựa chọn cả hình thức trả
thức thanh tiền hằng năm và trả tiền một
toán lần cho toàn bộ thời gian thuê.

Hình thức Được thực hiện thông qua Được thực hiện thông qua hợp
một quyết định hành chính đồng thuê đất giữa cơ quan nhà
của cơ quan nhà nước có nước có thẩm quyền với chủ thể
thẩm quyền ( UBND cấp thuê đất
huyện, cấp tỉnh).

Về việc Chủ thể được giao đất nộp Có thể lựa chọn giữa trả tiền
thực hiện tiền sử dụng đất cho nhà hằng năm hoặc trả tiền một lần
các nghĩa nước căn cứ theo nghị định cho toàn bộ thời gian thuê căn
vụ tài chính 45/2014 và nghị định cứ nghị định 46/2014 ; không
101/2017 với, nộp một lần phải nộp thuế sdđ
trước khi được nhà nước
giao đất; nộp thuế sử dụng
đất hằng năm
Về quyền Chủ thể được giao đất có thu Chủ thể được nhà nước cho
và nghĩa vụ tiền có quyền định đoạt thuê đất trả tiền hằng năm chỉ
của chủ thể quyền sử dụng đất thông qua có quyền định đoạt tài sản thuộc
sử dụng đất các giao dịch trên thị trường sở hữu của họ trên đất thuê mà
không được quyền định đoạt
quyền sử dụng đất thuê.  ( căn
cứ mức độ tài chính chủ thể
đóng góp với nhà nước)

Câu 2: Bằng kiến thức đã học, Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ nhận định sau đây: "Pháp
luật đất đai hiện hành quan tâm, chú trọng tới việc mở rộng các quyền cho các nhà
đầu tư trong nước và nước ngoài trong quá trình sử dụng đất trên cơ sở của sự bình
đẳng. Tuy nhiên, việc thực thi các quyền đó trên thực tế của người sử dụng đất còn
gặp rất nhiều rào cản, vướng mắc"
- Mở rộng các quyền được thể  hiện một số vấn đề sau:
+ Quyền được tiếp cận đất đai từ Nhà nước trong hoạt động đầu tư một cách bình
đẳng với nhà đầu tư trong nước.
+ Quyền được minh bạch, công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
khi đầu tư;
+ Quyền được cung cấp các dịch vụ công thuận lợi, minh bạch và công khai khi đầu

+ Được hưởng các quyền và nghĩa vụ như nhau giữa nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài khi có hình thức sử dụng đất giống nhau.
+ Đều có chính sách ưu đãi đầu tư như nhau khi thực hiện các dự án đầu tư thuộc
lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
- Một số vướng mắc trên thực tế:
+Tiếp cận thông tin khó khăn
+ Thủ tục hành chính thường kéo dài.

* Bình đẳng
- Bình đẳng trong trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất
- Bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ tài chính
- Bình đẳng trong việc hưởng quyền, gánh chịu trách nhiệm pháp lý
* Bất bình đẳng
- Hạn chế việc tiếp cận đất đai trên thị trường: nhận chuyển nhượng, cho thuê lại,
góp vốn đầu tư bằng quyền sử dụng đất.
- Hạn chế mua trong sở hữu nhà

Đề số 9
Câu 1: Bằng kiến thức đã học và tích lũy, Anh (Chị) hãy chỉ rõ vai trò của quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai? Tại sao
Luật Đất đai 2013 lại quy định căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất và thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở
"Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện đã được phê duyệt"? Chỉ
rõ quy định như vậy giải quyết được tồn tại, vướng mắc gì trong thực tiễn thời gian
qua?

* Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa to lớn công tác QLNN về ĐĐ:
- QH, KH sử dụng đất là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và
xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiêụ quả cao, hạn chế sự chồng chéo
trong quan lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng đất đai tuỳ tiện,
hiện tượng tiêu cực, tranh chấp lẫn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.
- QH, KH sử dụng đất tạo điều kiện cho Nhà nước theo dõi, giám sát được quá trình sử
dụng đất. Nói cách khác, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là mô ̣t trong những công cụ,
phương tiện để Nhà nước quản lý đất đai được thống nhất.
- Thông qua QH, KH sử dụng đất, Nhà nước thể quyền định đoạt với đất đai – vai trò của
đại diện chủ sở hữu đất đai.
- Quy định tại khoản 1 Điều 52 LĐĐ năm 2013, thay thế cho quy định tại LĐĐ năm
2003: Khi giao đất, cho thuê đất, các cơ quan NN có thẩm quyền sẽ lựa chọn căn cứ là
quy hoạch sử dụng đất (gồm: quy hoạch tổng thể & quy hoạch chi tiết). Sự cho phép lựa
chọn căn cứ quá rộng của Luật cũ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tuỳ tiện
của một bộ phận có thẩm quyền khi giao đất, cho thuê đất. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng
đất hàng năm của UBND cấp huyện đã được phê duyệt thì căn cứ giao đất cho thuê đất
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được chính xác, có tính quy củ, trật tự thống nhất,
đảm bảo chức năng, quyền lực của nhà nước trong hoạt động quản lý đất đai đồng thời
kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tình trạng tuỳ tiện.
- Quy định này nhằm nâng cao tính hiệu quả và khả thi trong việc sử dụng đất, đáp ứng
kịp thời nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện được lập hằng năm để bám sát vào thực trạng
nhằm cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, tiết
kiệm, và tránh được tình trạng quy hoạch chồng chéo, không đồng nhất. Với kế hoạch sử
dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện đã được phê duyệt sẽ khắc phục được tình
trạng quy hoạch treo, dự án treo. Theo đó, việc giao đất cho thuê đất sẽ sát với nhu cầu sử
dụng đất cũng như diễn biến, hiện trạng và tình hình sử dụng đất của địa phương và chặt
chẽ hơn.

Câu 2: Tại sao pháp luật đất đai hiện hành lại quy định cơ chế hòa giải tranh chấp
đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn khi có tranh chấp đất đai xảy ra là yêu cầu
bắt buộc phải thực hiện?
- Tôn trọng quyền tự quyết của các bên tranh chấp – nguyên tắc tự nguyện, tự thoả thuận,
tạo cơ hội để các bên thương lượng giải quyết
- Giữ gìn được tình cảm gia đình , bạn bè, làng xóm, tăng tính đoàn kết trong nhân dân,
ổn định trật tự xã hội
- Giảm thiểu được sự phiền hà, tốn kém về vật chất, thời gian cho các bên tranh chấp.
- Giảm tải áp lực giải quyết tranh chấp cho các cơ quan tư pháp, hệ thống toà án.
- Khẳng định vai trò quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương của UBND các cấp.

Đề số 10
Câu 1: Phân tích các nguyên tắc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai
hiện hành? Đánh giá việc thực thi của người sử dụng đất đối với các nguyên tắc đó
trên thực tế?

Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất:

“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng
của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất
theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.“

Sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm.


– Nước ta còn rất lãng phí trong việc khai thác và sử dụng tiềm năng đất đai. Vì vậy, với
quá trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước
một bước tạo c1ơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lý và tiết kiệm.

– Cần hiểu việc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm trên tinh thần tận dụng mọi diện tích
sẵn có dùng đúng vào mục đích quy định theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được
phê duyệt

Câu 2: Hãy chỉ rõ các hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng đất khi thực
hiện các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất? Cho ví dụ đối với từng hành vi vi
phạm. Trên thực tế còn có hành vi vi phạm nào mà chưa được điều chỉnh trong
pháp luật đất đai hiện hành mà học viên biết?
 Nghị định 102/2014
- Tự ý chuyển quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 188 của
Luật Đất đai ( Điều 13 Nghị định 102/2014)
- Tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện quy định ( Điều
14)
- Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án
đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở (Điều 15)
- Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà không đủ điều kiện ( Điều 16)
- Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê mà không đủ
điều kiện ( Điều 17)
- Tự ý chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện
của hộ gia đình, cá nhân (Điều 20)
- Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mà không đủ điều kiện đối
với đất có điều kiện (Điều 21)
- Tự ý chuyển quyền và nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo (Điều 22)
- Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực
hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà không đủ điều kiện (Điều 23)
- Tự ý nhận chuyển quyền vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
của hộ gia đình, cá nhân ( Điều 24)
- Tự ý nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định tại Điều 169 của Luật Đất đai ( Điều
25)
- Chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử
dụng đất ở. (Điều 26)
* Trên thực tế còn có hành vi vi phạm mà chưa được điều chỉnh trong pháp luật đất
đai hiện hành
-  Tự ý cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định
tại Điều 188 của Luật Đất đai (luật hiện hành: chỉ quy định tự ý chuyển quyền…. không
theo quy định tại Đ188)
- Tự ý chuyển quyền, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp đối với đất không được chuyển
quyền, cho thuê, thế chấp theo quy định của Luật Đất đai:
 Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất
 Đất được Nhà nước công nhận theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất
(trừ trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân)
 Đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm
 Đất được Nhà nước giao có thu tiền hoặc cho thuê trả tiền một lần mà chưa hoàn
thành nghĩa vụ tài chính hoặc tiền đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Tổ chức được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để đầu tư xây dựng hạ
tầng KCN, KCX, để cho thuê lại đất, nhưng đã cho thuê lại đất theo hình thức trả tiền
thuê đất một lần.

Đề số 11
Câu 1: Tại sao pháp luật đất đai hiện hành lại quy định cơ chế hòa giải tranh chấp
đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn khi có tranh chấp đất đai xảy ra là yêu cầu
bắt buộc phải thực hiện?
- Đây là 1 quan hệ tư, tranh chấp giữa những người sử dụng đất vs nhau, do đó hòa giải là
1 thủ tục bắt buộc, và cần đc đưa lên hàng đầu trong mọi quan hệ pháp luật dân sự.
- Hòa giải là cần thiết và luôn được khuyến khích (bản chất của Hòa giải). HG tại UBND
xã phường thị trấn thì sẽ dễ dàng để cơ quan có thẩm quyền nắm được thông tin, tình
trạng đất đang tranh chấp, kiểm tra, xác minh thông tin 2 bên cung cấp.
- Giảm khối lượng vụ việc cần giải quyết tại tòa. Phát huy năng lực quản lý của
CQQLNN

Câu 2: Minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò như
thế nào trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai?
Anh Chị có nhận định, đánh giá gì về việc tổ chức thực hiện vấn đề này trên thực tế
thời gian qua?
* Vai trò:
- Đảm bảo cho quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được diễn ra trong
đúng khuôn khổ pháp luật => Theo đúng ý chí của NN
-Là một trong những giải pháp quan trọng phòng chống tham nhũng => Giảm trường hợp
cá nhân, cqnn có thẩm quyền vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà xây dựng QHSDĐ
không phù hợp, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
- Giảm tranh chấp, khiếu kiện kéo dài của người dân => tiết kiệm thời gian, nguồn lực
của NN khi phải giải quyết tranh chấp.
-Tạo điều kiện để người dân bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình tới các cơ quan
NN có thẩm quyền, từ đó tạo tâm lý thoải mái, lòng tin của người dân vào các quyết định
của cqnn => người dân nghiêm túc thực hiện, công tác quản lý của NN sẽ trở nên dễ dàng
hơn.
-Tạo điều kiện để người dân thực hiện giám sát hoạt động quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của NN => hoạt động quản lý của NN đúng tinh thần đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
* Nhận định, đánh giá về thực tế thực hiện
-Thời gian qua, việc công khai, minh bạch thông tin về quy hoạch, đất đai đã được triển
khai rộng rãi ở các quận, huyện, thị xã, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
+ Ví dụ điển hình : Chủ tịch UBND Thành phố HCM yêu cầu công khai rộng rãi quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm và các dự án cụ thể để nhân dân giám sát việc
thực hiện. Công khai minh bạch các dự án có sử dụng đất trong giai đoạn 2016 – 2020
cũng như phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các dự án có bồi thường đất tại
trụ sở UBND cáp phường xã, điểm sinh hoạt cộng đồng.
+Đối với doanh nghiệp, việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ giám sát chặt
chẽ việc thực hiện dự án, đảm bảo quyền lợi người sử dụng đất cũng như giúp cơ quan
quản lý theo theo dõi, ngăn chặn các sai phạm như chuyển quyền sử dụng đất trái phép,
sử dụng đất không đúng mục đích.
-Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp các công trình xây dựng, dự án
đầu tư “đột ngột” xuất hiện, người dân khiếu kiện những khuất tất trong quá trình thực
hiện do chưa công khai quy hoạch.
+Câu chuyện về con đường "dát vàng" ở phường Bồ Đề (quận Long Biên); dự án đường
Trường Chinh cách đây vài năm đã rút ra nhiều bài học. Hay việc chậm trễ trong giải
phóng mặt bằng dự án đường vành đai 2.5, nối từ Đầm Hồng (phường Khương Đình,
Thanh Xuân) đến đường Giải Phóng (phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai) ở Thành phố Hà
Nội
=> Qua các cuộc kiểm tra, thanh tra cho thấy, đối tượng tham nhũng đất đai là những cán
bộ, công chức có thẩm quyền quyết định hoặc trực tiếp làm các thủ tục về phê duyệt quy
hoạch xây dựng, giao đất, cho thuê đất; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, giải phóng mặt bằng,..
=> Thủ đoạn tham nhũng về đất đai muôn hình vạn trạng nhưng chủ yếu dưới hai hình
thức:
+Thứ nhất, lợi dụng chức vụ quyền hạn để "ban phát" về đất đai một cách ưu ái như giao
đất, cho thuê đất với diện tích lớn, vị trí thuận lợi, giá đất thấp, giải quyết thủ tục nhanh
chóng một cách bất thường và trục lợi thông qua việc "ban phát" ưu ái đó, nhất là đối với
đất các dự án đầu tư.
+Thứ hai, cửa quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn để vòi vĩnh khi thực hiện các thủ tục
hành chính trong quản lý đất đai.

Đề số 12
Câu 1: Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang
diễn ra nhanh chóng hiện nay thì tất yếu dẫn đến một diện tích lớn đất nông nghiệp
sẽ được Nhà nước quy hoạch chuyển sang mục đích phi nông nghiệp để phục vụ cho
các mục đích nêu trên. Tuy nhiên, để diện tích đất nông nghiệp không bị giảm sút
nghiêm trọng, đảm bảo tư liệu sản xuất cho người nông dân, tạo nguồn sống, việc
làm ở các vùng nông thôn, pháp luật đất đai hiện hành quan tâm, chú trọng tới việc
bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất nông nghiệp.
Bằng kiến thức đã học và quan sát thực tiễn, Anh (Chị) hãy bình luận nhận
định nêu và cho biết rõ quan điểm của mình?
- Tốc độ đô thị hóa, CNH diễn ra nhanh chóng: là 1 thực trạng đúng.
- Đô thị hóa, CNH dẫn đến đất nông nghiệp bị chuyển mục đích phi nông nghiệp: đây là
1 thực trạng đang xảy ra, nhưng đó 1 phần là do CNH, ĐTH ko bền vững. Không chú
trọng bảo vệ môi trường gây giảm sút chất lượng đất; sử dụng đất lãng phí, thiếu tiết
kiệm gây ảnh hưởng tới quỹ đất nông nghiệp
- Tại sao quỹ đất nông nghiệp giảm thì năng suất nông nghiệp giảm, khiến người dân
thiếu tư liệu sản xuất, việc làm, nguồn sống? Đây có phải là hệ quả thật sự của việc
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp? Hay đây là do nông nghiệp lạc hậu, sử dụng
đất canh tác chưa tiết kiệm?
- Giảm quỹ đất nông nghiệp là giảm đi tư liệu sản xuất của người nông dân. Nhưng các
nhà máy, CNH, ĐTH liệu có khả năng mở ra nhiều công việc hơn cho người dân hay
không?
-Tư liệu sx giảm: đúng. Vì đất đã đổ bê tông, xây nhà máy thì khó có thể chuyển ngược
lại thành đất nông nghiệp. Nếu có thể cũng cần thời gian cải tạo, bồi bổ đất mất nhiều
công sức và tốn kém.
- Vẫn cần quan tâm, chú trọng tới việc bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất nông nghiệp: Xuất
phát từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Hạn chế việc
chuyển mục đích sự dụng đất NN thành phi NN. Khuyến khích bồi bổ, cải tạo đất. Tạo
nhiều ưu đãi cho sản phẩm nông nghiệp để khuyến khích đầu tư, phát triển nông nghiệp.
Giải pháp toàn diện: Thúc đẩy áp dụng máy móc, thiết bị nâng cao năng suất sản xuất,
xây dựng nông thôn mới, xanh, sạch, năng suất cao. Đảm bảo an ninh lương thực.

Câu 2: Tại sao Luật Đất đai 2013 lại quy định căn cứ để Nhà nước thu hồi đất sử
dụng cho mục đích phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải trên
cơ sở "Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện đã được phê duyệt"?
1. Căn cứ pháp lý:
Khoản 11 Điều 3 : “ Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử
dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử
dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”
2. Tại sao căn cứ để NN thu hồi đất sử dụng cho… phải dựa trên “Kế hoạch sử dụng đất
hàng năm của UBND cấp huyện đã được phê duyệt”
*-Trong trường hợp này, việc thu hồi đất đang có NSD không phải là lỗi của NSDĐ mà
là để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
=>NSD sẽ phải gánh chịu những thiệt thòi, bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
(mất nơi ăn chốn ở, mất nghề nghiệp,…)
- Điều này dễ gây ra tâm lý bức xúc, bất bình, thậm chí là phản đối và không tin tưởng
vào hoạt động quản lý của NN của người dân.
=> Để bình ổn xã hội/ đảm bảo quyền lợi cho NSDĐ/giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa
người được giao đất sau thu hồi, NN cần :
 Hết sức cẩn trọng khi thu hồi đất
 Chỉ thu hồi trong trường hợp thật sự cần thiết
 Tuân theo cơ chế kiểm soát chặt chẽ về quy trình, thủ tục theo luật định.
*Mặt khác
- Kế hoạch sử dụng đất : là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực
hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.(Khoản 3 Điều 3).
=> Một trong những ý nghĩa của KHSDĐ là đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lí,
tiết kiệm.
- Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hằng năm : (Khoản 3 Điều 40)
a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp;
d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

- Không chỉ vậy, Điều 43 Luật Đất đai 2013 quy định về lấy ý kiến toàn dân như sau:
“Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều 42 của Luật này có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.” Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất là 30 ngày
kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.
=> UBND c.Huyện là cấp địa phương nhỏ nhất thực hiện việc lập KHSDĐ nên sẽ bám
sát nhất với định hướng phát triển của cả huyện đến từng đơn vị cấp xã, đồng thời phù
hợp, đồng bộ với KHSDĐ cấp tỉnh, vừa xác định kế hoạch sử dụng đất đến từng đơn vị
hành chính cấp xã, gần nhất với nhu cầu về đất của người dân.
=> KHSDĐ hàng năm của UBND c.Huyện là điểm mới của Luật 2013 thay vì 05 năm
như trước đây. Việc đổi mới này nhằm nâng cao và đảm bảo tính khả thi của KHSDĐ. Vì
vậy, khi NN thu hồi đất vì mục đích….sẽ hạn chế được tối đa sự phản đối từ phía người
dân và đảm bảo NN không lạm quyền, thu hồi đất bừa bãi ảnh hưởng đến kế hoạch phát
triển đất đai lâu dài.

Đề số 13
Câu 1: Thế nào là đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
công cộng? Hãy chỉ rõ điều kiện tiên quyết nào để Nhà nước được quyền thu hồi đất
của người đang sử dụng đất để sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, công cộng.
Đất sd cho mục đích QPAN, QGCC là đất được Nhà nước xác định vì mục đích QPAN,
… Điều 44 LĐĐ.
Đk tiên quyết: nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đc cấp có thẩm quyền phê
duyệt. (Điều 63)

Câu 2: Hãy phân tích mục đích và ý nghĩa của việc quy định vấn đề hạn mức đất
trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành? Việc quy định
như vậy có là rào cản đối với người sử dụng đất trong việc tích tụ và tập trung đất
nông nghiệp để phát triển mô hình kinh tế trang trại hay không? Vì sao?
1. Khái niệm Hạn mức giao đất NN (Điều 129) + Hạn mức nhận chuyển QSDD
NN(Điều 130)
2. Ý nghĩa của việc quy định vấn đề hạn mức đất trong nông nghiệp
- Tác động tích cực đến đời sống kinh tế ở nông thôn:
+ VN là nước đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp => để đảm bảo cho người sx nông nghiệp
có đất để sản xuất khi có nhu cầu, thực hiện được chính sách của Đảng và NN (người cày
có ruộng.)
+ Khuyến khích mô hình kinh tế trang trại phát triển, giải quyết việc làm cho người lao
động ở nông thôn
- Cho phép sự tích tụ, tập trung đất đai phù hợp, khuyến khích những người lao động giỏi
có thể làm giàu chính đáng trong phạm vi hạn mức đất mà NN cho phép sử dụng
- Tránh tình trạng tích tụ, tập trung đất đai với mục đích đầu cơ đất, khắc phục tình trạng
ồ ạt chuyển đổi đất nông nghiệp, sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp => phần
nào bảo vệ được chất lượng đất nông nghiệp – tài sản mà thiên nhiên ban tặng.

3. Quy định như vậy có là rào cản?


- Không
- Hạn mức đất giúp ngăn chặn xu hướng tập trung đất với quy mô quá lớn dẫn đến sự
phân hóa giàu nghèo giữa các cá nhân, hộ gia đình.
- Hạn mức đất là định hướng cho việc phát triển kinh tê trang trại với quy mô hợp lí,
không quá rộng lớn, vừa tầm quản lý tổ chức sản xuất.
- Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 129 Luật Đất đai năm 2013: hạn mức giao đất
nông nghiệp không quá 2 ha cho mỗi loại đất. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 130 Luật
Đất đai năm 2013: hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình,
cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với
mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.
- Ngoài ra , NN quy định nguồn đất sử dụng cho kinh tế trang trại rất phong phú:
+ Đất được NN chuyển giao trong hạn mức
+ Đất do NN cho thuê
+ Đất nhận chuyển quyền sử dụng đất,v..v
=> Phần lớn các cá nhân, hộ gia đình có khả năng sản xuất, tiềm lực kinh tế trung bình có
thể phát triển mô hình kinh tế trang trại với nguồn đất được quy định.
-Mặt khác, pháp luật cho phép hộ gia đình, cá nhân có quyền góp đất để hợp tác sản xuất
kinh doanh với nhau => hộ gia đình nào có khả năng sản xuất giỏi vẫn có thể phát triển
tốt mô hình kinh tế trang trại với quy mô diện tích lớn hơn.

Đề số 14
Câu 1: Tại sao phải minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất?
Bằng quy định của pháp luật đất đai hiện hành hãy chứng minh những yêu cầu cụ
thể của minh bạch và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. (Câu 2 đề 4)
Tại sao phải minh bạch, công khai hóa QH,KH SDĐ?

Vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, người dân có quyền theo dõi, giám sát, quản lý đất đai
theo hình thức trực tiếp và gián tiếp. Khoản 6 Điều 35 quy định Nguyên tắc trong xây
dựng QHKHSDĐ là phải công khai, minh bạch.
- Người dân nắm rõ quy hoạch sử dụng đất: nắm được tình trạng đất đai, để phù hợp vs
tình trạng sử dụng. Các trường hợp ví dụ cần phải biết rõ quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất: Muốn mua một mảnh đất để ở thì phải biết được đất đó có thuộc diện quy hoạch đất
ở hay không.
- Khi quyền sử dụng đất đang được thực hiện mà lại có cưỡng chế thi hành của Nhà
nước, NSDĐ cần phải được biết sự cưỡng chế đó có đảm bảo dân chủ ko, đất của họ
thuộc quy hoạch nào. Nếu ko phải vì mục đích QPAN, lợi ích qgia, công cộng thì ko
được phép tự ý cưỡng chế thu hồi, trưng dụng khi NSDĐ ko có lỗi, ko vi phạm pháp luật
đất đai.
+ Yêu cầu: Điều 48 LĐĐ
Điều 39 + 40 + 43

Câu 2: Việc quy định trong Luật Đất đai 2013 về Quyền lựa chọn hình thức thuê đất
trả tiền hàng năm hoặc hình thức thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ quá trình
thuê đất của nhà đầu tư đối với Nhà nước khi thuê đất để thực hiện dự án đầu tư có
ý nghĩa gì? Cho ví dụ thực tế để chứng minh.
(Điều 172)
Việc được lựa chọn hình thức sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất
được tiếp cận đất đai, chủ động hơn trong quá trình sử dụng đất, có thể chọn cho mình
một hình thức sử dụng đất phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng đất và khả năng tài
chính hiện có.
Ví dụ: trả tiền 1 lần : Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây
dựng công trình sự nghiệp;
trả tiền thuê đất hàng năm: người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản.

Đề số 15
Câu 1: Tại sao phải minh bạch, công khai hóa trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái đinh cư? Phân tích mục đích, ý nghĩa của quy định này.
* Khái niệm thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư
-Thu hồi : Khoản 11 Điều 3
-Bồi thường : Khoản 12 Điều 3
-Hỗ trợ tái định cư : Bố trí chỗ ở mới ổn định đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia
đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở
* Minh bạch công khai:

- NN thiết lập 02 cơ chế thu hồi đất (trường hợp NSDĐ k có vi phạm, vẫn còn thời hạn
SDĐ, k tự nguyện trả lại đất): thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và
vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
-Điều 63 Luật quy định Chỉ thu hồi đất khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
=> Ngăn ngừa sự tùy tiện hoặc các tiêu cực có thể xảy ra trong việc thu hồi đất từ phía cơ
quan NN có thẩm quyền thu hồi đất
- Khoản 1, 2 Điều 17 NĐ 43/2014 quy định phải thông báo công khai :
+ Lý do thu hồi đất;
+ Diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi
tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất
theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất;
+ Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
+ Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư;
Mục đích: - Đảm bảo dân chủ, công khai
- Hạn chế tình trạng chiếm dụng trái phép hoặc lạm quyền chiếm hữu đất đai trái phép
* Ý nghĩa:
-Ngoài việc thực hiện được các mục đích nêu trên (tính dân chủ/tình trạng lạm quyền)
còn :
-Giúp cho người dân được tham gia trực tiếp bàn bạc những vấn đề liên quan đến quyền
và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình khi nhà nước thu hồi đất.
- Tạo tâm lý thoải mái, tạo lòng tin của người dân vào các quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, từ đó hạn chế được những tranh chấp, khiếu kiện kéo dài trong lĩnh
vực đất đai.

Câu 2: Hãy phân tích những lợi thế và những bất lợi đối với nhà đầu tư khi thuê đất
trả tiền hàng năm và thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê. Hãy đưa
ra 02 (hai) ví dụ thực tế để chứng minh về sự lựa chọn hình thức thuê đất phù hợp
nêu trên trong hoạt động đầu tư?

  Thuê đất trả tiền hàng năm Thuê đất trả tiền một lần
Lợi thế
& bất
lợi    
Lợi thế -Quyền lợi được quy định tại Điều 175 - Chủ đầu tư được thực hiện giao
- Được bồi thường chi phí đầu tư vào dịch đối với quyền sd đất (chuyển
đất (Cụ thể Khoản 2 Điều 78) nhượng, cho thuê, tặng cho, thế
chấp, góp vốn - khoản 2 Điều 174)
=> quyền rộng hơn
- Chủ đầu tư còn được hưởng
những quyền lợi được quy định ở
Điều 174
- Được bồi thường về đất theo quy
định tại điều 78.
Bất lợi Xuất phát từ công thức tính tiền thuê - Dễ có tranh chấp khi thực hiện
đất hàng năm: Tiền thuê đất một năm = các giao dịch về đất (người nhận
diện tích phải nộp tiền thuê đất x đơn chuyển nhượng không đồng ý
giá thuê đất. thanh toán phần tiền thuê thay chủ
-Mà đơn giá đất 05 năm sẽ thay đổi 1 đầu tư)
lần. khi đến kỳ điều chỉnh đơn giá thuê - Chủ đầu tư cần tiềm lực kinh tế
đất của kỳ tiếp theo thì thực hiện điều lớn, nếu không trả tiền một lần sẽ
chỉnh tăng 15% so với đơn giá thuê đất ảnh hưởng đến vốn cho các hoạt
của kỳ ổn định trước đó. động sản xuất, kinh doanh.
=> Tổng cộng số tiền thuê đất phải trả
lớn hơn so với thuê đất trả tiền một lần

 Hãy đưa ra 02 ví dụ thực tế để chứng minh về sự lựa chọn hình thức thuê đất phù
hợp nêu trên trong hoạt động đầu tư?
1.Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử
dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh.
=> Chủ đầu tư cần thuê đất để sản xuất trong các trường hợp nêu trên thì lựa chọn hình
thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm.
2.Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi
nông nghiệp thuê đất trả tiền một lần  cho cả thời gian thuê.

Đề số 16
Câu 1: Vai trò hòa giải tranh chấp đất đai tại chính quyền xã, phường, thị trấn khi
có tranh chấp đất đai xảy ra? Anh Chị có nhận xét gì về hiệu quả của hòa giải tranh
chấp đất đai tại chính quyền xã, phường, thị trấn trong thời gian qua trên thực tế? (
Câu 2 đề 9)
- Giúp giữ gìn tình cảm gắn bó, tiết kiệm chi phí thời gian thủ tục cho ng dân
- Nâng cao hiểu biết pháp luật của ng dân
- Tạo đk nâng cao vai trò của hđ đoàn thể giúp duy trì ổn định chính trị tại địa phương
Câu 2: Anh (Chị) hãy chỉ rõ những tồn tại, bất cập và vướng mắc nổi cộm hiện nay
trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Giải thích
rõ nguyên nhân của những tồn tại, bất cập, vướng mắc đó và cho một số đề xuất
khắc phục?
Một là, về thực trạng áp dụng các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất
Vẫn còn rất nhiều vướng mắc trong công tác tái định cư, tình trạng thiếu nhà ở, đất ở tái
định cư hoặc thiếu nguồn vốn dành cho việc xây dựng các khu tái định cư. Chất lượng
các khu tái định cư chưa bảo đảm, đặc biệt đối với các nhà ở tái định cư là chung cư.
Đáng lưu ý, tình trạng mua bán suất tái định cư còn diễn ra khá phổ biến, nhất là các khu
bố trí tái định cư bằng nhà ở thì tình trạng mua bán suất tái định cư đáng báo động. Tiến
độ lập hồ sơ, thẩm định phương án và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư còn chậm so với yêu cầu.
Hai là, về giá đất bồi thường khi thu hồi đất ở cho người bị thu hồi đất
Hiện nay, đa số các trường hợp tính giá bồi thường thấp hơn giá thị trường, đặc biệt ở các
khu vực đô thị khi thu hồi đất phục vụ các dự án xây dựng đô thị mới, chỉnh trang đô thị.
Ba là, hiệu quả công tác bồi thường và tác động xã hội
Thời gian triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ thường kéo dài, có dự án kéo dài hơn 10
năm, thậm chí 15 năm gây khó khăn trong việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ
dân có nhà ở trong khu vực dự kiến thực hiện dự án đầu tư.
Bốn là, việc xử lý đối với các dự án treo chưa hiệu quả
Thực tế cho thấy, đối với đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà
không được sử dụng vẫn còn nhiều. Trong khi đó những biện pháp xử lý chưa đủ tính
“răn đe” đối với các nhà đầu tư, dẫn đến lãng phí đất; gây khó khăn cho Nhà nước khi
xác định chi phí đã đầu tư, kinh phí để bồi thường, giao lại cho các nhà đầu tư có năng
lực.
Khắc phục:
Thứ nhất, chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đồng bộ, thống
nhất, khách quan đảm bảo lợi ích cho các bên có liên quan
Trên thực tế, “bồi thường” và “hỗ trợ” là hai hành vi tách rời nhau với hai hàm ý khác
nhau, theo đó, người bị thu hồi đất có thể được bồi thường hoặc có thể được hỗ trợ tùy
theo tính chất, đặc điểm đất bị thu hồi.
Thứ hai, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần xem xét bồi thường
về đất không chỉ với tư cách là tài sản mà còn là tài nguyên và tư liệu sản xuất
Thứ ba, nhận thức về vai trò của đồng thuận và nâng cao sự đồng thuận của người dân
đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Để phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan có thẩm quyền đưa ra phù hợp,
nhận được sự đồng thuận của người dân; bảo đảm việc hỗ trợ được khách quan, công
bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định, cần bổ sung nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư tại Điều 74 của Luật Đất đai hiện hành như sau: “Phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư được phê duyệt khi đạt được ít nhất 70% ý kiến đồng ý của những người
tham gia ý kiến từ cộng đồng dân cư địa phương”.

Đề số 17
Câu 1: Vì sao trong bối cảnh đại đa số các quốc gia trên thế giới tư nhân hóa đất đai
mà Việt Nam vẫn kiên định xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà
nước là đại diện chủ sở hữu? Hãy cho biết cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay?
-        Chế độ sở hữu tư nhân về đất đai:
+ Mặt tích cực: Tạo ra ng chủ thực sự trên thực tế vì vậy sẽ chủ động linh hoạt quyền
sử dụng đất, hạn chế giảm tải sự lạm dụng công quyền, tham nhũng, lợi ích nhóm.
+Mặt tiêu cực:
·    Dưới góc độ kinh tế: những người có tiền như tư bản nước ngoài, ng giàu sẽ thâu
tóm nhiều đất đai,  những vị trí đất đai đắc địa . Đất đai sẽ tập trung trong tay ng có
nhiều tiền dẫn đến ng sở hữu quá nhiều đất, ng k có tấc đất nào đẫn đến tình trạng
phân hóa giàu nghèo, bóc lột sức lao động.
·    Dưới góc độ chính trị: chủ quyền của quốc gia bị xâm phạm, các thế địch
·    Dưới góc độ lịch sử - xã hội:
Nếu tư nhân hóa đất đai thì đất đai của địa chủ phong kiến trước đây, hiện nay vẫn
còn giấy tờ hợp pháp sẽ đồng loạt đòi lại đất dẫn đến tranh chấp về đất đai. Còn sở
hữu toàn dân theo K5 Điều 26.
Cơ sở lý luận:
-        Tính tất yếu khách quan của học thuyết Mác Lê nin về quốc hữu hóa đất đai:
+ Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, C. Mác đã
chỉ ra quốc hữu hóa đất đai (việc chuyển đất đai từ các chủ sở hữu khác nhau sang sở hữu
nhà nước) là con đường phát triển tất yếu trong tiến trình phát triển của loài người bởi vì:
-Về phương diện kt, tích tụ tập trung đất …. (tr 32 giáo trình)
-Về phương thức sản xuất TBCN hướng tới việc khai thác hiệu quả kinh tế tối đa gây kiệt
quệ đất đai. Nó trở thành phương tiện để giai cấp tư sản bóc lột sức LĐ của gc vô sản để
làm giàu.
- Về nguồn gốc phát sinh: Đất đai là tặng vật của thiên nhiên, tất cả mọi ng đều có quyền
SD
- QH hoá đất đai do gc vô sản thực hiện phải gắn với vấn đề giành chính quyền, thiết lập
chuyên chính vô sản.
- Muốn giải phóng giai cấp vô sản thì phải thủ tiêu hình thức SH tư nhân về ĐĐ
-QHH đất đai là 1 quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ
Cơ sở thực tiễn:
Sh đất đai ra đời cùng với việc ban hành Hiến pháp 1980 và tồn tại ở nc ta gần 40 năm
dựa trên những cơ sở thực tiễn cơ bản sau:
-        Ở nước ta, đất đai là thành quả cách mạng, là kết quả của quá trình đấu tranh ngoại
xâm, khai phá, bồi bổ, cải tạo đất đai. Trải qua hàng nghìn năm các thế hệ ng VN đã đổ
bao xương máu, mồ hôi, công sức mới có đc đất đai như ngày nay do đó đất đai k phải
của riêng ai, mà là của chung, do NN thống nhất và quản lý. Mặt khác nước ta là 1 nước
nông nghiệp có khoảng 70% dân số là nông dân, S đất canh tác bình quân 1 đầu ng vào
loại thấp trên thế giới. Để quản lý và bảo vệ chặt chẽ vốn đất nông nghiệp vì lợi ích thế
hệ hiện tại và tương lai. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do NN thống nhất quản lý.
-        Hiện nay nước ta còn gần ½ S đất tự nhiên chưa sử dụng chủ yếu là đất trống, đồi
núi trọc trong đó có 1 triệu hecta đất trơ sỏi đá, vì vậy muốn đưa S đất này vào sử dụng
cho các diện tích mục đích khác nhau đòi hỏi phải đầu tư 1 nguồn vốn ban đầu rất lớn mà
chỉ NN mới có đủ khả năng đk thực hiện đc điều này. Do đó xác định đất đai thuộc sở
hữu toàn dân mà NN là đại diện để NN chủ động trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, đầu
tư nguồn vốn đưa đất đai chưa sử dụng vào sử dụng trong các mđ thích hợp.
-        Chế độ shtd về đất đai đã tồn tại ở nước ta qua 4 thập kỉ. Các quan hệ về quản lý,
sử dụng đất đc xác lập dựa trên chế độ này mang tính ổn định, hơn nữa, đất đai là vđ
nhạy cảm có ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế, văn hóa nên việc thay đổi sở hữu đất đai sẽ
gây ra xáo trộn k cần thiết thậm chí làm mất ổn định về chính trị.

Câu 2: Sự khác nhau cơ bản về quyền của tổ chức sử dụng đất thuê trả tiền một lần
và đất thuê trả tiền hàng năm là gì? (câu 1 đề 7) Phân tích cơ sở của việc xây dựng
các quyền cụ thể cho các chủ thể sử dụng đất.
=>  Sự khác biệt lớn nhất về quyền giữa thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê là: Đối với đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm,
người sử dụng đất không được quyền chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, góp vốn…
bằng quyền sử dụng đất mà chỉ được thực hiện các hoạt động liên quan đến tài sản trên
đất. Trong khi đó, đối với đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, người sử
dụng đất có thể chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử
dụng đất.
Cơ sở việc xây dựng:
Nghĩa vụ tài chính càng cao thì quyền năng càng mở rộng.
Đề số 18
Câu 1: Phân tích các điều kiện cụ thể để các tổ chức trong nước được thực hiện các
giao dịch về quyền sử dụng đất?
Căn cứ pháp lý: Điều 188 LDD 2013
-        Ng sdđ phải có giấy tờ chứng nhận quyền sdđ, quyền sử dụng nhà ở và tài
sản gắn liền (sau đây gọi là giấy chứng nhận )
Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý do NN cấp cho người có quyền sdđ, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác để xác nhận và bảo hộ các quyền sử dụng, sở hữu này
của  ng sdđ. Chủ thể nào có giấy chứng nhận với tên của họ đc ghi nhận trên giấy
nghĩa là quyền sdđ của họ đã đc ghi nhận trên giấy nghĩa là quyền sử dụng đất hợp
pháp của họ đã đc chứng minh và họ có thể đưa quyền sdđ của minh vào trong
giao dịch.
Có hai ngoại lệ k cần có giấy cn này: trường hợp chuyển đổi quyền sdđ nn thì ng
sdđ đc thực hiện sau khi có qđ giao đất, cho thuê đất; ng nhận thừa kế qsdđ thì ng
sdđ đc thực hiện quyền khi có đủ đk dc cấp giấy cn.
-        Đất không có tranh chấp
Đây là quy định nhằm xđ rõ tư cách pháp lý của chủ thể thực hiện quyền và be lợi ích
hp thực sự của họ. TRường hợp đất đang có tranh chấp thì phải giải quyết xong thì ng
sdđ mới đc thực hiện giao dịch qsdđ.
-        Quyền sdđ k bị kê biên để bảo đảm thi hành án
Điều kiện này đặt ra nhằm tránh sự tẩu tán ts và trốn tránh nghĩa vụ của ng sdđ. Khi
qsdđ bị kê biên để bảo đảm thi hành án thì qsdđ của ng sdđ đã bị hạn chế do đó họ k
đc phép thực hiện giao dịch đvs qsdđ của mình.
-        Trong thời hạn sdđ
Đối với loại đất có quy định về thời hạn sử dụng, hết thời hạn sdđ mà k đc gia hạn thì
qsdđ bị NN thu hồi đồng nghĩa vs việc qsdđ của ng sdđ bị chấm dứt và k còn là chủ
thể có qsdđ để thực hiện các giao dịch.
Ngoài các đk chung nêu trên, quyền sdđ có thể đưa vào giao dịch còn cần đáp ứng
điều 189 đến 194 LDĐ 2013.
Đề số 19
Câu 1: Pháp luật hiện hành quy định mấy loại giá đất? Phân tích cơ chế áp dụng giá
đất trong các trường hợp cụ thể thế nào?
 Có 3 loại giá đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành:
- Giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định
+ Làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất
+ Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu
giá QSDĐ hoặc đấu thầu dự án có SDĐ.
+ Tính giá trị QSDĐ khi giao đất không thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, bồi thường
khi nhà nước thu hồi thu hồi đất.
+ Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt
hại cho nhà nước.
- Giá đất do trúng đấu giá Quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất
+ Người mua có thể mua đất với giá do mình xác định, có thể thấp hơn giá đất theo cách
mua ngoài thị trường.
+ Không phải mất phí hoa hồng.
- Giá đất do người sử dụng đất thoả thuận với những người có liên quan khi thực hiện các
quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất.
+ Tạo ra một mức giá đất hợp lí trong giao dịch bằng quyền sử dụng đất phù hợp vớ nhu
cầu của người mua và người bán.

Câu 2: Việc quy định trong Luật Đất đai 2013 về Quyền lựa chọn hình thức thuê đất
trả tiền hàng năm hoặc hình thức thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ quá trình
thuê đất của nhà đầu tư đối với Nhà nước khi thuê đất để thực hiện dự án đầu tư có
ý nghĩa gì? Cho ví dụ cụ thể?
Quy định tại K2Đ174
Đối với NN:
-         Có 1 khoản tiền chính thức, ổn định
-         Đảm bảo được nhà đầu tư sẽ thuê, sử dụng đất đúng với thời gian, đảm bảo việc đầu tư
được thực hiện triệt để, tránh tình trạng nhà đầu tư chưa thuê hết thời gian, bỏ dở dự án,
ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng đất
Đối với nhà đầu tư:
-         Có được nhiều quyền đối với đất thuê hơn so với hình thức thuê đất trả tiền 1 lần, giúp
nhà đầu tư có thể thực hiện dự án, kế hoạch của mình tốt hơn
-         Có được sự bảo đẩm chắc chắn, nhiều hơn của nhà nước
Các tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc
để bán kết hợp cho thuê; dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng
QSDĐ gắn với hạ tầng và các tổ chức kinh tế thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian
thuê để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng
có mục đích kinh doanh theo qui định của pháp luật thì có quyền và nghĩa vụ chung qui
định tại Đ166 và 167 LDĐ 2013, ngoài ra còn có các quyền chuyển QSDĐ, cụ thể:
- Quyền chuyển nhượng QSDĐ và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất
- Quyền cho thuê, cho thuê lại QSDĐ và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất
Đối với thuê đất trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê thì quyền sử dụng đất là
quyền tài sản tức là chủ thể này được phép định đoạt quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất thông qua các giao dịch trên thị trường
Ví dụ: tổ chức kinh doanh địa ốc, tổ chức kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển
nhượng, cho thuê,…

Đề số 20
Câu 1: Phân tích các điều kiện cụ thể để hộ gia đình, cá nhân được thực hiện các
giao dịch về quyền sử dụng đất?
Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất được
thực hiện các quyền của mình khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất đai
năm 2103
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử
dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng
đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp
nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này ;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện
các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử
dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải
có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp
quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất
đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Khoản 3 Điều 186
Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước
ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt
Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được
chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được
đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối
tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định
của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong
hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì
người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về
việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Khoản 1 Điều 168
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng
cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp
chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền
sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng
đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều
kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính
hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi
thực hiện các quyền.
Điều 190. Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng
đất (Nói ngược lại: chỉ đc nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất khi PL
cho phép)
Đất trồng lúa: trực tiếp sx NN
Đất ở, đất NN trong khu vực rừng phòng hộ, phân khu đặc thù khi sing sống trong khu
vực phân khu đó
Điều 192. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất
có điều kiện
Điều 193. Điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông
nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Điều 194. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây
dựng kinh doanh nhà ở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc
cho thuê

Câu 2: Phân tích mục đích, ý nghĩa và các điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc
một phần dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành?
Các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư:
- Dự án không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hợp đồng (Điều 48 Luật Đầu
tư)
- Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà
đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp
dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh
bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử
dụng đất;
- Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của
pháp luật có liên quan (nếu có)

Đề số 21
Câu 1: Phân tích các điều kiện cụ thể để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thực hiện các giao dịch về quyền sử
dụng đất?
-    4 điều kiện điều 188
-    Khoản 1 Điều 191: trường hợp pháp luật cho phép
-    Điều 194
Câu 2: Bằng kiến thức đã học, Anh Chị hãy làm rõ nhận định sau đây: "Pháp luật
đất đai hiện hành thể hiện quan điểm bình đẳng về địa vị pháp lý của nhà đầu tư
trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc sử dụng đất tại Việt Nam để thực
hiện các hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, nhiều quy định vẫn còn thể hiện sự bất bình
đẳng, đang là rào cản cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi sử dụng
đất tại Việt Nam để đầu tư".
-       Giống Đề 8
-    Bất bình đẳng cho nhà đầu tư nước ngoài:
+ Không có Điều 54 (Hạn chế từ phía NN)
+ Không được Khoản 2 Điều 56 (Hạn chế từ phía NN)
+ ĐIển b Khoản 1 Điều 169 Hạn chế về không gian, vị trí: khu chế xuất, công nghệ cao,
… (hạn chế tiếp cận thông qua thị trường)
+ Điều 185

Đề số 22
Câu 1: Phân tích Điều 4 Luật Đất đai 2013: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước là đại diện chủ sở hữu".
Cơ sở lý luận: Giáo trình trang 37
Về cơ sở thực tiễn: Đề 4
- Về mặt chính trị: vốn đất đai được hình thành từ thiên nhiên và được bồi bổ, cải
tạo bởi công sức nhiều đời của nhân dân các thế hệ, vì vậy nó phải thuộc về toàn dân.
Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế thị trường, nước ta đang “mở cửa” hội nhập với quốc tế,
việc duy trì hình thức SHTD về ĐĐ là một trong những biện pháp góp phần củng cố và
bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Thực tế: hiện nay nước ta còn hơn 4,5 triệu ha đất tự nhiên chưa sử dụng, việc
xác lập đất đai thuộc SHTD do NN thống nhất quản lí sẽ giúp NN có điều kiện thuận lợi
trong việc xây dựng quy hoạch sdđ theo kế hoạch phát triển chung nhằm khai thác tối đa
lợi ích từ đất, tạo ưu thế cho nước ta trong việc phát triển KTXH vì lợi ích chung của đất
nước.
- Các quan hệ quản lí và sdđ ở nước ta được xác lập dựa trên cơ sở đất đai thuộc
SHTD, do NN thống nhất quản lí (Chế độ SHTD về đất đai) đã mang tính ổn định trong
một thời gian dài (từ năm 1980 đến nay). Nay nếu thay đổi hình thức SHĐĐ này sẽ dẫn
đến những sự xáo trộn trong lĩnh vực đất đai, làm tăng tính phức tạp của quan hệ đất đai,
thậm chí dẫn đến sự mất ổn định về CT-XH của đất nước.
-    Lịch sử: trải qua chiến tranh giữ nước gian khổ, …
-    Xã hội: duy trì chế dộ trong 40 năm: ổn định; nếu thay đổi thì sẽ gây xáo trộn
Xuất phát từ bản chất NN “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân
làm chủ; tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức” (khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013). Sở hữu
toàn dân tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận đất đai tự do không bị ràng buộc, giúp
người lao động có quyền hưởng lợi ích từ đất đai 1 cách công bằng, bình đẳng.
2. Nội dung
2.1. Quyền chiếm hữu đất đai
-Khái niệm: Là quyền của NN với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, nắm
giữ toàn bộ vốn đất đai trong cả nước.
- Đặc điểm:
+ NN là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai thực hiện quản lý nhưng không trực tiếp
chiếm hữu sử dụng mà chiếm hữu 1 cách gián tiếp thôngqua các hoạt động vừa mang tính
kĩ thuật nghiệp vụ vừa mang tính pháp lý: đo đạc, quy hoạch, phân chia, giao đất,… trao
quyền chiếm hữu, sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
+ NN chiếm hữu đất đai mang tính vĩnh viễn, trọn vẹn: ko bao h mất đi quyền chiếm hữu
dù đất đã đc giao cho người sd hay chưa, NN chiếm hữu toàn bộ vốn đất đai trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia
+ Quyền chiếm hữu đất đai của NN mang tính khái quát hơn người sd đất; còn người sd
đất là trực tiếp cụ thể với từng mảnh đất nhất định đã được xác định rõ mục đích, diện
tích, thời hạn sd
- Ý nghĩa
Là cơ sở đầu tiên để xác lập quyền sd và quyền định đoạt đất đai
2.2. Quyền sd đất đai
- Khái niệm: Là quyền khai thác thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho mục đích pt
KTXH của đất nước.
- Đặc điểm:
+ NN ko trực tiếp sd mà trao cho các hộ gđ, cá nhân, … sd ổn định, lâu dài
+ NN ko mất đi quyền sd đất của mình vì NN thực hiện thông qua các hình thức chủ yếu:
xd, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sd đất để phân định mục đích sd cho từng loại đất cụ
thể; xd, ban hành các VBQPPL về quản lý, sd đất (quyền, nvu, trách nhiệm của người sd
đất, các nv tài chính của họ,..)
+ Quyền sd đất của NN mang tính gián tiếp, trừu tượng
- Ý nghĩa
Làm thoả mãn các nhu cầu và mang lại lợi ích vật chất cho các chủ sử dụng trong qt sd
đất.
2.3. Quyền định đoạt đất đai
- Khái niệm: Là quyền qđ số phận pháp lý của đất đai.
- Có ý nghĩa quan trọng và chỉ có NN với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất
đai mới được thực hiện quyền định đoạt đất đai
-NN thực hiện quyền định đoạt đất đai bằng các phương thức chủ yếu sau: (Điều 14-20)
+Trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất: Giao đất, cho thuê, công nhận quyền sử
dụng đất => phân chia một cách hợp lý vốn đất đai đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của xã
hội
+Quyết định mục đích sử dụng của từng loại đất: quyết định, xét duyệt quy hoạch sử
dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và chỉ có cq có thẩm quyền mới được phép thay đổi mục
đích => Người sdđ k được tự ý thay đổi, nếu muốn phải xin phép cqnn có thẩm quyền
+Quy định hạn mức và thời hạn sử dụng đất =>đảm bảo việc sử dụng  đất đai của các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân vừa có tính hợp lí và vừa mang tính ổn định, lâu dài
+Quyết định giá đất =>công cụ để NN quản lý đất đai, điều chỉnh các quan hệ đất đai
thông qua việc tác động, điều tiết, xử lý lợi ích kinh tế của các bên
+Quyết định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và có cơ chế bảo đảm thực hiện
quyền này trên thực tế
+Quyết định chính sách tài chính về đất đai. NN điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà
không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ => bảo đảm công bằng, bình
đẳng
+Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất => điều tiết để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, phát triển kinh tế-xã hội
=>NN là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai mới có quyền định đoạt đất đai còn
người sử dụng đất được NN bảo hộ các quyền và lợi ích nhưng k có quyền định đoạt đất
đai.
- Hình thức định đoạt: Khác với các hình thức khác được quy định trong luật
3. Ý nghĩa
Việt Nam là một nước nông nghiệp, phần lớn dân số là nông dân, nguồn sống chủ yếu từ
đất đai. Sở hữu toàn dân tức là mỗi người dân đều có quyền, còn Nhà nước chỉ là đại diện
chủ sở hữu thực hiện quyền quản lý về đất đai, bảo đảm sử dụng hợp lý, có hiệu quả.
Việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta hiện nay còn tránh được
những hậu quả do chế độ sở hữu tư nhân đất đai gây ra, xóa bỏ tình trạng dùng độc quyền
sở hữu đất đai với mục đích bóc lột người sử dụng đất. Nhân dân ta không lựa chọn con
đường phát triển TBCN, tư nhân hóa đất đai, hy sinh quyền lợi làm chủ ruộng đất của
người lao động, chấp nhận sự tích lũy ruộng đất vô lối vào số ít người giàu có trong xã
hội. Hiến pháp quy định sở hữu toàn dân về đất đai là cơ sở pháp lý để mọi người bảo vệ
lợi ích của chính mình trong việc sử dụng tài sản công. Vì vậy, kiên trì nguyên tắc hiến
định đất đai thuộc sở hữu toàn dân không chỉ phù hợp với thực tiễn lịch sử, mà còn là
điều kiện phát triển đất nước theo định hướng XHCN

Câu 2: Vai trò của yếu tố công khai, minh bạch trong hoạt động quản lí nhà nước về
đất đai?
(Câu 2 Đề 4)
-       Để nhân dân biết và tham gia
-       Nhân dân chủ động, tích vực trong việc thực hiện
-       Tạo cơ chế để người dân giám sát NN
-       Tạo đk để NN giám sát việc thực hiện sd đất của người dân
-       Giảm tham những, lợi ích nhóm, giảm thiểu các tiêu cực

Đề số 23
Câu 1: Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn bộ đất đai, Nhà nước có quyền gì đối
với đất đai? Anh (Chị) có nhận định gì về thực tiễn thực thi các quyền của Nhà nước
đối với đất đai trong thời gian qua? ( giống câu 1 đề 22)
 Với tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thực hiện
các quyền năng sau:
– Quyền định đoạt đối với đất đai, gồm có: Quyết định mục đích sử dụng đất (thông qua
việc quyết định, xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất); Quy định về hạn mức
giao đất và thời hạn sử dụng đất; Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất; Định giá đất.
– Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách
tài chính về đất đai, như: Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Thu thuế sử dụng đất, thuế
thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không
do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
– Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất và quy định quyền, nghĩa vụ
của người sử dụng đất. Các cá nhân, tổ chức không có quyền sở hữu đất mà chỉ có quyền
sử dụng đất. Quyền sử dụng đất của các chủ thể này được xác lập do được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng. Người có quyền sử dụng đất, tuy không
có quyền sở hữu đối với đất nhưng trong những trường hợp nhất định cũng có các quyền
năng như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho
quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền
được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.
Thực tiễn thực thi các quyền của Nhà nước đối với đất đai trong thời gian qua:
Những năm qua, công tác quản lý đất đai đạt được những thành tựu quan trọng:
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nảy sinh nhiều vấn đề nóng, phức tạp như:
- Lạm quyền, tham những, lợi ích nhóm
+ Trong thu hồi
+ Trong định giá
+ Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đề số 24
Câu 2: Tại sao Luật Đất đai 2013 lại quy định: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trước khi phê duyệt phải được đưa ra tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân?
Quy định này nhằm giải quyết vấn đề gì trong thực tiễn quản lý nhà nước về đất
đai? Anh(Chị) có nhận định, đánh giá gì về việc thực hiện quy định này trong thời
gian qua? Phân tích ý nghĩa của quy định này đối với việc nâng cao hiệu quả của
quản lý nhà nước đối với đất đai ( Trùng câu 1 đề 2)
Câu 2: Tại sao Luật Đất đai 2013 lại quy định Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trước khi phê duyệt phải được đưa ra tổ chức lấy ý kiến góp ý của nhân dân? Quy
định này nhằm giải quyết vấn đề gì trong thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai?
Anh (chị ) có nhận định, đánh giá gì về việc thực hiện quy định này trong thời gian
qua. (Trùng câu 2 Đề 7, câu 2 đề 4)

Đề số 25
Câu 1: Hãy chỉ rõ những nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện
khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất? Cho biết những thất thoát về nguồn thu cho ngân sách nhà
nước ở nghĩa vụ tài chính này xảy ra trên thực tế thế nào? Cho ví dụ chứng minh.
 Những nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện khi được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất:
- Lệ phí địa chính
- Lệ phí trước bạ
- Các loại phí khác: phí thẩm định cấp quyền sd đất, phí đo đạc, lập bản đồ địa chính,
- Tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất
- Thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển quyền sử dụng đất
- 1 số khoản thu khác: tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bồi thường
v Thất thoát về nguồn thu
- Khi cấp giấy chứng nhận: có vườn ao, công trình xây dựng nhưng khi xin cấp giấy
người xin ko đk. VD: người dân ko đến lấy giấy chứng nhận quyền sd đất

Câu 2: Phân biệt giữa hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở với hòa giải tranh chấp
đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn?
Tiêu chí Hoà giải cơ sở Hoà giải ở UBND

VBPL - Luật Hoà giải cơ sở 2013 - Luật đấi đai 2013


áp dụng - Nghị định 15/2014/ NĐ-CP - Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-
UBTƯMTTTVN
- Điều 88 NĐ 43/2014

Phạm vi
Hoà giải

Về bản Tự nguyện Bắt buộc


chất

Chủ thể -  Tự chọn người hoà giải - Người hoà giải được UBND
thực - Thực hiện bởi các hoà giải viên thuộc tổ chỉ định
hiện hoà giải. - Do Hội đồng gồm: Chủ
việc hoà - Cơ cấu tổ chức của tổ hòa giải gồm có tổ tịch/Phó chủ tịch UBND là
giải trưởng và các hòa giải viên; mỗi tổ hòa giải chủ tịch hội đồng; Đại diện
có từ 3 hòa giải viên trở lên, trong đó có UBMTTQ xã/phường/ thị
hòa giải viên nữ (đối với vùng có nhiều trấn; Tổ trưởng tổ dân phố/
đồng bào dân tộc thiểu số thì tổ hòa giải trưởng thôn; cán bộ địa chính;
phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu cán bộ tư pháp,..
số) - Tuy trường hợp có thể mời
Hội Nông dân, Hội phụ nữ,
Đoàn Thanh niên CSHCM,…

Về hệ - Nếu hoà giải thành, các bên có thể thoả - Kết quả hoà giải phải được
quả thuận lập VB hoà giải thành lập thành biên bản.
pháp lý - Nếu không thành thì có quyền yêu cầu cơ - K4Đ202
quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
theo quy định PL

Đề số 26
Câu 2: Hãy phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chính sách tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất ở. Anh (Chị) có nhận xét, đánh giá gì về việc thực thi
chính sách tái định cư trong thời gian qua và lý giải vì sao trong thời gian qua người
có đất bị thu hồi thường khiếu nại về vấn đề tái định cư?
 Điều 85
 Điều 86
 Điều 87
Bổ sung quy định cụ thể về lập và thực hiện dự án tái định cư (Điều 85) theo hướng:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và
thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất.
+ Quy định khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu
chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng,
miền.
+ Quy định việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc
cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.
- Sửa đổi và bổ sung quy định về bố trí tái định cư cho người bị thu đất ở mà phải di
chuyển chỗ ở (Điều 86):
+ Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án
tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất
thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất  thu hồi là người có công với cách mạng.
+ Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do
UBND cấp tỉnh quyết định.
+ Quy định trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường,
hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để
mua một suất tái định cư tối thiểu.

* Đánh giá về việc thực thi chính sách tái định cư trong thời gian qua:
+ Người dân có đất bị thu hồi thường khiếu nại về vđ tái định cư vì: không hài lòng với
đất ở tái định cư, tìm việc làm gặp nhiều khó khăn,...
 => Người dân không đến ở khu tái định cư gây hoang phí.
* Lí giải nguyên nhân:
+ Quy hoạch tái định cư kém (đặc biệt là khu chung cư tái định cư)
+ Chính sách thu hồi đất, trong đó có chính sách tái định cư còn nhiều điểm bất hợp lí
(VD: người dân mới chỉ được QH tái định cư chỗ ở mà chưa có đất sản xuất,...)
+ Năng lực tổ chức thực hiện của cơ quan, cán bộ có thẩm quyền còn yếu kém.
*Bất cập
+ Tham nhũng, lợi ích nhóm, lạm quyền.

Đề số 27
Câu 2: Hãy chỉ rõ những nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện
khi được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất? Cho biết những thất
thoát về nguồn thu cho ngân sách nhà nước ở nghĩa vụ tài chính này xảy ra trên
thực tế thế nào? Cho ví dụ chứng minh.
-    Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP: Tiền sử dụng đất
-    Điểm e Khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016: Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất gồm: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; chứng nhận đăng ký biến động về đất đai;
trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính.
- Thất thoát trên thực tế: Người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà không báo cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ: Xây nhà ở trên đất Nông nghiệp

Đề số 28
Câu 1: Hãy phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chính sách bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Anh (Chị) có nhận xét, đánh giá gì
về việc thực thi chính sách bồi thường về đất nông nghiệp trong thời gian qua và lý
giải vì sao trong thời gian qua người có đất nông nghiệp bị thu hồi thường khiếu nại
về vấn đề bồi thường?
* Bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi (Điều 77, 78)
- Bồi thường về đất: (Bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng hoặc bồi thường
bằng tiền tính theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh qđịnh tại thời
điểm qđịnh thu hồi đất
- Bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh
* Đánh giá gì về thực thi chính sách bồi thường về đất nông nghiệp trong thời gian
qua và lý giải vì sao trong thời gian qua ng có đất nông nghiệp bị thu hồi thường
khiếu nại về vấn đề bồi thường.
- Ưu điểm:
 Giá đất bồi thường được điều chỉnh ngày càng sát với giá thị trường.
 Tạo cơ chế công khai, minh bạch, tăng cường đối thoại trong thu hồi đất nông
nghiệp.
- Hạn chế: giống phần lí giải.
* Vì sao trong thời qua có ng có đất nông nghiệp bị thu hồi thường khiếu nại về vấn
đề bồi thường
+ Giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vẫn còn thấp.
+ Trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu
công khai, minh bạch và ở mức độ nào đó là sự áp đặt, tùy tiện của các cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền thu hồi, bồi thường thiệt hại
+ Cơ quan tổ chức thực hiện bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất không thống nhất về đầu
mối.

Câu 2: Hãy phân tích các căn cứ để Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng? Giải
thích rõ vì sao phải tuân thủ căn cứ đó khi thu hồi đất?

 Điều 63. Căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh
tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích
quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây:
1. Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật
này;
- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
- Xây dựng căn cứ quân sự;
- Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng,
an ninh;
- Xây dựng ga, cảng quân sự;
- Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ
trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
- Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng
vũ trang nhân dân;
- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà
phải thu hồi đất;
- Thực hiê ̣n các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu
hồi đất, bao gồm:
+ Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu
đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài,
bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia;
+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp
nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho
dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;
- Thực hiê ̣n các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao
gồm:
+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên,
quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;
+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp
nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý
chất thải;
+ Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái
định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở
tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang,
nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
+ Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân
cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải
sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
+ Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai
thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu
vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.

- Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

2. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt;
3. Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.
Đề số 29
Câu 1: Hãy phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chính sách hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng cho mục đích quốc phòng an ninh? Anh (Chị)
có nhận xét, đánh giá gì về việc thực thi chính sách này trong thời gian qua?
Câu 2: Anh hay chị nhận xét gì về giá đất do nhà nước quy định và giá đất thị
trường trong trường hợp thu các nghĩa vụ tài chính từ người sử dụng đất cho ngân
sách nhà nước và trong việc áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất? Hãy nêu các ví dụ cụ thể.
* Thu các nghĩa vụ tài chính từ người sử dụng đất cho NSNN
- So với giá đất thị trg thì giá đất theo bảng giá đất UBND cấp tỉnh quy định còn thấp hơn
rất nhiều
=> Chưa đáp ứng đc yêu cầu phù hợp với giá thị trường như LĐĐ 2013 quy định
  Ví dụ: Theo QĐ số 96/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố HN về giá đất trên địa
bàn thành phố giai đoạn 2015 – 2019, giá đất cao nhất là 162 triệu đồng/m2 gồm có Hàng
Đào, Hàng Ngang, Lý Thái Tổ. Tuy nhiên nếu giao dịch theo giá đất thị trường, giá đất ở
những tuyến phố này lên đến cả tỷ đồng/m2.
- Giá giao dịch chuyển nhượng QSDĐ ghi trên HĐ chuyển nhượng thường thấp hơn số
tiền giao dịch thực hiện trên thực tế để giảm thuế thu nhập khi chuyển nhượng QSDĐ
(thường chỉ bằng giá quy định của UBND cấp tỉnh hoặc cao hơn một chút)
=> Thất thu NSNN; khó khăn trong việc xác định giá đất cụ thể để bồi thg, hỗ trợ, tái
định cư khi thu hồi đất
* Áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi NN thu hồi đất
- Giá đất cụ thể để bồi thg, hỗ trợ và TĐC thấp hơn so với giá đất trên thị trường, đặc biệt
là với các loại đất có giá trị thương mại cao tại trung tâm các thành phố lớn
+ Nguyên nhân do ng dân thường kê khai giá chuyển nhg thấp hơn giá thực tế
+ Chưa có cơ sở dữ liệu về giá đất thị trg
    Ví dụ: Tại dự án Khu đô thị Thương mại Du lịch Văn Giang, giá đền bù cho 1m2 lúc
đầu được tính là 42.000 đồng. Sau nhiều giai đoạn mức giá cao nhất là 40 triệu đồng/sào
(hơn 100.000 đồng/m2) trong khi đó người dân tại Văn Giang thuê đất để canh tác tại xã
đang ở mức 28,8 triệu đồng/sào/năm.
Đề số 30
Câu 1: Thực trạng hiện nay người dân thường bất đồng và khiếu nại với các cơ
quan chức năng về tình trạng thu hồi đất còn nhiều khuất tất, ảnh hưởng tới đời
sống của người dân. Anh (Chị) hãy chỉ rõ những biểu hiện của những dạng sai
phạm trong thu hồi đất mà người dân khiếu nại và cho biết những nhận định, đánh
giá của mình về vấn đề đó?
- Giá bồi thường đất còn thấp hơn quá nhiều so với giá chuyển nhượng trên thị trường:
Đặc biệt như đất nông nghiệp ở nhiều nơi chỉ được bồi thường vài trăm ngàn/1m2 nhưng
khi chủ dự án đã giao bán 1m2 hàng chục triệu đồng. Ở HN, khu vực phố cổ có giá đất ở
dao động khoảng từ 60 – 162 triệu/m2 nhưng thực tế giá trị giao dịch trên thị trường của
những con phố này cao hơn nhiều lần.
- Nhiều nơi người dân bị thu hồi đất trái pháp luật mà không được đền bù và đền bù
không thỏa đáng do xác định sai loại đất.
- Nhiều địa phương, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không được công khai niêm yết,
không thông báo, bàn bạc cụ thể,…
- Công tác tái định cư còn nhiều bất cập khiến nhiều khu tái định cư không nhiều người
chuyển đến ở: chất lượng thấp, vị trí bất lợi,....
- Việc hỗ trợ sau khi thu hồi đất còn chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt: hỗ trợ đào
tạo, tìm việc làm chưa hiệu quả.
- Lạm quyền: Nhiều nơi chính quyền địa phương tự tiện điều chỉnh diện tích và ranh giới
thu hồi so với quy hoạch được cơ quan thẩm quyền cấp trên phê duyệt.

Đề số 31
Câu 2: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được pháp luật quy định như thế nào?
Phân biệt hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn với hòa giải
tiền tố tụng đối với các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của hệ thống Tòa án
nhân dân.
 Căn cứ pháp lý của TTHC:
-  Luật Đất đai số 45/2013/QH13
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (Điều 88)
- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Chủ tịch UBND
cấp xã (gửi qua bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở tiếp dân cấp xã)
- Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã giao trách nhiệm cho cán bộ chuyên môn tham mưu để hòa giải gồm:
- Tham mưu trình Chủ tịch UBND cấp xã ban hành Quyết định Thành lập Hội đồng
hòa giải tranh chấp đất đai của xã, phường, thị trấn. 
- Thu thập tài liệu hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh
chấp (trích lục bản đồ; sổ mục kê; sổ địa chính; sổ cấp GCNQS đất) và các tài liệu hồ sơ
liên quan đến nguồn gốc, quá trình sử dụng thửa đất tranh chấp,
- Làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan (có biên bản);
- Kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp (có biên bản);
- Nếu cần thiết thì tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải
quyết tranh chấp đất đai (có biên bản);
- Tổ chức cuộc họp để hòa giải tranh chấp đất đai gồm Hội đồng hòa giải tranh chấp
đất đai của xã, phường, thị trấn và các bên tranh chấp đất đai, (có biên bản).
- Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; thành lập
tổ công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại cấp xã; tổ chức hòa giải giữa các
bên tranh chấp; hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định
giải quyết tranh chấp đất đai.
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành
được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Phân biệt hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn với hoà
giải tiền tố tụng đối với các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của hệ thống
Toà án nhân dân
Hoà giải tranh chấp đất Hoà giải tiền tố tụng đối
đai tại UBND xã, phường, thị với các tranh chấp thuộc thẩm
trấn quyền giải quyết của hệ thống
Toà án nhân dân
Về Phạm vi hòa giải đối với Phạm vi hòa giải đối với
phạm vi hoạt động này là những tranh chấp hoạt động này là những vụ án dân
hòa giải đất đai mà các bên không tự hòa sự, hôn nhân và gia đình, thương
giải được. mại, lao động, trừ những trường
hợp pháp luật quy định không được
hòa giải hoặc không tiến hành hòa
giải được hoặc vụ án được giải
quyết theo thủ tục rút gọn
Thời Không quá 45 ngày kể từ Pháp luật tố tụng không quy
hạn ngày nhận được đơn yêu cầu giải định thời điểm mở phiên hòa giải
quyết tranh chấp đất đai. cụ thể là bao nhiêu ngày kể từ ngày
thụ lý, tùy từng trường hợp khi xét
thấy việc xây dựng hồ sơ, thu thập
chứng cứ đã đầy đủ, các tình tiết
của vụ án đã được làm rõ; Thẩm
phán sẽ linh hoạt ấn định thời điểm
mở phiên hòa giải trong thời hạn
chuẩn bị xét xử sao cho phù hợp.
Về Chủ tịch UBND xã Thẩm phán chủ trì phiên hoà
chủ thể tổ (điều 202 LDĐ + Điều 88 giải
chức việc Nghị định 43/2014/NĐ – CP)
hoà giải
Về Kết quả hòa giải tranh chấp Trường hợp các đương sự
hậu quả đất đai phải được lập thành biên thống nhất thỏa thuận với nhau về
pháp lý bản, có chữ ký của chủ tịch hội vấn đề phải giải quyết trong vụ án
đồng, các bên tranh chấp có mặt tại thì Tòa án lập biên bản hòa giải
buổi hòa giải, các thành viên tham thành. Hết thời hạn 7 ngày, kể từ
gia hòa giải và phải đóng dấu của ngày lập biên bản hòa giải thành
UBND cấp xã; đồng thời phải được mà không có đương sự nào thay
gửi ngay cho các bên tranh chấp và đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó, thì
lưu tại UBND cấp xã. Sau thời hạn Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải
10 ngày kể từ ngày lập biên bản hoặc một Thẩm phán được Chánh
hòa giải thành mà các bên tranh án Tòa án phân công phải ra quyết
chấp có ý kiến bằng văn bản về nội định công nhận sự thỏa thuận
dung khác với nội dung đã thống của các đương sự. Quyết định này
nhất trong biên bản hòa giải thành có hiệu lực pháp luật ngay sau khi
thì chủ tịch UBND cấp xã tổ chức được ban hành và không bị kháng
lại cuộc họp hội đồng hòa giải để cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
xem xét giải quyết đối với ý kiến thẩm.
bổ sung và phải lập biên bản hòa + Trường hợp hoà giải
giải thành hoặc không thành. không thành: ra quyết định đưa vụ
+ Trường hợp hòa giải thành án ra xét xử.
mà có thay đổi hiện trạng về ranh
giới sử dụng đất:
Biên bản hoà giải thành là
căn cứ cho việc ra quyết định công
nhận sự thay đổi hiện trạng sử
dụng đất của UBND cấp có thẩm
quyền.
+ Trong trường hợp đã hoà
giải thành nhưng không có thay đổi
về hiện trạng sử dụng đất thì không
có bất kì căn cứ nào để ràng buộc,
để bảo đảm các bên cam kết sẽ
thực hiện các thoả thuận của mình.
+ Trường hợp hoà giải
không thành hoặc sau khi hòa giải
thành mà có ít nhất một trong các
bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa
giải thì UBND cấp xã lập biên bản
hòa giải không thành và hướng dẫn
các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ
quan có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp tiếp theo

Đề số 32
Câu 2: Phân tích nguyên tắc: Nhà nước ưu tiên và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp?
Anh(Chị) có nhận định, đánh giá gì về việc thực hiện nguyên tắc này trong thời gian
qua? (câu 2 đề 1)
*Phân tích : Câu 2 Đề 1
*Nhận định, đánh giá :
Việc áp dụng nguyên tắc này đã đem lại những hiệu quả rõ rệt như sau:
- Giúp hạn chế đến thấp nhất việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích
khác.
- Tăng thêm được vốn đất nông nghiệp nhờ các chính sách như khai hoang…. => bảo
đảm số lượng lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước cho dân cư cũng như
đạt được những chỉ tiêu về xuất khẩu hàng năm.
- Phần nào tạo điều kiện việc làm cho người dân nông thôn.
- Giúp cải thiện, bảo vệ chất lượng đất nông nghiệp.
Bên cạnh những điểm tích cực nêu trên thì cũng có những rào cản nhất định trong
việc áp dụng, cụ thể:
- Quá trình đô thị hóa khiến nhiều hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đất nông nghiệp
thành đất ở. Nhiều khu dân cư hình thành do quá trình tự chuyển đổi đất nông nghiệp, các
cấp chính quyền không kiểm soát được quỹ đất nông nghiệp còn trong các khu dân cư.
- Khi thực hiện dự án không thu hồi hết đất diện tích nông nghiệp, phần diện tích đất
nông nghiệp còn lại không đủ đảm bảo các tiêu chuẩn về canh tác. Các dự án được giao
đất nhưng chậm đầu tư, bỏ hoang hóa.
Ngoài ra, đó còn lại quy hoạch không mang tính đồng bộ, quản lý nhà nước về đất đai
lỏng lẻo, một thời gian dài buông lỏng quản lý khiến cho tình trạng sử dụng đất trái pháp
luật gia tăng.

Đề số 33
Câu 2: Hãy phân tích các điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành
để Nhà nước xét và công nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân?
(Khoản 9 Điều 3, Điều 100 + 101 LDD, Điều 22 Nghị ĐỊnh 43)
Khoản 9 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là
việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có
nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với
thửa đất xác định”.
Trên thực tế, hộ gia đình, cá nhân là chủ thể sử dụng đất chủ yếu ở nước ta hiện nay. Vì
vậy, cấp GCNQSDĐ cho đối tượng này góp phần quan trọng tăng cường hiệu quả quản
lý nhà nước về đất đai. Việc cấp GCNQSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân được Luật đất
đai 2013 quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong
các loại giấy tờ tại Khoản 1 Điều 100 thì được cấp GCNQSDĐ:
Như vậy, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất muốn được cấp GCNQSDĐ thì trước
tiên họ phải sử dụng đất ổn định. Vậy hiểu thế nào là sử dụng đất ổn định? Theo Điều 21
Nghị định số 43/2014/NĐ – CP
Thứ hai, khoản 2 Điều 100
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp sử dụng đất từ việc nhận chuyển quyền sử
dụng đất nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền. Những người sử dụng đất có giấy tờ về
quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp; nhưng vì nhiều lý do
khác nhau (ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ tài chính, thủ tục hành chính phức tạp, ý thức pháp
luật kém, …) nên họ vẫn sử dụng đất mà không thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, Khoản 3 Điều 100
Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là một vấn đề nóng bỏng, chiếm khoảng 80%
tổng số các khiếu nại, tố cáo trong cả nước. Hơn nữa, có không ít người sử dụng đất theo
bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc Luật đất đai quy định như vậy không
chỉ phù hợp với thực tế sử dụng đất mà còn bảo đảm quyền lợi của họ.
Thứ tư, Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy
chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện
theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, Luật đất đai 2013 dành một điều quy định về việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình,
cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, cụ thể:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà
không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa
phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất
ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của
Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và
không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất
không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Mặt khác, Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ – CP còn bổ sung quy định cụ thể về
cấp GCNQSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày
01/07/2014 và đối với hộ gia đình, cá nhân được giao đất không đúng thẩm quyền.

Đề số 34
Câu 1: Hãy chỉ rõ những tồn tại, bất cập lớn nhất trong chính sách tái định cư hiện
nay? Chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục? (ý nhỏ trong đề 26)
- Chất lượng của nhà ở và đất tái định cư còn thấp kém;
- Điều kiện và địa bàn khu tái định cư xa trung tâm, khó khăn cho ổn định cuộc sống và
việc làm.
- Còn thiếu minh bạch, công khai trong tái định cư, không đảm bảo công bằng.
* Nguyên nhân:
+ Chính  sách PL còn hạn chế:
+ Chưa có quy hoạch thỏa đáng và tài chính tốt để thực hiện có hiệu quả tái định cư.
+ Chính sách tái định cư chủ yếu mang tính áp đặt một chiều từ  phía Nhà nước.
+ Chưa quy định rõ các biện pháp chế  tài đối với cán bộ thực thi nhiệm vụ khi có những
biểu hiện của sự thiếu minh bạch và công bằng.
* Giải pháp
- Cần có quy hoạch đồng bộ, có quỹ đất hợp lý cho tái định cư;
- Cần xác định rõ trách nhiệm cho người đứng đầu thực hiện tái  định cư là ai: Nhà nước
hay chủ đầu tư?
- Cần thanh tra thường xuyên và có biện pháp chế tài rõ ràng đối với sai phạm khi tái
định cư không đảm bảo quyền lợi cho dân...
Câu 2: Có những loại giá đất nào theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành?
(giống câu 1 đề 19) Phân biệt giữa Bảng giá đất và Giá đất cụ thể? (Giống đề 37)

Bảng giá đất Giá đất cụ thể

Đều là giá do Nhà nước định – cụ thể là UBND cấp tỉnh.

Do HĐND tương ứng thông qua Do UBND ban hành

Xây dựng dựa trên nguyên tắc, Xây dựng dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông
phương pháp định giá đất và tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về
khung giá đất giá đất trong cơ sở dữ liệu.

Mang tính ổn định Mang tính thời điểm, thị trường

Dùng để làm căn cứ tính các Dùng để làm căn cứ tính tiền bồi thường khi NN
nghĩa vụ tài chính của NSDĐ. thu hồi đất: (Khoản 4 Điều 114)
(Khoản 2 Điều 114)

Đề số 35
Câu 1: Hãy phân tích các căn cứ để Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất
đai của người sử dụng đất? Việc đề ra các căn cứ đó có ý nghĩa gì đối với công tác
quản lý nhà nước về đất đai?
 Các căn cứ Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai của người sử
dụng đất ( điều 64)
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền
sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục
đích mà tiếp tục vi phạm;
– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật đất đai 2013 mà nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho;
– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà
người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng
hoặc không đảm bảo tiến độ theo quy định của pháp luật;
 Các căn cứ đó có ý nghĩa đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai:
+ Hạn chế việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai
+ Giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn vấn đề sử dụng đất, góp phần bảo vệ quỹ
đất, bảo vệ chất lượng đất, giúp việc sử dụng đất diễn ra đúng mục đích, tiết kiệm,
đạt hiệu quả cao.
+ Đặt ra các căn cứ cụ thể giúp tránh việc thu hồi đất ồ ạt, trái pháp luật làm ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Câu 2: Nhà nước có những khoản thu tài chính nào từ đất đai? Hãy chỉ rõ những
thất thu trên thực tế thời gian qua khi thực hiện nguồn thu này.
 Điều 107. Các khoản thu tài chính từ đất đai
1. Các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm:
- Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất;
- Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê;
- Thuế sử dụng đất;
- Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
- Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
- Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
- Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
 Những thất thu trên thực tế thời gian qua khi thực hiện nguồn thu này
* Thất thu
- Gian lận từ thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
- Thất thu thuế chuyển quyền sử dụng đ:
+ Khai man giá trị hợp đồng chuyển nhượng (do chủ yếu thực hiện bằng tiền mặt nên dễ
khai man, khó xác định).
+ Giá đất Nhà nước thấp, trong khi giá đất thị trường cao => thất thu thuế chuyển quyền
sử dụng đất.
- Thất thu khi cấp giấy chứng nhận: Đặc biệt là đất vườn ao, đất có nhà và công trình xây
dựng nhưng khi cấp, người sử dụng đất không đăng ký quyền sở hữu nhà và công trình
xây dựng....
Thuế SDĐ: công ty được giao đất nhưng chậm triển khai dự án, để nợ đọng kéo dài; một
số đơn vị yếu kém về năng lực tài chính; một số trường hợp đang trong quá trình xét
duyệt hồ sơ khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng ứng trước vào tiền sử dụng đất
phải nộp…

Đề số 36
Câu 1: Trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất? Có
trường hợp nào không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường về tài sản
trên đất không? Cho ví dụ cụ thể?
 Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất
Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;
- Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp
được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;
- Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng
được miễn tiền sử dụng đất;
- Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một
lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
- Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
- Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;
3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1
Điều 65 của Luật này;
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền
sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục
đích mà tiếp tục vi phạm;
– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật đất đai 2013 mà nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho;
– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà
người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng
hoặc không đảm bảo tiến độ theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi
phạm hành chính mà không chấp hành;
– Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng
cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không
được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
– Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất
có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải
thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử
dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi
khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
– Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
– Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật đất đai 2013 là trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng
trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất
nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất,..
 Có trường hợp nào không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường về
tài sản trên đất

Câu 2: Có bao nhiêu loại hạn mức được áp dụng đối với đất nông nghiệp? Phân tích
mục đích, ý nghĩa của quy định đối với từng loại hạn mức đất?
 Luật đất đai 2013 quy định 2 loại hạn mức được áp dụng đối với đất nông nghiệp
bao gồm:
–   Hạn mức giao đất nông nghiệp (quy định tại Điều 129).
–   Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp (quy định tại Điều 130).

 Luật đất đai 2013 có quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có mục đích
và ý nghĩa:
+ Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có tác động tích cực đến đời sống
kinh tế ở nông thôn, nó bảo đảm cho người nông dân có đất đai để sản xuất, thực hiện
được chính sách của Đảng và nhà nước ta là người cày có ruộng.

+ Quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã
hội, thậm chí còn mang một số chính trị to lớn: Giải quyết hợp lý chính sách hạn mức,
chúng ta vừa thúc đẩy được kinh tế nông thôn phát triển vừa bảo đảm được ổn định xã
hội.

+ Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo sử dụng đất đai có hiệu
quả, phục vụ tốt các mục tiêu, kinh tế, xã hội do nhà nước đề ra.

+ Quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo cho người làm nông nghiệp có đất
để sản xuất và nhằm khắc phục tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp, sang sử dụng vào
mục đích phi nông nghiệp.

+ Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp còn xuất phát từ những nguyên nhân
như tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ở nông thôn, môi trường quan giữa
ruộng đất – dân số – lao động trở nên hết sức căng thẳng. Đa số nông dân, thu nhập của
họ chỉ đủ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, không có khả năng đầu tư
thêm cho sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn và cũng không có khả năng đầu tư vào
các lĩnh vực khác, bởi vậy việc áp dụng chính sách này là cần thiết.

Đề số 37
Câu 1: Theo Luật đất đai 2013 thì những trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất không
được bồi thường tài sản gắn liền với đất? Những trường hợp không được bồi thường
về tài sản có đương nhiên cũng không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi
không? Vì sao?

 aĐiều 92 Luật đất đai 2013 quy định những trường hợp Nhà nước thu hồi đất
không được bồi thường tài sản gắn liền với đất gồm:
Thứ nhất: Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định
tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và các điểm b, d khoản 1 Điều 65 của
Luật đất đai 2013. Cụ thể là các trường hợp:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền
sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục
đích mà tiếp tục vi phạm;
– Người sử dụng đất cổ ý hủy hoại đất;
– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật đất đai 2013 mà nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho;
– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà
người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng
hoặc không đảm bảo tiến độ theo quy định của pháp luật;
– Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
Thứ hai, tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ
sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quar nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không
còn sử dụng.

 Những trường hợp không được bồi thường về tài sản vẫn được bồi thường về
đất khi Nhà nước thu hồi.
Những trường hợp không được bồi thường về tài sản không luôn luôn ảnh hưởng tới việc
bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi, bởi lẽ có trường hợp tài sản được hình thành trái
pháp luật và hình thành sau khi đã có quyết định thu hồi đất không thuộc các trường hợp
thu hồi đất mà không được bồi thường về đất (so sánh điều 92.2 và điều 82). Đây là bởi
vì những trường hợp nói trên là trường hợp khi các vi phạm , sai phạm dẫn tới hình thành
tài sản chỉ vi phạm đối với việc phát sinh tài sản chứ không vi phạm đối với quyền sử
dụng đất, nên khi qui định rằng không bồi thường về phần tài sản bị vi phạm không tính
đến quyền sử dụng đất

Câu 2: Có những loại giá đất nào theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành?
Phân biệt giữa Bảng giá đất và Giá đất cụ thể?

 Có 3 loại giá đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành:
- Giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định
- Giá đất do trúng đấu giá Quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất
- Giá đất do người sử dụng đất thoả thuận với những người có liên quan khi thực hiện các
quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất.

Việc điều chỉnh bảng giá đất được thực hiện trong các trường hợp:

– Khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% trở lên
so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất
của loại đất tương tự

– Khí giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm
từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180%
trở lên

Việc xác định giá đất cụ thể dựa trên căn cứ là nguyên tắc định giá đất, phương pháp định
giá đất; kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường, kết quả tổng hợp,
phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị tr1ường.

Đề số 39
Câu 1: Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích là gì? Ủy ban nhân dân cấp
xã được sử dụng đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích như thế nào?
Đất công ích 5% (hay còn gọi là quỹ đất dự phòng 5%) là loại đất được lấy từ không quá
5% quỹ đất nông nghiệp ở địa phương bao gồm đất trồng cây hang năm, đất trồng cây lâu
dài, đất nuôi trồng thuỷ sản, để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương
 Điều 132. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
1. Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn
được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện
tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ
cho các nhu cầu công ích của địa phương.

 Uỷ ban nhân dân cấp xã được sử dụng đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
công ích:
2. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử
dụng vào các mục đích sau đây:
a) Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn
hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa
địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy
định tại điểm khoản này;
c) Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Câu 2: Đất chưa sử dụng gồm những loại đất gì? Cơ quan nhà nước nào có trách
nhiệm quản lý đối với đất chưa sử dụng?
 Căn cứ theo Khoản 3 Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì: “Nhóm đất chưa sử dụng
gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.”
Điều 58 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, đất chưa sử dụng gồm:
“Đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không
có rừng cây”
Đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào
mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chưa xác định là đất khu
dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài.
 Theo quy định tại Điều 164 của Luật đất đai năm 2013 như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa
phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.
– Việc quản lý đất chưa sử dụng được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý chặt chẽ quỹ đất chưa sử dụng và việc
đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng tại địa phương theo quy định trên.

Đề số 40
Câu 1: Hộ gia đình, cá nhân muốn sử dụng đất để xây dựng mô hình kinh tế trang
trại có thể nhận quyền sử dụng đất dưới những hình thức nào?
 Căn cứ Điều 142. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại ( Luật đất đai năm 2013 )
2. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử
dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại Điều 129 của Luật
này; đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế,
được tặng cho; đất do nhận khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp.

Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không
trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối khi hết thời
hạn được giao thì phải chuyển sang thuê đất;

Câu 2: Nhà nước thực hiện quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai thông qua hệ
thống các cơ quan nhà nước như thế nào? Quyền của Nhà nước với tư cách là đại
diện chủ sở hữu được thể hiện như thế nào theo quy định của pháp luật đất đai hiện
hành?

 Căn cứ Điều 21 Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể :
- Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai
trong phạm vi cả nước.
- Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng
giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng của địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành
pháp luật về đất đai tại địa phương.
- Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai
theo thẩm quyền do Luật Đất đai quy định.

 Căn cứ Điều 4. Sở hữu đất đai quy định


Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Điều 13 LDD 2013 quy định, với vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai, nhà
nước có các quyền sau:
(1) Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
(2) Quyết định mục đích sử dụng đất (Điều 14): thông qua quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
(3) Quy định về hạn mức sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất (Điều 15): hạn mức
sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức
công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp. Thời hạn sử dụng đất gồm các hình thức đất được sử dụng ổn định lâu
dài và đất sử dụng có thời hạn.
(4) Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất (Điều 16):
- Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất vì
mục đích quốc phòng an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất
theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
- Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,
phòng chống thiên tai.
(5) Quyết định giá đất (Điều 18): Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp
định giá đất; ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.
(6) Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất (Điều 17).
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức:
- Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất
1 lần cho cả thời gian thuê.
- Công nhận quyền sử dụng đất.
(7) Quyết định chính sách tài chính về đất đai (Điều 19): Nhà nước quyết định
chính sách thu, chi tài chính về đất đai và điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất
mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế,
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho
người có đất thu hồi.
(8) Quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 20): Nhà nước
quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và
nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

You might also like