You are on page 1of 97

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM




PHẠM TRẦN HẠNH THI

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG


TÚI SINH THÁI (ECO BAGS) CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


PHẠM TRẦN HẠNH THI

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG


TÚI SINH THÁI (ECO BAGS) CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN VĂN DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tác giả, chưa từng được công bố hay bảo vệ trước đây. Các dữ liệu và tài liệu
được sử dụng trong luận văn này đều được ghi nguồn trích dẫn rõ ràng và được liệt
kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tác giả luận văn

Phạm Trần Hạnh Thi


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình ảnh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................... 1
1.1 Tổng quan .................................................................................................. 1
1.2 Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................. 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 5
1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ................................................................... 6
1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
1.6 Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 7
1.7 Kết cấu luận văn ......................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 8
2.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 8
2.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 8
2.1.2 Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 9
2.1.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA –
Fishbein & Ajzen, 1980) ..................................................................................... 9
2.1.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB,
Ajzen, 1991) ...................................................................................................... 12
2.1.3 Các nghiên cứu trước ............................................................................. 13
2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết .............................................. 14
2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................. 14
2.2.2 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đề xuất ................................. 15
2.2.2.1 Thái độ ................................................................................................... 15
2.2.2.2 Chuẩn chủ quan..................................................................................... 16
2.2.2.3 Kiểm soát hành vi ................................................................................. 17
2.2.2.4 Kiến thức ............................................................................................... 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 19
3.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 19
3.1.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................ 19
3.1.2 Nghiên cứu định lượng ......................................................................... 20
3.1.3 Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................... 21
3.1.4 Qui trình nghiên cứu ............................................................................. 22
3.2 Thiết kế nghiên cứu...................................................................................... 22
3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................ 22
3.2.2 Thiết kế thang đo .................................................................................. 23
3.2.2.1 Biến độc lập........................................................................................... 23
3.2.2.2 Biến phụ thuộc ...................................................................................... 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 28
4.1 Thống kê mô tả mẫu..................................................................................... 28
4.1.1 Thông tin cá nhân .................................................................................. 28
4.1.2 Tình trạng sử dụng túi sinh thái ............................................................ 30
4.2 Đánh giá thang đo ........................................................................................ 31
4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................... 31
4.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................. 33
4.2.2.1 Phân tích EFA đối với biến độc lập ..................................................... 33
4.2.2.2 Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc ................................................ 35
4.2.2.3 Diễn giải kết quả ................................................................................... 36
4.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 36
4.3.1 Phân tích tương quan ............................................................................. 38
4.3.2 Phân tích hồi quy ................................................................................... 39
4.3.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định hồi quy................................................. 42
4.3.3.1 Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc
lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi ................................................ 42
4.3.3.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư ....................................... 42
4.4 Phân tích mô tả biến nghiên cứu................................................................... 43
4.5 Phân tích ANNOVA .................................................................................... 45
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu....................................................................... 47
4.6.1 Thái độ ................................................................................................. 47
4.6.2 Chuẩn chủ quan .................................................................................... 48
4.6.3 Kiểm soát hành vi ................................................................................. 48
4.6.4 Kiến thức .............................................................................................. 49
4.7 Tóm tắt ........................................................................................................ 49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................... 50
5.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu ........................................................................ 50
5.2 Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................. 51
5.3 Hàm ý cho nhà quản trị ................................................................................ 53
5.4 Kiến nghị đối với Nhà nước, cơ quan môi trường......................................... 55
5.5 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 60
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8
PHỤ LỤC 9
PHỤ LỤC 10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

TRA : (Theory of Reasoned Action) Lý thuyết hành động hợp lý


TPB : (Theory of Planned Behavior) Lý thuyết hành vi hoạch định
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
EFA : (Exploratort Factor Analysis) Phương pháp phân tích nhân tố khám
phá
KMO : (Kaiser-Meyer-Olkin) Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA
VIF : (Variance Inflation Factor) Hệ số phóng đại phương sai
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “Thái độ” ............................... 26

Bảng 3.2: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “Chuẩn chủ quan” .................. 26

Bảng 3.3: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “Kiểm soát hành vi” ............... 27

Bảng 3.4: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “Kiến thức” ............................ 27

Bảng 3.5: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “Ý định sử dụng” ................... 28

Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................... 30

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach alpha của thang đo “Thái độ” ................... 32

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach alpha của thang đo “Chuẩn chủ quan”...... 33

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của thang đo “Kiểm soát hành vi cảm
nhận” ..................................................................................................................... 33

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của thang đo “Kiến thức” .............. 34

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của thang đo “ý định sử dụng" ....... 34

Bảng 4.7: Bảng tổng hợp kiểm định các thang đo .................................................. 35

Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố của biến độc lập ............................................ 36

Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố của biến phụ thuộc ........................................ 38

Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa các biến ........................................................ 40

Bảng 4.11: Bảng thông số mô hình hồi quy ........................................................... 36

Bảng 4.12: Kết quả phân tích phương sai (hồi quy) ............................................... 40

Bảng 4.13: Kết quả các hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter ....................... 41

Bảng 4.14: Thống kê mô tả biến ............................................................................ 43

Bảng 4.15: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Giới tính” với “Ý định sử
dụng”..................................................................................................................... 45
Bảng 4.16: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Độ tuổi” với “Ý định sử
dụng”..................................................................................................................... 45

Bảng 4.17: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Trình độ học vấn” với “Ý
định sử dụng” ........................................................................................................ 46

Bảng 4.18: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Nghề nghiệp” với “Ý định
sử dụng” ................................................................................................................ 46

Bảng 4.19: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Thu nhập” với “Ý định sử
dụng”..................................................................................................................... 46

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định các giả thuyết ......................................................... 47
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý....................................................... 12

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định .................................................... 14

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 15

Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu .............................................................................. 24

Hình 4.1: Kết quả phân tích hồi quy ...................................................................... 43


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Tổng quan

Túi ni-lông xuất hiện cách đây khoảng 150 năm – do nhà hóa học Anh
Alexander Parkes phát minh. Hiện nay túi ni-lông đang được sử dụng phổ biến trên
thế giới và cả Việt Nam do tính tiện lợi của nó như: rẻ tiền, nhẹ, dẻo, bền chắc…
Khi đi mua bất kỳ loại hàng hóa nào thì người mua luôn nhận được túi ni-lông để
xách hàng hóa từ những loại hàng hóa có giá trị đến những vật dụng thông thường
phục vụ cho đời sống hàng ngày. Sự ra đời của túi ni-lông đã mang lại nhiều tiện
ích, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này túi ni-lông đang là
một vấn nạn môi trường mà nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ. Người ta
tính rằng, vứt bỏ một túi ni-lông chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi
nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 – 1.000 năm mới có thể phân
hủy được. Ước tính, mỗi năm nhân loại xài khoảng 500 – 1.000 tỉ túi nhựa. Vì thế
túi ni-lông đang bị coi là một trong những “thủ phạm” nguy hiểm gây ô nhiễm môi
trường – sự “ô nhiễm trắng”.1
Mỗi ngày, TP.HCM dùng 30 tấn túi ni lông. Đó là kết quả khảo sát của Quỹ Tái
chế chất thải TP.HCM. Khảo sát việc sử dụng túi ni lông cho thấy, 72% lượng túi ni
lông được tiêu thụ ở 229 chợ, số còn lại tiêu thụ ở siêu thị và các trung tâm thương
mại trên địa bàn TP.HCM.2
Trong nỗ lực “xanh hóa” môi trường, dần loại bỏ túi ni-lông, kể từ ngày
1/1/2012, theo Luật thuế bảo vệ môi trường3, túi ni-lông bán ra bắt buộc phải chịu
thuế. Những doanh nghiệp sản xuất túi ni-lông trước đây không bị áp thuế bảo vệ

1
Theo Petrotimes với nhan đề “Đánh thuế nặng túi nilon, cơ hội cho túi sinh thái” của tác giả Vương Tâm
(21/03/2012)
2
Theo Người Lao Động với nhan đề “Giảm dùng túi ni lông để giữ sạch môi trường” của tác giả Thanh Lê
(27/08/2008)
3
Luật thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 15-11-2010, có hiệu lực thi hành
từ ngày 1-1-2012.
2

môi trường thì kể từ ngày 1/1 phải đóng mức 30.000 – 50.000 đồng/kg. Mức thuế
này đã làm giá thành túi nilông trên thị trường có thời điểm tăng thêm 40.000 –
45.000 đồng/kg, tăng 50 – 70% so với trước Tết Dương lịch. Theo đó, một số nơi
mức tăng từ 40.000 đồng lên 65.000 – 70.000 đồng/kg, đỉnh điểm là một số nơi tăng
ở mức 80.000 đồng/kg.
Việc đánh thuế túi ni-lông đã mở đường cho việc phát triển và phổ biến túi thân
thiện với môi trường. Có khá nhiều loại túi thay thế cho túi ni-lông, trong đó phải kể
đến túi sinh thái, xuất hiện trong đời sống từ năm 2009, tuy vậy cho đến nay, những
chiếc túi này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Các loại túi sinh thái không sử dụng
thuốc nhuộm màu hay tẩy trắng gây hại cho môi trường và khi cần có thể dễ dàng
giặt sạch và tái sử dụng nhiều lần.
Tuy nhiên, cho đến nay người tiêu dùng vẫn chưa “mặn mà” mấy với túi sinh
thái. Túi sinh thái hầu hết chỉ được sử dụng tại các siêu thị, nhưng số lượng lại rất ít.
Không phải không biết rõ tác hại của túi ni-lông đối với sức khỏe của bản thân và
cộng đồng nhưng đại đa số người tiêu dùng Việt Nam vẫn sử dụng túi ni-lông như
một thói quen khó bỏ.
Hiện nay, cả thế giới đang đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu, nguồn tài
nguyên bị khai thác cạn kiệt và môi trường ô nhiễm nặng nề. Chỉ một hành động
nhỏ như bỏ túi ni-lông, sử dụng túi sinh thái với chất liệu an toàn, dễ phân hủy cũng
là cách để mỗi người dân góp phần giữ gìn trái đất và giữ gìn chính cuộc sống của
mình.
1.2 Lý do lựa chọn đề tài
Nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó vấn đề ô nhiễm, suy
thoái môi trường ngày càng có xu hướng gia tăng. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến ô nhiễm môi trường là sự lạm dụng túi ni-lông của cộng đồng dân cư trong
sinh hoạt hằng ngày. Túi ni-lông đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống của
người dân. Tuy nhiên, những người sử dụng túi ni-lông đa phần mới chỉ quan tâm
tới những tiện ích của nó mà không hề biết những chiếc túi ni-lông được tạo ra từ
Poyethylen, một loại nhựa dẻo nóng từ dầu mỏ và việc sử dụng túi ni-lông tràn lan
3

sẽ gây tác động xấu tới môi trường và sức khỏe của chính mình. Mỗi năm, toàn thế
giới sử dụng hơn 13 tỷ túi ni-lông, trung bình mỗi người sử dụng 220 túi. Mỗi túi
ni-lông thường chỉ được sử dụng 12 phút trước khi bị vứt đi nhưng chúng lại tồn tại
trong môi trường đến hàng nghìn năm. Túi ni-lông hiện đang trở thành “thảm họa”
môi trường ở Việt Nam. Việc hạn chế việc dụng bừa bãi túi ni-lông và tiến tới từng
bước loại trừ túi ni-lông ra khỏi đời sống là việc cần phải làm và phải làm ngay
trước khi Việt Nam trở thành một “bãi rác ni-lông”. Thế nhưng, việc xóa bỏ thói
quen sử dụng túi ni-lông lại không dễ dàng và nhanh chóng.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đang là xu
hướng chủ đạo của người tiêu dùng thế giới. Người tiêu dùng hiện đại chỉ sử dụng
những sản phẩm chất lượng tốt và an toàn, thân thiện với môi trường. Xu hướng
"người tiêu dùng xanh" (green consumer) đã hình thành nhận thức và quan niệm
mới trong sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ớ Việt
Nam, các nhà sản xuất và người tiêu dùng cũng đang hướng đến các sản phẩm thân
thiện với môi trường, đặc biệt sử dụng túi sinh thái để thay thế và loại bỏ túi ni-
lông.
Tuy nhiên, sau gần 3 năm xuất hiện trên thị trường, những chiếc túi sinh thái
(Eco bag), hay “túi thân thiện với môi trường” hiện vẫn chưa quen thuộc với cuộc
sống của từng người dân bởi giá thành khá cao và cách thức tuyên truyền còn chưa
hiệu quả. Với ưu điểm là thời gian phân hủy ngắn, thân thiện với môi trường, đồng
thời là mặt hàng không phải đánh thuế môi trường, tuy nhiên, hiện nay, túi sinh thái
- thân thiện với môi trường vẫn vắng bóng. Người tiêu dùng vẫn không thường
xuyên sử dụng loại túi này, do vậy, lượng tiêu thụ túi ni-lông thông thường vẫn gia
tăng chóng mặt.
Trước thực tế trên, cần có những chương trình hạn chế sử dụng túi ni-lông và
thay thế bằng túi sinh thái thân thiện môi trường là việc làm cần thiết. Song để
chương trình đạt hiệu quả, cần có chiến lược, chính sách và giải pháp đồng bộ, cụ
thể. Trước mắt, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác
hại của việc sử dụng túi ni lông, từ đó thay đổi thói quen, cũng cần phải khuyến
4

khích các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các loại túi sinh thái - túi thân thiện môi
trường với những ưu thế hơn hẳn túi ni-lông... Nếu chúng ta chỉ kêu gọi hạn chế sử
dụng túi ni-lông mà không chú trọng sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường
thì chủ trương khó đi vào cuộc sống và không đạt kết quả bền vững.

Với những lý do trên, em đã chọn đề tài “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý
ĐỊNH SỬ DỤNG TÚI SINH THÁI (ECO BAGS) CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” nhằm mục đích tuyên truyền về tác hại của
túi ni-lông với môi trường; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nghiên
cứu có thể giúp các cơ quan môi trường, chính quyền địa phương, có được các biện
pháp cơ bản nhằm thay đổi dần thói quen sử dụng túi giấy ni-lông trong cộng đồng,
tăng cường sử dụng túi tái chế - túi sinh thái.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu


Với sự cần thiết của việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng
túi sinh thái, nghiên cứu được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau đây:
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái của người
tiêu dùng tại TP.HCM và mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử
dụng túi sinh thái.
• Xem xét các yếu tố nhân khẩu học tác động lên ý định sử dụng túi sinh thái
của người tiêu dùng tại TP.HCM.
• Đề xuất một số giải pháp cho các cơ quan môi trường, cơ quan chức năng
nhằm gây ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái của người tiêu dùng tại
TP.HCM.
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: tác giả chọn là TP.HCM, đây là thành phố lớn nhất nước,
có sự phát triển nhanh nhất nước, cũng là thành phố đã có nhiều chương trình phát
động người dân sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni-lông. Nên việc xác định các
yếu tố ảnh hưởng lên ý định sử dụng tương đối chính xác hơn.
5

Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến ý định sử dụng túi sinh thái.

Đối tượng khảo sát: người tiêu dùng tai TP.HCM có ý định mua sản phẩm túi
sinh thái.
1.5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: Nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn
sâu với 20 người tiêu dùng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng bảng câu
hỏi chi tiết qua internet và phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 20.0 với các công
cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích
nhân tố EFA để sàng lọc các thang đo, phân tích tương quan và phân tích hồi quy
được sử dụng để kiểm định các giả thuyết.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu đã mang lại những ý nghĩa thực tiễn sau:
• Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các cơ quan môi trường, cơ quan
chức năng thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh
thái của người tiêu dùng tại TP.HCM, từ đó đề ra những chính sách hợp
lí, hiệu quả cho việc sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni-lông, nhằm tạo
ra một môi trường ngày cành trong sạch hơn.
• Kết quả cũng được sử dụng cho các công ty kinh doanh túi sinh thái biết
được các yếu tố ảnh hưởng, nhằm xác định được nhu cầu và sở thích của
người tiêu dùng, để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đó.
1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan – Trình bày lý do hình thành đề tài nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu – Trình bày tổng quan cơ
sở lý thuyết, từ đó hình thành mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết cho mô
hình nghiên cứu.
6

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Nêu lên trình tự nghiên cứu, thiết kế
nghiên cứu, bao gồm xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp lấy
mẫu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu – Trình bày kết quả kiểm định thang đo, phân
tích nhân tố và phân tích hồi quy.
Chương 5: Kết luận – Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những
đóng góp của nghiên cứu đối với các tổ chức, cơ quan môi trường, doanh nghiệp
sản xuất túi sinh thái và những hạn chế của nghiên cứu, để định hướng cho các
nghiên cứu tiếp theo.
7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương một đã trình bày một cách tổng quan về mối nguy hại khi sử dụng
túi ni-lông và các chương trình tuyên truyền, các hoạt động nhằm khuyến khích sử
dụng túi sinh thái thay cho túi ni-lông. Chương một cũng đã đề cập tới mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng , phạm vi nghiên cứu cũng như sự cần thiết của đề tài
Chương hai này, sẽ trình bày một số khái niệm, các khung lý thuyết có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu các nghiên cứu trước đó liên quan đến việc
sử dụng túi sinh thái hoặc những sản phẩm tiêu dùng khác. Từ đó đưa ra mô hình
nghiên cứu cho đề tài và đề xuất các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu.
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm
Phần này sẽ trình bày một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao
gồm khái niệm về túi sinh thái và người tiêu dùng
Túi sinh thái: là một loại sản phẩm sinh thái, được làm từ chất liệu thân thiện
với môi trường ví dụ như vải bố, vải gay, vải đay…không sử dụng thuốc tẩy trắng
hay hóa chất tạo màu, tạo điều kiện cho việc dễ dàng giặt giũ và tái sử dụng nhiều
lần.4
Ngày nay, các loại túi sinh thái được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau
nên đã dần dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Có được một chiếc túi
dáng dấp “sàng điệu” kèm theo dòng chữ “I am eco” (Tôi là sản phẩm sinh thái) hay

4
Theo câu lạc bộ Go Green https://www.facebook.com/gogreenclub, Go Green - Hành trình xanh là câu
lạc bộ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thành lập từ năm 2008 với mạng lưới tình nguyện
viên rộng khắp cả nước. Trong 4 năm qua, Go Green đã tổ chức nhiều hoạt động môi trường có ý nghĩa
như: Chiến dịch EcoBag, Bức tranh kỷ lục về môi trường, Ngày hội đi bộ vì môi trường, Chiến dịch Khu phố
xanh, Một ngày sống xanh, Ngày hội sống xanh, Chương trình trò chơi thực tế City Greeners… và nhiều các
hoạt động liên kết với các CLB, tổ chức khác.
8

“I am not a nylon bag” (Tôi không phải là túi ni-lông) in nhiều hình thù ngộ nghĩnh,
đáng yêu khác nhau, người tiêu dùng thực sự hài lòng, bởi đây là một trong những
biểu hiện chứng minh rằng họ là người tiêu dùng hiện đại, thân thiện với môi
trường. Ở những nước như Nhật, Hàn Quốc, Singapore… người ta thậm chí còn tìm
mua và sử dụng những chiếc túi này ngay cả khi họ phải trả một mức giá cao hơn so
với loại túi thông thường khác. Và nhiều thương hiệu lớn cũng đã sử dụng túi sinh
thái trong chuỗi cửa hàng của mình.5

• Lợi ích của túi sinh thái:


- Túi được sử dụng hiệu quả với những đặc tính vượt trội để thay thế bao bì
giấy hoặc bao bì nhựa.
- Túi dễ dàng phân hủy trong đất cũng như khi đốt cháy nên được xem là
sản phẩm thân thiện môi trường.
- Sản phẩm có trọng lượng rất nhẹ, có thể xếp nhỏ lại, có độ bền & dai như
vải .
- Túi sinh thái có thể tái sử dụng nhiều lần với nhiều màu sắc & mẫu mã đa
dạng.

5
Theo câu lạc bộ Go Green https://www.facebook.com/gogreenclub
9

- Túi sinh thái được sử dụng rất hiệu quả cho việc quảng cáo thương hiệu
sản phẩm (in lên túi).6
• Đặc điểm của túi sinh thái:
- Túi sinh thái có đặc tính kháng tĩnh điện, kháng tia cực tím, kháng cháy và
kháng thấm.
- Túi sinh thái có đặc điểm thân thiện với môi trường vì được làm tư nguyên
liệu giấy tái chế, dây quai túi được bện từ giấy nên rất dẻo dai và có thể
đựng được vật nặng đáng kể không như vẻ mềm mại bề ngoài.
- Thiết kế đơn giản, in ấn dễ dàng và luôn có màu sắc bắt mắt

Người tiêu dùng: là một từ nghĩa rộng, dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia
đình, dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Khái niệm người tiêu
dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan
trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng. Người tiêu dùng là người có nhu cầu, có
khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống,
người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. 7

Ngoài ra, người tiêu dùng hiểu theo nghĩa hẹp là người mua, người sử dụng
hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Hiểu theo nghĩa rộng, người tiêu dùng ngoài mục đích mua bán hàng hóa, dịch vụ
để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, có thể còn phục vụ cho nhu cầu tái sản xuất kinh
doanh.
Đặc điểm của người tiêu dùng túi sinh thái:
- Có hiểu biết về túi sinh thái
- Có ý định mua sản phẩm túi sinh thái
- Có khả năng tài chính để mua sản phẩm túi sinh thái

6
Theo thông tin trên trang web của công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ Mỹ Kỳ với nhan đề “Túi môi
trường - người bạn của hành tinh xanh” (2011).
7
Theo bách khoa toàn thư Wikipedia.
10

• Ý định: theo Ajzen, I. (1991, trang 181) ý định được xem là “bao gồm các
yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy
mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi.” 8

2.1.2 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó


Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy tất cả các xu hướng tiêu dùng hàng tiêu
dùng bị ảnh hưởng bởi thái độ đối với hàng hóa/sản phẩm, áp lực và sự kỳ vọng của
xã hội, kiểm soát hành vi cảm nhận trên những rào cản và khó khăn của người tiêu
dùng. Những nghiên cứu đó phù hợp với các khái niệm mà lý thuyết hành động hợp
lý (TRA - Fishbein & Ajzen, 1980) và lý thuyết hành vi hoạch định (TPB – Ajzen,
1991) đã đưa ra. Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) đã thu hút được sự quan tâm
rộng rãi trong việc ứng dụng nó để giải thích hành vi tiêu dùng, chẳng hạn các động
cơ tiêu dùng thực phẩm biến đổi gien, thịt, bia, chế độ ăn uống sức khỏe, thực phẩm
hữa cơ (Ming Elisa Liu, 2007). Lý thuyết này cũng được vận dụng thành công trong
việc giải thích hành vi tiêu dùng cá ở các nước Châu Âu, chẳng hạn Na Uy (Olsen,
2001), Đan Mạch (Bredahl & Grunert, 1997), hoặc Bỉ (Verbeke & Vackier, 2005).
Nghiên cứu này là một phần trong nghiên cứu tâm lý con người, trong đó
TRA và TPB được sử dụng như là khái niệm khuôn khổ.
2.1.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA –Fishbein
& Ajzen, 1980)
Mô hình TRA được xây dựng từ năm 1967, được hiệu chỉnh và mở rộng từ
đầu những năm 70 bởi Ajzen và Fishbein (1980). Nó miêu tả sự sắp đặt toàn diện
của các thành phần thái độ được hợp nhất vào một cấu trúc để dẫn đến việc dự đoán
tốt hơn về hành vi. TRA được áp dụng rộng rãi để giải thích hành vi mua của người
tiêu dùng. TRA cho rằng hành vi ứng xử của một cá nhân được xác định bởi các
yếu tố ý định của cá nhân hướng về hành vi (intention towards the behavior), niềm

8
Nguyên tác: “ Intentions are assumed to capture the motivational factors that influence a behavior; they are
indications of how hard people are willing to try, of how much an effort thay are planning to exert, in order to
perform a behavior”.
11

tin (beliefs), thái độ (Attitudes), tham khảo người khác (referent others), chuẩn chủ
quan (subjective norms) và ý định hành vi (intentions) được sử dụng trong TRA để
đạt được sự hiểu biết tốt nhất về hành vi. Theo TRA, ý định hành vi của một cá
nhân được xác định bằng 2 yếu tố: thái độ hướng về hành vi và hành vi chuẩn mực
chủ quan. Mỗi yếu tố này bị ảnh hưởng bởi niềm tin và tham khảo người khác
tương ứng (Ajzen, 2002).
Trong mô hình này, thái độ của khách hàng được định nghĩa như là việc đo
lường nhận thức (hay còn gọi là niềm tin) của khách hàng đối với sản phẩm hoặc đo
lường nhận thức của khách hàng về các thuộc tính của sản phẩm. Khách hàng có
thái độ ưa thích nói chung đối với những sản phẩm mà họ đánh giá “dương tính” và
họ có thái độ không thích đối với những sản phẩm mà họ đánh giá “âm tính”.
Thái độ trong mô hình TRA có thể được đo lường như là một tập hợp nhận
thức, niềm tin tác động đến đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm. Để hiểu rõ
được xu hướng mua, chúng ta phải đo lường thành phần chủ quan mà nó ảnh hưởng
đến xu hướng mua của người tiêu dùng. Chuẩn chủ quan có thể được đo lường một
cách trực tiếp thông qua việc đo lường cảm xúc của người tiêu dùng về phía những
người có liên quan (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) sẽ nghĩ gì về dự định mua
của họ, những người này thích hay không thích họ mua sản phẩm, dịch vụ đó. Đây
là sự phản ánh việc hình thành thái độ chủ quan của họ.
Mức độ của thái độ những người ảnh hưởng đến xu hướng mua của người
tiêu dùng phụ thuộc vào hai điều: (1) mức độ mãnh liệt ở thái độ phản đối hay ủng
hộ của những người có ảnh hưởng đối với việc mua sản phẩm của người tiêu dùng
và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh
hưởng này.
Thái độ phản đối của những người ảnh hưởng càng mạnh và người tiêu dùng
càng gần gũi với những người này thì càng có nhiều khả năng người tiêu dùng điều
chỉnh xu hướng mua sản phẩm của mình. Và ngược lại, mức độ ưa thích của người
tiêu dùng đối với sản phẩm sẽ tăng lên nếu có một người nào đó được người tiêu
dùng ưa thích cũng ủng hộ mua sản phẩm này.
12

Mô hình TRA là một loạt các liên kết những thành phần thái độ. Thái độ
không ảnh hưởng mạnh hoặc trực tiếp đến hành vi mua. Tuy nhiên, thái độ có thể
giải thích trực tiếp được xu hướng mua. Xu hướng mua thể hiện trạng thái xu hướng
mua hay không mua một sản phẩm trong thời gian nhất định. Trước khi tiến đến
hành vi mua thì xu hướng mua đã được hình thành trong suy nghĩ của người tiêu
dùng. Vì vậy, xu hướng mua là yếu tố dự đoán tốt nhất hành vi mua của khách
hàng.

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein 1980)

Niềm tin thái độ Thái độ


và sự ước lượng
Ý định Hành vi
hành vi

Niềm tin chuẩn Chuẩn chủ


và sự thúc đẩy để quan
tuân theo

Nguồn: Davis, Bagozzi và Warshaw, 1989, trích trong Chutter M.Y., 2009, tr.3

2.1.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB –Ajzen,
1991)
Mặc dù có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình TRA song vẫn tồn tạo các ý
kiến phê bình về lý thuyết này. Một số nhà phê bình cho rằng ý định chỉ xác định
bởi thái độ và chuẩn chủ quan chưa đủ. Các khái niệm khác như đạo đức cá nhân,
dự đoán tích cực, cảm xúc tiêu cực, nhận thức, kiểm soát hành vi cảm nhận cũng là
các thành phần của ý định. Tương tự, hành vi trong quá khứ và thói quen, nhận thức
về nguồn lực và cơ hội để thực hiện các hành động có thể xác định hành vi.
Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) được phát triển bởi Ajzen năm 1988 như
là sự mở rộng lý thuyết TRA của Fishbein & Ajzen (1980). Sự khác biệt chính giữa
TRA và TPB là có thêm nhân tố kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived behavioral
control).
13

Ajzen (1991) cho rằng kiểm soát hành vi cảm nhận giống như năng lực cảm
nhận của con người để thực hiện hành vi đó. Mức độ kiểm soát hành vi cảm nhận
của mỗi cá nhận phụ thuộc vào kiểm soát niềm tin của chính họ, đó là sự dễ dàng
hay khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể trong một tình huống nào đó
(Ajzen, 1991).
Mô hình TPB được Ajzen khắc phục nhược điểm của TRA bằng cách thêm
vào một biến nữa là “kiểm soát hành vi cảm nhận” (Perceived behavioral control).
Nó đại diện cho các nguồn lực cần thiết của một người để thực hiện một công việc
bất kỳ. Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn đối với TRA trong việc dự đoán và
giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh
nghiên cứu.
Ajzen (1991) đã tập trung vào khái niệm kiểm soát hành vi được cảm nhận
như là niềm tin của một người về sự khó khăn hay dễ dàng ra sao trong việc thực
hiện một hành vi. Một người nghĩ rằng anh ta hoặc cô ta sở hữu ngày càng nhiều
nguồn lực và cơ hội thì người đó dự báo càng có ít các cản trở và do đó sự kiểm
soát hành vi của người đó càng lớn. Ajzen cho rằng các nhân tố kiểm soát có thể là
bên trong của một người (kỹ năng, kiến thức…) hoặc là bên ngoài người đó (thời
gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác, …), trong số đó nổi trội là các nhân tố
thời gian, giá cả, kiến thức.
Hình 2.2 Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định (Ajzen, 1991)

Niềm tin hành vi


 Thái độ

Niềm tin chuẩn


Ý định Hành vi
Chuẩn chủ quan

Niềm tin điều khiển Kiểm soát hành


Kiểm soát hành vi vi thật

Nguồn: Ajzen, I., The theory of planned behavior, 1991, tr. 182
14

2.1.3 Các nghiên cứu trước


Lý thuyết TRA và TPB được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như
hành vi sức khỏe, hành vi tiêu dùng, nghiên cứu thị trường, xã hội, tâm lý học…
Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào sử dụng lý thuyết TRA và TPB để
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái của người tiêu
dùng.
Tác giả đã tìm hiểu thêm các nghiên cứu tại các lĩnh vực khác như cá, rau
sạch, thực phẩm an toàn…hay các lĩnh vực môi trường để xác định các biến chính
và thêm các biến khác phù hợp với sản phẩm cụ thể mà người tiêu dùng có thể chọn
là túi sinh thái.
Nghiên cứu của Kalafatis9 và các cộng sự (1999) về các yếu tố quyết
định đến ý định mua các sản phẩm thân thiện với môi trường của người tiêu
dùng tại hai nước Vương quốc Anh và Hy Lạp:
Dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định (TPB), tác giả đưa vào mô hình của
mình 3 yếu tố là thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận để đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định mua các sản phẩm thân thiện với
môi trường của người tiêu dùng tại hai nước Vương quốc Anh và Hy Lạp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy cả 3 yếu tố trên đều tác động dương lên ý định sử dụng của
người tiêu dùng ở cả 2 nước Vương quốc Anh và Hy Lạp.
Nghiên cứu của Hồ Huy Tựu (2007) về động cơ tiêu dùng cá của
người tiêu dùng cá tại thành phố Nha Trang:
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định
(TPB), trong đó ngoài ba biến số của mô hình TPB là thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm
soát hành vi cảm nhận, tác giả đã thêm vào 3 biến số mới đó là kiến thức, cảm xúc
lẫn lộn và thói quen vào mô hình của mình. Nghiên cứu này được thực hiện với mẫu
thuận tiện là 170 gia đình ở Nha Trang, sử dụng công cụ kinh tế định lượng để đánh
giá độ phù hợp của mô hình, kiểm định các mối quan hệ, cũng như đánh giá độ tin
cậy của các thang đo. Kết quả thể hiện mô hình phù hợp tốt với dữ liệu và ủng hộ về

9
Kalafatis: là một giáo sư giảng dạy về Marketing thuộc trường Đại Học Kingston Anh Quốc.
15

mặt thực nghiệm các quan hệ giả thuyết do tác giả đề xuất. Ngoại trừ tác động của
thói quen không có ý nghĩa thống kê, cả năm yếu tố còn lại đều có ý nghĩa, trong đó
nhân tố cảm xúc lẫn lộn có ảnh hưởng âm, các yếu tố khác đều ảnh hưởng dương
đến ý định hành vi tiêu dùng cá. Tóm lại ý định tiêu dùng cá bị tác động của các
biến: thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận, kiến thức và thói quen
tiêu dùng.
Nghiên cứu của Võ Thị Thanh Hiếu (2008) dựa trên lý thuyết TPB để
giải thích động cơ của người tiêu dùng rau sạch:
Nghiên cứu này cũng dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định (TPB). Trong
nghiên cứu tác giả đã đưa ra 5 biến số là: kiến thức, chuẩn chủ quan, thái độ, sự
chấp nhận xã hội và cuối cùng là kiểm soát hành vi cảm nhận. Tác giả cũng đã chỉ
ra kiến thức có tác động mạnh nhất lên ý định tiêu dùng rau sạch và năm nhân tố
đều có tác động dương lên ý định sử dụng và đều có ý nghĩa thống kê.
2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết
2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Qua quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy chưa có mô hình nghiên cứu nào
đưa ra trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái. Vì
vậy, dựa trên nền tảng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991) và các
nghiên cứu của Kalafatis và các cộng sự (1999), Hồ Huy Tựu (2007), Võ Thị Thanh
Hiếu (2008), nghiên cứu này khảo sát các tiền tố ảnh hưởng đến ý định của người
tiêu dùng sử dụng túi sinh thái trong bối cảnh thị trường Việt Nam tại TP.HCM
trong đó ngoài ba biến số truyền thống là thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi
của lý thuyết TPB (Ajzen, 1991), tác giả bổ sung thêm vào mô hình một yếu tố nữa
đó là kiến thức. Yếu tố kiến thức là một trong những yếu tố quan trọng và phù hợp
với tình hình thực tế tại Việt Nam. Người tiêu dùng nếu có kiến thức về sản phẩm
túi sinh thái, biết được những lợi ích của túi sinh thái đối với sức khỏe người tiêu
dùng và đặc biệt sử dụng túi sinh thái còn góp phần bảo vệ môi trường thì sẽ tác
động mạnh đến ý định mua sản phẩm túi sinh thái. Kiến thức về túi sinh thái sẽ bao
hàm cả sự nhận biết về sự hữu ích và hữa dụng của túi sinh thái.
16

Trong nghiên cứu này, quan niệm ý định hành vi như là khái niệm động cơ
liên quan đến thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận và kiến thức. Vì
vậy, ý định hành vi được xác định bởi các thái độ tích cực lẫn tiêu cực, các chuẩn
mực bên ngoài và bên trong. Mô hình đề xuất nghiên cứu này như sau:
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Thái độ
H1
H2 Ý định
Chuẩn chủ quan
sử dụng
H3

Kiểm soát hành vi cảm nhận H4

-
Kiến thức
-
Nguồn: đề xuất của tác giả
- Biến phụ thuộc của mô hình: Ý định sử dụng túi sinh thái
- Biến độc lập của mô hình: Thái độ đối với việc sử dụng túi sinh thái, Chuẩn
chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận và kiến thức về túi sinh thái.
- Các giả thuyết nghiên cứu bao gồm: H1: Thái độ đối với việc sử dụng túi
sinh thái có mối quan hệ cùng chiều với Ý định sử dụng túi sinh thái; H2:
Chuẩn chủ quan có mối quan hệ cùng chiều với Ý định sử dụng túi sinh thái;
H3: Kiểm soát hành vi cảm nhận có mối quan hệ cùng chiều với Ý định sử
dụng túi sinh thái; H4: Kiến thức có mối quan hệ cùng chiều với Ý định sử
dụng túi sinh thái.

2.2.2 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đề xuất


2.2.2.1 Thái độ
Theo Ajzen và Fishbein (1975) thái độ đối với một sản phẩm cụ thể là một
dạng niềm tin nổi bật (salient belief). Niềm tin nổi bật được định nghĩa như là: khả
năng chủ quan của mối liên hệ giữa niềm tin của đối tượng với các yếu tố khác như
17

giá trị, khái niệm, thuộc tính. Thái độ được xem như là một trong những nhân tố
quyết định chính trong việc lý giải hành vi ý định tiêu dùng của một người, bao gồm
cả ý định tiêu dùng túi sinh thái trong nghiên cứu này. Thái độ được định nghĩa là
một hoạt động đánh giá toàn diện của một người về các hành vi đối với sản phẩm
mà họ quan tâm. Thái độ là thước đo kết hợp giữa cảm giác về hành vi và sự đánh
giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện đó của một người. Đối với một sản
phẩm, khi người đó có thái độ tích cực và việc sử dụng hay hành vi mua sản phẩm
đem lại cảm giác thõa mãn thì họ sẽ thực hiện hành vi mua hoặc sử dụng sản phẩm
đó. Do đó thái độ được định nghĩa là một xu hướng tâm lý được bộc lộ thông qua
việc đánh giá một thực thể cụ thể (chẳng hạn sản phẩm túi sinh thái) với một số
mức độ tiện dụng, thích - không thích, thõa mãn – không thỏa mãn và phân cực tốt -
xấu.
Giả thuyết H1: Nếu người tiêu dùng càng có thái độ tích cực về túi sinh
thái thì họ càng có ý định sử dụng túi sinh thái.
2.2.2.2 Chuẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan là áp lực xã hội mà họ cảm nhận khi thực hiện hành vi. Cụ
thể hơn, chuẩn chủ quan là khả năng nắm bắt hay cảm nhận của các cá nhân về
những người khác quan trọng trong môi trường sống của họ, mong muốn họ ứng xử
theo một cách thức nhất định, theo một chuẩn nhất định (Ajzen, 1991). Trong
nghiên cứu này, chuẩn chủ quan được xem xét dưới góc độ là áp lực của những
người khác đối với một người về ý định sử dụng túi sinh thái, chẳng hạn áp lực của
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Cùng với thái độ, chuẩn chủ quan cũng là nhân tố
quan trọng dẫn đến động cơ tiêu dùng với tư cách ý định hành vi.
Các phát hiện của Fournier và Mick (1999) cho thấy rằng sự thỏa mãn khi
thực hiện hành vi của người tiêu dùng thường có sự đóng góp bởi sự thỏa mãn từ
các thành viên khác trong gia đình họ và môi trường xã hội dường như có tầm quan
trọng thiết yếu trong việc hình thành nên ý định. Một người cảm thấy ý định của họ
sẽ được ủng hộ khi những người quan trọng đối với họ ủng hộ họ thực hiện hành vi
và khi thực hiện hành vi họcảm thấy thỏa mãn. Chuẩn chủ quan phụ thuộc nhiều
18

vào tình huống và hành vi nghiên cứu, trong một số tình huống cụ thể, chuẩn chủ
quan là một nhân tố dự báo chủ yếu cho ý định và hành vi. Tuy nhiên hầu hết
nghiên cứu báo cáo cho rằng chuẩn chủ quan là một biến số độc lập và quan trọng
trong việc giải thích ý định hành vi của người tiêu dùng. Trong hầu hết trường hợp
tác động của chủ quan lên sự lựa chọn, hành động hay hành vi đều thông qua vai trò
trung gian ý định của hành vi.
Giả thuyết H2: Người tiêu dùng càng bị ảnh hưởng bởi chuẩn chủ quan
càng nhiều thì họ càng có ý định tiêu dùng túi sinh thái.
2.2.2.3 Kiểm soát hành vi cảm nhận
Được dựa trên nền tảng của lý thuyết TRA, trong lý thuyết TPB (Ajzen,
1991) đưa vào khái niệm kiểm soát hành vi như là cảm giác của một người về sự
khó khăn hay dễ dàng trong việc thực hiện một hành vi của họ. Một người nghĩ rằng
anh ta hoặc cô ta sở hữu càng nhiều nguồn lực, cơ hội, điều kiện và khả năng thì
người đó càng có ít các cản trở và do đó sự kiểm soát hành vi của người đó dễ dàng.
Các nhân tố kiểm soát có thể là bên trong của một người (kỹ năng, kiến thức,…)
hoặc là bên ngoài người đó (thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác,…),
trong số đó các yếu tố về thời gian, giá cả, kiến thức là quan trọng nhất trong kiểm
soát hành vi.
Trong mô hình này, kiểm soát hành vi cảm nhận có tác động trực tiếp đến cả
ý định lẫn hành vi tiêu dùng.
Kiểm soát hành vi được xem xét trong nghiên cứu này là một việc tích hợp
bao gồm cả các nguồn lực bên trong, bên ngoài và các nhân tố khác tạo ra các rào
cản đối với hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm túi sinh thái. Ajzen (1991) cho rằng
nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi và nếu
đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát
hành vi còn dự báo cả hành vi. Trong một nghiên cứu tổng quan, Notani (1998) đã
thấy rằng có đến 49% các nghiên cứu đã chứng minh tồn tại một mối quan hệ trực
tiếp có ý nghĩa thống kê giữa kiểm soátt hành vi và hành vi, bên cạnh tác động gián
tiếp thông qua ý định hành vi.
19

Giả thuyết H3: Nếu người tiêu dùng càng dễ dàng kiểm soát hành vi cảm
nhận của mình thì họ càng có ý định tiêu dùng túi sinh thái.
2.2.2.4 Kiến thức
Kiến thức được xem như là khả năng hiểu biết của một người về một sản
phẩm bào đó, ví dụ như: tính năng sản phẩm, cấu tạo và hoạt động sản phẩm…
Theo Fisher (1985), kiến thức là nhận thức được thu thập trong quá trình giáo dục
và thường tập trung vào các khái niệm phức tạp. Có thể có một quan hệ tồn tại giữa
các cấp độ kiến thức của người tiêu dùng và các quyết định mà họ thực hiện. Nếu
một cá nhân có kiến thức về sản phẩm càng cao, họ càng am hiểu sản phẩm chừng
nào thì họ càng tự tin để thực hiện chính xác hành vi chừng đó, vì thế ý định hành vi
sẽ tăng lên, dẫn đến thực hiện hành vi tăng lên. Trong nghiên cứu này, kiến thức
được xem xét theo khía cạnh sự hiểu biết về sản phẩm túi sinh thái, ví dụ như tại
sao sử dụng túi sinh thái là góp phần bảo vệ môi trường, túi sinh thái được sử dụng
ở đâu…
Theo Brucks (1985) có hai loại kiến thức có ảnh hưởng đến quyết định của
con người trong việc sử dụng sản phẩm là: kiến thức sản phẩm chủ quan (subjective
product knowledge) và kiến thức sản phẩm khách quan (objective product
knowledge). Kiến thức chủ quan là sự đánh giá của bản thân một người về những gì
họ nghĩ rằng họ đã biết về sản phẩm. Kiến thức khách quan là kiến thức của người
tiêu dùng về sản phẩm, được đánh giá, kiểm tra thông qua người khác. Kiến thức
khách quan có thể được xác định bởi đánh giá của nhận thức cá nhân hoặc các chức
năng của kiến thức.
Fred Selnes & Gronhaug (1986) cho rằng trong nghiên cứu người tiêu dùng
thì kiến thức chủ quan có xu hướng được ưa thích hơn bởi nó ảnh hưởng mạnh lên
hành vi mua hàng. Đây cũng là lí do đề tài nghiên cứu chọn kiến thức chủ quan
trong mối quan hệ của nó tác động lên ý định tiêu dùng túi sinh thái. Kiến thức về
môi trường được xem là một nhân tố quan trọng trong việc giải thích sự lựa chọn
sản phẩm túi sinh thái, từ đánh giá sự tiện ích của túi sinh thái đến việc mình sử
20

dụng túi sinh thái là góp phần bảo vệ môi trường, giúp môi trường sống đỡ bị ô
nhiễm bởi rác thải túi ni-lông.
Giả thuyết H4: Người tiêu dùng càng có nhiều kiến thức về túi sinh thái
thì họ càng có ý định tiêu dùng túi sinh thái.
21

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương hai đã trình bày cơ sở lý thuyết về sự hình thành thái độ, mốt số mô
hình dùng để giải thích sự hình thành thái độ. Trên cơ sở đó hình thành nên mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết cho đề tài.
Chương ba này sẽ trình bày phương pháp và thiết kế nghiên cứu nhằm xây
dựng và đánh giá thang đo được dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu va
kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất.
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo hai bước: (1) nghiên cứu định tính và (2)
nghiên cứu định lượng.
3.1.1 Nghiên cứu định tính
Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ định tính là nhằm hiệu chỉnh từ ngữ, các biến
quan sát, đo lường các khái niệm nghiên cứu và xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn
chính thức trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng.
Đầu tiên, dựa trên mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng
bảng câu hỏi sơ bộ lần 1.
Sau đó, tác giả tổ chức phỏng vấn sâu 20 người tiêu dùng, là những người có
ý định sử dụng túi sinh thái để thu thập thông tin, bổ sung điều chỉnh bảng câu hỏi,
xây dựng bảng câu hỏi lần 2 (xem dàn bài khảo sát định tính tại phụ lục 1).
Kết quả phỏng vấn sâu được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định
các thành phần của mô hình và các biến quan sát của từng thành phần trong thang
đo (xem kết quả thảo luận tại phụ lục 2). Từ kết quả này tác giả xây dựng bảng câu
hỏi sơ bộ lần 2.
Tác giả sử dụng bảng câu hỏi sơ bộ lần 2 khảo sát thử 30 người tiêu dùng (là
bạn bè của tác giả làm việc trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau) để tiếp tục
hiệu chỉnh bảng câu hỏi. Kết quả của bước này tác giả sẽ có bảng câu hỏi chính thức
(xem phụ lục 3) dùng cho khảo sát định lượng.
22

Đa số người được phỏng vấn đều đồng ý các biến trong thang đo, không đưa
ra thêm các biến quan sát nào mới, hoặc có đưa ra thì cũng trùng lắp với biến quan
sát có sẵn. Từ ngữ trong bảng câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu.
3.1.2 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn
trực tiếp người tiêu dùng bằng bảng câu hỏi. Dữ liệu sau khi được thu thập đầy đủ
số lượng mẫu yêu cầu, sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
Mục đích của ngiên cứu này là bước đầu khẳng định rằng các thang đo lường
đảm bảo về độ tin cậy, độ hiệu lực hội tụ và độ hiệu lực phân biệt bằng phương
pháp đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo. độ tin cậy của thang đo
được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha, các biến không phù hợp sẽ bị loại nếu
hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 (Nunnally và Burnstien, 994, được trích bởi Nguyễn
Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Tiếp theo phân tích nhân tố khám phá
(EFA-Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để kiểm định độ giá trị của các
biến thành phần về khái niệm, phương pháp này chỉ được sử dụng khi hệ số KMO
(Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên, các biến có trọng số (factor loading)
nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ, thang đo được chấp nhận khi tổng
phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nunnally và Burnstien, 994, được trích
bởi Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Phương pháp trích
“Principal Component Analysis” được sử dụng kèm với phép quay “Varimax”, chỉ
có những nhân tố nào có Eigenvalue (đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến
thiên được giải thích bởi nhân tố) lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình nghiên
cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Ngoài ra nghiên cứu định lượng còn nhằm mục đích kiểm định các quan hệ
cấu trúc giữa các yếu tố. Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào
phân tích mô tả biến, phân tích tương quan và phân tích hồi quy được sử dụng để
kiểm định các giả thuyết. Do các biến được đo bằng thang đo khoảng nên phân tích
tương quan này là phân tích tương quan Pearson, để xác định các mối quan hệ tuyến
23

tính giữa các biến trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính tiếp theo. Phân
tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nhằm khẳng
định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc
sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Đồng thời cũng phân tích tương
quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ
giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết
quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến.
3.1.3 Chọn mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là người tiêu dùng tại TP.HCM có ý định mua sản phẩm
túi sinh thái.
Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện
thông qua lấy mẫu trực tiếp bằng bảng câu hỏi và khảo sát qua trang web.
Phương pháp lấy mẫu thuân tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong
đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận
tiện. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tuợng mà họ có thể
tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Ưu điểm của
phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới
hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không
xác định được sai số do lấy mẫu.
Theo Hair và cộng sự (2006) muốn phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì
mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường = 5:1; tốt nhất là
10:1.
Bên cạnh đó, theo Tabachnick và Fidell (1996) thì để tiến hành phân tích hồi
quy cho kết quả tốt thì phải đạt cỡ mẫu theo công thức: n>=8m + 50 (trong đó n là
cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mô hình).
Căn cứ vào kết quả điều chỉnh thang đo, nghiên cứu này gồm 17 biến quan
sát, do đó, để việc phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đạt kết quả tốt,
tác giả dự định thu thập 200 mẫu khảo sát.
24

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, dữ liệu được thu thập trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi. Sử dụng tiện ích của trang web google để tạo
bảng câu hỏi và gửi đến các địa chỉ email quen, cũng như chia sẽ đường dẫn (link)
trên trang web cá nhân để thu thập dữ liệu. Ngoài ra, còn gửi các bảng câu hỏi trực
tiếp đến các đối tượng thuận tiện.
3.1.4 Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Bảng câu hỏi


Cơ sở lý thuyết sơ bộ lần 1

Nghiên cứu định tính Bảng câu hỏi


(phỏng vấn sâu, n = 20) sơ bộ lần 2

Khảo sát thử Bảng câu hỏi


(n = 30) chính thức

Nghiên cứu định lượng


- Khảo sát 205 người tiêu dùng
- Mã hóa, nhập liệu
- Làm sạch dữ liệu
- Thống kê mô tả
- Cronbach alpha
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Phân tích tương quan và hồi quy
- Phân tích ANNOVA

Viết giải pháp


Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
25

3.2 Thiết kế nghiên cứu


3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi
Như đã trình bày ở trên, thang đo trong nghiên cứu này được dựa trên các lý
thuyết và các thang đo đã kiểm định ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, thang đo sẽ được điều chỉnh và bổ sung cho
phù hợp với đặc điểm về văn hóa xã hội, điều kiện kinh tế ở TP.HCM và phù hợp
với sản phẩm nghiên cứu là túi sinh thái. Các biến được đo bằng thang đo Likert 5
điểm, lựa chọn số 1 nghĩa là hoàn toàn không đồng ý với phát biểu và lựa chọn số 5
là hoàn toàn đồng ý với phát biểu, trừ các biến về thông tin cá nhân của người tiêu
dùng.
3.2.2 Thiết kế thang đo
Trong nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu có 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng túi sinh thái đó là:
- Thái độ (Attitude)
- Chuẩn chủ quan (Subjective Norm)
- Kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived Behavioral Control)
- Kiến thức (Knowledge)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái được giải thích từ các
thang đo sau:
3.2.2.1 Biến độc lập
- Thang đo thái độ (Atitude): Theo Ajzen (2002) thái độ được đề nghị bởi 3 thành
phần tách rời được là: theo phương tiện (hữu ích/ vô dụng, giá trị/ không giá trị),
theo kinh nghiệm (không dễ chịu/ dễ chịu, ngớ ngẩn/ khôn ngoan), theo đánh giá
(tốt/ xấu).
Theo nghiên cứu của Kalafatis (1999), nghiên cứu của Hồ Huy Tựu (2007)
và nghiên cứu của Võ Thị Thanh Hiếu (2008), thái độ đối với túi sinh thái trong
nghiên cứu này được đo bởi năm biến quan sát, ký hiệu từ TD1 đến TD5. Kí hiệu và
nội dung các biến được trình bày trong bảng 3.1 bên dưới.
26

Bảng 3.1: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “Thái độ”

Ký hiệu Nội dung


TD1 Tôi nghĩ sử dụng túi sinh thái không gây ô nhiễm môi trường
TD2 Tôi nghĩ sử dụng túi sinh thái là bảo vệ môi trường
TD3 Tôi nghĩ sử dụng túi sinh thái rất có ích
TD4 Tôi nghĩ sử dụng túi sinh thái rất tiện dụng
TD5 Tôi nghĩ sử dụng túi sinh thái rất an toàn

-Thang đo chuẩn chủ quan (Subjective Norm): Chuẩn chủ quan được xem xét bao
gồm những người có ý nghĩa hay gia đình với tư cách là nhóm tham khảo cho một
hoạt động hành vi (Ajzen, 1991). Chuẩn chủ quan được đo bởi bốn biến quan sát,
ký hiệu từ CCQ1 đến CCQ4. Phần lớn những người tham gia phỏng vấn cho rằng
những người có ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái của họ là: cha mẹ, anh
chị, cô chú, bạn bè, đồng nghiệp, vợ (chồng)…Thang đo trong nghiên cứu này dựa
theo thang đo trong nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến ý định mua các sản
phẩm thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại hai nước Vương quốc Anh
và Hy Lạp của Kalafatis (1999), động cơ của người tiêu dùng cá của Hồ Huy Tựu
(2007) và tiêu dùng rau sạch của Võ Thị Thanh Hiếu (2008). Ký hiệu và nội dung
các biến được trình bày trong bảng 3.2

Bảng 3.2: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “Chuẩn chủ quan”

Ký hiệu Nội dung


CCQ1 Người trong gia đình tôi khuyến khích tôi nên sử dụng túi sinh thái
CCQ2 Bạn bè tôi khuyến khích tôi nên sử dụng túi sinh thái
CCQ3 Đồng nghiệp của tôi khuyến khích tôi nên sử dụng túi sinh thái
Nói chung những người quan trọng đối với tôi khuyến khích tôi nên sử
CCQ4
dụng túi sinh thái
27

-Thang đo kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived Behavioral Control): Kiểm
soát hành vi cảm nhận là cảm giác của một người về sự khó khăn hay dễ dàng ra sao
trong việc thực hiện một hành vi (Ajzen, 1991). Thành phần kiểm soát hành vi được
đo bởi ba biến quan sát, ký hiệu từ KSHV1 đến KSHV4. Thang đo kiểm soát hành
vi cảm nhận dựa theo thang đo của Kalafatis (1999), Hồ Huy Tựu (2007) và Võ Thị
Thanh Hiếu (2008). Ký hiệu và nội dung các biến được trình bày trong bảng 3.3

Bảng 3.3: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “kiểm soát hành vi cảm
nhận”

Ký hiệu Nội dung


KSHV1 Khi tôi muốn, tôi có thể dễ dàng lựa chọn việc mua túi sinh thái
KSHV2 Việc lựa chọn mua túi sinh thái hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân tôi
KSHV3 Tôi có thể tự quyết định việc mua túi sinh thái
KSHV4 Đối với tôi, sử dụng túi sinh thái là một việc rất dễ dàng

-Thang đo kiến thức (Knowledge): Kiến thức là những nhận thức thu nhập được
trên một khoảng thời gian. Thang đo “kiến thức” gồm có 4 biến quan sát, kí hiệu từ
KT1 đến KT4, được lấy từ nghiên cứu của Hồ Huy Tựu (2007) và Võ Thị Thanh
Hiếu (2008). Ký hiệu và nội dung các biến được trình bày trong bảng 3.4

Bảng 3.4: Ký hiệu và nội dung các biến của yếu tố “kiến thức”

Ký hiệu Nội dung


KT1 So với những người bạn thân, tôi biết nhiều loại túi sinh thái hơn
KT2 Tôi biết nhiều thông tin về túi sinh thái
KT3 Tôi biết nhiều nơi có sử dụng túi sinh thái
KT4 Tôi biết nhiều cách để đánh giá chất lượng của túi sinh thái
28

3.2.2.2 Biến phụ thuộc


- Thang đo ý định của người tiêu dùng
Thang đo này đo lường khả năng mà những người tiêu dùng sẽ sử dụng túi
sinh thái. Ý định sử dụng túi sinh thái được đo bởi ba biến quan sát, ký hiệu YD1
đến YD3. Thang đo này dựa theo thang đo trong các nghiên cứu của Ajzen (1991),
Hồ Huy Tựu (2007) và Võ Thị Thanh Hiếu (2008). Ký hiệu và nội dung các biến
được trình bày trong bảng 3.5

Bảng 3.5: Thang đo ý định sử dụng của người tiêu dùng đối với túi sinh thái

Ký hiệu Nội dung


YD1 Tôi dự định sử dụng túi sinh thái trong vài ngày tới
YD2 Nếu có kế hoạch đi siêu thị/chợ, tôi sẽ sử dụng túi sinh thái
YD3 Tôi sẽ mua túi sinh thái để dùng thay thế cho túi ni-lông
YD4 Tôi có ý định khuyên gia đình/bạn bè sử dụng túi sinh thái
29

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3 đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình
bày các kết quả phân tích dữ liệu bao gồm: thống kê mô tả mẫu, kết quả đánh giá
thanh đo thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis), phân tích mô tả biến nghiên cứu,
phân tích tương quan, kiểm định giả thuyết thông qua phân tích hồi quy, phân tích
ANNOVA để xem xét mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học với “ý định sử
dụng”, cuối cùng là thảo luận về kết quả. Công cụ được sử dụng phân tích là phần
mềm EXCEL 2007 và SPSS 20.0
4.1 Thống kê mô tả mẫu
Để đạt được kích thước mẫu dự tính là 200, tác giả đã phát ra 250 bảng khảo
sát, thu về được 219 mẫu. Tuy nhiên sau khi gạn lọc đối tượng và loại bỏ những
mẫu có nhiều ô trống, tác giả có được 205 mẫu để đưa vào phân tích. Dữ liệu được
mã hóa, nhập liệu và phân tích vằng phần mềm SPSS 20.0
Trong số 205 mẫu khảo sát, về giới tính: 124 người là nữ (60.5%), 81 người
là nam (39.5%); về độ tuổi: 11 người có độ tuổi dưới 20 (5.4%), 123 người có độ
tuổi 20 đến 30 (60%), 70 người có độ tuổi 30 đến 40 (34.1%), 1 người có độ tuổi
trên 40 (0.5%); về trình độ học vấn: 7 người đã tốt nghiệp trung cấp (3.4%), 17
người đã tốt nghiệp cao đẳng (8.3%), 161 người đã tốt nghiệp đại học (78.5%), 20
người đã tốt nghiệp cao học (9.8%); về nghề nghiệp: 19 người là học sinh, sinh
viên (19%), 3 người là công nhân (1.5%), 146 người là nhân viên văn phòng
(71.2%), 15 người là doanh nhân/nhà quản lý (7.3%), 22 người thuộc các ngành
nghề khác (10.7%); về thu nhập: 23 người có mức thu nhập dưới 4 triệu (11.2%), 23
người có mức thu nhập trong khoảng 4-6 triệu, 39 người có mức thu nhập trong
khoảng 6-8 triệu (19%), 25 người có mức thu nhập trong khoảng 8-10 triệu
(12.2%), 95 người có mức thu nhập trên 10 triệu (46.3%)
30

Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu


Cỡ mẫu n=205 Tần số Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nữ 124 60.5
Nam 81 39.5
Độ tuổi
Dưới 20 11 5.4
20-30 123 60
31-40 70 34.1
Trên 40 1 0.5
Trình độ học vấn
Trung cấp 7cv 3.4
Cao đẳng 17 8.3
Đại học 161 78.5
Sau đại học 20 9.8
Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên 19 19
Công nhân 3 1.5
Nhân viên văn phòng 146 71.2
Doanh nhân/nhà quản lý 15 7.3
Khác 22 10.7
Thu nhập
< 4 triệu 23 11.2
4-6 triệu 23 11.2
6,1-8 triệu 39 19
8,1-10 triệu 25 12.2
>10 triệu 95 46.3
31

4.2 Đánh giá thang đo


4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach Alpha. Hệ
số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ, mạch lạc mà
các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang
đo không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0,8
trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Cũng có
nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong
trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối
cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)10
Từ đó, tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa trên cơ sở các biến
quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị
loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên.
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo
Thái độ
Thang đo TD, Cronbach alpha = 0.818
Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s
thang đo nếu thang đo nếu biến – tổng alpha nếu loại
loại biến loại biến hiệu chỉnh biến
TD1 15.40 5.771 0.706 0.751
TD2 15.21 6.179 0.689 0.759
TD3 15.17 6.515 0.554 0.797
TD4 16.12 6.702 0.468 0.813
TD5 15.87 6.072 0.638 0.773

Ở thang đo Thái độ, Cronbach alpha là 0.818, tương quan biến - tổng từ
0.468 trở lên. Cronbach alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.818. Vì vậy, đây là thang

10
Trích Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)
32

đo tốt nên tất cả các biến quan sát đều được giữ lại trong phân tích nhân tố khám
phá .

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo
Chuẩn chủ quan

Thang đo CCQ, Cronbach alpha = 0.926


Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s
thang đo nếu thang đo nếu biến – tổng alpha nếu loại
loại biến loại biến hiệu chỉnh biến
CCQ1 9.43 4.806 0.761 0.926
CCQ2 9.55 4.454 0.906 0.878
CCQ3 9.55 4.700 0.790 0.917
CCQ4 9.47 4.476 0.860 0.894

Ở thang đo Chuẩn chủ quan, Cronbach alpha là 0.926, tương quan biến -
tổng từ 0.761 trở lên. Cronbach’s alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hoặc bằng 0.926.
Vì vậy, đây là thang đo tốt nên tất cả các biến quan sát đều được giữ lại trong phân
tích nhân tố khám phá.

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo
Kiểm soát hành vi cảm nhận

Thang đo KSHV, Cronbach alpha = 0.755


Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s
thang đo nếu thang đo nếu biến – tổng alpha nếu loại
loại biến loại biến hiệu chỉnh biến
KSHV1 10.89 4.126 0.505 0.729
KSHV2 10.47 4.338 0.600 0.673
KSHV3 10.35 4.592 0.559 0.696
KSHV4 10.89 4.159 0.559 0.693
33

Ở thang đo Kiểm soát hành vi cảm nhận, Cronbach alpha là 0.755, tương
quan biến - tổng từ 0.505 trở lên. Cronbach alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hoặc
bằng 0.755. Vì vậy, đây là thang đo tốt nên tất cả các biến quan sát đều được giữ lại
trong phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach alpha của thang đo
Kiến thức

Thang đo KT, Cronbach alpha = 0.681


Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s
thang đo nếu thang đo nếu biến – tổng alpha nếu loại
loại biến loại biến hiệu chỉnh biến
KT1 8.76 2.587 0.369 0.672
KT2 8.78 2.332 0.549 0.563
KT3 8.76 2.205 0.502 0.588
KT4 9.07 2.329 0.442 0.630

Ở thang đo Kiến thức, Cronbach’s alpha là 0.681, tương quan biến - tổng từ
0.369 trở lên. Cronbach’s alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hoặc bằng 0.681. Vì vậy,
đây là thang đo tốt nên tất cả các biến quan sát đều được giữ lại trong phân tích
nhân tố khám phá.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Cronbach alpha của thang đo
Ý định sử dụng

Thang đo YD, Cronbach alpha = 0.903


Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s
thang đo nếu thang đo nếu biến – tổng alpha nếu loại
loại biến loại biến hiệu chỉnh biến
YD1 10.6 4.898 0.788 0.872
YD2 10.34 4.911 0.774 0.877
YD3 10.56 5.012 0.780 0.875
YD4 10.34 5.157 0.787 0.873
34

Ở thang đo Kiểm soát hành vi cảm nhận, Cronbach alpha là 0.903, tương
quan biến - tổng từ 0.774 trở lên. Cronbach’s alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hoặc
bằng 0.903. Vì vậy, đây là thang đo tốt nên tất cả các biến quan sát đều được giữ lại
trong phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4.7: Bảng tổng hợp kiểm định các thang đo

STT Thang đo Số biến Số biến Cronbach Tương quan biến


quan sát bị loại alpha – tổng nhỏ nhất
1 Thái độ (TD) 5 0 0.818 0.468
2 Chuẩn chủ quan 4 0 0.926 0.761
(CCQ)
3 Kiểm soát hành vi 4 0 0.755 0.505
cảm nhận (KSHV)
4 Kiến thức (KT) 4 0 0.681 0.369
5 Ý định sử dụng 4 0 0.903 0.774
(YD)

Sau khi kiểm định thang đo, hệ số Cronbach Alpha của tất cả các thang đo
đều lớn hơn 0.6, tương quan biến tổng - tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3.
Như vậy, tất cá các thang đo đều tốt, tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích
nhân tố khám phá (EFA).

4.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp
phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương
quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa
hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.
Sau khi kiểm định các thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, không có biến
quan sát nào bị loại, tất cả 17 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố.
Khi tiến hành phân tích nhân tố, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một
35

số tiêu chuẩn sau:


- Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm
định Barlett ≤ 0.05. (Hair và cộng sự, 2006)
- Thứ hai, hệ số tải nhân tố (factor loadings) ≥ 0.5. Biến quan sát nào có hệ số
tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. (Hair và cộng sự, 2006)
- Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%
(Anderson và Gerbing, 1988)
- Thứ tư, hệ số Eigenvalue có giá trị ≥ 1. (Anderson và Gerbing, 1988)
- Thư năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố
≥ 0.3 để đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi,
2003).
4.2.2.1 Phân tích EFA đối với biến độc lập
Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các thang đo được đánh
giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA áp dụng cho 17
biến quan sát. Tác giả sử dụng phương phá trích Principal Component Analysis với
phép xoay Varimax và điểm dừng trích cá yếu tố có eigenvalue > 1.
36

Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố (EFA) biến độc lập
STT Tên biến Nhân tố Tên nhân tố
1 2 3 4
1. CCQ2 0.927
2. CCQ4 0.897 Chuẩn chủ quan
3. CCQ3 0.853 (Kí hiệu: CCQ)
4. CCQ1 0.848
5. TD1 0.845
6. TD2 0.844
Thái độ
7. TD5 0.740
(Kí hiệu: TD)
8. TD3 0.684
9. TD4 0.541
10. KSHV2 0.838
Kiểm soát hành vi
11. KSHV3 0.770
cảm nhận
12. KSHV1 0.655
(Kí hiệu: KSHV)
13. KSHV4 0.636
14. KT3 0.759
15. KT2 0.713 Kiến thức
16. KT4 0.689 (Kí hiệu: KT)
17. KT1 0.595
Eigenvalue 5.041 2.473 1.989 1.396
Phương sai trích 29.655 44.201 55.902 64.111

KMO và kiểm định Bartlett


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.787
Approx. Chi-Square 1665.981
Bartlett's Test
of Sphericity df 136
Sig. 0
37

Kết quả của phân tích nhân tố ban đầu được trình bày trong bảng 4.8. Kết
quả này cho thấy hệ số KMO đạt yêu cầu (0.787 > 0.5) và có bốn yếu tố được trích
tại Eigenvalue là 1.396 và tổng phương sai trích đạt 64.111%. Như vậy phương sai
trích đạt yêu cầu (>50%)
4.2.2.2 Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc
Để đảm bảo độ tin cậy và độ kết dính của các nhân tố của Ý định sử dụng đã
đưa ra ở phần lý thuyết, chúng ta cũng sẽ phải tiến hành phân tích nhân tố đối với
các nhân tố của “Ý định sử dụng”. Mong đợi của chúng ta là các nhân tố này sẽ
cùng nhau tạo thành một nhân tố (phạm trù) có Eigenvalue lớn hơn 1. Điều đó có
nghĩa là bốn yếu tố đo lường “Ý định sử dụng” có sự kết dính cao và cùng thể hiện
một phạm trù “Ý định sử dụng”.
Kết quả phân tích nhân tố các biến quan sát thuộc thành phần phụ thuộc “Ý
định sử dụng” được trình bày ở Bảng 4.10
Bảng 4.9 Kết quả phân tích nhân tố (EFA) biến phụ thuộc
KMO và kiểm định Bartlett
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling 0.845
Adequacy.
Bartlett's Approx. Chi-Square 504.189
Test of df 6
Sphericity Sig. .000

Nhân tố
Tên biến Tên nhân tố
1
YD1 0.883
YD2 0.883 Ý định sử dụng
YD3 0.879 (Ký hiệu YD)
YD4 0.875
Eigenvalue 3.099
Phương sai trích 77.479%

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy ở mức Eigenvalue bằng 3.099, với
38

phương pháp rút trích nhân tố Principal Component, cho phép 1 nhân tố được rút
trích từ 4 biến quan sát và phương sai trích được là 77.479%, các nhân tố đều có hệ
số tải nhân tố lớn hơn 0.5, thấp nhất là 0.875. Hệ số KMO là 0.845 > 0.5 thỏa mãn
yêu cầu và kiểm định Barlette có ý nghĩa thông kê (Sig. < 0.000) nên các biến quan
sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
4.2.2.3 Diễn giải kết quả
Kết quả phân tích nhân tố đã đưa ra mô hình về ý định sử dụng túi sinh thái
là tổ hợp 4 yếu tố độc lập bao gồm: “Thái độ”, “Chuẩn chủ quan”, “Kiểm soát hành
vi cảm nhận”, và “Kiến thức” và 1 yếu tố phụ thuộc là “Ý định sử dụng”.
Kết quả phân tích nhân tố các yếu tố độc lập bao gồm các thành phần sau:
Thành phần “Thái độ” bao gồm 5 biến: TD1, TD2, TD3, TD4 và TD5.
Thành phần “Chuẩn chủ quan” bao gồm 4 biến: CCQ1, CCQ2, CCQ3 và
CCQ4.
Thành phần “Kiểm soát hành vi cảm nhận” bao gồm 4 biến: KSHV1,
KSHV2, KSHV3 và KSHV4.
Thành phần “Kiến thức” bao gồm 4 biến: KT1, KT2, KT3, và KT4
Kết quả phân tích nhân tố của nhóm biến phụ thuộc chỉ có 1 thành phần duy
nhất gọi là thành phần “Ý định sử dụng” bao gồm 4 biến YD1, YD2, YD3 và YD4.
4.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 4 nhân tố được rút trích và 4
nhân tố này sẽ được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị của nhân tố là trung bình
của các biến quan sát thuộc nhân tố đó. Đầu tiên, tác giả sẽ sử dụng phân tích
Pearson nhằm kiểm tra sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Từ
kết quả phân tích hồi quy giúp kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (từ H1- H4).
Mô hình hồi quy tổng quát có dạng sau:
Ý định sử dụng túi sinh thái = β0 + β1 x Thái độ + β2 x Chuẩn chủ quan + β3 x
Kiểm soát hành vi cảm nhận+ β4 x Kiến thức + ε
(Trong đó: β0 : Hằng số hồi quy, βi: Trọng số hồi quy; ε: Sai số)
39

4.3.1 Phân tích tương quan


Phân tích tương quan này là phân tích tương quan Pearson (vì các biến được
đo bằng thang đo khoảng) để xác định các mối quan hệ tuyến tính giữa các biến
trước khi tiến hành phân tích hồi qui tuyến tính tiếp theo. Phân tích tương quan
được thực hiện giữa biến phụ thuộc là “Ý định sử dụng” (YD) và các biến độc lập:
“Thái độ” (TD), “Chuẩn chủ quan” (CCQ), “Kiểm soát hành vi cảm nhận” (KSHV),
và “Kiến thức” (KT). Đồng thời cũng phân tích tương quan giữa các biến độc lập
với nhau nhăm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì
những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy
như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến. (xem Bảng 4.10).

Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa các biến

TD CCQ KSHV KT YD
TD 1 0.338 0.341 0.238 0.486
CCQ 1 0.2 0.241 0.453
KSHV 1 0.355 0.428
KT 1 0.421
YD 1

Theo ma trận tương quan thì các biến độc lập đều có tương quan tuyến tính
với biến phụ thuộc. Cụ thể, mối quan hệ tương quan giữa “Thái độ” (TD) và “Ý
định sử dụng” (YD) là cao nhất (r = 0.486), kế đến là tương quan giữa “Chuẩn chủ
quan” (CCQ) với “Ý định sử dụng” (YD) (r = 0.453), tương quan giữa “Kiểm soát
hành vi cảm nhận” (KSHV) với “Ý định sử dụng” (YD) (r = 0.428) và tương quan
giữa “Kiến thức” (KT) với “Ý định sử dụng” (YD) là nhỏ nhất (r = 0.421)
Ngoài ra, kết quả trong Bảng 4.7 chỉ ra rằng các hệ số tương quan đều có ý nghĩa
thống kê (p <0.01) và các mối quan hệ trên có thể được đánh giá là tốt, kết quả phân
tích tương quan cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập ở mức tương
quan khá yếu nên không cần quan tâm đến hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy, việc
sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp.
40

4.3.2 Phân tích hồi quy


Sau khi phân tích tương quan, phân tích hồi quy được thực hiện với 4 biến
độc lập bao gồm “Thái độ”, “Chuẩn chủ quan”, “Kiểm soát hành vi cảm nhận”,
“Kiến thức” và 1 biến phụ thuộc là “Ý định sử dụng”. Phân tích hồi qui được thực
hiện bằng phương pháp Enter, các biến được đưa vào cùng một lúc để chọn lọc trên
các tiêu chí loại những biến có Sig. > 0.05. Kết quả phân tích được trình bày ở Bảng
4.11 và 4.12
Bảng 4.11 Bảng thông số mô hình hồi quy
Model Summary

R2 hiệu Sai số chuẩn dự


Mô hình R R2 chỉnh đoán
1 0.658 .433 .422 .55742
Biến dự đoán: (hằng số), Thái độ (TD); Chuẩn chủ quan (CCQ);
Kiểm soát hành vi cảm nhận (KSHV); Kiến thức (KT)

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả
thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kết quả trong bảng
ANOVA cho thấy mức ý nghĩa của kiểm định F là Sig = 0.000 (<0.05), vì vậy mô
hình hồi quy tuyến tính bội của chúng ta phù hợp với tập dữ liệu với mức tin cậy là
95%.
Bảng 4.12: Kết quả phân tích phương sai (hồi quy)
ANOVAa
Mô hình Tổng bình Df Bình F Sig.
phương phương
trung bình
Phần hồi quy 47.507 4 11.877 38.223 .000b
1 Phần dư 62.144 200 .311
Tổng cộng 109.651 204
a. Biến phụ thuộc: Ý định sử dụng túi sinh thái (YD)
b. Biến dự đoán: (Hằng số), Thái độ (TD); Chuẩn chủ quan (CCQ); Kiểm soát
hành vi cảm nhận (KSHV); Kiến thức (KT)
41

Bảng 4.13: Kết quả các hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter
Coefficientsa
Hệ số hồi quy
Hệ số hồi quy Thống kê đa cộng
chưa chuẩn
Mô chuẩn hóa tuyến
hóa t Sig.
Hình
Sai số Dung
B Beta VIF
chuẩn sai
Hằng -.436 .327 -1.335 .183
số
TD .329 .071 .274 4.610 .000 .802 1.247
CCQ .276 .060 .267 4.634 .000 .856 1.168
KSHV .224 .066 .203 3.423 .001 .803 1.246
KT .330 .088 .219 3.772 .000 .838 1.193
a. Biến phụ thuộc: Ý định sử dụng túi sinh thái (YD)
Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy tất cả 4 biến độc lập đều đạt mức
ý nghĩa 5% (Sig. < 0.05). Hệ số Beta của 4 biến độc lập thể hiện mức độ ảnh hưởng
lên biến phụ thuộc “Ý định sử dụng” và đều mang dấu (+) cho thấy mối quan hệ
giữa 4 biến này với biến phụ thuộc “Ý định sử dụng” là quan hệ cùng chiều, điều
này phù hợp với các giả thuyết đã đặt ra, cụ thể là thành phần “Thái độ” (TD) có tác
động mạnh nhất đến “Ý định sử dụng” (YD) của người tiêu dùng (Beta = 0.274, sig
= 0.000), kế đến là các thành phần “Chuẩn chủ quan” (CCQ) (Beta = 0.267, sig =
0.000), “Kiến thức” (KT) (Beta = 0.219, sig = 0.000) và thành phần tác động yếu
nhất là “Kiểm soát hành vi” (KSHV) (Beta = 0.203, sig = 0.001). Do đó, cả 4 giả
thuyết đưa ra đều được chấp nhận với mức ý nghĩa thống kê 5%. Hệ số R2 hiệu
chỉnh (Adjusted R square) bằng 42.2%, phương sai biến phụ thuộc “Ý định sử
dụng” được giải thích bởi 4 biến độc lập này. Đồng thời hệ số phóng đại phương sai
(VIF – Variation Inflation Factor)11 của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
đều khá nhỏ: từ 1.168 đến 1.247. Do đó không có hiện tượng đa cộng tuyến trong
mô hình nghiên cứu.

11
Theo Hair và cộng sự (2006) (trích Nguyễn Đình Thọ, 2011) thì nếu VIP của một biến độc lập nào đó lớn
hơn 10 thì biến đó hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy
bội.
42

 Phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa biến phụ thuộc
YD và 4 biến độc lập:
Ý định sử dụng túi sinh thái = -0.436 + 0.274 x Thái độ + 0.267 x Chuẩn chủ
quan + 0.203 x Kiểm soát hành vi cảm nhận + 0.219 x Kiến thức

Thái độ H1= 0.274 (Sig = 0.000)

Chuẩn chủ quan H1= 0.267 (Sig = 0.000)


Ý định sử
dụng túi
H1= 0.203 (Sig = 0.001) sinh thái
Kiểm soát hành vi
cảm nhận

Kiến thức H1= 0.219 (Sig = 0.000)

Hình 4.1: Kết quả phân tích hồi quy

4.3.3. Dò tìm sự vi phạm các giả định hồi quy


4.3.3.1. Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
cũng như hiện tượng phương sai thay đổi
Thực hiện kiểm định này bằng cách vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư và
giá trị dự đoán đã chuẩn hóa, phần dư đã chuẩn hóa được thể hiện trên trục tung và
giá trị dự đoán đã chuẩn hóa được thể hiện trên trục hoành. Nếu giả định quan hệ
tuyến tính và phương sai không thay đổi thỏa mãn thì phần dư sẽ phân tán ngẫu
nhiên trên đồ thị.
Kết quả đồ thị Scatterplot (trình bày tại Phụ lục 7) cho thấy phần dư phân tán
ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 mà không tạo thành
một hình dáng nhất định nào. Như vậy, giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau, và
phương sai của phần dư không thay đổi. Do đó, mô hình hồi quy là phù hợp.
43

4.3.3.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư


Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do sau: sử dụng
sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ
nhiều để phân tích..Thực tế thì thường phân phối của phần dư chỉ gần chuẩn vì luôn
có sự chênh lệch do lấy mẫu.
Có 2 cách để kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư. Cách thứ nhất là vẽ đồ
thị Histogram của phần dư chuẩn hóa. Nếu đồ thị có dạng đường cong phân phối
chuẩn nằm chồng lên biểu đồ tần số và có Mean xấp xỉ 0 và giá trị độ lệch chuẩn
gần bằng 1 thì xem như phần dư có phân phối chuẩn. Cách thứ hai là vẽ đồ thị P-P
plot, đồ thị này thể hiện các giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến
phần dư theo các phân vị của phân phối chuẩn. Nếu trên đồ thị P-P plot các điểm
này không nằm quá xa đường thẳng của phân phối chuẩn thì có thể xem như phần
dư có phân phối gần chuẩn.
Kết quả đồ thị Histogram (trình bày tại Phụ lục 9) của nghiên cứu này cho
thấy phần dư chuẩn hóa có dạng đường cong phân phối chuẩn, giá trị Mean xấp xỉ
bằng 0 (1.69-15) và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 (0.990). Như vậy, giả định về phân
phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
4.4 Phân tích mô tả các biến nghiên cứu
Các biến (các khái niệm nghiên cứu) được đo lường bằng thang đo với nhiều
biến quan sát (multi-item scale). Thang đo dạng Likert được sử dụng để đo các khái
niệm với 1 = hoàn toàn không đồng ý và 5 = hoàn toàn đồng ý.
Giá trị của thang đo có được bởi việc lấy trung bình của các biến quan sát dùng để
đại diện cho khái niệm cần nghiên cứu và kết quả thống kê mô tả được trình bày
trong bảng 4.6. Giá trị trung bình kỳ vọng của các khái niệm là 3 (trung bình của 1
và 5).
44

Bảng 4.14 Thống kê mô tả biến


Số Nhỏ Lớn Trung Độ lệch
Biến
mẫu nhất nhất bình chuẩn
Thái độ (TD) 205 1 5 3.8888 0.61111
Chuẩn chủ quan (CCQ) 205 1 5 3.1671 0.70699
Kiểm soát hành vi cảm nhận (KSHV) 205 1 5 3.5500 0.66486
Kiến thức (KT) 205 2 4 2.9463 0.48714
Ý định sử dụng (YD) 205 1 5 3.4866 0.73315

Giá trị trung bình của biến “Thái độ” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 3.88.
Kết quả này cho thấy người được phỏng vấn trong mẫu khảo sát đánh giá việc sử
dụng túi sinh thái là có ích, tiện dụng hay an toàn là rất cao (giá trị trung bình trong
dữ liệu là 3.88 so với điểm trung bình là 3.00). Đây là biến có giá trị trung bình lớn
nhất trong tất cả các biến.

Giá trị trung bình của biến “kiểm soát hành vi cảm nhận” có được từ dữ liệu
nghiên cứu là 3.55. Kết quả này cho thấy người được phỏng vấn trong mẫu khảo sát
kiểm soát hành vi sử dụng túi sinh thái của bản thân là trên mức trung bình và họ có
thể dễ dàng sử dụng túi sinh thái dựa trên quyết định của bản thân họ (giá trị trung
bình trong dữ liệu là 3.55 so với điểm trung bình là 3.00).

Giá trị trung bình của biến “Chuẩn chủ quan” có được từ dữ liệu nghiên cứu
là 3.16. Kết quả này cho thấy ý định sử dụng túi sinh thái của người được phỏng
vấn trong mẫu khảo sát chịu ảnh hưởng từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp của
mình là rất cao, người được khảo sát thông thường đồng ý khi người thân hay
những người quan trọng khuyên họ nên sử dụng túi sinh thái.

Giá trị trung bình của biến “Kiến thức” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 2.94
thấp hơn mức trung bình là 3.00. Điều này chứng tỏ kiến thức của người tiêu dùng
về túi sinh thái còn hạn chế, nhiều người vẫn chưa biết và chưa sử dụng túi thái còn
nhiều. Đây là biến có giá trị trung bình thấp nhất trong các biến.
45

Giá trị trung bình của biến “Ý định sử dụng” có được từ dữ liệu nghiên cứu
là 3.48 (so với điểm trung bình là 3.00). Kết quả này cho thấy người tiêu dùng có ý
định sử dụng túi sinh thái vẫn chưa cao lắm. Hiện nay, túi sinh thái vẫn chưa được
sử dụng rộng rãi để thay thể túi ni-lông. Mức độ tiêu dùng túi sinh thái trên mức
trung bình của người tiêu dùng ở kết quả khảo sát là khá phù hợp trên địa bàn
TP.HCM.
4.5 Phân tích ANNOVA
Phân tích ANNOVA giữa các biến nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn, nghề nghiệp và thu nhập) với “Ý định sử dụng”. Vấn đề nghiên cứu ở đây
là xem xét mức độ quan trọng của yếu tố “Ý định sử dụng” có khác biệt giữa các
nhóm biến cá nhân khác nhau
Bảng 4.15: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Giới tính” với “Ý định
sử dụng”
ANOVA
Tổng bình Bình phương
YD phương df trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 6.368 1 6.368 12.516 .001
Nội bộ nhóm 103.283 203 .509
Tổng cộng 109.651 204

Theo kết quả phân tích sâu ANNOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.001 <0.05,
ta thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với “Ý định sử dụng” túi sinh thái. Nữ là
người thường xuyên mua sắm tại chợ và siêu thị vì thế nên có ý định sử dụng túi
sinh thái nhiều hơn so với nam giới.
46

Bảng 4.16: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Độ tuổi” với “Ý định sử
dụng”
ANOVA
Tổng bình Bình phương
YD phương df trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 3.577 3 1.192 2.259 .083
Nội bộ nhóm 106.074 201 .528
Tổng cộng 109.651 204

Theo kết quả phân tích sâu ANNOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.083 > 0.05,
ta thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi đối với “Ý định sử dụng” túi sinh
thái.
Bảng 4.17: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Trình độ học vấn” với
“Ý định sử dụng”

ANOVA
Tổng bình Bình phương
YD phương df trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 4.812 3 1.604 3.075 0.029
Nội bộ nhóm 104.839 201 0.522
Tổng cộng 109.651 204

Theo kết quả phân tích sâu ANNOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.029 <0.05,
ta thấy có sự khác biệt về “Ý định sử dụng” túi sinh thái giữa những người có trình
độ học vấn khác nhau.

Bảng 4.18: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Nghề nghiệp” với “Ý
định sử dụng”

ANOVA
Tổng bình Bình phương
YD phương df trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 2.984 4 .746 1.399 .236
Nội bộ nhóm 106.667 200 .533
Tổng cộng 109.651 204
47

Theo kết quả phân tích sâu ANNOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.236 > 0.05,
ta thấy không có sự khác biệt về “Ý định sử dụng” túi sinh thái giữa những người có
nghề nghiệp khác nhau.
Bảng 4.19: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Thu nhập” với “Ý định
sử dụng”
ANOVA
Tổng bình Bình phương
YD phương df trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 1.288 4 .322 .594 .667
Nội bộ nhóm 108.363 200 .542
Tổng cộng 109.651 204

Theo kết quả phân tích sâu ANNOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.667 > 0.05,
ta thấy ta thấy không có sự khác biệt về “Ý định sử dụng” túi sinh thái giữa những
người có thu nhập khác nhau.

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu


Từ kết quả phân tích trên, mô hình đưa ra đã được ủng hộ về mặt thực
nghiệm, phù hợp vơi dữ liệu nghiên cứu trên một mẫu thuận tiện được thu thập tại
TP.HCM. Ta có kết quả kiểm định các giả thuyết được trình bày trong bảng 4.11
48

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định các giả thuyết


Giả thuyết Nội dung Giá trị p Kết quả
H1 Nếu người tiêu dùng càng có thái độ P < 0.05 Chấp nhận
tích cực về túi sinh thái thì càng có ý
định sử dụng túi sinh thái
H2 Người tiêu dùng càng bị ảnh hưởng P < 0.05 Chấp nhận
bởi chuẩn chủ quan càng nhiều thì
họ càng có ý định sử dụng túi sinh
thái
H3 Nếu người tiêu dùng càng dễ dàng P < 0.05 Chấp nhận
kiểm soát hành vi của mình thì họ
càng có ý định sử dụng túi sinh thái
H4 Người tiêu dùng càng có nhiều kiến P < 0.05 Chấp nhận
thức về túi sinh thái thì họ càng có ý
định sử dụng túi sinh thái

4.6.1 Thái độ
“Thái độ” là nhân tố có cường độ tác động dương mạnh nhất đến ý định sử
dụng túi sinh thái (Beta = 0.274), nghĩa là khi người tiêu dùng càng có thái độ tích
cực thì họ càng có ý định sử dụng túi sinh thái. Điều này được giải thích là do trước
đây người sử dụng thường bị bắt buộc phải sử dụng túi sinh thái trong các siêu thị
lớn hay hệ thống metro, nên cảm giác người tiêu dùng khá tiêu cực. Ngày nay, khi
môi trường dần trở thành mối quan tâm hàng đầu, người tiêu dùng biết tẩy chay bột
ngọt Vedan khi công ty này gây ra ô nhiễm cho môi trường sống, thì cảm giác thích
thú khi sử dụng một sản phẩm xanh như túi sinh thái là có ích cho môi trường, cảm
thấy góp phần bảo vệ môi trường thì ý định sử dụng túi sinh thái được thực hiện mà
ít cân nhắc tới các yếu tố khác. Theo nghiên cứu của Hồ Huy Tựu (2007) về ý định
tiêu dùng cá, và nghiên cứu của Võ Thị Thanh Hiếu (2008) về ý định sử dụng rau
sạch thì biến “Thái độ” ảnh hưởng dương lên “Ý định” và yếu tố này khẳng định
49

một lần nữa trong nghiên cứu này. Điều này phù hợp với giả thuyết H1 cho rằng
nếu người tiêu dùng càng có thái độ tích cực về túi sinh thái thì họ càng có ý định
sử dụng túi sinh thái.
4.6.2 Chuẩn chủ quan
Kết quả nghiên cứu cho thấy chuẩn chủ quan có tác động dương đến ý định
hành vi (Beta = 0.267). Điều này được lý giải là ý định sử dụng túi sinh thái của
người tiêu dùng tăng hay giảm phụ thuộc vào cường độ tác động của nhân tố chủ
quan, mà chủ yếu là những người thân người quan trọng đối với họ. Kết quả phân
tích phù hợp với giả thuyết H2 cho rằng nếu người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi
chuẩn chủ quan càng nhiều thì họ càng có ý định sử dụng túi sinh thái.
4.6.3 Kiểm soát hành vi
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm soát hành vi có tác động dương đến “Ý
định sử dụng” (Beta = 0.203) cao hơn so với chuẩn chủ quan. Điều này được lý giải
là do đối tượng chính trong mẫu chủ yếu là những người đã trưởng thành (từ 20 –
30 tuổi chiếm 60%), có suy nghĩ độc lập, ít phụ thuộc vào người khác do đó ý định
sử dụng túi sinh thái chịu ảnh hưởng từ yếu tố bản thân nhiều hơn là môi trường bạn
bè, người thân, đồng nghiệp tác động. Kết quả phân tích phù hợp với giả thuyết H3
cho rằng nếu người tiêu dùng càng dễ dàng kiểm soát hành vi của mình thì họ càng
có ý định sử dụng túi sinh thái.
4.6.4 Kiến thức
Theo Selmes & Gronhaug (1986) cho rằng khi nghiên cứu về tâm lý người
tiêu dùng thì nên chú ý kiến thức chủ quan vì nó tác động mạnh đến hành vi mua.
Đó là sự đánh giá của người tiêu dùng về những gì mà họ nghĩ họ biết về sản phẩm.
Nghiên cứu của Hồ Huy Tựu (2007) chỉ ra rằng kiến thức có ảnh hưởng trực tiếp và
tác động dương lên ý định hành vi. Nghiên cứu của Võ Thị Thanh Hiếu (2008) cũng
khẳng định một lần nữa rằng kiến thức có ảnh hưởng trực tiếp, tác động dương lên ý
định hành vi. Còn trong nghiên cứu này, kiến thức tác động yếu nhất lên “Ý định sử
dụng”. Điều này được lý giải là hiện nay thông tin về túi sinh thái, các kiến thức
xung quanh về túi sinh thái như: lợi ích của túi sinh thái, chất lượng túi sinh thái,
50

vật liệu làm túi sinh thái, nơi sử dụng túi sinh thái, sử dụng như thế nào… là rất ít,
người sử dụng muốn tìm kiếm thông tin chỉ qua các phương tiện internet là chủ yếu,
truyền hình và báo chí hâu như chưa có các chiến dịch tuyên truyền phổ biến kiến
thức về túi sinh thái rộng rãi nên “Ý định sử dụng” của người tiêu dùng chịu ảnh
hưởng rất ít từ kiến thức mà họ có được về túi sinh thái. Kết quả phân tích phù hợp
với giả thuyết H4 cho rằng nếu người tiêu dùng càng có nhiều kiến thức về túi sinh
thái thì họ càng có ý định sử dụng túi sinh thái.
4.7 Tóm tắt
Chương này trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng mô tả thống kê.
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha chấp nhận tất cả các biến quan sát thuộc các
thang đo “Thái độ”, “Chuẩn chủ quan”, “Kiểm soát hành vi cảm nhận”, “Kiến thức”
và “Ý định sử dụng”. Kết quả kiểm định giả thuyết cũng cho thấy rằng các giả
thuyết đề ra trong nghiên cứu đều được chấp nhận.
Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những đóng góp và hàm ý cũng
như những hạn chế của nghiên cứu này và hướng nghiên cứu tiếp theo.
51

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN
Chương 5 trình bày tóm tắt lại các kết quả chính từ đó đưa ra kết luận và ý
nghĩa của nghiên cứu, chương này gồm 3 phần chính: (1) Tóm tắt nội dung nghiên
cứu, (2) Tóm tắt kết quả nghiên cứu và đóng góp của nghiên cứu, (3) Những hạn
chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng túi sinh thái của người tiêu dùng tại Tp.HCM. Nghiên cứu này đã chỉ ra có
4 nhân tố bao gồm: “Thái độ”, “Chuẩn chủ quan”, “Kiểm soát hành vi cảm nhận”
và “Kiến thức” tác động lên ý định sử dụng túi sinh thái của người tiêu dùng.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh thang đo và kiểm định
mối quan hệ giữa các nhân tố gồm 2 bước chính: nghiên cứu định tính được thực
hiện qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với 20 người tiêu dùng tại Tp.HCM nhằm làm
rõ các khái niệm, từ ngữ và bổ sung thêm các biến cho thang đo để hiệu chỉnh cho
nghiên cứu định lượng tiếp theo. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua
kỹ thuật phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với kích thước mẫu là 205. Mẫu được lấy
theo phương pháp thuận tiện, phạm vi lấy mẫu là người tiêu dùng tại Tp.HCM.
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh thái được kế thừa
từ các nghiên cứu của Kalafatis và các cộng sự (1999), Ajzen (2002), Hồ Huy Tựu
(2007) và Võ Thị Thanh Hiếu (2008). Thang đo được kiểm định bằng phương pháp
đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám
phá EFA.
Kết quả kiểm tra độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha thang đo của
các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đều đạt yêu cầu lớn hơn 0.6. Các biến trong
thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3.
Sau khi phân tích đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến được đưa
vào phân tích nhân tố khám phá EFA, qua phân tích các thành phần có số biến quan
sát không đổi và thang đo vẫn bao gồm 4 thành phần ban đầu với 17 biến quan sát.
52

Kết quả đánh giá cho thấy thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp, phương sai
trích, độ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Khi đó, thang đó biến độc lập gồm 4
thành phần với 17 biến quan sát gồm có: (1) thang đo “Thái độ” được đo lường
bằng 5 biến quan sát, (2) thang đo “chuẩn chủ quan” được đo lường bằng 4 biến
quan sát, (3) thang đo “kiểm soát hành vi cảm nhận” được đo lường bằng 4 biến
quan sát và thang đo (4) “kiến thức” được đo lường bằng 4 biến quan sát. Thang đo
biến phụ thuộc gồm 1 thành phần được đo lường bằng 4 biến quan sát.
Kết quả phân tích ANNOVA cho thấy có sự khác nhau trong xu hướng sử
dụng túi sinh thái giữa nam giới và nữ giới và những người có trình độ học vấn
khác nhau. Tuy nhiên, độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập lại không có sự khác biệt.
5.2 Đóng góp của nghiên cứu
Đúng như mong đợi của nghiên cứu này, các giả thuyết đều được chứng
minh về mặt thực nghiệm. Tồn tại các mối tương quan dương giữa thái độ, chuẩn
chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận và kiến thức lên ý định tiêu dùng túi sinh
thái.
Mặc dù các lý thuyết hành vi trên thế giới được ứng dụng một cách rộng rãi
vào lĩnh vực marketing, ở nước ta một số nghiên cứu cũng được triển khai trong
lĩnh vực nông sản nhưng chưa tìm thấy một nghiên cứu nào đề cập đến sản phẩm
xanh như túi sinh thái. Vì vậy, nghiên cứu này có những đóng góp nhất định trong
học thuật lẫn kinh doanh.
Dưới góc độ học thuật, đóng góp trước htê ếtlà việc điều chỉnh thang đo, mà
trong một chừng mực nhất định nào đó đã chứng tỏ được độ tin cậy, độ giá trị phân
biệt, độ giá trị hội tụ và độ giá trị nội dung bao phủ hầu hết các khía cạnh quan
trọng của các khái niệm.
Đóng góp thứ hai, đó là tồn tại các tác động có ý nghĩa thống kê của các biến
số lên ý định hành vi. Nghiên cứu này đã phát hiện một tác động dương mạnh của
thái độ lên ý định hành vi. Khi người tiêu dùng có thái độ tích cực, đánh giá tốt về
sản phẩm túi sinh thái thì thường dẫn đến quyết định lựa chọn sản phẩm này.
53

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự kỳ vọng của gia đình và những
người thân (chuẩn chủ quan) làm gia tăng ý định tiêu dùng túi sinh thái.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đề xuất rằng kiểm soát hành vi của người
tiêu dùng cần được tính đến khi xem xét ý địn tiêu dùng túi sinh thái, một hiện
tượng được ủng hộ bởi một số nghiên cứu sử dụng kiểm soát hành vi dưới góc độ
một nhân tố dự báo quan trọng cho động cơ, ý định và hành vi (Ajzen, 1991).
Cuối cùng, kiến thức cũng có tác động dương lên ý định sử dụng túi sinh
thái. Khi mức độ hiểu biết về túi sinh thái càng nhiều sẽ làm cho người tiêu dùng bị
cuốn hút vào sản phẩm này, điều đó làm họ quan tâm đến sản phẩm và gia tăng ý
định tiêu dùng.
5.3 Hàm ý cho nhà quản trị
Liên quan đến khía cạnh quản trị và kinh doanh, nghiên cứu này cũng cung
cấp một số thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu
thành phần “Thái độ” (TD) có tác động mạnh nhất đến “ý định sử dụng” (YD) của
người tiêu dùng (Beta = 0.274), kế đến là các thành phần “Chuẩn chủ quan” (CCQ)
(Beta = 0.267), “Kiến thức” (KT) (Beta = 0.219) và thành phần tác động yếu nhất là
“Kiểm soát hành vi cảm nhận” (KSHV) (Beta = 0.203). Kết quả này có ý nghĩa sau:

Hiện nay, phong trào sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni-lông ngày càng
phổ biến, nếu như trước đây việc sử dụng túi sinh thái chỉ là các khuyến cáo thì
ngày nay nó trở nên bắt buộc, hầu như các hệ thống của Metro tại Tp.HCM đã
không còn cung cấp miễn phí các túi ni-lông nữa hoặc chỉ cung cấp cho khách hàng
một số lượng rất ít, người tiêu dùng muốn sử dụng thêm bắt buộc họ phải bỏ tiền túi
mua các túi sinh thái, siêu thị Metro muốn thay đổi yếu tố “Thái độ” của người tiêu
dùng đối với túi sinh thái bằng hình thức bắt buộc. Đây là ví dụ cho các cơ quan
môi trường tham khảo, khi thực hiện các chương trình nhằm thay đổi thói quen sử
dụng túi ni-lông bằng túi sinh thái trước khi mong muốn người tiêu dùng tự nguyện
hay có thái độ tích cực với việc sử dụng túi sinh thái cần có các biện pháp bắt buộc
hay có qui định chế tài về việc sử dụng túi ni-lông. Ở các nước phát triển như Hà
Lan, Đan Mạch chính phủ đanh thuế rất cao người tiêu dùng hay doanh nghiệp sử
54

dụng túi ni-lông trong việc đóng gói hay đựng hàng hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra “Thái
độ” có tầm quan trọng và ảnh hưởng nhất đến việc sử dụng túi sinh thái, nên các
biện pháp đưa ra cần phải tập trung làm thay đổi “Thái độ” của người tiêu dùng. Bởi
vì thái độ được xác định dựa trên nhận thức bền vững, những cảm giác cảm tính và
những xu hướng hành động của một người đối với một sản phẩm nào đó. Cần tăng
cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân hiểu được tác hại của túi ni-lông
đến môi trường, sức khỏe con người, sinh vật, hình thành thói quen tiêu dùng những
sản phẩm, hàng hóa thân thiện với môi trường, từng bước loại bỏ thói quen sử dụng
túi ni-lông, thay thế bằng túi sinh thái. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất túi
sinh thái cần tạo ra những sản phẩm có chất lượng và có thể cần một chiến lược giá
phù hợp vì đây là những tiền tố cơ bản của sự thỏa mãn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng dương
đến “Ý định tiêu dùng”. Khi người tiêu dùng cảm nhận được sức ép hay mong
muốn của những người xung quanh thì “ý định tiêu dùng” của họ càng cao. Điều
này có hàm ý quan trọng trong công tác quảng cáo và chiêu thị của các doanh
nghiệp. Các chiến lược quảng cáo không những hướng đến chính bản thân người
tiêu dùng mà còn phải nhắm đến những người ảnh hưởng đến họ, chẳng hạn vợ
(chồng), con cái, bạn bè, đồng nghiệp…
Tiếp đến khả năng “Kiểm soát hành vi cảm nhận” của người tiêu dùng càng
mạnh thì ý định tiêu dùng càng cao. Các doanh nghiệp kinh doanh túi sinh thái cần
tìm hiểu kỹ hơn những yếu tố nào tác động mạnh nhất để tăng khả năng “kiểm soát
hành vi” của người tiêu dùng và loại bỏ những yếu tố cản trở trong “kiểm soát hành
vi cảm nhận” nhằm tăng “ý định sử dụng” của người tiêu dùng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra được “kiến thức” cũng có ảnh hưởng dương đến ý
định sử dụng. Các phương tiên truyền thông ngày nay cũng có ít chương trình tuyên
truyền, phổ biến kiến thức về lợi ích của túi sinh thái. Do đó các cơ quan chức năng
nên có nhiều hơn nữa các chương trình giáo dục ý thức nhằm nâng cao nhận thức
của người tiêu dùng, qua đó làm tăng “ý định sử dụng” túi sinh thái của người tiêu
dùng.
55

5.4 Một số kiến nghị đối với Nhà nước, cơ quan môi trường
Trong nỗ lực “xanh hóa” môi trường, dần dần loại bỏ túi ni-lông, Nhà nước
và các cơ quan môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra các
chính sách, biện pháp, pháp chế nhằm thay đổi thói quen sử dụng túi ni-lông của
người tiêu dùng bằng túi sinh thái. Vì vậy, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho túi ni-lông

Túi ni-lông được sử dụng rất rộng rãi, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, được
nhiều người, đặc biệt là các bà nội trợ, rất ưa chuộng bởi đa công dụng, rất tiện lợi
và rẻ tiền.
Để hạn chế việc sử dụng túi ni-lông, các cơ quan chức năng cần đánh thuế
tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này. Khoản tiền chênh lệch đó sẽ được sử dụng vào
mục đích bảo vệ môi trường. Nâng giá thành sản phẩm chắc chắn sẽ giảm thiểu tình
trạng cung cấp túi ni-lông miễn phí cho khách hàng. Điều đó sẽ thay đổi thói quen
sử dụng túi ni-lông của người dân.

Tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của túi ni-lông

Nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà nước hay các cơ quan môi trường là
phải triển khai hiệu quả các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm sử
dụng túi ni-lông.Hình thức tuyên truyền bao gồm: Trực tiếp bằng lực lượng tuyên
truyền viên (lực lượng chủ đạo là Hội Phụ nữ); gián tiếp trên các phương tiện thông
tin đại chúng (đài phát thanh địa phương). Bên cạnh đó, sẽ đưa nội dung tuyên
truyền giảm sử dụng túi nilon vào hoạt động ngoại khóa ở các trường học từ cấp
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học. Nội dung tuyên truyền
nhấn mạnh tác hại kinh tế, xã hội và môi trường của túi nilon; định hướng giảm sử
dụng túi nilon và các giải pháp thay thế, các biện pháp mỗi cá nhân có thể thực hiện
trong cuộc sống hàng ngày…
56

Thực tế cho thấy, mỗi khi có thông tin mới phát hiện về các chất độc hại như
“hóa chất nhuộm cốm”, “thuốc nhuộm hạt dưa, tương ớt, gà làm sẵn…”, hoặc, mới
đây nhất là thịt heo siêu nạc ...có khả năng gây ung thư, ngay lập tức, các loại sản
này bị người tiêu dùng quay lưng, tẩy chay, không sử dụng.
Trong khi đó, vì sao người tiêu dùng vẫn thờ ơ với việc tuyên truyền về sự độc hại
của túi ni-lông như nhiễm kim loại nặng gây ung thư, nhiễm khuẩn gây bệnh… Lý
do là ít người biết được “nguồn gốc”, “xuất xứ” của lọai sản phẩm này.

Theo qui định, nguyên liệu để sản xuất túi ni-lông phải là nhựa PE
(polyetylen) tinh khiết. Song, giá thành nhựa PE khá cao do phải nhập khẩu. Vì vậy,
đa phần túi ni-lông có mặt trên thị trường là sản phẩm của các cơ sở tái chế thủ
công. Nguyên liệu sản xuất túi ni-lông chủ yếu được thu mua từ các vựa ve chai.
Tất cả các lọai rác thải, phế thải có dính dáng đến nhựa đều có thể trở thành
“nguyên liệu”: Túi đựng thức ăn thừa, bịch nhựa, chai đựng dầu nhờn, lọ hóa chất,
nắp hộp sơn, vỏ chai nước rửa chén, dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh, bồn cầu ... Thậm
chí, một số cơ sở sản xuất túi ni-lông chuyên thu mua rác thải y tế như bơm tiêm
thuốc, dây truyền máu, bình nhựa truyền dịch...

Trong quá trình sản xuất túi ni-lông, các loại tạp chất như đất cát, rác rưởi,
dầu nhờn, dầu nhớt, sơn, chất tẩy rửa… không hề được xử lý. Ngòai ra, người sản
xuất còn cho thêm các lọai phụ gia như phẩm màu, bột đá, hóa chất khử mùi …Các
hóa chất độc hại này tồn lưu trong thành phẩm sẽ trực tiếp nhiễm vào cơ thể người,
gây bệnh ung thư.

Như vậy, để việc tuyên truyền có hiệu quả, hãy cho người dân “mục sở thị”
qui trình sản xuất túi ni-lông qua các phóng sự điều tra trên các phương tiện thông
tin đại chúng như đài, báo, TV… Chắc chắn khi đó, người tiêu dùng sẽ cân nhắc
hơn khi muốn sử dụng túi ni-lông, đặc biệt là dùng với sản phẩm thực phẩm.
57

Quản lý qui trình sản xuất túi ni-lông

Độc hại, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng môi trường…song,
hiện nay, qui trình sản xuất túi ni-lông vẫn bị thả nổi, không ai quản lý hay kiểm
sóat. Không những thế, túi ni-lông chưa có các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng sản
phẩm và độ an toàn. Nếu việc sản xuất túi ni-lông được quản lý chặt chẽ thì việc sử
dụng sản phẩm này sẽ không thể thỏai mái như hiện nay. Đó cũng là một biện pháp
giảm thiểu tình trạng rác thải túi ni-lông.

Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp
sản xuất túi sinh thái

Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất những sản
phẩm túi sinh thái, dễ phân hủy trong môi trường như: túi giấy dễ phân hủy, túi
xách được làm từ nông sản (lục bình, tre nứa…). Chẳng hạn, cơ sở sản xuất, kinh
doanh sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ về
đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về bảo vệ môi trường.

Các ưu đãi này sẽ khuyến khích doanh nghiệp tích cực hướng tới thực hiện
đầu tư trên các sản phẩm của mình nhằm tạo ra một lợi ích kép cho doanh nghiệp.
Một mặt, doanh nghiệp sẽ được hưởng các ưu đãi từ phía Nhà nước, mặt khác quan
trọng hơn là thị phần sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được mở rộng. Xu thế của
người tiêu dùng hiện đại khi mua sản phẩm hàng hóa không chỉ quan tâm đến chất
lượng, mẫu mã, giá cả mà còn xem xét đến các yếu tố sức khỏe, môi trường của sản
phẩm.

Khuyến khích các siêu thị, trung tâm thương mại cam kết tham gia chương
trình giảm sử dụng túi ni lông đựng hàng.

Để giảm thiểu túi ni-lông trong cuộc sống thì bắt buộc phải có sự tham gia
của các trung tâm thương mại, siêu thị vì người tiêu dùng sử dụng túi ni-lông nhiều
nhất tại những địa điểm trên. Nhà nước nên khuyến khích các đơn vị này cùng tham
58

gia các chương trình tuyên truyền giảm sử dụng túi ni-lông chung của thành phố
(treo những poster về tác hại môi trường của túi ni-lông, treo khẩu hiệu nhắc nhở
khách hàng mang theo túi riêng của họ tại những nơi dễ thấy trong siêu thị, tuyên
truyền giảm sử dụng túi ni-lông qua hệ thống loa phát thanh của siêu thị…). Bố trí
các điểm thu gom túi ni-lông đã qua sử dụng tại các vị trí thuận tiện trong khuôn
viên siêu thị, trung tâm thương mại và có biện pháp khuyến khích giao nộp túi ni-
lông đã qua sử dụng.

Ngoài ra, cần chọn ra một ngày trong tháng làm “Ngày không túi ni-lông” (ví dụ
chủ nhật đầu tiên của tháng). Vào ngày này, các siêu thị/trung tâm thương mại
không phát miễn phí túi ni-lông, khách hàng được khuyến khích đem theo túi đựng
hàng hoặc mua túi đựng hàng sử dụng nhiều lần (túi sinh thái) của siêu thị/trung tâm
thương mại. Trong những năm sau, “Ngày không túi ni-lông” sẽ được tổ chức hàng
tuần. Bên cạnh việc vận động người dân và các nhà bán lẻ giảm sử dụng túi ni-lông,
Chương trình sẽ xây dựng hệ thống thu gom túi ni-lông sử dụng một lần nhằm giảm
lượng túi ni-lông phát tán trong môi trường và đi đến bãi chôn lấp. Đồng thời, phối
hợp với các đơn vị tái chế tổ chức thu gom và tái chế túi ni-lông thu gom được.

5.5 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Cũng như bất kỳ dự án nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng tồn tại một số hạn
chế sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu chỉ thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, khả
năng tổng quát hóa kết quả của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu được lặp lại ở những
thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phòng hay Đà Nẵng. Vì vậy, hướng nghiên
cứu tiếp theo là các nghiên cứu tại các thành phố, địa phương khác ở Việt Nam.
Nghiên cứu này sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí nhưng rất xứng đáng để thực hiện.
- Thứ hai, mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện tại thành
phố Hồ Chí Minh do đó dữ liệu thu thập được có thể có độ tin cậy chưa cao.
Phương pháp này dễ thực hiện và ít tốn kém nhưng là phương pháp có độ tin cậy
thấp về tính đại diện. Các nghiên cứu trong tương lai nên thực hiện với số lượng
59

mẫu lớn hơn.


- Có sự chênh lệch tương đối lớn về đặc điểm mẫu khi thu thập dữ liệu như:
chênh lệch về giới tính (nữ chiếm 60.5%), chênh lệch về độ tuổi (độ tuổi 20 – 30)
chiếm 60%), chênh lệch về trình độ học vấn (đại học chiếm 78.5%), chênh lệch về
nghề nghiệp (nhân viên văn phòng chiếm 71.2%), chênh lệch về thu nhập (thu nhập
trên 10 triệu chiếm 46.3%), do đó những kết luận đưa ra chưa khái quát được thị
trường.
- Chưa nghiên cứu về yếu tố giá cả tác động đến ý định sử dụng túi sinh thái.
Do đó, đây vẫn là hướng cần tiếp tục nghiên cứu để giúp các doanh nghiệp hoạch
định chiến lược marketing tốt hơn.
- Nghiên cứu này không xét đến vai trò của nhân tố cá nhân chẳng hạn như
trách nhiệm bảo vệ môt trường. Vì vậy, chưa phản ánh đầy đủ tính phức tạp của các
ảnh hưởng mang tính chuẩn mực xã hội. Do đó, hướng nghiên cứu trong tương lai
có thể bổ sung thêm các tiền tố mở rộng khác vào mô hình, chẳng hạn sự quan tâm
đến sức khỏe, trách nhiệm bảo vệ môi trường…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu Tiếng Việt:

1. Đặng Thị Ngọc Dung, 2012. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu
điện ngầm Metro tại TP.HCM. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh Tế TP.HCM.
2. Hồ Huy Tựu, 2007. Vận dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để giải thích động
cơ của người tiêu dùng cá tại thành phố Nha Trang. Luận văn thạc sỹ. Tạp chí
Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 02/2007.
3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Tập 1, Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức.
4. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007, Nghiên cứu thị trường, Nhà xuất
bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008, Nghiên cứu khoa học Marketing:
Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ
Chí Minh.
6. Nguyễn Đình Thọ, 2012, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - Thiết
kế và thực hiện, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.
7. Nguyễn Thị Trân Châu, 2010. Một số yếu tố chính tác động vào xu hướng tiêu dùng
hàng việt của người việt. Luận văn thạc sỹ. Đại học Bách Khoa TP.HCM.
8. Võ Thị Thanh Hiếu, 2008. Vận dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để giải
thích động cơ của người tiêu dùng rau sạch. Luận văn thạc sỹ. Đại học Bách Khoa
TP.HCM.

Danh mục tài liệu Tiếng Anh:


9. Ajzen, I. & Fishbein, M., 1980. Understanding Attitudes and Predicting Social
Behavior, Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ.
10. Ajzen, I., 1988. Attitudes, personality and behavior. Dorsey Press, Chicago, IL.
11. Ajzen, I., 1991. The theory of planned behavior. Organizational Behaviour and
Human Decision Processes, Vol. 50, pp. 179 – 211.
12. Ajzen, I., 2002. Perceived behavorial control, self-efficacy, locus of control, and
the theory of planned behavior, Journal of Applied Social Psychology, Vol. 32,
Issue 4, pp, 665 – 683.
13. Ajzen, I., 2002. Residual effects of past on later behavior, Habituation and reasoned
action perspectives, Personality and Social Psychology Review, Vol.6, No.2, pp.107
-122.
14. Ajzen, I., 2006, Constructing a TPB questionnaire conceptual and methodological
considerations, Retrieved on December 6, 2006,
http://www.people.umass.edu/ajzen/pdf/tpb.measurement.pdf
15. Anja Kollmuss & et al, 2002. Mind the Gap: Why do people act environmentally
and what are the barriers to pro-environmental behavior?. Enviromental Education
Research, Vol. 8, Issue 3, pp. 239 – 260.
16. Arbuthnot J., Lingg S., 1975. A Comparison of French and American
Environmental Behaviors, Knowledge and Attitudes, International Journal of
Psychology, issue 10, pp. 275–281.
17. Bredahl, L., and Grunert, K.G., 1997. Determinants of the consumption of fish and
shellfish in Denmark: An application of the Theory of Planned Behaviour. In J. B.
Luten, T. Borresen and J. Oehlenschlager (Eds.), Seafood from producer to
consumer, intergrated approach to quality, pp. 21 -30. Amsterdam: Elsevier.
18. Brucks, M., 1985. The Effects of Product Class Knowledge on Information Search
Behavior. Journal of Consumer Research, Vol 12, No. 1 (June), pp. 1-16.
19. Chan R. Y. K., 2001. Determinants of Chinese Consumers’ Green Purchase
Behavior. Psychology and Marketing, 18(4):389–413
20. Chan R. Y. K., Yam E., 1995. Green Movement in a Newly Industrializing Area: A
Survey on the Attitudes and Behavior of the Hong Kong Citizens. Journal of
Community and Applied Social Psychology, Issue. 5, pp. 273–284
21. Chutter, M. Y., 2009. Overview of the Technology Acceptance Model: Origins,
Developments and Future Directions, Indiana University, USA.
22. Conner M., Armitage C. J., 1998. Extending the Theory of Planned Behavior: A
Review and Avenues for Further Research. Journal of Applied Social Psychology,
Vol 28, No. 15, pp. 1429–1464
23. David Glen Mick & Susan Fournier, 1999. Rediscovering Satisfaction. Journal of
Marketing, Vol. 63, No.4, pp. 5 -23.
24. Ewa Rembialkowska & et al, 2007. Evaluation of ecological awareness among
physically active people in the context of their lifestyle. Division of Organic
Foodstuffs, Warsaw University of Life Sciences – SCGW, Warsaw, Poland.
25. Fishbein, M. & Ajzen, I., 1975. Belief, Attitude, Intention, and Behavior an
introduction to theory and research, reading MA, Addison-Wesley.
26. Fisher, D. H., 1985. Knowledge acquisition via incremental conceptual clustering.
Kluwer Academic Publishers, Boston. Machine learning 2, pp. 139 – 172.
27. Fred Selnes and Kjell Gronhaug, 1986. Subjective and Objective Measures of
Product Knowledge Contrasted, in NA - Advances in Consumer Research Volume
13, eds. Richard J. Lutz, Provo, UT: Association for Consumer Research, Pages:
67-71.
28. Hélène Cherrier, 2006. Consumer identity and moral obligations in non-plastic bag
consumption: a dialectical perspective. International Journal of Consumer Studies,
Volume 30, Issue 5, pp. 515 – 523
29. Hungerford, H.R. & Volk, T.L., 1990. Changing leaner behavior through
environmental education. The Journal of Environmental Education, Vol. 21, Issue
3, pp. 8 -21.
30. Isaac Cheah, Ian Phau, 2011. Attitudes towards environmentally friendly products:
The influence of ecoliteracy, interpersonal influence and value orientation,
Marketing Intelligence & Planning, Vol. 29 Issue 5, pp.452 – 472.
31. Kaiser, F.G., Woelfing, S. & Fuhrer, U., 1999. Environmental attitude and
ecological behavior. Journal of Environmental Psychology, Vol. 19, pp. 1 -19.
32. Kalafatis S. P., 1999. Green marketing and Ajzen’s theory of planned behaviour: a
cross-market examination, Journal of Consumer Marketing, Vol. 16 Iss: 5, pp.441 –
460.
33. Kaman Lee, 2010. The Green Purchase Behavior of Hong Kong Young
Consumers: The Role of Peer Influence, Local Environmental Involvement, and
Concrete Environmental Knowledge. Journal of International Consumer
Marketing, Volume 23, Issue 1, pp. 21 – 44.
34. Kevin R. Robert, 2008. Using the theory of planned behavior to explore restaurant
manager support for employee food safety training, Kansas state university,
Manhattan, Kansas.
35. Lajeunesse S., 2004. Plastic Bags. Chemical and Engineering News, Vol. 82, pp. 38
– 51.
36. Liu, M. E., 2007. US college students’ organic food consumption behavior. A
dissertation in hospitality administration, Texas Tech University.
37. Minton, P. A., and R. L. Rose, 1997. The effects of environmentally friendly
consumer behavior: An exploratory study. Journal of Business Research, vol. 40,
issue 1, pp. 37 – 48.
38. Mostafa, M. M., 2007. Gender differences in Egyptian consumers’ green purchase
behavior: The effects of environmental knowledge, concern and attitude.
International Journal of Consumer Studies, Vol. 31, pp. 220 – 229.
39. N. Nelissen & P. Scheepers, 1989. Ecological consciousness and behavior
examined. Netherlands.
40. Natoni, A. S., 1998. Moderator of perceived behavior control’s predictiveness in the
theory of planned behavior, A meta-analysis. Journal of consumer psychology, Vol.
7, pp. 247 - 271
41. Olsen, S. O., 2001. Consumer involment in seafood as family meals in Norway: an
application of the expectance – value approach. Appetite, Vol. 36, pp. 173 – 186
42. Prendergast, G., Ng, S.W. & Leung, L.L., 2001. Consumer perceptions of shopping
bags, Marketing Intelligence & Planning, Vol. 19, Issue 7, pp. 475 – 482.
43. Qing Li, 2013. Design of Eco Bags on the Basis of LOHAS and Consumption
Behavior, International Journal of Enviromental Science and Development, Vol. 4,
No.2, April 2013.
44. Ricky Y. K. Chan, 2001. Determinants of Chinese consumers' green purchase
behavior. Psychology & Marketing, Volume 18, Issue 4, pages 389–413.
45. Ricky Y. K. Chan, Y. H. Wong, T. K. P. Leung, 2008. Applying Ethical Concepts
to the Study of “Green” Consumer Behavior: An Analysis of Chinese Consumers’
Intentions to Bring their Own Shopping Bags, Journal of Business Ethics, Volume
79, Issue 4, pp 469-481.
46. Ricky Y. K. Chana & Lorett B. Y. Lau, 2002. Explaining Green Purchasing
Behavior: A Cross-Cultural Study on American and Chinese Consumers. Journal of
International Consumer Marketing, Vol. 14, Issue 2-3, pp. 9 - 40.
47. Sara E. et al, 2005. Plastic Grocery Bags: The Ecological Footprint, Student
publications, VIPIRG publications, University of Victoria, PO Box 3050 STN CSC,
Victoria.
48. Subramanian Senthilkannan Muthu, Yi Li, Jun-Yan Hu, Pik-Yin Mok, 2009. An
Exploratory Comparative Study on Eco-Impact of Paper and Plastic Bags, Journal
of Fiber Bioengineering and Informatics, Vol. 1, No. 4, pp. 307 - 320.
49. Tina Mainieri, 1997. Green Buying: The Influence of Enviromental Concern on
Consumer Behavior, The Journal of Socical Psychology, Volume 137, issue 2, pp
189 – 204.
50. Verbeke, W., & Vackier, I., 2005. Individual determinants of fish consumption:
application of the theory of planned behavior. Appetite, Vol 44, issue 1, pp. 67 – 82.
51. Y. H. Ho, 2012. A study on the LOHAS concepts, lifestyle, green consumption
behavior, and sustainable living behavior, Master thesis, pp.2, Management DEPT,
Da-yeh University, Changhua, Taiwan, China.
52. Yi Li & et al, 2010. Eco-Impact of Shopping Bags: Consumer Attitude and
Governmental Policies, Vol 3, No.2, pp. 71 – 83.
Internet

53. Diên Vỹ, 2012. Nói không với túi nilon: Phong phú giải pháp hiến kế. Báo Phụ Nữ
Online, http://phunuonline.com.vn/clb-nu-tri-thuc/noi-va-lam/noi-khong-voi-tui-
nilon-phong-phu-giai-phap-hien-ke/a66505.html. [Ngày truy cập: 20 tháng 03 năm
2013]
54. Hồng Phương, 2013. Khó tiêu thụ túi nilon thân thiện môi trường, báo TNMT,
http://vea.gov.vn/vn/quanlymt/Quanlychatthai-caithien/caithienmt/Pages/-
Kh%C3%B3-ti%C3%AAu-th%E1%BB%A5-t%C3%BAi-nilon-th%C3%A2n-
thi%E1%BB%87n-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng.aspx. [Ngày truy
cập: 15 tháng 03 năm 2013]
55. Như Bình & Dũng Tuấn, 2012. Rối bời vì túi ni-lông tăng giá.
<http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=472391>. [Ngày truy cập: 05
tháng 01 năm 2013]
56. Thanh Lê, 2008. Giảm dùng túi ni lông để giữ sạch môi trường.
<http://nld.com.vn/ban-doc/giam-dung-tui-ni-long-de-giu-sach-moi-truong-
237019.htm.>. [ Ngày truy cập: 06 tháng 01 năm 2013]
57. Trường Giang, 2012. Tác hại của túi nilon và một số giải pháp hạn chế sử dụng
<http://yenbai.vnpt.vn/detail/tac-hai-cua-tui-nilon-va-mot-so-giai-phap-han-che-su-
dung/31930/l1>. [Ngày truy cập: 06 tháng 01 năm 2013]
58. Uyên Phương, 2012. Làm thế nào để người dân bỏ dần thói quen sử dụng túi ni
lông?, báo Phụ Nữ online, http://phunuonline.com.vn/clb-nu-tri-thuc/noi-va-
lam/lam-the-nao-de-nguoi-dan-bo-dan-thoi-quen-su-dung-tui-ni-long/a66209.html.
[Ngày truy cập: 12 tháng 01 năm 2013]
59. Vương Tâm, 2012. Đánh thuế nặng túi ni-lông, cơ hội cho túi sinh thái?
<http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/danh-thue-nang-tui-nilon-co-hoi-cho-tui-sinh-
thai.html>. [Ngày truy cập: 02 tháng 01 năm 2013]
60. Website bách khoa toàn thư mở Wikipedia,
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_ti%C3%AAu_d%C3%B9
ng. . [Ngày truy cập: 25 tháng 03 năm 2013]
61. Website câu lạc bộ Go Green https://www.facebook.com/gogreenclub. [Ngày truy
cập: 25 tháng 03 năm 2013]
62. Website công ty TNHH TM DV Mỹ Kỳ. Túi môi trường, người bạn của hành tinh
xanh, http://myky.vn/tin-tuc-chi-tiet/33_tui-moi-truong--nguoi-ban-cua-hanh-tinh-
xanh.html. [Ngày truy cập: 30 tháng 03 năm 2013]
PHỤ LỤC 1

DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU


PHẦN GIỚI THIỆU
Chào các Anh/Chị, tôi tên Phạm Trần Hạnh Thi, học viên cao học chuyên
ngành Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM. Hiện nay, tôi đang
thực hiện một nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi sinh
thái của người tiêu dùng tại Tp.HCM. Rất vui mừng được sự hợp tác của anh/chị.
Tôi xin khẳng đinh tất cả các ý kiến của anh/chị, không có ý kiến nào được cho là
sai, tất cả đều có giá trị đối với nghiên cứu của tôi, tôi sẽ dùng ý kiến của anh/chị
vào mục đích khoa học và đảm bảo bí mật. Nếu không hiểu câu hỏi, anh/chị có thể
trao đổi thêm với tôi.

PHẦN CHÍNH
I. Tổng quát về túi sinh thái
1. Bạn có nghe từ túi sinh thái bao giờ chưa? Ở đâu?
2. Bạn biết túi sinh thái làm từ chất liệu gì không? Nếu bạn biết, bạn có thể kể
tên các chất liệu đó ra được không?
3. Bạn biết túi sinh thái thường được sử dụng ở đâu không? Bạn có thể kể tên
một vài nơi sử dụng túi sinh thái?
II. Đánh giá thang đo và các giả thuyết đưa ra
1. Anh/chị có quan tâm đến sản phẩm túi sinh thái không? Anh/chị biết túi sinh
thái qua những nguồn thông tin nào, ví dụ như qua báo chí, tìm hiểu thông
tin trên internet, hỏi người thân, bạn bè…?
2. Khi sử dụng túi sinh thái, cảm giác anh/chị như thế nào? Tại sao?
3. Những người thân, bạn bè, đồng nghiệp của anh/chị có sử dụng túi sinh thái
hay không? Họ có khuyên anh/chị sử dụng túi sinh thái giống họ hay không?
Khi nghe lời khuyên của họ anh/chị có bị ảnh hưởng không? Tại sao?
4. Khi bị ảnh hưởng bởi thời gian, giới hạn về tiền bạc và sự thuận tiện trong
việc sử dụng, anh/chị có sử dụng túi sinh thái không? Tại sao?
5. Đối với anh/chị, việc sử dụng túi sinh thái là một điều rất dễ phải không? Tại
sao?
6. Anh/Chị có dự định sử dụng túi sinh thái trong vài ngày tới hay không?
anh/chị dự định sử dụng ở đâu?
III. Đánh giá cách sử dụng từ ngữ

Anh/chị vui lòng xem qua phiếu khảo sát sau và cho ý kiến:
1. Bảng khảo sát có quá dài hay không? Có gây nhàm chán khi đánh dấu
không?
2. Các phát biểu trong bảng khảo sát có dễ hiểu hay không?
3. Có những phát biểu nào là trùng lặp và không cần thiết không?
4. Có từ ngữ nào khó hiểu cần phải sửa lại không?
5. Có cần bổ sung câu hỏi gì nữa cho bảng khảo sát không?

Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này và chia
sẻ những thông tin hữu ích.
PHỤ LỤC 2

TÓM TẮT KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU


Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 20 người tiêu dùng đang có ý định sử dụng
túi sinh thái trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh để hiệu chỉnh thang đo trước khi xây
dựng bảng câu hỏi chính thức dùng cho khảo sát định lượng. Kết quả khảo sát định
tính được ghi nhận như sau:
Trong 20 người được phỏng vấn có 12 nữ và 8 nam; tuổi từ 23 đến 40; trình độ
cao đẳng, đại học, sau đại học; nghề nghiệp là nhân viên văn phòng, kỹ sư, doanh
nhân.
Hầu hết những người được phỏng vấn đều đã biết đến túi sinh thái trong những
năm gần đây. Thông tin về túi sinh thái được biết đến chủ yếu thông qua việc bắt
buộc sử dụng khi mua sắm tại các siêu thị thuộc hệ thống Metro.
Có 14/20 người nhận biết được lợi ích của túi sinh thái đối với môi trường sống
và có ý định sử dụng lâu dài để thay thế cho túi ni-lông. Những người còn lại cho
rằng nếu túi sinh thái được phát miễn phí như túi ni-lông thì họ sẽ sử dụng túi sinh
thái thay thế cho túi ni-lông.
Có 5/20 người đề nghị xem xét thêm 2 yếu tố mới cần được bổ sung vào mô
hình nghiên cứu đó là giá cả và hệ thống phân phối. Theo kết quả điều tra thì túi
sinh thái có giá gần như là không đổi trong các hệ thống siêu thị và túi sinh thái chỉ
được phân phối tại các hệ thống siêu thị, gần như không có kênh phân phối nào
khác. Bên cạnh đó, yếu tố giá cả và hệ thống phân phối cũng không tìm thấy lý
thuyết ủng hộ nên hai yếu tố này sẽ không đưa vào mô hình.
Từ kết quả phỏng vấn sâu này, tác giả chỉnh sửa lại bảng câu hỏi sơ bộ lần 1
và xây dựng nên bảng phỏng vấn sơ bộ lần 2 sử dụng cho khảo sát thử 30 người
tiêu dùng trước khi thực hiện khảo sát chính thức.
PHỤ LỤC 3
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG
Chào các Anh/Chị, tôi tên Phạm Trần Hạnh Thi, học viên cao học chuyên
ngành Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM. Tôi đang thực hiện
đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng túi sinh thái của
người tiêu dùng tại TP.HCM”. Tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của Anh/Chị bằng
việc trả lời bảng câu hỏi này. Trong cuộc khảo sát này, KHÔNG CÓ CÂU TRẢ
LỜI NÀO LÀ ĐÚNG HAY SAI, mà tất cả đều là những thông tin hữu ích cho
nghiên cứu của tôi và giúp cho các cơ quan quản lý thực hiện các chương trình/
chiến dịch tuyên truyền làm thay đổi thói quen sử dụng túi ni-lông bằng túi sinh
thái.
Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau đâu bằng cách đánh dấu X vào câu trả lời
mà Anh/Chị chọn
PHẦN I: CÂU HỎI GẠN LỌC
1. Xin anh/chị cho biết hiện tại anh/chị có đang sinh sống tại HCM hay không?
(Nếu hiện tại anh/chị không sinh sống tại HCM thì vui lòng không điền tiếp
phiếu khảo sát này)
 Có  Không
2. Xin anh/chị cho biết anh/chị đã từng sử dụng túi sinh thái hay chưa?
(Nếu anh/chị đã từng sử dụng túi sinh thái thì vui lòng không điền tiếp phiếu
khảo sát này)
 Chưa sử dụng  Đã sử dụng
3. Theo Anh/Chị túi sinh thái được sử dụng ở đâu?
 Siêu thị  Chợ  Nơi khác (cơ quan,
trường học)
PHẦN II: CÂU HỎI CHÍNH THỨC
Xin cho biết mức độ đồng ý của anh/chị đối với mỗi phát biểu dưới đây theo
thang điểm từ 1 đến 5 với quy ước:
1 = Rất không đồng ý (hoàn toàn phản đối);
2 = Không đồng ý;
3 = Bình thường;
4 = Đồng ý;
5 = Rất đồng ý (phát biểu hoàn toàn đúng)
(Lưu ý: chỉ khoanh tròn một số thích hợp nhất cho từng phát biểu)

Thái độ
1. Tôi nghĩ sử dụng túi sinh thái không gây ô nhiễm môi trường ............ 1 2 3 4 5
2. Tôi nghĩ sử dụng túi sinh thái là bảo vệ môi trường ............................ 1 2 3 4 5
3. Tôi nghĩ sử dụng túi sinh thái rất có ích .............................................. 1 2 3 4 5
4. Tôi nghĩ sử dụng túi sinh thái rất tiện dụng ......................................... 1 2 3 4 5
5. Tôi nghĩ sử dụng túi sinh thái rất an toàn ............................................ 1 2 3 4 5
Chuẩn chủ quan (ảnh hưởng của người khác)
6. Người trong gia đình tôi khuyến khích tôi nên sử dụng túi sinh thái ... 1 2 3 4 5
7. Bạn bè tôi khuyến khích tôi nên sử dụng túi sinh thái ......................... 1 2 3 4 5
8. Đồng nghiệp của tôi khuyến khích tôi nên sử dụng túi sinh thái.......... 1 2 3 4 5
9. Nói chung những người quan trọng đối với tôi khuyến khích tôi nên sử dụng túi
sinh thái .................................................................................................. 1 2 3 4 5
Kiểm soát hành vi cảm nhận
10. Khi tôi muốn, tôi có thể dễ dàng lựa chọn việc mua túi sinh thái ...... 1 2 3 4 5
11. Việc lựa chọn mua túi sinh thái hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân tôi
............................................................................................................... 1 2 3 4 5
12. Tôi có thể tự quyết định việc mua túi sinh thái .................................. 1 2 3 4 5
13. Đối với tôi, sử dụng túi sinh thái là một việc rất dễ dàng .................. 1 2 3 4 5
Kiến thức về túi sinh thái
14. So với những người bạn thân, tôi biết nhiều loại túi sinh thái hơn ..... 1 2 3 4 5
15. Tôi biết nhiều thông tin về túi sinh thái ............................................. 1 2 3 4 5
16. Tôi biết nhiều nơi có sử dụng túi sinh thái ........................................ 1 2 3 4 5
17. Tôi biết nhiều cách để đánh giá chất lượng của túi sinh thái.............. 1 2 3 4 5
Ý định sử dụng túi sinh thái
18. Tôi dự định sử dụng túi sinh thái trong vài ngày tới .......................... 1 2 3 4 5
19. Nếu có kế hoạch đi siêu thị/chợ, tôi sẽ sử dụng túi sinh thái.............. 1 2 3 4 5
20. Tôi sẽ mua túi sinh thái để dùng thay thế cho túi ni-lông .................. 1 2 3 4 5
21. Tôi có ý định khuyên gia đình/bạn bè sử dụng túi sinh thái ............... 1 2 3 4 5

PHẦN III: THÔNG TIN CÁ NHÂN


Xin Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân
1. Xin vui lòng cho biết giới tính của Anh/Chị
 Nam Nữ
2. Xin vui lòng cho biết Anh/Chị thuộc nhóm tuổi nào:
 <20  20-30  31-40
 > 40
3. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của Anh/Chị
 ≤ Trung cấp  Cao đẳng  Đại học
 Trên đại hoc
4. Xin vui lòng cho biết nghề nghiệp của Anh/Chị
 Học sinh, sinh viên  Công nhân  Nhân viên văn phòng
 Doanh nhân/nhà quản lý  Khác
5. Xin vui lòng cho biết thu nhập hàng tháng của Anh/Chị trong khoảng nào?
(triệu đồng)
 <4 triệu  4-6 triệu  6,1-8 triệu
 8,1-10 triệu  >10 triệu
Xin chân thành cám ơn các Anh/Chị đã bớt chút thời gian để cung cấp thông
tin cho nghiên cứu của tôi. Kính chúc Anh/Chị nhiều sức khỏe.
PHỤ LỤC 4
THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU

Thống kê theo có hay không sử dụng túi sinh thái trong 1 tuần gần đây

MT1
Frequency Percent Valid Cumulative
Percent Percent
1 (có) 56 27.3 27.3 27.3
Valid 2 (không) 149 72.7 72.7 100
Total 205 100 100

Thống kê theo nơi sử dụng túi sinh thái

MT2
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
1 (chợ) 8 3.9 3.9 3.9
2 (siêu thị) 138 67.3 67.3 71.2
Valid
3 (nơi khác) 59 28.8 28.8 100
Total 205 100 100

Thống kê theo số lần sử dụng túi sinh thái trong 1 tuần

MT3
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
1 112 54.6 54.6 54.6
2 61 29.8 29.8 84.4
Valid 3 15 7.3 7.3 91.7
4 17 8.3 8.3 100
Total 205 100 100
Thống kê theo giới tính

Gioi tinh
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
1 81 39.5 39.5 39.5
Valid 2 124 60.5 60.5 100
Total 205 100 100

Thống kê theo độ tuổi

Nhom tuoi
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
1 11 5.4 5.4 5.4
2 123 60 60 65.4
Valid 3 70 34.1 34.1 99.5
4 1 0.5 0.5 100
Total 205 100 100

Thống kê theo trình độ học vấn

Hoc van
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
1 7 3.4 3.4 3.4
2 17 8.3 8.3 11.7
Valid 3 161 78.5 78.5 90.2
4 20 9.8 9.8 100
Total 205 100 100
Thống kê theo nghề nghiệp

Nghe nghiep
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
1 19 9.3 9.3 9.3
2 3 1.5 1.5 10.7
3 146 71.2 71.2 82
Valid
4 15 7.3 7.3 89.3
5 22 10.7 10.7 100
Total 205 100 100

Thống kê theo thu nhập

Thu nhap
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
1 23 11.2 11.2 11.2
2 23 11.2 11.2 22.4
3 39 19 19 41.5
Valid
4 25 12.2 12.2 53.7
5 95 46.3 46.3 100
Total 205 100 100
PHỤ LỤC 5
ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG CRONBACH’S ALPHA
Kiểm định thang đo Thái độ

Reliability Statistics
N of
Cronbach's Alpha Items

0.818 5

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance
Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
TD1 15.4 5.771 0.706 0.751
TD2 15.21 6.179 0.689 0.759
TD3 15.17 6.515 0.554 0.797
TD4 16.12 6.702 0.468 0.813
TD5 15.87 6.072 0.638 0.773

Kiểm định thang đo Chuẩn chủ quan

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of
Items
0.926 4

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if
Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted
Correlation Deleted
CCQ1 9.43 4.806 0.761 0.926
CCQ2 9.55 4.454 0.906 0.878
CCQ3 9.55 4.7 0.79 0.917
CCQ4 9.47 4.476 0.86 0.894
Kiểm định thang đo Kiểm soát hành vi cảm nhận

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of
Items
0.755 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Variance Corrected Cronbach's
if Item if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Deleted Correlation Deleted
KSHV1 10.89 4.126 0.505 0.729
KSHV2 10.47 4.338 0.6 0.673
KSHV3 10.35 4.592 0.559 0.696
KSHV4 10.89 4.159 0.559 0.693

Kiểm định thang đo Kiến thức

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of
Items
0.681 4

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance
Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
KT1 8.76 2.587 0.369 0.672
KT2 8.78 2.332 0.549 0.563
KT3 8.76 2.205 0.502 0.588
KT4 9.07 2.329 0.442 0.63
Kiểm định thang đo ý định sử dụng

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of
Items
0.903 4

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance
Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
YD1 10.6 4.898 0.788 0.872
YD2 10.34 4.911 0.774 0.877
YD3 10.56 5.012 0.78 0.875
YD4 10.34 5.157 0.787 0.873
PHỤ LỤC 6
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ – EFA
Phân tích EFA biến độc lập

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.787
Adequacy.
Approx. Chi-Square 1665.981
Bartlett's Test of df 136
Sphericity
Sig. .000

Total Variance Explained


Extraction Sums of Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues
Component
Squared Loadings Loadings
% of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative
Total Total Total
Variance % Variance % Variance %
1 5.041 29.655 29.655 5.041 29.655 29.655 3.432 20.188 20.188
2 2.473 14.546 44.201 2.473 14.546 44.201 2.993 17.609 37.797
3 1.989 11.701 55.902 1.989 11.701 55.902 2.278 13.398 51.195
4 1.396 8.209 64.111 1.396 8.209 64.111 2.196 12.916 64.111
5 .974 5.732 69.842
6 .820 4.821 74.663
7 .673 3.958 78.621
8 .597 3.515 82.136
9 .561 3.302 85.438
10 .492 2.891 88.329
11 .456 2.685 91.014
12 .391 2.298 93.312
13 .363 2.137 95.449
14 .288 1.693 97.142
15 .209 1.232 98.374
16 .169 .996 99.370
17 .107 .630 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4
CCQ2 .927
CCQ4 .897
CCQ3 .853
CCQ1 .848
TD1 .845
TD2 .844
TD5 .740
TD3 .684
TD4 .541
KSHV2 .838
KSHV3 .770
KSHV1 .655
KSHV4 .636
KT3 .759
KT2 .713
KT4 .689
KT1 .595
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Phân tích EFA biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.845
Adequacy.
Approx. Chi-Square 504.189
Bartlett's Test of
df 6
Sphericity
Sig. .000

Total Variance Explained


Extraction Sums of Squared
Initial Eigenvalues Loadings
% of Cumulative % of Cumulative
Component Total Variance % Total Variance %
1 3.099 77.479 77.479 3.099 77.479 77.479
2 .350 8.755 86.234
3 .280 7.008 93.242
4 .270 6.758 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component
1
YD4 .883
YD1 .883
YD3 .879
YD2 .875
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
a. 1 component extracted.
PHỤ LỤC 7
PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN

Correlations
TD CCQ KSHV KT YD
Pearson
1 .338** .341** .238** .486**
Correlation
TD
Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .000
N 205 205 205 205 205
Pearson
.338** 1 .200** .241** .453**
Correlation
CCQ
Sig. (2-tailed) .000 .004 .000 .000
N 205 205 205 205 205
Pearson
.341** .200** 1 .355** .428**
Correlation
KSHV
Sig. (2-tailed) .000 .004 .000 .000
N 205 205 205 205 205
Pearson
.238** .241** .355** 1 .421**
Correlation
KT
Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000
N 205 205 205 205 205
Pearson
.486** .453** .428** .421** 1
Correlation
YD
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 205 205 205 205 205
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
PHỤ LỤC 8
PHÂN TÍCH HỒI QUI

Model Summaryb
Mode R R Adjusted R Std. Error of
l Square Square the Estimate
a
1 .658 .433 .422 .55742
a. Predictors: (Constant), KT, TD, CCQ, KSHV
b. Dependent Variable: YD

ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regressio
47.507 4 11.877 38.223 .000b
n
1
Residual 62.144 200 .311
Total 109.651 204
a. Dependent Variable: YD
b. Predictors: (Constant), KT, TD, CCQ, KSHV

Coefficientsa

Unstandardized Standardized Collinearity


Coefficients Coefficients Statistics
Std.
Model B Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) -.436 .327 - .183
1.335
TD .329 .071 .274 4.610 .000 .802 1.247
CCQ .276 .060 .267 4.634 .000 .856 1.168
KSHV .224 .066 .203 3.423 .001 .803 1.246
KT .330 .088 .219 3.772 .000 .838 1.193
a. Dependent Variable: YD
PHỤ LỤC 9

DÒ TÌM SỰ VI PHẠM CÁC GIẢ ĐỊNH HỒI QUY


PHỤ LỤC 10
PHÂN TÍCH ANNOVA
Giới tính với ý định
ANOVA
YD
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Between
6.368 1 6.368 12.516 .001
Groups
Within
103.283 203 .509
Groups
Total 109.651 204

Nhóm tuổi với ý định


ANOVA
YD
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Between
3.577 3 1.192 2.259 .083
Groups
Within
106.074 201 .528
Groups
Total 109.651 204

Trình độ học vấn với ý định

ANOVA
YD
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Between
4.812 3 1.604 3.075 .029
Groups
Within
104.839 201 .522
Groups
Total 109.651 204
Nghề nghiệp với ý định

ANOVA
YD
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Between
2.984 4 .746 1.399 .236
Groups
Within
106.667 200 .533
Groups
Total 109.651 204

Thu nhập với ý định

ANOVA
YD
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Between
1.288 4 .322 .594 .667
Groups
Within
108.363 200 .542
Groups
Total 109.651 204

You might also like