You are on page 1of 62

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN


TẠO LẬP VÀ QUẢN LÝ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “LỢN MÓNG CÁI” CHO SẢN PHẨM
LỢN MÓNG CÁI TỈNH QUẢNG NINH

Đơn vị chủ trì dự án: Trung tâm Phát triển nông thôn
Chủ nhiệm dự án: Ths. Ngô Sỹ Đạt

Móng Cái, 12/2015


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... 3
DANH MỤC ĐỒ THỊ ................................................................................................... 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................... 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ 4
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 5
CHƯƠNG I: BỐI CẢNH, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN .................... 6
1.1 Bối cảnh thực hiện dự án .................................................................................... 6
1.1.1 Sự phát triển nông nghiệp và nhu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ .................... 6
1.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn Móng Cái và nhu cầu bảo hộ NHCN ...................... 7
1.1.3 Căn cứ pháp lý triển khai dự án ..................................................................... 8
1.2. Mục tiêu của dự án ............................................................................................. 9
1.3. Nội dung của dự án........................................................................................... 10
1.4. Phương pháp tổ chức triển khai dự án đã sử dụng ....................................... 11
1.4.1 Phương pháp tiếp cận về lý luận .................................................................. 11
1.4.2 Phương pháp triển khai về chuyên môn ....................................................... 11
1.4.3 Công cụ triển khai các hoạt động ................................................................ 12
1.4.4 Nguyên tắc triển khai hoạt động .................................................................. 12
1.4.5 Các bước tổ chức thực hiện .......................................................................... 13
1.4.6 Nguồn lực thực hiện dự án ........................................................................... 14
1.5 Kết quả mong đợi của dự án ............................................................................ 14
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN ................ 16
2.1. Đánh thực trạng chăn nuôi lợn Móng Cái ..................................................... 16
2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn nói chung.............................................................. 16
2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn Móng Cái ............................................................. 18
2.1.3. Thực trạng giết mổ, chế biến và thương mại thịt lợn tại Móng Cái........... 20
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi lợn Móng Cái của các hộ ............. 21
2.2 Xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Móng Cái” cho sản
phẩm từ lợn Móng Cái ............................................................................................ 22
2.2.1 Xây dựng các chỉ tiêu chất lượng chứng nhận trong NHCN ....................... 22
2.2.2 Thiết kế nhãn hiệu NHCN “Lợn Móng Cái” ............................................... 26
2.2.4 Xây dựng bản đồ tương ứng với NHCN Quảng Ninh .................................. 28
2.2.5 Xây dựng bộ máy của Tổ chức chứng nhận NHCN (chủ sở hữu) ................ 29

1
2.2.6 Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Móng Cái” cho sản phẩm từ
lợn Móng Cái ......................................................................................................... 32
2.2.7 Lập và nộp hồ sơ đăng ký NHCN “Móng Cái” cho sản phẩm lợn .............. 34
2.3 Hỗ trợ tổ chức chứng nhận đối với NHCN “lợn Móng Cái” ........................ 34
2.3.1 Xây dựng công cụ quản lý và kiểm soát NHCN ........................................... 34
2.3.2 Nâng cao năng lực cho các tổ chức chứng nhận và tổ chức, cá nhân sử
dụng Nhãn hiệu chứng nhận.................................................................................. 37
2.4. Xây dựng hệ thống các phương tiện quảng bá và phát triển sản phẩm
mang NHCN ............................................................................................................. 38
2.4.1. Thiết kế hệ thống các phương tiện quảng bá cho sản phẩm mang NHCN . 38
2.4.2. Hội thảo góp ý, lựa chọn mẫu các phương tiện quảng bá sản phẩm mang
NHCN .................................................................................................................... 46
2.5. Hỗ trợ vận hành thử nghiệm NHCN “Lợn Móng Cái” ................................ 47
2.5.1. In thử nghiệm thẻ tai lợn ............................................................................. 47
2.5.2. In sổ tay hướng dẫn trong quản lý và sử dụng NHCN ................................ 47
2.5.3. Tổ chức hội nghị và hướng dẫn xây dựng hồ sơ xin cấp quyền sử dụng
NHCN .................................................................................................................... 48
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .............. 50
3.1 So sánh với yêu cầu về sản phẩm của thuyết minh dự án ............................. 50
3.1.1 Về sản phẩm theo thuyết minh dự án............................................................ 50
3.1.2 Về tài chính theo thuyết minh dự án ............................................................. 53
3.2 Đánh giá về kết quả triển khai dự án .............................................................. 53
3.2.1 Đánh giá về tổ chức và sự tham gia của các cơ quan địa phương .............. 53
3.2.2 Đánh giá chung về tiến độ, nội dung kết quả đạt được ................................ 54
3.2.3 Đánh giá về quá trình đăng ký NHCN ......................................................... 55
3.2.4 Đánh giá về quá trình xây dựng quy định quản lý NHCN ........................... 55
3.3 Đánh giá tác động đến chăn nuôi ..................................................................... 55
3.4 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện ............................ 56
3.5. Bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai dự án ................................. 57
3.5.1 Về cách tiếp cận hỗ trợ, xây dựng NHCN .................................................... 57
3.5.2 Về tổ chức và quy định trong xây dựng thương hiệu cho nông sản ............. 58
3.6. Đề xuất và kiến nghị ......................................................................................... 59
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 60

2
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Nội dung và sản phẩm cuối cùng của dự án .......................................... 10

Bảng 2. Yêu cầu nội dung về logo NHCN .......................................................... 27

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 1. Tổng đàn lợn trên địa bàn thành phố Móng Cái phân theo xã/phường 16

Đồ thị 2. Số lượng các loại lợn phân theo xã/phường của TP Móng Cái ........... 18

Đồ thị 3. Tỷ lệ tiêu thụ thịt lợn Móng Cái trên địa bàn TP Móng Cái................ 21

Đồ thị 4. Khó khăn trong chăn nuôi lợn của hộ .................................................. 22

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. Mô hình sản xuất, quản lý sản phẩm lợn Móng Cái thông qua công ty19

Sơ đồ 2. Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn tại Thành Phố Móng Cái ................... 20

Sơ đồ 3. Quy trình xây dựng chỉ tiêu chất lượng mang NHCN.......................... 23

Sơ đồ 4. Các bước tổ chức lấy mẫu, phân tích chất lượng SP thịt lợn Móng Cái
............................................................................................................................. 23

Sơ đồ 5. Quy trình xây dựng mẫu nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái” ...... 26

Sơ đồ 6. Mô hình tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái” ...... 31

Sơ đồ 7. Quy trình xây dựng quy trình, quy chế quản lý NHCN ....................... 34

Sơ đồ 8. Quy trình xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn mang NHCN .... 36

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BNN Bộ Nông nghiệp


BVTV Bảo vệ thực vật
Cd Cadimi
CN Chăn nuôi
HĐKT Hợp đồng kinh tế
HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học công nghệ
MC Móng Cái
NHCN Nhãn hiệu chứng nhận
NN Nông nghiệp
Pb Chì
PTNT Phát triển nông thôn
QĐ Quyết định
QTKT Quy trình kỹ thuật
SHTT Sở hữu trí tuệ
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TT Trung tâm
UBND Ủy ban nhân dân
VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

4
LỜI CẢM ƠN
Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông
nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 là sự cụ thể hóa của chủ trương, định
hướng, chính sách của Tỉnh để phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản dựa
trên lợi thế, quy hoạch hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất
lượng tốt. Đây là một trong những định hướng quan trọng trong Chương trình
xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020.
Năm 2014, dự án Tạo lập và quản lý NHCN “Lợn Móng Cái” cho sản
phẩm lợn Móng Cái tỉnh Quảng Ninh" được UBND thành phố Móng Cái phê
duyệt và cho phép triển khai. Dự án đã tập trung vào việc 1) Nhãn hiệu chứng
nhận “lợn Móng Cái” cho các sản phẩm từ lợn Móng cái, tỉnh Quảng Ninh được
bảo hộ; 2) Xây dựng được các tiêu chí chứng nhận cho các sản phẩm mang nhãn
hiệu chứng nhận lợn Móng Cái; 3) Xây dựng được các quy định cụ thể trong
quản lý và sử dụng NHCN lợn Móng Cái cho sản phẩm; 4) Xây dựng các
phương tiện giới thiệu, quảng bá cho sản phẩm mang NHCN, 5) Nâng cao năng
lực và từng bước hỗ trợ người chăn nuôi, thương mại và chế biến sử dụng
NHCN “lợn Móng Cái” cho các sản phẩm từ lợn.
Dự án "Tạo lập và quản lý NHCN “Lợn Móng Cái” cho sản phẩm lợn
Móng Cái tỉnh Quảng Ninh" là hoạt động quan trọng nhằm giải quyết những khó
khăn trong chăn nuôi, chế biến lợn Móng Cái của thành phố hiện nay với mong
muốn bảo vệ danh tiếng, nâng cao chất lượng, quảng bá và thương mại sản
phẩm, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm và hiệu quả sản xuất của người
dân địa phương.
Đến nay, những kết quả của dự án đã đi vào ổn định trên thực tế, sự thành
công này không chỉ thể hiện những chính sách, giải pháp đúng đắn của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh Quảng Ninh nói chung, thành phố Móng Cái nói riêng trong phát
triển nông nghiệp - nông thôn, nó còn thể hiện những hướng đi phù hợp nhằm
chuẩn bị những điều kiện cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp và chia sẻ của các nhà nghiên cứu, cơ
quan quản lý tại địa phương, các tác nhân trong ngành hàng, hộ chăn nuôi và các
tổ chức/cá nhân liên quan đã hỗ trợ, phối hợp với Trung tâm trong quá trình triển
khai dự án.
Xin trân trọng cảm ơn!

TT PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Ths. Ngô Sỹ Đạt

Chủ nhiệm dự án

5
CHƯƠNG I: BỐI CẢNH, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN

1.1 Bối cảnh thực hiện dự án


1.1.1 Sự phát triển nông nghiệp và nhu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ
Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc: giá trị sản
xuất và giá trị gia tăng đã tăng liên tục trong một thời gian dài, sản lượng hàng
hóa ngày càng tăng, xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập và đời sống
của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng nông
nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích,
tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất
(lao động, vốn, vật tư..) và nguồn lực tự nhiên cao. Mô hình tăng trưởng nông
nghiệp như hiện nay mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều và rẻ nhưng giá trị
thấp, hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao.

Là một quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu một số nông lâm thủy
sản, nhưng hầu hết những mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam được
xuất khẩu vẫn chỉ ở dạng xuất thô, xuất khẩu nguyên liệu hoặc nếu đã qua chế
biến thì lại mang tên của đối tác nước ngoài. Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt
Nam so với các nước có trình độ tương đương thấp hơn nhiều. Một trong những
nguyên nhân là việc xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản chưa được quan
tâm đúng mức.

Chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2011-2020 của Việt nam đã
chỉ rõ trong bối cảnh thị trường tiêu dùng thế giới ngày càng bị thu hẹp, chi tiêu
của người tiêu dùng thế giới ngày càng thắt chặt, đòi hỏi các doanh nghiệp của
Việt Nam phải đầu tư cho vùng nguyên liệu, để có nguồn hàng dồi dào, chất
lượng cao, góp phần nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu. Trong đó, Chương
trình xây dựng thương hiệu quốc gia được đề cập là một trong những nội dung
quan trọng của các biện pháp tăng xuất khẩu. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến
việc xây dựng thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho những mặt hàng nông sản có
thế mạnh.

Với Quảng Ninh, Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho
sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 là sự cụ thể hóa của
chủ trương, định hướng, chính sách của Tỉnh để phát triển thị trường tiêu thụ
hàng nông sản tại xã dựa trên lợi thế, quy hoạch hình thành các vùng sản xuất
hàng hoá tập trung, chất lượng tốt. Đây là một trong những định hướng quan
trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2010-2020.

6
1.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn Móng Cái và nhu cầu bảo hộ NHCN

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII về
phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2010-2015, trong đó có mục tiêu đưa ngành
chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, phấn đấu đến năm
2015 giá trị ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 45% - 47% trong toàn ngành nông
nghiệp.

Ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng của tỉnh
còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ,
chất lượng thịt lợn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Hàng năm lượng thực phẩm cung cấp cho tỉnh chỉ chiếm dưới 50% lượng
lương thực cung cấp, phần còn lại phải đưa từ các tỉnh khác về, đây là một
trong những nguy cơ cao lây lan dịch bệnh trong chăn nuôi, ảnh hưởng tới
sản xuất cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Việc đầu tư phát triển chăn nuôi
nói chung và ngành chăn nuôi lợn Móng Cái nói riêng theo tiêu chuẩn
VietGAP nhằm cung cấp sản phẩm thịt lợn có chất lượng, an toàn dịch bệnh
là cần thiết trong điều kiện hiện nay.

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của chăn nuôi theo hướng
công nghiệp, rất nhiều giống lợn ngoại được du nhập vào nước ta, được lai tạo
với giống lợn Móng Cái để khai thác đặc tính sinh sản (đẻ sớm, đẻ sai và đẻ dai)
và khả năng thích nghi của lợn Móng Cái. Tuy nhiên, các giống lợn lai chủ yếu
phù hợp với chăn nuôi theo hướng công nghiệp, sử dụng thức ăn công nghiệp,
khả năng tăng trọng nhanh và chất lượng thịt kém. Hiện nay, nhu cầu của người
tiêu dùng nông sản, đặc biệt lợn thịt, các sản phẩm từ thịt có xu hướng chuyển
sang sử dụng các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo hướng truyền thống,
có chất lượng cao và được kiểm soát tốt về quy trình và chất lượng.

Trong bối cảnh đó, tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Móng Cái
nói riêng đã có những giải pháp duy trì và phát triển sản xuất lợn Móng Cái có
chất lượng cao (khôi phục giống lợn Móng Cái thuần chủng, quy hoạch vùng
sản xuất, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP…), một số doanh nghiệp đã
đầu tư nhân giống, sản xuất lợn thương phẩm và tiến hành đầu tư dây chuyền
giết mổ, chế biến các sản phẩm từ thịt lợn Móng Cái trên địa bàn thành phố
Móng Cái và các địa phương khác trên toàn tỉnh (Đông Triều, Quảng Yên, Hải
Hà…). Chất lượng lượng sản phẩm thịt và các sản phẩm (giò chả, xúc xích, dăm
bông, ruốc bông, chân giò muối, thịt lợn hun khói, thịt lợn đóng hộp…) được
chế biến từ thịt lợn Móng Cái được người tiêu dùng ưu thích. Tuy nhiên, hoạt
động sản xuất, chế biến và kinh doanh lợn Móng Cái và các sản phẩm chế biến
từ thịt lợn Móng Cái của thành phố đang phải đối mặt với nhiều thach thức như:

i. Hoạt động chăn nuôi lợn Móng Cái vẫn còn nhỏ lẻ, chất lượng giống
không đồng đều, thiếu kiểm soát về mặt chất lượng. Hoạt động giết mổ thiếu tập

7
trung, kinh doanh nhỏ lẻ và đặc biệt là thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc đối
với sản phẩm.
ii. Hoạt động sản xuất, giết mổ và chế biến tập trung bước đầu được hình
thành, nhưng chưa có kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng, chưa thực hiện các
hoạt động liên quan đến đăng ký, công bố chất lượng sản phẩm.
iii. Thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn Móng Cái đưa ra thị
trường chưa được đóng gói theo quy chuẩn, thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc
khi có dấu hiệu không đảm bảo về chất lượng.
iv. Thiếu các công cụ quản lý và xử lý đối với các vi phạm liên quan việc
lạm dụng uy tín của sản phẩm. Chưa có các hệ thống bao bì, nhãn hàng hóa
thống nhất đối với thịt lợn và các sản phẩm từ thị lợn Móng Cái trên thị trường.
Thiếu các hệ thống quảng bá, thông tin về sản phẩm và chất lượng sản phẩm để
người tiêu dùng tiếp cận đối với sản phẩm đặc sản này.
v. Giá trị của sản phẩm thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ lợn thịt
Móng Cái chưa thực sự tương xứng với danh tiếng của sản phẩm. Do vậy, chưa
thúc đẩy được đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng.

Thực hiện Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm
nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, chương trình này là sự cụ thể
hóa của chủ trương, định hướng, chính sách của tỉnh Quảng Ninh để phát triển
thị trường tiêu thụ hàng nông sản dựa trên lợi thế, quy hoạch hình thành các
vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất lượng tốt. Dự án "Xây dựng, tạo lập và
phát triển NHCN lợn Móng Cái cho sản phẩm thịt lợn của tỉnh Quảng Ninh" là
một dự án có mục tiêu tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển sản xuất, chế biến và
thương mại sản phẩm thịt, đồng thời cũng là giải pháp để bảo hộ một sản phẩm
đặc sản, có nguồn gốc của địa phương

1.1.3 Căn cứ pháp lý triển khai dự án

Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông
nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 là sự cụ thể hóa của chủ trương, định
hướng, chính sách của Tỉnh để phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản dựa
trên lợi thế, quy hoạch hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất
lượng tốt. Đây là một trong những định hướng quan trọng trong chương trình
xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020.

Lợn Móng Cái là sản phẩm đã được bổ sung vào danh mục dự án được
thực hiện từ năm 2012 theo Quyết định số 2122/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của
UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm nông
nghiệp xây dựng thương hiệu bắt đầu thực hiện từ năm 2012; Quyết định số
1563/QĐ-UBND, ngày 25/6/2012 quy định hướng dẫn tuyển chọn và quản lý dự
án thuộc Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông
nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và Công văn số 2922/UBND-KHCN

8
ngày 02/6/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện dự án
xây dựng thương hiệu lợn Móng Cái;

Trên cơ sở đó, thuyết minh dự án đã được xây dựng và được UBND thành
phố Móng Cái phê duyệt theo Quyết định số 3817/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 11
năm 2014 của Ủy ban Nhân dân thành phố Móng Cái. Dự án được triển khai
trong thời gian 16 tháng, từ tháng 08/2012 đến tháng 12/2013

Trung tâm Phát triển nông thôn, đơn vị chủ trì dự án đã ký các Hợp
đồng/thỏa thuận với phòng Kinh tế Móng Cái theo căn cứ hợp sau để triển khai
dự án, cụ thể:

+ Hợp đồng nguyên tắc ký ngày 06 tháng 09 năm 2014 giữa Phòng Kinh
tế Móng Cái và Trung tâm phát triển nông thôn trong việc thực hiện dự án “ Tạo
lập, quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái” cho các sản phẩm từ lợn
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh;
+ Hợp đồng số 682b/HĐKT- KHCN ngày 12/11/2014 về việc thực hiện dự
án “Tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái” cho các sản
phẩm từ lợn Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” giữa Phòng Kinh tế thành phố Móng
Cái và Trung tâm phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược phát
nông nghiệp nông thôn;
Căn cứ vào những văn bản trên, Trung tâm Phát triển nông thôn đã tiến
hành triển khai theo đúng tiến độ, yêu cầu sản phẩm và kết quả của dự án.
1.2. Mục tiêu của dự án
Dự án: "Tạo lập và quản lý NHCN “Lợn Móng Cái” cho sản phẩm lợn
Móng Cái tỉnh Quảng Ninh" được triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ danh tiếng,
nâng cao chất lượng, quảng bá và thương mại sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị
cho sản phẩm và hiệu quả sản xuất của người dân địa phương. Để đạt được mục
tiêu chung ở trên, dự án sẽ phải đạt được các mục tiêu cụ thể là:

- Nhãn hiệu chứng nhận “lợn Móng Cái” cho các sản phẩm từ lợn Móng
cái, tỉnh Quảng Ninh được bảo hộ;
- Xây dựng được các tiêu chí chứng nhận cho các sản phẩm mang nhãn
hiệu chứng nhận lợn Móng Cái;
- Xây dựng được các quy định cụ thể trong quản lý và sử dụng NHCN lợn
Móng Cái cho sản phẩm;
- Xây dựng các phương tiện giới thiệu, quảng bá cho sản phẩm mang Nhãn
hiệu chứng nhận.
- Nâng cao năng lực và từng bước hỗ trợ người chăn nuôi, thương mại và
chế biến sử dụng NHCN “lợn Móng Cái” cho các sản phẩm từ lợn.

9
1.3. Nội dung của dự án
Dự án tập trung vào 04 nội dung chính, bao gồm: i) Nội dung xác lập
quyền cho NHCN; ii) Hỗ trợ tổ chức chứng nhận đối với NHCN “Lợn Móng
Cái”; iii) Xây dựng các phương tiện quảng bá và phát triển sản phẩm mang
NHCN; iv) Hỗ trợ vận hành thử nghiệm NHCN “lợn Móng Cái”. Nội dung và
sản phẩm của dự án được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1. Nội dung và sản phẩm cuối cùng của dự án
Nội dung Sản phẩm
Xác lập quyền cho NHCN
- Khảo sát đánh giá hiện trạng lợn - Báo cáo khảo sát, đánh giá
Móng cái và các sản phẩm chế biến từ - Bộ tiêu chí chất nhận được xây
thịt lợn Móng Cái; dựng, ban hành;
- Xây dựng các đặc tính chứng nhận - Mẫu nhãn hiệu được xây dựng,
lợn Móng Cái thống nhất, chấp thuận và được sử
- Thiết kế, thống nhất mẫu nhãn hiệu dụng để nộp hồ sơ đăng bạ
chứng nhận - Quy chế được xây dựng, ban hành
- Xây dựng quy chế quản lý và sử và triển khai trên thực tế;
dụng NHCN; - Bản đồ được xây dựng, ban hành
- Xây dựng bản đồ khu vực địa lý và được sử dụng để nộp hồ sơ đăng bạ
tương ứng với khu vực sản xuất. - Nhãn hiệu chứng nhận “Móng Cái”
- Xác lập quyền SHTT nhãn hiệu cho sản phẩm lợn Móng Cái được bảo
chứng nhận “Lợn Móng Cái hộ và sử dụng trên thực tế;
Hỗ trợ tổ chức chứng nhận đối với
NHCN “Lợn Móng Cái” - Hệ thống các văn bản được xây
- Xây dựng hệ thống các văn bản quản dựng, lấy ý kiến chỉnh sửa và ban
lý việc sử dụng NHCN; hành trên thực tế;
- Nâng cao năng lực cho tổ chức - Tập huấn các kiến thức về SHTT,
chứng nhận và tổ chức, cá nhân sử NHCN, quy chế/quy định cụ thể trong
dụng NHCN quản lý và sử dụng NHCN
Xây dựng hệ thống phương tiện
quảng bá và phát triển sản phẩm
mang NHCN
- Xây dựng mẫu nhãn hàng hóa đối - Mẫu hàng hóa được xây dựng, chấp
với sản phẩm mang NHCN thuận và thử nghiệm trên thực tế;
- Xây dựng hệ thống phương tiện - Hệ thống phương tiện được xây
quảng bá cho sản phẩm (thẻ tai, sổ tay, dựng và lấy ý kiến
tờ rơi, poster, biển hiệu) - Website được xây dựng và vận
- Thiết kế website cho sản phẩm hành trên thực tế
Vận hành thử nghiệm NHCN “Lợn
Móng Cái”
- In thẻ tai, sổ tay hướng dẫn - Sổ tay và thẻ tai được in và phát
- Hội nghị hướng dẫn hồ sơ xin cấp cho các hộ sử dụng;
quyền sử dụng NHCN; - Hội nghị hướng dẫn hồ sơ xin cấp
- Hỗ trợ xây dựng hồ sơ xin cấp quyền cho các tổ chức, cá nhân được
quyền sử dụng NHCN; tổ chức;

10
1.4. Phương pháp tổ chức triển khai dự án đã sử dụng
1.4.1 Phương pháp tiếp cận về lý luận

Trong quá trình thực hiện dự án, cơ quan chủ trì dự án đã sử dụng nhiều
cách tiếp cận khác nhau để đảm bảo sự thành công của dự án, các tiếp cận về lý
luận đã được sử dụng như sau:

- Lý luận chung về Sở hữu trí tuệ: cách tiếp cận này nhằm đảm bảo mục
đích tuân thủ những quy định chung về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam và các hiệp
định quốc tế, đồng thời áp dụng những điểm mới, những quy định đặc thù của Việt
Nam một cách phù hợp trong việc sử dựng NHCN cho các sản phẩm nông sản.

- Lý luận chung về quản lý nhà nước: đây là một trong những nguyên tắc
cơ bản đã được tuân thủ, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý về kỹ thuật (xây dựng
quy hoạch, quy trình kỹ thuật, quản lý chất lượng...), đồng thời đã chú ý đến
những định hướng, nguyên tắc trong quản lý nhà nước hiện nay: đơn giản hóa
thủ tục hành chính, hoạt động không chồng chéo...

- Lý luận về quản lý chất lượng lãnh thổ: đó là những đặc điểm mang tính
tự nhiên, xã hội như: cấu trúc sản xuất, đặc điểm về xã hội... do đó, quá trình
triển khai dự án đã tuân thủ và chú ý đến những đặc điểm trong quản lý chất
lượng lãnh thổ, nhằm đảm bảo sự ổn định, bền vững liên quan đến sản phẩm, và
thu hút sự tham gia của người dân.

- Lý luận về hành động tập thể: NHCN cho sản phẩm liên quan đến địa
danh, sản phẩm đặc sản là một tài sản của cộng đồng, do đó những hoạt động
của dự án liên quan đến quản lý, phát triển đã tuân thủ những nguyên tắc về
đồng thuận và có sự tham gia tích cực của người sản xuất, chế biến và thương
mại, nó là nền tảng và cơ sở để xây dựng sự đồng thuận, ủng hộ và sự tham gia
của người dân.
1.4.2 Phương pháp triển khai về chuyên môn
Do sự đa dạng về nội dung cả về chuyên môn, kỹ thuật... dự án đã áp
dụng nhiều phương pháp triển khai khác nhau, cụ thể là:

- Phương pháp phân tích định tính, phân tích chuyên sâu, phương pháp
chuyên gia để xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bảo hộ NHCN,
ngoài việc xác định các điều kiện về tổ chức quản lý, phát triển dựa trên điều
kiện thực thế, dự án đã kết hợp hài hòa giữa phân tích chuyên sâu và sử dụng
chuyên gia để xây dựng bộ tiêu chí chất lượng sản phẩm, đặc biệt là về quy trình
chăn nuôi lợn Móng Cái mang NHCN và quy trình kiểm soát chất lượng sản
phẩm mang NHCN;

11
- Phương pháp có sự tham gia: để xây dựng các quy định, quy chế quản
lý, quy trình chăn nuôi... đã có sự tham gia đầy đủ của các cơ quan chuyên môn,
cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng hưởng lợi (hộ chăn nuôi, công ty...);

- Phương pháp tiếp cận từ dưới lên: các hoạt động về tổ chức, quy chế, quy
trình; xây dựng công cụ quản lý; thiết kế logo, tem, nhãn mác cho sản phẩm đều
tuân thủ nguyên tắc từ dưới lên, cụ thể là: 1) căn cứ vào điều kiện thực tiễn, nhu
cầu của người sử dụng, đối tượng chịu điều chỉnh của các quy định, nhu cầu và
mong muốn của người dân; 2) thiết kế, xây dựng trên cơ sở đảm bảo các quy định
quản lý nhà nước; 3) đảm bảo sự ủng hộ, đồng thuận và phê duyệt của các cơ
quan quản lý nhà nước;
- Các hoạt động của dự án liên quan đến tổ chức, quản lý NHCN sẽ được
thực hiện theo phương án triển khai - theo dõi - hoàn thiện nhằm đảm bảo các
quy định, quy chế ... có thể áp dụng vào thực tế, không quá khó, không thách đố,
không vượt quá khả năng quản lý của cơ quan quản lý, và khả năng sử dụng của
người dân.
1.4.3 Công cụ triển khai các hoạt động

Để triển khai hoạt động này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp chính
như sau:

- Điều tra, khảo sát: phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá hiện
trạng về chăn nuôi, thực hành của người chăn nuôi và chế biến sản phẩm để xây
dựng các quy định kỹ thuật, quy chế quản lý và sử dụng NHCN một cách hợp
lý, phù hợp với điều kiện của địa phương;
- Đánh giá, phân tích chất lượng: là việc sử dụng các phương pháp đánh
giá cảm quan để làm cơ sở xây dựng các chỉ tiêu chất lượng, đặc tính khác biệt,
đặc thù được bảo hộ trong NHCN “Lợn Móng Cái”;
- Hội nghị, hội thảo: hoạt động hội nghị, hội thảo là điều kiện, cơ sở để lấy
ý kiến góp ý, xây dựng sự đồng thuận của người chăn nuôi, các cơ quan quản lý
Nhà nước về các nội dung trong xây dựng hồ sơ đăng ký NHCN;
- Phương pháp chuyên gia: chuyên gia là phương pháp được sử dụng chính
trong hoạt động này, việc xây dựng các dự thảo quy trình, quy chế, thiết kế mẫu
nhãn hiệu...Các hoạt động này đều được triển khai dựa trên những khả năng chuyên
môn, kinh nghiệm của các chuyên gia để hoàn thành những mục tiêu đề ra.
1.4.4 Nguyên tắc triển khai hoạt động
Căn cứ vào những nội dung của dự án, việc phối, kết hợp giữa các cơ quan
quản lý nhà nước về dự án, đơn vị tư vấn, các cơ quan tham gia dự án và các cơ
quan liên quan, đặc biệt là sự tham gia của người chăn nuôi, công ty... đã tuân
thủ những nguyên tắc như sau:

12
- Nguyên tắc thống nhất: tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật,
chuyên môn trong dự án được trao đổi, thống nhất công khai giữa đơn vị tư vấn
và các cơ quan chuyên môn của tỉnh, đặc biệt là Phòng Kinh tế Móng Cái đảm
bảo đúng quy trình, đúng chức năng quản lý Nhà nước;
- Nguyên tắc đồng thuận: đây là dự án phát triển, do đó để đảm bảo mức
độ hiệu quả và bền vững của dự án, ngoài việc tuân thủ các quy định của Nhà
nước, các quy trình, quy chế quản lý và sử dụng NHCN luôn tuân thủ sự đồng
thuận của người dân, các công ty và đơn vị sử dụng khác.
- Nguyên tắc một đầu mối: cơ quan tư vấn (RUDEC) là cơ quan chịu trách
nhiệm chính trước UBND thành phố Móng Cai, phòng Kinh tế Móng Cái về kết
quả, tiến độ của dự án, do đó tất cả các hoạt động có sự tham gia của đơn vị thứ
3 sẽ được thực hiện trên nguyên tắc một đầu mối, đồng nghĩa với việc Rudec sẽ
chịu trách nhiệm đặt hàng và kiểm soát về chất lượng kết quả và sản phẩm.
Trong dự án, các gói hoạt động là: 1) Phân tích chất lượng sản phẩm; 2) thiết kế
logo, nhãn mác sản phẩm...; 3) Xây dựng website; 4) in ấn sổ tay hướng dẫn đều
do RUDEC chủ trì, đặt hàng và kiểm soát chất lượng, đảm bảo sự kết nối và phù
hợp với mục tiêu và kết quả dự án.
1.4.5 Các bước tổ chức thực hiện
Trên cơ sở những sản phẩm của dự án, đơn vị chủ trì đã phối hợp với chủ
sở hữu, cơ quan tham mưu cho chủ sở hữu (phòng kinh tế Móng Cái), các tổ
chức, cá nhân liên quan tổ chức thực hiện dự án. Quá trình tổ chức thực hiện dự
án được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Ký hợp đồng thực hiện dự án với Phòng Kinh tế Móng Cái,
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
- Bước 2: Tổ chức thực hiện các nội dung của dự án
Để triển khai dự án, Trung tâm đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn
vị, tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của dự án, quá
trình tổ chức công việc được thực hiện như sau:
+ Trung tâm phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược phát
triển nông nghiệp nông thôn với vai trò chủ trì dự án đã tiến hành thực hiện các
nội dung chính của dự án;
+ Một số đơn vị/cá nhân như: Viện Môi trường nông nghiệp, Nhà xuất
bản nông nghiệp các chuyên gia thiết kế với vai trò là đơn vị có kỹ thuật chuyên
môn, phối hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn thực hiện một số công việc
đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu như: phân tích chất lượng lợn Móng Cái, in ấn sổ
tay hướng dẫn, thiết kế mẫu nhãn hiệu, nhãn mác;
+ Phòng Kinh tế Móng Cái là đơn vị tham mưu cho chủ sở hữu (UBND
thành phố Móng Cái), đồng thời là đơn vị kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của
tư vấn, do vậy Phòng Kinh tế đóng vai trò quan trọng là đầu mối phối hợp tổ
chức thực hiện một số nội dung của dự án, cụ thể là: tham gia phối hợp trong
13
việc tổ chức, cũng cố, hoàn thiện và vận hành các quy chế quản lý tập thể trong
quản lý và phát triển NHCN “lợn Móng Cái”, tham gia phối hợp tổ chức các
cuộc hội thảo lấy ý kiến của các thành viên để hoàn thiện các quy trình, quy chế
phục vụ cho công tác quản lý và phát triển NHCN; nâng cao năng lực, nhận thức
về NHCN...
1.4.6 Nguồn lực thực hiện dự án
Trung tâm Phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển
nông nghiệp nông thôn là đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện dự án, sử dụng nguồn
ngân sách của UBND thành phố Móng Cái triển khai dự án này.
Tổng kinh phí thực hiện dự án là:
- Bằng số: 761.972.000 đồng
- Bằng chữ: Bảy trăm sáu mốt triệu chín trăm bảy hai ngàn đồng chẵn

1.5 Kết quả mong đợi của dự án


- Căn cứ vào mục tiêu và kết quả của Thuyết minh đã được hội đồng phê
duyệt thì sản phẩm của dự án này sẽ bao gồm:
a) Các kết quả về quy trình, bản mô tả chất lượng
- Bộ tiêu chí chứng nhận cho sản phẩm được xác định kèm theo cơ sở khoa
học và thực tiễn cho việc xác định các tiêu chí đó;
- Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “lợn Móng Cái” cho sản phẩm từ lợn
Móng Cái được xây dựng và ban hành;.
- Quy định về yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi sản phẩm lợn mang NHCN
Móng Cái được xây dựng và ban hành;
- Quy chế về kiểm soát NHCN “lợn Móng Cái” cho sản phẩm từ lợn Móng
Cái được xây dựng và ban hành;
- Quy chế cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng
NHCN “lợn Móng Cái” cho sản phẩm từ lợn được xây dựng và ban hành;
- Bản đồ vùng chăn nuôi lợn mang NHCN “Móng Cái” được phê duyệt;
- Hệ thống các logo, nhãn mác, phương tiện quảng bá NHCN được xây
dựng và áp dụng trên thực tế;
b) Các kết quả xây dựng quản lý, sử dụng lợn Móng Cái mang NHCN
- Nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái” cho sản phẩm từ lợn Móng Cái
được bảo hộ;
- Mô hình về quản lý và sử dụng NHCN “Móng Cái” cho sản phẩm từ lợn
Móng Cái được xây dựng và ứng dụng trên thực tế;

14
c) Các kết quả về mặt kinh tế - xã hội
- Nhận thức của người chăn nuôi, doanh nghiệp về xây dựng và phát triển
thương hiệu cho sản phẩm được nâng cao;
- Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, các công ty, hộ chăn nuôi về
quản lý và sử dụng NHCN được nâng cao;
- Thương hiệu lợn Móng Cái từng bước được khẳng định và phát triển.
d) Các sản phẩm báo cáo khoa học
- Báo cáo khảo sát, đánh giá thực trạng, tiềm năng sử dụng NHCN lợn nái
và các sản phẩm từ lợn Móng Cái địa bàn thành phố móng cái, tỉnh Quảng Ninh;
- Chuyên đề: Xây dựng dự thảo hệ thống các tiêu chí chất lượng cảm quan
đối với lợn giống Móng Cái;
- Chuyên đề: Xây dựng dự thảo các tiêu chí chất lượng cảm quan và lý hóa
đối với thịt lợn Móng Cái;
- Chuyên đề: Xây dựng phương án cụ thể về tổ chức quản lý, sử dụng
NHCN “Lợn Móng Cái”
- Báo cáo tổng kết dự án

15
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN

Với những ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, đặc biệt công tác bảo tồn, phát triển và thương mại sản phẩm lợn Móng
Cái. UBND thành phố Móng Cái và phòng Kinh tế Móng Cái đã chỉ đạo sâu sát,
kịp thời đối với Trung tâm Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan để hoạt
động triển khai dự án đảm bảo tiến độ, hiệu quả và đạt được những kết quả đề
ra. Với sự nỗ lực đó, sau gần một năm rưỡi thực hiện dự án, Trung tâm Phát
triển nông thôn báo cáo quá trình thực hiện và các kết quả đạt được như sau:
2.1. Đánh thực trạng chăn nuôi lợn Móng Cái
2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn nói chung
Hiện nay tổng đàn lợn Móng Cái của thành phố Móng Cái có 34,646 con,
trong đó đàn lợn nái là 2503 con. So với tổng đàn lợn thì đàn lợn nái của Thành
phố Móng Cái không đủ cung ứng lợn giống cho người chăn nuôi, phải nhập
con giống từ nơi khác về, rất khó khăn trong việc kiểm soát các dịch bệnh.

Chăn nuôi lợn được phân bổ trên 14 xã/phường của thành phố, nhưng tập
chung nhiều ở các xã/phường Quảng Nghĩa, Hải Tiến, Hải Đông, Hải Yên và
Vạn Ninh, đây là các xã/phường ngoài chăn nuôi nhỏ lẻ của các hộ gia đình còn
có các trang trại, hợp tác xã chăn nuôi lợn.

Đồ thị 1. Tổng đàn lợn trên địa bàn thành phố Móng Cái phân theo
xã/phường

Nguồn: Tổng hợp điều tra, Rudec 2014

16
 Hình thức chăn nuôi lợn: Ở Móng Cái có 3 loại hình chăn nuôi lợn,
bao gồm (1) chăn nuôi nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn thấp; (2) chăn nuôi
thương mại quy mô nhỏ với mức độ an toàn vệ sinh tối thiểu; (3) chăn nuôi
thương mại quy mô lớn với mức độ vệ sinh an toàn cao;

i) Chăn nuôi quy mô nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn thấp có đặc điểm
vốn ít, điều kiện chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường kém
và thường có hiệu quả chăn nuôi thấp. Sử dụng giống địa phương hoặc giống
lợn lai, đầu tư thấp với điều kiện chuồng trại thô sơ, tận dụng sản phẩm nông
nghiệp, công tác phòng chống dịch bệnh rất sơ sài. Quy mô chăn nuôi của hộ có
từ 1-2 con nái hoặc ít hơn 10 con lợn thịt. Ước tính loại hình chăn nuôi lợn này
cung ứng ra thị trường khoảng 70% tổng sản lượng lợn thịt.
ii) Chăn nuôi thương mại quy mô nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn tối
thiểu, có đặc điểm sử dụng giống lợn lai hoặc giống lợn nội (lợn Móng Cái), có
mức đầu tư trung bình, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm ở mức
độ tối thiểu. Quy mô chăn nuôi có từ 3-5 con nái hoặc ít hơn 20 con lợn thịt.
Ước tính loại hình chăn nuôi lợn này cung ứng ra thị trường khoảng 15% tổng
sản lượng lợn thịt.
iii) Chăn nuôi thương mại quy mô lớn với mức độ vệ sinh an toàn cao có
đặc điểm sử dụng giống lợn Móng Cái 100%, có hệ thống chuồng trại tốt, công
tác phòng chống dịch bệnh thú y được thực hiện tốt. Quy mô chăn nuôi có từ 50-
200 con nái.

 Quy mô chăn nuôi lợn: Về cơ cấu quy mô hộ chăn nuôi, nhóm hộ


nuôi quy mô nhỏ lẻ (1-5 con) chiếm tỷ lệ lớn nhất với 70.5% tổng số hộ nuôi
lợn; nhóm có quy mô vừa (6-9 con) là 21% và nhóm nuôi quy mô khá (10-49
con) chiếm 6% và nhóm hộ có quy mô lớn (từ 50 con trở lên) chiếm 1.5%.
 Cơ cấu sử dụng giống: Từ khi thành phố triển khai dự án “Duy trì và
phát triển đàn lợn Móng Cái theo tiêu chuẩn VietGap” cơ cấu sử dụng giống tại
đây có nhiều sự thay đổi, xu hướng sử dụng lợn nội (lợn Móng Cái) tăng dần.
Nếu trước năm 2012 tỷ lệ sử dụng lợn ngoại, lợn lai chiếm trên 90% thì đến nay
số lượng giống lợn này được sử dụng chỉ chiếm 85%. Đây là một dấu hiệu tích
cực trong việc duy trì và phát triển đàn lợn Móng Cái trong thời gian tới.
 Sản lượng thịt cung cấp: Sản lượng thịt cung cấp hàng năm cho
Thành phố Móng Cái năm 2014 ước tính 2000 tấn/năm, sản lượng này chỉ đáp
ứng gần 50% nhu cầu tiêu dùng, phần còn lại phải nhập từ các huyện/thị trong
tỉnh và các địa phương khác trong cả nước. Hiện tại, đàn lợn Móng Cái gồm 4
loại chính: lợn nái, lợn thịt, lợn rừng và lợn đực, lợn thịt chiếm 92,5% tổng số đàn
lợn trên năm của cả thành phố. Số lượng các loại lợn phân theo xã/phường được
thể hiện qua sơ đồ chính sau:

17
Đồ thị 2. Số lượng các loại lợn phân theo xã/phường của TP Móng Cái

Nguồn: Tổng hợp điều tra, Rudec 2014


2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái ở thành phố Móng Cái chủ yếu được nuôi nhỏ lẻ trong các
hộ gia đình, hiện nay chưa có nhiều trang trại nuôi lớn với quy mô tập trung.
Các hộ nuôi rải rác trên khắp các xã phường của thành phố. Theo kết quả điều
tra, tổng đàn lợn thịt và nái Móng Cái chỉ chiếm lần lượt 10% và 5% tổng đàn
lợn thịt và lợn nái của cả thành phố, mặc dù lợn nái Móng Cái có nhiều ưu điểm
nổi trội trong việc sinh sản, khả năng thích nghị tốt với điều kiện chăn nuôi
truyền thống, sản phẩm thịt lợn được chăn nuôi trên địa bàn Móng Cái cho chất
lượng thơm ngon hơn các địa phương khác như thịt chắc, thơm, không dai, phù
hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Tuy nhiên, do thời gian chăn nuôi lợn
Móng Cái tương đối dài (07 tháng/lứa), thức ăn chủ yếu là thức ăn tinh, hiệu quả
chăn nuôi so với chăn nuôi lợn khác thấp hơn, nên không khuyến khích được
người dân tham gia. Hình thức chăn nuôi lợn Móng Cái chủ yếu tập trung vào
hai hình thức chính:
Hình thức 1: Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự để giống, mua giống trôi nổi
ngoài thị trường, tự bán sản phẩm cho các thương lái và giết mổ địa phương,
chăn nuôi theo hình thức tận dụng và bán công nghiệp là chính, giống lợn sử
dụng là giống kết hợp giữa lợn mẹ Móng Cái với lợn bố nội, hoặc bố ngoại. Mặc
dù quy mô chăn nuôi trên hộ theo hình thức này nhỏ (chỉ 2-6 con/năm) nhưng
khả phổ biến tại Móng Cái. Hình thức này hệ thống kiểm soát dịch bệnh khá
yếu, đa phần do các hộ tự chủ động tiêm phòng dịch bệnh khi có dịch. Chất
lượng thịt kém hơn so với giống lợn Móng Cái thuần chủng, có sự khác biệt
hoàn toàn khi luộc chín sản phẩm1

1
Kết quả phân tích của Trung tâm phân tích và Chuyển giao công nghệ Môi trường (thể hiện tại bảng 2)
18
Hình thức 2: Thông qua sự hỗ trợ của dự án các hộ có hợp đồng mua
giống của Công ty TNHH 01 thành viên Nông lâm ngư Quảng Ninh, các hộ
được công ty cung cấp thức ăn, chăn nuôi theo quy trình của công ty và ký kết
hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Với hình thức này giống lợn chăn nuôi là giống lợn
thuần, chăn nuôi theo hình thức truyền thống là chủ yếu. Hình thức chăn nuôi
này được tổ chức khá chặt chẽ từ khâu lựa chọn giống, thức ăn và kỹ thuật chăn
nuôi, đảm bảo khá tốt về mặt chất lượng đầu ra sản phẩm. Theo số liệu thống kê
của Công ty, năm 2014 công ty đã ký hợp đồng tiêu thụ với các hộ chăn nuôi
thông qua chứng thực của UBND các xã/phường là 500 con, mỗi hộ ký kết hợp
đồng thông qua hình thức này được UBND thành phố Móng Cái hỗ trợ 500,000
đồng/con giống (giá thực tế là 1,050,000 đồng/ con), dự kiến năm 2015 số lượng
hợp đồng ký kết với các hộ nông dân là 4000 con. Do có sự hỗ trợ tiền mua
giống nên các hộ chăn nuôi phải tuân thủ các điều kiện rằng buộc với công ty
trước khi giao lợn giống như: chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật, sử dụng thức ăn
mà công ty cung cấp và bán lại sản phẩm cho công ty để giết mổ và chế biến.
Cán bộ thú y của công ty phối hợp với thú y xã trong việc tiêm phòng, giám sát
các hoạt động chăn nuôi của các hộ trong dự án, do đó chất lượng sản phẩm khi
đưa ra thị trường có chất lượng khá đồng đều, đáp ứng được phần nào nhu cầu
của thị trường. Hình thức quản lý chất lượng sản phẩm thông qua mô hình công
ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1. Mô hình sản xuất, quản lý sản phẩm lợn Móng Cái thông qua công ty

Phòng Kinh tế
Móng Cái

- Thẩm định hồ sơ
- Hỗ trợ 500,000
đồng/con lợn giống
Lựa chọn các hộ
tham gia dự án
CT TNHH 01 thành viên UBND
Nông Lâm Ngư Quảng
Ninh xã/phường
Chứng thực hợp
đồng ký kết
- Ký hợp đồng cung
Chỉ đạo tiêm
cấp giồng
phòng, phòng
- Cung cấp thức ăn trừ dịch bệnh
- Ký hợp đồng bao
tiêu sản phẩm

HTX /trang trại Hộ chăn nuôi Cán bộ thú y


chăn nuôi lợn lợn Móng Cái xã/phường phối hợp
Móng Cái CB thú y của công ty

Giám sát quá trình


thực hiên QTKT

19
2.1.3. Thực trạng giết mổ, chế biến và thương mại thịt lợn tại Móng Cái

Theo số liệu thống kê của trạm thú y thành phố Móng Cái, hàng năm
thành phố Móng Cái tiêu thụ khoảng 46000 đầu lợn các loại, bao gồm cả lợn lai
và lợn Móng Cái tại 12 chợ thực phẩm rải rác trong toàn bộ thành phố. Tuy
nhiên lượng lợn ở địa phương chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu của thành
phố, còn lại phải chuyển từ nơi khác về.
Với số lượng đầu lợn tiêu thụ nhiều như trên, hiện nay thành phố Móng
Cái đã có quy hoạch xây dựng lò giết mổ tập trung theo như đề án của tỉnh
Quảng Ninh, là đến năm 2015 toàn tỉnh có 25 lò giết mổ tập trung, trong đó
Thành phố Móng Cái có 1 lò giết mổ tập trung. Tuy nhiên hiện nay dự án vẫn
chưa được triển khai do gặp nhiều vướng mắc.

Trên địa bàn toàn thành phố hiện có 62 cơ sở giết mổ lợn, thuộc 12 xã
phường. Hằng ngày lượng giết mổ từ 200 - 270 con, bao gồm cả lợn Móng Cái
và lợn lai. Hình thức giết mổ hiện nay chủ yếu là theo kiểu truyền thống, các hộ
mổ ở quy mô gia đình nhỏ lẻ, mỗi ngày giết mổ từ 2-3 con tùy nhu cầu của thị
trường. Chỉ có 1 hộ ở phường Hải Yên giết mổ có quy mô lớn, từ 60-80 con mỗi
ngày là được đâu tư trang bị dây chuyền mổ móc chuyên nghiệp.

Ước tính sản lượng lợn giết mổ chiếm khoảng từ 45-50% lượng lợn giết
mổ hằng ngày tại thành phố Móng Cái, tức là khoảng từ 70 - 100 con mỗi ngày.
Lợn sau khi đươc giết mổ móc hàm thì được đưa từ lò mổ ra các chợ để bán đổ
buôn và bán lẻ cho người tiêu dùng.
Sơ đồ 2. Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn tại Thành Phố Móng Cái

Công ty (cung cấp giống, Tiêu dùng


giết mổ và chế biến)

Hộ chăn Thu gom Hộ giết Người


nuôi mổ bán lẻ Cơ sở chế
biến

Nhà hàng/
khách sạn

Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn Móng Cái gồm 03 kênh hành chính:
Kênh 1: Hộ chăn nuôi -> Công ty -> Người tiêu dùng
20
Kênh 2: Hộ chăn nuôi -> Hộ giết mổ -> Bán lẻ -> Tiêu dùng
Kênh 3: Hộ chăn nuôi -> Hộ giết mổ -> Cơ sở chế biến -> Tiêu dùng

Các cơ sở chế biến sản phẩm từ thịt lợn không chỉ lấy trực tiếp từ lò mổ
mà cũng lấy từ các cửa hàng bán thịt tại chợ. Thịt dùng để chế biến các sản
phẩm giò chả thường phải đạt một số yêu cầu nhất định của cơ sở chế biến như:
thịt ngon, còn nóng, sờ vào thịt phải cảm thấy độ đàn hồi của thớ thịt.

Lượng thịt lợn tại Móng Cái tiêu thụ hằng ngày khoảng từ 70-100 con
trên toàn thành phố, trong đó ước tính lượng tiêu dùng trực tiếp cho người dân
mua nhỏ lẻ khoảng 75%; các cơ sở chế biến thực phẩm khoảng 10% và các nhà
hàng, khách sạn trong địa bàn khoảng 15%.

Đồ thị 3. Tỷ lệ tiêu thụ thịt lợn Móng Cái trên địa bàn TP Móng Cái
Tỷ lệ tiêu thụ thịt lợn Móng Cái tại địa bàn thành phố Móng Cái,
Quảng Ninh

10%

15%

Người TD
Nhà hàng
75%
CS chế biến

Nguồn: Tổng hợp điều tra, Rudec 2014

2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi lợn Móng Cái của các hộ

Quá trình khảo sát cho thấy các hộ chăn nuôi lợn Móng Cái có rất nhiều
điều kiện thuận lợi trong chăn nuôi như: i) được Tỉnh Quảng Ninh và thành phố
Móng Cái quan tâm hỗ trợ nhiều chính sách trong việc duy trì và phát triển đàn
lợn Móng Cái; ii) Danh tiếng sản phẩm lợn Móng Cái được nhiều người biết
đến; iii) Là sản phẩm được đăng ký bảo hộ NHCN ‘Lợn Móng Cái”; iv) Người
chăn nuôi mong muốn duy trì và phát triển đàn lợn Móng Cái; v) xu hướng tiêu
dùng các sản phẩm truyền thống của người tiêu dùng ngày càng cao; vi) Là sản
phẩm mũi nhọn, nằm trong chiến lược phát triển sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên các hộ điều tra cũng cho rằng họ đang phải đối mặt với nhiều
thách thức như: Giá bán sản phẩm thấp chưa tương xứng với danh tiếng và chất
lượng của sản phẩm, trong khi giá đầu vào sản phẩm ngày càng cao, lợi nhuận
thu về trên một đơn vị sản phẩm không tương xứng với công sức lao động họ bỏ
21
ra trong suốt một thời gian dài (6-7 tháng/lứa lợn chăn nuôi). Việc khó bán sản
phẩm cũng là một trong những khó khăn được nhiều hộ đề cập đến, thực tế cho
thấy lợn Móng Cái tỷ lệ mỡ chiếm tỷ lệ rất cao, nên khi xẻ thịt thường khó bán
và lãi ít hơn so với các sản phẩm thịt lợn lai, lợn ngoại. Đó là lý do mà các
thương lái, cơ sở giết mổ không thích mua lợn hơi Móng Cái bằng các sản phẩm
thịt lợn hơi khác. Khó khăn trong chăn nuôi của hai nhóm hộ 12 và nhóm hộ 23
được thể hiện qua bảng và sơ đồ sau:

Đồ thị 4. Khó khăn trong chăn nuôi lợn của hộ

Nguồn: Tổng hợp điều tra, Rudec 2014


2.2 Xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Móng Cái” cho
sản phẩm từ lợn Móng Cái
2.2.1 Xây dựng các chỉ tiêu chất lượng chứng nhận trong NHCN
Hoạt động này nhằm mục tiêu xây dựng những chỉ tiêu chứng nhận của
sản phẩm được bảo hộ NHCN. Với mục tiêu đảm bảo tính khoa học, khả thi của
các chỉ tiêu được xây dựng, đảm bảo rằng những chỉ tiêu được xây dựng có sự
đồng thuận và khả năng sử dụng của các tổ chức, cá nhân liên quan, dự án đã
triển khai hoạt động này theo trình tự và các bước cụ thể như sau:
1) Phân tích, đánh giá và xây dựng chỉ tiêu chất lượng
Quy trình triển khai xây dựng tiêu chí chất lượng được tổ chức như sau:

2
Nhóm hộ 1: Là nhóm hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự để giống, mua giống trôi nổi ngoài thị trường, tự bán sản phẩm
cho các thương lái và giết mổ địa phương, chăn nuôi theo dạng bán công nghiệp là chính.
3
Nhóm hộ 2: Là nhóm hộ có hợp đồng mua giống của Công ty TNHH 01 thành viên Nông lâm ngư Quảng Ninh,
các hộ được công ty cung cấp thức ăn, chăn nuôi theo quy trình của công ty và ký kết hợp đồng tiêu thụ.

22
Sơ đồ 3. Quy trình xây dựng chỉ tiêu chất lượng mang NHCN

01. Xây dựng phương án đánh


giá, phân tích chất lượng

02. Tổ chức phân tích chất 05. Hội đồng thống nhất về chỉ
lượng sản phẩm tiêu chất lượng bảo hộ

03. Phân tích, xây dựng chỉ tiêu 04. Hội thảo đánh giá và thống
chất lượng bảo hộ nhất chỉ tiêu chất lượng

Quá trình xây dựng các chỉ tiêu chất lượng đảm bảo 2 nguyên tắc cơ bản:
- Quá trình lấy mẫu và quá trình phân tích được tiến hành độc lập: theo đó
việc xây dựng phương án lấy mẫu, tổ chức lấy mẫu và đánh mã số được Trung
tâm Phát triển nông thôn thực hiện, sau đó mẫu được chuyển cho đơn vị phân
tích (Viện môi trường nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Từ kết quả phân tích, số liệu mới được ghép code và đưa vào phân tích, xử lý số
liệu. Quá trình này đảm bảo rằng những kết quả phân tích là khách quan, không
bị chi phối bởi các yếu tố về nguồn gốc và đặc điểm của mẫu.
Sơ đồ 4. Các bước tổ chức lấy mẫu, phân tích chất lượng sản phẩm thịt lợn
Móng Cái
Lập báo cáo phân tích và
đề xuất chỉ tiêu chất lượng

1) Xây dựng kế 6) Phân tích kết


hoạch lấy mẫu quả cuối cùng

Trung tâm 5) Ghép code với Viện Môi


2) Tổ chức
PTNT kết quả phân tích trường
lấy mẫu
NN

3) Mã hóa mẫu 4) Phân tích


(xây dựng chất lượng mẫu
code)
23
- Hội thảo, trao đổi và thống nhất các chỉ tiêu chứng nhận: hoạt động này
được tổ chức với sự tham gia của công ty, cơ sở chế biến, hộ chăn nuôi và cơ
quan quản lý nhà nước tại địa phường (Phòng Kinh tế, trạm thú y, đại diện các
xã/phường..) nhằm thống nhất, xác định các chỉ tiêu về chất lượng cần bảo hộ
đối với sản phẩm lợn Móng Cái

2) Tổ chức hội nghị đánh giá cảm quan: Mục tiêu là xác định được những
tiêu chí chất lượng cơ bản của sản phẩm chí chất lượng cảm quan đối với lợn
giống Móng Cái và sản phẩm thịt lợn Móng Cái nhằm xây dựng cơ sở khoa học
để xây dựng đặc tính chất lượng chứng nhận “lợn Móng Cái”.

Trên cơ sở kết quả của 2 hoạt động ở trên, dự án tiến hành tổ chức trao
đổi, lấy ý kiến. Quá trình tổ chức lấy ý kiến được thực hiện qua 2 bước: 1) lấy ý
kiến chuyên gia, đó là các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước; 2) tổ chức hội
thảo và Hội đồng thống nhất, tạo sự đồng thuận giữa các cá nhân, tổ chức liên
quan về chỉ tiêu chứng nhận. Trên cơ sở trình tự triển khai ở trên các chỉ tiêu
được thống nhất với sự đồng thuận cao và đã được đơn vị chủ sở hữu ban hành
bằng văn bản, theo đó các chỉ tiêu được thống nhất như sau:

Đối với lợn giống Móng Cái


1. Có đầu lớn, màu đen, giữa trán có một điểm trắng hình nêm.
2. Mõm trắng, giữa vai và cổ có vành trắng vắt ngang kéo dài tới bụng và 4
chân.
3. Lưng và mông màu đen kéo dài xuống ½ bụng và bít bín mông làm nên
loang “Yên Ngựa”
4. Thân hình dài vừa phải, cổ ngắn và to, lưng dài, rộng và hơi võng
5. Bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi.
6. Lông thưa và nhỏ, da mỏng và mịnh.
7. Bốn chân tương đối cao và thẳng, móng xòe, có từ 12 vú trở lên.
Đối với sản phẩm thịt lợn Móng Cái
a. Tiêu chí chất lượng cảm quan: Thịt màu hồng tươi, lớp mỡ dày, da
mỏng có khoang đen; thịt sau khi luộc có mùi rất thơm, nước luộc trong.
b. Tiêu chí chất lượng lý hóa đối với sản phẩm thịt lợn Móng Cái
 Hàm lượng kim loại nặng:
- Hàm lượng Chì (Pb): ≤ 0,004 (mg/kg)
- Hàm lượng Cadimi (Cd): ≤ 0,024 (mg/kg)

24
 Dư lượng thuốc thú y, hoocmon và dư lượng thuốc BVTV:
Giới hạn cho phép theo Đề xuất giá trị
Tên chỉ tiêu TCVN 7046:2002 chứng nhận
(mg/kg) (mg/kg)
Họ tetraxyclin 0,1 ≤ 0,04
Họ cloramphenicol 0,0 ≤ 0,0001
Dietylstylbestrol 0,0 ≤ 0,0001
Testosterol 0,015 ≤ 0,0001
Estadiol 0,0005 ≤ 0,0001
Cabaryl 0,0 ≤ 0,0001
DDT 0,1 ≤ 0,0001
2, 4 D 0,0 ≤ 0,0001
Lindan 0,1 ≤ 0,02
Triclorfon 0,0 ≤ 0,0001
Diclovos 0,0 ≤ 0,0001
Diazinon 0,7 ≤ 0,114
Fenclophos 0,3 ≤ 0,031
Clopyrifos 0,1 ≤ 0,02
Cuomaphos 0,2 ≤ 0,085
 Về vi sinh vật:
Giới hạn cho Đề xuất
phép theo giá trị
Tên chỉ tiêu Đơn vị
TCVN chứng
7046:2002 nhận
Tổng số vi sinh vật hiếu
CFU/g <106 2600
khí
Coliform MPN/25g Không quy định 150
E.coli MPN/25g 100 0
Staphytlococcus aureus CFU/g 100 0
Clostridium perfringens CFU/g 10 0
Salmonella CFU/25g Không phát hiện 0

 Về chỉ tiêu dinh dưỡng:


- Hàm lượng Protein: ≥ 15,5 %
- Hàm lượng Photphos: ≥ 138 mg/kg
- Hàm lượng Gluxit: ≥ 0,20 g/100g
- Hàm lượng chất béo: 17,5 - 20,5 g/100g
- Hàm lượng nước: 59,4 - 61,8 g/100g

25
2.2.2 Thiết kế nhãn hiệu NHCN “Lợn Móng Cái”
Logo (nhãn hiệu) là biểu tượng mang ý nghĩa quan trọng đối với chủ sở
hữu, nó thể hiện ý tưởng, mong muốn, cách nhìn, cách tiếp cận hay định hướng
phát triển đối với sản phẩm. Cùng với đó, các phương tiện quảng bá như: mẫu
bao bì sản phẩm là cơ sở để tạo dựng hình ảnh chung cho sản phẩm. Đối với
nhãn hiệu chứng nhận, những ý nghĩa đó không chỉ có vậy mà nó còn thể hiện
nhiều ý nghĩa quan trọng khác:
- Thể hiện được truyền thống, giá trị và đặc trưng của sản phẩm;
- Sự đồng thuận và khả năng sử dụng của các tổ chức, cá nhân liên quan,
trong đó đặc biệt là công ty/cơ sở chế biến, công ty/cơ sở đã có logo riêng;
- Phù hợp với sản phẩm và yêu cầu về thẩm mỹ của sản phẩm khi sử dụng.
Trên cơ sở như vậy, chúng tôi đã tiến hành xây dựng logo cho NHCN
“Lợn Móng Cái” theo trình tự sau:
Sơ đồ 5. Quy trình xây dựng mẫu nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái”
01. Lấy ý tưởng về mẫu nhãn hiệu

02. Thiết kế mẫu nhãn hiệu

03. Hội thảo góp ý và lựa chọn mẫu


nhãn hiệu

04. Lựa chọn mẫu nhãn hiệu

2.2.3.1 Xây dựng ý tưởng về logo

Đơn vị chủ trì dự án đã làm việc với cơ quan quản lý địa phương, công ty,
cơ sở chế biến và một số hộ chăn nuôi để trao đổi về ý tưởng, mong muốn của
họ đối với logo mang NHCN “lợn Móng Cái”. Trên cơ sở những ý tưởng đã
được xây dựng, kết hợp với yêu cầu trong việc xây dựng một mẫu nhãn hiệu
đảm bảo những mục tiêu và hiệu quả trong quá trình sử dụng, các chỉ tiêu mẫu
nhãn hiệu được xây dựng như sau:

26
Bảng 2. Yêu cầu nội dung về logo NHCN
STT Nội dung Yêu cầu chỉ tiêu
- Logo phải có chữ Móng Cái
1 Nội dung về chữ
- Chữ Móng Cái có thể có dấu hoặc không
2 Tiêu chí về hình ảnh - Hình ảnh con lợn cách điệu
- Màu sắc: màu chủ đạo của logo sẽ là màu
xanh (thể hiện nền nông nghiệp xanh)
3 Yêu cầu cách điệu - Mẫu cách điệu có thể là hình tròn, hình elip
hoặc hình khác đảm bảo gọn, cách điệu hợp lý,
dễ nhận biết hoặc để trống

 Mẫu logo: logo được thiết kế thành 6 mẫu thể hiện được các chỉ tiêu đặt
ra, được cách điệu theo nhiều kiểu hình, trong đó các hình ảnh con lợn được
cách điệu theo nhiều hình thức là chủ đạo

2.2.3.2 Hội thảo, lấy ý kiến góp ý và lựa chọn logo


Để lựa chọn logo cho việc đăng ký NHCN “lợn Móng Cái’, đơn vị chủ trì
đã tiến hành lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt là các
công ty/doanh nghiệp, cơ sở chế biến, người chăn nuôi và chủ sở hữu NHCN.
Quá trình này được triển khai như sau:
a) Lấy ý kiến góp ý độc lập
Đơn vị chủ trì đã tiến hành làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, hộ
chăn nuôi, cơ sở chế biến, cơ quan quản lý Nhà nước về các logo đã thiết kế, các
ý kiến đều thiên về logo số 1, hình ảnh con lợn được cách điệu giống với con lợn
Móng Cái thật, màu xanh thể hiện được ý nghĩa về nền nông nghiệp xanh, tuy
nhiên cần phải chỉnh lại cho phù hợp hơn: mõm dài hơn, ngẩng cao hơn tý, lưng
võng xuống.....
Trên cơ sở những ý kiến của các buổi trao đổi, dự án đã tổng hợp ý kiến và
tổ chức hội nghị lựa chọn logo đăng ký NHCN.

27
b) Hội thảo lựa chọn logo NHCN

Hội thảo lấy ý kiến và lựa chọn logo được tổ chức với sự tham gia của các
đại diện: 1) UBND thành phố Móng Cái - chủ sở hữu; 2) phòng Kinh tế Móng
Cái; 3) Phòng ban chuyên môn trong thành
phố; 4) Công ty; 5) Cơ sở chế biến; 6) và các
hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố Móng Cái;

Kết quả hội nghị đã lựa chọn mẫu nhãn


hiệu số 01, theo đó logo đăng ký NHCN được
mô tả như sau:

- Màu sắc: màu chủ đạo của nhãn hiệu là


màu xanh lá cây trên nền trắng;

- Phần hình: Hình con lợn Móng Cái (lang trắng - đen) được cách điệu.

- Phần chữ: chữ ”Móng Cái” các điệu (mẫu nhãn theo hình bên).

Trên cơ sở cuộc hội thảo góp ý và lựa chọn logo, ngày 04 tháng 12 năm
2014, UBND thành phố Móng Cái đã có công văn số 2246/UBND-KT về việc
chấp thuận mẫu nhãn hiệu sử dụng đối với NHCN “Móng Cái” cho sản
phẩm từ lợn Móng Cái;

2.2.4 Xây dựng bản đồ tương ứng với NHCN Quảng Ninh

Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với NHCN “Lợn Móng Cái” Ninh được
xây dựng trên cơ sở hiện trạng chăn nuôi lợn Móng Cái thuần chủng. Theo đó,
khu vực chăn nuôi lợn Móng Cái bao gồm các thành phố/huyện/thị xã sau:
Móng Cái, Hải Hà, Đàm Hà, Tiên Yên, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Quảng Yên và
Đông Triều. Bản đồ đã được cơ quan tư vấn xây dựng, lấy ý kiến và được
UBND thành phố Móng Cái, UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở để nộp hồ sơ lên
Cục sở hữu trí tuệ xin cấp văn bằng bảo hộ, và đã được chấp thuận.

28
2.2.5 Xây dựng bộ máy của Tổ chức chứng nhận NHCN (chủ sở hữu)
2.2.5.1. Xác đinh tổ chức chứng nhận nhãn hiệu Lợn Móng Cái

- Tổ chức sở hữu: Sau khi xin ý kiến của thường trực UBND, dự án đã
xác định UBND thành phố Móng Cái là tổ chứcchủ sở hữu nhãn hiệu chứng
nhận “lợn Móng Cái’có chức năng xây dựng, ban hành các thể chế (quy trình,
quy chế) quản lý nhãn hiệu chứng nhận và chỉ đạo các phòng ban trong thành
phố thực hiện các hoạt động quản lý, kiểm tra, kiểm soát và các hoạt động khác
có liên quan đến NHCN “lợn Móng Cái’’.

- Phòng Kinh tế thành phố Móng Cái: được chủ sở hữu là UBND thành
phố Móng Cái giao nhiệm vụ quản lý, tham mưu, kiểm soát hoạt động sử dụng
NHCN, đề xuất và chủ trì các giải pháp, chính sách nhằm phát triển hoạt động

29
sản xuất, kinh doanh sản phẩm NHCN. Phòng Kinh tế có thể huy động sự phối
hợp của các cơ quan khác trong huyện như: Trạm thú ý, quản lý thị trường, Y tế
dự phòng để kiểm tra, xử lý các vi phạm. Đối với trường hợp liên quan đến quản
lý NHCN nằm ngoài khu vực quản lý của thành phố Móng Cái, khi cần thiết
phòng kinh tế sẽ đề xuất chủ sở hữu đề nghị phối hợp với cơ quan liên quan tại
các địa phương tương ứng cùng phối hợp thực hiện. Phòng Kinh tế Móng Cái có
một số chức năng liên quan như sau:

+ Chủ trì tổ chức kiểm tra công nhận điều kiện đảm bảo chất lượng đạt
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật chăn nuôi, chế biến sản phẩm
từ lợn Móng Cái mang NHCN;

+ Chủ trì tổ chức kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm đối với sản phẩm tại các cơ sở trên địa bàn quản lý trước khi đưa ra thị
trường ở địa phương;

+ Đề xuất UBND thành phố Móng Cái cấp giấy chứng nhận cho các cá
nhân/tổ chức đạt tiêu chuẩn sử dụng;

- Các đơn vị sử dụng NHCN là các tổ chức, cá nhân, cơ sở chăn nuôi, giết
mổ, chế biến và kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận của NHCN, có nhu
cầu và nộp hồ sơ xin sử dụng NHCN và thực hiện đúng các quy định của tổ
chức chứng nhận. Đối với các hộ ở ngoài địa bàn thành phố Móng Cái (nằm
trong khu vực địa lý được bảo hộ) muốn sử dụng NHCN “lợn Móng Cái” cho các
sản phẩm từ lợn Móng Cái vẫn thực hiện việc nộp hồ sơ giống như các tổ chức, cá
nhận trên địa bàn thành phố Móng Cái.

- Sản phẩm lợn Móng Cái được phân bố ở 8 thành phố/thị xã/huyện (Móng
Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Quảng Yên và Đông
Triều), do đó Tổ chức chứng nhận không nên giao cho phòng Kinh tế mà để cho
UBND thành phố Móng Cái đảm nhận vai trò là tổ chức chứng nhận;

2.2.5.2. Mô hình tổ chức quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Trên cơ sở những đặc thù của sản xuất, khai thác và chế biến các sản phẩm
từ lợn Móng Cái trên địa bàn của tỉnh Quảng Ninh, sự ràng buộc về quyền quản
lý và sử dụng lợn Móng Cái giữa hộ chăn nuôi và công ty cung cấp giống, sau
đó thu mua và chế biến sản phẩm khá chặt chẽ, công ty sẵn sàng tham gia vào
việc quản lý chất lượng ngay từ giai đoạn sản xuất. Do đó mô hình quản lý, sử
dụng NHCN “Lợn Móng Cái” sẽ không thành lập tổ chức tập thể (Hiệp hội hoặc
HTX), thay vào đó việc kiểm soát chất lượng sẽ được xây dựng dựa vào các
công ty, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh sản phẩm lợn Móng Cái. Hệ thống
này được xây dựng trên cơ sở những lý luận về liên kết dọc, có nghĩa là việc
theo dõi, đánh giá chất lượng dựa trên các điều khoản kiểm soát giữa người mua

30
và người bán. Mô hình tổ chức quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Lợn
Móng Cái” được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 6. Mô hình tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái”

UBND thành phố Móng Cái


Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận
“Lợn Móng Cái”

- Ban hành các quy chế về quản


lí, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
Đơn vị thẩm định, kiểm soát
- Ban hành quy chế về cấp và thu
hồi giấy chứng nhận quyền sử Phòng Kinh tế Móng Cái
dụng NHCN;
- Hướng dẫn và phổ biến thông
tin.

- Chứng nhận điều kiện;


Tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn
- Kiểm soát, kiểm tra.
hiệu chứng nhận “Lợn Móng
Cái”
Cấp giấy chứng nhận
Quyền sử dụng NHCN

Hộ chăn Hộ chăn Hộ… Công ty HTX chăn


nuôi, chế
nuôi nuôi chế biến biến

Trên cơ sở những nguyên tắc trên, mô hình tổ chức quản lý và sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái” được tổ chức với 3 bộ phận chính, cụ thể là:

a) Tổ chức cấp giấy chứng nhận chất lượng:

UBND thành phố Móng Cái vừa là đơn vị sở hữu NHCN “Lợn Móng Cái”
vừa là tổ chức chứng nhận.

b) Đơn vị chứng nhận và kiểm soát việc sử dụng NHCN

Phòng Kinh tế Móng Cái đơn vị trực thuộc UBND thành phố Móng Cái là
cơ quan chuyên môn, có nhiệm vụ:

- Tiếp nhận và kiểm tra về hình thức, nội dung hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng NHCN, đệ trình lãnh đạo UBND thành phố cấp quyền sử
dụng NHCN “Lợn Móng Cái”;

31
- Tổ chức đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện sử dụng NHCN đối với các tổ
chức, cá nhân đăng ký sử dụng;

- Tổ chức đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện kiểm soát chất lượng đối với
các tổ chức, cá nhân đăng ký chức năng kiểm soát chất lượng cơ sở;

- Tổ chức kiểm tra: hoạt động sử dụng NHCN, hoạt động kiểm tra chất
lượng NHCN trên cơ sở quy định về quản lý nhà nước.

c) Tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận:

- Công ty, trang trại, HTX và các hộ chăn nuôi sử dụng NHCN cho sản
phẩm lợn nái, lợn giống;

- Công ty, đơn vị chế biến là những đơn vị có thể sử dụng NHCN lợn Móng
Cái đối với sản phẩm lợn chế biến từ lợn Móng Cái. Trên thực tế thì Công ty;

d) Tổ chức kiểm soát cơ sở

Theo quy định, việc xây dựng hệ thống tổ chức kiểm soát nội bộ là không
bắt buộc, việc kiểm soát như thế nào phụ thuộc vào quy định của Tổ chức chứng
nhận. Tuy nhiên, do lợn Móng Cái là một sản phẩm đặc sản của Thành phố
Móng cái, sử dụng danh tiếng của địa phương (liên quan đến địa danh), nên hệ
thống kiểm soát chất lượng cơ sở nhằm 2 mục đích chính: i) nâng cao và đảm
bảo nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm được bảo hộ; ii) hạn chế những chi phí
về nguồn lực (nhân lực, tài chính...) cho Tổ chức chứng nhận (do cơ quan này là
cơ quan quản lý nhà nước).

2.2.6 Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Móng Cái” cho sản
phẩm từ lợn Móng Cái

Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “lợn Móng Cái” là điều kiện cần thiết
để tiến hành đăng ký bảo hộ NHCN. Do đó, hoạt động này được triển khai đồng
thời với các hoạt động khác như thiết kế nhãn hiệu, xác định tổ chức chủ sở hữu
NHCN, xây dựng bản đồ khu vực địa lý tương ứng...Hoạt động xây dựng quy
chế được thực hiện trên cơ sở nền tảng sự tham gia và đồng thuận của chủ sở
hữu nhãn hiệu và các tổ chức, cá nhân liên quan. Hoạt động này sẽ bao gồm 2
nội dung chính: 1) xây dựng quy chế quản lý và sử dụng NHCN; 2) hội thảo xin
ý kiến về quy chế quản lý và sử dụng NHCN.

2.2.6.1 Soạn thảo Dự thảo quy chế quản lý và sử dụng NHCN

Hoạt động xây dựng quy chế quản lý và sử dụng NHCN được tiến trên cơ
sở cơ đặc điểm chăn nuôi, chế biến và thương mại sản phẩm lợn Móng Cái, đồng

32
thời phù hợp với khả năng quản lý và kiểm soát của chủ sở hữu. Cấu trúc quy chế
được dự thảo là:

- Quy chế bao gồm 6 Chương, 26 Điều, cụ thể hóa các nội dung trong
quản lý và sử dụng NHCN “Lợn Móng Cái”

- Căn cứ vào điều kiện của một sản phẩm sản nông nghiệp, quy chế đã
quy định những quy định nhằm đảm bảo nguồn gốc, các tiêu chí chứng nhận về
chất lượng của sản phẩm mang NHCN, cụ thể như: quy định về giống lợn; chất
lượng sản phẩm mang NHCN phải đáp ứng các tiêu chuẩn về quy trình kỹ thuật
chăn nuôi, chế biến, các quy định về kiểm tra, đánh giá chất lượng do chủ sở
hữu ban hành.

2.2.6.2 Hội thảo lấy ý kiến góp ý quy chế

Với các nguyên tắc về sự đồng thuận trong quá trình xây dựng quy chế,
do đó Trung tâm PTNT đã phối hợp với phòng Kinh tế Móng Cái tổ chức hội
thảo lấy ý kiến công khai của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, hộ chăn nuôi
lợn Móng Cái. Trong quá trình trao đổi, nhiều ý kiến đồng thuận với quy chế được
soạn thảo, trong đó một số nội dung yêu cầu được sửa đổi để phù hợp hơn, cụ thể
như sau:

- Quyền sử dụng NHCN của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng: theo đó tổ chức, cá nhân có quyền gắn nhãn hiệu chứng
nhận trên bao bì cho loại sản phẩm đã được cấp giấy phép sử dụng nhãn hiệu do
mình chăn nuôi, chế biến, kinh doanh, sử dụng và thụ hưởng các lợi ích phát
sinh từ nhãn hiệu chứng nhận;

- Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về sử dụng NHCN: tổ chức, cá nhân phải sử


dụng đúng và chính xác NHCN gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh logo; không
được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm khác.

2.2.6.3 Ban hành Quy chế

Trên cơ sở ý kiến góp ý của hội thảo, nhóm dự án đã tiến hành sửa đổi và
trao đổi với phòng Kinh tế Móng Cái tham mưu cho UBND thành phố Móng
Cái ban hành Quy chế. Ngày 16/4/2014 UBND thành phố Móng Cái đã ban
hành Quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái” cho sản
từ lợn Móng Cái, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

(Tài liệu này được cụ thể trong sản phẩm của dự án kèm theo).

33
2.2.7 Lập và nộp hồ sơ đăng ký NHCN “Móng Cái” cho sản phẩm lợn

Khi có đây đủ căn cứ để xây dựng hồ sơ đăng ký NHCN bao gồm: quy
chế quản lý và sử dụng NHCN, mẫu nhãn hiệu, giấy phép sử dụng địa danh, bản
đồ khu vực địa lý tương ứng… Đơn vị tư vấn đã tiến hành hỗ trợ UBND thành phố
Móng Cái xây dựng hồ sơ xin đăng ký NHCN, hồ sơ được xây dựng bao gồm:

- Tờ khai đăng ký NHCN;

- Mẫu nhãn hiệu;

- Quy chế quản lý và sử dụng NHCN;

- Giấy phép sử dụng địa danh “Móng Cái” cho NHCN;

- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với khu vực chăn nuôi

Kết quả: Văn bằng bảo hộ NHCN “Lợn Móng Cái” đã được Cục Sở hữu
trí tuệ cấp theo Quyết định 27195/QĐ-SHTT ngày 12 tháng 5 năm 2015

2.3 Hỗ trợ tổ chức chứng nhận đối với NHCN “lợn Móng Cái”
Hoạt động này của dự án nhằm hỗ trợ vận hành mô hình tổ chức, quản lý và
sử dụng NHCN “lợn Móng Cái”. Kết quả triển khai của dự án đạt được như sau:
2.3.1 Xây dựng công cụ quản lý và kiểm soát NHCN
Quá trình xây dựng và chuẩn hóa các công cụ quản lý và kiểm soát NHCN
được thực hiện theo các bước ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 7. Quy trình xây dựng quy trình, quy chế quản lý NHCN
01. Khảo sát, đánh giá điều kiện

02. Dự thảo quy chế

03. Hội thảo góp ý

04. Chỉnh sửa ban hành

34
Để xây dựng các quy định trong quản lý và sử dụng NHCN “lợn Móng
Cái”, Trung tâm PTNT đã tiến hành khảo sát, đánh giá và làm việc với các
đơn vị tại thực địa, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, hộ chăn
nuôi. Mục tiêu của hoạt động này là nắm bắt thực trạng sản xuất và chế biến
sản phẩm thịt lợn Móng Cái hiện nay. Trên cơ sở Dự thảo được xây dựng,
việc trao đổi với các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi được triển khai và lấy ý kiến
và hoàn thiện các quy định. Kết quả xây dựng công cụ quản lý, kiểm soát
NHCN được xây dựng như sau:

1) Xây dựng và chuẩn hóa các quy trình kỹ thuật mang NHCN

Quy trình kỹ thuật chăn nuôi mang NHCN là các quy định gắn kết giữa
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm được chứng nhận trong NHCN. Do đó quá
trình xây dựng và chuẩn hóa quy trình đã dựa trên:

- Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp


và PTNT về việc ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn
an toàn trong nông hộ.
- Căn cứ Quyết định số 789/QĐ-NN&PTNT ngày 13/11/2014 của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông thôn về việc ban hành các Qui
trình kỹ thuật lĩnh vực chăn nuôi áp dụng cho 17 vùng quy hoạch sản xuất nông
nghiệp tập trung của tỉnh Quảng Ninh;
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật cơ bản chăm sóc lợn nái, lợn con và lợn
thịt Móng Cái;
- Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất của hộ
gia đình, quy trình chế biến của Công ty.

Việc xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn mang NHCN là hoạt động
khó và phức tạp, do đó đơn vị chủ trì dự án đã phối hợp chặt chẽ với phòng Kinh
tế Móng Cái, đặc biệt là các đơn vị chuyên môn trong thành phố để cùng xây
dựng, lấy ý kiến, chỉnh sửa và xác định phương án để ban hành quy định. Quá
trình thực hiện theo các bước ở sơ đồ dưới đây:

35
Sơ đồ 8. Quy trình xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn mang NHCN

01. Khảo sát, đánh giá

02. Dự thảo quy trình kỹ thuật

03. Hội thảo góp ý

04. Chỉnh sửa, ban hành

Trong quá trình triển khai, đơn vị chủ trì dự án đã cùng với phòng kinh tế
Móng Cái triển khai xây dựng dự thảo, lấy ý kiến góp ý của các doanh nghiệp,
cơ sở chế biến, hộ chăn nuôi để những quy định phù hợp với điều kiện thực tế.
Trên cơ sở kết quả của dự án, ngày 11/08/2015, UBND thành phố Móng
Cái đã ban hành Quyết định số 3365/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định
hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn mang nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái”
(Tài liệu này được cụ thể trong sản phẩm của dự án kèm theo).
2) Quy chế cấp, gia hạn, sửa đổi và thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng
NHCN
Trên cơ sở bản dự thảo được xây dựng và góp ý qua các buổi hội thảo,
quy chế đã đã được ban hành theo Quyết định số 3362/QĐ-UBND ngày
11/08/2015 về việc ban hành Quy chế cấp, sửa đổi, gia hạn và thu hồi giấy
chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “lợn Móng Cái” cho sản phẩm
từ lợn Móng Cái.
Quy chế cấp, gia hạn, sửa đổi và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng
NHCN bao gồm 4 chương, quy định cụ thể về điều kiện, hồ sơ, trình tự trong
việc cấp, gia hạn quyền sử dụng NHCN;
(Các nội dung chi tiết được cụ thể trong sản phẩm của dự án kèm theo)
3) Quy chế kiểm soát NHCN ”lợn Móng Cái”
Quy chế kiểm soát NHCN được UBND thành phố ban hành theo Quyết
định số 3364/QĐ-UBND ngày 11/08/2015. Quy chế kiểm soát gồm 3 chương:
1) những quy định chung; 2) quy trình kiểm soát NHCN; và 3) Tổ chức kiểm soát.
Một số quy định đặc thù trong kiểm soát NHCN lợn Móng Cái được quy định:
36
 Nguyên tắc của kiểm soát NHCN:
+ Nguyên tắc đồng thuận: Quy chế kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận “Lợn
Móng Cái” là sự đồng thuận của Tổ chức chứng nhận và các tổ chức, cá nhân có
khả năng sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Nguyên tắc thể hiện những đóng góp
của cộng đồng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, giá trị của sản phẩm mang
nhãn hiệu chứng nhận;
+ Nguyên tắc khả thi: Các nội dung kiểm tra, kiểm soát là những quy định
phù hợp với đặc trưng trong tổ chức sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm,
đảm bảo khả năng áp dụng trên thực tế;
+ Nguyên tắc công khai minh bạch: Tất cả các hoạt động kiểm tra, kiểm
soát phải được thực hiện công khai, đúng quy trình được quy định, kết quả kiểm
tra phải được công khai trên các phương tiện quản lý của tổ chức chủ sở hữu.
 Các yếu tố được kiểm soát: Các yếu tố sẽ được kiểm soát trong quy
trình kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận “lợn Móng Cái” bao gồm những yếu tố sau:
+ Nguồn gốc của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận;
+ Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận;
+ Sử dụng nhãn hàng hóa, bao bì và các dấu hiệu chứng nhận.
(Các nội dung chi tiết được cụ thể trong sản phẩm của dự án kèm theo)
2.3.2 Nâng cao năng lực cho các tổ chức chứng nhận và tổ chức, cá
nhân sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
Căn cứ vào những văn bản, quy định được ban hành, Trung tâm PTNT và
Phòng Kinh tế Móng Cái đã triển khai những nội dung công việc như sau:
- Tổ chức tập huấn về kiến thức SHTT và NHCN cho cán bộ quản lý (các
phòng ban của thành phố, lãnh đạo các xã phường, cán bộ khuyến nông xã...) và
các đối tượng sử dụng nhãn hiệu (doanh nghiệp, cơ sở chế biến, hộ chăn nuôi)
- Tổ chức tập huấn, giới thiệu về quy chế cấp, sửa đổi, gia hạn và thu hồi
giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN Lợn Móng Cái cho cán bộ quản lý và
đối tượng hưởng lợi từ dự án;
Tổng số người được tập huấn là 150 lượt người. Ngoài ra, thông qua các
cán bộ xã, cán bộ khuyến nông từ các buổi tập huấn, tài liệu hướng dẫn được
đưa đến các hộ chăn nuôi khác nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về NHCN nói
chung và NHCN ”lợn Móng Cái” nói riêng.

37
Qua các buổi tập huấn cán bộ quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở chế
biến, cũng như các hộ chăn nuôi lợn Móng Cái đã hiểu rõ hơn các kiến thức về
SHTT, NHCN và biết được lý do vì sao phải bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “lợn
Móng Cái” cho sản phẩm từ lợn Móng Cái.

2.4. Xây dựng hệ thống các phương tiện quảng bá và phát triển sản phẩm
mang NHCN
2.4.1. Thiết kế hệ thống các phương tiện quảng bá cho sản phẩm mang
NHCN
Hệ thống các phương tiện quảng bá cho sản phẩm mang NHCN “lợn
Móng Cái” bao gồm: 1) Mẫu nhãn hàng hóa cho các sản phẩm mang NHCN; 2)
Mẫu thẻ tai sử dụng trong quản lý NHCN; 3) Mẫu sổ tay hướng dẫn trong quản
lý và sử dụng NHCN; 4) Mẫu tờ rơi, poster biển hiệu cho các sản phẩm mang
NHCN. Kết quả đạt được như sau:
a. Mẫu nhãn hàng hóa cho các sản phẩm
Căn cứ vào kết quả lấy ý tưởng về logo, đơn vị thiết kế đã xây dựng các
mẫu nhãn hàng hóa dựa trên những ý tưởng của doanh nghiệp, cơ sở chế biến,
người chăn nuôi và sự sáng tạo của người thiết kế. Mẫu nhãn mác được thiết kế
cho các sản phẩm được chế biến từ lợn Móng Cái mang NHCN đảm bảo được
sử dụng đúng và hợp lý, nâng cao được giá trị và danh tiếng chung của NHCN
lợn Móng Cái. Các mẫu nhãn cần đáp ứng 2 yêu cầu của hoạt động thương mại:

38
1) các sản phẩm được thiết kế trên nền tảng sự tiện dụng và phổ biến đối với sản
phẩm; 2) hợp lý với nhãn hàng hóa và đảm bảo sự hợp lý và phù hợp với bao bì
của các đơn vị. Kết quả, mẫu nhãn hiệu, bao bì được thiết kế như sau:
+ Mẫu nhãn hiệu cho các sản phẩm từ lợn Móng Cái

+ Ứng dụng thử nhãn mác cho một số sản phẩm điển hình

Trong quá trình trao đổi, đã có nhiều ý kiến khác nhau trong việc lựa chọn
mẫu nhãn mác hợp lý nhất. Cuối cùng, chủ sở hữu và doanh nghiệp, cơ sở chế
biến đã đưa ra những nguyên tắc chung về hình ảnh và nội dung đối với nhãn
mác sản phẩm mang NHCN, cụ thể là:
- Logo của NHCN được sử dụng là bắt buộc, kích thước tối thiểu phải
bằng với logo riêng của doanh nghiệp nếu có;

39
- Có thể sử dụng dòng chữ lợn Móng Cái hoặc Nhãn hiệu chứng nhận
được bảo hộ/được nhà nước bảo hộ;
b. Tờ rơi giới thiệu về NHCN “Lợn Móng Cái”
Tờ rơi về NHCN “Lợn Móng Cái” là phương tiện để quảng bá với mục
đích giới thiệu sản phẩm ra thị trường, đặc biệt giúp cho người chăn nuôi hiểu rõ
hơn về giá trị của sản phẩm. Tờ rơi được thiết kế hai mặt, hình chữ nhật, theo
khuôn mẫu 3 tờ gấp gộp. Nội dung tờ rơi được thiết kế với màu chủ đạo là màu
xanh, lấy các sản phẩm chế biến từ lợn Móng Cái làm chủ đạo, các thông tin cụ
thể trên tờ rơi sẽ bao gồm 04 nội dung chính:
- Giới thiệu về chủ sở hữu NHCN và đơn vị kiểm soát, hỗ trợ NHCN:
Thông tin về chủ sở hữu và đơn vị thường trực quản lý NHCN được giới thiệu
trong tờ rơi với mục đích cung cấp và tiếp nhận thông tin phản hồi từ các đối
tượng liên quan về NHCN lợn Móng Cái;
- Thông tin về nguồn gốc lợn Móng Cái: Giới thiệu nguồn gốc giống, thuộc
họ, bộ, chủng nào giúp cho người chăn nuôi có cách nhìn khái quát, không bị
nhầm lẫn sang giống lợn khác có hình thái giống tương tự.
- Thông tin về vùng phân bố: Thể hiện trên bản đồ khu vực địa lý mang
NHCN được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt.
- Thông tin về đặc điểm hình thái đối với lợn giống Móng Cái, đặc thù cảm
quan đối với thịt lợn và các đặc điểm về chất lượng sản phẩm giúp cho người
chăn nuôi, cơ quan quản lý Nhà nước và các đối tượng khác liên quan hiểu được
các đặc tính chất lượng chứng nhận đối với sản phẩm lợn Móng Cái
- Thông tin về NHCN lợn Móng Cái: đây là nội dung chủ đạo của tờ rơi,
ngoài việc giới thiệu về NHCN được bảo hộ, tờ rơi đã dành 1.5 trang để giới
thiệu về các đặc tính của sản phẩm được chứng nhận, giới thiệu về truyền thống,
giá trị của NHCN lợn Móng Cái đối với người tiêu dùng;
Tờ rơi được thiết kế làm 5 mẫu với cùng một nội dung về thông tin nhưng
khác nhau về cách sắp xếp, màu sắc và cách thể hiện. Các mẫu thiết kê bao gồm:

Mẫu 1:

40
Mẫu 2:

Mẫu 3:

Mẫu 4:

Mẫu 5:

41
Tờ rơi NHCN Lợn Móng Cái được thiết kế sinh động, hài hòa về màu sắc
và cô đọng về nội dung thông tin đối với NHCN. Sau khi tờ rơi được thiết kế, dự
án đã tiến hành lấy ý kiến góp ý của phòng Kinh tế Móng Cái để hoàn thiện và
thống nhất các nội dung thông tin trên tờ rơi trước khi hội thảo lấy ý kiến góp ý
và lựa chọn mẫu tờ rơi cho sản phẩm mang NHCN lợn Móng Cái;

c. Xây dựng mẫu bìa sổ tay hướng dẫn, phổ biến về quản lý và sử dụng
NHCN “lợn Móng Cái”:

Dự án đã tiến hành thiết kế và lựa chọn 02 mẫu bìa sổ tay hướng dẫn, phổ
biến về quản lý và sử dụng NHCN bao gồm:

1. Sổ tay hướng dẫn quy chế quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
“Lợn Móng Cái”;

2. Sổ tay hướng dẫn quy trình chăn nuôi lợn mang nhãn hiệu chứng nhận
“lợn Móng Cái”;

Hai mẫu thiết kế này sẽ được lấy ý kiến của Phòng kinh tế, các phòng ban
chuyên môn, doanh nghiệp, cơ sở chế biến và các hộ chăn nuôi trước khi chuyển
cho Nhà xuất bản in ấn.

d. Xây dựng website giới thiệu về NHCN “Lợn Móng Cái”

42
Nhằm tạo dựng một hình ảnh, quảng bá sản phẩm Lợn Móng Cái mang
NHCN, cũng như những thông tin về thủ tục pháp lý liên quan, dự án đã tiến
hành xây dựng website với tên miền www.lonmongcai.com với 8 module chính

- Giới thiệu về NHCN và chủ sở hữu NHCN: nội dung này bao gồm các
bài viết, thông tin về NHCN lợn Móng cái, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với
khu vực sản xuất sản phẩm mang NHCN và logo sản phẩm. Qua module này
người đọc có thể hiểu hơn về NHCN lợn Móng Cái được nhà nước bảo hô.

- Giới thiệu về các sản phẩm chế biến từ lợn Móng Cái mang NHCN, giúp
cho người đọc biết được các sản phẩm chế biến được bảo hộ, hệ thống nhãn mác
từng sản phẩm.

- Hệ thống các văn bản quản lý về NHCN lợn Móng Cái: bao gồm tất cả
các quy chế, quy định về quản lý và sử dụng, quy trình kỹ thuật, kiểm soát
NHCN được chủ sở hữu ban hành nhằm quản lý NHCN lợn Móng Cái;

- Hệ thống nhận diện về NHCN: các thông tin về sản phẩm, logo, nhãn
mác, bao bì và các phương tiện quảng bá sản phẩm NHCN lợn Móng Cái;

- Hình ảnh, video về sản phẩm, quá trình hỗ trợ của dự án, sự tham gia
của người dân, các cơ quan và đơn vị có liên quan vào dự án.

43
e. Thiết kế thẻ tai, poster và mẫu biển hiệu cho các sản phẩm mang NHCN
Các mẫu được thiết kế mỗi loại 5 mẫu, các mẫu khi thiết kế yêu cầu bắt
buộc là phải có logo NHCN. Trên cơ sở các mẫu thiết kế dự án sẽ tiến hành lấy
ý kiến góp ý và lựa chọn nhằm đảm bảo tính khách quan và ứng dụng trên thực
tế, các mẫu thiết kế cho từng loại phương tiện quảng bá cho sản phẩm mang
NHCN bao gồm:
+ Mẫu thẻ tai:

❶ ❷ ❸


44
+ Mẫu poster

+ Mẫu biển hiệu

❶ ❷ ❸

❹ ❺

45
2.4.2. Hội thảo góp ý, lựa chọn mẫu các phương tiện quảng bá sản phẩm
mang NHCN
Trong quá trình triển khai, đơn vị chủ trì dự án đã cùng với phòng kinh tế
Móng Cái triển lấy ý kiến góp ý của các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi, cơ sở chế
biến và cơ quan quản lý Nhà nước về mẫu phương tiện quảng bá và đã lựa chọn
mỗi loại một mẫu sản phẩm như sau:
a. Mẫu sổ tay (2 mẫu mỗi loại và chọn mỗi cuốn một mẫu)

b. Mẫu tờ rơi

c. Mẫu thẻ tai

46
d. Mẫu nhãn hàng hóa và mẫu biển hiệu được hội thảo đánh giá cao và lựa
chọn hết các mẫu đã thiết kế. Riêng đối với biển hiệu, khi thiết kế là thiết kế 5
mẫu chọn 1, nhưng do đặc điểm chăn nuôi lợn Móng Cái với nhiều hình thức và
ở nhiều địa điểm khác nhau, nên toàn thể hội nghị thống nhất lựa chọn cả 5 mẫu
để làm mẫu khi đưa vào ứng dụng trong thực tế cho từng trường hợp cụ thể.

2.5. Hỗ trợ vận hành thử nghiệm NHCN “Lợn Móng Cái”
2.5.1. In thử nghiệm thẻ tai lợn
Dự án đã tiến hành in thử nghiệm 1000 thẻ tai lợn và cung cấp cho phòng
Kinh tế Móng Cái phục vụ cho việc quản lý sản xuất sản phẩm mang NHCN
“lợn Móng Cái” sau này. Thẻ tai được in như hình mẫu thiết kế và lựa chọn.
Ngoài logo lợn Móng Cái, trên thẻ tai còn có dòng chữ: MC_00_000, trong đó:
- MC: từ viết tắt của Móng Cái
- 00: Mã số hộ được cấp quyền sử dụng NHCN
- 000: Mã số con lợn khi đăng ký
Việc in mã số trên thẻ tai sẽ giúp cho đơn vị chủ sở hữu dễ dàng trong việc
theo dõi, kiểm soát lợn từ lúc bé đến lúc trưởng thành, làm cơ sở cho việc truy
xuất nguồn gốc sản phẩm khi có khiếu kiện, khiếu nại xảy ra. Thẻ tai in sẽ được
giao cho Phòng kinh tế Móng Cái quản lý, việc cấp cho các hộ sử dụng phụ
thuộc vào việc đăng ký và nhu cầu sản xuất của người chăn nuôi, cũng như thẩm
định của phòng kinh tế trước khi cấp.
2.5.2. In sổ tay hướng dẫn trong quản lý và sử dụng NHCN
Căn cứ vào mẫu sổ tay đã thiết kế và lựa chọn, dự án đã tiến hành xuất bản
02 cuốn sổ tay gồm:
1. Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Lợn
Móng Cái” cho sản phẩm từ lợn Móng Cái;
2. Sổ tay hướng dẫn quy trình chăn nuôi nhãn hiệu chứng nhận “Lợn
Móng Cái”
Sau khi thiết kế, xây dựng nội dung, tổ biên soạn trình phòng Kinh tế phê
duyệt, và tiến hành in, mỗi sổ tay được xuất bản 150 cuốn tại Nhà xuất bản nông
nghiệp
Sổ tay được triển khai cung cấp đến các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp, các
Phòng ban, cán bộ quản lý các xã có hoạt động chăn nuôi lợn Móng Cái và chủ
sở hữu.

47
2.5.3. Tổ chức hội nghị và hướng dẫn xây dựng hồ sơ xin cấp quyền sử
dụng NHCN
2.5.3.1. Tổ chức hội nghị hướng dẫn
Tổ chức hội nghị hướng dẫn hồ sơ xin cấp quyền sử dụng NHCN được tổ
chức với 50 lượt người tham gia (bao gồm cả cơ quan quản lý Nhà nước và đối
tượng hưởng lợi). Buổi hội nghị hướng dẫn tập trung chính vào một số nội dung
chính sau:
 Điều kiện để được sử dụng NHCN
- Sản phẩm: Là các sản phẩm lợn Móng Cái đáp ứng được các yêu cầu
về đặc tính của sản phẩm được chứng nhận quy định tại Điều 5 của Quy chế này
và được gắn nhãn mác nhãn hiệu chứng nhận theo quy định;
- Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nội dung trong Giấy
chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái”;
- Được tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái”;
- Tuân thủ đầy đủ các quy định trong quá trình sản xuất, chế biến do tổ
chức chứng nhận ban hành;
- Đối với các sản phẩm chế biến từ thịt lợn Móng Cái phải có hồ sơ
chứng minh nguồn gốc đối với nguyên liệu thịt sử dụng trong quá trình chế biến;
- Tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.
 Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN
”Lợn Móng Cái”

48
- Sản xuất trên khu vực bản đồ địa lý mang NHCN “Lợn Móng Cái”
- Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng NHCN
- Tham gia tập huấn về NHCN
- Tuân thủ theo quy trình chăn nuôi nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng
Cái” và các quy trình, quy chế khác có liên quan
- Điều kiện sản xuất/chế biến đạt tiêu chuẩn
- Sử dụng tem nhãn đúng quy chế
- Đóng góp đầy đủ lệ phí.
 Trình tự thủ tục cấp quyền sử dụng NHCN “Lợn Móng Cái”
a. Đối với các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
đối với lợn nái, lợn thịt Móng Cái
- Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
- Bản mô tả về điều kiện sản xuất sản phẩm từ lợn Móng Cái;
- Bản cam kết tuân thủ quy chế, quy định về quản lý và sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận;
- Bản mô tả về chất lượng sản phẩm liên quan đến đặc tính chứng nhận
quy định tại Điều 5 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Lợn
Móng Cái";
- Bản photo Giấy chứng nhận đã tham gia lớp tập huấn kiến thức về sản
phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Móng Cái” của lao động trong hộ gia
đình/tổ chức.
- Mầu bao bì, nhãn hàng hóa (nếu có);
- Nộp kinh phí theo quy định (nếu có).
b. Đối với các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
đối với sản phẩm thịt lợn và sản phẩm chế biến từ lợn Móng Cái
- Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
- Bản mô tả về quy trình, công nghệ chế biến sản phẩm từ thịt lợn Móng Cái.
- Bản cam kết tuân thủ các quy chế, quy định về sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận lợn Móng Cái;
- Tiêu chuẩn chất lượng cơ sở (hoặc kết quả phân tích chất lượng sản
phẩm) liên quan đến đặc tính chứng nhận;
- Bản photo Giấy chứng nhận đã tham gia lớp tập huấn các kiến thức về
sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận lợn Móng Cái;
- Bản danh sách chứng minh nguồn gốc thu mua sản phẩm lợn Móng Cái
- Mầu bao bì, nhãn hàng hóa (nếu có);
- Nộp kinh phí sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo quy định.

49
Và các nội dung khác có liên quan trong việc thẩm định hồ sơ, sửa đổi,
gia hạn và thu hồi quyền sử dụng NHCN “Lợn Móng Cái”.
Qua buổi hội nghị hướng dẫn này, các hộ cơ bản đã nắm bắt được các
công việc cần phải làm trong quá trình xin cấp quyền sử dụng NHCN lợn Móng
Cái, cũng như các tài liệu, mẫu đơn, mẫu cam kết…theo yêu cầu.
2.5.3.2. Hỗ trợ xây dựng hồ sơ, cấp quyền sử dụng NHCN cho các thành viên
Căn cứ vào thực tế hoạt động quản chăn nuôi và chế biến lợn Móng Cái,
ba đối tượng sẽ lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đó là:
- Tổ chức: Công Ty TNHH 01 thành viên phát triển nông lâm ngư Quảng
Ninh, đây là công ty chuyên cung cấp lợn giống Móng Cái và bao tiêu sản phẩm
cho các hộ chăn nuôi. Đây là mô hình khép kín, hỗ trợ người chăn nuôi từ sản
xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm, việc cấp quyền sử dụng NHCN cho công ty sẽ
thuận lợi cho việc quản lý, kiểm soát và phát triển sản phẩm mang NHCN;
- Các cơ sở chế biến: Là những hộ có truyền thống làm các sản phẩm chế
biến (giò, chả, ruốc...) từ thịt lợn Móng Cái.
- Các hộ chăn nuôi lợn Móng Cái trên địa bàn thành phố
Sau khi tập huấn, hướng dẫn các hộ xây dựng hồ sơ xin cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng NHCN, các hộ tiến hành đăng ký và lập hồ sơ. Trong quá
trình lập hồ sơ, cơ quan tư vấn và phòng Kinh tế hướng dẫn trực tiếp các hộ, đến
thời điểm hiện tại có 01 công ty, 01 cơ sở chế biến và 10 hộ chăn nuôi đăng ký
và xây dựng hồ sơ xin cấp quyền. Tuy nhiên, các hộ vẫn đang có tâm lý trông
chờ các hộ khác, nên việc hoàn thành bộ hồ sơ xin cấp quyền để gửi lên trên Phòng
Kinh tế thẩm định và đề xuất UBND thành phố Móng Cái cấp quyền sử dụng vẫn
chưa được tổ chức, cá nhân thực hiện. Đó là lý do đến thời điểm hiện tại vẫn chưa
có cá nhân, tổ chức nào được đơn vị tổ chức chủ sở hữu cấp quyền sử dụng NHCN
“Lợn Móng Cái”

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1 So sánh với yêu cầu về sản phẩm của thuyết minh dự án
3.1.1 Về sản phẩm theo thuyết minh dự án
Căn cứ mục 7 của thuyết minh dự án, kết quả triển khai dự án đã hoàn
thành các sản phẩm. So sánh với các sản phẩm cụ thể được liệt kê trong thuyết
minh thì kết quả như sau:
T Kết quả, sản phẩm và các tiêu Kết quả
T chí đánh giá chủ yếu Có Không Ghi chú/giải thích
- 01 phiếu điều tra cơ sở chăn Đã hoàn thành theo yêu
1 nuôi x cầu.
- 01 phiếu điều tra cơ sở chế
50
T Kết quả, sản phẩm và các tiêu Kết quả
T chí đánh giá chủ yếu Có Không Ghi chú/giải thích
biến

Báo cáo chuyên đề: Thực trạng Chuyên đề đã hoàn


sản xuất, thương mại các sản thành và đáp ứng các
2 x
phẩm lợn Móng Cái của thành yêu cầu đặt ra.
phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh;
01 Bản phân tích tiêu chí chất Hoàn thành và đáp ứng
3 x
lượng đối với thịt lợn Móng Cái các yêu cầu đặt ra
Xây dựng dự thảo hệ thống các Hoàn thành và đáp ứng
4 tiêu chí chất lượng cảm quan đối x các yêu cầu đặt ra
với lợn giống
Xây dựng dự thảo các tiêu chí Hoàn thành và đáp ứng
chất lượng cảm quan đối với thịt các yêu cầu đặt ra
5 x
lợn và các sản phẩm chế biến từ
lợn Móng Cái
Được xây dựng và ban
Bộ tiêu chí chất lượng chứng hành bởi đơn vị chủ sở
6 x
nhận NHCN ‘Lợn Móng Cái” hữu (UBND TP Móng
Cái)
Hoàn thành, được đơn
Mẫu nhãn hiệu đăng ký nhãn
vị chủ sở hữu chấp
hiệu chứng nhận và mẫu nhận
7 x thuận bằng văn bảng và
diện và nhãn hàng hóa sản phẩm
được sử dụng để đăng
mang NHCN;
ký NHCN
Được đơn vị chủ sở hữu
Bản đồ vùng địa lý tương ứng chấp thuận, ban hành
8 với khu vực sản xuất mang x bởi UBND tỉnh và được
NHCN “Lợn Móng Cái” sử dụng để đăng ký
NHCN
Quy chế quản lý và sử dụng
NHCN “lợn Móng Cái” cho sản Quy chế đã được chủ sở
9 x
phẩm từ lợn Móng Cái được xây hữu Ban hành.
dựng và ban hành;.
10 Mô hình về tổ chức quản lý, sử x Hoàn thành và đáp ứng

51
T Kết quả, sản phẩm và các tiêu Kết quả
T chí đánh giá chủ yếu Có Không Ghi chú/giải thích
dụng NHCN “Lợn Móng Cái” các yêu cầu đặt ra
Hồ sơ đăng ký NHCN
Bộ hồ sơ pháp lý đăng kí Nhãn
11 x đầy đủ, đáp ứng theo
hệu chứng nhận tại cục SHTT.
yêu cầu của Cục SHTT.
Văn bằng bảo hộ NHCN “Lợn Văn bằng đã được Cục
12 Móng Cái” cho sản phẩm từ lợn x SHTT cấp.
Móng Cái
Quy định về yêu cầu kỹ thuật
trong chăn nuôi sản phẩm lợn
13 x
mang NHCN Móng Cái được
xây dựng và ban hành;
Quy chế về kiểm soát NHCN Quy định/quy chế đã
“lợn Móng Cái” cho sản phẩm từ được UBND thành phố
14 x
lợn Móng Cái được xây dựng và Móng Cái ban hành
ban hành;
Quy chế cấp, sửa đổi, bổ sung và
thu hồi Giấy chứng nhận quyền
15 sử dụng NHCN “lợn Móng Cái” x
cho sản phẩm từ lợn được xây
dựng và ban hành;
Thiết kế hệ thống nhãn hàng hóa
cho các sản phẩm từ lợn Móng Đã hoàn thành và được
16 Cái (thịt tươi, giò, chả, xúc xích, x đơn vị chủ sở hữu chấp
ruốc bông, dăm bông, thịt hun thuận, thử nghiệm thực
khói, chân giò muối, thịt hộp) tế cho một số sản phẩm
Thiết kế hệ thống các phương Đã hoàn thành và được
tiện quảng bá cho sản phẩm đơn vị chủ sở hữu chấp
17 mang nhãn hiệu chứng nhận: Sổ x thuận, thử nghiệm trên
tay, thẻ tai, tờ rơi, poster, biển thực tế
hiệu...
18 Bộ tài liệu tập huấn x Các tài liêu tập huấn
01 sổ tay hướng dẫn quản lý và 01 Sổ tay hướng dẫn đã
19 sử dụng NHCN “Móng Cái” cho x xây dựng và in thành
sản phẩm từ lợn Móng Cái; quyển

52
T Kết quả, sản phẩm và các tiêu Kết quả
T chí đánh giá chủ yếu Có Không Ghi chú/giải thích
01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật 01 sổ tay hướng dẫn
20 x
chăn nuôi lợn mang NHCN quy trình kỹ thuật
Thẻ tai đã được in theo
21 x
In thử nghiệm thẻ tai mẫu được phê duyệt
Đánh giá, tổng kết dự án và rút Báo cáo tổng kết dự án
22 x
ra các bài học kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm

Dự án đã hoàn thành 100% khối lượng công việc theo thuyết minh, các sản
phẩm đã được thực hiện, triển khai áp dụng và sử dụng trên thực tế.

3.1.2 Về tài chính theo thuyết minh dự án


Tổng kinh phí dự án như sau:
- Kinh phí được duyệt: 761.972.000 đồng
- Kinh phí quyết toán: 752.374.790đồng
(Số liệu cụ thể trong các Biên bản nghiệm thu tài chính kèm theo hồ sơ)

Số kinh phí quyết toán thấp hơn so với kinh phí được duyệt là do trong
quá trình triển khai một số hạng mục kinh phí triển khai thấp hơn so với kinh phí
được duyệt, dự trù kinh phí không khớp khi triển khai thực tế (dự toán cao hơn
so với triển khai thực tế). Phần kinh phí này dự án không tiến hành nghiệm thu
mà trả lại ngân sách của thành phố.

3.2 Đánh giá về kết quả triển khai dự án


Trung tâm phát triển nông thôn đã hoàn thành đầy đủ, đúng tiến độ những
nội dung của thuyết minh dự án, các sản phẩm đạt được có chất lượng tốt, được
phòng kinh tế Móng Cái, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tiếp nhận và vận hành
thử nghiệm tốt. Văn bằng bảo hộ cũng đã được cấp, là tiền đề để UBND thành
phố Móng Cái quản lý, sử dụng và phát triển sản phẩm trong thời gian tới.
3.2.1 Đánh giá về tổ chức và sự tham gia của các cơ quan địa phương

Quá trình triển khai dự án, Trung tâm PTNT đã tuân thủ chặt chẽ các
nguyên tắc triển khai, đặc biệt là các nguyên tắc thống nhất, đồng thuận với các
tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời, Trung tâm cũng đã nhận được sự ủng
hộ, hỗ trợ, phối hợp và tham gia tích cự của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cụ
thể là:

53
- Dự án đã được sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của cơ quan chủ quản là
phòng Kinh tế Móng Cái, Trung tâm thường xuyên xây dựng kế hoạch, gửi kế
hoạch triển khai dự án, đồng thời phòng kinh tế cũng đã hỗ trợ, tham gia tích
cực vào quá trình triển khai, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình triển khai thực tế. Đặc biệt là về những nội dung chuyên môn, xây dựng
văn bản, chính sách trong quản lý và sử dụng NHCN.

- Sự thành công của sự án có sự ủng hộ và đóng góp hiệu quả và tích cực
của phòng Kinh tế Móng Cái:

+ Tất cả các hoạt động về chuyên môn, kỹ thuật đối với NHCN, sản phẩm
lợn Móng Cái đều có sự thống nhất và đồng thuận của phòng kinh tế Móng Cái,
cơ quan quản lý Nhà nước (xã/phường trên địa bàn thành phố), các doanh
nghiệp, cơ sở chế biến, hộ chăn nuôi;

+ 100% các hoạt động đánh giá, xác định chỉ tiêu, tiêu chí, quy định quản
lý đều do phòng Kinh tế Móng Cái chủ trì, 100% hoạt động tập huấn, triển khai
các quy định quản lý, thẩm định kết quả đều có sự tham gia của nhóm cán bộ
phòng kinh tế. Sự ủng hộ của lãnh đạo thành phố Móng Cái, sự tham gia tích
cực, chủ động của phòng kinh tế Móng Cái và các phòng ban liên quan đã góp
phần tích cực vào sự thành công của dự án này.

- Dự án cũng nhận được sự phối hợp, giúp đỡ và hỗ trợ của trạm thú y
Móng Cái, lãnh đạo các xã phường trong quá trình khảo sát, lấy mẫu phân tích. Sự
phối hợp chặt chẽ và hiệu quả đã góp phần tích cực vào sự thành công của dự án.

3.2.2 Đánh giá chung về tiến độ, nội dung kết quả đạt được

- Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “lợn Móng Cái” cho
sản phẩm từ lợn Móng Cái đã được triển khai đảm bảo kế hoạch và tiến độ về
thời gian, kết quả của dự án đảm bảo theo yêu cầu của thuyết minh dự án.

- Sản phẩm của dự án đã được xây dựng đảm bảo các nguyên tắc tham gia,
dân chủ, đồng thuận của người dân, đảm bảo chất lượng và được đơn vị chủ sở
hữu NHCN tiếp nhận và đưa vào áp dụng trên thực tế.

- Văn bằng bảo hộ NHCN đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp;

- Các sản phẩm của dự án đã hoàn thành được giao nộp đầy đủ;

- Mô hình quản lý và sử dụng NHCN được xây dựng.

- Hệ thống các văn bản phục vụ công tác quản lý và sử dụng được xây
dựng và ban hành.

54
- Hệ thống logo, nhãn mác, phương tiện phục vụ phát triển thương mại của
sản phẩm được thiết kế, thống nhất và các đơn vị sử dụng.

- Website đã được xây dựng và vận hành trên thực tế, được đánh giá cao về
hình thức và chất lượng thông tin, được nhiều người quan tâm và truy cập.

- Nhận thức NHCN, kiến thức về thương hiệu của người sản xuất, thương
mại và chính quyền địa phương từng bước được nâng cao.

- Hệ thống phương tiện nhận diện....đã hoàn thành, làm cơ sở để phòng


Kinh tế Móng Cái sử dụng để quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường, người
tiêu dùng cũng đã có cơ sở để tiếp cận, tìm hiểu về sản phẩm mang NHCN.

3.2.3 Đánh giá về quá trình đăng ký NHCN

Quá trình xây dựng xác lập quyền bảo hộ NHCN được diễn ra đúng tiến
độ, đảm bảo những yêu cầu cơ bản trong bảo hộ một nhãn hiệu chứng nhận, cụ
thể là:

- Quá trình xây dựng hồ sơ đảm bảo tính khoa học, khách quan, đúng thực
tế, là cơ sở để quản lý, sử dụng và khai thác NHCN một cách hiệu quả;

- Sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp, công ty, người chăn nuôi,
các cơ quan quản lý của địa phương, đảm bảo tính minh bạch, đồng thuận;

- Các quy trình, quy chế được xây dựng hợp lý, phù hợp với điều kiện về
quản lý, tổ chức sản xuất, thương mại của sản phẩm;

3.2.4 Đánh giá về quá trình xây dựng quy định quản lý NHCN

Quá trình quản lý và sử dụng NHCN được diễn ra đúng tiến độ, đảm bảo
những yêu cầu cơ bản trong bảo hộ một nhãn hiệu chứng nhận, cụ thể là:

- Các quy trình, quy chế, công cụ quản lý - kiểm soát được xây dựng hợp lý,
phù hợp với điều kiện về quản lý, tổ chức sản xuất, thương mại của sản phẩm;

- Quá trình xây dựng hồ sơ, thẩm định hồ sơ xin cấp quyền đảm bảo tính
khoa học, khách quan, đúng thực tế, giúp cho doanh nghiệp, người dân có thể sử
dụng được NHCN;

3.3 Đánh giá tác động đến chăn nuôi

Đến nay, đã có trên 150 lượt người đã được tập huấn nâng cao nhận thức,
năng lực về nhãn hiệu chứng nhận, nhận thức về thương hiệu, sở hữu trí tuệ của

55
người dân được nâng cao, ý thức, trách nhiệm trong sản xuất, chế biến và
thương mại sản phẩm được đang ngày được cải thiện.

Dự án đã tác động không nhỏ đến việc nâng cao nhận thức về lĩnh vực sở
hữu trí tuệ nói chung, NHCN “Lợn Móng Cái” nói riêng mà còn tác động tích
cực đến nhận thức của người chăn nuôi trong việc duy trì, bảo tồn sản phẩm
danh tiếng của Móng Cái. Trước khi chưa có dự án, chưa hình thành các trang
trại chăn nuôi lợn và các cơ sở chế biến các sản phẩm từ lợn Móng Cái. Nhưng
tính đến nay tại Móng Cái đã hình thành các trang trại, tổ hợp tác, cơ sở chế biến
các sản phẩm từ lợn Móng Cái, cũng như đã phát triển mô hình chăn nuôi lợn
giống theo tiêu chuẩn VietGap với 200 nái.

Sự thành công của dự án không chỉ thể hiện những chính sách, giải pháp
đúng đắn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh nói chung, thành phố Móng Cái
nói riêng trong phát triển nông nghiệp - nông thôn, nó còn thể hiện những hướng
đi phù hợp nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, từng bước giúp nông sản Việt Nam nói chung và Móng Cái nói
riêng tham gia vào thị trường nước ngoài với sự tự tin, trên cơ sở những lợi thế
về chất lượng, nguồn gốc và thương hiệu riêng.

3.4 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện

Căn cứ vào Hợp đồng được ký kết giữa phòng Kinh tế và Trung tâm Phát
triển nông thôn, Trung tâm đã tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án đúng
tiến độ, yêu cầu và kết quả của thuyết minh dự đã đề ra. Trong quá trình triển
khai, được sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Phòng Kinh tế, các phòng ban, tổ
chức có liên quan, quá trình tổ chức thực hiện dự án có thể được đánh giá như sau:

- Những thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện:

+ Xây dựng NHCN cho sản phẩm Lợn Móng Cái không chỉ là định hướng
chung của UBND tỉnh Quảng Ninh mà còn là kế hoạch, giải pháp và mong
muốn của thành phố Móng Cái. Do đó quá trình tổ chức thực hiện dự án, Trung
tâm đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các phòng ban trong thành
phố trong gần 2 năm;

+ Ngoài ra, với vai trò là cơ quan chủ quản của dự án, Phòng Kinh tế Móng
Cái đã có những chỉ đạo kịp thời, sự quan tâm hỗ trợ thường xuyên để Trung
tâm thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ đối với dự án.

+ Sự hỗ trợ, ủng hộ nhiệt tình của phòng ban chuyên môn, UBND
xã/phường, Công ty, cơ sở chế biên, hộ chăn nuôi trong quá trình thực hiện dự án.

- Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai dự án, Trung tâm cũng gặp
nhiều khó khăn, cụ thể là:
56
+ Hoạt động chăn nuôi chủ yếu là là hộ gia đình, quy mô nhỏ, năng lực và
nhận thức về xây dựng thương hiệu còn hạn chế; hiệu quả chăn nuôi lợn Móng
Cái thấp, bị cạnh tranh bởi hoạt động chăn nuôi giống lợn khác (lợn siêu nạc).

+ NHCN là một khái niệm mới, phức tạp, đặc biệt do đó trong quá trình tổ
chức Trung tâm cũng gặp một số khó khăn trong việc tổ chức thực hiện các nội
dung của dự án đưa ra, đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện
các hoạt động hỗ trợ về xây dựng các quy định, quy chế quản lý;

+ Thời điểm triển khai dự án chưa có các sản phẩm chế biến từ lợn Móng
Cái, nên không có các mẫu để phân tích chất lượng nhằm xác định chất lượng
chứng nhận cho sản phẩm từ lợn Móng Cái, trong khi đó các sản phẩm chế biến
là những sản phẩm sẽ sử dụng chính sau này.

+ Chưa có các sản phẩm để vận hành thử nghiệm mô hình quản lý và sử
dụng NHCN “Lợn Móng Cái” cho các sản phẩm từ lợn Móng cái, do đó khó
khăn trong việc đánh giá mức độ phù hợp của các công cụ khi xây dựng.

+ Số liệu, thông tin còn chưa thống nhất giữa các cơ quan quản lý, rất khó
khăn trong việc thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát..

3.5. Bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai dự án
3.5.1 Về cách tiếp cận hỗ trợ, xây dựng NHCN
- Để đảm bảo sự tham gia của các tổ chức, cá nhân liên quan và nguyên tắc
đồng thuận đòi hỏi phải sâu sát trong quá trình xây dựng và xin ý kiến. Quá trình
xây dựng các quy định về kỹ thuật như: kỹ thuật chăn nuôi, kiểm soát chất
lượng, cán bộ hỗ trợ phải đi sâu sát để nắm bắt thực hành thực tế của người chăn
nuôi nhằm xây dựng các quy định phù hợp với thực tiễn;

- Xây dựng NHCN đối với các sản phẩm lợi thế về nông nghiệp là sự cần
thiết, tuy nhiên sự tiếp cận đối với các sản phẩm này cần được xác định rõ, điển
hình là xác định được những điểm sáng của sản phẩm như: chất lượng đặc trưng…
từ đó thúc đẩy những hoạt động để bảo vệ, quảng bá sản phẩm có định hướng;

- Quá trình xây dựng mang tính cộng đồng dựa trên sự đồng thuận là một
nguyên tắc cơ bản là luôn phải được áp dụng trong suốt quá trình triển khai dự
án. Sự tham gia của người dân có mức độ ảnh hướng là rất cần thiết để xây dựng
những quy định, quy chế phù hợp với điều kiện của địa phương;

- Trong quá trình xây dựng NHCN, nhiều khó khăn, vướng mắc cần có sự
hỗ trợ tích cực của cấp ủy, chính quyền để giải quyết những khó khăn như: xây
dựng logo, xác định đối tượng có khả năng sử dụng…

57
3.5.2 Về tổ chức và quy định trong xây dựng thương hiệu cho nông sản

- Đối với một dự án xây dựng thương hiệu, thời gian triển khai đóng vai
trò quan trọng, thời gian dự án cần tối thiểu là 24 tháng do: 1) thời gian khảo sát,
đánh giá thực tế, xây dựng hồ sơ cần mất 3-6 tháng; 2) thời gian nộp đơn, thẩm
định hồ sơ đơn mất 12 tháng (theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ). Như vậy, cần
phải có thêm ít nhất 6-9 tháng để xây dựng thể chế, mô hình và tổ chức triển khai.

- Vấn đề quan trọng của xây dựng thương hiệu là xác định chủ thể của tổ
chức/cá nhân sử dụng và phát triển thương hiệu đó. Vai trò của Công ty TNHH
01 thành viên nông lâm ngư Quảng Ninh đã chỉ ra rằng, sự tích cực và chủ động
của các doanh nghiệp là cơ sở để thúc đẩy sản xuất và đưa sản phẩm có thương
hiệu ra thị trường. Do đó, đối với nông sản, việc xây dựng một chủ thể về
thương mại (doanh nghiệp, HTX…) sẽ đóng vai trò rât quan trọng để duy trì và
phát triển các thương hiệu được xây dựng, giúp người dân thúc đẩy sản xuất.

- Lĩnh vực quản lý NHCN là một lĩnh vực về sở hữu trí tuệ, không bao
hàm các khía cạnh thuộc lĩnh vực quản lý của Luật an toàn thực phẩm và Luật
chất lượng hàng hóa. Do đó, quá trình xây dựng các quy định quản lý, đặc biệt là
các quy trình kỹ thuật, cần xem xét đến yếu tố nhằm đảm bảo về chất lượng đặc
thù của sản phẩm, sự kết hợp các yếu tố như: vệ sinh an toàn thực phẩm…
không nhất thiết cần được quy định trong NHCN, vì nó sẽ là rào cản cho sự phát
triển của NHCN. Những vấn đề đó là điều kiện mà tổ chức, cá nhân đã phải tuân
thủ trong sản xuất, trước khi sử dụng NHCN để đưa ra thị trường.

- Vấn đề thu phí, lệ phí trong quản lý NHCN là một vấn đề cần xem xét ở
thời điểm hiện nay, vì đa phần các đối tượng sản xuất nông sản hiện nay là hộ
gia đình. Do đó với mục tiêu thúc đẩy sản xuất, thị trường và hỗ trợ tạo dựng
thương hiệu, nhà nước nên đưa việc thu phí, lệ phí thành các dịch vụ công, ngân sách
nhà nước hỗ trợ các chi phí này thông qua chức năng, nhiệm vụ của chủ sở hữu. Việc
xem xét thu phí chỉ nên áp dụng khi sản xuất, thị trường đã phát triển, việc sử dụng
thương hiệu đã mang lại lợi ích thiết thực cho tổ chức, cá nhân sử dụng.

Với điều kiện hiện nay, việc duy trì sự hỗ trợ, đặc biệt là 1) tiếp tục hỗ trợ,
duy trì hoạt động quản lý và sử dụng NHCN, quản lý NHCN cần trở thành một
nhiệm vụ chính thức được giao (về nguồn lực: con người, kinh phí…) cho chủ
sở hữu trong thời gian tới; 2) hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng NHCN, đặc biệt là
hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng các kênh phân phối, nâng cao năng lực thương mại
trên thị trường. Do đó, kính đề nghị UBND thành phố Móng Cái, phòng kinh tế
Móng Cái tiếp tục có những hỗ trợ để các doanh nghiệp và người chăn nuôi tiếp
tục phát huy hết những giá trị mà NHCN có thể mang lại.

58
3.6. Đề xuất và kiến nghị
- Khu vực địa lý tương ứng với NHCN “Lợn Móng Cái” được triển khai
trên 8 huyện/thị xã/thành phố của Tỉnh Quảng Ninh, rất khó khăn trong việc
kiểm tra kiểm soát khi cá nhân, tổ chức sử dụng NHCN đối với đơn vị chủ sở
hữu. Để việc quản lý và sử dụng NHCN “Lợn Móng Cái” cho các sản phẩm từ
lợn Móng Cái tỉnh Quảng Ninh có hiệu quả, đơn vị chủ sở hữu (UBND thành
phố Móng Cái) cần phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh cần ký
biên bản phối hợp trong việc quản lý nhãn hiệu chứng nhận lợn Móng Cái, hoặc
đơn vị chủ sở hữu ký ủy quyền cho các huyện/thị/thành phố trong việc quản lý
NHCN “lợn Móng Cái”.
- Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí chất lượng cho sản phẩm chế biến từ
lợn Móng Cái.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến cho từng loại sản phẩm chế
biến từ lợn Móng Cái.
- Có các chính sách thu hút doanh nghiệp sản xuất, thu gom và chế biến
sản phẩm thịt lợn Móng Cái.
- Có các chính sách hỗ trợ nhằm duy trì và phát triển mô hình lợn giống
theo tiêu chuẩn VietGap.
- Khuyến khích, xây dựng các khu vực chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn
VietGap.

CƠ QUAN CHỦ TRÌ DỰ ÁN CHỦ NHIỆM DỰ ÁN

59
PHỤ LỤC

60
61

You might also like