You are on page 1of 4

3.

Kết quả:
Các công cụ và framework đã sử dụng:
 Công cụ Android Studio để lập trình ứng dụng:
- Có nhiều công cụ để phát triển Android nhưng đến nay công cụ chính thức và
mạnh mẽ nhất là Android Studio. Đây là môi trường phát triển tích hợp (IDE)
chính thức cho việc phát triển ứng dụng Android, nơi mà các nhà phát triển viết
code và lắp ráp các ứng dụng của họ từ các gói và thư viện khác nhau.
- Android Studio được đóng gói với một bộ code editor, debugger, các công cụ
performance tool và một hệ thống build/deploy (trong đó có trình giả lập
simulator để giả lập môi trường của thiết bị điện thoại hoặc tablet trên máy tính)
cho phép các lập trình viên có thể nhanh chóng phát triển các ứng dụng từ đơn
giản tới phức tạp.
- Android Studio hỗ trợ các hệ điều hành Windows, Mac OS X và Linux, và là IDE
chính thức của Google để phát triển ứng dụng Android gốc để thay thế cho
Android Development Tools (ADT) dựa trên Eclipse.
 Firebase:
- Firebase là platform do Google cung cấp, nhằm hỗ trợ việc tạo ra các ứng dụng
web, ứng dụng di động với chất lượng cao.
- Firebase là một trong những BaaS (Backend as a service).
Serverless architecture được chú ý như một giải pháp đáp ứng yêu cầu release
một dịch vụ trong thời gian ngắn, trong bối cảnh đó, BaaS ra mắt người dùng.
- Firebase là một bộ công cụ để "xây dựng, hoàn thiện và phát triển app hơn nữa".
Bộ công cụ này cho bạn tiếp cận đến nhiều cấu phần khác nhau - những thành
phần mà developer (dev) thường sẽ phải làm - nhưng không muốn làm khi xây
dựng một product - vì chúng ta đơn giải thích tập trung vào phát triển chức năng
chính của app, về trải nghiệm người dùng.
- Nó khác mô hình truyền thống rất quen thuộc ở chỗ: ở mô hình truyền thống,
Frontend tương tác với Backend qua API, Backend sẽ làm các phần việc xử lý
data. Tuy nhiên với các app sử dụng Firebase, ta sẽ không cần Backend nữa,
phần việc xử lý sẽ đưa về Client - có nghĩa client sẽ chứa các code query trực
tiếp Database (được cung cấp bởi Firebase)
Sự khác nhau giữa mô hình truyền thống và Firebase
- Tổng cộng, có 17 dịch vụ khác nhau trong đại gia đình Firebase:

17 dịch vụ mà Firebase cung cấp


 Trong đồ án này chúng em sử dụng chủ yếu là dịch vụ Realtime Database.
- Firebase Realtime Database là một cơ sở dữ liệu NoSQL được lưu trữ đám mây
cho phép bạn lưu trữ và đồng bộ dữ liệu. Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng JSON
và được đồng bộ hóa theo thời gian thực cho mọi máy kết nối.
- Khi bạn xây dựng các ứng dụng đa nền tảng với SDK iOS, Android và
JavaScript, tất cả các client của bạn sẽ chia sẻ một phiên bản Realtime
Database và tự động cập nhật với dữ liệu mới nhất. Do đó đối với các ứng dụng
di động yêu cầu trạng thái đồng bộ hóa giữa các máy trong thời gian thực thì đây
là một giải pháp hiệu quả và có độ trễ thấp. Cách thức thực hiện, là ở các SDK
(phía client) sẽ thiết lập "listener" liên tục lắng nghe các sự kiện liên quan đến dữ
liệu này và sẽ phản ứng khi có sự thay đổi trong dữ liệu. Điều này khiến app
chúng ta có thể tự động được cập nhật.
 Các công việc đã thực hiện được:
 Lấy dữ liệu từ Firebase và hiển thị các thông tin quan trọng (nồng độ khí gas,
có người trong khu vực hay không) lên màn hình chính.
- Để cập nhật dữ liệu từ Firebase, máy điện thoại cần truy cập được mạng
Internet.
- Dữ liệu đọc được từ cảm biến được đẩy lên Firebase và ứng dụng sẽ lấy về
và cập nhật lại các thông tin ngay lập tức.
 Trực quan hóa dữ liệu thông qua biểu đồ đường:
- Dữ liệu về nồng độ khí gas được lưu trữ trên Firebase theo từng ngày.
- Ứng dụng cung cấp cho người dùng chức năng xem lại dữ liệu chi tiết của
nồng độ khí gas theo thời gian trong từng ngày. Đối với ngày hiện tại thì biểu
đồ này như là một biểu đồ thời gian thực.
- Biểu đồ với trục x là thời gian (đến giây), trục y là giá trị nồng độ khí gas
tương ứng tại thời điểm đó.

Giao diện của đồ thị dữ liệu theo từng ngày


- Khi chọn Watch History, đồ thị hiện ra là đồ thị thời gian thực của ngày hiện tại.
Để xem dữ liệu của các ngày trước đó, người dùng có thể chọn ngày muốn xem
bằng cách nhấn biểu tượng lịch ở góc phải trên của màn hình điện thoại.
Giao diện chọn ngày để xem dữ liệu
- Thư viện đã sử dụng: MPAndroidChart. Đây là một thư viện biểu đồ mạnh
mẽ và dễ sử dụng cho Android. Nó support việc vẽ biểu đồ, chia tỷ lệ và xử lí
animations trong Chart.
Sau khi cài đặt thư viện, thì sẽ code thêm một lớp Manager để có thể hiển thị
thời gian trên trục x, và thêm các thao tác cơ bản khác (tạo mới biểu đồ, thiết
lập các thuộc tính trên giao diện, thêm dữ liệu).

You might also like