You are on page 1of 6

Họ và tên : Nguyễn Thị Yến

Chuyên ngành : Ngôn ngữ Anh _ Lớp K24B2.2


Khoa : Ngôn Ngữ Anh
Ngày sinh : 18/10/1999

Bài Kiểm Tra Giữa Học Phần


Câu 1 : Phân tích nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng an ninh ngày
càng vững mạnh . Theo em tiềm lực nào là quan trong nhất , vì sao?

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là yêu cầu khách quan của sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc, là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, hệ thống
chính trị và toàn dân; đòi hỏi phải xây dựng toàn diện cả về tiềm lực, lực lượng và
thế trận, trong đó chú trọng xây dựng và phát huy yếu tố chính trị - tinh thần. Đây
là cơ sở, nền tảng để xây dựng và phát huy các yếu tố khác tạo sức mạnh tổng hợp
của nền quốc phòng toàn dân; là vấn đề chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tiềm lực quốc phòng bao gồm: tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực kinh tế,
tiềm lực khoa học và công nghệ và tiềm lực quân sự.

- Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần là thành tố cơ bản của tiềm lực quốc
phòng, chứa đựng trong tố chất con người, trong truyền thống lịch sử - văn hoá
dân tộc và trong hệ thống chính trị. Đây là khả năng tiềm tàng về chính trị tinh
thần có thể huy động nhằm tạo ra sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Tiềm lực này biểu hiện ở nhận thức, ý chí, niềm tin, tâm lý, tình cảm của nhân dân
và lực lượng vũ trang trước nhiệm vụ quốc phòng của đất nước.

Tiềm lực chính trị - tinh thần của quốc phòng Việt Nam hiện nay là kết quả
của một quá trình xây dựng lâu dài dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam,
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự tiếp nối truyền thống dựng nước, giữ nước của cả
dân tộc trong hàng nghìn năm lịch sử.
Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần trước hết là xây dựng lòng tin của mọi
tầng lớp nhân dân vào bản chất tốt đẹp của chế độ, vào thắng lợi của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần đòi hỏi phải tiến
hành giáo dục nâng cao ý thức quốc phòng cho toàn dân, nhất là cho thế hệ trẻ, học
sinh, sinh viên và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ chủ chốt
các cấp, các ngành. Xây dựng tiềm lực kinh tế là khả năng tiềm tàng về kinh tế (bao
gồm cả kinh tế quân sự) có thể huy động để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở vật chất của các
tiềm lực khác, thể hiện ở khối lượng, năng xuất, chất lượng, hiệu quả của nền sản
xuất xã hội, ở nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, nguồn dự trữ tài nguyên, chất
lượng, trình độ lực lượng lao động

- Xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân của đất nước được
thực hiện thông qua kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng
cường quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc; phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với
xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) theo quy hoạch, kế hoạch đã xác
định; xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, quốc phòng - kinh tế tại các hướng
chiến lược trọng điểm.

Xây dựng tiềm lực kinh tế phục vụ quốc phòng còn là đầu tư thích đáng cho
công nghiệp quốc phòng. Nền công nghiệp quốc phòng phải thực sự là bộ phận
công nghiệp quốc gia do Bộ Quốc phòng quản lý.

- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ là khả năng tiềm tàng về khoa học
và công nghệ (cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, khoa học kỹ thuật
và công nghệ...) có thể huy động nhằm giải quyết những nhiệm vụ trước mắt và lâu
dài của xã hội và xử lý các tình huống quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Tiềm lực khoa
học và công nghệ tác động trực tiếp đến sự phát triển của khoa học và công nghệ
trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang, công tác
chỉ huy và quản lý bộ đội…
Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của nền quốc phòng toàn dân gắn
bó chặt chẽ với sự phát triển khoa học và công nghệ của đất nước. Đây là cơ sở
quan trọng để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm
nền tảng vững chắc cho tiềm lực khoa học và công nghệ của nền quốc phòng toàn
dân...

- Xây dựng tiềm lực quân sự là khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy
động để tạo thành sức mạnh phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong cả thời
bình và thời chiến. Tiềm lực quân sự là nòng cốt của tiềm lực quốc phòng, được
xây dựng trên nền tảng của tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực kinh tế và tiềm
lực khoa học và công nghệ. Tiềm lực quân sự không chỉ thể hiện ở khả năng duy
trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển sức mạnh chiến đấu, trình độ sẵn sàng
chiến đấu của các lực lượng vũ trang mà còn biểu hiện ở nguồn dự trữ về sức
người, sức của phục vụ cho nhiệm vụ quân sự.

Tiềm lực quân sự bao gồm cả hai yếu tố cơ bản là con người và vũ khí, trang
bị trong đó con người là yếu tố quyết định. Việt Nam có tiềm lực quân sự mạnh
một phần nhờ nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Tiềm lực quân sự còn thể hiện ở khả
năng động viên công nghiệp, nông nghiệp, khoa học - kỹ thuật, giao thông vận tải
và các ngành dịch vụ công cộng khác để đáp ứng yêu cầu quốc phòng. Xây dựng
tiềm lực quân sự được gắn chặt với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.

Tất cả các xây dựng tiềm lực đều rất quan trọng , nó đều có có sự tương quan
và hỗ trợ với nhau để cùng phát triển lên 1 đất nước như bây giờ . Nhưng theo em
xây dựng tiềm lực về chính trị và tinh thần là yếu tố quan trọng nhất vì Yếu tố
chính trị - tinh thần không phải tự nhiên mà có, mà đó là sản phẩm của truyền
thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, của tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, hình
thành từ nhận thức sâu sắc về tính chính nghĩa của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ
quốc. Yếu tố đó không trừu tượng mà được thể hiện cụ thể ở sự giác ngộ sâu sắc
mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; lòng yêu nước
nồng nàn của nhân dân, khát vọng mong muốn sống trong hòa bình, độc lập, tự do,
kiên quyết đấu tranh để giải phóng dân tộc, thể hiện rõ chân lý “Không có gì quý
hơn độc lập, tự do”; tinh thần quyết chiến, quyết thắng. sức mạnh chính trị - tinh
thần của quân và dân ta là một trong những yếu tố cơ bản quyết định thắng lợi của
chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2 : Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ an ninh quốc
gia , giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam trong những năm tới ? Liên hệ
trách nhiệm của sinh viên ?

- Thuận lợi :

Đất nước ta có thêm những thuận lợi, thời cơ trong giữ vững hòa bình, ổn
định, hợp tác, phát triển, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Đây chính là thời điểm tốt
cho chúng ta phát huy lợi thế, tính ưu việt của chế độ, sự thông minh, tính năng
động, sáng tạo, khát vọng vươn lên của con người, dân tộc Việt Nam để đi tắt, đón
đầu, huy động cao độ nguồn lực, nâng cao sức mạnh mềm, phát huy sức mạnh tổng
hợp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta có điều kiện để lựa chọn
những sách lược hợp lý, thực hiện “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, không bị chi phối
trong quan hệ quốc tế, giảm sức ép của các nước lớn; đẩy mạnh quan hệ hợp tác
trong các vấn đề địa  chiến lược để kiềm chế, đẩy lùi âm mưu, hành động vi phạm
chủ quyền, lãnh thổ, sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm can thiệp công
việc nội bộ, thực hiện “diễn biến hòa bình” phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta cũng có những điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận nguồn vốn và công
nghệ đa dạng, tranh thủ thị trường, tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi cung
ứng khu vực và toàn cầu, tạo sức đột phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội gắn
với tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, an ninh. Mặt khác, chúng ta cũng
có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia ngày càng tích cực, hiệu quả hơn vào
việc giải quyết những vấn đề toàn cầu, như: gìn giữ hòa bình, phòng, chống thiên
tai, dịch bệnh, những vấn đề an ninh phi truyền thống, qua đó, tạo niềm tin, thế và
lực mới cho đất nước, tạo sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với sự
nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Sự gia tăng sức mạnh tổng hợp của
đất nước sau gần 35 năm đổi mới cũng như vai trò quan trọng của Việt Nam trong
Cộng đồng ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
nhiệm kỳ 2020 - 2021 đã nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

- Khó khăn :

Bên cạnh những thuận lợi, sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc của
chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong giữ
vững an ninh chính trị, xử lý bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, bảo đảm môi
trường hòa bình, ổn định cho phát triển, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Sự gia
tăng chủ nghĩa đơn phương và quan hệ “bất thường” của các nước lớn gây khó
khăn trong xử lý mối quan hệ với từng nước, với các đối tác. Việt Nam cũng như
các nước vừa và nhỏ sẽ khó khăn hơn trong việc thực hiện phương châm “đa
phương hóa, đa dạng hóa” quan hệ quốc tế. Cùng với việc tiếp tục phải phòng
chống, chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, Việt Nam được dự báo là
một trong số các nước sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất những tác động tiêu cực của
biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống
khác. Các áp lực về chuyển đổi phương thức phát triển trong bối cảnh khó khăn,
thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng,… rất có thể sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam trước
những thách thức, từ đó dẫn đến nguy cơ mất ổn định. Các thế lực thù địch có thêm
những phương thức, thủ đoạn mới từ ứng dụng công nghệ thông tin, không gian
mạng và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để chống phá.
● Trách nhiê ̣m của học sinh, sinh viên trong công tác bảo vê ̣ an ninh
quốc gia, giữ gìn trâ ̣n tự xã hô ̣i.
- Nhận thức đúng cuộc đấu tranh để bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự
an toàn xã hôị là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai
- Tích cực tham gia các hoạt động cụ thể:
+ Phát hiện những tổ chức, cá nhân có hành vi tuyên truyền lôi kéo sinh viên -
học sinh tham gia các hoạt động trái với pháp luật;

+ Tham gia xây dựng nếp sống văn minh;

+ Tham gia các hoạt động xã hội;

+ Nhận thức được các nguy hại của tệ nạn xã hội; tham gia các chương trình
quốc gia phòng chống tội phạm;

+ Học tập nâng cao trình độ chính trị, khoa học - kỹ thuâât, nghiệp vụ chuyên
môn có liên quan;

+ Tăng cường rèn luyện thể lực, học tập tốt môn giáo dục quốc phòng - an
ninh, góp phần chuẩn bị cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu… để cống hiến cao nhất
những khả năng của mình góp phần xây dựng thành công CNXH.

⇒ Có thể thấy, bảo vê ̣ Tổ quốc XHCN, giữ gìn trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i là sự
nghiê ̣p của toàn dân. Nhà nước củng cố và tawgn cường nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân, nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh của
cả nước để bảo vê ̣ vững chắc tổ quốc. Sinh viên - học sinh là chủ nhân tương lai
của đất nước, với trách nhiê ̣m công dân của người thanh niên trong thời đại mới
chúng ta cần phải tích cực học tâ ̣p và tham gia các hoạt đô ̣ng bảo vê ̣ an ninh quốc
gia và giữ gìn trâ ̣t tự xã hô ̣i.

You might also like