You are on page 1of 9

BÀI 10: LUẬT HÌNH SỰ - TỎ TỤNG HÌNH SỰ

I. Luật hình sự

1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và tổng quan về
luật hình sự
a. Khái niệm

 Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định
những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với
những tội phạm ấy

b. Đối tượng điều chỉnh

 Luật Hình sự điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi khi
người này thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự coi là tội phạm.

c. Phương pháp điều chỉnh

 Luật Hình sự sử dụng phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy. Điều này có nghĩa là
nhà nước sử dụng quyền lực của mình để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà
nước và người phạm tội THPT

d. Tổng quan về luật hình sự

 Bộ hình sự năm 1999 thay thế bộ luật hình sự năm 1985. Bộ luật hình sự - đã được sửa đổi bổ
sung năm 2009, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2010. Có 24 chương 344 điều

 Chương 1: Quy định về điều khoản cơ bản. Từ điều 1 đến điều 4.


 Chương 2: Quy định về hiệu lực của bộ luật hình sự. Từ điểu 5 đến điều
 Chương 3: Quy định về tội phạm. Từ điều 8 đến diều 22.
 Chương 4: Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Từ diễu 13 đến điều 25.
 Chương 5: Quy định về hình phạt. Từ điều 26 đền điều 40.
 Chương 6: Quy định về các biện pháp tư pháp. Từ điều 41 đến điều 44.

 Chương 7: Quy định về quyết định hình phạt. Tử điều 45 đến điều 54 . ( 106)
 Chương 8: Quy định về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, lâm thời hiệu
chấp hành hình phạt. Tử điều 55 đến điều 62.
 Chương 9: Quy định về xóa án tích. Tử điều 63 đến điều 67.
 Chương 10: Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội, Từ điều 68 đến điều 77.
 Chương 11: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Tử điều 78 đến điều 92
 Chương 12: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Từ
điều 93 đến điều 122.
 Chương 13: Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. Từ dieu 123 đến điều 132.
 Chương 14: Các tội xâm phạm sở hữu từ điều 133 đến điều 145.
 Chương 15: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình. Từ điều 146 đến điều 152.
 Chương 16: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Tử điều 153 đến điều 181
 Chương 17: Các tội phạm về môi trường. Từ điều 182 đến điều 191.
 Chương 18: Các tội phạm về ma túy. Từ điều 192 đến điều 201
 Chương 19: Các tội xim phạm an toàn công công, trật tự công cộng. Từ điều 202 đến điều 256.
 Chương 20: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Từ điều 257 đến 276.
 Chương 21: Các tội phạm về chức vụ. Từ điều 277 đến điều 291.
 Chương 22: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Từ điều 292 đến điều 314.
 Chương 23: Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Từ điều 315 đến điều 340.
 Chương 24: Các tội phí hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Từ điều 341
đến điều 344

2. Tội phạm và trách nhiệm hình sự


a. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tội phạm

 Khái niệm tội phạm

 Theo Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tội ( 107 )
phạm hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách có ý thước và xâm phaạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chỉ có chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tự, an unde8 xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, kim phạm tính mạng của khỏe, danh dự, nhân
nhám, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm các lĩnh vực khác của
trật tư pháp luật xã hội chủ nghĩa Có thể hiểu tôi phạm một cách khái quát là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt
 Đặc điểm của tội phạm

 Tình nguy hiểm cho xã hội Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây ra hoặc đe dọa
gây ra thiệt hai đáng kể cho các quan hệ xã hội và những lợi ích được pháp luật hình sự bảo vệ. Tình
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là căn cử để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác và là
căn cứ để cá thể hóa trách nhiệm hình sự:
VD: hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2000.000₫ là hành vi gây thiệt hại
đến quyền sở hữu đối với tài sản của người đó (điều 138 BLIIS 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)

Tính nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại; tính chất hành vi
khách quan, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội, mức độ thiệt hại, tính chất, mức
độ lỗi, động cơ, mục đích của người có hành vi phạm tội, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội lúc vào nơi
xảy ra hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ,…

 Tính có lỗi

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi
đó. Lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Một người bị coi là có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội khi có sự tự do lựa chọn và quyết định hành vi của mình nhưng đã không lựa chọn và quyết định
hành vi phù hợp với quy định của pháp luật. Tính có lỗi được quy định là một dấu hiệu độc lập với
tính nguy hiểm cho xã hội để nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc lỗi. (108 )

 Tính trái pháp luật hình sự

Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội phạm phải được quy định trong Bộ luật hình sự,
quy định này nhằm xóa bỏ việc áp dụng nguyên tác tương tự và cằm hỏi trong pháp luật hình sự. Chỉ có
Bộ luật Hình sự mới được quy định tội phạm, ngoài ra không có văn bản quy phạm pháp luật nào được
quy định tội phạm.

Trong một nhà nước pháp quyền, mọi công dân cần được biết mình được làm gì và không
được làm gì, nhất là trong các quan hệ pháp luật hình sự, loại quan hệ liên quan trực tiếp đến những
quyền cơ bản nhất của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu... Vì vậy, những hành vi
bị coi là tội phạm phải được quy định cụ thể, tập trung trong một văn bản quy phạm pháp luật nhằm
đảm bảo cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phim được thống nhất, đảm bảo quyền tự do dân
chủ của công dân và thúc đẩy các cơ quan lập pháp sửa đổi, bổ sung. Bộ luật hình sự phù hợp với sự
thay đổi của tinh hinh kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội

 Tình phải chịu hình phạt

Tính phải chịu hình phạt không phải là dấu hiệu của tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật
Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu kèm theo của tỉnh nguy hiểm
cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Tình nguy hiểm cho xã hội là cơ sở để phân hóa trách nhiệm
hình sự và cá thể hóa hình phạt. Tính chịu hình phạt được coi là dấu hiệu của tội phạm vi chỉ có tội phạm
mới phải chịu hình phạt. Có thể có tôi mà không phải chịu hình phạt nhưng không thể áp dụng hình phạt
khi không có tội

 Phân loại tội phạm

 Tội ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tử.
VD: Tôi giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS). Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc
hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu
quả đứa trẻ chết, thì bị phát cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

 Tội nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù.

VD: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Khoản 1 Điều 134 BLHS). ( 109 )
Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thi bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm

 Tội rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hinh phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. VD: Tội cướp tài sản (Điều 133, khoản 1, BLHS)

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khác hoặc có hành vi khác làm cho người bị
tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười năm.

 Tội đặc biệt nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho cáội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù,chung thân hoặc tử hình

VD: Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Khoản 1 Điều 84 , BLHS)

Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc
công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình

b. Trách nhiệm hình sự


 Khái niệm

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội, là trách nhiệm hay nghĩa vụ của một
người phải chịu các biện pháp cưỡng chế hình sự của nhà nước về một tội mà họ đã phạm.

 Đặc điểm

 Cơ sở của trách nhiệm hình sự là tội phạm.


 Trong trách nhiệm hình sự, người phạm tội phải chịu trách nhiệm trước nhà nước chứ
không phải đối với cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm phạm trực tiếp.
 Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các loại trách nhiệm
pháp lý.
 Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân.

* Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự


 Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể
hoặc lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết

người đang có hành vi xâm phạm đến các loại ích nói trên . ( 110 )
Một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng khi: Hành vi tấn công phải đáng kể, trái pháp luật
và đang diễn ra hoặc sẽ diễn ra ngay tức khắc. Hành vi phòng vệ phải tác động trực tiếp đến kẻ đang
tấn công và trong giới hạn cần thiết

VD: A đang đi trên đường và phát hiện thấy B đang giật dãy chuyển của người khác, A đuổi theo
và dùng chân đẩy mạnh xe của B làm B ngã và bị thương nặng, hư hỏng xe

 Tình thể cấp thiết: trường hợp một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa
lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của minh hoặc của người khác
mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngần ngửa

Tính thể cấp thiết phải có sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc,
việc gãy ra thiệt hại là để tránh một thiệt hại khác nhỏ hơn và đó là lựa chọn duy nhất.

VD: Một căn nhà đang bị cháy trong điều kiện trời hanh và có gió mạnh, mọi người phải giật bỏ
các căn nhà lân cận để tránh đám cháy lan rộng.

 Người không có năng lực trách nhiệm hình sự: là người thực hiện hành vi nguy hiểm trong
khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng
điều khiển hành vi của mình,

VD: người tâm thần, nhân viên đường sắt có nhiệm vụ bẻ ghi cho tàu hỏa đi vào đùng đường
ray, nhưng vì người này bị lên cơn sốt ác tính nên không thể thực hiện được nhiệm vụ dẫn đến hậu
quả tàu đâm vào một toa xe cũ gây thiệt hại về người và tài sản.

 Sự kiện bất ngờ: là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không thể
thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.

VD: A lái xe dùng tuyến đường, đúng tốc độ và tuân thủ các quy định về luật lệ giao thông
đường bộ khác, bắt ngủ có một người lao vào đầu xe tự tử.

Cần phản biệt sự kiện bất ngờ và trường hợp phạm tội với lỗi vô ý vì cầu thả. Cả hai đều giống
nhau là chủ thể của hành vi đều không thấy trước hậu quá nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình. Cả hai có điểm khác nhau: trong trường hợp lỗi vô ý vì cầu thủ người phạm tội có nghĩa vụ
phải thấy trước và có đủ điều kiện để thấy trước, người phạm tội đã không thấy trước là do chủ

quan, do họ cầu thủ khi xử sự. Còn trong trường hợp sự kiện bất ngờ ( 111 ) người có hành vi
không có nghĩa vụ phải thấy trước hoặc tuy có nghĩa vụ phải thấy trước nhưng không thể thấy trước,
việc không thấy trước này là do khách quan - do nguyên nhân bên ngoài

3. Hình phạt
a. Các loại hình phạt và biện pháp tư pháp
 Khái niệm hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật
Hình sự do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế những quyền, lợi ích
nhất định của người phạm tội.

Mục đích của hình phạt là nhằm trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm.

 Các loại hình phạt


 Hình phạt chính
+ Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của nhà nước do tòa án áp dụng đối với người phạm
tội it nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn hình phạt

+ Phạt tiền là hình phạt tước của người phạm tội khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà
nước. Phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội t nghiêm trọng liên quan đến các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính, tham nhũng,
ma túy,

+ Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm được áp dụng
đối người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi
thường trú rõ rằng khi xét thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội.

+ Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam theo quyết định của tòa án. Lưu ý vấn đề trách nhiệm hình sự của người
nước ngoài được hưởng các đặc quyền ngoại giao, hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự
thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

+ Tủ có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong

một thời hạn (112) nhất định. Mức tối thiểu của tù có thời hạn với một tội là 3 tháng,
mức tối đa là 20 năm. Trong trường hợp phạm nhiều tội, mức tối đa của tủ có thời hạn có
thể là 30 năm.

+ Tù chung thân là hình phạt tử không thời hạn áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng nhưng chưa đến mức xử phạt tử hình. Không áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội.

+ Từ hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ
hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt nước ta, tước bỏ quyền được
sống, loại trừ họ ra khỏi đời sống xã hội. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa
thành niên, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi
xét xử chuyển thành tủ chung thân,

Ở Việt Nam hiện nay, tử hình được thi hành bằng hình thức tiêm thuốc.

 Hình phụt bổ sung chi áp dụng khi có hình phạt chính và không áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội.
+ Cảm đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi
xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghe hoặc làm công việc đó, thì có
thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp
hành xong hình phạt tử hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là
cảnh cáo, phát tiền, Cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được
hưởng án treo

+ Cảm cư trú là buộc người bị kết án phạt tử không được tạm trú và thường trú ở một số địa
phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành
xong hình phạt tù.

+ Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm âm sinh sống và cải tạo ở một địa
phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Thời
hạn Quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt

+ Tước một số quyền công dân. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tử về tội xâm phạm an ninh
quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật hình sự quy định, thi bị tước
một hoặc một số quyền công dân sau đây:

Thứ nhất: Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước

Thứ hai: Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực

lượng vũ trang nhân dân ( 113 )


Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình
phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng
án treo

+ Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án
sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối - với người bị kết án về tội nghiêm
trọng, tôi rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này
quy định. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện
sinh sống.

Lưu ý: Tịch thu tài sản; Phụt tiền; trục xuất khi không là hình phạt chính

 Các biện pháp tư pháp

- Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với: (1) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội
(2) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bản, đổi chúc những thứ ấy mà có (3) Vật thuộc loại Nhà
nước cầm lưu hành.

Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thi không tịch thu mà trả lại cho
chủ sở hữu hoặc người Quản lý hợp pháp.

Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng
vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người Quản lý hợp pháp, phải
sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. Trong trường
hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công
khai xin lỗi người bị hại.

- Bắt buộc chữa bệnh

+ Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc
một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì
tùy theo giai đoạn tố tụng. Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giảm
định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa
bệnh; nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao
cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhân nước có
thẩm quyền.

+ Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án
đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình,
thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào
một cơ sở điều trị chuyển khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể
phải chịu trách nhiệm hình sự.

+ Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y,
Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để
miễn chấp hành hình phạt

b. Miễn chấp hành hình phạt


Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn
lại của hình phạt đã tuyển

Miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Đối với người bị kết án Cải tạo không giam giữ, tử có thời hạn,
chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy
hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa ăn có thể quyết định miễn
chấp hành toàn bộ hình phát

Miễn chấp hành hình phạt do được đặc xá hoặc đại xá

Đặc xá là khoan hồng của nhà nước có nội dung là miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại của hình
phạt tử cho đích danh một phạm nhân nào đó hoặc cho những phạm nhân đã thỏa mãn những điều
kiện nhất định nào đó. Đặc xá thuộc thẩm quyền của chủ tịch nước, thường được ban hành vào dịp kỷ
niệm ngày lễ lớn của đất nước.

Đại xã là biện pháp khoan hồng của nhà nước có nội dung tha tội, thường là hoàn toàn và triệt để cho
hàng loạt những người phạm những tội nhất định nào đó. Từ ngày lập nước đến nay, nhà nước ta có hai
lần đại xá: vào năm 1945 đại xã cho một số phạm nhân phạm tội trước ngày 19/8/1945 và năm 1954 đại

xá nhân dịp giải phóng thủ 33 Thầm quyền đại và là Quốc hội. ( trang 114 / 115 )

You might also like