You are on page 1of 9

1.

1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ


Tiền là hình thái không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Nhờ có sự xuất hiện của
tiền mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế có thể thỏa mãn các mục đích của mình
một cách đơn giản. Hình dạng của tiền ngày nay rất hoàn thiện và ngày càng đa dạng bởi
sự phát triển của khoa học công nghệ. Tuy nhiên để có thể có được các dạng tiền tệ như
ngày hôm nay thì tiền đã trải qua một quá trình ra đời và hoàn thiện rất là lâu dài.
Từ thời xa xưa, khi mà người dân trên trái đất sống theo từng bộ lạc trong thời công
xã nguyên thủy, mọi của cải vật chất đều được dùng chung, không có sở hữu cá nhân. Vì
vậy, họ không cần có sự trao đổi mà vẫn có được những thứ mình muốn theo nguyên tắc
“làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Khi chế độ công xã nguyên thủy tan ra, sự tư hữu về của cải và tư liệu sản xuất bắt
đầu xuất hiện. Lúc này, để có cái ăn, mỗi cá nhân đều phải tự lao động để làm ra của cải.
Tuy nhiên, mỗi cá nhân trong xã hội đều không thể tự làm ra hết của cải mà mình muốn
hưởng thụ. Vì vậy, người ta phải trao đổi của cải với nhau để đáp ứng nhu cầu về các của
cải, vật chất mà họ không làm ra. Cụ thể:
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
Đầu tiên, các cá nhân trong xã hội thực hiện trao đổi trực tiếp giữa các hàng hóa với
nhau. Ví dụ như người nông dân có gạo nhưng không nuôi bò thì lấy gạo đổi với bò,
người trồng khoai nhưng không trồng sắn hoặc chè thì dùng khoai để trao đổi trực tiếp với
sắn hoặc chè. Việc trao đổi trực tiếp giữa hàng với hàng đã giải quyết nhu cầu cần thiết
trong những giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu có sở hữu cá nhân.
Tuy nhiên, việc trao đổi trực tiếp giữa hàng với hàng có những nhược điểm là trao
đổi mang tính giản đơn, ngẫu nhiên mà không có sự đồng nhất. Bên cạnh đó, trao đổi vẫn
là trực tiếp giữa hàng với hàng. Vì vậy, việc trao đổi trực tiếp này đã gây nhiều khó khăn
cho các cá nhân khi tham gia trao đổi dẫn tới hệ quả kìm hãm sự phát triển của các nền
kinh tế.
- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rông
Khi các nền kinh tế phát triển ở giai đoạn cao hơn, số lượng các giao dịch về trao
đổi hàng hóa ngày càng được gia tăng và diễn ra thường xuyên hơn. Điều này đòi hỏi phải
có vật trung gian trong trao đổi nhằm khuyến khích trao đổi hàng hóa. Lúc này, người dân
ở các địa phương đã biết sử dụng các sản vật quý hiếm của địa phương như muối, vỏ sò,
lông cừu,… làm vật trung gian trong trao đổi hàng hóa. Khi đó, tất cả cá nhân tại các địa
phương sẽ bán các sản phẩm do mình làm ra để đổi lấy các vật trung gian (muối, vỏ sò,
lông cừu,…) rồi lại sử dụng các vật trung gian này để mua các sản phẩm khác mà mình có
nhu cầu.
Việc sử dụng vật trung gian trong trao đổi đã giúp các trao đổi không còn mang tính
ngẫu nhiên nữa. Tuy nhiên, hạn chế của vật môi giới trung gian trong trao đổi này là
những sản vật này không bền, bị ảnh hưởng bởi nhiều điều kiện tự nhiên, khí hậu như
muối, chè, lông cừu,.. và khi chia nhỏ thì đôi khi sẽ làm giảm giá trị vốn có của nó như
lông cừu,..
- Hình thái chung của giá trị
Việc trao đổi trực tiếp sẽ trở nên không còn thích hợp khi trình độ sản xuất hàng hóa
phát triển cao hơn, chủng loại hàng hóa càng phong phú hơn. Trình độ sản xuất này thúc
đẩy sự hình thành hình thái chung của giá trị.
Ở đây, ví dụ 2B; hoặc 3C; hoặc 5D …. =1A. Giá trị hàng hóa của B,C,D, hoặc nhiều
hàng hóa khác đều biểu thị giá trị của chúng ở một lọa hàng hóa làm vật ngang giá chung
là hoàng hóa A. Tuy vậy, giữa các vùng khác nhau trong cùng một quốc gia có thể có
những quy ước khác nhau về hàng hóa làm vật ngang giá chung. Khắc phục hạn chế này,
hình thái giá trị phát triển hơn xuất hiện.
- Hình thái tiền
Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi mở rộng giữa
các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì hình thái tiền được ra
đời. Giá trị của tất cả các hàng hoá ở đây đều được biểu hiện ở một hàng hoá đóng vai trò
tiền tệ. Khi con người bắt đầu biết sử dụng các kim loại thì tiền bằng kim loại bắt đầu
được tạo ra.
Cuối cùng, các kim loại là vàng và bạc được dùng làm tiền trong lưu thông. Lúc đầu
khi vàng còn hạn chế, con người đã sử dụng thêm bạc là kim loại thứ 2 dùng làm tiền
trong lưu thông, gọi là chế độ song bản vị. Về sau, do lượng vàng được khai thác nhiều
hơn và do vàng có những ưu thế hơn hẳn như thuần nhất, ít pha trộn, dễ chia nhỏ, lâu hư
hại, dễ mang theo nên vàng được chọn làm tiền tệ - chế độ bản vị vàng được ra đời.
Tuy nhiên, việc dùng vàng làm tiền trong lưu thông có những hạn chế là khó mang
theo, khó chia nhỏ để mua những sản phẩm có giá trị nhỏ như mớ rau, cân gạo,… và các
kim loại rất quý hiếm, được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Vì vậy, dần dần con người
đã biết sử dụng các tín tệ (giấy xác nhận gửi vàng trong ngân hàng) để làm tiền trong lưu
thông. Khi này, các cá nhân sẽ gửi những đồng vàng, bạc của mình vào ngân hàng và
nhận lại các tờ tín tệ. Tín tệ khi này được tự do chuyển đổi ra vàng. Điều này đã giúp cho
các cá nhân dễ mang theo mình và việc trao đổi, mua bán những hàng hóa có giá trị thấp
được dễ dàng hơn.
Nhưng hạn chế của việc sử dụng vàng hay tín tệ trong lưu thông đó là lượng vàng
trên trái đất là có hạn, khả năng khai thác hàng năm không lớn (theo các nhà nghiên cứu
thì tổng lượng vàng trên trái đất là khoảng 250 nghìn tấn, trong đó lượng vàng đã khai
thác tính đến giữa năm 2018 là khoảng 190 nghìn tấn, nhưng chủ yếu có được trong thế
kỷ 20 đến nay). Tín tệ chỉ được phát hành khi có thêm lượng vàng gửi vào ngân hàng. Vì
vậy, khi các nền kinh tế ngày càng phát triển, lượng hàng hóa làm ra ngày càng nhiều
nhưng lượng vàng thì lại không tăng lên tương xứng dẫn tới mất cân đối giữa tiền và
hàng. Điều này dẫn tới giá cả hàng hóa sẽ bị giảm đi, không khuyến khích các cá nhân, tổ
chức mở rộng sản xuất và về lâu dài sẽ kìm hãm sự phát triển của các nền kinh tế.
Vì những lý do trên, tiền pháp định như ngày nay được ra đời nhằm đáp ứng yêu
cầu mới về trao đổi hàng hóa đó là có thể phát hành thêm tiền để đưa vào lưu thông khi có
sự gia tăng của hàng hóa dịch vụ. Tiền pháp định khi này do nhà nước in ấn và phát hành,
có giá trị trên toàn lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, tiền pháp định là loại tiền chỉ có giá trị
danh nghĩa mà không có giá trị nội tại như vàng. Vì vậy, lượng tiền pháp định này chỉ
được phát hành thêm khi hàng hóa mới được tạo ra hay tiền pháp định này được phát
hành dựa trên cơ chế tín dụng có sự đảm bảo bằng lượng hàng hóa dịch vụ mới tạo ra.
Vàng chỉ được dùng để thanh toán các khoản nợ quốc tế, nó bị rút khỏi lưu thông trong
nước vì không dùng làm tiền tệ và tiền giấy khi này không được tự do chuyển đổi ra vàng.
Từ đây giá trị thực tế của đồng tiền các nước phụ thuộc vào sức mua của nó, tức là
số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà nó có thể mua được. Giá trị của một đơn vị tiền tệ
được xác định bằng sức mua của nó và được đo bằng số nghịch đảo của mức giá chung.
Như vậy, mức giá cả chung càng cao thì giá trị hay sức mua của một đơn vị tiền tệ càng
thấp và ngược lại.

2.1 Tiền thật, tiền giả ở Việt Nam


2.1.1 Tiền thật (Tiền Việt Nam)
Tiền Việt Nam theo quy định tại Quyết định này được hiểu gồm: tiền giấy, tiền
kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) phát
hành. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị tiền tệ là “đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu
quốc tế là "VND". Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành là đồng tiền pháp định, được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên
lãnh thổ Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong việc in, đúc
tiền nhằm nâng cao chất lượng, khả năng chống giả của đồng tiền và tiết kiệm chi phí
phát hành. Từ năm 2003 đến năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành vào
lưu thông bộ tiền mới nhằm bổ sung cơ cấu, mệnh giá đồng tiền trong lưu thông, đáp ứng
nhu cầu thanh toán của nền kinh tế và nâng cao chất lượng, khả năng chống giả của đồng
tiền, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Trong đó, tiền polymer có các mệnh giá
500.000đ, 200.000đ, 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ, 10.000đ và tiền kim loại có các mệnh
giá 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ, 200đ. Việc phát hành tiền kim loại là bước đi nhằm
hoàn thiện hệ thống tiền tệ, phù hợp với thông lệ quốc tế. Một số mệnh giá tiền giấy
(cotton) vẫn song song lưu hành với bộ tiền mới.
1. Giấy bạc 500.000 đồng.

- Ngày phát hành: 17/12/2003

- Kích thước: 152mm x 65mm.

- Giấy in: Polymer.

- Màu sắc tổng thể: Màu lơ tím sẫm.

- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc
huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình
trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh nhà
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình
trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

2. Giấy bạc 200.000 đồng.

- Ngày phát hành: 30/8/2006

- Kích thước: 148mm x 65mm.

- Giấy in: Polymer.

- Màu sắc tổng thể: Đỏ nâu.

- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc
huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 200.000 đồng bằng chữ và số - Hình
trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh
vịnh Hạ Long - Mệnh giá 200.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn
dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

3. Giấy bạc 100.000 đồng.

- Ngày phát hành: 01/9/2004

- Kích thước: 144mm x 65mm.

- Giấy in: giấy Polymer, có độ bền cao, không ảnh hưởng đến môi trường, có yếu
tố bảo an đặc biệt như cửa sổ trong suốt, có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa
sổ.

- Màu sắc: Nhìn tổng thể hoa văn trang trí và nội dung mặt trước và mặt sau màu
xanh lá cây đậm.

- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc
huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 100.000 đồng bằng chữ và số -
Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh văn
miếu - Quốc Tử giám - Mệnh giá 100.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa
văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
4. Giấy bạc 50.000 đồng.

- Ngày phát hành: 17/12/2003

- Kích thước: 140mm x 65mm.

- Giấy in: Polymer.

- Màu sắc tổng thể: Màu nâu tím đỏ.

- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc
huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 50.000 đồng bằng chữ và số -
Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Huế - Mệnh giá 50.000
đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
5. Giấy bạc 20.000 đồng.

- Ngày phát hành: 17/5/2006

- Kích thước: 136mm x 65mm.

- Giấy in: Polymer.

- Màu sắc tổng thể: Màu xanh lơ đậm.

- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc
huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 20.000 đồng bằng chữ và số -
Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh
Chùa Cầu, Hội An, Quảng Nam - Mệnh giá 20.000 đồng bằng chữ và số - Hình
trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
6. Giấy bạc 10.000 đồng.

- Ngày phát hành: 30/8/2006

- Kích thước: 132mm x 60mm.

- Giấy in: Polymer.

- Màu sắc tổng thể: Màu nâu đậm trên nền màu vàng xanh.

- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc
huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 10.000 đồng bằng chữ và số -
Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Cảnh khai thác
dầu khí - Mệnh giá 10.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và
hoa văn lưới hiện đại.

You might also like