You are on page 1of 50

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VẬN HÀNH


( QUẢN TRỊ SẢN XUẤT – TÁC NGHIỆP )
Chương1: Tổng quan về Quản trị sản xuất
trong doanh nghiệp

 Một số khái niệm về sản xuất


 Khái niệm về Quản trị sản xuất
 Mối quan hệ giữa Quản trị sản xuất và lĩnh vực khác
 Vai trò và hoạt động của nhà Quản trị sản xuất
 Lịch sử phát triển của lý thuyết Quản trị sản xuất
Một số khái niệm về sản xuất

Khái niệm về sản xuất


Phân loại sản xuất
Chu kỳ sản xuất
Khái niệm về sản xuất

 Trước đây, thuật ngữ sản xuất được hiểu là một quá trình
tạo ra sản phẩm hữu hình có hình thái cụ thể
 Ngày nay, sản xuất được hiểu là một quá trình tạo ra sản
phẩm hoặc dịch vụ
 Về thực chất, sản xuất chính là quá trình chuyển hóa các
đầu vào, biến chúng thành đầu ra là các sản phẩm dịch vụ
Khái niệm về sản xuất

ĐẦU VÀO ĐẦU RA


Chuyển hóa

VCĐ - VDH Hao mòn VCĐ SP,DV - DT - LN


VLĐ - VNH Tiêu hao NVL VCĐ1
Lđ Hao phí sức Lđ Lđ1
Tác động đến XH, MT

1. T – T’  ϪT = T’ – T
2. T – H – T’ T, T’: tiền
3. T – H – SX – H’ – T’ H, H’: hàng
Phân loại sản xuất
 Số lượng sản phẩm sản xuất và tính chất lặp lại
của sản xuất
 Tổ chức sản xuất
 Mối quan hệ với khách hàng
 Kết cấu sản phẩm
 Khả năng tự chủ trong sản xuất kinh doanh
Phân theo số lượng sản phẩm và tính
chất lặp lại
 Sản xuất đơn chiếc
 Sản xuất loại nhỏ
 Sản xuất loại trung bình
 Sản xuất loại lớn
Cần lứu ý rằng số lượng sản xuất lớn hay nhỏ chỉ mang
tính tương đối. Chúng phụ thuộc vào đặc điểm từng loại
sản phẩm. Theo cách phân loại này phải lưu ý đến tính chất
lặp lại của sản xuất
Phân theo hình thức tổ chức sản xuất

Sản xuất liên tục


Sản xuất gián đoạn
Sản xuất theo dự án
Sản xuất liên tục
 Tiến hành sản xuất một khối lượng lớn một hoặc một
nhóm sản phẩm nào đó
 Hệ thống máy móc thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền.
Hệ thống này không có tính chất linh hoạt
 Phải cân bằng công suất trên các thiết bị, các công đoạn
sản xuất
 Thường đi cùng với tự động hóa quá trình vận chuyển nội
bộ
 Bắt buộc phải thực hiện phương pháp sửa chữa dự phòng
máy móc, thiết bị để tránh sự gián đoạn trong quá trình sản
xuất
Sản xuất gián đoạn

 Để xử lý gia công, chế biến một khối lượng nhỏ sản phẩm mỗi
loại, song số loại sản phẩm thì lại nhiều và đa dạng
 Quá trình sản xuất được thực hiện nhờ các thiết bị vạn năng
(máy tiện, máy phay ) và việc lắp đặt chúng theo các xưởng
chuyên môn hóa
 Hệ thống này thích hợp với các ngành cơ khí và có tính linh
hoạt cao vì chúng thực hiện nhiều công việc khác nhau
 Tuy nhiên rất khó cân đối công suất trong quá trình sản xuất
Sản xuất theo dự án
 Là một loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là duy nhất
 Tổ chức thực hiện các công việc và phối hợp chúng nhằm
giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án và giao
nộp sản phẩm đúng hạn
 Hệ thống sản xuất không ổn định, cơ cấu tổ chức bị xáo
trộn rất lớn khi chuyển từ dự án này sang dự án khác
 Có thể coi như một dạng đặc biệt của hệ thống sản xuất
gián đoạn
Áp dụng các hệ thống sản xuất

 Khi khối lượng sản xuất trung bình: ưu thế thuộc


về hệ thống sản xuất gián đoạn
 Khi khối lượng sản xuất rất lớn thì ưu thế lại thuộc
về sản xuất liên tục
Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng

 Sản xuất để dự trữ


 Sản xuất theo yêu cầu
 Sản xuất kết hợp
Sản xuất để dự trữ
Được áp dụng khi:
 Chu kỳ sản xuất lớn hơn chu kỳ thương mại
 Các nhà sản xuất muốn sản xuất một khối lượng lớn để
giảm giá thành đơn vị sản phẩm ( phân bổ chi phí cố định)
 Nhu cầu của các loại sản phẩm có tính thời vụ: khi nhu cầu
thấp, doanh nghiệp không muốn ngừng sản xuất, sa thải
công nhân, nên họ quyết định sản xuất để dự trữ rồi tiêu
thụ cho các kỳ sau khi nhu cầu trên thị trường tăng lên.
Chu kỳ sản xuất và chu kỳ thương mại
 Chu kỳ sản xuất sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi
đưa sản phẩm vào gia công cho tới khi sản phẩm hoàn
thành và có thể giao nộp cho khách hàng
 Chu kỳ thương mại là khoảng thời gian từ khi khách hàng
có yêu cầu mua đến khi nhận được hàng
 Một khi chu kỳ sản xuất sản phẩm lớn hơn chu kỳ thương
mại doanh nghiệp phải sản xuất trước để dự trữ nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất khi
khách hàng có yêu cầu
Sản xuất theo yêu cầu

 Quá trình sản xuất chỉ được tiến hành khi có những yêu
cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm
 Tránh được việc dự trữ và nâng cao lợi nhuận
 Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo được kỳ hạn giao
nộp sản phẩm thì mới tiến hành sản xuất theo yêu cầu,
bằng không sẽ phải dự trữ sản xuất rồi bán
Sản xuất kết hợp
 Trong thực tế, hình thức tổ chức sản xuất hỗn hợp ( sản
xuất dự trữ - sản xuất theo yêu cầu) vẫn tồn tại
 Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ tận dụng thời gian
để chấp nhận kỳ hạn đặt hàng của khách hàng
 Hoặc doanh nghiệp sẽ thực hiện những khâu cuối cùng của
quá trình sản xuất sản phẩm để giao nộp sản phẩm cho
khách hàng đúng hạn.
Phân loại theo kết cấu sản phẩm

Sản xuất theo cấu trúc hội tụ


Sản xuất theo cấu trúc phân kỳ
Sản xuất theo cấu trúc phân kỳ có điểm hội tụ
Sản xuất theo cấu trúc hội tụ
 Một sản phảm được ghép nối từ nhiều bộ phận,
cụm chi tiết, tổng thành
 Sản phẩm cuối cùng thì ít nhưng các bộ phận cụm
chi tiết lại rất nhiều
 Điển hình cho dạng này là sản phẩm ngành cơ khí
Sản xuất theo cấu trúc phân kỳ

 Xuất phát từ một vài nguyên liệu nhưng lại sản xuất ra rất
nhiều loại sản phẩm khác nhau
 Ngành chế biến lương thực thực phẩm đặc trưng cho hệ
thống sản xuất này
Sản xuất theo cấu trúc hội tụ có điểm
phân kỳ
 Là trường hợp nhiều bộ phận, cụm chi tiết đã được tiêu
chuẩn hóa ở một điểm hội tụ
 Xuất phát từ điểm hội tụ đó sản phẩm của các doanh
nghiệp lại rất nhiều loại và đa dạng
 Để quản trị sản xuất ở các doanh nghiệp kiểu này ta có thể
sử dụng các phương pháp khác nhau: quản trị sản xuất để
dự trữ đối với phần hội tụ, quản trị sản xuất theo đơn đặt
hàng đối với phần phân kỳ.
Phân loại theo tính tự chủ

Nhà thiết kế chế tạo


Nhà thầu
Người gia công
Nhà thiết kế chế tạo

 Doanh nghiệp tự thiết kế, tự sản xuất,tự tiêu thụ các sản
phẩm của mình
 Doanh nghiệp loại này cần một hệ thống quản trị sản xuất
hoàn chỉnh có tính thích ứng cao nhằm tạo điều kiện tăng
mức cạnh tranh trên thị trường
Nhà thầu
 Là các doanh nghiệp chỉ thực hiện một bộ phận các công
việc sản xuất của người cấp thầu ( doanh nghiệp chủ)
 Doanh nghiệp nhận thầu có thể tự chủ trong việc mua sắm
nguyên vật liệu và các trang thiết bị cần thiết.
 Có thể lựa chọn phương pháp sản xuất phù hợp đẻ thỏa
mãn yêu cầu đặt ra của người cấp thầu về sản xuất dịch vụ
Người gia công
 Cung giống như người nhận thầu chỉ thực hiện một phần
công việc sản xuất do người cấp thầu giao cho
 Song họ không có quyền tự chủ trong việc mua sắm
nguyên vật liệu, chúng được cung cấp bởi doanh nghiệp
chủ thậm chí máy móc, trang thiết bị dùng cho sản xuất
Chu kỳ sản xuất

Khái niệm chu kỳ sản xuất


Kết cấu của chu kỳ sản xuất
Khái niệm về chu kỳ sản xuất
 Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian theo lịch từ khi đưa
nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi sản xuất ra thành
phẩm
 Chu kỳ sản xuất chỉ tính thời gian sản phẩm đang trong
quá trình sản xuất
Kết cấu của chu kỳ sản xuất
 Kết cấu của chu kỳ sản xuất bao gồm các loại thời
gian tạo nên chu kỳ sản xuất và tỷ trọng các loại
thời gian trong tổng độ dài chu kỳ sản xuất
 Có thể xác định chu kỳ sản xuất theo công thức
tổng quát sau:
Tcksx = Tcn + Tvc + Tkt + Ttn + Tgđ
Kết cấu của chu kỳ sản xuất
 Tcn – thời gian công nghệ: đó là thời gian thực hiện các nguyên công
công nghệ trực tiếp làm thay đổi tính chất cơ – lý – hóa, hình dáng,
kích thước của đối tượng lao động theo yêu cầu của sản xuất đặt ra…
 Tvc- thời gian vận chuyển sản phẩm trong quá trình sản xuất. Thời
gian này bao gồm thời gian: vận chuyển giữa các phân xưởng, vận
chuyển từ các phân xưởng đến hệ thống các kho. Vận chuyển nội bộ
phân xưởng.
 Ttn – thời gian tự nhiên: là thời gian thực hiện các quá trình biến đổi
các tính chất của đối tượng lao động dưới tác động của các điều kiện tự
nhiên
 Tkt-thời gian kiểm tra: kiểm tra đầu vào, kiểm tra bước công nghệ,
kiểm tra nguyên công, kiểm tra thành phẩm, bán thành phẩm.
 Tgđ- thời gian gián đoạn trong sản xuất do tổ chức sản xuất, quản lý
kém, do máy móc hỏng, do mất điện, do công nhân vi phạm kỷ luật lao
động, cho chế độ làm việc qui định
Hệ thống sản xuất dịch vụ

 Khái niệm về dịch vụ


 Phân loại dịch vụ
 Đặc điểm của dịch vụ
 Hệ thống sản xuất dịch vụ
Khái niệm về dịch vụ

Sản phẩm vô hình

Nhà cung cấp Khách hàng


Không thay đổi
quyền sở hữu
 Chẳng hạn việc vận chuyển hàng hóa hay hành khách là
một dịch vụ: Sản phẩm của nó là vô hình và được quy ước
đo bằng: Tkm và HKkm
Phân loại sản phẩm dịch vụ
 Sản phẩm hữu hình thuần túy: vd: xà bông, kem đánh răng, muối,
đường..
 Sản phẩm hữu hình có kèm theo dịch vụ: bán một chiếc xe oto cho
khách hàng thường kèm tho một loại các dịch vụ (phòng trưng bày,
việc giao xe, việc sửa chữa bảo trì, hướng dẫn sử dụng, đào tạo vận
hành, bảo hành..)
 Sản phẩm hỗn hợp: vd: nhà hàng phải cung cấp cho khách hàng thức
ăn, đồ uống lẫn dịch vụ
 Dịch vụ chính có thể kèm theo sản phẩm và dịch vụ phụ: vd: các hành
khách đã mu dịch vụ vận chuyền, khi đến đích trong tay không có một
sản phẩm hữu hình nào chứng kiến cho những chi phí mà mình đã bỏ
ra. Song trong quá trình bay, họ vẫn có một số sản phẩm hữu hình như
thức ăn, đồ uống, quà tặng, cuống vé, báo chí, tạp chí và được hướng
dẫn những quy định chung trong quá trình bay.
 Dịch vụ thuần túy: đào tạo, trong trẻ, trị liệu tâm lý…
Phân loại sản phẩm dịch vụ

Tỷ trọng (%)
tt Loại sản phẩm dịch vụ
SP hữu hình Dịch vụ

1 Sản phẩm hữu hình thuần túy 100 0

2 Sản phẩm hữu hình có kèm theo dịch vụ 70 30

3 Sản phẩm hỗn hợp 50 50

4 Dịch vụ chính kèm theo sản phâm và dịch 30 70


vụ phụ

5 Dịch vụ thuần tuý 0 100


Đặc điểm của dịch vụ
 Tính vô hình: Dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật thể,
không cảm thấy, không nghe thấy, không ngửi thấy trước
khi mua chúng.
 Tính không tách rời: Quá trình sản xuất gắn liền với việc
tiêu dùng dịch vụ
 Tính không ổn định: Các dịch vụ rất không ổn định, nó phụ
thuộc vào người thực hiện dịch vụ ( lao động phổ thông,
công nhân lành nghề hay người chuyên nghiệp…) thời
gian và địa điểm thực hiện dịch vụ đó
 Tính không dự trữ được:
Hệ thống sản xuất dịch vụ

 Hệ thống thứ nhất: Khách hàng – Người cung ứng –


Dịch vụ
 Hệ thống thứ hai: Khách hàng – Máy móc thiết bị -
Dịch vụ
 Hệ thống thứ ba: Khách hàng, máy móc thiết bị, người
cung ứng, dịch vụ
Các yếu tố của hệ thống sản xuất dịch vụ

 Khách hàng
 Người cung ứng dịch vụ
 Cơ sở vật chất
 Môi trường vật chất
 Dịch vụ
 Hệ thống tổ chức nội bộ
Khái niệm về Quản trị sản xuất
 Định nghĩa
 Chức năng của Quản trị sản xuất
 Mục tiêu của Quản trị sản xuất
 Vai trò của Quản trị sản xuất trong Quản trị doanh nghiệp
Định nghĩa về Quản trị sản xuất

Quản trị Đạt hiệu quả


lợi ích lớn nhất

ĐẦU VÀO Chuyển hóa ĐẦU RA

Tổ chức, phối hợp


Chức năng của Quản trị sản xuất
 Giai đoạn thứ nhất: Chức năng nghiên cứu
 Giai đoạn thứ hai: Chức năng của doanh nghiệp là chế
tạo
 Giai đoạn thứ ba: Chức năng lựa chọn phương pháp,
công nghệ chế tạo sản phẩm dịch vụ
 Giai đoạn thứ tư: Chức năng tổ chức sản xuất
 Giai đoạn thứ năm: Chức năng kiểm tra
Mục tiêu của quản trị sản xuất
 Đảm bảo chất lượng sản phẩm – dịch vụ
 Rút ngắn và đảm bảo thời gian trong một chu kỳ sản xuất
 Giảm chi phí sản xuất
 Tăng tính linh hoạt của doanh nghiệp
- Quản lý dòng sản xuất: Dòng thông tin, Dòng vật chất.
- Lập kế hoạch sản xuất
Vai trò của quản trị sản xuất
 Quản trị sản xuất có vai trò to lớn trong việc tổ chức, điều
phối quá trình sản xuất, nhằm sản xuất tối ưu hàng hóa –
dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu của xã hội
 Quản trị sản xuất có vai trò to lớn đối với nền sản xuấ quốc
gia vì khả năng sản xuất xét trên cả hai phương diện khối
lượng và hiệu quả sẽ là chìa khóa thành công của mỗi quốc
gia
 Quản trị sản xuất có vai trò chính yếu đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa Quản trị sản xuất và các
lĩnh vực khác

 Quản trị sản xuất và góc độ tài chính


 Quản trị sản xuất và chức năng thương mại
 Quản trị sản xuất và yếu tố con người
 Quản trị sản xuất và năng suất lao động
Quản trị sản xuất và góc độ tài chính

 Để giảm bớt khó khăn về mặt tài chính, quản trị sản xuất
phải nhằm vào giảm mức tồn kho và đẩy nhanh chu kỳ sản
xuất
 Tuy nhiên, giải pháp này không phải là không có mạo
hiểm. Nếu quá trình cung cấp các yếu tố sản xuất không đủ
sẽ gây chậm trễ cho cả quá trình sản xuất, làm cho chu kỳ
sản xuất bị kéo dài thì phần tiết kiệm được thì ít phần thiệt
hại thì sẽ nhiều hơn.
 Đây là nhưng mâu thuẫn muôn thuở của hai chức năng sản
xuất và tài chính doanh nghiệp
Quản trị sản xuất và chức năng thương mại
 Mâu thuẫn về thời gian:
+ Thương mại: càng nhanh càng tốt
+ Sản xuất: càng chậm sản xuất càng rẻ
 Mâu thuẫn về chất lượng
+ Thương mại: chất lượng sản phẩm tốt sẽ dễ bán
+ Sản xuất: chất lượng sản phẩm cao sẽ gây khó khăn cho sản xuất và
giá thành sản phẩm dịch vụ sẽ cao
 Mâu thuẫn về giá
+ Thương mại: giá sản phẩm – dịch vụ rẻ sẽ dễ bán
+ Sản xuất: vì giá rẻ buộc phải giảm chi phí sản xuất nên gây ra
những khó khăn nhất định cho sản xuất
 Trước tình hình này, quản trị sản xuất phải đảm bảo hài hòa các mối
quan hệ với các chức năng quản lý khác và phải sử dụng nhiều thông
tin khác nhau của hệ thống thông tin doanh nghiệp
Quản trị sản xuất và yếu tố con người
 Quản trị sản xuất cần có sự tham gia tích cực của hầu hết
cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và có một sự
phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các bộ phận sản xuất.
 Phải được thực hiện bởi những con người có nghị lực,
hăng say, lòng yêu nghề và được đào tạo một cách thật kỹ
lưỡng
 Gắn liền với việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong lao
động và các giải pháp về vật chất cũng như tinh thần nhằm
thúc đẩy động cơ làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu
quả cao
Quản trị sản xuất và năng suất lao động

Số sản phẩm dịch vụ đã làm ra


Năng suất =
Lượng đầu vào đã sử dụng

 Việc tăng năng suất phụ thuộc vào 4 yếu tố chủ yếu sau: sự tiến
bộ về kỹ thuật và công nghệ, trình độ nghiệp vụ của người lao
động, phương pháp tổ chức lao động, các mối quan hệ trong lao
động
 Quản trị sản xuất phải luôn đảm bảo mọi nguồn lực sẵn có đã
được sử dụng và khai thác triệt để, tập trung vào những yếu tố
nhằm gia tăng năng suất, vì sự gia tăng này đem lại những lợi
ích to lớn cho doanh nghiệp.
Vai trò hoạt động của nhà Quản trị sản xuất

 Các kỹ năng cần thiết và vai trò của nhà quản


trị sản xuất
 Các hoạt động của nhà quản trị sản xuất
Các kỹ năng cần thiết và vai trò của nhà quản trị
sản xuất

 Nhà quản trị phải có kỹ năng về lĩnh vực kỹ thuật, am hiểu về


qui trình công nghệ, hiểu biết đầy đủ về công việc phải quản trị,
nhằm vào ba lĩnh vực cơ bản sau đây.
 Cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với năng lực của
doanh nghiệp và nhu cầu thị trường.
 Cung cấp sản phẩm, dịch vụ có mức chất lượng mà
khách hàng chấp nhận
 Cung cấp sản phẩm, dịch vụ với chi phí cho phép, có
lợi nhuận và giá cả hợp lý
 Khi hoạch định mục tiêu các công ty, các nhà quản trị cấp cao
phải đảm mục tiêu trên phải phù hợp với khả năng, sức mạnh
trong hệ thống sản xuất.
Các hoạt động của nhà quản trị sản xuất

 Trong chức năng hoạch định


 Trong chức năng tổ chức
 Trong chức năng kiểm soát
 Trong chức năng lãnh đạo
 Trong chức năng động viên
 Trong chức năng phối hợp
 Trong chức năng giáo dục và phát triển về lĩnh vực nhân sự
HẾT CHƯƠNG 1
THANK YOU !

You might also like