You are on page 1of 1

MSSV:1911147118 Lớp:19DQTD3

Tên:Trương Nhựt Thành


ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỚI CÁC
NƯỚC ASEAN SAU AFTA
Từ thời cổ đại đã biết trao đổi hàng hóa và qua nhiều thời kì khác nhau,việc trao đổi
hàng hóa đã thay đổi từ giữa các cá nhân thành giữa các quốc gia.Điều đó đã giúp
cho xã hội phát triển,đáp ứng đầy đủ của cải vật chất cho mọi người dân.Với mong
muốn tìm hiểu thêm về vấn đề ,tôi đã chọn đề "Đánh giá quan hệ thương mại Việt
Nam với các nước ASEAN sau AFTA".
"Thương mại" là khái niệm dùng để chỉ hoạt động trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa
các cá nhân hay nhóm người dưới hình thức hiện vật, hay gián tiếp thông qua một
phương tiện trung gian như tiền."ASEAN" Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn
hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á."AFTA" Khu vực Mậu
dịch Tự do ASEAN ( ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự
do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN.
Các nước ASEAN là một thị trường rộng lớn giúp tiêu thụ các hàng hóa Việt
Nam.Sau khi gia nhập AFTA nước ta được hưởng lợi trong việc giảm thuế,giúp cho
việc nhập khẩu các máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu xã
hội.Khi nhập khẩu máy móc thiết bị đã làm cho nông nghiệp trở nên dễ dàng,tăng
chất lượng và sản lượng dành cho việc xuất khẩu ra các nước ASEAN.Nhờ tham gia
AFTA giúp Việt Nam có được vốn đầu tư từ các nước thừa vốn trong ASEAN,thu
hút nguồn lao động có kỹ thuật cao ở nước ngoài.Trao đổi nguồn lao động với các
nước ASEAN giúp cho nguồn lao động nước ta được học hỏi kiến thức kỹ thuật cao
của các nước phát triển trong khu vực,thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam phải phấn
đấu phát triển thì mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.Do những
điều đó mà cơ cấu của nền kinh tế nước ta cải thiện rất nhiều so với những năm trước.
Nhưng kèm theo những cơ hội thuận lợi đó là thách thức to lớn khi ta tham gia vào
AFTA là chấp nhận tự do thương mại khi mà nền kinh tế còn kém mà các nước khu
vực ASEAN đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế.Nên nước ta hay gặp phải tình trạng sản
xuất ra mà không ai tiêu thụ do không cạnh tranh lại sản phẩm nước ngoài về chất
lượng và giá cá ,do ta còn phải chịu nhiều loại thuế quan khác và các chi phí phát
sinh nên hàng hóa Việt Nam thường có giá cả cao hơn.Thế nên ta phải thay đổi để
theo kịp xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước bằng việc cập nhật công
nghệ mới,cải tiến kĩ thuật để hàng hóa Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các nước
trong khu vực ASEAN về chất lượng và giá cả.
Nước ta đã có nhiều thay đổi khi so sánh với thời kì bao cấp trước kia,thời kì mà nhà
nước kiểm soát quá nhiều vào kinh tế làm cho thành phần kinh tế tư nhân dần bị xóa
bỏ.Thu nhập quốc dân tăng chậm,thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số làm xảy ra hiện
tượng lạm phát.Mà nguyên nhân là do hậu chiến tranh ,cấm vận của Mỹ, tốc độ dân
số tăng nhanh và những chính sách sai lầm của cơ quan đứng đầu đương thời dẫn đến
kết quả sản xuất không tương xứng với sức lao động và nguồn vốn đã bỏ,khiến đời
sống lúc đó rất khó khăn cho người dân.
Tóm lại, quan hệ thương mại Việt Nam với các nước ASEAN sau AFTA đã làm nền
kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh trong cả xuất nhập khẩu,chứng minh được đường
lối đúng đắn của người đứng đầu giúp cho đời sông nhân dan cải thiện rất nhiều.

You might also like