You are on page 1of 10

MỤC LỤC

Đề bài .................................................................................................................... 2
1. Chức năng: ....................................................................................................... 2
2. Cấu tạo: ............................................................................................................ 2
2.1. Bộ phận lấy nguyên liệu vào và Bộ phận lấy nguyên liệu ra: ...................... 3
2.2. Bộ phận ép: ................................................................................................. 3
3. Nguyên lý hoạt động: ....................................................................................... 3
4. Lựa chọn thiết bị phần cứng: .......................................................................... 4
4.1. Swivel/Linear Unit: DSL-20-80-270-CC-A-S20-KF-B. .............................. 5
4.2. Double Acting Piston (Piston tác động kép): DSNU-10-100-P-A. ............... 6
4.3. Shock Absober (Thiết bị giảm sốc): YSR-16-20-C. .................................... 6
4.4. Proximity Switch (Công tắc tiệm cận): SMT-10M-PS-24V-E-2,5-L-OE và
SMT-8M-A-PS-24V-E-2,5-OE. ........................................................................... 7
4.5. Vancuum Efficiency Valse (Van hút chân không): ISV-M5: ....................... 8
4.6. Vancuum Generator (Bộ tạo chân không): VAD-M5: .................................. 9
4.7. Diffuse Sensor (Cảm biến quang): SOOE-RG-R-PNLK-T: .......................... 9
Đề bài

1. Chức năng:
Quá trình trên có chức năng ép tạo hình cho sản phẩm theo khuôn có sẵn,
trong có quy trình lấy nguyên liệu và xuất thành phẩm diễn ra tự động.

2. Cấu tạo:
Máy được cấu tạo bởi các thành phần như sau:
1. Cánh tay quay/tịnh tiến
2. Búa
3. Cảm biến Mức
4. Phần dưới thiết bị
5. Khung dập
6. Cánh tay xoay
7. Giác hút
8. Miếng phôi (Phẳng)
9. Đĩa nâng
10. Thân hộp đựng nguyên liệu
11. Đế hộp đựng nguyên liệu
12. Trục nâng
Chi tiết hơn, ta chia thành 3 bộ phận chính theo chức năng của mỗi bộ phận:
• Bộ phận lấy nguyên liệu vào
• Bộ phận ép tạo hình
• Bộ phận lấy nguyên liệu ra
2.1. Bộ phận lấy nguyên liệu vào và Bộ phận lấy nguyên liệu ra:
Gồm các thành phần: Một cánh tay đòn (6) gắn với cánh tay (1); Hộp đựng
nguyên liệu vào (10, 11) có trục nâng (12) ở dưới và cảm biến Mức (3). Cảm biến
mức dùng giám sát mức nguyên liệu đầu vào, kết hợp với trục nâng (12) để giữ
cho nguyên liệu ở một mức phù hợp cho việc lấy nguyên liệu vào và lấy nguyên
liệu ra (Tức là bề mặt của nguyên liệu sẽ vừa chạm với Giác hút (7)).
2.2. Bộ phận ép:
Gồm búa (2) dùng để ép nguyên liệu xuống bề mặt máy (4,5).

3. Nguyên lý hoạt động:


Nguyên lý hoạt động khá đơn giản như sau:
Đầu tiên, nguyên liệu vào được lấy và đặt chính xác vào khung ép bởi cánh
tay đòn . Khi đã đặt vào khung, búa ép xuống nguyên liệu vào để tạo thành hình
dạng yêu cầu rồi nhả ra. Ngay lập tức thành phầm được lấy ra nhờ cánh tay đòn
còn lại.
Trình tự hoạt động được mô tả đơn giản qua sơ đồ dưới đây:
Lấy
nguyên
liệu vào

Đặt
Lấy thành nguyên
phầm ra liệu vào
khuôn

Ép tạo
hình

Hình 3.1. Trình tự hoạt động.

4. Lựa chọn thiết bị phần cứng:

Hình 4.1. Các thiết bị phần cứng cần thiết.

Các thiết bị cần thiết bao gồm:


1. Swivel/Linear Unit (Khối tay xoay, tịnh tiến): DSL-20-80-270-CC-A-
S20-KF-B.
2. Double Acting Piston (Piston tác động kép): DSNU-10-100-P-A.
3. Shock Absober (Thiết bị giảm sốc): YSR-16-20-C.
4. Proximity Switch (Công tắc tiệm cận): SMT-10M-PS-24V-E-2,5-L-OE
và SMT-8M-A-PS-24V-E-2,5-OE.
5. Vancuum Efficiency Valse (Van hút chân không): ISV-M5.
6. Vancuum Generator (Bộ tạo chân không): VAD-M5.
7. Diffuse Sensor (Cảm biến quang): SOOE-RG-R-PNLK-T.
Các thiết bị nêu trên đều của hãng FESTO.
4.1. Swivel/Linear Unit: DSL-20-80-270-CC-A-S20-KF-B.
4.1.1. Cấu tạo:

Hình 4.2. Cấu tạo Swivel/Linear Unit

1. Đệm
2. Cảm biến vị trí
3. Bộ cảm biến
4. Mức dừng
5. Trục Piston
6. Chỗ cho cảm biến tiệm cận
7. Vị trí cuối chính xác của quá trình quay
8. Thang đo độ
4.1.2. Một số ưu điểm:
Một số ưu điểm nổi bật của thiết bị như sau:
• Độ chính xác cao nhờ vào phần đệm và cố điện điểm dừng.
• Góc quay vô hạn và đặt một cách chính xác.
• Hộp số cơ khí giữa phần tử dừng và mô đun quay ngăn cản sự di chuyển
của hệ thống dừng dưới tác động của tải.
• Các chuyển động quay dù là nhỏ đều được đo được thông qua cảm biến
tiệm cận SME/SMT-10.
• Chuyển động tịnh tiến có thể lên đến 200mm.
• Chuyển động quay có thể lên đến 270°.
• Cả hai loại chuyển động có thể kiểm soát riêng lẻ hoặc đồng thời.
• Năng lượng xoay cao trong suốt quá trình quay nhờ gắn trực tiếp, tự điều
chỉnh sốc hấp thụ.
• Kết nối các cổng nhanh, dễ đấu nối.
• Độ chính xác cao nhờ vòng bi: chống lại tải momen xoắn ngay cả khi
tịnh tiến, chuyển động xoay chính xác.
Link sản phẩm: https://www.festo.com/us/en/a/556640/?q=DSL-20-80-270-
CC-A-S20-KF-B~:festoSortOrderScored

4.2. Double Acting Piston (Piston tác động kép): DSNU-10-100-P-A.

Hình 4.3. Piston tác động kép DSNU-10-100-P-A

Thông số kỹ thuật:
• Size: 10; Độ dài tác động: 100mm
• Áp suất tác dụng: 1.5 – 10bar.
Link sản phẩm: https://www.festo.com/us/en/a/19188/?q=~:orderCode-asc

4.3. Shock Absober (Thiết bị giảm sốc): YSR-16-20-C.

Hình 4.4. Giảm sóc YSR-16-20-C.


4.3.1. Thông số kỹ thuật:
• Size 16, độ dài tác động 20mm, chiều dài đệm: 20mm, tốc độ va chạm:
0.005…3m/s, khối lượng 318g.
• Mô hình đối tượng: tác động đơn, đẩy. Giảm sóc thủy lực với lò xo phản
hồi.
• Thời gian ổn định: ≤0.3s. Nhiệt độ cao trên 80 độ hoặc dưới -10 độ sẽ
tăng thời gian phản hồi.
• Lực chèn tối thiểu: 100N. Lực tác dụng lớn nhất cuối hành trình: 3000N.
Lực ổn định tối thiểu 10N
4.3.2. Chức năng:
• Giảm sóc thủy lực với chức năng điều chỉnh lưu lượng.
• Nhanh chóng hấp thụ lực.
• Đệm đỡ ngắn, phù hợp với chuyển động quay.
• Được lắp đặt trong DSL-B.
4.3.3. Một số ưu điểm:
• Điều chỉnh hoặc tự điều chỉnh.
• Có tính tuyến tính. Kết hợp đệm và cảm biến báo kết thúc.
Link sản phẩm: https://www.festo.com/us/en/a/34573/?q=~:orderCode-asc

4.4. Proximity Switch (Công tắc tiệm cận): SMT-10M-PS-24V-E-2,5-L-OE và SMT-8M-A-


PS-24V-E-2,5-OE.

Hình 4.5. Công tắc tiệm cận.

4.4.1. SMT-10M-PS-24V-E-2,5-L-OE:
Dùng cho chuyển động quay.
• Dòng SMT-10M. Thiết kế ngắn; PNP, N/O contact, 3-wire.
• Độ dài cáp: 2.5m. Thời gian đóng cắt: ≤1.4ms.
• Dải điện áp hoạt động:5-30V. Điện áp phù hợp 24VDC. Sụt áp ≤ 1.7V.
Link sản phẩm: https://www.festo.com/us/en/a/551373/?q=SMT-10M-PS-
24V-E-2,5-L-OE~:festoSortOrderScored

4.4.2. SMT-8M-A-PS-24V-E-2,5-OE:
Dùng cho chuyển động tịnh tiến.
• Dòng SMT-8M.
• Thiết kế ngắn; PNP, N/O contact, 3-wire.
• Độ dài cáp:2.5m. Thời gian đóng cắt ≤ 1.4ms.
• Dải điện áp hoạt động:5-30V. Điện áp phù hợp 24VDC. Sụt áp ≤ 1.7V.
Link sản phẩm: https://www.festo.com/us/en/a/574335/?q=:%20SMT-8M-
A-PS-24V-E-2,5-OE~:festoSortOrderScored

4.5. Vancuum Efficiency Valse (Van hút chân không): ISV-M5:

Hình 4.6. Van hút chân không ISV-M5.

Thông số vạn đã chọn ISV – M5:


• Đẩy được dưới 8 bar.
• Khối lượng 4g.
• Áp suất hoạt động: 0-0.95bar
Link sản phẩm: https://www.festo.com/us/en/a/151217/?q=ISV-
M5~:festoSortOrderScored
4.6. Vancuum Generator (Bộ tạo chân không): VAD-M5:

Hình 4.7. Bộ tạo chân không VAD-M5.

Thông số van đã chọn VAD – M5:


• Kích cỡ cơ bản của vòi phun: 0.5mm(size M5).
• Mức độ chân không tối đa: 80%.
• Thiết kế theo T-type.
• Với đối tượng có dung tích 6 bar và dung tích 1l, thời gian đáp ứng để tạo
bar chân không là: 4.65s với đối tượng cấp là nguồn cấp khí .
• Áp suất làm việc: 1.5-10 bar.
• Kết nối kiểu M5.
Link sản phẩm: https://www.festo.com/us/en/a/19293/?q=VAD-
M5~:festoSortOrderScored

4.7. Diffuse Sensor (Cảm biến quang): SOOE-RG-R-PNLK-T:

Hình 4.8. Cảm biến quang SOOE-RG-R-PNLK-T.

Thông số kỹ thuật:
• Cảm biến tiêu chuẩn loại SOE (cảm biến quang điện tử). Dải làm việc
5mm - 500mm.
• Thiết kế dạng hộp có kích thước: 20x32x12 mm; dạng PNP, có thể
chuyển đổi.
• Dạng cáp, có 2 led hiển thị, sử dụng nút bấm và kết nối điện. Độ dài cáp
2m
• Dải điện áp hoạt động 10V-30V. Sụt áp 2.4V
Link sản phẩm: https://www.festo.com/us/en/a/537754/?q=~:orderCode-asc

You might also like