You are on page 1of 2

Kính thưa: Hội đồng xét xử

Kính thưa: Đại diện viện kiểm sát.

Thưa các luật sư đồng nghiệp.

Tôi là Trịnh Thị Trang – Luật sư của công ty Luật A thuộc Đoàn luật sư Hà Nội.

Theo yêu cầu của ông Trần Văn Đỗ và được sự chấp nhận của Tòa án.

TÔI THAM GIA PHIÊN TÒA hôm nay với tư cách người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi
kiện là ông Trần Văn Đỗ.

Khởi kiện yêu cầu hủy quyết định số 293/QĐ-BHXH của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc về việc
hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.

Tiếp nối phần luận cứ mà luật sư Trần Thị Thảo đã trình bày, tôi xin phép tiếp tục trình bày bản luận cứ
thứ hai để bảo vệ cho thân chủ của chúng tôi.

Thứ nhất, việc ông Đỗ viết vào trong đơn đề nghị gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ngày 8/5/2017
thời điểm hưởng lương 1/1/2017 thực chất đã có sự chi phối từ trước của công văn số 240 của Bộ LĐ-TB
và XH gửi Bộ Giao thông vận tải.

+ Ngày 1/1/2017 Bộ LĐ-TB và XH đã có công văn trả lời đối với Bộ GT-VT về việc giải quyết chế độ bảo
hiểm xã hội với ông Trần Văn Đỗ. Tuy nhiên, sau khi xem xét nội dung này của công văn trên, chúng tôi
cho rằng việc Bộ LĐ-TB và XH đưa ra căn cứ về thời điểm để cho ông Đỗ hưởng chế độ hưu trí là hoàn
toàn không có căn cứ pháp lý. Trong công văn này, có viết rằng “thời điểm hưởng chế độ BHXH đối với
ông Trần Văn Đỗ được tính kể từ tháng Bộ LĐ-TB và XH có văn bản đồng ý vận dụng giải quyết”. Đối
chiếu với quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khoản 2 điều 59 có quy định bla bla; đối chiếu
thông tư điều 9a 23/2012 thì không có bất kỳ điều luật nào quy định rằng “thời điểm hưởng lương là
thời điểm bộ có văn bản đồng ý giải quyết..”. => công văn này trái quy định pháp luật.

+ Trong đơn đề nghị của ông Đỗ có nội dung “giải trình về việc nộp hồ sơ chậm hơn so với thời điểm
hưởng lương hưu” là do công văn của Bộ LĐ-TB và Xh về muộn. Chứng tỏ rằng, ông Đỗ đã căn cứ vào
công văn trái pháp luật này để ghi thời điểm hưởng lương của ông vào đơn đề nghị là ngày 1/1/2017.Và
như đã chứng minh ở phần luận cứ trước, bản thân ông Đỗ là một người thiếu am hiểu về pháp luật, sau
khi tiếp nhận công văn, ông đã hoàn toàn tin tưởng vào nội dung của công văn, nên mới dẫn đến việc
viết thời điểm hưởng lương là từ 1/2017.

Chính vì việc thời điểm hưởng lương 1/2017 ghi trong đơn đề nghị của ông Đỗ bắt nguồn từ sự thiếu
hiểu biết pháp luật kết hợp việc tuân theo công văn trái pháp luật như vậy nên chúng tôi cho rằng, thời
điểm hưởng lương của ông Đỗ không phải là 1/2017 như những gì ông đã viết ở trong đơn.

Thứ hai, ông Đỗ thuộc đối tượng bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo khoản 3 điều 59 Luật
bảo hiểm xã hội. Tức là căn cứ để tính thời điểm hưởng lương cho ông là “ thời điểm ghi trong văn
bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.”. Tuy nhiên,
trong công văn số 192 của Bảo hiểm xh tỉnh Vĩnh Phúc khi nhận đơn khiếu nại của ông Trần
Văn Đỗ về quyết định 293 của Giám đốc BHXH thì cho thấy, người ban hành công văn không
chỉ căn cứ vào thời điểm hưởng lương ghi trong đơn đề nghị của ông Đỗ, mà còn căn cứ vào
công văn số 240 của Bộ LĐ-TB và XH. Mà như đã chứng minh ở trên, công văn 240 đưa ra thời
điểm hưởng lương là hoàn toàn không có cơ sở, nó gián tiếp ảnh hưởng đến thời điểm hưởng
lương mà ông Đỗ ghi trong đơn đề nghị. Chính vì vậy, mà việc các cơ quan quyết định thời
điểm hưởng lương cho oog Đỗ từ thời điểm 1/2017 là trái với quy định của pháp luật.
Thông qua những lập luận trên cùng các quy định tại khoản, điều bla bla, tôi khẳng định quyết
định số 294 của giám đôc BHXH tỉnh Vĩnh Phúc về chế độ hưu trí của oogn Đỗ là bất hợp pháp.
Tôi đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy quyết định bất hợp pháp trên.

You might also like