You are on page 1of 69

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM


HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG


ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA,
TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 8.38.01.04

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Văn Độ

Hồ Chí Minh, T8/2020


1
2
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG


ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA,
TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự


Mã số: 8.38.01.04

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Văn Độ

Hồ Chí Minh, T8/2020

3
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ngày càng phát triển, đã đạt được những thành tựu tích cực
trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó, còn phải đối mặt với nhiều tác động tiêu
cực khác nhau. Trong đó, tình hình tội phạm nói chung và tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng ngày càng phức tạp, tác động
xấu đến tình hình an ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện giao thông mà tăng trưởng
mạnh nhất là các loại phương tiện giao thông đường bộ. Kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ chưa đảm bảo về quy mô và chất lượng, ùn tắc giao thông
thường xuyên xảy ra đã khiến cho tai nạn giao thông đường bộ ngày càng
tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Hậu quả do tai nạn giao thông gây
thiệt hại to lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản. Theo báo cáo của Tổng cục
thống kê, trong năm 2019 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17.626 vụ tai nạn
giao thông, bao gồm 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và
8.397 vụ va chạm giao thông, làm 7.624 người chết; 13.624 người bị thương
và 8.528 người bị thương nhẹ. Trong tổng số 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít
nghiêm trọng trở lên có 9.021 vụ (chiếm 97,7%) xảy ra trên đường bộ, làm
7.458 người chết và 5.054 người bị thương. Bình quân một ngày trong năm
2019, trên địa bàn cả nước xảy ra 48 vụ tai nạn giao thông, gồm 25 vụ tai nạn
giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 23 vụ va chạm giao thông, làm 21
người chết, 37 người bị thương và 23 người bị thương nhẹ. Như vậy, tai nạn
giao thông đượng bộ chiếm đến 97,7%.

Trong những năm vừa qua, đi cùng với sự phát triển của đất nước, Thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều
thành tựu về cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông, đáp ứng ngày càng cao
về nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là
thành phố trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Do đó, tình hình dân
số và phương tiện giao thông ngày càng tăng, kéo theo thực trạng đáng báo
4
động đó là tai nạn giao thông, mà chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ gây
thiệt hại to lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản, làm ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hình an ninh, trật tự xã hội. Theo báo cáo số liệu thống kê của Công
an thành phố Biên Hòa, trong năm 2019, Thành phố Biên Hòa đã xảy ra 128
vụ tai nạn giao thông, trong đó tai nạn giao thông đường bộ 125 vụ , đường sắt
02 vụ và đường thủy nội địa 01 vụ . Trong đó làm 79 người chết, 86 người bị
thương. Như vậy, tai nạn giao thông đường bộ chiếm 97,65%.

Tội phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là do chủ thể phương tiện điều khiển phương
tiện giao thông trong tình trạng sử dụng rượu bia, chất ma túy hoặc dùng các
chất kích thích mạnh khác, chạy quá tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, thiếu chú ý
quan sát, đi không đúng làn đường, phần đường, chuyển hướng không đúng
quy định, khi thực hiện các quy định khác về an toàn trong điều khiển phương
tiện như không có giấy phép lái xe theo quy định, không chấp hành hiệu lệnh
của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông. Còn đối
với người đi bộ lại đi không đúng làn đường, phần đường, qua đường thiếu
chú ý quan sát gây ra tai nạn.

Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai và các cơ quan tiến hành tố tụng khác đã có nhiều biện pháp tích cực trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, việc xác định tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Biên
Hòa trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm còn để xảy ra tình trạng
thụ động. Việc áp dụng các quy định pháp luật về các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp chưa đúng. Việc trả hồ sơ
yêu cầu điều tra bổ sung trong một số trường hợp thiếu căn cứ pháp luật, trong
khi đó có trường hợp còn có mâu thuẫn trong các tài liệu, chứng cứ của hồ sơ
vụ án, nhưng Toà án không trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Nhằm giúp cho
hoạt động phòng chống tội phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
trên địa bàn Thành phố Biên Hòa đạt hiệu quả, các cơ quan bảo vệ pháp luật,

5
đặc biệt Cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Tòa án phải có giải pháp đúng
đắn trong việc định tội danh và xác định trách nhiệm hình sự đối với đối tượng
vi phạm. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ từ thực tiễn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu làm
luận văn thạc sĩ với mong muốn làm rõ hơn những bất cập trong luật hiện
hành, cũng như đóng góp một phần nhỏ để nâng cao hiệu quả trong hoạt động
đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ trên địa
bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Hơn nữa, là thẩm
phán trực tiếp tham gia xét xử một số vụ vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ nên tôi muốn có nghiên cứu tổng quan hơn để phục vụ công
tác của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt khoa học mà còn cả về mặt đấu tranh phòng
chống tội phạm và thực tiễn áp dụng pháp luật, đã có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này như sau:

Thứ nhất: Về các công trình nghiên nghiên cứu khoa học:

- Ngô Hoàng Huy (2010), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
và Bến Tre.

- Nguyễn Thế Anh (2013), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định
về điều khiển tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Thứ hai: Các giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí:

- Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự
- Phần các tội phạm.

- Ngô Ngọc Thủy (2005), “Chương XXV- Các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng”, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,

6
do Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. (cập nhật
giáo trình 2017)

- GS.TS Võ Khánh Vinh (2013), Chương x: Các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam –
Phần các tội phạm, do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.

- TS. Phạm Minh Tuyên (2014), Các tội phạm xâm phạm trật tự, an
toàn giao thông đường bộ (Một số vấn đề lý luận thực tiễn và xét xử ở Việt
Nam), Nxb Thanh Niên.

- Cao Thị Oanh, Lê Đăng Doanh, Bình Luận khoa học Bộ luật hình
sự năm 2015, Nxb Lao động, Hà Nội, 2015;

- Trần Văn Luyện, Phùng Thế Vắc, Lê Văn Thu, Nguyễn Mai Bộ, Phạm
Thanh Bình, Nguyễn Ngọc Hà, Phạm Thị Thu, Bình Luận khoa học Bộ luật
hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017- Phần các tội phạm, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2018 v.v...

- TS. Lê Đăng Doanh (2018), Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ (Điều 260 Bộ luật hình sự 2015) – Một số nội dung mới và
những vấn đề đặt ra khi hướng dẫn áp dụng trong thực tiễn, Tạp chí Tòa án
nhân dân số 18/2018, tr20-25;48.

- ThS. Phạm Văn Báu, Bàn về tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ quy định tại Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015, Tạp chí Tòa án
nhân dân số 13/2019, tr32-36.

Qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy có một số công trình nghiên
cứu chuyên sâu với phạm vi rộng về các tội vi phạm an toàn giao thông đường
bộ theo luật hình sự Việt Nam và một số công trình nghiên cứu liên quan. Tuy
nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích sâu về thực tiễn xét xử và
khảo cứu số liệu tại Thành phố Biên Hòa, để từ đó đề ra những phương hướng,
kiến nghị lập pháp, hành pháp về vấn đề này trên phương diện tổng thể cho

7
phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam và góp phần đấu tranh phòng
chống tội phạm, nâng cao chất lượng xét xử về nhóm tội vi phạm an toàn giao
thông đường bộ tại Thành phố Biên Hòa.

2. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích pháp luật về Tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, đánh giá thực tiễn áp dụng
BLHS về tội phạm này trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam và nâng cao chất
lượng xét xử loại tội phạm này trong thực tiễn xét xử.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn đặt ra những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:

1) Nghiên cứu các vấn đề lý luận về tội vi phạm các quy định về tham
gia giao thông đường bộ: Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; phân biệt tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ với một số tội phạm khác;

2) Phân tích quy định của Bộ luật hình sự về tvi phạm các quy định về
tham gia giao thông đường bộ;

3) Đánh giá thực tiễn công tác giải quyết các vụ án về tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai; chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;

4) Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng xét xử tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm lý luận về tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; các quy định của pháp luật

8
hình sự và thực tiễn xét xử tội phạm này của Toà án nhân dân Thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật
Hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, tập
trung vào quy định của BLHS 2015, thực tiễn xét xử các vụ án về tội phạm
này của Toà án Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Thời gian nghiên cứu từ năm 2015 -2019.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận:

Luận văn dựa trên phương pháp luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về chính sách hình sự, về cải
cách tư pháp, về phòng chống tội phạm…

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong Luận văn, tác giả còn vận dụng một số phương pháp nghiên cứu
như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, khảo sát thực
tiễn và tham khảo chuyên gia… để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu lịch sử hình thành và
phát triển các quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam.

- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm giống và


khác nhau trong các quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ theo bộ luật hình sự năm 2015 với các giai đoạn trước đó.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: áp dụng để phân tích các nội
dung cần nghiên cứu và nhận thức một cách khái quát các vấn đề được
nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê dùng để tổng hợp các số liệu về tội vi phạm
9
quy định về tham gia giao thông đường bộ cụ thể được áp dụng, cũng như
số bị cáo được áp dụng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ từ thực tiễn trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, từ đó đánh
giá thực tiễn áp dụng các quy định về vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, việc nghiên cứu những vấn
đề lý luận và thực tiễn về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai góp phần bổ sung vào lý
luận về quy định của Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm, xét xử vụ án đảm bảo tính khách quan đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là Tòa án trong việc giải quyết
vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ đúng pháp luật. Ngoài ra, luận văn
còn có cơ sở để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam,
góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ
các quyền và tự do dân chủ của công dân trong giải quyết vụ án hình sự.

7. Cấu trúc nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm ba chương.

Chương 1: Các vấn đề lý luận và pháp luật về tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ

Chương 2: Thực tiễn xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ của Toà án nhân dân Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
10
Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp nâng cao chất lượng xét xử tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI VI


PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1. Các vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ

1.1.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ theo luật hình sự Việt Nam.

Khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015,
sửa đổi bổ sung năm 2017: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.[23, Tr
11]

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội được quy định trong Bộ luật hình sự, thì tội phạm được phân thành 04 loại:

11
Tôi phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng
và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Khái niệm của các loại tội phạm cụ thể được quy định trong các điều
luật phần các tội phạm cụ thể bằng cách mô tả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng
của các tội phạm. Tuy nhiên, dù khái niềm chung về tội phạm hay khái niệm
về các loại tội phạm cụ thể thì dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của cấu thành
tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội và tính có lỗi. Khái niệm nêu trên nó
cũng bao hàm chứa dấu hiệu của tội: “Vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ”.

Có quan điểm cho rằng: “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường
bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe,
tài sản của người khác”. Quan điểm này chỉ mới nêu định nghĩa, chưa làm rõ
khái niệm tội vi phạm vi quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ.

Quan điểm khác lại cho rằng: “Tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ là hành vi của người điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ sau đó
gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt
hại cho tính mạng người khác”. Quan điểm này cụ thể hơn về hành vi phạm
tội, bao quát được tính nguy hiểm của hành vi, nêu lên được khách thể bị xâm
hại và chủ thể vi phạm. Tuy nhiên vẫn còn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm.

Trên cơ sở tham khảo các quan điểm trên, ta có thể đưa ra khái niệm về
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: Tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đương bộ là những hành vi vi phạm quy định
về an toàn giao thông đường bộ nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong
Bộ luật hình sự, do người không ở trong tình trạng không có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.
12
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

Từ khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ,
để xem xét và xác định hành vi nào là hành vi vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ cần phải xử lý theo pháp luật hình sự thì cần phải xem
xét các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này. Các dấu hiệu cụ thể của tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ, bao gồm:

1.1.2.1. Hành vi nguy hiểm cho xã hội:

Hành vi của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
trước hết phải là hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ. Hành vi đó
xâm hại đến các khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ. Các thiệt hại do hành
vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây ra bao gồm: tính
mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác. Vì vậy, trường hợp vi phạm các quy
định về tham gia giao thông thông đường bộ gây thiệt hại cho chính bản thân
người vi phạm mà không gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của
người khác, thì không bị coi là tội phạm. Hành vi phạm tội xâm phạm đến an
toàn giao thông đường bộ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa
đổi bổ sung năm 2017, bao gồm hành vi phạm tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ dưới dạng hành động. Các hành vi này được viện dẫn
đến Luật giao thông đường bộ. Khi kết tội đối với một người về tội phạm này,
người có thẩm quyền kết tội phải nêu rõ quy định nào của Luật giao thông
đường bộ và các quy định về an toàn giao thông khác bị vi phạm.

1.1.2.2. Hành vi vi phạm phải được Bộ luật hình sự quy định.

Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy
định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” [23, tr6]. Do đó, chỉ người nào phạm
tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Nếu hành vi chủ

13
thể không cấu thành tội được quy định trong Bộ luật hình sự thì không bị coi
là tội phạm và không phải chịu hình phạt trong Bộ luật hình sự.

1.1.2.3. Do người không ở trong tình trạng không có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện.

Người không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
là người đạt độ tuổi do pháp luật hình sự quy định, có khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi của mình. Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017 quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “Người từ đủ 16
tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm
mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144,
150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266,
286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này” [23, tr 13].

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017 quy định tình trạng không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự:
“Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh
tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” [23, tr 17].
Như vậy, người phạm tội do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh
khác vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì họ không phải là người ở trong
tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (không có bệnh). Điều 13
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người phạm
tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu
trách nhiệm hình sự” [23, tr 13]. Thậm chí, khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự
còn quy định phạm tội “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy

14
hoặc chất kích thích mạnh khác” là tình tiết định khung hình phạt đối với tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

1.1.2.4. Tính có lỗi của tội phạm.

Lỗi là trạng thái tâm lý của người thực hiện tội phạm đối với hành vi
nguy hiểm cho xã hội mà mình thực hiện và hậu quả cho xã hội do hành vi đó
gây ra. Lỗi của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được
thể hiện dưới hình thức vô ý: vô ý vì tự tin và vô ý vì cẩu thả.

Vô ý vì tự tin: là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy
ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Vô ý vì cẩu thả: là người phạm tội không thấy trước hành vi của mình
có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể
thấy trước hậu quả đó.

1.1.2.5. Tính phải chịu hình phạt của tội phạm.

Theo Điều 30 BLHS 2015 thì: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa
án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại
đó” [23, tr 21], và “mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người,
pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật
và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người,
pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh
chống tội phạm” [23, tr 21].

Theo quy định tại Điều 32 BLHS thì hình phạt bao gồm hình phạt chính
và hình phạt bổ sung. “Hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo
không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân và tử hình. Hình phạt
bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài

15
sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất khi không áp
dụng là hình phạt chính. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng
một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung”
[23, tr22].

Hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì
hình phạt phạt đối với người phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ gồm: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn; ngoài ra,
người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tóm lại, các dấu hiệu này là cơ sở để phân biệt tội phạm và vi phạm
chưa cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Chúng
được thể hiện trong cấu thành tội phạm và là tổng hợp những dấu hiệu chung
có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm này được quy định trong BLHS.

1.1.3. Phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ với một số tội phạm khác.

1.1.3.1. Phân biệt với Tội đua xe trái phép.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thực tế xét xử hiện nay cho thấy
có nhiều trường hợp nhầm lẫn trong việc đánh giá, xem xét các dấu hiệu giữa
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260
với Tội đua xe trái phép được quy định tại Điều 266 Bộ luật hình sự năm 2015,
sửa đổi, bổ sung năm 2017 vì hai tội này có chung một khách thể là an toàn
công cộng, trật tự công cộng và đều đe dọa, xâm phạm nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Song giữa hai tội này vẫn có những
điểm khác nhau, có thể phân biệt như sau:

- Về khách thể trực tiếp:

16
+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xâm phạm tới
sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người khác.

+ Tội đua xe trái phép xâm phạm đến an toàn công cộng, đồng thời còn
đe dọa an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác cũng như gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng.

- Về hành vi khách quan:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi
phạm các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người
tham gia giao thông đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như: thiệt hại
về người, tài sản tính thành tiền và làm mất trật tự, an toàn giao thông đường
bộ.

+ Tội đua xe trái phép là hành vi đua trái phép ô tô, xe máy hoặc các
loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn công cộng.

- Về mặt chủ quan của tội phạm:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, tội phạm được
thực hiện với lỗi vô ý, tùy từng trường hợp cụ thể mà lỗi của người phạm tội
có thể là lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý vì cẩu thả. Người phạm tội hoàn
toàn không mong muốn cho hậu quả xảy ra.

+ Tội đua xe trái phép, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích phạm tội và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong
mặt chủ quan của tội này.

- Về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, điều kiện là
gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và
tài sản của người khác.

17
+ Tội đua xe trái phép điều kiện là gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản
của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết
án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn phạm tội.

1.1.3.2. Phân biệt với Tội giết người

Trong thực tiễn xét xử cho thấy, cũng có rất nhiều vụ án thực chất là vụ
án giao thông mà cụ thể là vụ án về vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ song phía người bị hại cho rằng đây là vụ giết người.

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017 thì Tội giết người được hiểu là hành vi cố ý gây ra cái chết cho
người khác một cách trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm hình sự
và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện. Khách thể của tội phạm này là quyền được
sống của con người. Ngoài ra, mặt chủ quan của tội phạm này được thực hiện
dưới dạng lỗi cố ý. Đây là dấu hiệu bắt buộc để phân biệt Tội giết người với
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Sự khác nhau giữa
hai tội danh trên được thể hiện như sau:

- Về khách thể trực tiếp:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xâm phạm đến
sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người khác.

+ Tội giết người xâm phạm đến quyền được sống của con người.

- Về hành vi khách quan:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi
phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ của người
điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã gây ra hậu quả nghiêm trọng
cho xã hội như: thiệt hại về người, tài sản tính thành tiền và làm mất trật tự an
toàn giao thông đường bộ.

18
+ Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách
trái pháp luật. Hành vi khách quan của Tội giết người có thể là hành động hoặc
không hành động.

- Về mặt chủ quan của tội phạm:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, tội phạm được
thực hiện với lỗi vô ý, tùy từng trường hợp cụ thể mà lỗi của người phạm tội
có thể là lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý vì cẩu thả. Người phạm tội hoàn
toàn không mong muốn cho hậu quả xảy ra.

+ Tội giết người tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có
thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

- Về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, điều kiện truy
cứu trách nhiệm hình sự là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây hậu quả
nghiêm trọng cho sức khỏe và tài sản của người khác.

+ Tội giết người điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự là gây hậu quả
chết người.

Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những vụ người phạm tội thực hiện tội
giết người bằng hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ,
phổ biến là các trường hợp: cố ý lao xe thẳng vào cảnh sát giao thông đang
làm nhiệm vụ; ép người kiểm soát giao thông vào thành cầu, giải phân cách
cứng của đường; sau khi gây tai nạn giao thông cố ý lái xe chèn nạn nhân cho
đến chết…

1.1.3.3. Phân biệt với Tội vô ý làm chết người.

Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017 thì Tội vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy
trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải
thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra cái chết nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra. Tội phạm
19
được thực hiện bởi hình thức lỗi vô ý, bao gồm cả lỗi vô ý do cẩu thả và vô ý
vì quá tự tin và được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định. Khách thể của tội phạm này là quyền
được sống của con người, đối tượng tác động của tội này là thân thể con người
đang sống một cách bình thường.

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với Tội vô ý làm
chết người có những điểm giống nhau là: tội phạm được thực hiện bởi hình
thức lỗi vô ý, bao gồm cả lỗi vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin; chủ thể của
tội phạm là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự thực hiện.

Bên cạnh đó, giữa hai tội phạm này có một số điểm khác nhau như:

- Về khách thể trực tiếp:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xâm phạm đến
sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người khác.

+ Tội vô ý làm chết người xâm phạm đến quyền được sống của con
người.

- Về hành vi khách quan:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi
phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ của người
điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã gây ra hậu quả nghiêm trọng
cho xã hội như: thiệt hại về người, tài sản tính thành tiền và làm mất trật tự an
toàn giao thông đường bộ.

+ Tội vô ý làm chết người là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng, không đầy đủ các quy tắc an toàn gây nên cái chết cho con người.

- Về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự:

20
+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, điều kiện truy
cứu trách nhiệm hình sự là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây hậu quả
nghiêm trọng cho sức khỏe và tài sản của người khác.

+ Tội vô ý làm chết người điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự là gây
hậu quả chết người (đây là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm).

1.1.3.4. Phân biệt với Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác.

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017 thì Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác được hiểu là hành vi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên do người
có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện
dưới hình thức lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc do cẩu thả mà gây thương tích cho
nạn nhân. Khách thể của tội phạm này là quyền được bảo hộ về sức khỏe của
con người.

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với Tội vô ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có những điểm
giống nhau: tội phạm được thực hiện bởi hình thức lỗi vô ý, bao gồm cả lỗi vô
ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin; chủ thể của tội phạm là những người có năng
lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.

Bên cạnh đó, giữa hai tội phạm này còn một số điểm khác nhau như:

- Về khách thể trực tiếp:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xâm phạm đến
sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người khác.

+ Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.

- Về hành vi khách quan:


21
+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi
phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ của người
điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã gây ra hậu quả nghiêm trọng
cho xã hội như: thiệt hại về người, tài sản tính thành tiền và làm mất trật tự an
toàn giao thông đường bộ.

+ Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các
quy tắc an toàn gây nên thương tích cho nạn nhân.

- Về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, điều kiện truy
cứu trách nhiệm hình sự là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây hậu quả
nghiêm trọng cho sức khỏe và tài sản của người khác.

+ Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác điều kiện là gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên
cho nạn nhân mới cấu thành tội phạm.

1.2. Quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam.

1.2.1. Khái quát lịch sử quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1.2.1.1. Trong pháp luật giai đoạn từ 1945 – 1985

Sau khi giành được chính quyền năm 1945, Nhà nước ta đã ban hành
các văn bản pháp luật hình sự quy định các tội chống chính quyền dân chủ
nhân dân như: tội âm mưu lật đổ chính quyền, tội gián điệp, tội bạo loạn, tội
hoạt động phỉ… trong Sắc lệnh số 21 ngày 14/02/1946. Tuy nhiên tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định muộn hơn so với
các tội khác và chưa được quy định trong các văn bản pháp luật hình sự lúc
bấy giờ.

22
Sau năm 1954, Nhà nước ta tiến hành xây dựng hàng loạt các văn bản
quy phạm pháp luật để quản lý xã hội, trong đó có văn bản pháp luật về đảm
bảo an toàn giao thông vận tải đường bộ. Ngày 03/12/1955 Luật đi đường bộ
mới được ra đời kèm theo Nghị định số 348/NĐ của Bộ giao thông và bưu
điện. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước về an toàn giao thông vận
tải, tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ. Tiếp theo các văn bản khác lần lượt ra đời như: Nghị định
139/NĐ ngày 19/12/1956 của Bộ giao thông và bưu điện; Nghị định số
09/NĐLB ngày 7/3/1956 của Bộ Công an - Bộ Giao thông và Bưu điện ban
hành bản thể lệ tạm thời về vận tải đường bộ; Nghị định 44/NĐ ngày 27/5/1958
của Bộ giao thông và bưu điện; Thông tư số 005/TT ngày 18/5/1960 của Bộ
giao thông và bưu điện, bổ sung và quy định cụ thể thi hành các Điều 19 và 24
trong Luật đi đường bộ ban hành do Nghị định của Bộ giao thông và bưu điện
số 348/NĐ ngày 03/12/1995 và các nghị định sửa đổi số 139/NĐ ngày
19/12/1956 , Nghị định số 44/NĐ ngày 27/5/1958; Quyết định số 10/CP ngày
11/01/1968 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệnh về kỷ luật an toàn
giao thông vận tải thời chiến …Các văn bản trên đây không quy định hình phạt
mà chỉ quy định nguyên tắc chung là người vi phạm phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật hoặc quy định trường hợp nào thì bị truy tố và đây cũng là
những văn bản mang tính chất chuyên ngành đầu tiên tạo cơ sở cho sự ra đời
các văn bản pháp luật hình sự quy định về lĩnh vực giao thông nói chung và
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng.

Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta quy định tội vi phạm
quy đinh về tham gia giao thông đường bộ là Thông tư 442/TTg ngày
19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ về việc trừng trị một số tội phạm. Tại
điểm 4 Thông tư quy định: “ Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà
gây tai nạn làm người khác bị thương sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm, nếu
gây tai nạn làm chết người có thể bị phạt tù đến 10 năm”. Theo quy định này
thì người không theo luật đi đường mà gây tai nạn làm người khác bị thương
hoặc làm chết người thì sẽ phạm tội và phải chịu hình phạt còn nếu chỉ gây
23
thiệt hại về tài sản thì không phạm tội này và được phân thành hai khung hình
phạt khác nhau: khung áp dụng cho trường hợp chỉ gây thương tích thì bị phạt
tù từ 03 tháng đến 03 năm; khung áp dụng cho trường hợp gây chết người thì
bị phạt tù đến 10 năm.
Ngày 29/6/1955 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Thông tư số 556-
TTg bổ sung Thông tư 442/TTg ngày 19/01/1955. Tại Điều 4 Thông tư số
556-TTg quy định: "Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà gây tai
nạn làm người khác bị thương thì sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Nếu gây
tai nạn làm chết người thì có thể bị phạt tù đến 10 năm. Trường hợp gây ra tai
nạn lớn làm chết nhiều người và thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân thì có
thể bị phạt đến tù chung thân hoặc tử hình" [30].
Thông tư 556-TTg ngày 29/5/1955 đã bổ sung thêm trường hợp gây ra
tai nạn lớn làm chết nhiều người và thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân thì có
thể bị phạt đến tù chung thân hoặc tử hình. Quy định này nhằm răn đe, phù hợp
với tình hình xã hội và cũng thể hiện trình độ của các nhà lập pháp thời kỳ đó
cũng còn có hạn chế nhất định.
Ngày 25/11/1968 Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn số
949/NCPL, về việc sơ kết kinh nghiệm về đường lối xử lý tội vi phạm luật lệ
giao thông gây tai nạn. Theo Bản sơ kết này, thì đường lối xử lý đối với người
phạm tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn là “trừng trị thích đáng đối với
những vi phạm nghiêm trọng, nghiêm trị đúng mức đối với những vi phạm đặc
biệt nghiêm trọng, đồng thời kết hợp với thận trọng để xem xét đầy đủ mọi
tình tiết một cách toàn diện”.
Đến năm 1976, Chính phủ mới ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày
15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự
công cộng, an toàn công cộng và sức khoẻ của nhân dân. Tại Điều 9 Sắc luật
này quy định về tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức
khoẻ của nhân dân như sau: “Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm
trọng với các khung hình phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm, trường hợp nghiêm
trọng thì bị phạt tù đến 15 năm. Trong mọi trường hợp có thể bị phạt tiền đến
1000 đồng ngân hàng”.
24
Như vậy, tội vi phạm luật lệ giao thông trong Sắc luật số 03-SL/76 ngày
15/3/1976 có hai khung hình phạt: khung có mức phạt tù từ 03 tháng đến 05
năm; khung có mức phạt tù đến 15 năm.
Qua các quy định cho thấy, trước khi ban hành BLHS năm 1985, các
hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ chưa được quy
định là một tội phạm độc lập. Đường lối xử lý hành vi vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ được thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án nhân
dân tối cao tại Bản sơ kết kinh nghiệm về đường lối xét xử tội vi phạm luật lệ
giao thông gây tai nạn.

1.2.1.2. Trong Bộ luật hình sự 1985

Tháng 6 năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành và có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/01/1986. Trong Bộ luật này, tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ chưa có tên riêng, mà được quy định chung
trong tội “Vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả
nghiêm trọng” quy định tại Điều 186 BLHS và áp dụng chung cho cả đường
bộ, đường sắt, đường thủy và đường không.

Điều 186 BLHS năm 1985 quy định:

“1. Người nào điều khiển tham gia giao thông đường bộ vận tải mà vi
phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường
thủy, đường không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau đây
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến
05 năm:

a. Đi quá tốc độ, chở quá trọng tải, tránh, vượt trái phép.

b. Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồn lách, đường bay và
độ cao quy định.

c. Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông vận tải.

25
2. Phạm tội một trong các trường hơp sau đây thì phạt tù từ 03 năm đến
10 năm:

a. Điều khiển phương tiện an toàn giao thông vận tải mà không có bằng
lái, trong khi say rượu hoặc say do dung chat kích thích khác.
b. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không
cứu giúp người bị nạn.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 20 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn ngừa kịp thời thì bị xử phạt cải tạo
không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm”.[21, tr
169]

So với Điều 9 Sắc luật 03/-SL/76 ngày 15/3/1976, thì Điều 186 BLHS
năm 1985, có những bước tiến bộ về cả nội dung lẫn kỹ thuật lập pháp. Về tội
danh được xác định nằm trong nhóm giao thông vận tải là “Tội vi phạm các
quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng”, mô tả các
dấu hiệu pháp lý đặc trưng và quy định thành các khung hình phạt. Về đường
lối xử lý cũng có sự thay đổi, theo đó hình phạt của tội này nâng mức hình
phạt tù tối đa lên 20 năm tù cho phù hợp với các trường hợp đặc biệt nghiêm
trọng. Trong các văn bản ban hành trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, các
tình tiết định khung chỉ giới hạn ở mức độ hậu quả nguy hiểm cho xã hội của
hành vi và chỉ có 02 khung hính phạt. Bộ luật hình sự năm 1985, đã được bổ
sung nhiều tình tiết định khung và có 04 khung hình phạt khác nhau.

Đến năm 1991, Điều luật này được sửa đổi bổ sung thành tội “vi phạm
các quy định về an toàn giao thông vận tải”. Còn nội dung của tội phạm vẫn
được giữ nguyên.

Bộ luật hình sự năm 1985 đã phát huy tác dụng to lớn trong việc đấu
tranh phòng chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Tuy
nhiên, cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể là quy định cả 04 loại hành vi vi
26
phạm trong bốn lĩnh vực an toàn giao thông vận tải gồm đường bộ, đường sắt,
đường thủy và đường không vào cùng một điều luật, đã cản trở trong việc quy
định cụ thể hành vi phạm tội. Tuy nhiên, đây chính là cơ sở pháp lý vững chắc
để xử lý các hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, cũng
như là tiền đề cho việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện trong BLHS năm
1999.

1.2.1.3. Trong Bộ luật hình sự 1999

Bộ luật hình sự năm 1999, được thông qua tại kỳ họp thứ VI của Quốc
hội Việt Nam khóa 10 ngày 21/12/1999 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2000.
Trong BLHS năm 1999, tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ” được quy định tại Điều 202. Điều 202 BLHS năm 1999 quy định:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm
quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 10 năm:

a. Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định.

b. Trong khi say rượu hay say do dung các chat kích thích mạnh khác.

c. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không
cứu giúp người bị nạn.

d. Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển
hoặc hướng dẫn giao thông.

đ. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm.

27
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng
thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp
thời thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”[22, tr 188]

Như vậy, so với quy định của BLHS năm 1985, thì tại Điều 202 BLHS
năm 1999 quy định về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ” có một số điểm mới sau đây:

- Thay đổi tên tội danh, đối tượng tác động của tội phạm chỉ là phương
tiện giao thông đường bộ. Tội danh được quy định tại một điều độc lập, tránh
sự nhầm lẫn giữa tội này với tội khác.

- Tại khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999 được quy định là “thiệt hại cho
tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người
khác” thay cho quy định “thiệt hại cho tính mạng, cho sức khoẻ của người
khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản” tại khoản 1 Điều 186 BLHS
năm 1985.

- Tại khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999 bổ sung thêm hai tình tiết định
khung hình phạt là: “không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ
điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông và gây hậu quả rất nghiêm trọng”.

- Về hình phạt chính: khoản 3 Điều 202 BLHS năm 1999 quy định hình
phạt cao nhất là “phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm” thay cho quy định tại
khoản 3 Điều 186 BLHS năm 1985 là “phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm”;

Hình phạt chính có thể áp dụng trong trường hợp có khả năng thực tế
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời,
được quy định tại khoản 4 Điều 202 BLHS năm 1999 là “phạt cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” thay cho quy

28
định tại khoản 4 Điều 186 BLHS năm 1986 là “cải tạo không giam giữ đến
một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”

- Về hình phạt bổ sung: Điều 186 BLHS năm 1986 không quy định về
hình phạt bổ sung. Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định thành một khoản
độc lập tại khoản 5 Điều 202, là “người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm”.

Như vậy, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 là tội nhẹ hơn tội vi phạm các quy
định về an toàn giao thông vận tải quy định tại Điều 186 BLHS năm 1985. Bởi
vì, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 202 BLHS
năm 1999 nhẹ hơn mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3
Điều 186 BLHS năm 1985.

1.2.2. Quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ trong Bộ luật hình sự 2015.

Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Tuy nhiên, do có một số sai sót cần phải
sửa đổi, nên Bộ luật hình sự năm 2015 phải dừng thời điểm thi hành lại. Ngày
20 tháng 6 năm 2017, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLHS số 100/2015/QH13, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Tại Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội
“Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”:

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an
toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

29
a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ
tổn thương có thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích
thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị
nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn
giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000
đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

30
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp
có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và
c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.[23, tr 277]
Để làm rõ quy định về tội phạm này chúng ta đi sâu phân tích các yếu tố
cấu thành của tội phạm này:
- Khách thể của tội phạm: là trật tự an toàn của hoạt động giao thông
đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Hành
vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đồng thời
gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác. Theo đó, chỉ những
hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tính chất nguy
hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức
khoẻ, tài sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời mới bị coi là phạm
tội hình sự.

- Mặt khách quan của tội phạm:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS, được hiểu: Hành vi không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và
hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông dẫn đến
thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản. Tuy nhiên, hành vi vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ của người tham gia giao thông đường
bộ đã đủ hay chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm cần phải căn cứ vào các quy
31
định của Luật giao thông đường bộ và văn bản hướng dẫn của các cơ quan có
thẩm quyền.

Hậu quả của hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội phạm này. Hành vi vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự nếu gây thiệt hại về tính mạng, gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ hoặc
tài sản của người khác. Để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều luật này
cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra.
Tội phạm hoàn thành kể từ khi có thiệt hại xảy ra.

So với Điều 202 BLHS năm 1999 thì Điều 260 BLHS 2015 được sửa đổi,
bổ sung năm 2017 có điểm mới hơn, quy định chi tiết các thiệt hại trong từng
khoản của điều luật, cụ thể hóa dấu hiệu của hành vi phạm tội tại khoản 1,
khoản 2 và khoản 3 của điều luật và bổ sung vào khoản 2 của điều luật về
“định lượng” cụ thể của hậu quả làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của một người hoặc nhiều người với tỷ lệ % tổn thương cơ
thể cụ thể, gây thiệt hại về tài sản có giá tri cụ thể tại từng khoản. Nhà làm luật
đã kế thừa chọn lọc những nội dung quy định có liên quan của Thông tư liên
tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày
28/8/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại
Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông.

- Mặt chủ quan của tội phạm: được thể hiện dưới hình thức lỗi vô ý (vô
ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả). Có thể hiểu là: Hành vi vi phạm các quy
định về tham gia giao thông đường bộ người phạm tội không thấy trước được
hậu quả xảy ra mặc dù phải thấy trước hoặc tuy rằng thấy rằng hành vi của
mình có thể xảy ra hậu quả nhưng cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có
thể ngăn chặn được.

- Chủ thể của tội phạm: chủ thể của tội phạm vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ đã thay đổi rất nhiều so với chủ thể của Điều 202
32
BLHS năm 1999. Cụ thể, chủ thể của điều Điều 202 BLHS năm 1999 chỉ là
người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Chủ thể của Điều 260
BLHS năm 2015 là người tham gia giao thông đường bộ. Cần phân biệt khái
niệm của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với khái niệm
của người tham gia giao thông đường bộ. Theo Khoản 22 Điều 3 Luật Giao
thông đường bộ năm 2008 quy định “Người tham gia giao thông gồm người
điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người
điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ” [26, tr 14] và khoản
23 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Người điều khiển
phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng
tham gia giao thông đường bộ”[26, tr 14]. Do đó, quy định chủ thể là người
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã dẫn đến không xử lý được đối
với người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ vi phạm các quy định về
trật tự an toàn giao thông đường bộ. Để khắc phục bất cập, hạn chế này Điều
260 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định chủ thể của tội phạm
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là những người tham gia
giao thông đường bộ. Như vậy, “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ” tại Điều 202 BLHS 1999, đã được đổi tên thành: “Tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại Điều 260 BLHS
2015. Điều 260 của BLHS 2015 đã bổ sung nội dung quy định tại khoản 1 của
Điều luật này, bằng cách thay cụm từ “điều khiển phương tiện” bằng từ "tham
gia” để bao quát đầy đủ các chủ thể tham gia giao thông đường bộ. Chủ thể của
tội phạm đã được mở rộng hơn, bao gồm tất cả những người tham gia giao
thông đường bộ và phải đáp ứng đủ điều kiện: có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Kết luận Chương 1

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là những hành
vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại BLHS, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý xâm phạm an toàn giao thông đường

33
bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,
tài sản của người khác.

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là tội phạm có
tính lịch sử. Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945, Nhà nước ta đã ban hành
một số văn bản pháp luật hình sự quy định về các tội xâm phạm an toàn giao
thông nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh phòng chống loại tội phạm
này. Đến Bộ luật hình sự năm 1985 đã phát huy tác dụng to lớn trong việc đấu
tranh phòng chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Tuy
nhiên, chưa quy định thành một tội phạm riêng biệt, mà quy định cả 04 loại
hành vi vi phạm gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không vào
cùng một điều luật “Vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây
hậu quả nghiêm trọng”. Bộ luật hình sự năm 1999, đã quy định thành một tội
riêng biệt nhưng chưa thể hiện đầy đủ chủ thể vi phạm. Đến Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã khắc phục được những bất cập, hạn
chế, tìm ra những điểm tiến bộ và phù hợp nhằm tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện hơn về loại tội phạm này.

Có thể nói, trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, những quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam đã ngày càng được hoàn thiện hơn, đáp ứng được các
yêu cầu về cải cách tư pháp và những đòi hỏi của thực tiễn, đặc biệt là trong giai
đoạn hiện nay khi tội phạm này đang có xu hướng gia tăng, đe dọa tính mạng,
sức khỏe, tài sản của công dân.

Chương 2
THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Khái quát tình hình thụ lý, xét xử tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ.

2.1.1. Tình hình tai nạn giao thông.

34
Theo số liệu của Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, giai đoạn
2015 – 2019: Tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp có chiều hướng
gia tăng.

Bảng số 2.1: Số vụ tai nạn giao thông trong tổng số vụ việc xảy ra tại
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra

TT Năm Số vụ Thiệt hại Ghi chú

Chết Bị thương Tài sản

01 2015 130 82 76

02 2016 139 79 73

03 2017 125 89 65

04 2018 134 82 92

05 2019 125 77 86

Tổng 653 409 392

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hằng năm của Công an thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai.
2.1.2. Tình hình thụ lý, xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ .
Theo số liệu thống kê từ năm 2015 đến năm 2019, TAND thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã thụ lý tổng số 226 vụ/232 bị cáo; xét xử 221/227
bị cáo phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Trung
bình mỗi năm xét xử khoảng 44 bị cáo, cụ thể là:

Bảng 2.2. Số vụ và số bị cáo Tòa án thụ lý, xét xử tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ từ 2015 – 2019.

Năm Số vụ thụ lý/bị cáo Số vụ xét xử/bị cáo

2015 46/48 41/43

2016 64/68 59/62

35
2017 69/70 55/56

2018 39/39 33/33

2019 37/37 33/33

Tổng 255/262 221/227

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa.

Việc xét xử cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Toà
án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã hạn chế các trường hợp
kết án oan người không có tội. Nhằm góp phần đấu tranh phòng chống tội
phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, trong giai đoạn từ
năm 2015 đến năm 2019, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã thực hiện
tương đối tốt hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với loại tội phạm này.
Toà án phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc xử
lý kịp thời, nghiêm minh, tránh bỏ lọt tội phạm, thể hiện đúng vị trí, vai trò
của cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Việc định tội danh và quyết định hình
phạt đúng đắn đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
đã góp phần đấu tranh phòng, chống tội này trên địa bàn thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai.

2.2. Thực tiễn xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ của Toà án nhân dân Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Thực tiễn định tội

Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Biên Hòa phải dựa trên các cơ sở pháp lý,
cơ sở lý luận, và cơ sở thực tiễn.

+ Cơ sở pháp lý: dựa trên quy định của BLHS, Luật giao thông đường
bộ, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC và các văn bản dưới luật
khác như Thông tư của Bộ giao thông vận tải, các thông tư liên tịch.

36
+ Cơ sở lý luận: đó là khoa học luật hình sự và khoa học định tội danh,
trong đó lý luận về các yếu tố cấu thành tội phạm là cơ sở đặc biệt quan trọng
để định tội danh về tội phạm này.

+ Cơ sở thực tiễn: trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác xét
xử hàng năm, kinh nghiệm xét xử của từng Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
Viện kiểm sát. Theo đánh giá tổng quan thì việc định tội danh tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ là đúng quy định của Bộ luật Hình sự.
Qua đó, góp phần đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả đối với loại tội phạm này.
Hầu hết các vụ án “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”
được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng quy định, xác định đúng tội danh
và thuyết phục được người phạm tội. Theo số liệu thống kê hàng năm cho
thấy các vụ án được xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có nhiều
vụ khó khăn, phức tạp, nhưng Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra đã phối
hợp chặt chẽ, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh.
Tuy nhiên, vẫn còn có những vụ án đánh giá chưa chính xác trong định
tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Toà án
nhân dân Thành phố Biên Hòa. Theo đánh giá, phân tích về định tội danh căn
cứ vào cấu thành tội phạm cho thấy một số hành vi phạm tội được định tội
danh chưa thật chính xác đã ảnh hưởng đến niềm tin của người dân cũng như
chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật hình sự.
Ví dụ 1: Vụ án Trần Mạnh Thống, phạm tội vi phạm quy định về điều
khiển giao thông đường bộ:
Khoảng 19 giờ 15 phút ngày 15/4/2017, Trần Mạnh Thống có giấy phép
lái xe ôtô hợp lệ, điều khiển xe ôtô tải biển số 60C-107.62 (do ông Phan Văn
Vui là chủ sở hữu), chở lợn (heo) vượt quá tải trọng cho phép 1.620kg, lưu
thông trên Quốc lộ 1A theo hướng ngã tư Vũng Tàu đi cầu Đồng Nai. Lúc
này, anh Lê Quang Minh, anh Nguyễn Đình Hiếu và anh Hà Văn Hùng là
Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt
Công an tỉnh Đồng Nai đang làm nhiệm vụ tại km 1871 + 300 Quốc lộ 1A,
phát hiện xe ôtô tải biển số 60C-107.62 do Thống điều khiển có dấu hiệu vi
37
phạm, anh Minh ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe nhưng Thống không chấp hành,
mà tiếp tục điều khiển xe ôtô tải biển số 60C-107.62 bỏ chạy về hướng đi
thành phố Hồ Chí Minh. Thấy vậy, anh Minh nhờ anh Nguyễn Đức Anh (là
người dân) điều khiển xe môtô chở anh Minh đuổi theo. Khi đến Trạm thu
phí cầu Đồng Nai đoạn thuộc km 1872 Quốc lộ 1A, khu phố 10, phường An
Bình, thành phố Biên Hòa anh Anh chở anh Minh vượt lên chặn trước đầu xe
ôtô tải biển số 60C-107.62, Thống buộc phải dừng xe trên làn đường thứ 4
tính từ lề phải theo hướng Thống lưu thông (làn xe số 11 Trạm thu phí cầu
Đồng Nai). Anh Minh đi đến bên trái cabin xe ôtô tải biển số 60C-107.62, yêu
cầu Thống xuống xe xuất trình giấy phép lái xe và giấy tờ xe. Thống vẫn để
máy xe hoạt động rồi xuống xe nhưng không xuất trình giấy tờ theo yêu cầu
của anh Minh mà có lời qua tiếng lại với anh Minh. Sau đó, Thống đi vòng
qua đầu xe sang mở cửa xe bên phải leo lên cabin rồi điều khiển xe ôtô tải
biển số 60C-107.62 lách sang bên phải tránh xe mô tô đang chặn trước đầu xe
Thống để cho xe chạy vào làn đường thứ 3 (làn xe số 10 Trạm thu phí cầu
Đồng Nai) bỏ chạy. Thấy vậy, anh Minh chạy bộ đuổi theo và yêu cầu Thống
dừng xe. Khi đến ngang cabin, anh Minh cầm đèn bin nhảy lên gõ trúng vào
gương chiếu hậu bên trái xe ôtô tải biển số 60C-107.62 để yêu cầu Thống
dừng lại. Khi chân anh Minh chưa tiếp đất thì phần thân cabin xe ôtô tải biển
số 60C-107.62 va quẹt vào hông lưng anh Minh làm anh Minh té ngã xuống
đường, bị bánh sau bên trái xe ôtô tải biển số 60C-107.62 do Thống điều khiển
cán qua người anh Minh làm anh Minh chết tại chỗ. Sau đó, Thống xuống xe
chạy trốn đến 17 giờ ngày 16/4/2017, Thống đến Công an phường Long Bình
Tân đầu thú. Sau tai nạn ông Phan Văn Vui (chủ xe) đã bồi thường cho gia
đình anh Minh 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng), gia đình bị cáo Thống đã
bồi thường cho gia đình anh Minh 10.000.000đ (Mười triệu đồng).

Tại bản án sơ thẩm số: 263/2017/HSST ngày 05/7/2017 của Tòa án nhân
dân thành phố Biên Hòa, đã áp dụng điểm d khoản 2 Điều 257, điểm p khoản
1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Trần Mạnh Thống 06 (sáu)
năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”.
38
Bị cáo Thống kháng cáo xin giảm nhẹ hình phat. Tại bản án phúc thẩm
số: 283/2017/HSPT ngày 27/10/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, đã
nhận định: Bị cáo đã tiếp tục bồi thường cho gia đình bị hại 5.000.000 đồng;
Bản án sơ thẩm xác định tội danh, điều luật bị cáo là có căn cứ. Tuy nhiên,
ngày xét xử sơ thẩm cũng là ngày Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày
20/6/2017 của Quốc Hội có hiệu lực pháp luật và cũng là ngày hết hiệu lực
của Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc Hội. Khi xét xử
cấp sơ thẩm không áp dụng Nghị quyết số 41 về việc hướng dẫn áp dụng một
số quy định có lợi cho người phạm tội. Do đó, chấp nhận kháng cáo của bị cáo
Trần Mạnh Thống, sửa bản án sơ thẩm. Áp dụng khoản 2 Điều 257, điểm b, p
khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự và Nghị quyết số 41/2017/QH14
ngày 20/6/2017 của Quốc Hội, xử phạt bị cáo Trần Mạnh Thống 02 (hai) năm
06 (sáu) tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 30/11/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai có báo cáo số
1446/VKS-P7 đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, theo hướng hủy bản án phúc
thẩm để xét xử lại. Ngày 12/6/2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định kháng nghị giám đốc
thẩm số 105/QĐ-VC3-V1 đối với bản án phúc thẩm số: 283/2017/HSPT ngày
27/10/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai; Đề nghị Ủy ban thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử giám đốc thẩm
theo hướng hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án sơ thẩm số:
263/2017/HSST ngày 05/7/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai để điều tra lại vụ án.

Tại quyết định số 55/2018/HS-GĐT ngày 09/11/2018 của Tòa án nhân


dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã nhận định: Tài liệu chứng cứ có
trong hồ sơ vụ án xác định Trần Mạnh Thống không có hành vi sử dụng vũ
lực, đe dọa dung vũ lực chống lại anh Minh, làm anh Minh không hoàn thành
nhiệm vị của mình. Nguyên nhân chính làm anh Minh tử vong là do Thống
không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, điều khiển xe bỏ chạy để trốn tránh việc

39
xử lý vi phạm. Hành vi bỏ chạy không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của Thống
đã vi phạm khoản 23 Điều 8, Điều 10 và Điều 11 Luật giao thông đường bộ,
dẫn đến hậu quả chết người. Đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” với tình tiết định khung tang
nặng là “Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển
hoặc hướng dẫn giao thông” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 202 Bộ luật
hình sự 1999. Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm đánh giá không đúng
các tình tiết khách quan và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Từ đó dẫn
đến sai lầm trong việc khởi tố, truy tố và xét xử, kết luận Trần Mạnh Thống
phạm tội “Chống người thi hành công vụ” là không chính xác. Tòa án cấp phúc
thẩm khi xét xử không làm rõ, khắc phục vi phạm của cấp sơ thẩm mà chỉ xét
yêu cầu kháng cáo của bị cáo, từ đó xét xử bị cáo Thống theo khoản 1 Điều
257 Bộ luật hình sự năm 1999 là không đúng tội danh, không đúng với chứng
cứ đã thu thập dẫn đến xử mức hình phạt 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù là quá
nhẹ. Do đó, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dâncấp
cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, hủy bản án phúc thẩm số: 283/2017/HSPT
ngày 27/10/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai và bản án sơ thẩm số:
263/2017/HSST ngày 05/7/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai về phần tội danh và hình phạt của bị cáo Trần Mạnh Thống;
giao hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh để
điều tra lại vụ án.

Ngày 19/7/2019, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã đưa vụ án ra
xét xử lại. Tại bản án sơ thẩm số 322/2019/HS-ST ngày 19/7/2019 của Tòa án
nhân dân thành phố Biên Hòa áp dụng điểm d khoản 2 Điều 202; Điều 36;
điểm b, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi,
bổ sung năm 2009, xử phạt bị cáo Trần Mạnh thống 05 (Năm) năm 06 (sáu)
tháng tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ”. Hình phạt bổ sung: Cấm Trần Mạnh Thống hành nghề lái xe ô tô tải thời
hạn 02 (Hai) năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

40
Ngày 22/7/2019, bị cáo Trần Mạnh Thống có đơn kháng cáo đề nghị
xem xét lại tội danh và hình phạt. Bị cáo thừa nhận toàn bộ nội dung như bản
án sơ thẩm nhưng bị cáo cho rằng bị cáo không phạm tội “Vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” mà chỉ phạm vào tội “Chống
người thi hành công vụ”.

Tại bản án phúc thẩm số 416/2019/HS-PT ngày 25/11/2019 của Tòa án


nhân dân tỉnh Đồng Nai, đã tuyên xử: không chấp nhận kháng cáo của bị cáo
Trần Mạnh Thống, giữ nguyên bản án sơ thẩm số 322/2019/HS-ST ngày
19/7/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa.

2.2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt

Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật để xét xử các tội vi quy định
về tham gia giao thông đường bộ thời gian qua của các Tòa án nhân dân nói chung
và Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa nói riêng cho thấy đã thu được kết quả tốt
mang một ý nghĩa hết sức to lớn, thể hiện được tính nghiêm khắc trong pháp luật
hình sự là kiên quyết trừng trị kẻ phạm tội, song cũng phần nào thể hiện tính nhân
đạo của Nhà nước trong việc khoan hồng đối với những người phạm tội lần đầu,
thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, hậu quả thiệt hại trong vụ án thấp và khắc
phục hậu quả do hành vi tội phạm mà mình đã gây ra.

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, Tòa án nhân dân thành phố
Biên Hòa đã thực hiện tương đối tốt việc áp dụng quy định pháp luật về trách nhiệm
hình sự cũng như quyết định hình phạt, nhằm góp phần cho công tác đấu tranh
phòng, chống tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Tuy nhiên
cũng còn một số vụ án đánh giá về nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi của bị cáo.
Chẳng hạn như trong quá trình giải quyết vụ án chưa bồi thường bất kỳ khoản tiền
nào cho gia đình bị hại, Toà án cấp sơ thẩm lại áp dụng tình tiết giảm nhẹ là bồi
thường khắc phục hậu quả để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

41
Bảng 2.3. áp dụng hình phạt khi xét xử sơ thẩm tội “Vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn Thành phố Biên Hòa giai đoạn
2015 – 2019.

Hình phạt chính

Hình phạt tù có thời hạn Hình


Tổng
Cải tạo Đến 03 phạt
Năm số bị Phạt Từ 03 Từ 07
không năm/ cho bổ
cáo tiền năm đến năm đến sung
giam giữ hưởng
07 năm 15 năm
án treo

2015 43 01 40/10 02

2016 62 03 58/17 01

2017 56 02 48/18 04

2018 33 0 32/10 00

2019 33 0 30/10 03

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa.

Qua số liệu cho thấy, trong 227 bị cáo được đưa ra xét xử thì có 143 bị
cáo bị xét xử hình phạt tù đến 3 năm, chiếm tỷ lệ 62,99%; tù trên ba năm đến
7 năm có 10 bị cáo chiếm tỷ lệ 4,4%; cải tạo không giam giữ có 6 bị cáo, chiếm
tỷ lệ 2,64%. Không có bị cáo xử phạt tiền. Chất lượng xét xử sơ thẩm liên quan
đến trách nhiệm hình sự, mức hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham
gia GTĐB đa phần đảm bảo đúng pháp luật hình sự quy định, đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật.

2.4. Bảng số bị cáo bị phạt tù không quá 03 năm được hưởng án treo.

Năm Số người phạt tù Trong đó số người cho Tỷ lệ %


không quá 03 năm hưởng án treo

2015 40 10 25%

42
2016 58 17 29,31%

2017 48 18 37,5%

2018 32 10 31,25%

2019 30 10 33,33%

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa.

Số liệu cho thấy, trong thời gian 05 năm từ năm 2015 – 2019, Tòa án
thành phố Biên Hòa xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ, hình phạt chủ yếu là hình phạt dưới 03 năm và phạt tù cho hưởng án treo.
Số bị cáo bị phạt tù dưới 03 năm cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ 31,73%. Chất
lượng áp dụng hình phạt và xác định hình phạt đối với tội vi phạm quy định
về tham gia GTĐB là khá thuyết phục, việc xét xử đúng với tính chất vụ việc,
đúng tội danh, đúng người vi phạm. Đối với việc áp dụng hình phạt tù cho
hưởng án treo, các trường hợp cho hưởng án treo cũng đảm bảo đúng các quy
định của pháp luật, theo đó thể hiện tính đúng đắng của Tòa án, Viện kiểm sát,
đây cũng là một trong nhưng nguyên tắc xử lý đối với tội phạm hình sự cũng
như đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan pháp luật về công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho
thấy vẫn còn nhiều bản án quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ, chưa
tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Tuy nhiên cũng
còn có một số bản án Toà án nhận định không đúng các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dẫn đến áp dụng pháp luật không chính xác và
cho hưởng án treo không đúng pháp luật dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu
đấu tranh phòng, chống tôi phạm.

Ví dụ: Nguyễn Văn Lộc phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phường
tiện giao thông đường bộ:

Khoảng 11 giờ 10 phút , ngày 04/6/2016, Nguyễn Văn Lộc có giấy phép
lái xe theo quy định, điều khiển xe ô tô biển số 60C-174.59 lưu thông trên
đường Quốc lộ 1A hướng từ huyện Long Thành đi ngã tư Vũng Tàu. Khi đến
43
đoạn đường thuộc xã Tam Phước, thành phố Biên Hoà, mặt đường trải nhựa
bằng phẳng có dãi phân cách cứng chia thành hai phần đường lưu thông ngược
chiều. Chiều đường (theo hường xe của Lộc lưu thông) rộng 16 m10, có vạch
sơn phân chia thành 04 làn đường lưu thông, bên phải giao nhau với đường
Hàm Nghi, cùng lúc này phía trước cùng chiều, anh Võ Văn Sang điều khiển
xe mô tô biển số 61D1-527.46 chở bà Võ Thị Bé Hai và cháu Võ Lâm Trần
Gia Hân ngồi sau xe đang lưu thông trên làn đường giành cho xe mô tô. Do
Lộc chuyển hướng xe không chú ý quan sát phía trước, nên đụng vào phía sau
xe mô tô 61D1-527.46 do anh Sang điều khiển, làm anh Sang, bà Hai và cháu
Hân cùng xe mô tô ngã xuống đường làm anh Sang, bà Hai bị xay sát nhẹ, còn
cháu Hân bị xe mô tô đè lên chân phải gây thương tích với tỷ lệ 46%. Quá
trình điều tra, Nguyễn Văn Lộc đã bồi thường chi phí điều trị và các khoản
chi phí khác cho cháu Hân, đại diện hợp pháp của cháu Hân đã làm đơn bãi
nại cho Lộc.

Tại bản án sơ thẩm số 156/2017/HSST ngày 25/4/2017 của Toà án nhân


dân thành phố Biên Hoà quyết định: áp dụng khoản 1 Điều 202; điểm b, p
khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Lộc 08 (tám) tháng
tù.

Ngày 26/4/2017, bị cáo Lộc có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại bản án phúc thẩm số 208/2017/HSPT ngày 25/8/2017 của Toà án


nhân dân tỉnh Đồng Nai, đã nhận định: Toà án cấp sơ thẩm tuyên xử bị cáo
Lộc về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ” theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng
pháp luật. Tuy nhiên, về áp dụng hình phạt đối với bị cáo trong vụ án, Toà án
cấp sơ thẩm chưa có sự cân nhắc, xem xét áp dụng quy định có lợi cho người
phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (ban hành kèm theo Công
văn số 276/TANDTC-PC ngày 13/9/2016 của Toà án nhân dân tối cao quy
định ở khoản 4, Điều 260 Bộ luật hình sự 2015: “Người tham gia giao thông
đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương

44
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể
từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02
người trở lên mà tổng tỳ lệ tổn thương co thể của những người này từ 31% đến
60% thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cải tạo
không giam giữ đến 03 năm”. Theo tinh thần Công văn 276/TANDTC-PC
ngày 13/9/2016 của Toà án nhân dân tối cao thì không phải cách ly bị cáo khỏi
xã hội mà xử bị cáo hình phạt tiền cũng đủ tác dụng răn đe, giáo dục và phòng
ngừa chung. Do đó, cấp phúc thẩm đã tuyên xử chấp nhận kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt của bị cáo Lộc, sửa bản án sơ thẩm, xử phạt bị cáo Lộc
30.000.000 đồng.

Ví dụ: Nguyễn Đình Minh phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ”:

Khoảng 10 giờ 05 phút ngày 25/4/2019, Nguyễn Đình Minh có giấy phép
lái xe theo quy định, điều khiển xe ô tô tải cẩu biển số 60N-8972, lưu thông
đến khu vực giao nhau giữa đường Đinh Quang Ân và đường Võ Nguyên Giáp
thuộc khu phố Tân Cang, phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, để cẩu
hàng. Sau khi cẩu hàng xong, Minh điều khiển xe đi lùi từ đường Đinh Quang
Ân ra đường Võ Nguyên Giáp; trên đường Võ Nguyên Giáp theo hường vòng
xoay từ cổng 11 về hướng huyện Trảng Bom, Minh tiếp tục điều khiển xe ô tô
đi lùi khoảng 20m nhưng do quan sát không kỹ lòng lề đường nên để phần bên
phải đuôi xe ô tô va chạm vào người ông Đinh Quang Hải đang đi bộ phái sau
xe của Minh làm ông Hải ngã xuống đường và bị bánh sau bên phải xe ô ô do
Minh điều khiển cán lên tay trái và 02 chân ông Hải. Hậu quả làm ông Hải bị
thương nặng được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai. Đến ngày
05/5/2019, ông Hải được gia đình đưa về nhà và tử vong tại nhà vì đa chấn
thương. Quá trình điều tra, bị cáo đã bồi thường cho gia đình bị hại
100.000.000 đồng và người đại diện hợp pháp của ông Hải có đơn bãi nại đề
nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo.

45
Tại bản án sơ thẩm số 485/2019/HSST ngày 18/10/2019 của Toà án nhân
dân thành phố Biên Hoà đã quyết định: áp dụng điểm a khoản 1 Điều 260;
điểm b,s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, xử phạt
bị cáo Minh 01 (một) năm tù.

Ngày 29/10/2019, bị cáo Minh kháng cáo xin được hưởng án treo.

Tại bản án phúc thẩm số 45/2020/HSPT ngày 24/02/2020 của Toà án


nhân dân tỉnh Đồng Nai, đã nhận định: Toà án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông theo điểm a khoản 1 Điều 260
của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 là có căn cứ và phù hợp pháp
luật. Bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tự nguyện bồi thường thiệt
hại, người đại diện hợp pháp của ông Hải có đơn bãi nại đề nghị miễn trách
nhiệm hình sự cho bị cáo. Cấp sơ thẩm áp dụng cho bị cáo điển b,s khoản 1
Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, không áp dụng khoản 2
Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 là thiếu sót. Do đó, cấp
phúc thẩm đã quyết định: chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo, áp dụng điểm
a khoản 1 Điều 260; điểm b,s khoản 1, 2 Điều 51 và Điều 65 của Bộ luật hình
sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, xử phạt bị cáo Minh 01 (năm) tù nhưng cho
hưởng án treo, thời gian thử thách là 02 (hai) năm tính từ ngày tuyên án phúc
thẩm.

Thực tiễn xét xử vụ án hình sự tại địa bàn thành phố Biên Hòa, trong đó
các vụ án “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” được định tội
danh và quyết định hình phạt tương đối đúng người, đúng tội. Một số khó khăn
mà Toà án nhân dân Thành phố Biên Hoà gặp phải trong việc xác định lỗi,
đánh giá mức thiệt hại về tài sản là lớn nhưng lại không được tiến hành định
giá tài sản, hoặc người bị hại khi bị ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại từ chối
giám định thương tích, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử dễn dẫn đến việc định tội danh mang tính
chủ quan, xử lý không đúng khung hình phạt, thậm chí bỏ lọt tội phạm.

46
2.3 Một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ và nguyên nhân.

2.3.1. Những hạn chế, vướng mắc

Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự hiện hành về tội phạm
này những năm gần đây cho thấy giữa các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn
một số bất cập, vướng mắc trong việc định tôi danh và quyết định hình phạt,
cụ thể là:

- Điều 260 BLHS 2015 định lượng cụ thể các tình tiết định tội và định
khung hình phạt thành các điểm, khoản tương ứng. Tuy nhiên, việc định lượng
còn thiếu chính xác, không đầy đủ dẫn đến một số hạn chế, vướng mắc.

Ví dụ 1: Ngày 12/5/2019, B lái xe mô tô đi sai phần đường nên đụng


vào xe mô tô gây tai nạn làm một người người bị tổn thương cơ thể 65% và
một người bị tổn thương cơ thể 90%. Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của hai
người là 155%. Hành vi của B đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ” quy định tại điểm e khoản 2 Điều 260 BLHS 2015.

Ví dụ 2: Ngày 16/7/2019, A lái xe ô tô đi sai phần đường đụng vào xe


mô tô gây tai nạn làm một người chết và một người bị thương với tỷ lệ tổn
thương cơ thể là 90%. Đối chiếu với Điều 260 BLHS năm 2015, thì hành vi
của C chỉ phạm vào tôi “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”
quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015.

Hai vụ việc trên cho thấy hậu quả do hành vi của A gây ra lớn hơn hậu
quả do hành vi của B gây ra nhưng trách nhiệm hình sự của A (khoản 1 Điều
260 BLHS) lại nhẹ hơn trách nhiệm hình sự của B (điểm b khoản 2 Điều 260
BLHS).

Ví dụ 3: Ngày 10/11/2018, C lái xe ô tô đi sai phần đường nên đụng vào


xe mô tô gây tai nạn làm một người bị tổn thương cơ thể 75%, một người bị
tổn thương cơ thể 80% và một người bị tổn thương cơ thể 87%. Hậu quả làm
ba người bị thương với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể là 242%. Hành vi của C

47
đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy
định tại điểm b khoản 3 Điều 260 BLHS 2015.

Ví dụ 4: Ngày 10/12/2018, D lái xe ô tô đi sai phần đường nên đụng vào


xe mô tô gây tai nạn làm hai người chết và một người bị tổn thương cơ thể
95% . Hành vi của D chỉ phạm vào tội “Vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 260 BLHS 2015.

Như vậy, hậu quả do hành vi của D gây ra nghiêm trọng hơn hậu quả do
hành vi của C gây ra nhưng trách nhiệm hình sự của D lại nhẹ hơn trách nhiệm
hình sự của C. Điều này là trái với các quy định của Bộ luật hình sự.

- Đánh giá không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội, dẫn đến việc cho người phạm tội hưởng án treo không đúng. Thực tế cho
thấy, tội phạm xảy ra thường rất đa dạng, trong từng vụ án cụ thể thì hành vi
của mỗi bị cáo là rất khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội.
Chính vì thế, BLHS đã quy định ra nhiều khung hình phạt khác nhau, trong
mỗi khung luôn xác định mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt được áp
dụng đối với người phạm tội. Quy định đó giúp cho Tòa án có thể linh hoạt
trong việc lựa chọn và quyết định một hình phạt nhất định đối với mỗi bị cáo,
phù hợp với từng trường hợp cụ thể mà không bị rập khuôn, máy móc. Tuy nhiên,
để việc áp dụng được đúng đắn thì khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào
quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, cùng các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự. Nếu đủ điều kiện thì Tòa án mới quyết định áp dụng
hình phạt tù cho hưởng án treo đối với bị cáo.

Trong thực tiễn xét xử, có những trường hợp Tòa án đã đánh giá không
đúng về tính chất, mức độ nguy hiểm, đã thực hiện việc áp dụng tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng xử dưới khung hình phạt có điều
kiện cho bị cáo được hưởng án treo. Hay đánh giá sai tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện, từ đó chỉ xử phạt
tiền là chưa thỏa đáng.
48
- Quy định của Điều 260 BLHS còn gây khó khăn cho việc xác định thiệt
hại để áp dụng tình tiết tăng nặng. Thực tiễn cho thấy thiệt hại do vi phạm các
quy định về tham gia giao thông đường bộ gây ra thường là kết quả của nhiều
nguyên nhân, điều kiện gắn liền với nhau và thường gặp các trường hợp: lỗi
hoàn toàn thuộc về bên gây tai nạn; lỗi hỗn hợp; do một phần lỗi của người bị
hại hoặc lỗi của người thứ ba.

- Quyết định hình phạt chưa tương xứng với mức độ lỗi và hậu quả thực
tế gây ra. Thực tiễn xét xử cho thấy, do quan điểm khác nhau về đường lối xử
lý nên ở một số Tòa án đã xử phạt rất nghiêm khắc đối với các bị cáo, nhưng
ngược lại ở một số Tòa án khác lại xử phạt quá nhẹ.

- Hình phạt tiền mặc dù được quy định trong chế tài lựa chọn của Điều
260 BLHS, nhưng lại không được áp dụng trong thực tiễn xét xử về tội phạm
này ở Toà án Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Hoạt động áp dụng hình phạt đó là
chưa quán triệt tốt tình thần Cải cách tư pháp hướng thiện, chính sách hình sự
nhân đạo, hướng thiện, tăng cường hình phạt tiền ở nước ta.

2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế, vướng mắc

- Hệ thống pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm các quy định tham
gia giao thông đường bộ, nhất là quy định của Điều 260 chưa đồng bộ, thiếu
chính xác. Điều 260 BLHS năm 2015 mặc dù còn rất mới so với Điều 202
BLHS năm 1999. Nhưng qua quá trình áp dụng điều luật trong BLHS đã bộc
lộ một số hạn chế về soạn thảo các điều luật, đặc biệt là tội phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ, cụ thể như:

+ Việc người làm luật quy định hành vi vi phạm của người điều khiển
phương tiện giao thông (là nguồn nguy hiểm cao độ) với người tham gia giao
thông khác trong cùng một điều luật, cùng chung một chế tài là chưa thực hiện
tốt việc phân hoá trách nhiệm hình sự;

+ Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây
thương tích nặng cho người khác thực chất là trường hợp riêng của tội vô ý

49
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy
tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139 BLHS). Tuy nhiên, theo
khoản 1 Điều 139 BLHS thì hành vi vô ý gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60% đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự; còn theo khoản 1
Điều 260 BLHS thì tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên mới cấu thành tội
phạm;

+ Tại điểm b, khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 quy định: “trong tình
trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
quá mức quy định, có sử dụng ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác” [23, tr
278]. Bên cạnh đó tại khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ để xác định
tình trạng say là “người lái xe đang điều khiển xe …có nồng độ cồn vượt quá
tám mươi miligam/một trăm mililít máu hoặc bốn trăm mililít/một lít khí thở
hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng”[26, tr20]. Còn “các
chất kích thích mạnh khác” là những chất nào thì chưa có hướng dẫn cụ thể và
việc Tòa án áp dụng tình tiết này vẫn chưa có thống nhất với nhau;

+ Vấn đề định lượng hậu quả của tội phạm thiếu chính xác dẫn đến khó
khan trong áp dụng pháp luật; nhất là phân biệt các khung hình phạt…

- Công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, kịp
thời và còn nhiều bất cập là một nguyên nhân đưa đến sự hạn chế về xét xử
đối với loại tội này. Mặc dù việc hướng dẫn áp dụng pháp luật của Toà án nhân
dân tối cao đã được quan tâm, như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán hoặc
bằng công văn, báo cáo tổng kết... Nhưng việc giải thích hướng dẫn còn nhiều
bất cập, chưa đầy đủ. Mặc dù Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã
đã ban hành đến nay đã lâu nhưng có những văn bản hướng dẫn chưa được
thay thế hoặc có văn bản hướng dẫn nào phủ nhận hiệu lực của nó.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ Thẩm phán chưa thực sự đáp ứng được
trong điều kiện hiện nay. Một số Thẩm phán chưa tích cực học tập, rèn luyện
để nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; trách nhiệm, tác phong
công tác chưa cao; việc nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ nên không phát hiện được
50
những điểm còn mâu thuẫn, thiếu sót trong quá trình điều tra, truy tố, tinh thần
trách nhiệm chưa cao, ngại va chạm, thiên vị do thân quen, sự tác động của cơ
chế thị trường đã phần nào dẫn đến những bản án, quyết định của Toà án được
ban hành thiếu dân chủ và khách quan.

Kết luận chương 2

Đây là chương được tác giả tập trung phân tích thực trạng về áp dụng
pháp luật hình sự về tội vi pham quy định về tham gia giao thông đường bộ
trong giai đoạn 5 năm từ năm 2015 – 2019 trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Các số liệu được thu thập từ Công an thành phố Biên Hòa, Tòa án nhân dân
thành phố Biên Hòa. Các số liệu lấy từ nguồn của các cơ quan trong hệ thống
chính trị, cơ quan tư pháp, theo đó đảm bảo làm cơ sở cho việc phân tích đánh
giá thực trạng trong xác định trách nhiệm hình sự và xác định tội danh.

Việc xét xử các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên cũng còn bộc lộ
những thiếu sót và hạn chế đó là các quy định của pháp luật còn chưa phù hợp
với thực tiễn, sự nhận thức và vận dụng các quy định của pháp luật chưa được
thống nhất dẫn đến việc áp dụng các quy định của pháp luật về các tội xâm
phạm an toàn giao thông đường bộ đôi lúc còn tùy tiện, chưa có tác dụng trong
việc giáo dục , đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.

Từ đó đưa ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc nêu trên trong
quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm an
toàn giao thông đường bộ nói chung và tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ nói riêng.

Chương 3

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ TỘI
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.

3.1. Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng xét xử tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ.

51
3.1.1. Yêu cầu của Cải cách tư pháp

Cần phải quán triệt đầy đủ, nghiêm túc đường lối của Đảng được thể hiện
trong Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một
số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Nghị quyết số 49
- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020”, ngày 12/3/2014, Bộ chính trị đã ban hành Kết luận số 92 –
KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW. Kết luận đã chỉ
rõ: “các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương cần phát huy những kết
quả đạt được, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tiếp tục thực hiện mục
tiêu, quan điểm, phương hướng cải cách tư pháp nêu trong nghị quyết số 49-
NQ/TW của Bộ chính trị khoá IX vẫn còn phù hợp”. Theo tinh thần Nghị quyết
49-NQ/TW thì mục tiêu cải cách tư pháp là: "xây dựng nền tư pháp trong sạch,
vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục
vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp
mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao"
[2]. Quyết định 1586/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng
chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông
đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và các văn bản pháp luật
của Nhà nước như BLHS, BLTTHS.... Như vậy, có thể thấy rằng việc nâng
cao chất lượng xét xử của Toà án là mục tiêu hết sức quan trọng của cải cách
tư pháp.

- Trong quá trình cải cách bộ máy Nhà nước, Đảng đã rất quan tâm đến
cải cách tư pháp. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định: "Cải cách
tổ chức; nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao
tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra…
truy tố, xét xử và thi hành án". Vấn đề này tiếp tục được đề cập đến tại Báo
cáo chính trị của Đại hội X năm 2006 và Đại hội XI năm 2011. Báo cáo chính
trị tại Đại hội XI đưa ra quan điểm về đẩy mạnh cải cách tư pháp trong thời
gian tới với mục đích "xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo

52
vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người". Đường lối, chính sách hình
sự của Đảng và Nhà nước ta là kiên quyết đấu tranh phòng ngừa, kết hợp với
giáo dục, răn đe; giữ nghiêm kỉ cương; cảm hóa con người, đề cao tính nhân
đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh của các cơ quan bảo về
pháp luật, các tổ chức đoàn thể xã hội và mọi công dân trong cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm.

- Phải xác định việc xử lý người phạm tội thông qua việc áp dụng pháp
luật của Tòa án chủ yếu nhằm giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung. Trong
đó, cần xác định việc giáo dục người phạm tội là một công việc lâu dài với
nhiều biện pháp để họ có điều kiện sửa chữa sai lầm, giúp đỡ họ lấy lại niềm
tin trong cuộc sống và trở thành công dần có ích cho xã hội.

- Tăng cường công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật. Công tác hướng
dẫn áp dụng thống nhất pháp luậ, qua đó tháo gỡ nhiều vướng mắc về áp dụng
pháp luật trong thực tiễn xét xử nói riêng và hoạt động tư pháp nói chung.

3.1.2. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con
người
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì
dân tất cả quyền lực thuộc về người dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền là
yêu cầu tất yếu khách quan của sự nghiệp đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh:
“Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do
Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị...”. Vì
vậy, nhà nước phải coi trọng đúng mức những ý kiến phản hồi của người dân,
qua đó đánh giá chất lượng quản lý của nhà nước. Lắng nghe ý kiến của người
dân, coi các ý kiến của người dân như sự phản biện tích cực để từ đó thu thập
và xử lý thông tin làm cơ sở đối chiếu, cũng như phân tích, đánh giá tình hình
tội phạm. Nếu làm tốt những vấn đề đó thì trong việc định tội và xác định tội
danh, trách nhiệm pháp lý, mức hình phạt sẽ đúng với quy định của pháp luật
hình sự.
53
3.1.3. Yêu cầu phòng chống tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ…

Những yêu cầu đối với công tác tư pháp nói chung và hoạt động xét xử
nói riêng được Bộ Chính trị đề ra là "phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình
đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan". Áp dụng các quy định của
pháp luật trong xét xử các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ bộ đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu mà Nghị quyết của đảng
đề ra. Để đảm bảo yêu cầu này, khi xét xử các Thẩm phán cần bám sát những
yêu cầu cụ thể, đó là:

Trong xét xử các vụ án hình sự về các tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ của Tòa án các cấp phải đảm bảo sự công bằng, dân chủ,
thực hiện đúng chính sách nhân đạo của Nhà nước trong xét xử người phạm
tội, đạt được mục tiêu giáo dục, răn đe và ngăn ngừa tội phạm. Nhằm đảm bảo
công bằng, dân chủ trong hoạt động xét xử, Tòa án cần phải thực hiện đầy đủ
các quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
trước khi đi đến một quyết định áp dụng pháp luật hình sự đối với họ.

Chủ thể áp dụng pháp luật là Thẩm phán, Hội thẩm của Tòa án các cấp
phải có những hiểu biết cần thiết về những đặc điểm của nhóm tội xâm phạm
an toàn giao thông để bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và đạt hiệu
quả. Việc bảo đảm yêu cầu này cần phải được cụ thể hóa bằng những quy định
và cơ chế thực hiện từ việc đào tạo, bố trí lực lượng Thẩm phán, Hội thẩm làm
công tác xét xử cần có tính chuyên môn hóa cao về các tội xâm phạm an toàn
giao thông đường bộ.

Tòa án khi xét xử đối với người phạm các tội phạm nói chung, cũng như
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ phải đúng đắn, chính
xác có tính giáo dục, thuyết phục cao, không làm oan người vô tội, không xử
sai hoặc để bị hủy, bị sửa án. Đây là yếu cầu rất cần thiết đang đặt ra đối với
chủ thể áp dụng pháp luật. Đảm bảo yêu cầu này sẽ lấy được lòng tin của nhân
dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.
54
Hoạt động áp dụng pháp luật để xét xử các tội xâm phạm an toàn giao
thông đường bộ của Tòa án các cấp phải được đổi mới cùng với yêu cầu chung
về đổi mới công tác tư pháp.

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng xét xử tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ.

3.2.1. Hoàn thiện Điều 260 Bộ luật hình sự

- Tách Điều 260 BLHS thành 2 tội độc lập:

Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Bộ
luật hình sự năm 1999 đều có quy định đối với việc xử lý vi phạm khi tham
gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên, tên tội danh đối với hành vi vi phạm khi
tham gia giao thông đường bộ đã có sự thay đổi. Nếu như trước đây hành vi
của đi bộ tham gia giao thông gây tai nạn làm thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng
hoặc tài sản của người khác chưa có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự
và trong Bộ luật hình sự năm 1999, hành vi này cũng chưa được quy định. Do
đó, để phù hợp với tình hình thực tiễn xã hội và để có căn cứ truy cứu trách
nhiệm hình sự của người đi bộ tham gia giao thông, Bộ luật hình sự năm 2015,
sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định hành vi này tại Điều 260 mở rộng thêm
chủ thể phạm tội trong đó có người đi bộ tham gia giao thông gây tai nạn. Điều
202 BLHS năm 1999 quy định là tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ”; Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017 quy định là “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
Việc thay đổi tên điều luật dẫn đến sự thay đổi về chủ thể đối với tội phạm
này, từ “người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” thành “người
tham gia giao thông đường bộ”. Như vậy, Luật mới quy định rộng hơn về chủ
thể của hành vi gồm tất cả những người tham gia giao thông kể cả những người
khi tham gia giao thông là người đi bộ. Việc xử lý hình sự đối với người đi bộ
vi phạm luật giao thông gây hậu quả nghiêm trọng là cần thiết và tiến bộ. Tuy
nhiên, tại Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Nguồn nguy hiểm cao
độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy
55
công nghiệp đang hoạt động, vũ khí…”[20, tr 272]. Như vậy, các phương tiện
vận tải cơ giới tham gia giao thông là nguồn nguy hiểm cao độ và người điều
khiển phương tiện giao thông vận tải cơ giới khi tham gia giao thông chính là
người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ và có trách nhiệm trong trường hợp
gây ra thiệt hại. Vì vậy, trong trường hợp có cùng hành vi vi phạm an toàn
giao thông đường bộ như nhau và gây ra thiệt đến tính mạng, thiệt hại nghiêm
trọng đến sức khỏe, tài sản của người khác thì tính nguy hiểm của hành vi của
người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là lớn hơn so với
người đi bộ. Trách nhiệm hình sự mà người điều khiển phương tiện giao thông
cơ giới và người đi bộ phải chịu là khác nhau. Do đó, Điều 260 BLHS năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 mở rộng chủ thể của hành vi vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ gồm cả người điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ và người đi bộ trên đường bộ là không hợp lý bởi tính
chất nguy hiểm của hành vi do các chủ thể trên gây ra có sự khác biệt lớn. Nếu
cùng điều chỉnh hành vi vi phạm của hai chủ thể này trong một điều luật, với
chung một mức hình phạt sẽ không đảm bảo nguyên tắc công bằng trước pháp
luật đối với các chủ thể trên. Vì vậy, nên chăng cần phân hoá trách nhiệm hình
sự bằng cách trách Điều 260 thành 2 tội:

+ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ;

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (ngoài điều
khiển) với chế tài quy định nhẹ hơn.

- Điều chỉnh lại yếu tố định lượng tại các khoản của Điều 260 BLHS:

Về cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Khoản 1 Điều 260 quy định: “Người nào tham gia giao thông đường bộ
mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người
khác thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt …:

56
a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng”.

Việc quy định như trên là chưa thể hiện được tính răn đe của pháp luật
hình sự trong trường hợp người nào điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60% đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm và trường hợp gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này từ 31% đến 60% đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Trong quá trình cải cách tư pháp hiện nay, chúng ta hướng đến một chính sách
pháp luật hình sự nhân đạo, phi hình sự hóa một số tội phạm, giảm nhẹ hình
phạt đối với nhiều tội phạm.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tình hình các tội xâm phạm an toàn giao
thông đường bộ, đặc biệt là vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ hiện nay vẫn không ngừng tăng, nhận thức và ý thức pháp luật của người
dân khi tham gia giao thông vẫn còn nhiều hạn chế. Như vây, Điều 260 BLHS
2015 chưa đảm bảo được nguyên tắc xây dựng luật là “các tình tiết mang tính
chất định tính cần được khắc phục đưa vào trong nội dung của các điều khoản
trong các tội phạm cụ thể”. Vì vậy, cần quy định bổ sung các trường hợp trên
vào khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

57
Theo chúng tôi, có thể hoàn thiện vấn đề định lượng ở các khoản tương
ức của Điều 260 để xử lý các bất cập của Điều luật bằng cách bổ sung một số
tình tiết mới như:

+ Khoản 2 Điều 260 BLHS bổ sung thêm 2 tình tiết: 1/ Khi có 2 tình
tiết quy định ở khoản 1 trở lên; 2/ Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác;

+ Khoản 3 Điều 260 BLHS bổ sung thêm 2 tình tiết: 1/ Khi có 2 tình
tiết quy định ở khoản 2 trở lên; 2/ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác;

- Về hình phạt:

Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định hình
phạt bổ sung đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm. Tuy nhiên, quy định về hình phạt bổ sung này được kết cấu
thành một khoản riêng và không có tính bắt buộc mà chỉ quy định người phạm
tội “có thể” bị áp dụng hình phạt bổ sung này. Vì vậy, việc áp dụng hình phạt
bổ sung hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người áp dụng pháp luật.
Thực tiễn xét xử về tội phạm này cho thấy các Thẩm phán thường áp dụng
hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo và
không áp dụng hình phạt bổ sung khi quyết định hình phạt đối với tội phạm
này. Hình phạt bổ sung được quy định tại điều luật này là “Cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định” chỉ có thể áp dụng đối
với những người có chức vụ, nghề nghiệp hay công việc trong lĩnh vực giao
thông vận tải như lái xe… Đối với những người vi phạm khác mà không phải
là người có chức vụ, nghề nghiệp hay công việc liên quan đến lĩnh vực giao
thông vận tải thì không áp dụng được hình phạt bổ sung này. Thực tế có nhiều
trường hợp người vi phạm giao thông gây chết người bị xử lý hình sự nhưng
do chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo
nên họ vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà không bị
hạn chế nào. Điều này không hợp lý bởi đối với tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ thì chủ thể tuy vô ý về hậu quả nhưng lại cố ý về hành
58
vi vi phạm, việc người phạm tội vẫn có thể tham gia giao thông bình thường
mà không chịu bất cứ sự hạn chế nào trong thời gian chấp hành hình phạt do
vi phạm tội phạm này là sự đe dọa không nhỏ tới an toàn giao thông. Vì vậy,
để khắc phục những hạn chế này, nên quy định hình phạt bổ sung đối với tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là tước giấy phép lái xe
có thời hạn. Việc quy định hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe có thời
hạn là cũng đầy đủ cho việc người phạm tội không được hành nghề hoặc điều
khiển xe trong thời gian bị tước giấy phép.

3.2.2. Tăng cường hướng dẫn áp dụng Điều 260 Bộ luật hình sự

Về tình tiết “Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố
ý không cứu giúp người bị nạn”. Đối với hành vi của người điều khiển phương
tiện giao thông gây tai nạn sau đó cố tình không cứu giúp người bị nạn dẫn
đến người đó chết thì thực tiễn định tội có những vướng mắc do hành vi này
thỏa mãn đồng thời dấu hiệu hành vi khách quan được mô tả tại Điều 132
BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: Tội không cứu giúp người đang
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và Điều 260 BLHS năm 2015, sửa
đổi, bổ sung năm 2017: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ. Các cơ quan tố tụng vừa có thể áp dụng điểm a, khoản 2, Điều 132 BLHS
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: người không cứu giúp là người vô ý đã
gây ra tình trạng nguy hiểm; vừa có thể áp dụng điểm c khoản 2, Điều 260
BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: bỏ chạy để trốn tránh trách
nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn. Hình phạt quy định cho 2 hành
vi này khác nhau. Trong khi, nếu áp dụng điểm a, khoản 2, Điều 132 BLHS
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì người phạm tội chỉ có thể bị phạt tù
từ 1 đến 5 năm; nếu áp dụng điểm c khoản 2, Điều 260 BLHS năm 2015, sửa
đổi, bổ sung năm 2017 thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 đến 10 năm.
Thực tế xét xử cũng như theo dõi về những tranh luận xung quanh vấn đề này
được đăng tải nhiều kỳ liên tiếp trên các tạp chí khoa học pháp lý cho thấy
quan điểm của cơ quan xét xử về trường hợp này vẫn còn nhiều dẫn đến việc

59
áp dụng pháp luật không thống nhất ở các địa phương trong toàn quốc. Theo
quan điểm của tác giả, với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi này,
việc áp dụng quy định tại điểm c khoản 2, Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi,
bổ sung năm 2017 sự là phù hợp. Tuy nhiên, để thống nhất nhận thức, Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn thống nhất áp
dụng điểm c khoản 2, Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
để truy tố, xét xử đối với hành vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ gây tai nạn sau đó cố tình không cứu giúp người bị nạn dẫn đến người đó
chết.

Việc xác định thế nào là “bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm” trong
nhiều trường hợp rất khó để xác định. Trong thực tế các vụ án vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ, người phạm tội sau khi gây tai nạn vì
những lý do khác nhau như: do tâm lý lo sợ, hoang mang, do sợ bị người thân
của người bị hại đánh… nên đã rời khỏi hiện trường, nhưng sau đó họ đã ra
đầu thú thì có xác định là bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm không? Hay trong
trường hợp người phạm tội sau khi gây tai nạn cho rằng người bị nạn đã chết
nên đã không thực hiện các biện pháp cứu giúp, nhưng sau đó xác định được
tại thời điểm xảy ra tai nạn người bị nạn vẫn chưa chết thì hành vi đó có bị coi
là cố ý không cứu giúp người bị hại không?

Về tình tiết “Không có giấy phép lái xe theo quy định”. Việc áp dụng
tình tiết này trong thực tiễn xét xử tội phạm này hiện nay còn chưa thống nhất
trong việc xác định thế nào là “không có giấy phép lái xe theo quy định” tại
điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Trong
nhiều vụ án, tại thời điểm phạm tội, người phạm tội không xuất trình được
giấy phép lái xe. Thực tiễn xét xử cho thấy có Tòa không áp dụng tình tiết định
khung theo điểm a khoản 2 vì cho rằng quy định trên của BLHS là không có
giấy phép lái xe theo quy định chứ không ràng buộc phải có khi điều khiển
phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Do đó, khi người phạm tội chứng
minh được họ có giấy phép lái xe theo quy định thì sẽ không bị áp dụng tình

60
tiết này. Ngược lại, có Tòa lại áp dụng tình tiết định khung điểm a khoản 2,
Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, vì cho rằng việc mang
theo giấy phép lái xe theo quy định là bắt buộc đối với người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn
cụ thể để các Tòa áp dụng pháp luật được thống nhất, thể hiện tính nghiêm
minh của pháp luật.

3.2.3. Nâng cao năng lực người tiến hành tố tụng, chất lượng điều
tra, truy tố.

Thẩm phán giữ vị trí quan trọng trong việc xét xử, vì thê số lượng, chất
lượng của đội ngũ thẩm phán cũng như cách tổ chức, cơ chế vận hành đối với
đội ngũ thẩm phán là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả quá trình giải
quyết vụ án. Vì vậy, cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ,
đặc biệt là tập huấn các văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng chuyên sâu và kỷ
năng xét xử cho Thẩm phán, bồi dưỡng lý luận chính trị cũng như bản lĩnh
nghề nghiệp để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho Toà án.

Trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt; liêm khiết, trung
thực, có tri thức tổng hợp về cuộc sống; có trình độ về pháp lý, năng lực xét
xử, ý thức gương mẫu chấp hành pháp luật và tinh thần kiên quyết bảo vệ công
lý là tiêu chuẩn cần phải có ở người người tiến hành tố tụng. Đây vừa là yêu
cầu và mục tiêu thường xuyên, lâu dài nhằm xây dựng đội ngũ Thẩm phán,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.

Hoàn thiện các quy chế , quy định trong công tác cán bộ cơ bản lâu dài
cho xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng thẩm phán và bảo đảm tính
công khai minh bạch, dân chủ trong công tác cán bộ; xây dựng và thực hiện
tốt tiêu chuẩn định biên của từng thẩm phán gắn với vị trí làm việc của từng
thẩm phán; Trẻ hoá đội ngũ thẩm phán, có chính sách và thu hút nhân tài để
bổ nhiệm làm thẩm phán

Tiến hành các hình thức, biện pháp về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho cán
61
bộ. Tăng cường hợp tác quốc tế để tham khảo kinh nghiệm và tranh thủ các
nguồn lực tài chính để nâng cao chất lượng công tác đào tạo. Chú trọng việc
đào tạo các kiến thức pháp luật quốc tế cho đội ngũ thẩm phán để giải quyết
tranh chấp có yêu tố nước ngoài.

Lãnh đạo các Tòa và cơ quan có thẩm quyền phải chú trọng thường
xuyên và chặt chẽ công tác quản lý Thẩm phán. Thường xuyên rà soát, đánh
giá các hoạt động của từng Thẩm phán làm cơ sở đánh giá chất lượng phân
loại Thẩm phán và để từ đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng cho họ làm tốt hơn.
Đồng thòi phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường hợp có biểu
hiện lệch lạc, vi phạm đạo đức nghề nghiệp,...

Để nâng hiệu quả áp dụng các tội xâm phạm an toàn giao thông đường
bộ không những cần nâng cao trình độ cho Thẩm phán, việc nâng cao trình độ
cho Kiểm sát viên, Điều tra viên, cũng rất cần thiết. Bởi vì, những người tiến
hành tố tụng cần có năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên
chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt sẽ giúp cho công tác kiểm tra việc áp
dụng các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ được tốt hơn, phát hiện
được kịp thời những sai sót từ đó giúp cho công tác tổng kết rút kinh nghiệm
đạt hiệu quả cao hơn.

3.2.4. Tăng cường các biện pháp đảm bảo


Địa vị và chất lượng xét xử của Thẩm phán chỉ được nâng lên khi đảm
bảo nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Tăng cường công tác giám sát của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội, của nhân dân đối với hoạt đọng xét xử của Thẩm phán. Phát huy quyền
làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.

Tăng cường vai trò cường vai trò g tác giám tin đại chúng về an toàn
giao thông đường bộ, mà chủ yếu là Luật giao thông đường bộ năm 2008 cho
người tham gia giao thông trên mọi phương tiện thông tin truyền thông hay
thông qua các tổ chức đoàn thể…. Các cơ quan, đoàn thể, trường học, chính

62
quyền địa phương các cấp vận động các cá nhân, tổ chức xã hội xây dựng và
thực hiện Luật giao thông đường bộ và văn hóa tham gia giao thông.

Thời gian qua, ngành Tòa án tuy đã được tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc, nhưng trước yêu cầu cải cách tư
pháp hiện nay, vai trò, trách nhiệm của Thẩm phán ngày càng nặng nề. Nhà
nước cần phải xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng phù hợp với lao
động đặc thù của Thẩm phán như: chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi
khi thi hành công vụ...

Kết luận Chương 3

Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của mọi công dân là nhiệm vụ đặt ra
đối với Bộ luật hình sự. Để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tai nạn giao thông đường
bộ, nhiệm vụ đặt ra đối với pháp luật hình sự là phải quy định các hành vi vi
phạm về an toàn giao thông đường bộ nào là tội phạm và quy định đó có phù
hợp với đòi hỏi thực tiễn không.

Qua nghiên cứu các yêu cầu, đường lối xử lý tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ và hoạt động xét xử loại tội phạm này cho thấy áp dụng
các yêu cầu, đường lối xử lý về tội này vào thực tiễn vẫn còn có điểm chưa tốt,
làm ảnh hưởng nhất định đến hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn và cần
được hiểu và vận dụng trên thực tế được tốt hơn.

Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng xét xử về tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ là yêu cầu tất yếu, đáp ứng trong việc bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, tài sản của mọi người khi tham gia giao thông, duy trì
trật tự an toàn xã hội.

Trong chương 3 này, tác giả chủ yếu nêu lên các yêu cầu cần thiết đó là
yêu cầu về cải cách tư pháp, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo vệ
quyền con người, yêu cầu phòng chống tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ và nêu lên một số giải pháp có tính khả thi cao có thể áp dụng
vào điều kiện thực tế trong việc xử lý tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB.

63
KẾT LUẬN

Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường là một nội dung nghiên cứu
quan trọng không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là đề tài không mới nhưng
để phân tích thực tiễn từ thành phố Biên Hoà thì chưa được nghiên cứu. Luận
văn đã nêu khái quát về mặt lý luận và thực tiễn xét xử trong việc xác định tội
danh và áp dụng hình phạt của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ, đặc biệt là kể từ khi Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành với nhiều sửa đổi,
bổ sung đối với các hành vi trong cấu thành tội phạm cũng như hình phạt của
tội này.

Luận văn đã đưa ra được tính cơ bản nhất về lý luận và đã phân tích một
số thực trạng trong công tác áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án về tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại địa bàn thành phố Biên
Hòa trong 5 năm từ năm 2015-2019. Thực tiễn xét xử các tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ tại các Tòa án thành phố Biên Hòa trong thời
gian qua cho thấy chất lượng xét xử của Tòa án thành phố Biên Hòa nhìn chung
đã được đảm bảo và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc áp
dụng pháp luật về các tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
còn có một số sai sót, hạn chế nhất định như: định tội danh chưa chính xác
hoặc định khung hình phạt chưa phù hợp; đánh giá chứng cứ để chứng minh
tội phạm, xác định người tham gia tố tụng chưa đầy đủ; quyết định mức bồi
thường chưa tương xứng với mức độ thiệt hại do bị cáo gây ra; áp dụng tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng Điều 54 BLHS năm
2015 và BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 để quyết định hình phạt,
quyết định cho hưởng án treo trong một số trường hợp chưa chính xác... gây
ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả xét xử. Những sai sót, hạn chế xuất phát từ
cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, đó là các quy định của

64
pháp luật còn chưa phù hợp với thực tiễn, sự nhận thức và vận dụng các quy
định của pháp luật chưa được thống nhất dẫn đến việc áp dụng các quy định
của pháp luật về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ đôi lúc còn
tùy tiện, chưa có tác giáo dục phòng ngừa tội phạm.

Bên cạnh đó luận văn cũng tập trung nghiên cứu những hạn chế bất cập
đối việc áp dụng pháp luật hình sự nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp trong
việc điều chỉnh điều luật trong thời gian tới và các nhóm giải pháp nhằm đảm
bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự mang tính đồng bộ và tính khả thi vào
điều kiện thực tại các địa phương trên cả nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

01. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 02/01/2002 về


“Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Hà Nội.

02. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của
Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

03. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao và Tòa án nhân dân tối cao (2013) Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-
BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định
tại chương XIX của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao
thông, ban hành ngày 28/8/2013, Hà Nội.

4 Bộ Giao thông vận tải (2012) Thông tư Số: 17/2012/TT-BGTVT của


Bộ GTVT ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ", ban
hành ngày 29 tháng 5 năm 2012, Hà Nội.

05. Chính phủ (2016) Nghị số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi


phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ban hành
ngày 26/5/2016, Hà Nội.

65
06. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI năm 2011, Hà Nội

07. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn
quốc lần thứ XII năm 2011, Hà Nội

08. Đào Trí Úc (2001), Tìm hiểu khái niệm và những đặc trưng cơ bản
của tội phạm theo Luật hình sự Việt Nam , Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
6/2001, tr.3-16;

09. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS, phần các tội phạm, tập
II, Các tội xâm phạm sở hữu, 2003, Nxb. TP.HCM,

10. Đinh Văn Quế (2000) Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Lê Cảm (2000) Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật
Hình sự, Tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

12. Lê Cảm (2005) Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự
(Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Điệp (2017), Bình luận khoa học phần các tội phạm
BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nxb. Thế giới.

14. PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình - Bí thư Trung ương đảng, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao: “Chuyên đề những nội dung sửa đổi lớn và những điểm mới
trong phần chung của bộ luật hình sự năm 2015”.

15. Phạm Minh Tuyên (2014), Các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn
giao thông đường bộ (Một số vấn đề lý luận thực tiễn và xét xử ở Việt Nam),
Nxb Thanh Niên.

16. Quốc Hội (1946) Hiến pháp 1946, Hà Nội.

17. Quốc Hội (1959) Hiến pháp 1959, Hà Nội.

18. Quốc Hội (1982) Hiến pháp 1982, Hà Nội.

19. Quốc Hội (2013) Hiến pháp 2013, Hà Nội.


66
20. Quốc Hội (2015) Bộ luật dân sự, Hà Nội

21. Quốc Hội (1985) Bộ luật hình sự năm 1985, Hà Nội.

22. Quốc hội (1999) Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội.

23. Quốc Hội (2015) Bộ luật hình sự năm 2015, Hà Nội.

24. Quốc Hội (2003) Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.

25. Quốc Hội (2015) Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Hà Nội.

26. Quốc Hội (2008), Luật giao thông đường bộ năm 2008, Hà Nội.

27. Tạp chí Tòa án nhân dân số 18/2018, tr20-25;48. TS. Lê Đăng Oanh
(2018): Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 Bộ
luật hình sự 2015) – Một số nội dung mới và những vấn đề đặt ra khi hướng
dẫn áp dụng trong thực tiễn.

28. Tạp chí Tòa án nhân dân số 13/2019, tr32-36. ThS. Phạm Văn Báu:
Bàn về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại
Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015,

29. Thống kê công tác ngành của Công an thành phố Biên Hòa.

30. Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, Báo cáo thống kê công tác ngành
Tòa án tỉnh Đồng Nai năm 2015.

31. Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, Báo cáo thống kê công tác ngành
Tòa án tỉnh Đồng Nai năm 2016.

32. Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, Báo cáo thống kê công tác ngành
Tòa án tỉnh Đồng Nai năm 2017.

33. Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, Báo cáo thống kê công tác ngành
Tòa án tỉnh Đồng Nai năm 2018.

34. Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, Báo cáo thống kê công tác ngành
Tòa án tỉnh Đồng Nai năm 2019.

67
35. Trần Minh Hưởng (2010) "Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng", Trong sách: Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành,
Nxb Lao động, Hà Nội.

36. Trần Văn Độ (1994), Chương 6- “Tội phạm và cấu thành tội phạm”,
Trong sách: Tội phạm học, Luật hình sự và Tố tụng hình sự Việt Nam, do Đào
Trí Úc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

37. Trần Văn Luyện, Phùng Thế Vắc, Lê văn Thu, Nguyễn Mai Bộ, Phạm
Thanh Bình, Nguyễn Ngọc Hà, Phạm Thị Thu (2018), Bình Luận khoa học Bộ
luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017- Phần các tội phạm, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Trường Đại học luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam, tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,

939. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Hình sự Việt
Nam, tập 2, Nxb. Công an nhân dân.

40. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật Hình
sự Việt Nam (Phần các tội phạm- quyển 1), Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt
Nam.

41. Viện ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt,
Nxb Từ điển Bách Khoa.

42. Võ Khánh Vinh (2011), Giáo trình Lý luận chung về định tội danh,
Nxb Công an nhân dân. Hà Nội.

43. Võ Khánh Vinh (2012) Xã hội học pháp luật, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.

44. Võ Khánh Vinh (2013) Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần
các tội phạm, Nxb Công an nhân dân. Hà Nội.

68
69

You might also like