You are on page 1of 6

2.1.2.

Kế hoạch triển khai hình thức trực tuyến vào công tác giảng dạy
và học tập của trường đại học Bách Khoa – đại học Quốc gia TP.HCM trong
giai đoạn 2020-2021
Để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng giảng dạy và học tập, ngày
13/03/2020 Phòng Đào tạo trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM đã có
bước đầu triển khai phương thức học tập đến sinh viên (HK II 2019-2020)
Mục tiêu:
- Tổ chức giảng dạy chính thức trong thời gian chưa tổ chức giảng dạy và
học tập tập trung tại trường, nhằm bám sát nội dung tiến độ học tập và chương trình
đã đề ra.
- Tăng cường đổi mới phương thức giảng dạy và học tập trong kỷ nguyên số.
Áp dụng các sản phẩm công nghệ, kỹ thuật hiện đại của các phần mềm giảng dạy
trực tuyến hiệu quả như Google Meet, đẩy mạnh việc học tập thông qua các video,
trang học trực tuyến BkeL và các trang điện tử khác của trường.
- Đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập cho sinh viên trong tình hình Covid-
19 đang có dấu hiệu gia tăng các ca nhiếm trong cộng đồng.
Phương thức giảng dạy
- Bài giảng trực tuyến trên BKeL: Bài giảng (slide), video bài giảng, bài
kiểm tra trắc nghiệm online (quiz). Đây là công cụ để sinh viên tự học, tự đánh giá
trước các tuần học. Các video được thầy cô tại trường Đại học Bách Khoa biên soạn
với nội dung tóm gọn, được chia thành các phần điểm đạt được giúp sinh viên nắm
được khái niệm chương và đạt từng mốc điểm kiến thức trong các video tiếp theo.
- Bài giảng livestream: Đây là phương pháp mới lần đầu được áp dụng trong
việc giảng dạy của trường Đại học Bách Khoa. Kết hợp sử dụng tính năng
livestream – giảng dạy trực tuyến trên ứng dụng Youtube với các kênh đăng kí theo
phòng livestream của trường sắp xếp, và sử dụng ứng dụng Google Meet để học
tập, giảng dạy, một cách trực quan và tương tốt với sinh viên.
- Tương tác trực tuyến với sinh viên thông qua BKeL:

1
+ Chat, Forum: Các bảng trao đổi trực tiếp với giáo viên và các sinh
viên.
+ Assignment.
+ Google Hangout Meets (CLC/TT/QT: bắt buộc) (tương tác trực
tuyến thời gian thực – RTC).
- Giảng dạy truyền thống
+ Khi bắt đầu học tập trung.
+ Các phần học cần Phòng thí nghiệm/Thực hành.
Phương thức triển khai:
- Mỗi môn học lý thuyết sẽ có một bộ công cụ hỗ trợ học tập trên BKeL để
sinh viên tự học, tự đánh giá trước các tuần học. Trong BkeL, đối với mỗi môn học
sẽ có mục Video chứa các bài ghi của giáo viên để sinh viên có thể tự học, tự đánh
giá mức độ nắm bắt chương trình thông qua các câu hổi trực tiếp trong video cũng
như các quiz được đặt ra sau mỗi video. Sinh viên sẽ phải làm khi có giới hạn thời
gian.
- Mỗi môn học lý thuyết có một buổi giảng dạy livestream trên BKeL mỗi
tuần, theo thời khóa biểu giảng dạy livestream do Phòng Đào tạo sắp xếp. Lịch dạy
của giảng viên và lịch học của sinh viên sẽ được bám sát theo lịch học tập trung tại
trường để tránh sự xáo trộn thời gian giữa khung giờ livestream và nhầm lẫn lịch
học khi đã khống chế được dịch bệnhvà quay trở về học tập trung.
- Mỗi nhóm lớp môn học lý thuyết, bài tập có một buổi tương tác trực tuyến
trên BKeL giữa giảng viên giảng dạy nhóm lớp môn học và các sinh viên của nhóm
lớp môn học tương theo thời khóa biểu giảng dạy hiện hành.
- Trong các buổi tương tác, giảng viên các lớp CLC/TT/QT sử dụng công cụ
Google Hangout Meets (bắt buộc), được cung cấp miễn phí cho tài khoản của nhà
trường, để tương tác với sinh viên, giảng viên các lớp đại trà được khuyến khích sử
dụng công cụ này. Nhà trường đã liên kết với Google để nhận các ưu đãi về việc sử
dụng các công cụ của Google một cách hiệu quả, tối ưu tính năng nhất cho sinh viên

2
và giảng viên như tính năng ghi lại các buổi dạy thông qua Google Meet hoặc sử
dụng khả năng lưu trữ tài liệu không giới hạn thông qua ứng dụng Drive.
- Giảng viên giảng dạy buổi giảng dạy trực tuyến sẽ giảng dạy tại các phòng
học được trang bị hệ thống giảng dạy trực tuyến trên internet của nhà trường.
- Thời gian giảng dạy của mỗi buổi giảng dạy trực tuyến cho một môn học là
50 – 70 phút, theo các khung thời gian giảng dạy trực tuyến.
- Thời gian mỗi buổi tương tác trực tuyến với sinh viên của từng nhóm lớp
môn học trên công cụ BKeL tối thiểu là 1/3 thời lượng giảng dạy mỗi tuần và tối đa
là thời lượng giảng dạy mỗi tuần.
- Việc giảng dạy bằng livestream cho môn học và tương tác trực tuyến cho
từng nhóm lớp môn học được xem là tương đương với 01 buổi giảng dạy trực tiếp
cho nhóm lớp môn học đó.
- Việc giảng dạy truyền thống sẽ bắt đầu khi có thông báo học tập trung trở
lại và đối với các học phần cần phòng thực hành/thí nghiệm.
Lịch trình giảng dạy
- Thời gian bắt đầu thực hiện: 06/04/2020
- Các mốc thời gian livestream mỗi ngày là: 7g00, 8g30, 10g00, 12g00,
13g30, 15g00, 16g30 cho các lớp học ban ngày, và 18g00, 19g30 cho các lớp học
ngoài giờ.
- Thời gian giảng dạy trực tuyến cho mỗi tuần từ Thứ Hai đến Chủ Nhật.
- Thời điểm tổ chức kiểm tra và thi sẽ có thông báo sau.
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG HỌC TRỰC TUYẾN NĂM HỌC 2020-2021
Học kì III năm 2019-2020, thời gian này nước ta đã có bước đầu thắng lợi trong
công tác chống dịch, toàn thể sinh viên và giảng viên có thể từng bước trở lại học
tập và làm việc trực tiếp tại trường, nhưng cũng không phải hoàn toàn là offline mà
xen kẽ vào đó là những buổi học online để giảm tải việc tập trung đông người. Cụ
thể:
- Bỏ hình thức livestream lý thuyết tập trung

3
- Các môn học chung toàn trường của các lớp đại trà bậc đại học (các môn đại
cương: Toán, Lý, Hoá đại cương, Triết học Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Pháp luật Việt Nam) vẫn tiếp tục tổ chức theo phương thức trực tuyến như hiện nay
với lịch học livestream được phân công vào cuối tuần, cho đến khi có quyết định
mới, nhằm giảm số lớp học có sĩ số lớn để tăng cường phòng chống dịch Covid-19
Ở học kì I và học kì II năm học 2020-2021, lúc này nước ta đã thắng lợi trong việc
chống dịch và khống chế được hoàn toàn các ca nhiễm. Với tình hình đó, PĐT đã
thông báo đến toàn thể sinh viên và giảng viên có thể trở lại học tập và giảng dạy
trực tiếp ở trường để thuận tiện cho các môn thực hành thí nghiệm. Ở hai học kì
này, việc tổ chức học tập và giảng dạy hoàn toàn offline. Riêng với học kì II, tuy
vẫn được học offline hoàn toàn, nhưng vì dịch COVID đã trở lại trong lúc kì thi
cuối kì sắp được tổ chức, với tình hình đó, nhà trường đã phải buộc triển khai và tổ
chức kiểm tra đánh giá cuối kì bằng hình thức trực tuyến. Cụ thể:
- Môi trường thi: Các hoạt động thi trực tuyến được thực hiện trên hệ thống thi
trực tuyến của nhà trường và công cụ Google Meet. Tùy theo môn học và hình thức
thi mà sinh viên sẽ làm bài thi trên công cụ BKeL hoặc BKeX
- Công cụ cần chuẩn bị khi thi: Thiết bị chính: 01 máy tính/máy tính bảng/điện
thoại thông minh có webcam/camera quay hình phía trước mặt người dự thi. Thiết
bị phụ (trong trường hợp thi trắc nghiệm, thi tự luận): 01 máy tính/máy tính
bảng/điện thoại thông minh có webcam/camera quay hình không gian xung quanh
người dự thi. Thiết bị liên lạc với đơn vị tổ chức thi (không bắt buộc): 01 điện thoại.
Có thể dùng thiết bị chính hoặc phụ nếu đó là các điện thoại. Và một đường truyền
Internet ổn định
- Hình thức thi:
+ Thi trắc nghiệm, thi tự luận: Thời gian làm bài thi tối đa là 60 phút. Trường hợp
ngoại lệ, thời gian làm bài thi tự luận tối đa là 90 phút. Mỗi phòng thi bao gồm một
phòng thi bố trí trên hệ thống thi (như một trang của hệ thống thi) và một phiên
Google Meet (là một link đến một phiên Google Meet) của phòng thi. Người dự thi
sử dụng thiết bị chính, đăng nhập vào hệ thống thi, vào đúng phòng thi trên hệ

4
thống thi, để xem đề thi và làm bài trong trường hợp thi trắc nghiệm. Cán bộ coi thi
và người dự thi phải ghi hình (record) màn hình của thiết bị chính của mình trong
suốt thời gian bắt đầu vào phòng thi đến lúc nộp bài xong. Bài thi tự luận dạng viết
tay trên giấy được thực hiện trên giấy thi của trường (nếu có) hoặc giấy A4 do
người dự thi chuẩn bị. Trường hợp bất khả kháng, người dự thi có thể dùng các tập
vở để làm bài. Khi làm bài xong tiến hành quét bài làm giấy và nộp bài trước trước
sự chứng kiến của CBCT thông qua phiên Google Meet.Người dự thi không được
rời khỏi chỗ ngồi trong suốt thời gian thi.Trong trường hợp thi tự luận, CBCT có
thể cho phép người dự thi nộp bài sớm và kết thúc thi, đăng xuất hoàn toàn ra khỏi
hệ thống thi và phiên Google Meet
+ Thi vấn đáp: Hình thức này bao gồm thi vấn đáp và các hình thức có yếu tố vấn
đáp như bảo vệ đồ án, đề cương tốt nghiệp, thực tập ngoài trường, luận văn tốt
nghiệp, … Mỗi phiên thi bố trí hai phiên Google Meet: một phiên chờ và một phiên
chấm thi. CBCT đăng nhập vào phiên chờ Google Meet để quản lý phiên thi, gọi
người dự thi vào phiên chấm thi. Người dự thi, dùng thiết bị chính, đăng nhập vào
phiên chờ Google Meet để chuẩn bị đến lượt thi của mình và đăng nhập vào phiên
chấm thi Google Meet khi được cho phép để thực hiện phần thi của mình. Toàn bộ
phiên Google Meet chấm thi phải được ghi hình từ lúc bắt đầu buổi thi cho đến hết
buổi thi.
Học kì 211, bắt đầu vào ngày 16/08/2021, tiếp tục với hình thức học tập trực tuyến
nhưng có một số sự thay đổi nhất đinh. Cụ thể
- Không còn những buổi livestream lý thuyết trên Youtube, mà thay vào đó là tất cả
các phần học lý thuyết, hướng dẫn bài tập/thực hành tại lớp (gọi chung là LT) áp
dụng phương pháp học tập phối hợp (blended learning) được tổ chức chủ yếu thông
qua Google Hangout. PĐT đã bố trí lịch dạy cho các môn học mỗi tuần hai buổi.
Trong đó một buổi dạy lý thuyết được giảng dạy trực tiếp trên Google Meet thay vì
livestream như năm các học kì học trực tuyến trước. Buổi còn lại là bài tập hay thảo
luận (ThL), ở những buổi này, trường đã tạo cơ hội tương tác giữ sinh viên và giảng
viên nhầm giúp các bạn trao đổi bài học, đưa ra feedback trực tiếp về buổi học và

5
giảng viên sẽ giải đáp những thắc mắc ngay cho các bạn. Với việc áp dụng hình
thức này, đã giúp nâng cao hiệu suất giảng dạy và học tập

You might also like