You are on page 1of 3

Giải pháp – Lộc

Vấn đề: “Bản quyền bài giảng khi đăng record lên mạng”.
Trong việc học trực tuyến, các video record thường được sử dụng vì nhiều lợi ích khác
nhau. Video có thể do giảng viên record và chia sẻ cho sinh viên hoặc được sinh viên tự
quay để xem lại. Nhờ vào những video này, giảng viên có thể quay lại các sự cố trong
buổi học, sinh viên cũng có thể xem lại nội dung chưa rõ hoặc học bù buổi học đã vắng.
Vấn đề bản quyền xảy ra khi các video này được chia sẻ ra phạm vi ngoài trường và được
các cá nhân, tổ chức khác sử dụng để giảng lại, sao chép nội dung bài giảng, trình bày lại
hoặc đăng trên các website nhằm mục đích kinh tế. Tuy nhiên, việc cấm sinh viên record
để xem lại nội dung bài học là một việc không hợp lý và việc quản lý sinh viên có tự
record hay không cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của công nghệ. Dưới đây là một số giải
pháp của nhóm cho vấn đề trên:
Phía giảng viên/ nhà trường:
Cần chủ động bảo vệ bản quyền khi chưa xảy ra vi phạm bản quyền:
- Kiểm soát chặt chẽ sinh viên tham gia lớp học: Sử dụng các phầm mềm đáng tin
cậy, có hỗ trợ kiểm duyệt người vào học, quy định sinh viên bắt buộc phải dùng
tên thật, tài khoản của nhà trường.
- Phổ biến đến sinh viên tính quan trọng của vi phạm bản quyền, khuyến khích các
bạn chỉ nên dùng nội bộ, hạn chế chia sẻ ra ngoài, nên chia sẻ ở chế độ xem với
đuôi gmail trường.
- Các tài liệu sử dụng trong lúc giảng dạy cần cô động những ý chính và giảng viên
sẽ triển khai chi tiết trong lúc dạy. Các trang trình chiếu cần để thêm thông tin về
tác giả, tên trường và ngày tháng năm. Giảng viên chủ động đăng kí quyền tác giả
cho những sản phẩm của mình. Các thầy(cô) cũng nên record lại buổi học để có
bằng chứng đối chiếu với những sản phẩm sao chép.
Trong trường hợp phát hiện bài giảng của mình bị sao chép, nhà trường và giảng viên
cần chủ động liên hệ với bên vi phạm gỡ xuống. Nếu không chấp nhận thì nhanh chóng
nhờ can thiệp pháp luật để xử lý sớm nhất.
Phía nhà nước:
Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định về vấn đề bản quyền: Theo các luật
sư, điều 14 trong Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định rất rõ tất cả giáo trình, bài giảng, bài
phát biểu, bài nói chuyện,… đều thuộc các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
(1)
Có những biện pháp xử lý như bồi thường thiệt hại, xử lý hành chính, biện pháp hình
sự. Theo quy định, đối với các hành vi đăng tải các bài giảng không bản quyền, mức xử
phạt có thể lên tới 500 triệu đồng với các tổ chức và 250 triệu đồng đối với các cá nhân. (1)
Tuy nhiên bên cạnh những quy định này, cần có những biện pháp can thiệp pháp luật sâu
hơn và cải biến phù hợp tình hình học trực tuyến. Một số giải pháp như:
- Tăng cường hỗ trợ an ninh mạng trong rà soát, kiểm duyệt các tài liệu vi phạm
trên Internet.
- Phỗ biến sự quan trọng của vấn đề bản quyền, những quy định trong việc xử lý vi
phạm bản quyền phạt đến người dân một các rộng rãi, thông qua các phương tiện
truyền thông như báo chí, truyền hình. Từ đó giúp mọi người tránh việc vô tình
làm trung gian phát tán các bài giảng.
- Có địa chỉ liên hệ trực tuyến để tiện cho giảng viên/nhà trường có thể phản ánh về
vi phạm bản quyền sớm nhất, nhất là trong tình hình dịch bệnh gây nhiều khó khăn
trong việc phản ánh trực tiếp tại cơ quan có chức năng.
Tài liệu tham khảo
(1) Ánh Kim (02/05/2020), Bảo vệ bản quyền nội dung giảng dạy trên môi
trường số, Chuyển động 24H – VTV News.
https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/bao-ve-ban-quyen-noi-dung-giang-day-tren-moi-
truong-so-20200502141518234.htm.
Vấn đề: “Cắt ghép video gây hiểu lầm”
1. Xây dựng quy chế tổ chức dạy và học một cách hợp lý, trong đó cần làm rõ trách
nhiệm của người học khi tham gia lớp học trực tuyến hay những hành vi không
được làm với người học. Nhà trường cần tăng cường công tác quản lý, giám sát
giáo dục như: có các thanh tra đồng hành, kiểm tra dự giờ giáo viên để tư vấn, rút
kinh nghiệm. Giảng viên và sinh viên từ đó chú ý hơn trong cách cư xử và lời nói.
2. Giảng viên nên Record để có thể đối chiếu nếu có cắt ghép những video. Nếu xảy
ra tình huống tiêu cực, giáo viên, học sinh, sinh viên phụ huynh và cán bộ quản lý
cần cung cấp thông tin kịp thời đến lãnh đạo nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục
cơ quan công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan báo chí, quản lý an toàn thông tin, an ninh mạng, các cơ quan quản lý nhà
nước cần có giám sát chặt chẽ, xác nhận thông tin rõ ràng trước khi đăng lên các
trang báo. Nếu phản ánh không đúng sự thật cần phạt thật nghiêm khắc để răng đe.
Tài liệu tham khảo
(2) Trần Thái Toàn (19/04/2020), Giải pháp bảo đảm an toàn cho dạy, học trực
tuyến, Giáo dục – Nhân dân.
https://nhandan.vn/dien-dan-giao-duc/giai-phap-bao-dam-an-toan-cho-day-hoc-truc-
tuyen-455803/

You might also like