You are on page 1of 5

HỌ TÊN: NGUYỄN NHƯ QUỲNH

MSSV: 31191023878
LỚP: IB002
GIẢNG VIÊN BỘ MÔN: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN

BÀI TẬP CÁ NHÂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


ĐỀ BÀI:Môn học TTHCM mang lại ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mỗi sinh
viên ( Vì sao sinh viên cần phải học tập môn học TTHCM?)
Bài làm

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan
tâm đặc biệt cho thế hệ trẻ cụ thể là tầng lớp thanh thiếu niên. Sau khi tìm được con đường cứu
nước đúng đắn, bức thư đầu tiên gửi về trong nước là bức thư gửi thanh niên Việt Nam (năm
1925). Từ đó, Bác đã để lại một di sản tinh thần hết sức lớn lao với hàng trăm bài viết về thanh
niên và công tác thanh niên.

Ra đi tìm đường cứu nước lúc còn trẻ và những năm tháng bôn ba ở nước ngoài đã giúp Chủ tịch
Hồ Chí Minh có được cách nhìn nhận toàn diện về vai trò của thanh niên. Người viết: “Thanh
niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt
thế hệ thanh niên tương lai”. Người cũng khẳng định, thanh niên đóng vai trò quan trọng trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là “lực lượng nòng cốt để xây dựng xã hội mới”,
“nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Nhìn lại về quá khứ,
chúng ta có Thánh Gióng, Đinh Bộ Lĩnh, Hai Bà Trưng, Trần Quốc Toản,…Những con người tài
cao, chí lớn ấy đã lập công to lớn bảo vệ đất nước khi đang ở tuổi thanh niên. Trong cuốn “Lịch
sử nước ta”, bác Hồ đã từng viết về thanh niên như sau:

                                  "Thiếu niên ta rất vẻ vang,

Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời".

Những năm tháng tuổi trẻ, được hòa mình vào cuộc sống lao động, đấu tranh của nhân dân nhiều
nước trên thế giới, Bác có điều kiện tìm hiểu thêm về vai trò của thanh niên trong sự phát triển
của lịch sử nhân loại. Nhờ có phương pháp luận mác xít và những hiểu biết thực tiễn phong phú.
Người phát hiện được nhiều tiềm năng to lớn của lực lượng này trong cuộc đấu tranh cách mạng
và sự phát triển xã hội. Người nhận thấy thanh niên có những ưu điểm nổi trội: chiếm số đông
trong xã hội, hăng hái, nhiệt tình, nhanh nhạy tiếp thu cái mới, giàu ước mơ ... Đó là lứa tuổi ham
hiểu biết, giàu niềm tin, tự thể nghiệm mình, có khả năng tiềm ẩn trong việc thực hiện lý tưởng,
mục tiêu cao quý... Do vậy, nếu biết định hướng, động viên đúng thì thanh niên sẽ say sưa với lý
tưởng sống cao đẹp, phát huy tài năng, tính sáng tạo, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa.
Nhìn thấy rõ vai trò rất to lớn của thanh niên trong cách mạng văn hóa, Hồ Chí Minh cho rằng
muốn vận động nhân dân đứng lên làm cách mạng, trước hết phải làm cho tầng lớp thanh niên
của dân tộc giác ngộ. Nếu họ không được giác ngộ, không đủ nghị lực, không còn sức sống, chỉ
chạy theo “rượu cồn và thuốc phiện” thì dân tộc có nguy cơ diệt vong. Thanh niên phải khẳng
định vai trò của mình trước vận mệnh của dân tộc. Và chính Hồ Chí Minh đã thức tỉnh được lực
lượng quan trọng này. Khi thanh niên Việt Nam có lý tưởng cách mạng soi đường, họ đã hăng
hái tham gia các phong trào đấu tranh, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ hy sinh, cùng với Đảng,
với dân tộc làm nên thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người đã nhìn thấy thanh niên là lực
lượng nòng cốt để xây dựng xã hội mới, bởi:

- Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ cách mạng đi trước đồng thời là người
phụ trách, dìu dắt thiếu niên nhi đồng - thế hệ thanh niên tương lai.

- Thanh niên là người xung phong vươn lên phía trước trong công cuộc phát triển kinh tế, văn
hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội;

- Thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và quân dân tự vệ, đang hăng hái giữ
gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc;

- Trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: Đâu cần thanh niên có, việc gì
khó thanh niên làm.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên có sứ mạng lịch sử vẻ vang đối với cách mạng nước
mình và cách mạng thế giới, đó là thanh niên trong giai cấp công nhân, giai cấp đại biểu cho
phương thức sản xuất tiến bộ nhất trong lịch sử, là người xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản trên thế giới.”

Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý quan tâm và động viên thanh niên. Khi nhận được
báo cáo thành tích của thanh niên công trường đá Sơn Tây, Người đã gửi thư khen: “Các cháu đã
cố gắng tăng năng suất và tiết kiệm… Thế là tốt”. Người động viên thanh niên xung phong thực
hành “đời sống mới”. Người cho rằng, thanh niên cần phải hăng hái, kiên quyết, không sợ khó,
không sợ khổ; phải siêng học, phải siêng làm, phải tiết kiệm.

Người cho rằng, để hoàn thành sứ mệnh “Người chủ tương lai của nước nhà” thanh niên phải
“làm đầu tàu, xung phong gương mẫu”, phải “tiên phong” đến những nơi khó khăn gian khổ
nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả thì thanh niên phải làm cho tốt. Bởi vì, theo Người thì chỉ
có tuổi trẻ mới đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong điều kiện
lao động phức tạp. Người nói thêm, dưới sự dìu dắt của Đảng, thanh niên phải tự thân vận
độngdám nghĩ, dám làm, dám hi sinh và cống hiến vì mục tiêu chung của đất nước. Muốn vậy,
thế hệ trẻ phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện và học tập. Thanh niên không chỉ “học văn hóa,
chính trị kỹ thuật” mà còn phải học cả “lý luận Mác – Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác
hàng ngày”. Trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường (tháng 9 năm 1945), Người đã gửi
trọn niềm tin yêu và trách nhiệm đối với thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chính vì đề cao vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng đất nước nên Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn xác định việc chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm
có tầm quan trọng đối với Đảng. Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta trước lúc đi xa,
Người đã viết: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,
không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
họ,..”. Theo người, thanh niên đóng vai trò là lực hùng hậu, đi đầu thực hiện các nhiệm vụ cách
mạng của Đảng. Do đó, Đảng cần phải thường xuyên quan tâm, dẫn đường, chỉ lối để thanh niên
có thể thực hiện sứ mệnh “xung phong” của mình.

Khi nền kinh tế thị trường xuất hiện nó buộc thanh niên chúng ta phải khắc phục lối tư duy cảm
tính, chủ quan và phải rèn luyện, nâng cao phương thức tư duy lý tính, lành mạnh.
Thế nhưng, khuynh hướng chạy theo đồng tiền ngày ngày càng phổ biến khiến cho mọi tầng lớp
đều mải mê theo đuổi đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường mà quên đi trách nhiệm,
nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc, với non sông đất nước.
Bên cạnh việc khẳng định những ưu điểm của thanh niên, Hồ Chí Minh cũng luôn chỉ ra những
mặt yếu, những nhược điểm của thanh niên, đó là sự thiếu từng trải trong cuộc sống, một số chưa
chịu khó học tập, mắc bệnh hình thức, bệnh cá nhân, tự cao, tự đại...: “Tham ô, lãng phí”; “thấy
khó khăn mà rụt rè, nóng ruột”; “chưa biết lịch sử, không học thời sự, mà về mặt chính trị cũng
chưa cao lắm”. Trong tình hình hiện nay, do tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mặt
trái của kinh tế thị trường, còn một bộ phận thanh niên đang . Thói quen đua đòi, hưởng lạc, chạy
theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội và cả “những tấm gương xấu”; họ đang bị sa vào
những thú vui trụy lạc; cuộc sống thiếu lý tưởng, không có niềm tin, không có sự định hướng
một cách đúng đắn.
Thế hệ sinh viên thanh niên Việt Nam hiện nay mang đầy đủ những đặc điểm chung của con
người mà theo Các-Mác là : “tổng hòa các quan hệ xã hội” và mang những đặc điểm định hình rõ
ràng về nhân cách, có tri thức và chuyên môn kỹ thuật. Sinh viên ra sức tìm tòi, tiếp thu cái mới,
sáng tạo, tích cực. Nhận thức được trách nhiệm ý nghĩa của việc học tập cố gắng không ngừng
nhưng vẫn còn số nhiều có thái độ học tập thụ động, vẫn không chịu tìm tòi, tài liệu phục vụ cho
chuyên môn.

Chính vì thế, việc trang bị cho bản thân kiến thức về tư tưởng Hồ Chí Minh đã mang lại những
bài học bổ ích, cần thiết cho thanh niên hiện nay:
 Góp phần nâng cao năng lực, tư duy lý luận
- Trang bị cho sinh viên tri thức khoa học về hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về cách
mạng Việt Nam
- Củng cố cho sinh viên lập trường tư tưởng, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa
Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập gắn liền với chủ nghĩa
xã hội
- Sinh viên có thái độ tích cực, chủ động trong đấu tranh, biết phê phán những điều sai trái
để bảo vệ Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, của Nhà
nước
- Biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống

 Giáo dục hình thành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn với trau dồi
tình cảm cách mạng, bồi dưỡng long yêu nước
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ trước hết là sự kế thừa
những quan điểm về con người, về giáo dục của dân tộc và nhân loại
- Giúp sinh viên có điều kiện hiểu biết sâu sắc và toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp của
Hồ Chí Minh, học tập theo tấm gương và phục vụ cho Tổ quốc, cho nhân dân
- Sinh viên có điều kiện thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, sống có
ích cho xã hội, tự hào về đất nước, về Bác, về con đường mà Người đã chọn
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức, trách nhiệm công dan, tu dưỡng, rèn luyện bản thân
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hoàn thành tốt nhiệm vụ của sinh viên,
góp phần thiết thực xây dựng và phát triển đất nước

 Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác
- Sinh viên biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào xây dựng phương pháp học
tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Học tập phong cách tư duy diễn đạt, làm
việc, ứng xử, linh hoạt,…
- Góp phần hình thành, hoàn thiện nhân cách của thế hệ trẻ để họ trở thành những chiến sĩ
tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về giá trị chân, thiện, mỹ có thể coi là hành trang đầu tiên
của mỗi cá nhân trước khi hội nhập vào đời sống cộng đồng, nhất là với thế hệ trẻ hôm
nay vốn sinh ra, lớn lên trong một môi trường chịu nhiều những tác động cả tích cực và
tiêu cực từ nhiều phía, cả trong và ngoài nước. Một bộ phận thanh niên trước ngưỡng cửa
cuộc đời đang rất thiếu những hiểu biết cơ bản về giá trị cuộc sống, lúng túng không biết
phân biệt đâu là giá trị đích thực, đâu là sự hư vinh giả tạo. Điều đó dẫn đến hoặc là chạy
theo lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, với lối sống hưởng thụ, hoặc là buông thả,
phó mặc cuốn theo những tệ nạn xã hội. 

 Hiểu biết những giá trị trong truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Thế hệ trẻ hôm nay là những người được thừa hưởng những thành quả của biết bao thế hệ
cha ông để lại. Trách nhiệm của họ là phải biết tri ân công lao của cha ông, phải viết tiếp
những trang sử mới của dân tộc bằng những nỗ lực trên mặt trận lao động, sản xuất, học
tập và công tác để nước ta thực sự là dân giàu, nước mạnh.

 Thanh niên có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, về con đường độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

You might also like