You are on page 1of 5

LÝ THUYẾT CHUNG

1. Giáo dục thể chất là gì?


a. Là tất cả các loại hình hoạt động thể chất và trò chơi có tính chất cạnh tranh, từ đó có
việc trao giải thưởng thông qua thành tích.
b. Là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và
phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người.
c. Là một loại hình giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động trong cơ thể con người.
d. Cả 3 đều đúng.
2. Thể thao là gì?
a. Là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con
người.
b. Là một loại hình giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động trong cơ thể con người.
c. Là tất cả các loại hình hoạt động thể chất và trò chơi có tính chất cạnh tranh, từ đó có
việc trao giải thưởng thông qua thành tích.
d. Cả 3 đều đúng.
3. Mục đích của giáo dục thể chất:
a. Phát triển năng lực chăm sóc và phát triển sức khỏe. Vận động cơ bản và phát triển các
tố chất thể lực.
b. Có thể thao tác được những kỹ thuật cơ bản của các môn thể thao. Tạo sự yêu thích
tham gia tập luyện, vận động thể dục thể thao.
c. Giúp học sinh, sinh viên hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên,
có lối sống lành mạnh.
d. Cả 3 đều đúng.
4. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe là gì?
a. Là một trạng thái hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội, cho phép mỗi người thích
ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và
lao động có kết quả.
b. Là các chỉ số về sinh lý, sinh hoá, sinh cơ trong cơ thể.
c. Là quá trình hình thành và thay đổi hình thái chức năng cơ thể diễn ra trong suốt cuộc
đời mỗi cá nhân.
d. Cả 3 đều đúng.
5. Nguồn gốc của Thể dục thể thao?
a. Thể dục thể thao ra đời phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động
sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao.
b. Thể dục thể thao ra đời từ các hoạt động giải trí từ thời Hy Lạp cổ đại (khoảng thế kỷ
thứ 8 TCN), là một phần của lễ hội tôn vinh thần Zeus.
c. Thể dục thể thao ra đời từ chiến tranh như phóng lao, ném đá, chạy mang theo kiếm,
vũ khí hay mặc áo giáp…
d. Cả 3 đều đúng.
6. Bài tập thể chất là gì?
a. Là những hành vi vận động như lao động, vui chơi, sinh hoạt, giao tiếp.
b. Là những hành vi vận động của con người, được lựa chọn để giải quyết các nhiệm vụ
của giáo dục thể chất.
c. Là những bài tập vận động được dùng để áp dụng vào huấn luyện thể thao.
d. Cả 3 đều đúng.
7. Chấn thương trong tập luyện TDTT là gì?
a. Là sự rối loạn các chức năng của các tổ chức cơ quan của cơ thể trong quá trình tập
luyện TDTT.
b. Là sự tổn thương các tổ chức cơ quan của cơ thể trong quá trình tập luyện TDTT do
tác động ngoại lực như các tác nhân cơ học, lý học hay hóa học… gây nên làm rối loạn
hoặc mất đi chức năng sinh lý bình thường của các tổ chức đó.
c. Là sự mất đi các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể trong quá trình tập luyện
TDTT.
d. Cả 3 đều đúng.
8. Một số nguyên nhân gây chấn thương trong tập luyện TDTT:
a. Tập luyện sai kỹ thuật, dụng cụ tập luyện không phù hợp.
b. Tập luyện sai phương pháp.
c. Do va chạm với đồng đội, đối phương trong quá trình tập luyện và thi đấu.
d. Cả 3 đều đúng.
9. Cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện TDTT:
a. Tập đúng kỹ thuật, chọn dụng cụ tập luyện thích hợp, chế độ dinh dưỡng phù hợp.
b. Tập luyện đúng phương pháp, không nôn nóng tập luyện trở lại sau khi gặp chấn
thương nhẹ, chọn dụng cụ tập luyện thích hợp.
c. Tập đúng kỹ thuật, chọn dụng cụ tập luyện thích hợp. Tập luyện đúng phương pháp,
không nôn nóng tập luyện trở lại sau khi gặp chấn thương nhẹ. Có chế độ dinh dưỡng phù
hợp.
d. Chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập luyện đúng phương pháp.
10. Dinh dưỡng thể thao là gì?
a. Là nền tảng quan trọng tạo nên thành công của việc tập luyện.
b. Là một kế hoạch ăn uống được thiết kế giúp người tập hoặc vận động viên có thể hoạt
động tốt nhất.
c. Cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm, năng lượng, chất dinh dưỡng để giúp hoc ơ thể
hoạt động ở mức cao nhất.
d. Chế độ dinh dưỡng thể thao thường được xây dựng riêng cho mỗi người và có thể thay
đổi hàng ngày, tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng cụ thể và mục tiêu cá nhân.
e. Tất cả các yếu tố trên.
11. Các nhóm chất không thể thiếu với dinh dưỡng trong tập luyện TDTT:
a. Carbohydrate (tinh bột), Protein (chất đạm). chất xơ, vitamin và khoáng chất.
b. Carbohydrate (tinh bột), Protein (chất đạm). Chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
c. Carbohydrate (tinh bột), Protein (chất đạm). Chất béo, vitamin và khoáng chất.
d. Carbohydrate (tinh bột), Chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
12. Thế nào là tố chất sức mạnh?
a. Là chỉ năng lực của cơ thể khắc phục mệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt động.
b. Là năng lực của cơ thể bảo đảm sự hoàn thành động tác với sự hoạt động của các bộ
phận cơ thể đạt đến sự phối hợp tốt nhất, là tiền đề cho việc nắm vững kỹ thuật động tác.
c. Là năng lực của cơ thể hay một bộ phận cơ thể có thể khắc phục được lực cản hoặc lực
đối kháng bên ngoài.
d. Là năng lực tiến hành các vận động với tốc độ nhanh của cơ thể hoặc một bộ phận nào
đó của cơ thể.
13. Thế nào là tố chất tốc độ?
a. Là chỉ biên độ hoạt động của các khớp xương và khả năng vươn duỗi ra của gân, dây
chằng, cơ bắp.
b. Là năng lực tiến hành các vận động với tốc độ nhanh của cơ thể hoặc một bộ phận nào
đó của cơ thể.
c. Là chỉ năng lực của cơ thể khắc phục mệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt động.
d. Là năng lực của cơ thể hay một bộ phận cơ thể có thể khắc phục được lực cản hoặc lực
đối kháng bên ngoài.
14. Thế nào là tố chất sức bền?
a. Là năng lực của cơ thể hay một bộ phận cơ thể có thể khắc phục được lực cản hoặc lực
đối kháng bên ngoài.
b. Là chỉ năng lực của cơ thể khắc phục mệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt động.
c. Là chỉ biên độ hoạt động của các khớp xương và khả năng vươn duỗi ra của gân, dây
chằng, cơ bắp.
d. Là năng lực của cơ thể bảo đảm sự hoàn thành động tác với sự hoạt động của các bộ
phận cơ thể đạt đến sự phối hợp tốt nhất, là tiền đề cho việc nắm vững kỹ thuật động tác.
15. Thế nào là tố chất mềm dẻo?
a. Là năng lực của cơ thể hay một bộ phận cơ thể có thể khắc phục được lực cản hoặc lực
đối kháng bên ngoài.
b. Là năng lực của cơ thể bảo đảm sự hoàn thành động tác với sự hoạt động của các bộ
phận cơ thể đạt đến sự phối hợp tốt nhất, là tiền đề cho việc nắm vững kỹ thuật động tác.
c. Là năng lực tiến hành các vận động với tốc độ nhanh của cơ thể hoặc một bộ phận nào
đó của cơ thể.
d. Là chỉ biên độ hoạt động của các khớp xương và khả năng vươn duỗi ra của gân, dây
chằng, cơ bắp.
16. Thế nào là khả năng nhịp điệu (khả năng phối hợp vận động)?
a. Là năng lực của cơ thể bảo đảm sự hoàn thành động tác với sự hoạt động của các bộ
phận cơ thể đạt đến sự phối hợp tốt nhất, là tiền đề cho việc nắm vững kỹ thuật động tác.
b. Là chỉ biên độ hoạt động của các khớp xương và khả năng vươn duỗi ra của gân, dây
chằng, cơ bắp.
c. Là năng lực của cơ thể hay một bộ phận cơ thể có thể khắc phục được lực cản hoặc lực
đối kháng bên ngoài.
d. Là năng lực tiến hành các vận động với tốc độ nhanh của cơ thể hoặc một bộ phận nào
đó của cơ thể.

You might also like