You are on page 1of 50

VIỆT NGUYỄN

HÀM SỐ TRONG
IMO SHORTLIST

M THPI D
¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST

Hàm số trong IMO Shortlist

Nguyễn Hoàng Việt − A2K54 KHTN

Mathpiad − Tạp chí toán học +


Chương I
Lời nói đầu và các kí hiệu

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Hàm số hiện là một phân môn vô cùng đặc sắc trong lĩnh vực toán olympic và cũng nhận được sự
quan tâm, yêu thích của rất nhiều học sinh chuyên toán trong và ngoài nước. Các bài toán hàm số
mang vẻ đẹp rất cuốn hút, với những phép thế vô cùng bất ngờ. Ở phân môn này cũng có các bài
toán khó và rất khó, đòi hỏi người làm phải tập trung cao độ mới có thể làm được. Bài toán khó và lạ
sẽ mang đến cho ta những phương pháp mới trong việc giải các bài toán. Một địa điểm chứa những
bài toán đó là IMO Shortlist. Nhận thấy các bài toán này đều lạ và khó nhưng được viết bằng tiếng
anh khiến cho nhiều học sinh kém tiếng anh "ngại" đọc do phải vừa đọc, vừa hiểu, vừa phải dịch,
tôi đã có ý tưởng dịch lại các bài hàm số này sang tiếng việt.(tại tôi dốt tiếng anh À‚). Nếu có sai
sót, các bạn đọc hãy liên hệ cho tôi tại https://www.facebook.com/nguyenhoangvietchuyenkhtn/.

¨ Một số kí hiệu trong sách:

1 f n (m) = f (f (...f (m)...)) là hàm hợp n lần của m.


| {z }
n

2 Kí hiệu P (a, b) là thay (x, y) bởi (a, b) vào đề bài với (x, y) là các biến thỏa mãn điều kiện
đề bài.
3 Z là tập số nguyên.
4 Z+ là tập số nguyên dương.
5 N là tập số tự nhiên.
6 R là tập số thực.
7 Q là tập số hữu tỉ.
8 P là tập số nguyên tố.

1
Chương II
Bài toán hàm số qua các năm

1. Bài toán hàm số đại số

 Bài 1 Cho hàm số f : Z+ → Z+ thỏa mãn

f (m + n) > f (m) + f (f (n)) − 1, ∀ m, n ∈ Z+


LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

Tìm tất cả các giá trị có thể của f (2007)

A2 IMO Shortlist 2007

 Bài 2 Cho tập hợp S ⊆ R. Ta gọi một cặp hàm số (f, g) : S → S là có gấu nếu thỏa mãn
các điều kiện

(i) Cả hai hàm f, g đều tăng ngặt.

(ii) f (g(g(x))) < g(f (x)) với mọi x ∈ S

Hỏi liệu có tồn tại một cặp có gấu hay không nếu

(a) S = Z+
ß ™
1 +
(b) S = a − : a, b ∈ Z
b

A3 IMO Shortlist 2008

 Bài 3 Với mỗi m ∈ Z, đặt t(m) ∈ {1, 2, 3} sao cho 3 | m + t(m). Cho hàm số f : Z → Z
thỏa mãn f (−1) = 0, f (0) = 1, f (1) = −1 và

f (2n + m) = f (2n − t(m)) − f (m), ∀ m, n ∈ N với 2n > m

Chứng minh rằng f (3p) > 0 với mọi số nguyên p > 0

A4 IMO Shortlist 2008

2
 Bài 4 Cho hàm số f : R → Z+ thỏa mãn
Å ã Å ã
1 1
f x+ =f y+ , ∀ x, y ∈ R
f (y) f (x)

Chứng minh rằng tồn tại một số nguyên dương a sao cho không tồn tại n để f (n) = a.

A6 IMO Shortlist 2008

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


 Bài 5 Tìm tất cả các hàm số f : Z+ → Z+ sao cho với mọi x, y thì tồn tại một tam giác
có độ dài ba cạnh là
x, f (y) và f (y + f (x) − 1)

A3 IMO Shortlist 2009

 Bài 6 Cho hàm số f : R → R. Chứng minh rằng tồn tại hai số thực x, y mà

f (x − f (y)) > yf (x) + x

A4 IMO Shortlist 2009

 Bài 7 Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f (xf (x + y)) = f (yf (x)) + x2 , ∀ x, y ∈ R

A7 IMO Shortlist 2009

 Bài 8 Tìm tất cả các hàm số f : Q+ → Q+ thỏa mãn

f (f (x)2 y) = x3 f (xy), ∀ x, y ∈ Q+

A5 IMO Shortlist 2010

 Bài 9 Cho các hàm số f, g : Z+ → Z+ thỏa mãn

f (g(n)) = f (n) + 1 và g(f (n)) = g(n) + 1 với mọi n ∈ Z+

Chứng minh rằng f (n) = g(n), ∀ n ∈ Z+

A6 IMO Shortlist 2010

 Bài 10 Tìm tất cả các hàm số f, g : R → R thỏa mãn

g(f (x + y)) = f (x) + (2x + y)g(y), ∀ x, y ∈ R

A3 IMO Shortlist 2011

+ Do Math then Love Math 3 h Việt Nguyễn − Mathpiad


 Bài 11 Tìm tất cả các hàm số f, g : Z+ → Z+ thỏa mãn

f g(n)+1 (n) + g f (n) (n) = f (n + 1) − g(n + 1) + 1, ∀ n ∈ Z+

A4 IMO Shortlist 2011

 Bài 12 Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f (x + y) 6 yf (x) + f (f (x)), ∀ x, y ∈ R

Chứng minh rằng f (x) = 0 với mọi x 6 0

A6 IMO Shortlist 2011

 Bài 13 Tìm f : Z → Z sao cho với mọi a, b, c ∈ Z thỏa mãn a + b + c = 0 thì


LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

f 2 (a) + f 2 (b) + f 2 (c) = 2f (a)f (b) + 2f (b)f (c) + 2f (c)f (a)

A1 IMO Shortlist 2012

 Bài 14 Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn f (−1) 6= 0 và

f (1 + xy) − f (x + y) = f (x)f (y), ∀ x, y ∈ R

A5 IMO Shortlist 2012

 Bài 15 Cho hàm số f : Z+ → Z+ . Giả sử rằng với mỗi số n ∈ Z+ , tồn tại một số k ∈ Z+
để f 2k (n) = n + k và đặt kn là số k nhỏ nhất có tính chất này. Chứng minh dãy k1 , k2 , ... không
bị chặn.

A6 IMO Shortlist 2012

 Bài 16 Tìm tất cả các hàm số f : Q>0 → R thỏa mãn


®
f (x)f (y) > f (xy) (1)
f (x + y) > f (x) + f (y) (2)

Với mọi số hữu tỉ dương x, y. Chứng minh rằng f (x) = x, ∀ x ∈ Q>0 , biết tồn tại một số hữu
tỉ dương a > 1 mà f (a) = a

A3 IMO Shortlist 2013

 Bài 17 Tìm tất cả các hàm số f : N → N thỏa mãn

f (f (f (n))) = f (n + 1) + 1, ∀ n ∈ N

A5 IMO Shortlist 2013

+ Do Math then Love Math 4 h Việt Nguyễn − Mathpiad


 Bài 18 Tìm tất cả các hàm số f : Z → Z thỏa mãn

f (f (m) + n) + f (m) = f (n) + f (3m) + 2014, ∀ m, n ∈ Z

A4 IMO Shortlist 2014

 Bài 19 Tìm tất cả các hàm số f : Z → Z thỏa mãn

n2 + 4f (n) = f (f (n))2 , ∀ n ∈ Z

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


A6 IMO Shortlist 2014

 Bài 20 Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f (x + f (x + y)) + f (xy) = x + f (x + y) + yf (x)

A4 IMO Shortlist 2015

 Bài 21 Kí hiệu 2Z + 1 là tập các số nguyên lẻ. Tìm tất cả các hàm số f : Z → 2Z + 1 thỏa
mãn
f (x + f (x) + y) + f (x − f (x) + y) = f (x + y) + f (x − y), ∀ x, y ∈ Z

A5 IMO Shortlist 2015

 Bài 22 Tìm tất cả các hàm số f : R+ → R+ thỏa mãn

xf (x2 )f (f (y)) + f (yf (x)) = f (xy) f (f (x2 )) + f (f (y 2 )) , ∀ x, y ∈ R+


 

A4 IMO Shortlist 2016

 Bài 23 Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn f (0) 6= 0 và

f (x + y)2 = 2f (x)f (y) + max{f (x2 ) + f (y 2 ), f (x2 + y 2 )}

A7 IMO Shortlist 2016

 Bài 24 Tìm tất cả các hàm số f : R → R sao cho

f (f (x)f (y)) + f (x + y) = f (xy), ∀ x, y ∈ R

A6 IMO Shortlist 2017

+ Do Math then Love Math 5 h Việt Nguyễn − Mathpiad


 Bài 25 Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn điều kiện sau

Với mọi x, y ∈ R sao cho (f (x) + y) (f (y) + x) > 0, ta có f (x) + y = f (y) + x

Chứng minh rằng f (x) + y 6 f (y) + x khi và chỉ khi x > y

A8 IMO Shortlist 2017

 Bài 26 Tìm tất cả các hàm số f : Q>0 → Q>0 thỏa mãn

f (x2 f (y)2 ) = f (x)2 f (y), ∀ x, y ∈ Q>0

A1 IMO Shortlist 2018

 Bài 27 Tìm tất cả các hàm số f : (0, ∞) → R thỏa mãn


LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

Å ã
1 y
x+ f (y) = f (xy) + f , ∀ x, y ∈ R+
x x

A5 IMO Shortlist 2018

 Bài 28 Xét hàm số f : Z → Z thỏa mãn

f (f (x + y) + y) = f (f (x) + y), ∀ x, y ∈ Z

Ta gọi một số nguyên v là hiếm nếu tập hợp Xv = {x ∈ Z : f (x) = v} là hữu hạn và khác
rỗng.

1 Chứng minh rằng tồn tại một hàm số f thỏa mãn có một số hiếm.

2 Chứng minh rằng không tồn tại hàm số f nào có nhiều hơn 1 số hiếm.

A7 IMO Shortlist 2019

 Bài 29 Tìm tất cả các hàm số f : Z → Z sao cho

fa2 +b2 (a + b) = af (a) + bf (b), ∀ a, b ∈ Z

Với kí hiệu fn (x) là hợp n lần hàm số x.

A6 IMO Shortlist 2020

 Bài 30 Tìm tất cả các hàm số f : R+ → R+ thỏa mãn

f (x + f (xy)) + y = f (x)f (y) + 1, ∀ x, y ∈ R+

A8 IMO Shortlist 2020

+ Do Math then Love Math 6 h Việt Nguyễn − Mathpiad


2. Bài toán hàm số số học

 Bài 1 Tìm tất cả các hàm f : Z+ → Z+ toàn ánh sao cho với mọi m, n thì f (m + n) chia
hết cho p khi và chỉ khi f (m) + f (n) chia hết cho p

N5 IMO Shortlist 2007

 Bài 2 Với mọi n ∈ Z+ , kí hiệu d(n) là số ước dương của n. Tìm tất cả các hàm số

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


f : Z+ → Z+ thỏa mãn các tính chất sau

(i) d(f (x)) = x, ∀ x ∈ Z+ .

(ii) f (xy) | (x − 1)y xy−1 f (x), ∀ x, y ∈ Z+ .

N5 IMO Shortlist 2008

 Bài 3 Cho hàm số khác hằng f : Z+ → Z+ thỏa mãn

a − b | f (a) − f (b), ∀ a 6= b ∈ Z+

Chứng minh rằng tồn tại vô hạn số nguyên tố p mà p | f (c) với c ∈ Z+ .

N3 IMO Shortlist 2009

 Bài 4 Tìm tất cả các hàm số f : Z+ → Z+ sao cho (f (m) + n) (f (n) + m) là số chính
phương.

N5 IMO Shortlist 2010

 Bài 5 Tìm tất cả các hàm số f : Q → Z thỏa mãn


Å ã
f (x) + a x + a
f =f
b b

Với mọi x ∈ Q, a ∈ Z và b ∈ Z+ .

N6 IMO Shortlist 2013

+ Do Math then Love Math 7 h Việt Nguyễn − Mathpiad


 Bài 6 Xét hàm số f : Z+ → Z+ . Kí hiệu f n (m) = f (f (...f (m)...)). Giả sử f có hai tính
| {z }
n
chất sau
f n (m) − m
1 Nếu m, n ∈ Z+ thì ∈ Z+
n
2 Tập Z+ \ {f (n) : n ∈ Z+ } là hữu hạn.

Chứng minh rằng dãy f (1) − 1, f (2) − 2, ... tuần hoàn.

N6 IMO Shortlist 2015

 Bài 7 Với số nguyên dương k bất kì, ta gọi hàm f : Z+ → Z+ là k-nice nếu
gcd (f (n) + m, f (m) + n) 6 k với mọi n 6= m. Tìm tất cả các số nguyên dương k sao cho
tồn tại hàm k-nice.
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

N7 IMO Shortlist 2015

 Bài 8 Cho hàm số f : Z+ → Z>1 thỏa mãn f (m + n) | f (m) + f (n), ∀ m, n ∈ Z+ . Chứng


minh rằng tồn tại một số nguyên C sao cho C | f (x), ∀ x ∈ Z+

N6 IMO Shortlist 2018

 Bài 9 Tìm tất cả các hàm số f : Z+ → Z+ thỏa mãn tồn tại số nguyên C sao cho

a + f (b) | a2 + bf (a), với mọi a + b > C

N4 IMO Shortlist 2019

 Bài 10 Tìm tất cả các hàm số f : Z+ → N thỏa mãn

i) tồn tại t để f (t) 6= 0

ii) f (xy) = f (x) + f (y), ∀ x, y > 0

iii) Tồn tại vô hạn số nguyên dương n để f (k) = f (n − k) với mọi k < n

N5 IMO Shortlist 2020

+ Do Math then Love Math 8 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Chương III
Lời Giải

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


1. Hàm số đại số

 Bài 1 Cho hàm số f : Z+ → Z+ thỏa mãn

f (m + n) > f (m) + f (f (n)) − 1, ∀ m, n ∈ Z+

Tìm tất cả các giá trị có thể của f (2007)

A2 IMO Shortlist 2007



Lời giải . Xét m > n, ta có

f (m) = f (n + (m − n)) > f (n) + f (f (m − n)) − 1 > f (n)

Nên f là hàm không giảm. Ta bỏ qua trường hợp tầm thường f ≡ 1.


Gọi a là số nhỏ nhất mà f (a) > 1. Khi đó f (b) > f (a) > 1 với mọi b > a.
Gọi A là tập các số n mà n ∈ Z+ và f (n) > n. Ta có

f (f (n)) = f ((f (n) − n) + n) > f (f (n) − n) + f (f (n)) − 1 ⇒ 1 > f (f (n) − n)

Suy ra f (n) − n 6 a với mọi n ∈ A. Vậy tồn tại

c = max{f (n) − n : n ∈ Z+ }

Giả sử c = f (k) − k > 0, ta có

2k + c > f (2k) = f (k + k) > f (k) + f (f (k)) − 1


> f (k) + f (k) − 1 = 2(k + c) − 1 = 2k + c + c − 1

Suy ra c 6 1 hay f (2007) 6 2008.


Ta xây dựng hàm f để f (2007) có thể nhận được tất cả các giá trị trong [1, 2008] như sau
®
n nếu 2007 - n
fj (n) = max{1, n + j − 2007} với j = 1, 2, ..., 2007; f2008 (n) =
n + 1 nếu 2007 | n

Ta chứng minh hàm số fj thỏa mãn nếu fj (2007) = j

¨ Trường hợp 1. j 6 2007. Ta có fj là hàm không giảm và fj (n) 6 n, ∀ n ∈ Z+ .

Nếu fj (m) = 1 thì

fj (m + n) > fj (n) > fj (fj (n)) = fj (m) + fj (fj (n)) − 1

9
Nếu fj (m) > 1 thì

fj (m) + fj (fj (n)) − 1 > (m + j − 2007) + n = (m + n) + j − 2007 = fj (m + n)

¨ Trường hợp 2. j = 2008. Ta có n + 1 > f2008 (n) > n, ∀ n ∈ Z+ .


Hơn nữa, ta cũng có f2008 (f2008 (n)) 6 n + 1(dễ chứng minh).

Nếu 2007 | m + n thì

f2008 (m + n) = m + n + 1 = (m + 1) + (n + 1) − 1 > f2008 (m) + f2008 (f2008 (n)) − 1

Nếu 2007 - m + n thì 2007 - n hoặc 2007 - m nên

[f2008 (m) + f2008 (f2008 (n))] − 1 6 (m + n + 1) − 1 = m + n = f (m + n)

â
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

 Bài 2 Cho tập hợp S ⊆ R. Ta gọi một cặp hàm số (f, g) : S → S là có gấu nếu thỏa mãn
các điều kiện

(i) Cả hai hàm f, g đều tăng ngặt.

(ii) f (g(g(x))) < g(f (x)) với mọi x ∈ S

Hỏi liệu có tồn tại một cặp có gấu hay không nếu

(a) S = Z+
ß ™
1 +
(b) S = a − : a, b ∈ Z
b

A3 IMO Shortlist 2008



Lời giải .
(a) Từ (i), ta được f (x) > x và g(x) > x với mọi x ∈ Z+ .
Ta chứng minh quy nạp rằng g k (x) 6 f (x) với mọi k > 0 và x ∈ Z+ . Ta có

g(g k+1 (x)) = g k (g 2 (x)) 6 f (g 2 (x)) < g(f (x)) ⇒ g k+1 (x) < f (x) (1)

Nếu g(x) = x, ∀ x ∈ Z+ thì f (g 2 (x)) = f (x) = g(f (x)), mâu thuẫn với (ii).
Nên tồn tại x0 mà g(x0 ) > x0 .
Xét dãy (xn ) xác định bởi xn = g n (x) với mọi n ∈ Z+ . Do g tăng ngặt nên dãy (xn ) cũng tăng
ngặt. Mặt khác, từ (1), ta thấy rằng dãy (xn ) bị chặn bởi g(f (x0 )), mâu thuẫn.
Vậy với S = Z+ thì không tồn tại cặp có gấu.
Å ã Å ã
1 1 1 1
(b) Đặt f a − = a + 1 − và g a − =a− với mọi a, b ∈ Z+ .
b b b b + 3a
Hiển nhiên hàm f là tăng ngặt. Ta chứng minh g cũng tăng ngặt.
1 1 1 1
Giả sử a − > c − với a, b, c, d ∈ Z+ . Nếu a 6 c − 1 thì c − > c − 1 > a > a − , vô lí.
b d d b
1 1
Vậy, ta được a > c. Ta có a − c > − . Ta có
b d
Å ã Å ã
1 1 1 1 1 1
g d− >g c− ⇔a− a
>c− c
⇔a−c> a

b d b+3 d+3 b+3 d + 3c

+ Do Math then Love Math 10 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Vậy, ta chỉ cần chứng minh
1 1 1 1
− > −
b d b + 3a d + 3 c
Ta có
1 1 d − b + 3c − 3a d−b d−b 1 1
a
− c
= a c
6 a c
6 = −
b+3 d+3 (b + 3 )(d + 3 ) (b + 3 )(d + 3 ) bd b d
Cuối cùng, ta chỉ cần chứng minh f thỏa mãn điều kiện (ii)
Å Å Å ããã Å Å ãã
1 1 1 1
f g g a− = (a + 1) − < (a + 1) − =g f a−
b b + 2.3a b + 3a+1 b

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


â

 Bài 3 Với mỗi m ∈ Z, đặt t(m) ∈ {1, 2, 3} sao cho 3 | m + t(m). Cho hàm số f : Z → Z
thỏa mãn f (−1) = 0, f (0) = 1, f (1) = −1 và

f (2n + m) = f (2n − t(m)) − f (m), ∀ m, n ∈ N với 2n > m

Chứng minh rằng f (3p) > 0 với mọi số nguyên p > 0

A4 IMO Shortlist 2008



Lời giải . Với k > 0, ta chứng minh quy nạp

f (22k+1 − 3) = 0, f (22k+1 − 2) = 3k , f (22k+1 − 1) = −3k


f (22k+2 − 3) = −3k , f (22k+2 − 2) = −3k , f (22k+2 − 1) = 2.3k

Cho m = 0, n = 1 vào đề bài, ta được

f (21 ) = f (21 − 3) − 1 = f (−1) − 1 = −1

Cho m = n = 1 vào đề bài, ta được

f (3) = f (0) − f (1) = 1 − −1 = 2

Vậy ta đã chứng minh điều quy nạp với trường hợp k = 0.


Theo giả thiết quy nạp, ta có

f (22k+1 − 3) = f (22k + 22k − 3) = f (22k − t(22k − 3)) − f (22k − 3) = f (22k − 2) − f (22k − 3) = 0

Chứng minh tương tự với các trường hợp còn lại.


Như vậy, ta được f (2n − t(m)) > 3(n−1)/2 nếu 3 | 2n − t(m) và f (2n − t(m)) 6 0 nếu 3 - 2n − t(m).
Lại có 3 | m + t(m) nên ta được

1 f (2n − t(m)) > 3(n−1)/2 nếu 3 | 2n + m.

2 f (2n − t(m)) 6 0 nếu 3 - 2n + m.


2
Cũng từ khẳng định trên, ta được |f (2n − t(m))| 6 .3n/2 với mọi m, n > 0.
3
Bây giờ, ta sẽ chứng minh quy nạp theo n rằng |f (m)| 6 3n/2 với mọi m, n > 0 và m < 2n . (*)
Trường hợp n = 0, n = 1 là hiển nhiên. Giả sử (*) đúng đến n.

+ Do Math then Love Math 11 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Theo giả thiết quy nạp, ta chỉ cần chứng minh (*) đúng với mọi 2n+1 > m > 2n .
2
Đặt m = 2n + k, ta có |f (2n − t(k)) | 6 .3n/2 nên
3
2
f (m) = |f (2n − t(k)) − f (k)| 6 |f (2n − t(k))| + |f (k)| 6 .3n/2 + 3n/2 < 3(n+1)/2
3
Vì 3p không là lũy thừa của 2 nên tồn tại a > b > 0 và 2b > c > 0 sao cho 3p = 2a + 2b + c.
Ta có
f (3p) = f (2a + 2b + c) = f (2a − t(2b + c)) − f (2b − t(c)) + f (c)
Do 3 | 2a + 2b + c ⇒ 3 | 2a − t(2b + c) nên

f (2a − t(2b + c)) > 3(a−1)/2

Vì 3 - 2b + c nên f (2b − t(c)) 6 0.


Ta lại có do c > 2b nên |f (c)| 6 3b/2 hay −f (c) > −3b/2 > −3(a−1)/2 do a − 1 > b.
Vậy, ta được
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

f (3p) > 3(a−1)/2 − 0 − 3(a−1)/2 = 0


Kết thúc chứng minh. â

 Bài 4 Cho hàm số f : R → Z+ thỏa mãn


Å ã Å ã
1 1
f x+ =f y+ , ∀ x, y ∈ R (1)
f (y) f (x)

Chứng minh rằng tồn tại một số nguyên dương a sao cho không tồn tại n để f (n) = a.

A6 IMO Shortlist 2008



Lời giải . Giả sử rằng f (R) = Z+ . Giả sử tồn tại a để f (a) = 1.
Xét hàm số g(x) = f (x + a). P (x + a, y + a), ta được
Å ã Å ã Å ã Å ã
1 1 1 1
g x+ =f x+a+ =f y+a+ =g y+
f (y) f (y + a) f (x + a) f (x)

Nên g cũng thỏa mãn các điều kiện như đề bài. Nên không mất tính tổng quát, giả sử f (0) = 1.
ß Å ã ™
1
! Ta chứng minh với một số c bất kì, ta có f c +
n
:n∈Z +
= Z+ .

Chứng minh. Thật vậy, ta có


ß Å ã ™
1
f (R) = f x + :x∈R
f (c)
ß Å ã ™ ß Å ã ™
1 1 +
f c+ :x∈R ⊂ f c+ :n∈Z ⊂ f (R)
f (x) n
1
Áp dụng với c = 0 và c = , ta được
3
ß Å ã ™ ß Å ã ™
1 + 1 1 +
f :n∈Z = f + :n∈Z = Z+ (2)
n 3 n

+ Do Math then Love Math 12 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Nếu f (u) = f (v) thì f (u + q) = f (v + q) với mọi q ∈ Q >0 .
! Hơn nữa, nếu f (q) = 1 thì f (kq) = 1, ∀ k ∈ Z . +

Chứng minh. Với mọi x ∈ R, ta có


Å ã Å ã Å ã Å ã
1 1 1 1
f u+ =f x+ =f x+ =f v+
f (x) f (u) f (v) f (x)

Vì f (R) = Z+ , ta có Å ã Å ã
1 1
f u+ =f u+ , ∀ n ∈ Z+ (3)

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


n n
k
Đặt q = là một số hữu tỉ. Áp dụng (3) k lần, ta có
n
Å ã Å ã
k k
f (u + q) = f u + =f v+ = f (v + q) (*)
n n

! f (q) = f (q + 1) với mọi số hữu tỉ không âm q.


Å ã
1
Chứng minh. Theo (2), tồn tại số nguyên dương m để f = 1 = f (0).
m
Khi đó, theo (*), ta có Å ã Å ã
1 2
f (0) = f =f = ... = f (1)
m m
Vậy lại theo (*), ta được f (q) = f (q + 1).
Å ã
1
! f
n
= n với mọi n ∈ Z+

Chứng minh. Xét số q ∈ Q>0 bất kì, P (q, 0), ta được


Å ã
1
f (q + 1) = f = f (q)
f (q)
Å ã
+ + 1
Từ (2), với mỗi n ∈ Z , tồn tại k ∈ Z sao cho f = n. Ta có
k
Ü ê
Å ã Å ã
1 1 1
n=f =f Å ã =f
k 1 n
f
k
Å ã
+ 1 1
Trở lại bài toán. Theo (2), giả sử tồn tại n ∈ Z sao cho f + = 1.
3 n
1 1 s
Đặt + = với gcd(s, t) = 1. Dễ chứng minh t 6= 1. Ta chọn k, ` sao cho ks − `t = 1.
3 n t
Từ (*), ta suy ra nếu f (x) =Åf (0)
ã với x > 0 thì fÅ(kx)ã = 0. Å ã Å ã
s ks ks 1 1
Do f (0) = f = 1 nên f = 1. Lại có f =f +` =f = t, vô lí.
t t t t t
Vậy giả sử phản chứng sai. Kết thúc chứng minh. â

+ Do Math then Love Math 13 h Việt Nguyễn − Mathpiad


 Bài 5 Tìm tất cả các hàm số f : Z+ → Z+ sao cho với mọi x, y thì tồn tại một tam giác
có độ dài ba cạnh là
x, f (y) và f (y + f (x) − 1)

A3 IMO Shortlist 2009



Lời giải .
¨ Bước 1. Ta chứng minh f (1) = 1.
Giả sử f (1) = 1 + m với m > 0. Ta thấy rằng tồn tại một tam giác có ba cạnh là 1, f (y), f (y + m).
Như vậy 1 > |f (y) − f (y + m)| nên |f (y) − f (y + m)| = 0 hay f (y) = f (y + m).
Vậy hàm f tuần hoàn theo chu kì m. Hay f bị chặn.
Giả sử f (x) 6 B với mọi x thì nếu ta chọn x > 2B, ta được

x > 2B > f (y) + f (y + f (x) − 1)


LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

Nên x, f (y), f (y + f (x) − 1) không phải là ba cạnh của một tam giác. Vậy m = 0 hay f (1) = 1.
¨ Bước 2. Ta có x, f (1) = 1, f (1 + f (x) − 1) = f (f (x)) là ba cạnh của một tam giác nên
f (f (x)) = x với mọi x.

¨ Bước 3.Ta chứng minh với mọi số nguyên z > 1 thì f (z) 6 z.

Giả sử tồn tại z để f (z) > z + 1. Đặt f (z) = A + 1. Ta có A > z > 2.


Đặt M = max{f (1), f (2), ..., f (A)}. Ta chứng minh không tồn tại số t mà
z−1
f (t) > t+M
A
Giả sử t = eA + f là số nhỏ nhất như vậy. Do cách chọn M nên ta được t > A.
Do tồn tại một tam giác có ba cạnh là z,f (t − A) và f (t − A + f (z) − 1) nên

z + f (t − A) > f (t)

Suy ra
z−1
f (t − A) > f (t) − (z − 1) > (t − A) + M
A
Mâu thuẫn với tính nhỏ nhất của t. Suy ra
z−1
f (t) 6 t + M với mọi t > 1 (1)
A
z−1
Do z 6 A nên < 1. Áp dụng (1), ta có
A
z−1 z−1 z−1
Å ã
t = f (f (t)) 6 f (t) + M 6 +M +M
A A A

Điều này là vô lí với mọi t. Vậy, giả sử phản chứng sai hay f (z) 6 z, ∀ z ∈ Z+ .
Áp dụng bước 3 và bước 2, ta có
t = f (f (t)) 6 f (t) 6 t
Nên f (t) = t, ∀ t ∈ Z+ .
â

+ Do Math then Love Math 14 h Việt Nguyễn − Mathpiad


 Bài 6 Cho hàm số f : R → R. Chứng minh rằng tồn tại hai số thực x, y mà

f (x − f (y)) > yf (x) + x

A4 IMO Shortlist 2009



Lời giải . Giả sử phản chứng

f (x − f (y)) 6 yf (x) + x, ∀ x, y ∈ R (1)

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Đặt a = f (0). Thay y = 0 vào (1), ta được f (x − a) 6 x, ∀ x ∈ R. Như vậy

f (y) 6 y + a, ∀ y ∈ R (2)

Thay x = f (y) vào (1), ta được

a 6 yf (f (y)) + f (y) 6 yf (f (y)) + y + a, ∀ y ∈ R

Suy ra y [f (f (y)) + 1] > 0, ∀ y ∈ R hay f (f (y)) + 1 > 0 với mọi y > 0. (3)
Từ (2), (3), ta có

−1 6 f (f (y)) 6 f (y) + a ⇒ f (y) > −a − 1 với mọi y > 0 (4)


−a − x − 1
ß ™
Giả sử tồn tại x mà f (x) > 0. Chọn y < min x − a, , từ (2), ta được
f (x)
x − f (y) > x − (y + a) > 0

Mặt khác, từ (1) và (4), ta có

yf (x) + x > f (x − f (y)) > −a − 1


−a − x − 1
Suy ra y > , mâu thuẫn với cách chọn y. Như vậy, ta có f (x) 6 0, ∀ x ∈ R.
f (x)
Ta có a = f (0) 6 0 nên (2) tương đương f (x) 6 x, ∀ x ∈ R.
Ta chọn y sao cho y > max{0, −f (−1) − 1} và đặt x = f (y) − 1, ta có

f (−1) = f (x − f (y)) 6 yf (x) + x = yf (f (y) − 1) + f (y) − 1 6 y (f (y) − 1) − 1 6 −y − 1

Điều này là mâu thuẫn với cách chọn y. Vậy giả sử sai. Kết thúc chứng minh. â

 Bài 7 Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f (xf (x + y)) = f (yf (x)) + x2 , ∀ x, y ∈ R

A7 IMO Shortlist 2009



Lời giải . P (0, y), ta được
f (0) = f (yf (0))
Nếu f (0) 6= 0 thì f (x) = C, ∀ x ∈ R, không thỏa. Vậy f (0) = 0.
P (x, 0) và P (x, −x), ta được

f (xf (x)) = x2 và f (−xf (x)) = −x2 , ∀ x ∈ R

Như vậy, ta được f (a) = 0 ⇔ a = 0. Xét t 6= 0 bất kì, ta có

+ Do Math then Love Math 15 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Nếu f (t) < 0. Đặt f (t) = −a2 .
Tồn tại số b để bf (a) = t do f (a) 6= 0 nên P (a, b), ta được

f (af (a + b)) = f (bf (a)) + a2 = f (t) + a2 = 0

Suy ra af (a + b) = 0. Suy ra a + b = 0. Hay t = −af (a). Suy ra

f (−t) = f (af (a)) = a2 = −(−a2 ) = −f (t)

Nếu f (t) > 0. Đặt f (t) = a2 .


Chọn b để af (b) = t. P (a, b − a), ta được

f ((b − a)f (a)) + a2 = f (af (b)) = f (t) = a2

Suy ra (b − a)f (a) = 0. Suy ra b = a. Hay t = af (a). Suy ra

f (−t) = f (−af (a)) = −a2 = −f (t)


LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

Vậy ta đã chứng minh được f là hàm lẻ.


Thực hiện lần lượt P (y, −x − y) và P (−x − y, x), ta được

f (yf (−x)) = f ((−y − x)f (y)) + y 2


f ((−x − y)f (−y)) = f (xf (−x − y)) + (x + y)2

Từ tính lẻ, kết hợp với đề bài, ta được

f (yf (x)) − f (xf (x + y)) = −x2


f (yf (x)) − f ((x + y)f (y)) = −y 2
f ((x + y)f (y)) + f (xf (x + y)) = (x + y)2

yf (x)
Cộng theo vế, ta được 2f (yf (x)) = 2xy. Suy ra f (yf (x)) = yx = , ∀ x, y ∈ R. (*)
f (x)/x
Từ f (xf (x)) = x2 , ta được f (f (1)) = 1. Ta có

f (f (1)f (f (1))) = f (1)2 = f (f (1)) = 1

Nên f (1) = 1 hoặc f (1) = −1. Thay vào (*), ta được f (x) = x với mọi x hoặc f (x) = −x với mọi x.
â

 Bài 8 Tìm tất cả các hàm số f : Q+ → Q+ thỏa mãn

f (f (x)2 y) = x3 f (xy), ∀ x, y ∈ Q+

A5 IMO Shortlist 2010



Lời giải . P (x, 1), ta được
f (f (x)2 ) = x3 f (x), ∀ x ∈ Q+ (1)
Từ (1), ta dễ thấy f đơn ánh. Lại có

f (f (xy)2 ) = y 3 x3 f (xy) = y 3 f (f (x)2 y) = f (f (x)2 f (y)2 )

Suy ra
f (xy)2 = f (x)2 f (y)2 ⇔ f (xy) = f (x)f (y), ∀ x, y ∈ Q+

+ Do Math then Love Math 16 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Từ đó, (1), tương đương
»
f (f (x))2 = x3 f (x) ⇔ f (f (x)) = x3 f (x), ∀ x ∈ Q+ (2)

Đặt g(x) = xf (x), (2) tương đương

g 2 (x) = g(g(x)) = g(x)f (g(x)) = xf (x)f (xf (x)) = xf (x)2 f (f (x))


»
xf (x)2 x3 f (x) = (xf (x))5/2 = g(x)5/2

Làm tương tự như vậy, ta được

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


n
g n+1 (x) = g(x)(5/2) ∈ Q+ (*)
1
Cho n → ∞, (*) chỉ xảy ra khi g(x) = 1 hay f (x) = .
x
1
Thử lại thỏa mãn. Vậy hàm số thỏa mãn đề bài là f (x) = , ∀ x ∈ Q+ . â
x

 Bài 9 Cho các hàm số f, g : Z+ → Z+ thỏa mãn

f (g(n)) = f (n) + 1 và g(f (n)) = g(n) + 1 với mọi n ∈ Z+

Chứng minh rằng f (n) = g(n), ∀ n ∈ Z+

A6 IMO Shortlist 2010



Lời giải .

¨ Bước 1.

Ta có nếu f (x) = f (y) thì g(x) = g(f (x)) − 1 = g(f (y)) − 1 = g(y).
Tương tự với g(x) = g(y).
Suy ra nếu f (f (x)) = f (f (y)) thì g(f (x)) = g(f (y)) ⇒ g(x) = g(y) ⇒ f (x) = f (y).

¨ Bước 2.

Gọi a, b lần lượt là giá trị nhỏ nhất mà f, g nhận và giả sử a 6 b.


Ta có f (a) > a vì nếu f (a) = a thì g(a) = g(f (a)) = g(a) + 1, vô lí.
Nếu tồn tại f (x) = m thì tồn tại f (t) = f (g(x)) = f (x) + 1 = m + 1. Như vậy, với mọi j 6 a thì luôn
tồn tại z để f (z) = j. Tương tự như vậy, ta suy ra tồn tại x để f (a) = f (x) + 1 hay f (a) = f (g(x)).
Ta lại có tồn tại t để f (t) = a và tồn tại y để f (y) = g(x) nên f (f (t)) = f (a) = f (g(x)) = f (f (y)).
Suy ra g(x) = f (y) = f (t) = a > b. Ta lại có b > a nên a = b.

¨ Bước 3.

Ta chứng minh nếu tồn tại f (x) = f (y) với y > x > a thì x = y.
Thật vậy, tồn tại f (h) = x và f (k) = y nên f (f (h)) = f (f (k)). Suy ra f (h) = f (k) = x = y.

¨ Bước 4.

Giả sử f (a) > a + 2 thì tồn tại x, y ∈ Z+ sao cho f (x) = f (a) − 2 và f (y) = g(x).
Như vậy, f (a) = f (x) + 2 = f (g(x)) + 1 = f (g 2 (x)). Lại có g 2 (x) > a nên g 2 (x) = a.
Suy ra a = g(f (y)) = 1 + g(y) > 1 + a, vô lí. Suy ra f (a) 6 a + 1.
Từ bước 2, ta có f (a) > a + 1 nên f (a) = a + 1. Tương tự, g(a) = a + 1. Vậy f (a) = g(a)

¨ Bước 5.

+ Do Math then Love Math 17 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Giả sử f (n) = g(n) = n + 1, từ đề bài, ta được

f (n + 1) = f (g(n)) = f (n) + 1 = n + 2 và g(n + 1) = g(f (n)) = g(n) + 1 = n + 2

Như vậy, ta đã chứng minh được f (n) = g(n) với mọi n > a.
Với n bất kì thì g(n) > a nên ta được

f (n) + 1 = f (g(n)) = g(n) + 1

nên f (n) = g(n). Kết thúc chứng minh. â

 Bài 10 Tìm tất cả các hàm số f, g : R → R thỏa mãn

g(f (x + y)) = f (x) + (2x + y)g(y), ∀ x, y ∈ R

A3 IMO Shortlist 2011



LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

Lời giải . P (x, −2x), ta được


g(f (−x)) = f (x), ∀ x ∈ R
Điều kiện đề bài tương đương

f (x) + (2x + y)g(y) = g(f (x + y)) = f (−x − y), ∀ x, y ∈ R (1)

Thay (x, y) với (−b, a + b) vào (1), ta được

f (−a) = f (−b) + (a − b)g(a + b), ∀ a, b ∈ R

Tương tự, ta có
f (−b) = f (−c) + (b − c)g(b + c)
f (−c) = f (−a) + (c − a)g(c + a)
Ta suy ra
(a − b)g(a + b) + (b − c)g(b + c) + (c − a)g(c + a) = 0, ∀ a, b, c ∈ R
Đặt (x, y, z) = (a + b, b + c, c + a), ta được

(z − y)g(x) + (x − z)g(y) + (y − x)g(z) = 0, ∀ x, y, z ∈ R

Như vậy, ba điểm A (x, g(x)), B (y, g(y)), C (z, g(z)) thằng hàng trên mặt phẳng tọa độ.
Vậy g(x) = ax + b, ∀ x ∈ R. Thay (x, y) bởi (0, −y) vào (1), ta được

f (0) − yg(−y) = f (y) = ay 2 − by + c

So sánh hệ số của x2 trong biểu thức g(f (−x)) = f (x), ta thu được a = a2 nên a = 0 hoặc a = 1.

¨ Trường hợp 1. Nếu a = 0 thì g(f (−x)) = b = f (x). Thử lại ta được b = 0.

¨ Trường hợp 2. Nếu a = 1 thì từ g(f (−x)) = f (x), ta được

x2 − bx + c = f (x) = g(f (−x)) = f (−x) + b = x2 + bx + c + b ⇒ 2bx = b ⇒ b = 0

Vậy f (x) = x2 + c và g(x) = x với mọi x ∈ R.

+ Do Math then Love Math 18 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Vậy các hàm số thỏa mãn là (f, g) ∈ {(0, 0); (x2 + c, x)}. â

 Bài 11 Tìm tất cả các hàm số f, g : Z+ → Z+ thỏa mãn

f g(n)+1 (n) + g f (n) (n) = f (n + 1) − g(n + 1) + 1, ∀ n ∈ Z+

A4 IMO Shortlist 2011



Lời giải . Từ đề bài, ta có
Ä ä
f f g(n) (n) = f (n + 1) − g(n + 1) + 1 − g f (n) (n) 6 f (n + 1) − 1 + 1 − 1 < f (n + 1), ∀ n ∈ Z+

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Giả sử y1 < y2 < ... là tập các giá trị của f . 
Nếu tồn tại a > 1 để f (a) = y1 thì f f g(a−1)+1 (a − 1) < y1 , mâu thuẫn với tính nhỏ nhất của y1 .

Từ đó suy ra f (x) = y1 ⇔ x = 1. Giả sử tồn tại a > 1 để f (a) = y2 thì f f g(a−1) (a − 1) = y1 nên
f g(a−1) = 1 hay y1 = 1.
Ta chứng minh quy nạp rằng nếu f (x) = yn thì x = yn = n. Giả sử điều này đúng đến n = k. Ta
chứng minh nó cũng đúng với n = k + 1.
Từ giả thiết quy nạp, với a < k + 1 thì nếu f t (x)  = a thì x = a nên f t (h) > a với h > a.
Giả sử tồn tại f (x) = yn+1 thì f f g(x−1) (x − 1) < yn+1 nên f f g(x−1) (x − 1) ∈ {y1 , ..., yn }
Do f (x) = yn+1 nên x > n hay
g(n+1)+1
 x − 1 > n = yn . Vậy x =g(n+1)+1
n + 1.
Vậy ta có f f (n + 1) < f (n + 2) = yn+2 nên f (n + 1) = yn+1 .
Suy ra f g(n+1) (n + 1) = n + 1 nên yn+1 = n + 1.
Vậy ta đã chứng minh được f (n) = n với mọi n nguyên dương.
Điều kiện đề bài tương đương

n + g n (n) = n + 1 − g(n + 1) + 1 ⇔ g n (n) + g(n + 1) = 2

Suy ra g(n + 1) = g n (n) = 1, ∀ n ∈ Z+ hay g(n) = 1, ∀ n ∈ Z+ .


Thử lại thỏa mãn. Vậy f (n) = n và g(n) = 1 với mọi n nguyên dương. â

 Bài 12 Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f (x + y) 6 yf (x) + f (f (x)), ∀ x, y ∈ R (1)

Chứng minh rằng f (x) = 0 với mọi x 6 0

A6 IMO Shortlist 2011



Lời giải . P (x, t − x), ta được

f (t) 6 tf (x) − xf (x) + f (f (x)), ∀ x, t ∈ R (2)

Thay (t, x) bởi (f (a), b) và (f (b), a), ta được

f (f (a)) 6 f (a)f (b) − bf (b) + f (f (b))

f (f (b)) 6 f (a)f (b) − af (a) + f (f (a))


Cộng theo vế cả hai bất đẳng thức trên, ta được

f (a)f (b) > af (a) + bf (b)

Cho b = 2f (a), ta thu được af (a) 6 0 nên f (a) > 0 với mọi a < 0 (*)
Giả sử tồn tại x để f (x) > 0.

+ Do Math then Love Math 19 h Việt Nguyễn − Mathpiad


xf (x) − f (f (x))
Từ (2), ta có nếu t < thì f (t) < 0, mâu thuẫn với (*)
f (x)
Như vậy, ta được f (x) 6 0, ∀ x ∈ R. Kết hợp với (*), ta được f (x) = 0 với mọi x < 0.
Chọn x < 0, y = 0 vào đề bài, ta được

0 = f (x) 6 f (f (x)) = f (0)

Mà f (0) 6 0 nên f (0) = 0. Kết thúc chứng minh. â

 Bài 13 Tìm f : Z → Z sao cho với mọi a, b, c ∈ Z thỏa mãn a + b + c = 0 thì

f 2 (a) + f 2 (b) + f 2 (c) = 2f (a)f (b) + 2f (b)f (c) + 2f (c)f (a) (*)

A1 IMO Shortlist 2012



Lời giải . Kí hiệu P (x, y, z) là thay lần lượt a, b, c bởi x, y, z vào phương trình (∗).
P (0, 0, 0) ⇒ 3f (0)2 = 6f (0)2 ⇒ f (0) = 0
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

P (a, 0, −a) ⇒ (f (a) − f (−a))2 = 0 ⇒ f (a) = f (−a)


P (a, b, −a − b) ⇒ f 2 (a) + f 2 (b) + f 2 (a + b) = 2f (a)f (b) + 2(f (b) + f (a))f (a + b), ∀ a, b ∈ Z (1)
Ta có các trường hợp sau :

¨ Trường hợp 1. Nếu không tồn tại x sao cho f (x) = 0 hay f (a) = 0 ⇔ a = 0

Trong phương trình (1), ta thay b bởi −b, ta có

f 2 (a + b) − f 2 (a − b) = 2(f (a) + f (b))(f (a + b) − f (a − b)) (2)

Nếu tồn tại f (x) = f (x + c) và x, c, 2x + c 6= 0 ta có

f 2 (x) + f 2 (c) + f 2 (x + c) = 2f 2 (x) + f 2 (c)


= 2f (x)f (c) + 2(f (x) + f (c))f (x + c) = 2f (x)f (c) + 2(f (x) + f (c))f (x)

⇒ f 2 (c) = 4f (x)f (c) ⇒ f (c) = 4f (x)


Mặt khác

f 2 (x) + f 2 (x + c) + f 2 (2x + c) = 2f 2 (x) + f 2 (2x + c)


= 2f (x)f (x + c) + 2(f (x) + f (x + c))f (2x + c) = 2f 2 (x) + 4f (x)f (2x + c)

⇒ f (2x + c) = 4f (x) = f (c) ⇒ f (2x) = 4f (c)


Trong phương trình (1), thay b bởi a, ta được f (2a) = 4f (a)
Từ đó f (x) = f (c) = 4f (c), vô lý. Từ đó suy ra f (a + b) 6= f (a − b)
Từ đó, ta có f (a + b) + f (a − b) = 2f (a) + 2f (b), ∀ a, b ∈ Z.
Dễ dàng quy nạp f (x) = dx2 . Thử lại ta thấy hàm số này thỏa mãn.

¨ Trường hợp 2. Nếu tồn tại x 6= 0, f (x) = 0 ⇒ f (b) = f (x + b), ∀ b ∈ Z

Từ phương trình (1), ta có f 2 (2b) = 4f (b)f (2b), ta lại có 3 khả năng sau :

Khả năng 1. Nếu f (2) = 0 thì f (a) = f (a + 2).


Vậy f (a) = 0 nếu a chẵn và f (a) = e nếu a lẻ.

+ Do Math then Love Math 20 h Việt Nguyễn − Mathpiad


f (2)
Khả năng 2. Nếu f (2) 6= 0, f (4) 6= 0 thì f (1) = 6= 0 và f (4) = 4f (2) = 16f (1) = 16t
4
Thay a = 1 và b = 2 vào phương trình (1), ta có

17t2 + f (3)2 = 8t2 + 10t.f (3)

Từ đó suy ra f (3) = 9t hoặc f (3) = t


Nếu f (3) = 9t thì thay a = 1 và b = 3 vào phương trình (1), ta có

82t2 + 162 t2 = 18t2 + 2.10t.16t, vô lý do t 6= 0

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Vậy f (3) = t. Thay a = 1 và b = 2 vào phương trình (1), ta có

2t2 + 16t2 = 2t2 + 4t.16t, vô lý do t 6= 0

Vậy trường hợp này không thỏa mãn.

Khả năng 3. Nếu f (2) 6= 0 và f (4) = 0 thì f (x + 4) = f (x), ∀ x ∈ Z


Ta vẫn có f (3) = 9t hoặc f (3) = t.
Nếu f (3) = 9t thì thay a = 1 và b = 3 vào phương trình (1), ta có

t2 + 81t2 = 2.9t.t, vô lý do t 6= 0

Vậy f (3) = f (1) = t. Từ đó hàm f được xác định như sau thỏa mãn yêu cầu đề bài:

f (4k) = 0; f (4k + 1) = f (4k + 3) = t; f (4k + 2) = 4t, ∀ k, t ∈ Z

Vậy tất cả các hàm f thỏa mãn là


1 f (x) = dx2 , ∀ x, d ∈ Z

2 f (2k) = 0; f (2k + 1) = c, ∀ k, c ∈ Z

3 f (4k) = 0; f (4k + 1) = f (4k + 3) = t; f (4k + 2) = 4t, ∀ k, t ∈ Z

 Bài 14 Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn f (−1) 6= 0 và

f (1 + xy) − f (x + y) = f (x)f (y), ∀ x, y ∈ R

A5 IMO Shortlist 2012



Lời giải . P (x, −1), ta được

f (1 − x) = f (x − 1) + f (x)f (−1) ⇒ f (−x) = f (x) + f (x + 1)f (−1), ∀ x ∈ R

Thế x bởi −x, ta được f (x) = f (−x) + f (1 − x)f (−1) nên

f (x + 1)f (−1) + f (1 − x)f (−1) = 0 ⇒ f (x + 1) + f (x − 1) = 0 ⇒ f (x) + f (2 − x) = 0, ∀ x ∈ R (1)

P (x, 0) ⇒ f (1) = f (x) + f (x)f (0), ∀ x ∈ R. Nếu f (0) 6= −1 thì f (x) ≡ C.


Thế lại vào đề bài, ta được C = C + C 2 ⇒ C = 0, vô lí do f (−1) 6= 0. Vậy f (0) = −1 Ta chọn x, y
sao cho x + y = 1 và 1 + xy = t < 1. P (2 − x, 2 − y), ta được

f (xy + 3) = f (3) + f (2 − x)f (2 − y) = f (3) + f (x)f (y) ⇒ f (xy + 3) − f (xy + 1) = f (3)

+ Do Math then Love Math 21 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Vậy ta có f (t + 2) − f (t) = f (3) với mọi t < 1.
Kết hợp với (1), ta được f (t + 2) − f (t) = f (3) = C, ∀ x ∈ R.
Ta có f (2) = f (0) + C = C − 1. f (4) = f (2) + C = 2C − 1. P (2, 2), ta có

f (5) = f (4) + f (2)2 = (2C − 1) + (C − 1)2 = f (3) + C = 2C ⇒ C 2 = 2C

Lại có C 6= 0 vì nếu C = 0 thì f (x + 2) = f (x), ∀ x ∈ R nên f (−1) = f (1) 6= 0, vô lí.


Vậy C = 2 hay f (x + 2) − f (x) = 2, ∀ x ∈ R. Kết hợp với (1), ta được

0 = f (x) + f (2 − x) = 2 + f (−x) + f (x) ⇒ f (−x) = −f (x) − 2, ∀ x ∈ R

P (x, y) và P (−x, −y), ta có

f (1 + xy) = f (−x − y) + f (−x)f (−y) = −f (x + y) − 2 + (f (x) − 2) (f (y) − 2)


= f (x + y) + f (x)f (y)

⇒ f (x + y) = f (x) + f (y) + 1, ∀ x, y ∈ R (1)


LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

Suy ra đề bài tương đương

f (1) + f (xy) + 1 = f (1 + xy) = [f (x) + 1] [f (y) + 1] , ∀ x, y ∈ R (2)

Đặt g(x) = f (x) + 1, ∀ x ∈ R, ta được


®
g(xy) = g(x)g(y)
, ∀ x, y ∈ R
g(x + y) = g(x) + g(y)

Ta suy ra g(x) = x, ∀ x ∈ R. Suy ra f (x) = x − 1, ∀ x ∈ R. â

 Bài 15 Cho hàm số f : Z+ → Z+ . Giả sử rằng với mỗi số n ∈ Z+ , tồn tại một số k ∈ Z+
để f 2k (n) = n + k và đặt kn là số k nhỏ nhất có tính chất này. Chứng minh dãy k1 , k2 , ... không
bị chặn.

A6 IMO Shortlist 2012



Lời giải . Đặt S = {1, f (1), f 2 (1), ..., }. Khi đó S không bị chặn do với n ∈ S thì tồn tại số k > 0
sao cho f 2k (n) = n + k > n.
Như vậy, ta suy ra các phần tử trong f là khác nhau. Thật vậy, nếu tồn tại f i (1) = f j (1) với i 6= j
thì các giá trị f m (1) sẽ tuần hoàn, vô lí.
Đặt g : S → S với g(n) = f 2kn (n) = n + kn . Khi đó g đơn ánh. Thật vậy, giả sử tồn tại a < b mà
g(a) = g(b). Khi đó a + ka = f 2ka (a) = f 2kb (b) = b + kb nên ka > kb .
Do f đơn ánh nên ta có

f 2ka −2kb (a) = b = a + (ka − kb ), mâu thuẫn với tính nhỏ nhất của ka

Ta kí hiệu T là tập các phần tử thuộc S nhưng không có dạng g(n) với n ∈ S.
Ta có 1 ∈ T do g(n) > 1, ∀ n ∈ Z+ nên T 6= Ø.
Với mỗi t ∈ T , đặt Ct = {t, g(t), ...} và gọi Ct là chuỗi bắt đầu từ t. Ta thấy rằng các chuỗi khác
nhau thì không có phần tử chung do g đơn ánh.
Với mỗi n ∈ S \ T , n = g(n0 ) với n0 < n và n0 ∈ S. Lặp lại tương tự như vậy, ta suy ra n ∈ Ct với
t ∈ T nào đó.
Giả sử f n (1) nằm trong chuỗi bắt đầu từ t = f nt (1) nào đó, ta được

f n (1) = g j (f nt (1)) = f 2kj f 2kj−1 ...f 2k1 (f nt (1)) = f nt (1) + k1 + k2 + ... + kj




+ Do Math then Love Math 22 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Mà n = nt + 2k1 + 2k2 + ... + 2kj nên
n − nt
f n (1) = f nt (1) + (1)
2
Bây giờ, ta chứng minh T là tập vô hạn. Giả sử phản chứng. Giả sử chỉ có hữu hạn chuỗi là
Ct1 , Ct2 , ..., Ctr với t1 < ... < tr .
Cố định N . Nếu f n (1) với 1 6 n 6 N nằm trong chuỗi Ct thì
n − nt N
f n (1) = t + 6 tr +
2 2

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Mặt khác, 1, f (1), ..., f N (1) là các số khác nhau nên ta phải có
N N
N + 1 6 tr + ⇒ tr > +1
2 2
Điều này là vô lí do N có thể lớn tùy ý. Vậy tập T là tập vô hạn.
Trở lại bài toán. Chọn số nguyên dương k bất kì và xét k + 1 chuỗi bắt đầu từ k + 1 số đầu tiên
của tập T . Gọi t là số lớn nhất trong k + 1 số đó.
Khi đó mỗi chuỗi đều chứa một số không vượt quá t và tồn tại một chuỗi không chứa tất cả các số
nằm giữa (t + 1) và (t + k). Nói cách khác, tồn tại một chuỗi mà chứa số a 6 t và g(a) > t + k + 1.
Suy ra g(a) − a > k hay ka > k.
Vậy ta đã chứng minh được dãy (kn ) không bị chặn. â

 Bài 16 Tìm tất cả các hàm số f : Q>0 → R thỏa mãn


®
f (x)f (y) > f (xy) (1)
f (x + y) > f (x) + f (y) (2)

Với mọi số hữu tỉ dương x, y. Chứng minh rằng f (x) = x, ∀ x ∈ Q>0 , biết tồn tại một số hữu
tỉ dương a > 1 mà f (a) = a

A3 IMO Shortlist 2013



Lời giải . Thay x = 1, y = a vào (1), ta được af (1) > a ⇒ f (1) > 1. Từ (2), ta dễ thấy

f (nx) > nf (x) với mọi n ∈ Z+ và x ∈ Q>0 (3)

Ta suy ra
f (n) > nf (1) > n, ∀ n ∈ Z+ (4)
m
Từ (1), ta có f f (n) > f (m) nên f (q) > 0, ∀ q ∈ Q>0 .
n
Như vậy, từ (2), ta được hàm f tăng ngặt. Kết hợp với (4), ta được

f (x) > f ([x]) > [x] > x − 1 với mọi x > 1

Từ (1), ta được f (x)n > f (xn ) nên



f (x)n > f (xn ) > xn − 1 ⇒ f (x) > n
xn − 1 với mọi x > 1 và n ∈ Z+

Cho n → ∞, ta được f (x) > x với mọi x > 1. (5)


Từ (1) và (5), ta được an = f (a)n > f (an ) > an nên f (an ) = an , ∀ n ∈ Z+ .
Với x > 1, tồn tại n sao cho an − x > 1. Từ (2) và (5), ta được

an = f (an ) > f (x) + f (an − x) > x + (an − x) = an

+ Do Math then Love Math 23 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Vậy f (x) = x với mọi x > 1. Khi đó, với y > 1, (2) tương đương

x + y > f (x) + y ⇒ x > f (x)

Kết hợp với (5), ta suy ra f (x) = x với mọi x ∈ Q>0 . â

 Bài 17 Tìm tất cả các hàm số f : N → N thỏa mãn

f (f (f (n))) = f (n + 1) + 1, ∀ n ∈ N

A5 IMO Shortlist 2013



Lời giải . Ta có

f 4 (n) = f (f 3 (n)) = f (f (n + 1) + 1) và f 4 (n + 1) = f 3 (f (n + 1)) = f (f (n + 1) + 1) + 1

Nên
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

f 4 (n) + 1 = f 4 (n + 1) (*)

¨ Bước 1. Ta chứng minh f là hàm đơn ánh.

Ta kí hiệu R(i) là tập giá trị của hàm f i . Khi đó R(0) = N và R(0) ⊇ R(1) ⊇ R(2) ⊇ ...
Từ (*), ta thấy rằng nếu a ∈ R(4) thì a + 1 ∈ R(4). Suy ra tập N \ R(4) là tập hữu hạn.
Do R(4) ⊇ R(1) nên tập N \ R(1) là hữu hạn. Hay R(1) không bị chặn trên. (1)
Giả sử tồn tại f (m) = f (n) với m 6= n. Từ đề bài ta có f (m + 1) = f (n + 1).
Tương tự như vậy, ta có f (m + c) = f (n + c) với mọi c ∈ N nên f tuần hoàn theo công sai |m − n|,
điều này mâu thuẫn với (1). Vậy f là hàm đơn ánh.

¨ Bước 2. Tồn tại một số a sao cho f (a) = a + 1

Đặt S(i) = R(i − 1) \ R(i). Từ f đơn ánh, ta có n ∈ S(i) ⇐⇒ f (n) ∈ S(i + 1).
Như vậy, ta được |S(1)| = |S(2)| = ... = k
Nếu 0 ∈ R(3) thì tồn tại n để f 3 (n) = 0 ⇒ f (n + 1) = −1, vô lí.
Suy ra 0 = R(0) \ R(3) = S(1) ∪ S(2) ∪ S(3) nên k > 0.
Ta chứng minh mỗi phần tử b ∈ S(1) ∪ S(2) ∪ S(3) phải thỏa mãn một trong ba điều kiện sau:

1 b=0

2 b = f (0) + 1

3 b − 1 ∈ S(1)

Thật vậy, nếu b − 1 ∈/ S(1) thì tồn tại n sao cho f (n) = b − 1.
3
Suy ra f (n − 1) = f (n) + 1 = b nên b ∈ R(3).
Vì vậy b ∈/ S(1) ∪ S(2) ∪ S(3). Suy ra các số lớn hơn b đều không thuộc S(1). Suy ra

3k = |S(1) ∩ S(2) ∩ S(3)| 6 1 + 1 + S(1) = k + 2 ⇒ k 6 1 ⇒ k = 1

Như vậy, ta có S(1) = {a}, S(2) = {f (a)}, S(3) = {f 2 (a)} với số nguyên dương a nào đó.
Từ 3 điều kiện như trên mà mỗi hàm chỉ được chọn 1. Vậy, ta được

{a, f (a), f 2 (a)} = {0, a + 1, f (0) + 1} (2)

Do a + 1 6= a nên a + 1 ∈ {f (a), f 2 (a)}.


Nếu a + 1 = f 2 (a) thì f (a + 1) = f 3 (a) = f (a + 1) + 1, vô lí. Vậy f (a) = a + 1

+ Do Math then Love Math 24 h Việt Nguyễn − Mathpiad


¨ Bước 3. Tìm tất cả các hàm thỏa mãn.

Cũng từ (2), ta được 0 ∈ {a, f 2 (a)}.

Trường hợp 1. a = 0. Vậy, ta được f (0) = f (a) = a + 1 = 1.


Cũng từ (2), f (1) = f 2 (a) = f (0) + 1 = 2. Ta chứng minh quy nạp f (n) = n + 1. Thật vậy

n + 1 = f (n − 1) + 1 = f 3 (n − 2) = f 2 (n − 1) = f (n)

Thử lại thỏa mãn.

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Trường hợp 2. f 2 (a) = 0. Từ (2), ta có a = f (0) + 1.
Do f (a) = a + 1 nên f (a + 1) = f 2 (a) = 0 suy ra f (0) = f 3 (a) = f (a + 1) + 1 = 1.
Vậy a = f (0) + 1 = 2 và f (2) = 3. Ta đã tìm được f (0) = 1, f (2) = 3, f (3) = 0.
Ta sẽ chứng minh quy nạp kết quả sau

 n + 1 với 2 | n

f (n) = n + 5 với n ≡ 1 (mod 4) , ∀ n ∈ N (**)

n − 3 vói n ≡ 3 (mod 4)

Giả sử (∗∗) đúng với n = 4k + 2, 4k + 3, 4k với k 6 m và n = 4k + 1 với k < m. Ta chứng minh


điều này đúng với m + 1.
Thật vậy, từ đề bài, ta có f 3 (4m + 1) = f (4m + 2) + 1 = 4m + 3 + 1 = 4m + 4 nên áp dụng (*),
ta có
f (4m + 4) = f 4 (4m + 1) = f 4 (4m) + 1 = f 3 (4m + 1) + 1 = 4m + 5
Từ đó, theo đề bài, ta lần lượt có

f (4m + 1) = f (f (4m)) = f 3 (4m + 3) = f (4m + 4) + 1 = 4m + 5 + 1 = 4m + 6


f (4m + 6) = f (f (4m + 1)) = f 3 (4m) = f (4m + 1) + 1 = 4m + 7
f (4m + 7) = f (f (4m + 6)) = f 3 (4m + 1) = f (4m + 2) + 1 = 4m + 3 + 1 = 4m + 4

Vậy các hàm số thỏa mãn đề bài là

1 f (n) = n + 1, ∀ n ∈ N

 n + 1 với 2 | n

2 f (n) = n + 5 với n ≡ 1 (mod 4) ,∀n ∈ N

n − 3 vói n ≡ 3 (mod 4)

 Bài 18 Tìm tất cả các hàm số f : Z → Z thỏa mãn

f (f (m) + n) + f (m) = f (n) + f (3m) + 2014, ∀ m, n ∈ Z (1)

A4 IMO Shortlist 2014



Lời giải . Đặt C = 1007 và kí hiệu g(m) = f (3m) − f (m) + 2C, ∀ m ∈ Z. Khi đó g(0) = 2C.
Phương trình (1) có thể viết lại thành

f (f (m) + n) = g(m) + f (n), ∀ m, n ∈ Z ⇒ f (tf (m) + n) = tg(m) + f (n), ∀ m, n, t ∈ Z (2)

+ Do Math then Love Math 25 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Kí hiệu P (a, b, c) là thay (m, n, t) bởi (a, b, c) vào (2).
Với r là số nguyên bất kì, P (r, 0, f (0)) và P (0, 0, f (r)), ta được
f (0)g(r) = f (f (r)f (0)) − f (0) = f (r)g(0)
Nếu f (0) = 0 thì do g(0) 6= 0 nên f (r) = 0, không thỏa mãn.
Ta xét f (0) 6= 0. Khi đó g(r) = αf (r). Như vậy, ta được f (3r) = (1 + α)f (r) − 2C. Suy ra
2C
f (3m) − β = (1 + α) (f (m) − β) , ∀ m ∈ Z với β =
α
Thực hiện k lần, ta được
f (3k m) − β = (1 + a)k (f (m) − β) , ∀ m, k > 0 ∈ Z (3)
Vì 3 - C nên từ đề bài, tồn tại một giá trị a sao cho f (a) = d không chia hết cho 3.
Từ (2), ta có
f (n + td) = f (n) + tg(a) = f (n) + tαf (a) = f (n) + α · td, ∀ n, t ∈ Z (4)

Chọn k = 3ϕ(|d|) , ta có d | 3k − 1. Áp dụng (4), ta có


LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

f (3k m) = f (m) + α.(3k − 1)m (5)


Như vậy, từ (3) và (5), ta suy ra

k k α 3k − 1
(1 + a) (f (m) − β) + β = f (m) + α.(3 − 1)m ⇒ f (m) = ·m+β
(1 + α)k − 1
Vậy f (x) = Ax + B, ∀ x ∈ Z. Thử lại vào đề bài, ta có
(A2 − 2A)m + AB − 2014 = 0, ∀ m ∈ Z
Điều này chỉ xảy ra khi A2 = 2A và AB = 2014 hay (A, B) = (2, 1007).
Vậy hàm số thỏa mãn yêu cầu đề bài là f (x) = 2x + 1007, ∀ x ∈ Z â

 Bài 19 Tìm tất cả các hàm số f : Z → Z thỏa mãn

n2 + 4f (n) = f (f (n))2 , ∀ n ∈ Z (*)

A6 IMO Shortlist 2014



Lời giải .
¨ Bước 1. Ta chứng minh f (n) = n + 1, ∀ n ∈ Z+
Xét dãy (ak ) được xác định bởi ak = f k (1) với mọi k > 0. Từ (∗), suy ra
a2k + 4ak+1 = a2k+2 , ∀ k ∈ Z
Ta có a0 = 1 nên a22 = 1 + 4a1 là số lẻ. Suy ra a2 = 2r + 1 với r ∈ Z. Khi đó a1 = r2 + r và
a23 = a21 + 4a2 = (r2 + r)2 + 8r + 4
Lúc này a23 là một số chính phương chẵn mà 8r + 4 6= 0 nên
|8r + 4| = |a23 − (r2 + r)2 | > (r2 + r)2 − (r2 + r − 2)2 = 4(r2 + r − 1) (1)
Nếu |r| > 4 thì
4r2 > 16|r| > 12|r| + 16 > 8|r| + 4 + 4|r| + 4 > |8r + 4| − |4r| + 4
Mâu thuẫn với (1). Như vậy ta có |r| 6 3.
Kiểm tra trực tiếp, để (r2 + r)2 + 8r + 4 là số chính phương thì r ∈ {−3, 0, 1}.

+ Do Math then Love Math 26 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Trường hợp 1. r = −3. Khi đó a1 = 6 và a2 = −5. Với mọi k > 1, ta có
»
ak+2 = ± a2k + 4ak+1 ∈ Z

Nên a2k + 4ak+1 là số chính phương với mọi k > 1.


Điều này dẫn đến a3 = −4, a4 = −3, a5 = −2, a6 = −1, a7 = 0, a8 = 1, a9 = 2.
Điều này là mâu thuẫn do f (1) = a1 = 6 và f (1) = f (a8 ) = a9 = 2.

Trường hợp 2. r = 0. Khi đó a1 = 0 và a2 = 1. Khi đó a23 = a21 + 4a2 = 4.


Điều này là mâu thuẫn do f (1) = a1 = 0 = f (a2 ) = a3 .

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Trường hợp 3. r = 1. Khi đó f (1) = 2 và f (2) = 3.
Ta chứng minh f (n) = n + 1, ∀ n ∈ Z+ bằng quy nạp.
Giả sử điều này đúng đến k. Ta có
» »
2
ak+1 = ± ak−1 + 4ak = ± k 2 + 4(k + 1) = ±(k + 2)

Nếu ak+1 = −(k + 2) thì

a2k+2 = a2k + 4ak+1 = (k + 1)2 − 4(k + 2) = (k − 1)2 − 8

(k − 1)2 − 8 là số chính phương khi k = 4. Vậy a6 = ±1.


Ta có a5 = −6 và a6 = ±1 nên
a27 = a25 + 4a6 = 36 ± 4
không phải là số chính phương, vô lí. Vậy ak+1 = k + 2.

¨ Bước 2. Ta chứng minh f (0) = 1 hoặc; f (0) = 0 và f (n) 6= 0 với mọi n 6= 0

Thay n bởi 0 vào (∗), ta được


4f (0) = f (f (0))2
Suy ra f (0) > 0. Nếu f (0) = a > 0 thì từ bước 1, ta có

4a = f (a)2 = (a + 1)2 ⇒ a = 1

Vậy f (0) = 0 hoặc f (0) = 1.

¨ Bước 3. Ta chứng minh f (−n) = n + 1 hoặc f (−n) = −n + 1.

Xét n > 1. Nếu f (−n) > 0 thì ta có

n2 + 4f (−n) = f (f (−n))2 = (f (−n) + 1)2 ⇒ n2 = (f (−n) − 1)2 ⇒ f (−n) = n + 1

Xét n > 2. Nếu f (−n) = −n + 1 thì ta có

n2 + 4(−n + 1) = f (−n + 1)2 = (n − 2)2

Nếu f (−n + 1) > 0 thì f (−n + 1) = n − 1 + 1 = n. Suy ra n2 = (n − 2)2 , vô lí.


Suy ra f (−n + 1) 6 0. Suy ra f (−n + 1) = −n + 2.
Thực hiện nhiều lần như vậy, ta được f (−1) = 0 và f (0) = 1.
Vậy nếu f (0) = 0 thì f (−n) = n + 1, ∀ n ∈ Z+ .

+ Do Math then Love Math 27 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Xét f (0) = 1. Khi đó f (a) = a + 1 với mọi số nguyên a không âm.
Xét n > 2. Giả sử f (n) < 0. Ta có

f k (−n)2 + 4f k+1 (−n) = f k+2 (−n)2 , ∀ k ∈ N

Gọi k là số tự nhiên nhỏ nhất mà f k+1 (−n) > 0. Khi đó


2
f k (−n)2 = f k+1 (−n) − 1 ⇒ f k+1 (−n) = f k (−n) + 1

Tương tự như vậy, ta cũng được


2 2
f k−1 (−n)2 + 4f k (−n) = f k+1 (−n)2 = f k (−n) + 1 ⇒ f k−1 (−n)2 = f k (−n) − 1

Suy ra f k (−n) − 1 = −f k−1 (−n) ⇒ f k (−n) = 1 + f k−1 (−n) + 1.


Làm tương tự như vậy, cuối cùng, ta được f (−n) = −n + 1.

Kết luận. Vậy có ba hàm số thỏa mãn yêu cầu đề bài là


LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

1 f (n) = n + 1, ∀ n ∈ Z
®
f (n) = n + 1 với n > −a
2 với a là hằng số lớn hơn −1.
f (n) = −n + 1 vói n 6 −a

 f (n) = n + 1 với n > 0

3 f (0) = 0

f (n) = −n + 1 với n < 0

 Bài 20 Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f (x + f (x + y)) + f (xy) = x + f (x + y) + yf (x)

A4 IMO Shortlist 2015



Lời giải . P (x, 1), ta được f (x + f (x + 1)) = x + f (x + 1), ∀ x ∈ R (1)

¨ Trường hợp 1. f (0) 6= 0. P (0, y), ta được

f (f (y)) + f (0) = f (y) + yf (0), ∀ y ∈ R

Thay y bởi x + f (x + 1), ta được

f (0) = [x + f (x + 1)] f (0) ⇔ f (x + 1) + x = 1

Vậy ta suy ra f (x) = 2 − x, ∀ x ∈ R

¨ Trường hợp 2. f (0) = 0. P (x + 1, 0), ta được

f (x + 1 + f (x + 1)) = x + 1 + f (x + 1) (2)

P (1, y), ta được


f (1 + f (1 + y)) + f (y) = 1 + f (y + 1) + yf (1) (3)

+ Do Math then Love Math 28 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Thay x bởi −1 vào (1), ta được f (−1) = −1. Thay y bởi −1 vào (3), ta được
f (1) − 1 = 1 − f (1) ⇔ f (1) = 1
Từ (3), ta thấy rằng nếu f (y) = y và f (y + 1) = y + 1 thì f (y + 2) = y + 2. Nên từ (1) và (2),
ta suy ra
f (x + f (x + 1) + 2) = x + f (x + 1) + 2, ∀ x ∈ R (4)
Thay x bởi x − 2 vào (4), ta được
f (x + f (x − 1)) = x + f (x − 1)

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


P (x, −1), ta được
f (x + f (x − 1)) + f (−x) = x + f (x − 1) − f (x) ⇔ f (−x) = −f (x), ∀ x ∈ R
P (−1, −y), ta được
−f (1 + f (y + 1)) + f (y) = −1 − f (y + 1) + y (5)
Từ (3) và (5), ta suy ra f (y) = y, ∀ y ∈ R.
Vậy các hàm số thỏa mãn là f (x) = x và f (x) = 2 − x â

 Bài 21 Kí hiệu 2Z + 1 là tập các số nguyên lẻ. Tìm tất cả các hàm số f : Z → 2Z + 1 thỏa
mãn
f (x + f (x) + y) + f (x − f (x) + y) = f (x + y) + f (x − y), ∀ x, y ∈ Z (1)

A5 IMO Shortlist 2015



Lời giải . Với hàm số g và số nguyên t 6= 0 bất kì, kí hiệu
∆t g(x) = g(x + t) − g(x)
Với hai số nguyên a, b 6= 0 bất kì, ta có rằng
∆a ∆b g(x) = ∆b ∆a g(x).
Nếu ∆a g = 0 và ∆b g = 0 thì ∆a+b g = 0 và ∆at g = 0 với mọi số nguyên t 6= 0
Ta gọi g là t-quasi-periodic nếu ∆t g là hàm hằng ( Nói các khác là khi ∆1 ∆t g = 0 và gọi ∆t g
là t-periodic). Lúc này, ta gọi t là một quasi-period của g. Ta gọi g là một quasi-periodic nếu là
t-quasi-periodic của một vài số nguyên không âm t.
Chú ý rằng một quasi-period của g là một chu kì của ∆1 g. Nên nếu g là quasi-periodic thì số t là
quasi-period nhỏ nhất là ước của mọi quasi-period khác.
Đặt a = x + y, điều kiện bài toán tương đương
∆f (x) f (a) = ∆f (x) f (2x − a − f (x)), ∀ x, a ∈ Z (2)
Xét b, k là hai số nguyên dương bất kì với k > 0.
Áp dụng (2) khi a lần lượt là b, b + f (x), ..., b + (k − 1)f (x) sau đó cộng theo vế, ta được
∆kf (x) f (b) = ∆kf (x) f (2x − b − kf (x))
Chứng minh tương tự với k < 0. Vậy ta có
∆M f (b) = ∆M f (2x − b − M ) với mọi số nguyên M 6= 0 mà f (x) | M (3)

¤ Bổ đề 21.1. Với hai số nguyên khác nhau x, y bất kì thì hàm số ∆lcm(f (x),f (y)) f là một
2(y − x)-periodic

+ Do Math then Love Math 29 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Chứng minh. Đặt L = lcm (f (x), f (y)). Áp dụng (3) hai lần, ta có

∆L f (b) = ∆L f (2x − b − L) = ∆L f (2y − (b + 2(y − x)) − L) = Cf (b + 2(y − x))

Vậy hàm số ∆L f là một 2(y − x)-periodic.

¤ Bổ đề 21.2. Cho g là một hàm số. Nếu s, t 6= 0 mà ∆ts g = 0 và ∆t ∆t g = 0 thì ∆t g = 0

Chứng minh. Không mất tính tổng quát, giả sử s > 0. Xét a là số nguyên bất kì.
Vì ∆t ∆t g = 0, ta có
∆t g(a) = ∆t g(a + t) = ... = ∆t g(a + (s − 1)t)
Tổng của s số trên là ∆ts g = 0 nên mỗi số trong tổng này đều bằng 0.
Trở lại bài toán. Ta làm theo 3 bước
¨ Bước 1. f là một quasi-periodic.
Đặt Q = lcm (f (0), f (1)). Áp dụng bổ (21.1), ta suy ra ∆Q f là một 2-periodic.
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

Nói cách khác, giá trị của g là giống nhau với các số chẵn và giống nhau với các số lẻ.
Thay M = Q và x = b = 0 vào (3), ta suy ra g(0) = g(−Q). Vì 0 và −Q khác tính chẵn lẻ nên
giá trị của g ở số chẵn bằng giá trị của g ở số lẻ. Vậy g là hằng số hay Q là một quasi-period
của f .

¨ Bước 2. Gọi quasi-period dương nhỏ nhất của f là T . Ta chứng minh T | f (x), ∀ x ∈ Z.
Vì số lẻ Q là một quasi-period của f nên số T cũng phải là số lẻ.
Giả sử tồn tại một số nguyên tố lẻ p, một số nguyên dương α bất kì và một số nguyên u sao
cho pα | T và pα - f (u). Cho (x, y) = (u, 0) vào (1), ta được

2f (u) = f (u + f (u)) + f (u − f (u))

Suy ra pα không là ước của f tại một trong hai điểm u + f (u) và u − f (u). Ta gọi điểm đó là v.
Đặt L = lcm (f (u), f (v)). Vì |u − v| = f (u) nên theo bổ đề (21.1), ta có ∆2f (u) ∆L f = 0.
Vì hàm số ∆L f là một 2f (u)-periodic và là một T -periodic nên ∆L f là một gcd(T, 2f (u))-
periodic hay ∆gcd(T,2f (u)) ∆L f = 0. Tương tự, vì hàm số ∆gcd(T,2f (u)) là một L-periodic và
T -periodic nên ta suy ra ∆gcd(T,L) ∆gcd(T,2f (u)) f = 0.
Vì pα - L nên gcd(T, L) và gcd(T, 2f (u)) là ước của T /p.
Vậy ta suy ra ∆T /p ∆T /p f = 0. Suy ra ∆T /p ∆T /p ∆1 f = 0.
Vì ∆T ∆1 f = 0 nên áp dụng bổ đề (21.2) cho hàm số ∆1 f , ta được ∆T /p ∆1 f = 0.
Như vậy, f là một (T /p)-quasi-periodic, mâu thuẫn với tính nhỏ nhất của T .

¨ Bước 3. Tìm tất cả các hàm f .


Gọi d là ước chung lớn nhất của f (x) với x ∈ Z. Khi đó d là số lẻ.
Theo bước 2, ta có d là một quasi-period của f nên ∆d f là hằng số.
Vì ∆d f là số chẵn chia hết cho d nên ta đặt ∆d f = 2dk với k là một số nguyên.
f (i)
Tiếp theo, với mọi i = 0, 1, ..., d − 1, đặt hi = . Khi đó hi là số lẻ. Ta có
d
f (md + i) = ∆md f (i) + f (i) = 2kmd + hi d với mọi m ∈ Z và i = 0, 1, ..., d − 1

Ta mô tả hàm số thỏa mãn yêu cầu đề bài:


Cố định một số nguyên dương d lẻ, một số nguyên bất kì k và các số lẻ h0 , h1 , ..., hd−1 . Khi đó

f (md + i) = ∆md f (i) + f (i) = 2kmd + hi d với m ∈ Z và i = 0, 1, ..., d − 1

Thử lại thỏa mãn. â

+ Do Math then Love Math 30 h Việt Nguyễn − Mathpiad


 Bài 22 Tìm tất cả các hàm số f : R+ → R+ thỏa mãn

xf (x2 )f (f (y)) + f (yf (x)) = f (xy) f (f (x2 )) + f (f (y 2 )) , ∀ x, y ∈ R+


 

A4 IMO Shortlist 2016



Lời giải . P (1, 1) ⇒ f (1)f (f (1)) + f (f (1)) = 2f (1)f (f (1)) ⇒ f (1) = 1.
Mặt khác, hoán đổi vai trò của x và y, ta được

xf (x2 )f (f (y)) + f (yf (x)) = yf (y 2 )f (f (x)) + f (xf (y)), ∀ x, y ∈ R+ (*)

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Thay y bởi 1 vào (∗), ta được

xf (x2 ) + f (f (x)) = f (f (x)) + f (x) ⇔ xf (x2 ) = f (x), ∀ x ∈ R+ (1)

Thay y bởi 1 vào đề bài và áp dụng (1), ta được

f (x) + f (f (x)) = f (x) f (f (x2 )) + 1 ⇔ f (f (x)) = f (x)f (f (x2 )), ∀ x ∈ R+


 
(2)
Å ã
f (x)
¨ Từ xf (x ) = f (x), ta có f (f (x )) = f
2 2
x
Å ã
1
¨ P x, , kết hợp với (1), ta được
x
Å Å ãã Å ã Å Å ãã
1 f (x) 2 1
f (x)f f +f = f (f (x )) + f f
x x x2

Kết hợp với đẳng thức ở trên, ta suy ra


Å Å ãã Å Å ãã
1 1
f (x)f f =f f (3)
x x2

1
¨ Thay x bởi vào (2), ta được
x
Å Å ãã Å ã Å Å ãã
1 1 1
f f =f f f (4)
x x x2

Từ (3) và (4), ta suy ra Å ã


1
f (x)f = 1, ∀ x ∈ R+ (5)
x
Å ã
1 1
Thay (x, y) bởi , vào đề bài, kết hợp với (5), ta được
x y
ï ò
1 1 1 1 1
+ = +
xf (x2 )f (f (y)) f (yf (x)) f (xy) f (f (x2 )) f (f (y 2 ))

Sau khi quy đồng, ta suy ra

f (xy)2 f (f (x2 ))f (f (y 2 )) = xf (x2 )f (f (y))f (yf (x)), ∀ x, y ∈ R+

Áp dụng (1) và (2), ta được

f (xy)2 f (f (x)) = f (x)2 f (y)f (yf (x)), ∀ x, y ∈ R+ (**)

+ Do Math then Love Math 31 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Thay y bởi f (x) vào (**) và áp dụng (1), ta được

f (xf (x))2 f (f (x)) = f (f (x))f (x)2 f (f (x)2 ) ⇒ f (xf (x))2 = f (x)f (f (x)), ∀ x ∈ R+ (6)

Thay y bởi x vào (**), áp dụng (6), ta được

f (x2 )2 f (f (x)) = f (x)3 f (xf (x))

f (x)2
⇔ f (f (x)) = f (x)3 f (xf (x)) ⇔ f (f (x)) = x2 f (x)f (xf (x))
x2
⇔ f (f (x))2 = x4 f (x)2 f (xf (x))2 = x4 f (x)3 f (f (x)) ⇔ f (f (x)) = x4 f (x)3 , ∀ x ∈ R+ (7)

Áp dụng (1), (2) và (7), ta suy ra


1
x4 f (x)3 = f (f (x)) = f (x)f (f (x2 )) = f (x)x8 f (x2 )3 = x5 f (x)4 ⇔ f (x) = , ∀ x ∈ R+
x
1
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

Thử lại thỏa mãn. Vậy hàm số thỏa mãn đề bài là f (x) = , ∀ x ∈ R+ â
x

 Bài 23 Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn f (0) 6= 0 và

f (x + y)2 = 2f (x)f (y) + max{f (x2 ) + f (y 2 ), f (x2 + y 2 )}

A7 IMO Shortlist 2016



Lời giải . P (0, 0), ta được f (0)2 = 2f (0)2 + max{2f (0), f (0)}.

¨ Nếu f (0) < 0 thì f (0)2 + f (0) = 0 ⇒ f (0) = −1

¨ Nếu f (0) > 0 thì f (0)2 + 2f (0) = 0 ⇒ f (0) = −2, vô lí.

P (x, 0), ta được


f (x)2 = −2f (x) + f (x2 ) (1)
Từ (1), ta suy ra f (x)2 + 2f (x) = f (−x)2 + 2f (−x). Từ đó, ta được

f (x) = f (−x) hoặc f (x) + f (−x) = −2 (2)

P (x, x), ta được f (2x)2 − 2f (x)2 = max{2f (x2 ), f (2x2 )}.


P (x, −x), ta được 1 − 2f (−x)f (x) = max{2f (x2 ), f (2x2 )}.
Vậy ta suy ra
f (2x)2 − 2f (x)2 = 1 − 2f (−x)f (x) (3)

Nhận xét. Nếu f (x) + f (−x) = 2 thì ta có


! f (2x)2 = 4f (x)2 − 2f (−x)f (x) − 2f (x)2 + 1 = 4f (x)2 + 4f (x) + 1 = [2f (x) + 1]2

Bây giờ, ta sẽ chứng minh f (x) + f (−x) = −2, ∀ x ∈ R. Thật vậy, giả sử tồn tại số a sao cho
f (a) + f (−a) 6= −2. Suy ra f (a) = f (−a) 6= −1. Ta giả sử a > 0

¨ Bước 1. Ta sẽ chứng minh f (a) 6= 1. Thật vậy, giả sử f (a) = 1. Thay a bởi 1 vào (3), ta được
f (2a)2 = 1. P (a, a), ta được 1 = 2 + max{2f (a2 ), f (2a2 )}.
Mặt khác từ (1), ta có f (a2 ) = 3. Vậy ta có 1 > 2 + 6, vô lí.

+ Do Math then Love Math 32 h Việt Nguyễn − Mathpiad


a  −a 
¨ Bước 2. Từ bước 1, ta suy ra f (a) 6= ±1. Nên theo (3), f 6= f .
2 2  
 a  −a 
Nên theo nhận xét thì f (a) = ± 2f + 1 . Tương tự, f (−a) = ± 2f +1 .
a  −a  2 2
Do f 6= f và f (a) = f (−a) nên ta phải có
2 2
a  −a 
2f + 1 + 2f + 1 = 0 ⇔ −4 + 2 = 0, vô lí.
2 2

Vậy ta đã chứng minh được f (x) + f (−x) = −2, ∀ x ∈ R

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


P (−x, −y), ta được

f (−x − y)2 = 2f (−x)f (−y) + max{f (x2 ) + f (y 2 ), f (x2 + y 2 )}

Kết hợp với đề bài, ta suy ra

f (−x − y)2 − 2f (−x)f (−y) = f (x + y)2 − 2f (x)f (y)

⇔ [f (x + y) + 2]2 − 2 [f (x) + 2] [f (y) + 2] = f (x + y)2 − 2f (x)f (y)


⇔ f (x + y) = f (x) + f (y) + 1
Đặt g(x) = f (x) + 1, ta thu được g(x + y) = g(x) + g(y), ∀ x, y ∈ R.
Hơn nữa, (1) tương đương g(x)2 = f (x)2 + 2f (x) + 1 = f (x2 ) + 1 = g(x2 ), ∀ x ∈ R
Từ đó suy ra g(x) = Cx, ∀ x ∈ R với C là một hằng số.
Thử lại, ta có g(x)2 = C 2 x2 = g(x2 ) = Cx2 nên C = 0 hoặc C = 1.
Khi đó f (x) = −1 hoặc f (x) = x − 1. Hai hàm này đều thỏa mãn yêu cầu đề bài. â

 Bài 24 Tìm tất cả các hàm số f : R → R sao cho

f (f (x)f (y)) + f (x + y) = f (xy), ∀ x, y ∈ R

A6 IMO Shortlist 2017



Lời giải . Ta nhận xét rằng nếu hàm số f (x) thỏa mãn yêu cầu đề bài thì hàm số −f (x) cũng thỏa
mãn yêu cầu đề bài.
Vì vậy, không mất tính tổng quát, giả sử f (0) 6 0.
Ta bỏ qua trường
Å hợp tầmã thường f là hằng số 0.
x
Xét x 6= 1, P x, , ta được
x−1
Å Å ãã
x
f f (x)f =0 (1)
x−1

Thay x bởi 0 vào (1), Ta được f (f (0)2 ) = 0


¨ Trường hợp 1. f (0) = 0.
P (x, 0) ⇒ f (x) = 0, ∀ x ∈ R

¨ Trường hợp 2. f (0) < 0.


Ta thấy rằng tồn tại a sao cho f (a) = 0. Nếu a 6= 1 thì thay x bởi a vào (1), ta được f (0) = 0,
mâu thuẫn. Vậy f (x) = 0 ⇔ x = 1.
Suy ra f (0)2 = 1 mà f (0) < 0 nên f (0) = −1.
P (x, 1) ⇒ f (0) + f (x + 1) = f (x) ⇒ f (x + 1) = f (x) + 1, ∀ x ∈ R.
Tiếp theo, ta chứng minh f là một hàm đơn ánh.

+ Do Math then Love Math 33 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Thật vậy, giả sử tồn tại a 6= b mà f (a) = f (b).
Từ f (x + 1) = f (x) + 1, ta suy ra f (x + n) = f (x) + n, ∀ n ∈ Z. Ta có

f (a + N + 1) = f (a) + N + 1 = f (b) + N + 1 = f (b + N ) + 1, ∀ N ∈ N
®
x0 + y0 = a + N + 1
Chọn số nguyên N < −b, tồn tại hai số thực x0 , y0 sao cho
x0 y0 = b + N
P (x0 , y0 ), ta được f (f (x0 )f (y0 )) + f (a + N + 1) = f (b + N ). Suy ra

f (f (x0 )f (y0 )) + 1 = 0 ⇔ f (f (x0 )f (y0 ) + 1) = 0 ⇔ f (x0 )f (y0 ) + 1 = 1

Vậy f (x0 ) hoặc f (y0 ) bằng 0 hay x0 hoặc y0 bằng 1, vô lí do a 6= b.


Vậy f là hàm đơn ánh. P (x, −x), ta được

f (f (x)f (−x)) + f (0) = f (−x2 ) ⇔f (f (x)f (−x)) = f (−x2 ) + 1 = f (1 − x2 )


⇔f (x)f (−x) = 1 − x2
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

P (x, 1 − x), kết hợp với tính chất trên, ta được

f (f (x)f (1 − x)) + f (1) = f (x(1 − x)) ⇔ f (f (x)f (1 − x)) = f (x(1 − x))


⇔ f (x)f (1 − x) = x(1 − x)
⇔ f (x) (1 + f (−x)) = x − x2
⇔ f (x) − x2 + 1 = x − x2
⇔ f (x) = x − 1

Vậy tất cả các hàm số thỏa mãn là f (x) ∈ {0, x − 1, 1 − x} â

 Bài 25 Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn điều kiện sau

Với mọi x, y ∈ R sao cho (f (x) + y) (f (y) + x) > 0, ta có f (x) + y = f (y) + x

Chứng minh rằng f (x) + y 6 f (y) + x khi và chỉ khi x > y

A8 IMO Shortlist 2017



Lời giải . Đặt g(x) = x − f (x). Điều kiện của đề bài có thể viết lại thành

Với mọi x, y ∈ R mà (x + y − g(x)) (x + y − g(y)) > 0, ta có g(x) = g(y)

Điều kiện này có thể viết lại thành

Nếu g(x) 6= g(y) thì x + y nằm giữa g(x) và g(y) (*)

Ta cũng dễ thấy rằng hàm số g1 (x) = −g(−x) cũng thỏa mãn điều kiện (∗)
Ta cần phải chứng minh g(x) 6 g(y) khi và chỉ khi x < y.

¨ Bước 1. Giả sử tồn tại số x sao cho X = g(x) < 2x. Khi đó trên đoạn (X − x, x] hàm số g chứa
nhiều nhất hai giá trị là X và một số Y > X. Tương tự, nếu X > 2x, trên đoạn [x, X − x) g
chứa nhiều nhất hai giá trị là X và một số Y > X
Chứng minh. Giả sử tồn tại một số a ∈ (X − x, x) mà g(a) 6= X.
Nếu g(a) < X thì từ điều kiện (∗) suy ra g(a) < a + x 6 g(x) = X nên a 6 X − x, vô lí.
Vậy g(a) > X và từ (*), ta có X 6 a + x 6 g(a).

+ Do Math then Love Math 34 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Bây giờ giả sử tồn tại một số b 6= a nằm trong khoảng (X − x, x) mà g(b) 6= X. Tương tự, ta
cũng có b + x 6 g(b). Khi đó do a + b < a + x 6 g(a) và a + b < b + x 6 g(b) nên từ điều kiện
(∗), ta được g(a) = g(b).
Vậy trên đoạn (X − x, x] hàm số g chứa nhiều nhất hai giá trị là X và một số Y > X.
Để chứng minh tính chất thứ hai, ta để ý rằng g1 (−x) = −X < −2x nên hàm số g1 chứa nhiều
nhất hai giá trị trên đoạn (−X + x, −x] là −X và một số −Y > −X. Thay lại vào hàm g, ta
suy ra được điều phải chứng minh.
¨ Bước 2. Nếu X < 2x thì g là hằng số trên (X − x, x). Trường hợp X > 2x, ta chứng minh
tương tự như trên nên ta chỉ cần chứng minh trường hợp đầu.

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Chứng minh. Giả sử tồn tại hai số a, b mà g(a) = X và g(b) = Y > X.
Ta có min{X−a, X−b} > X−x nên tồn tại một số u ∈ (X−x, x) sao cho u < min{X−a, X−b}.
Vậy từ bước 1, ta có g(u) = X hoặc g(u) = Y .
Từ điều kiện (∗), ta có X 6 u + b 6 Y , mâu thuẫn với điều kiện u < X − b
¨ Bước 3. Nếu X < 2x, thì g(a) = X, ∀ a ∈ (X − x, x).
Nếu X > 2x thì g(a) = X, ∀ a ∈ (x, X − x).
Chứng minh. Ta chỉ cần chứng minh trong trường hợp X < 2x.
Giả sử g(t) = Y > X, ∀ t ∈ (x, X − x).
Chọn a < b ∈ (X − x, x). Từ điều kiện (∗), ta suy ra Y > b + x > X
Ta có Y > b + x > 2b > 2a. Từ đó suy ra a < b < x 6 Y − b < Y − a nên x, b ∈ (a, Y − a).
Ta có g là hằng số trên (a, Y − a) nên ta suy ra g(b) = g(x) = X.
Vậy g là hằng số trên (X − x, x)
Giả sử tồn tại y > x sao cho g(x) > g(y) 6= 2y. Đặt X = g(x) và Y = g(y).
Từ điều kiện (∗), ta có X > x + y > Y nên Y − y 6 x < y 6 X − x.
Từ đó suy ra (Y − y, y) ∩ (x, X − x) = (x, y) 6= Ø.
Từ bước 3, ta suy ra g là hằng số trên đoạn (Y − y, y) và (x, X − x).
Suy ra g là hằng số trên (x, y), vô lí.
Nếu g(y) = 2y và y > x thì x + y − g(y) = x − y < 0 nên g(y) = 2y > x + y > g(x).
Vậy ta chứng minh được g(x) 6 g(y) ⇔ x < y. Kết thúc chứng minh. â

 Bài 26 Tìm tất cả các hàm số f : Q>0 → Q>0 thỏa mãn

f (x2 f (y)2 ) = f (x)2 f (y), ∀ x, y ∈ Q>0

A1 IMO Shortlist 2018



Lời giải . Ta có
f (f (a))2 f (f (b))2
f (f (a)2 f (b)2 ) = f (f (a))2 f (b) = f (f (b))2 f (a) ⇒ = , ∀ a, b ∈ Q>0
f (a) f (b)
f (f (a)) 2 f (a)
Å ã
2
Suy ra tồn tại hằng số C mà f (f (a)) = Cf (a). Suy ra = , ∀ a ∈ Q>0 .
C C
Kí hiệu f n (x) là hợp của n lần hàm f . Ta có
Å 2 ã2 Å 3 ã4 Å n+1 ã2n
f (a) f (a) f (a) f (a)
= = = ... = ,∀n ∈ N
C C C C

2n f (a) f n+1 (a)
Suy ra = là một số hữu tỉ với mọi số nguyên dương n.
C C
f (a)
Điều này chỉ xảy ra khi = 1 hay f (a) = C. Thử lại, ta được C = C 3 ⇔ C = 1.
C
Vậy hàm số thỏa mãn là f (x) = 1, ∀ x ∈ Q>0 â

+ Do Math then Love Math 35 h Việt Nguyễn − Mathpiad


 Bài 27 Tìm tất cả các hàm số f : (0, ∞) → R thỏa mãn
Å ã
1 y
x+ f (y) = f (xy) + f , ∀ x, y ∈ R+
x x

A5 IMO Shortlist 2018



Lời giải . Cố định một số a > 1, ta có
Å ã
1
P (x, x) ⇒ x + f (x) = f (x2 ) + f (1) (1)
x
x  x a
P , ax ⇒ + f (ax) = f (x2 ) + f (a2 ) (2)
a Å a xã Å ã
2 2 1 2 2 1
P (a x, x) ⇒ a x + 2 f (x) = f (a x ) + f (3)
ax a2
Å ã
1
(ax, ax) ⇒ ax + f (ax) = f (a2 x2 ) + f (1) (4)
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

ax
Từ (1) và (2), ta có
Å ã
1 x a
x+ f (x) − + f (ax) = f (1) − f (a2 ) = A (5)
x a x
Từ (3) và (4), ta có
Å ã Å ã Å ã
2 1 1 1
a x+ 2 f (x) − ax + f (ax) = f − f (1) = B (6)
ax ax a2
Từ (5) và (6), ta suy ra
ïÅ ãÅ ã  Å ãò Å ã
1 1 x a 1 1 x a
ax + x+ − + ax + f (x) = A ax + +B + (7)
ax x a x ax ax a x
Mặt khác, ta có
Å ãÅ ã  Å ã
1 1 x a 1 1 1
ax + x+ − + ax + = a + − a3 − 3 = C < 0
ax x a x ax a a
Vậy phương trình (7) tương đương
E C2
Cf (x) = Dx + ⇒ f (x) = C1 x +
x x
Thử lại ta thấy hàm này thỏa mãn. â

 Bài 28 Xét hàm số f : Z → Z thỏa mãn

f (f (x + y) + y) = f (f (x) + y), ∀ x, y ∈ Z

Ta gọi một số nguyên v là hiếm nếu tập hợp Xv = {x ∈ Z : f (x) = v} là hữu hạn và khác
rỗng.

1 Chứng minh rằng tồn tại một hàm số f thỏa mãn có một số hiếm.

2 Chứng minh rằng không tồn tại hàm số f nào có nhiều hơn 1 số hiếm.

A7 IMO Shortlist 2019



Lời giải .

+ Do Math then Love Math 36 h Việt Nguyễn − Mathpiad


1 Ta xét hàm số f sao cho f (0) = 0 và f (x) = 2v2 (2x) , ∀ x ∈ Z \ {0}.
Như vậy ta có số 0 là số hiếm.
Bây giờ ta chứng minh hàm số f như cách chọn trên thỏa mãn yêu cầu đề bài.

¨ Nếu y = 0, hàm số thỏa mãn.


¨ Nếu x = 0, khi đó f (f (y) + y) = f (y) do v2 (f (y) + y) = v2 (y)
¨ Nếu x, y 6= 0. Ta có f (2x) = 2f (x), ∀ x ∈ Z \ {0} nên ta chỉ cần chứng minh hàm số này
thỏa mãn điều kiện với ít nhất một trong hai số đều lẻ x, y là các số nguyên lẻ. Thật vậy
ta có hai trường hợp sau

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Trường hợp 1. y là số lẻ. Khi đó f (x + y) + y và f (x) + y là số lẻ nên

f (f (x + y) + y) = f (f (x) + y) = 21 = 2

Trường hợp 2. y là số lẻ, x là số chẵn. Khi đó

f (f (x + y) + y) = f (f (x) + y) = f (2 + y)

2 Giả sử tồn tại nhiều hơn 1 số hiếm. Ta dễ thấy

f (f (x + ky) + y) = f (f (x) + y), ∀ x, y, k ∈ Z (*)

Nếu v là một số hiếm và a là phần tử nhỏ nhất thuộc Xv , thay y bởi a − f (x), ta được

f (f (x + k(a − f (x))) − f (x) + a) = f (a) ∈ Xv ⇒ f (x + k(a − f (x))) − f (x) + a > a, ∀ x, k ∈ Z

⇒ f (x + k(a − f (x))) > f (x), ∀ x, k ∈ Z (1)


Tương tự, nếu ta gọi b là phẩn tử lớn nhất thuộc Xv , ta cũng có

f (x + k(b − f (x))) 6 f (x), ∀ x, k ∈ Z (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra

f (x + k(a − f (x))(b − f (x))) = f (x), ∀ x, k ∈ Z

Từ đẳng thức trên, nếu tồn tại một số t sao cho f (t) 6= a, b thì tập hợp Xf (t) là tập vô hạn nên
f (t) không thể là số hiếm. Vậy ta chỉ có hai số hiếm tối đa có thể là a và b với a 6= b.
Ta có v cũng là số hiếm nên v = a hoặc v = b. Ta có f (v) = f (a) = f (b) = v nên không thể
tồn tại số hiếm u 6= v vì nếu u là số hiếm thì f (u) = f (a) = f (b) = u 6= v, mâu thuẫn.
â

 Bài 29 Tìm tất cả các hàm số f : Z → Z sao cho

fa2 +b2 (a + b) = af (a) + bf (b), ∀ a, b ∈ Z

Với kí hiệu fn (x) là hợp n lần hàm số x.

A6 IMO Shortlist 2020



Lời giải . P (0, b) ⇒ fb2 (b) = bf (b). P (0, −1) ⇒ f (−1) = −f (−1) ⇒ f (−1) = 0
P (a, −1) ⇒ fa2 +1 (a − 1) = af (a) = fa2 (a).
Ta gọi O(x) = {x, f (x), f (f (x)), ...} ⊂ Z là orbit của x. Từ trên, ta có O(x) và O(x − 1) khác nhau
một lượng phần tử hữu hạn. Vậy ta suy ra O(a) và O(b) khác nhau một lượng phần tử hữu hạn với
a, b bất kì.

+ Do Math then Love Math 37 h Việt Nguyễn − Mathpiad


¨ Trường hợp 1. Các orbit có hữu hạn giá trị. O(0) cũng có hữu hạn giá trị
P (a, −a) ⇒ f2a2 (0) = af (a) − af (−a) ∈ O(0)
Chọn a > max |z|, ta suy ra f (a) = f (−a) nên f2a2 (0) = 0. Như vậy, ta được dãy fk (0) tuần
z∈O(0)
hoàn theo chu kì T là ước của 2a2 .
Tương tự, ta cũng có T là ước của 2(a + 1)2 nên T | gcd (2a2 , 2(a + 1)2 ) = 2.
Vậy ta suy ra f (f (0)) = 0 nên af (a) − af (−a) = f2a2 (0) = 0
⇒ f (a) = f (−a), ∀ a ∈ Z \ {0} ⇒ f (1) = f (−1) = 0 (1)
Xét n là số nguyên dương bất kì, P (n, 1 − n). Suy ra
nf (n) + (1 − n)f (1 − n) = fn2 +(1−n)2 (1) = f2n2 −2n (0) = 0 (2)
Ta gọi m 6= 0 là số mà |m| nhỏ nhất và f (m) 6= 0. Từ (1), ta có m > 1.
Do f (a) = f (−a), ∀ a ∈ Z \ {0} nên f (|m|) 6= 0. Từ (2), suy ra f (1 − |m|) 6= 0.
Suy ra f (|m| − 1) 6= 0, mâu thuẫn với tính nhỏ nhất của |m|. Vậy f (n) = 0, ∀ n 6= 0. Ta có
f (0) = f3 (0) = f4 (2) = 2f (2) = 0
Vậy hàm số thỏa mãn đề bài trong trường hợp này là f (x) = 0, ∀ x ∈ Z
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

¨ Trường hợp 2. Các orbit chứa vô hạn giá trị.


Cố định a, b ∈ Z, ta suy ra rằng các cặp (m, n) không âm thỏa mãn fn (a) = fm (b) có hiệu
n − m giống nhau.
Thật vậy nếu tồn tại fn (a) = fm (b) và fp (a) = fq (b) mà n − m > p − q thì khi đó fp+m+k (b) =
fp+n+k (a) = fq+n+k (b). Suy ra dãy fl (b) tuần hoàn hay O(b) có hữu hạn giá trị, vô lí.
Bây giờ, với mọi a, b ∈ Z, ta kí hiệu X(a, b) là hiệu m − n. Ta có X(a − 1, a) = 1
Ta cũng suy ra được X(a, b) + X(b, c) = X(a, c).
Thật vậy, nếu fn (a) = fm (b) và fp (b) = fq (c) thì fp+n (a) = fp+m (b) = fq+m (c).
Từ đó suy ra X(a, b) = b − a, ∀ a, b ∈ Z. Suy ra
fa2 +1 (f (a − 1)) = fa2 (f (a)) ⇒ 1 = X (f (a − 1), f (a)) = f (a) − f (a − 1), ∀ a ∈ Z
Kết hợp với f (−1) = 0, ta có f (x) = x + 1, ∀ x ∈ Z.
Thử lại, fa2 +b2 (a + b) = (a + b) + (a2 + b2 ) = a(a + 1) + b(b + 1) = af (a) + bf (b), đúng.
Vậy ta có hai hàm số f thỏa mãn đề bài là f (x) = 0, ∀ x ∈ Z và f (x) = x + 1, ∀ x ∈ Z. â

 Bài 30 Tìm tất cả các hàm số f : R+ → R+ thỏa mãn

f (x + f (xy)) + y = f (x)f (y) + 1, ∀ x, y ∈ R+

A8 IMO Shortlist 2020



Lời giải . P (1, y) ⇒ f (1 + f (y)) + y = f (1)f (y) + 1. Suy ra f là hàm đơn ánh.
Với y cố định, đặt g(x) = f (x + f (xy)) = f (x)f (y) + 1 − y thì khi đó g là hàm đơn ánh.
Suy ra x1 + f (x1 y) 6= x2 + f (x2 y), ∀ x1 6= x2 , y ∈ R+ . Đặt zi = xi y, ta có
z1 − z2 1 f (z2 ) − f (z1 )
6= f (z2 ) − f (z1 ) hay 6=
y y z1 − z2
f (z2 ) − f (z1 )
Điều này chỉ xảy ra khi < 0. Nói cách khác, ta suy ra f tăng ngặt.
z1 − z2
Do f tăng ngặt nên đặt p = lim f (x) và q = lim f (x).
x→0 x→p
Cố định y, cho x → 0, ta được
q+y−1
q + y = pf (y) + 1 ⇒ f (y) = = ay + b, ∀ y ∈ R+
p

+ Do Math then Love Math 38 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Thay vào đề bài, ta có

a(x + axy + b) + b + y = (ax + b)(ay + b) + 1

Tương đương với


(a − ab)x + (1 − ab)y + ab + b − b2 − 1 = 0, ∀ x, y ∈ R+
Điều này chỉ xảy ra khi và chỉ khi a − ab = 1 − ab = ab + b − b2 − 1 = 0 ⇔ a = b = 1.
Vậy ta kết luận hàm số thỏa mãn yêu cầu đề bài là f (x) = x + 1, ∀ x ∈ R+ â

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


2. Hàm số số học

 Bài 1 Tìm tất cả các hàm số f : Z+ → Z+ toàn ánh sao cho với mọi m, n ∈ Z+ thì
f (m + n) chia hết cho p khi và chỉ khi f (m) + f (n) chia hết cho p

N5 IMO Shortlist 2007



Lời giải . Xét một số nguyên tố p bất kì. Vì f toán ánh nên tồn tại x để p | f (x). Đặt

d = min{x ∈ Z+ : p | f (x)}

Ta dễ dàng suy ra p | f (kd) với k là số nguyên dương bất kì bằng quy nạp.
Giả sử tồn tại một số x mà d - x và p | f (x). Đặt

y = min{x ∈ Z+ : d - x, p | f (x)}

Từ cách chọn d, ta được y > d nên y − d là số nguyên dương không chia hết cho d. Suy ra p - f (y − d).
Mặt khác
p | f (y) ⇔ p | f (y − d) + f (d) ⇔ p | f (y − d), mâu thuẫn.
Từ đó ta suy ra được
p | f (x) ⇐⇒ d | x (1)
Chọn x ≡ y (mod d), áp dụng (1), ta có

p | f (2xd + y − x) ⇔ p | f (y) + f (2xd − x)


p | f (2xd) ⇔ p | f (x) + f (2xd − x)

Suy ra f (x) ≡ f (y) (mod p). Như vậy, ta được

x≡y (mod d) ⇐⇒ f (x) ≡ f (y) (mod p) (2)

Từ (2) ta có số dư của f (x) khi chia cho p nằm trong tập hợp

A = {f (1), f (2), ..., f (d)}

Vì f toàn ánh nên A phải chứa hệ thặng dư modulo p nên d > p.


Nếu d > p thì tồn tại x 6= y 6 d mà f (x) ≡ f (y) (mod p). Suy ra x ≡ y (mod d), vô lí.
Vậy ta đã chứng minh được d = p hay p | f (x) ⇐⇒ p | x. (3)
Do không tồn tại số nguyên tố p nào là ước của 1 nên f (1) không có ước nguyên tố hay f (1) = 1.
Ta chứng minh f (n) = n theo quy nạp. Xét n > 1. Đặt k = f (n), ta có hai trường hợp
¨ Trường hợp 1. Nếu k > n thì k − n + 1 > 1 nên tồn tại số nguyên tố p | k − n + 1.
Khi đó k ≡ n − 1 (mod p) nên f (n − 1) = n − 1 ≡ k = f (n) (mod p) ⇒ p | 1, vô lí.

+ Do Math then Love Math 39 h Việt Nguyễn − Mathpiad


¨ Trường hợp 2. Nếu k < n thì n − k + 1 > 1 nên tồn tại số nguyên tố q | n − k + 1.
Khi đó k = f (n) ≡ f (k − 1) = k − 1 (mod p), vô lí.

Vậy f (x) = x, ∀ x ∈ Z+ . â

 Bài 2 Với mọi n ∈ Z+ , kí hiệu d(n) là số ước dương của n. Tìm tất cả các hàm số
f : Z+ → Z+ thỏa mãn các tính chất sau

(i) d(f (x)) = x, ∀ x ∈ Z+ .

(ii) f (xy) | (x − 1)y xy−1 f (x), ∀ x, y ∈ Z+ .

N5 IMO Shortlist 2008



Lời giải . Ta có d(f (1)) = 1 nên f (1) = 1. Ta có công thức sau

d(p1b1 pb22 ...pbkk ) = (b1 + 1) (b2 + 1) ... (bk + 1) vớib1 , ..., bk ∈ Nvàp1 , ..., pk ∈ P
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

Gọi p là số nguyên tố, ta có

d(f (p)) = p ⇒ f (p) = q p−1 với q ∈ P (1)

Ta chứng minh q = p hay f (p) = pp−1 , ∀ p ∈ P.


Áp dụng (ii) với (x, y) = (2, p) và (x, y) = (p, 2), ta được

f (2p) là ước của p2p−1 f (2) và (p − 1)22p−1 f (p) = (p − 1)22p−1 q p−1

Nếu q 6= p thì p - (p − 1)22p−1 q p−1 . Nếu p lẻ, ta có

gcd p2p−1 f (2), (p − 1)22p−1 q p−1 = d | f (2)




Suy ra f (2p) | f (2) với f (2) là số nguyên tố. Vì f (2p) > 1 nên f (2p) = f (2).
Suy ra 2p = d(f (2p)) = d(f (2)) = 2 ⇔ p = 1, vô lí. Vậy q = p hay f (p) = pp−1 , ∀ p ∈ P \ {2}.
Áp dụng (ii) với (x, y) = (2, 3) và (x, y) = (3, 2), ta được

f (6) là ước của 35 f (2) và 26 f (3) = 26 .32

Từ (1), ta có f (2) = q 2−1 = q là số nguyên tố.


Nếu f (2) lẻ thì f (6) | gcd (35 f (2), 26 .32 ) | 32 = 9 nên f (6) ∈ {1, 3, 9}.
Lại có 6 = d(f (6)) ∈ {d(1), d(3), d(9)}, vô lí. Vậy f (2) chẵn nên f (2) = 2.
Xét số n bất kì, gọi p là ước
Å nguyênã tố nhỏ nhất của n.
n
Áp dụng (ii) với (x, y) = p, , ta được
p

f (n) | (p − 1)y n−1 f (p) = (p − 1)y n−1 pp−1

Đặt f (n) = `.P với gcd(`, n) = 1 và P | nn−1 . Ta có ` | p − 1 nên d(`) 6 ` < p.


Từ điều kiện (i), ta có
n = d(f (n)) = d(`.P ) = d(`).d(P )
Suy ra d(`) là ước của n mà lại bé hơn p. Suy ra d(`) = 1 hay ` = 1.
Ta suy ra f (n) chỉ có các ước nguyên tố là ước của n.
Vậy với p là số nguyên tố và a > 1 thì ước nguyên tố của f (pa ) chỉ có thể là b hay f (pa ) = pb .
a
Áp dụng (i), ta được b + 1 = d(pb ) = d(f (pa )) = pa . Suy ra f (pa ) = pp −1 .

+ Do Math then Love Math 40 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Bây giờ, giả sử n có phân tích tiêu chuẩn là pa11 pa22 ...pakk . Đặt f (n) = pb11 pb22 ...pbkk .
Với i = 1, 2, ..., k, áp dụng (ii) với (x, y) = (pai i , n/x), ta có
a
p i −1
pbi i | f (n) | (pai i − 1)y n−1 f (pai i ) ⇒ pbi i | f (pai i ) = pi i ⇒ bi 6 pai i − 1

Áp dụng vừa suy ra và (i), ta được

pa11 pa22 ...pkak = n = d(f (n)) = d(pb11 pb22 ...pbkk ) = (b1 + 1) (b2 + 1) ... (bk + 1) 6 pa11 pa22 ...pakk

Vậy dấu bằng phải xảy ra hay bi = pai i − 1 với i = 1, 2, ..., k.

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Kết luận. Hàm số thỏa mãn đề bài là
k a
p i −1
Y
Nếu n = pa11 pa22 ...pakk thì f (n) = pi i
i=1

 Bài 3 Cho hàm số khác hằng f : Z+ → Z+ thỏa mãn

a − b | f (a) − f (b), ∀ a 6= b ∈ Z+

Chứng minh rằng tồn tại vô hạn số nguyên tố p mà p | f (c) với c ∈ Z+ .

N3 IMO Shortlist 2009



Lời giải . Giả sử rằng f (Z+ ) chỉ có các ước nguyên tố là p1 , p2 , ..., pm .
Ta chọn số a sao cho vpi (a) > vpi (f (1)) với i = 1, 2, ..., m, ta có

a | f (a + 1) − f (1)

Nếu f (a + 1) 6= f (1) thì tồn tại một số i để vpi (f (a + 1)) 6= vpi (f (1)).
Khi đó
vpi (f (a + 1) − f (1)) = min{vpi (f (a + 1)), vpi (f (1))} 6 vpi (f (1)) < vpi (a)
Mà a | f (a + 1) − f (1) nên vpi (f (a + 1) − f (1)) > vpi (a), mâu thuẫn.
Vậy ta có f (a + 1) = f (1). Từ đề bài, ta được

(a + 1) − b | f (a + 1) − f (b) ⇒ (a + 1) − f (b) | f (1) − f (b)

Cho a → ∞, ta được f (b) = f (1), ∀ b ∈ Z+ , mâu thuẫn đề bài.


Vậy giả sử phản chứng sai. Kết thúc chứng minh. â

 Bài 4 Tìm tất cả các hàm số f : Z+ → Z+ sao cho (f (m) + n) (f (n) + m) là số chính
phương.

N5 IMO Shortlist 2010



Lời giải .

! Nếu p | f (k) − f (`) với p là số nguyên tố thì p | k − `


Chứng minh.

+ Do Math then Love Math 41 h Việt Nguyễn − Mathpiad


¨ Trường hợp 1. Nếu p2 | f (k) − f (`) thì f (`) = f (k) + ap2 .
Chọn D > max{f (k), f (`)} không chia hết cho p và đặt n = pD − f (k).
Ta được n + f (`) = pD + f (`) − f (k) = p(D + pa).
Ta có (f (k) + n) (f (n) + k) và (f (`) + n) (f (n) + `) là số chính phương chia hết cho p nên
f (n) + k và f (n) + ` chia hết cho p. Suy ra p | k − `.
¨ Trường hợp 2. Nếu p2 - f (k) − f (`) thì chọn số D tương tự và n = p3 D − f (k).
Tương tự, ta được f (k) + n và f (`) + n có vp lẻ.
Suy ra p là ước của f (n) + k và f (n) + ` nên p | k − `.
Giả sử tồn tại f (k) = f (`) thì p | f (k) − f (`) nên p | k − ` với mọi p nguyên tố. Điều này chỉ xảy ra
khi k = `. Vậy f là hàm đơn ánh.
Xét hai số f (k) và f (k + 1). Nếu tồn tại số p là ước của f (k + 1) − f (k) thì p | (k + 1) − k = 1, vô lí.
Vậy ta suy ra |f (k + 1) − f (k)| = 1. Đặt q = f (2) − f (1) với |q| = 1.
Khi đó, do f đơn ánh nên ta được f (n) = f (1) + (n − 1)q với mọi n.
Do f (n) ∈ Z+ nên q = 1 hay f (n) = n + c với c > 0.
Vậy hàm số thỏa mãn là f (x) = x + c, ∀ x ∈ Z+ và c > 0. â
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

 Bài 5 Tìm tất cả các hàm số f : Q → Z thỏa mãn


Å ã
f (x) + a x + a
f =f
b b

Với mọi x ∈ Q, a ∈ Z và b ∈ Z+ .

N6 IMO Shortlist 2013



Lời giải .
¨ Trường hợp 1. Tồn tại số nguyên m mà f (m) 6= m.
P (m, rb − f (m), b) với r ∈ Z và b = |m − f (m)| thì ta có
m + rb − f (m)
Å ã
f (r) = f = f (r + u) với u ∈ {1, −1}
b
P (r, a, 1) và P (r + u, a, 1), ta được

f (r + a) = f (r + u + a), ∀ a ∈ Z

Suy ra f (x) = C với mọi số nguyên x.


p
Đặt một số hữu tỉ y = . P (C − p, p − C, q), ta được
q
C +p−C C −p+p−C
Å ã Å ã
f =f ⇒ f (y) = f (0) = C
q q
Vậy f (x) là hàm hằng.
¨ Trường hợp 2. f (m) = m, ∀ m ∈ Z
P (x, a, 1) và do f (x) ∈ Z nên ta được

f (x) + a = f (x + a), ∀ (x, a) ∈ Q × Z (1)


Å ã
1
Đặt f = A, ta chứng minh bài toán theo ba bước
2

+ Do Math then Love Math 42 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Å ã
1
Bước 1. Nếu A 6 0 thì P , −A, 1 − 2A , ta được
2
1
Ö è
Å
A−A
ã −A Å ã
1
f =f 2 =f = A = f (0) = 0
−1 − 2A −1 − 2A 2

Å ã
1
Nếu A > 0 thì P , A − 1, 2A − 1 , ta được A = 1.
2
Vậy A ∈ {0, 1}.

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Bước 2. f (x) = A với mọi 0 < x < 1.
a a
Giả sử tồn tại số hữu tỉ ∈ (0, 1) với gcd(a, b) = 1 và b > 2 nhỏ nhất mà f 6= A.
b b
1 a−1 b
Å ã
Nếu b là số chẵn thì a là số lẻ. P , , , ta được
2 2 2
a−1
Ö è
Å
2A + a − 1
ã A + a
f =f 2 =f 6= A
b b b
2
a−1
a Å ã Å ã
a+1
Điều này có nghĩa là f =f nếu A = 0 và bằng f nếu A = 1.
b b b
Làm tương tự như vậy, ta được A 6= 0 và A 6=Å1, vô lí.ã
1
Suy ra b là số lẻ, đặt b = 2k + 1 với k > 1. P , k, b , ta được
2
Å ã Å ã
A+k 1
f =f =A
b 2

Vì gcd(a, b) = 1 nên tồn tại r ∈ {1, 2, ..., b} và m sao cho ra − mb = k + A.


Nếu m < 0 thì ra − mb > b = 2k + 1 > k + A, vô lí.
Å tự, nếu m
Tương ã > r thì ra − mb < ra − rb = r(a − b) < 0, vô lí. Vậy 0 6 m 6 r − 1.
k+A
P , m, r , ta được
b Å ã
A+m a
f =f 6= A
r b
Điều này mâu thuẫn với tính nhỏ nhất của b.

Bước 3. Từ (3), ta được f (x + 1) = f (x) + 1, ∀ x ∈ Q. Như vậy ta có

¨ Nếu A = 0 thì f (x) = bxc


¨ Nếu A = 1 thì f (x) = dxe

Thử lại thỏa mãn.

Vậy các hàm số thỏa mãn đề bài là

1 f (x) = C, ∀ x ∈ Q

2 f (x) = bxc, ∀ x ∈ Q

3 f (x) = dxe, ∀ x ∈ Q

+ Do Math then Love Math 43 h Việt Nguyễn − Mathpiad


â

 Bài 6 Xét hàm số f : Z+ → Z+ . Kí hiệu f n (m) = f (f (...f (m)...)). Giả sử f có hai tính
| {z }
n
chất sau
f n (m) − m
1 Nếu m, n ∈ Z+ thì ∈ Z+
n
2 Tập Z+ \ {f (n) : n ∈ Z+ } là hữu hạn.

Chứng minh rằng dãy f (1) − 1, f (2) − 2, ... tuần hoàn.

N6 IMO Shortlist 2015



Lời giải .
¨ Bước 1. Ta chứng minh hàm f là đơn ánh.
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

Thật vậy, giả sử tồn tại m, k ∈ Z+ mà f (m) = f (k). Từ điều kiện (1), ta suy ra
k−m f n (m) − m f n (k) − k
= − ∈ Z, ∀ n ∈ Z+
n n n
Điều này chỉ xảy ra khi k = m.
¨ Bước 2. Gọi {a1 , a2 , ..., ak } = Z+ \ {f (n) : n ∈ Z+ }.
Khi đó mọi số nguyên dương n đều biểu diễn được dưới dạng f j (ai )
Từ điều kiện (1), ta suy ra f (m) > m, ∀ m ∈ Z+ .
Nếu n = f (n0 ) thì ta có n0 < n. Lùi vô hạn như vậy, ta chứng minh được điều trên.
Như vậy, Ta có thể xếp các số nguyên dương vào một bảng
a1 f (a1 ) f 2 (a1 ) f 3 (a1 ) ...
a2 f (a2 ) f 2 (a2 ) f 3 (a2 ) ...
.. .. .. ..
. . . .
ak f (ak ) f 2 (ak ) f 3 (ak ) ...

¨ Bước 3. Ta chứng minh mỗi hàng của bảng trên là một cấp số cộng.

Không mất tính tổng quát, giả sử t hàng đầu là cấp số cộng. Ta gọi công sai của t hàng này là
T1 , T2 , ..., Tt . Ta viết T = lcm (T1 , T2 , ..., Tt ) và A = max{a1 , a2 , ..., at } nếu t > 0; và T = 1 và A = 0
nếu t = 0.
T
Với mọi số nguyên dương n > A thì đoạn ∆n = [n + 1, n + T ] chứa chính xác số thuộc hàng thứ
Ti
i.
Vì vậy, số phần tử thuộc k − t hàng còn lại không phụ thuộc vào n > A.
Hay nói cách khác trong k − t hàng này luôn chứa một số nằm trong ∆n .
Với số nguyên dương d bất kì, ta xét khoảng [A + 1, A + (d + 1)(k − t)T ]. Như vậy, trong k − t hàng
còn lại phải chứa ít nhất (d + 1)(k − t) số thuộc khoảng này. Theo nguyên lí Dirichlet, thì tồn tại
chỉ số x0 mà t + 1 6 x0 6 k sao cho hàng thứ x0 chứa ít nhất d + 1 số. Như vậy, ta có:

f d (ax0 ) 6 A + (d + 1)(k − t)T

Vì số x0 là hữu hạn nên tồn tại một chỉ số x > t + 1 để tập

X = d ∈ Z+ | f d (ax ) 6 A + (d + 1)(k − t)T




+ Do Math then Love Math 44 h Việt Nguyễn − Mathpiad


chứa vô hạn phần tử. Từ điều kiện (1), ta suy ra

f d (ax ) − ax
βd = ∈ Z+
d
A + (d + 1)(k − t)T Ad + 2d(k − t)T
Ta lại có βd không vượt quá 6 = A + 2(k − t)T
d d
Như vậy, tồn tại số Tx sao cho tập Y = {d ∈ X | βd = Tx } chứa vô hạn phần tử.
Chú ý rằng f d (ax ) = ax + d · Tx với mọi d ∈ Y.
Với j bất kì, ta chọn y ∈ Y sao cho y − j > |f j (ax ) − (ax + jTx )|.
Ta có cả hai số

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


f y (ax ) − f j (ax ) = f y−j f j (ax ) − f j (ax ) và f y (ax ) − (ax + jTx ) = (y − j)Tx

đều chia hết cho y − j nên y − j | f j (ax ) − (ax + jTx ).


Điều này chỉ xảy ra khi f j (ax ) = (ax + jTx ) hay hàng thứ x là một cấp số cộng.
Làm tiếp tục như vậy, ta nhận được tất cả các hàng của bảng đều là cấp số cộng.

¨ Bước 4. Ta kí hiệu công sai của hàng thứ i là Ti . Ta sẽ chứng minh rằng

f (n) − n = f (n + T ) − (n + T ), ∀ n ∈ Z+ với T = lcm (T1 , T2 , ..., Tk )

Giả sử f j (n) = n + j.Ti , ∀ j ∈ Z+ (n nằm trên hàng thứ i). Ta có

f (n + T ) − f (n) = f 1+T /Ti (n) − f (n) = n + T + Ti − (n + Ti ) = (n + T ) − n

Kết thúc chứng minh. â

 Bài 7 Với số nguyên dương k bất kì, ta gọi hàm f : Z+ → Z+ là k-nice nếu
gcd (f (n) + m, f (m) + n) 6 k với mọi n 6= m. Tìm tất cả các số nguyên dương k sao cho
tồn tại hàm k-nice.

N7 IMO Shortlist 2015



Lời giải . Ta thấy rằng nếu f là một hàm k-nice thì f cũng là một hàm (k + n)-nice với mọi số
nguyên dương n.

¨ Bước 1. Ta sẽ chứng minh không tồn tại hàm 1-nice.

Chứng minh. Đặt Gf (m, n) = gcd (f (n) + m, f (m) + n). Giả sử tồn tại hàm số f thỏa mãn
Gf (m, n) = 1 với mọi n 6= m.
Nếu tồn tại hai số chẵn khác nhau là m, n mà f (m) và f (n) đều là số chẵn thì Gf (m, n) > 2, vô lí.
Nên ta có thể chọn được m chẵn mà f (m) lẻ.
Tương tự ta có thể chọn được n lẻ mà f (n) chẵn. Khi đó, ta cũng có Gf (m, n) > 2, vô lí.

¨ Bây giờ, ta chứng minh tồn tại hàm 2-nice.



Chọn f (n) = 2g(n)+1 − n − 1 với g(1) = 1 và g(n + 1) = 2g(n)+1 ! với mọi n ∈ Z+ .
Với mỗi số nguyên m > n, ta có
®
A = f (m) + n = 2g(m)+1 − m + n − 1
B = f (n) + m = 2g(n)+1 − n + m − 1

Đầu tiên, ta có A + B = 2g(m)+1 + 2g(n)+1 − 2 không chia hết cho 4 nên 4 - gcd(A, B).

+ Do Math then Love Math 45 h Việt Nguyễn − Mathpiad


Giả sử tồn tại một số nguyên tố p > 2 mà p | gcd(A, B).
Vì g(k + 1) > g(k), ∀ k ∈ Z+ nên 2g(k+1)+1 > 2g(k)+1 + 1, ∀ k ∈ Z+ .
Suy ra 2g(m−1)+1 > 2g(n)+1 + (m − 1) − n = B.
Vì p | B nên p − 1 < B 6 2g(m−1)+1 . Suy ra p − 1 | (2g(m−1)+1 )! = g(m).
Suy ra 2g(m) ≡ 1 (mod p). Suy ra A + B = 2g(m)+1 + 2g(n)+1 − 2 ≡ 2g(n)+1 ≡ 0 (mod p).
Điều này là vô lí. Suy ra gcd(A, B) không có ước nguyên tố khác 2 hay gcd(A, B) 6 2.

Kết thúc chứng minh. Vậy các số k thỏa mãn đề bài là k > 2. â

 Bài 8 Cho hàm số f : Z+ → Z>1 thỏa mãn f (m + n) | f (m) + f (n), ∀ m, n ∈ Z+ . Chứng


minh rằng tồn tại một số nguyên C sao cho C | f (x), ∀ x ∈ Z+

N6 IMO Shortlist 2018



Lời giải . Với mọi số nguyên dương m, kí hiệu Sm = {n : m | f (n)}

! Nhận xét. Nếu tập S m có vô hạn phần tử thì Sm = {d, 2d, 3d, ...} = d · Z+ với d ∈ Z+
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

Chứng minh. Giả sử d = min Sm . Theo kí hiệu, ta có m | f (d).


Với n > d ∈ Sm , ta có m | f (n) | f (n − d) + f (d) nên m | f (n − d). Suy ra n − d ∈ Sm .
Giả sử n = kd + r. Nếu r > 0 thì tương tự, ta có r = n − kd ∈ Sm , trái với tính nhỏ nhất của d. Vậy
r = 0, d | n. Ta đã chứng minh xong nhận xét.

¨ Trường hợp 1. hàm f bị chặn trên.


Ta gọi một số nguyên tố p là xinh nếu tập Sp có vô hạn phần tử. Ngược lại gọi là xấu.
Do f bị chặn trên nên chỉ tồn tại hữu hạn số nguyên tố là ước của {f (n) : n ∈ Z+ }.
Ta có hữu hạn số xấu mà mỗi tập Si với i xấu thì có hữu hạn phần tử nên chỉ có hữu hạn số
nguyên dương n sao cho f (n) có ước nguyên tố là số xấu. Vậy với mọi n > N thì f (n) chỉ có
ước nguyên tố là các số xinh.
Gọi các số xinh là p1 , p2 , ..., pk . Theo nhận xét, ta có Spi = di · Z+ .
Xét số nguyên T = Ad1 d2 ...dk + 1 với A > N . Vậy f (T ) chia hết cho một số xinh.
Nói cách khác, tồn tại j ∈ {1, 2, ..., k} sao cho f (T ) ∈ Spj .
Khi đó dj | T = Ad1 d2 ...dk + 1 ⇒ dj | 1. Vậy dj = 1 hay Sdj = Z+ . Nên dj | f (x), ∀ x ∈ Z+

¨ Trường hợp 2. hàm f không bị chặn trên.


Ta chứng minh f (1) là ước của mọi f (n).
Đặt a = f (1). Vì 1 ∈ Sa nên ta sẽ chứng minh tập Sa có vô hạn phần tử.
Gọi một số nguyên dương p là mạnh mẽ nếu f (p) > max{f (1), ..., f (p − 1)}.
Vì hàm f không bị chặn trên nên tồn tại vô hạn số mạnh mẽ.
Gọi dãy các số mạnh mẽ là q1 < q2 < ... < qk < ... và đặt hk = f (qk )
Với qk mạnh mẽ và h < qk bất kì, ta có

f (qk ) | f (h) + f (qk − h) < 2f (qk )

Nên f (qk ) = f (h) + f (qk − h) = hk .


Do dãy hk là vô hạn nên tồn tại vô số số trong dãy này đồng dư với nhau modulo a.
Gọi các số này là hk0 ≡ hk1 ≡ ... (mod a) với k0 < k1 < .... Khi đó

f (pki − pk0 ) = f (pki ) − f (pk0 ) = hki − hk0 ≡ 0 (mod a) với mọi i > 0

Suy ra pki − pk0 ∈ Sa với mọi i > 0. Vậy Sa có vô hạn phần tử.

Kết thúc chứng minh. â

+ Do Math then Love Math 46 h Việt Nguyễn − Mathpiad


 Bài 9 Tìm tất cả các hàm số f : Z+ → Z+ thỏa mãn tồn tại số nguyên C sao cho

a + f (b) | a2 + bf (a), với mọi a + b > C

N4 IMO Shortlist 2019



Lời giải . Với a = 1, b đủ lớn, ta có được 1 + f (b) | 1 + bf (1) nên f (b) 6 bf (1).
Xét b bất kì. Chọn n ∈ Z đủ lớn để a = nb − f (b) > C, ta được

b | nb | (nb − f (b))2 + bf (nb − f (b)) ⇒ b | f (b)2

¨ PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG IMO SHORTLIST


Vậy ta suy ra p | f (p) với p là số nguyên tố. Đặt f (p) = k(p) · p
Do f (p) 6 f (1)p nên k(p) 6 f (1). Vậy trong tập hợp {k(p) : p ∈ P} có một số k xuất hiện vô hạn.
Ta chứng minh f (x) = kx với mọi x nguyên dương.
Với k(p) = k và p > max{C, a}, ta có

a + kp | a2 + pf (a) ⇒ a + kp | a2 + pf (a) − a(a + kp) = p(f (a) − ka)

Do gcd(a + kp, p) = gcd(a, p) = 1 nên a + kp | f (a) − ka


Chọn p đủ lớn, ta được a + kp > |f (a) − ka| nên f (a) − ka = 0 ⇔ f (a) = ka.
Thử lại thỏa mãn. Vậy hàm số thỏa mãn đề bài là f (x) = kx, ∀ x ∈ Z+ â

 Bài 10 Tìm tất cả các hàm số f : Z+ → N thỏa mãn

i) tồn tại t để f (t) 6= 0

ii) f (xy) = f (x) + f (y), ∀ x, y > 0

iii) Tồn tại vô hạn số nguyên dương n để f (k) = f (n − k) với mọi k < n

N5 IMO Shortlist 2020



Lời giải . Từ điều kiện ii), ta có f (1) = f (1) + f (1) nên f (1) = 0
Nếu n có phân tích tiêu chuẩn n = pα1 1 pα2 2 ...pαk 2 thì

f (n) = α1 f (p1 ) + α2 f (p2 ) + ... + αk f (pk ) (*)

Ta gọi n là một số đáng yêu nếu f (k) = f (n − k) với mọi k < n.

! Nhận xét. Nếu n là một số đáng yêu thì với d | n thì d cũng là một số đáng yêu.
Chứng minh. Đặt n = dm, ta có

f (k) = f (mk) − f (m) = f (n − mk) − f (m) = f (m(d − k)) − f (m) = f (d − k) với 0 < k < d

Từ (∗), ta suy ra nếu f (n) = 0 thì f (d) = 0 với mọi d | n. Nên theo điều kiện i), ta suy ra tồn tại số
nguyên tố p mà f (p) 6= 0. Giả sử p là số nhỏ nhất mà f (p) 6= 0.
Khi đó, ta có f (r) = 0 với mọi r < p.
Giả sử n là một số đáng yêu bất kì lớn hơn p. Đặt n = pk + r. Nếu r > 0 thì

f (p) 6 f (pk) = f (n − pk) = f (r) = 0, mâu thuẫn.

Vậy ta suy ra nếu n là một số đáng yêu lớn hơn p thì p | n.


Nếu n có ước nguyên tố q lớn hơn p thì theo nhận xét, ta được q cũng là một số đáng yêu. Khi đó

+ Do Math then Love Math 47 h Việt Nguyễn − Mathpiad


p | q, mâu thuẫn. Vậy n không có ước nguyên tố lớn hơn q. Vậy n có dạng r · pk với 0 < r < p.
Vì n là số đáng yêu và pk | n nên pk cũng là số đáng yêu.
Theo điều kiện iii), ta thấy rằng k → ∞ nên tất cả các lũy thừa của p đều là số đáng yêu.
Xét số nguyên tố q 6= p. Ta có

f (q) 6 f (pq−1 − 1) = f (1) = 0 ⇒ f (q) = 0

Vậy ta suy ra f (n) = f (p).vp (n) = c.vp (n) với c 6= 0. Thử lại thỏa mãn.
Vậy hàm số thỏa mãn đề bài là f (n) = c.vp (n) với c 6= 0 và p ∈ P bất kì. â
LATEX VÀ DỊCH THUẬT BỞI VIỆT

Hết!

+ Do Math then Love Math 48 h Việt Nguyễn − Mathpiad

You might also like