You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI


HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2021 - 2022

* Sinh viên lưu ý: Điền đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 6.
 Đặt tên file theo nguyên tắc: Số thứ tự-Họ tên không dấu-Khoa (ví dụ: 01-
Nguyen Van A-1B-20).
 Độ dài phần bài làm: tối đa 3 trang. Sử dụng Font chữ Times New Roman; Bảng
mã Unicode. Cỡ chữ 13; Cách dòng 1.3 lines.
 Nghiêm cấm sinh viên sao chép dưới mọi hình thức. Nếu bị phát hiện trong quá
trình chấm, bài kiểm tra sẽ bị xử lý theo quy định.
1. Số thứ tự (vd: 10): 75
2. Họ và tên (vd: Nguyễn Văn A): Bùi Ngọc Phương Anh
3. Ngày sinh (vd: 01.01.2001): 26.02.2002
4. Mã sinh viên (vd: 2001010001): 2007060004
5. Lớp theo khoa (vd: 1P-20): 5NB-20
6. Lớp học phần (vd: CT2 – N1): CT2-LSVMTG
BÀI LÀM
Đề 3
Sông Hằng dài 2510km, bắt nguồn từ đỉnh Gangotri trên dãy
Himalaya, là hiện thân của nữ thần Ganga. Sông Hằng có vai trò và ảnh
hưởng vô cùng quan trọng trong đời sống cư dân văm minh Ấn Độ cổ -
trung đại
Vai trò về mặt kinh tế: Sông Hằng bồi đắp phù sa, cung cấp nguồn
nước cho nền nông nghiệp của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại, là con
đường để phát triển nội, ngoại thương
Vai trò về mặt tư tưởng, tôn giáo: Trong biểu tượng của nhân loại,
yếu tố “nước” vốn là biểu tượng quan trọng. Đối với văn minh Ấn Độ,
nước còn là nơi gửi gắm hi vọng, niềm tin. Trong quan niệm của cư dân
Ấn Độ từ bao đời nay, sông Hằng hiện thân là dòng sông cứu khổ cứu
nạn, mang sức mạnh thanh tẩy tạp uế, giải thoát cho con người, mang lại
sự phồn vinh, thịnh vượng. Bên cạnh đó, sông Hằng còn được quan
niệm là cầu nối giữa con người và các vị thần, là phương tiện đưa con
người đã khuất về cõi Niết Bàn

Trang 1/4
Có thể nói, với vai trò vô cùng quan trọng và đặc biệt như thế,
sông Hằng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cư dân văn minh Ấn Độ
cổ trung đại:
Vì sông Hằng có nguồn nước và phù sa dồi dào, thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp thì từ khi nền văn minh hình thành bên bờ sông này,
nhiều khu phố thị đã xuất hiện và phát triển, biến con sông thành điểm
sáng trong lịch sử văn minh Ấn Độ cổ - trung đại. Sông Hằng cũng góp
phần thu hút các cư dân nhập cư như: người Hi Lạp, Hung Nô, Ả Rập,...
từ đó làm phong phú nền văn hóa của văn minh Ấn Độ cổ trung đại.
Với Bà-la-môn giáo-Hindu giáo: Với sự ra đời của các thánh
kinh Ấn giáo vào TK III TL, sông Hằng dần dần đóng một vai trò tiên
phong trong các nghi lễ tôn giáo, các nghi thức liên hệ đến việc sinh
sản, trưởng thành qua đời. Tập tục tắm sông và rải tro trên sông Hằng
cũng thể hiện vị trí quan trọng của con sông trong quan niệm, tư tưởng
của cư dân Ấn Độ. Từ đó, nhờ tập tục này, bên dòng sông Hằng cũng
hình thành các thành phố thiêng liêng như Varanasi và hàng năm đều có
rất nhiều nhiều đổ về nơi này để hành hương
Với đạo Phật: sông Hằng đi vào đạo Phật với hình ảnh mà Đức
Phật dùng để giảng giải về tánh bất sanh, bất diệt trong mỗi chúng sanh.
Hiện nay, vì tập tục tắm và rải tro cốt nên sông Hằng đang
đối mặt với vấn đề ô nhiễm nặng nề và chính phủ phải chi trả số tiền
khổng lồ để làm sạch dòng sông.

Trang 2/4
Trang 3/4
HẾT.

Trang 4/4

You might also like