You are on page 1of 2

.

Chức năng của nhà nước chủ nô

- Bản chất, vai trò của nhà nước chủ nô luôn được biểu hiện thông qua những chức
năng cơ bản của nó. Các chức năng của Nhà nước chủ nô có thể chia làm hai
nhóm: Các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại.

. Các chức năng đối nội:

- Bảo vệ và củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và đối với
người sản xuất (nô lệ), duy trì các hình thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ và
những người lao động khác.

+ Nhà nước chủ nô hợp pháp hóa quyền sở hữu của giai cấp chủ nô, hợp pháp hóa
quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ. Pháp luật của Nhà nước chủ nô ghi
nhận bản thân người nô lệ chỉ là tài sản của chủ nô và nếu nô lệ có con thì những
người con này cũng thuộc tài sản của chủ nô. Mọi hành vi xâm hại tới tài sản của
chủ nô đều bị chủ nô và Nhà nước chủ nô trừng trị một cách hết sức dã man, tàn
bạo.

-  Trấn áp nô lệ và các tầng lớp người lao động khác về mọi mặt

+ Từ những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội của xã hội chiếm hữu nô lệ đã
dẫn tới những mâu thuẫn rất gay gắt giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.

+ Nhà nước chủ nô đã sử dụng mọi biện pháp có thể mà chủ yếu là các biện pháp
quân sự để đàn áp một cách dã man tàn bạo các cuộc khởi nghĩa của nô lệ.

Ví Dụ: Cuộc khởi nghĩa của nô lệ dưới sự lãnh đạo của Spartak ở Rôm năm 74 -7
1 tr.CN đã có tới 6000 nô lệ bị treo cổ.

- Chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước chủ nô:

+ Các Nhà nước chủ nô trong những chừng mực nhất định đều tham gia vào các
hoạt động kinh tế - xã hội, giải quyết những công việc thiết yếu của xã hội như đắp
đê chống lụt, đào kênh, rạch để tưới tiêu, ngoài ra còn phải tổ chức việc khai phá
rừng, chống các loại thú dữ, bảo vệ mùa màng và các vật nuôi trong gia đình ... Tất
cả những công việc trên đòi hỏi sự cố gắng của cả cộng đồng mới có thể thực hiện
được.
+ Chính vì vậy, các Nhà nước chủ nô đã tiến hành nhiều hoạt động kinh tế - xã
hội để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội.

 Các chức năng đối ngoại:

- Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược

+ Các Nhà nước chủ nô đều coi chiến tranh là một trong những biện pháp hữu
hiệu nhất để làm giàu. Tiến hành chiến tranh, các Nhà nước chủ nô thực hiện
việc cướp đất, cướp tài sản của các dân tộc khác, bắt nhiều tù binh về làm nô lệ.

- Chức năng phòng thủ đất nước và thực hiện quan hệ ngoại giao, buôn bán với
các quốc gia khác

+ Song song với việc tiến hành chiến tranh xâm lược, các Nhà nước chủ nô
phải thực hiện phòng thủ đất nước chống lại các cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Biện
pháp phổ biến là xây dựng và củng cố quân đội với số lượng đông, xây thành, đắp
lũy và các pháo đài vững chắc. Ngoài ra, tùy theo tình hình cụ thể mà các Nhà
nước chủ nô thực hiện quan hệ ngoại giao, buôn bán với các quốc gia.

You might also like