You are on page 1of 3

CƠ SỞ LÍ LUẬN

2. Chính sách kinh tế mới


a, Nội dung chủ yếu của NEP:
Một là, những bất hợp lý của “Chính sách cô ̣ng sản thời chiến” bị bãi bỏ, chế độ “trưng
thu lương thực thừa” được thay bằng thuế lương thực với tư cách là “liệu pháp cấp tốc,
cương quyết nhất, cấp thiết nhất” để phát triển sản xuất. Viêc̣ trao đổi hàng hóa trên cơ sở
của nguyên tắc thị trường được thừa nhâ ̣n và phục hồi, quan hệ hàng - tiền là “đòn bẩy”
kinh tế, là hình thức cơ bản của các mối liên hệ giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa
thành thị với nông thôn. Lợi ích của người lao động được quan tâm và thực hiê ̣n, nông
dân được phép mua bán và trao đổi lương thực “thừa” của mình…
Hai là, phát triển “chủ nghĩa tư bản nhà nước” - mắt xích “trung gian quan trọng để xây
dựng chủ nghĩa xã hội”. Người nhận định: “Kinh tế nông dân, với tư cách là một nền
kinh tế tiểu nông, không thể đứng vững được, nếu không có một sự tự do trao đổi nào đó,
và không có những quan hệ tư bản chủ nghĩa gắn liền với tự do trao đổi đó.”. Tìm cách
ngăn cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của trao đổi tư nhân, của chủ nghĩa tư bản
- một sự phát triển không thể tránh được khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ, “chính
sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn áp dụng nó”. Và thái độ đúng
đắn là “Chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con
đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ
nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng cường lực
lượng sản xuất lên”. V.I.Lênin đã đề xuất một số hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước
như chế độ tô nhượng, chế độ hợp tác, chế độ đại lý thu mua, đại lý tiêu thụ, chế độ cho
thuê…
Ba là, phải học tập và sử dụng những giá trị văn minh nhân loại được tạo ra từ chủ nghĩa
tư bản; kiên quyết phản đối việc “đem chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với
chủ nghĩa xã hội”. Theo V.I.Lênin, ở một nước kinh tế lạc hậu thì giải pháp hiện thực để
có được kinh nghiệm, tri thức quản lý hiện đại là học hỏi bằng việc thuê và trả lương cao
cho chuyên gia tư sản. V.I.Lênin cho rằng, không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am
hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm tổ chức quản lý, thì không thể
nào chuyển lên xây dựng chủ nghĩa xã hội được.
Bốn là, chuyển trọng tâm của cách mạng sang tổ chức và phát triển văn hóa. V.I.Lênin
viết: “Chúng ta buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã
hội đã thay đổi về căn bản. Sự thay đổi căn bản đó là ở chỗ: Trước đây… đặt trọng tâm
công tác của chúng ta vào đấu tranh chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính
quyền...
Năm là, củng cố chính quyền Xô-viết, tăng cường vai trò của quản lý, kết hợp chặt chẽ
các biện pháp hành chính, tổ chức với biện pháp kinh tế để xây dựng xây dựng chủ nghĩa
xã hội.

Ở giai đoạn NEP, tư duy về xã hội xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ đã “lùi một
bước để tiến hai bước”. Bước lùi trên thực tiễn thực chất lại là bước tiến của tư duy: Từ
“quá độ trực tiếp” (kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước Xô-Viết nắm giữ toàn bộ tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng, phân phối trực tiếp bằng hiện vật…) sang “quá độ gián tiếp” với
những bước đi phù hợp để xây dựng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chấp nhận quan hệ sản
xuất có tính chất đa dạng trên cơ sở của sản xuất hàng hóa - thị trường để phát triển lực
lượng sản xuất là bước tiến đúng đắn của tư duy từ NEP.

b, NEP với đổi mới tư duy về kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam những năm 80 của thế kỷ XX là, giải quyết tình trạng
trì trệ và khủng hoảng kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất. Bài học mà
V.I.Lênin để lại từ NEP là phải bắt đầu từ khâu cơ bản nhất - quan niệm lại cho đúng về
chủ nghĩa xã hội. Nếu như NEP trước kia đã “thay đổi căn bản quan điểm về CNXH” ở
nước Nga Xô-viết, thì quan niệm lại cho đúng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
trong thời kỳ quá độ là nhiệm vụ thực tiễn đặt ra cho tư duy lý luận.

Hạn chế lớn nhất trong tư duy kinh tế cũ là không chấp nhận sản xuất hàng hóa, kinh tế
thị trường; chưa phân định rõ sở hữu tư nhân với sở hữu tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị
trường với tư cách là một trình độ của sản xuất hàng hóa với kinh tế thị trường là đặc
trưng của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Người ta lo ngại rằng, đó sẽ là những nhân tố gây bất
công xã hội, gây rối ren kinh tế. Và tốt nhất là để cho vai trò của nhà nước bao trùm toàn
bộ cả về sở hữu, quản lý và phân phối... Hệ quả là, sản xuất, nhu cầu phát triển của sức
sản xuất chưa được xem trọng.
Từ tư duy như vậy, cho nên việc vận dụng kinh tế thị trường vào quá trình sản xuất, trao
đổi và tiêu dùng là bước tiến lớn lao và có thể xem là tiêu biểu nhất trên lĩnh vực đổi mới
tư duy kinh tế. Nhất là vận dụng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tư duy này đã vận động từ chỗ kỳ thị
kinh tế thị trường, đến việc coi nó như một yếu tố mà kế hoạch hóa cần tham khảo, so
sánh, đối chiếu. Rõ ràng, sau đó nền kinh tế nước ta coi thị trường là một cơ chế để quản
lý và đến nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được coi là mô hình
kinh tế tổng quát của đất nước. Chính những tư tưởng của V.I.Lênin về NEP đã tiếp sức
và làm thành một trong những cơ sở lý luận cho đổi mới tư duy về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Tóm lại, NEP của V.I.Lênin còn là “bảo bối” để hỗ trợ tinh thần cho giới lý luận Việt
Nam về vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định
phương hướng phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ quá độ là: “Phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp
luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng
phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. Định hướng đó thể hiện tư duy biện
chứng, cách mạng của người cộng sản, bảo đảm cho thành công của sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam./.

c, NEP với đổi mới lý luận về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
Vào những năm 1989 - 1991, sự sụp đổ khá nhanh và mang tính hàng loạt của mô hình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đặt ra nhiều tình huống với thực tiễn
và lý luận xây dựng Liên Xô. Một tình huống tương tự như cuộc khủng hoảng của mô
hình “Chủ nghĩa cộng sản thời chiến” ở nước Nga trước đây lại tái diễn, và lại một lần
nữa, tư duy mới của V.I.Lênin từ mô hình NEP lại gợi mở cho những người xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự bất cập của mô hình cũ và biện pháp xây dựng chủ
nghĩa xã hội theo kiểu kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp, bao tiêu và “phi thị trường” đã
rõ, và cần phải đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội.

Khi đổi mới thì tư duy chủ nghĩa xã hội là phát triển sản xuất, là tạo điều kiện mới để
“tăng thật nhanh sức sản xuất lên” thì hướng của tư duy sẽ tập trung vào khuyến khích
mọi thành phần kinh tế đều được tạo cơ hội phát triển. Từ đó mới tạo ra cơ sở vật chất
cho công bằng trong sự đầy đủ, giàu có, để cho “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được
học hành và có một cuộc sống hạnh phúc” như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam trước hết là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh…” có nghĩa là Nhân dân được làm ăn và làm giàu (ở trình độ hiện nay, phổ biến là
kinh tế tư nhân). Theo đó, Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội vì hạnh phúc của
Nhân dân, Nhà nước kiến tạo thể chế cho Nhân dân làm giàu trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một quan niệm rất “Đúng quy luật, thuận lòng dân
và hợp thời đại” (Hồ Chí Minh).

Cơ chế này xuất phát từ nguyên lý rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình vừa
mang tính tất yếu về kinh tế, vừa mang tính chủ động tự giác về chính trị - xã hội. Mọi
hoạt động xây dựng chủ nghĩa xã hội đều xuất phát từ vai trò lãnh đạo, tổ chức của Đảng
Cộng sản và vai trò quản lý của Nhà nước. Theo đó, sự lãnh đạo của Đảng là nguyên
nhân hàng đầu cho những thành công cũng như thất bại của cách mạng. Đảng lãnh đạo
trước hết bằng đường lối, chủ trương, chính sách - là những vấn đề liên quan trực tiếp
đến năng lực tư duy chiến lược. Vì vậy, khâu đột phá của sự nghiệp đổi mới được chọn là
đổi mới tư duy, trước tiên là tư duy chiến lược về chủ nghĩa xã hội.

You might also like