You are on page 1of 35

NGUYỄN TẤT KIỂM – TAKI.

VN
HƯỚNG DẪN TỐI ƯU HÓA CÁC QUẢNG CÁO TRÊN FACEBOOK
BẰNG NGHIÊN CỨUXÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DỰA TRÊN SỞ THÍCH
(HÉ LỘ CÁC PHƯƠNG PHÁP TIÊN TIẾN)
Bạn đang có một doanh nghiệp. Khách hàng của bạn yêu bạn và giúp bạn xác
định bạn đang ở đâu, nhưng…. Đến lúc phát triển rồi đấy.
Bạn cần mở rộng phạm vi tiếp cận của mình, tìm những người mới quan tâm đến
những gì bạn cung cấp.
Nhưng làm thế nào để bạn tìm thấy những sở thích phổ biến nhất để nhắm mục
tiêu cho các chiến dịch quảng cáo trên Facebook?

Có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện nghiên cứu nhằm xác định mục tiêu,
và trong phần đầu của bản hướng dẫn này, chúng tôi sẽ đề cập đến 16 phương
pháp hiệu quả nhất để tìm sở thích của mọi người sao cho phù hợp với sản
phẩm bạn cung cấp.
Nhưng một khi tiến hành nghiên cứu và tìm ra các sở thích rồi, bạn sẽ sử dụng
các thông tin ấy ra sao?
Cứ đọc tiếp đi, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy cách bạn có thể tận dụng những sở
thích và từ khóa mới để mục đến những đối tượng hoàn hảo.
Chúng tôi thường được hỏi làm thế nào để tìm thấy những sở thích chung để
nhắm mục tiêu cho các chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Vậy nên, chúng tôi
quyết định viết một tài liệu hướng dẫn cực kì chuyên sâu trong hai phần.

Trong phần trình đầu tiên, chúng tôi sẽ đề cập đến xác định mục tiêu dựa trên
sở thích và đặc biệt làcách để tiếp cận đối tượng của mình chính xác hơn
các đối thủ cạnh tranh khác nhưng chi tiêu ít tiền hơn mà vẫn có hiệu
suất tốt hơn cùng một lúc. Trong phần thứ hai, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách
sử dụng tất cả dữ liệu bạn đã thu thập được để cải thiện chiến dịch quảng cáo
trên Facebook của bạn.
Mục lục:
Phần 1:
- Xác định mục tiêu dựa vào sở thích
- Cách tạo ra sở thích
- Tầm quan trọng của sở thích
- Chân dung người mua hàng
- 16 cách nghiên cứu xác định sở thích
- Kết luận và phần tiếp theo
Phần 2
- 5 phương pháp để xác định đối tượng khách hàng
- Quy mô đối tượng nên lớn thế nào là đủ?
- 5 cách phân biệt các từ khóa được nhóm thích từ các trang thật sự (like by
association)
- Mẹo tìm kiếm các trang không khả dụng trên Facebook
- Kết luận và Ghi nhớ
Sẵn sàng chưa? Bắt đầu nào!
______________________________________________________
PHẦN 1
Xác định mục tiêu dựa trên sở thích thường được sử dụng cho các đối tượng
khách hàng tiềm năng, những khách hàng chưa biết đến doanh nghiệp của bạn
và bạn muốn giới thiệu mình đến họ.
Facebook chính là một tài nguyên tuyệt vời cho việc này.
Bạn có tưởng tượng được rằng nếu không có Facebook thì bạn sẽ phải làm nhiều
công việc như thế nào để khám phá các thị trường trên các trang web ngẫu
nhiên và rồi tiếp thị chúng không?
Trước hết, bạn phải tìm ra MỌI website mà người dùng có thể truy cập. Sau đó,
bạn cần phải nghiên cứu nhân khẩu học của MỖI trang web đó để quyết định
liệu nó có thực sự đủ tốt để bạn dành thời gian quảng cáo trên trang đó hay
không. Cho đến sau đó, bạn mới có thể bắt đầu tìm ra cách để quảng cáo doanh
nghiệp của mình cho những người này, thông qua quảng cáo hoặc bài đăng của
khách mời–hoặc tất cả nếu trang web cho phép bạn đăng tải.
Công nhận nghe chả hay ho cho lắm nhưng thật lòng thì, tôi coi đây như một
đặc quyền, thứ duy nhất mà tôi có để quảng cáo trên một trang nào đó hay
thậm chí là trên Facebook.
Lưu ý: Tôi sẽ không nhắc đến Đối tượng tương tự hoặc tái xác định trong bài
này. Đấy quả thực là những lựa chọn rất tuyệt vời nhưng sẽ tuyệt hơn nữa nếu
gộp 2 ý đó ở một bài đăng riêng.
NGƯỜI DÙNG TRÊN FACEBOOK KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN QUẢNG CÁO
CỦA BẠN, VẬY BẠN NÊN LÀM GÌ?
“ - Tôi: Thì tạo ra các sở thích đi.
- Bạn: Nhưng không phải ông nói rằng chúng tôi chỉ đang nhắm vào một sở
thích à?
- Tôi: Đúng tôi nói vậy.”
Khi bạn tìm kiếm thứ gì đó trên Google, bạn có mục đích. Bạn biết bạn đang cần
tìm cái gì. Nhưng trên Facebook, người dùng chỉ muốn nhìn thấy những chuyện
xoay quanh bạn bè của họ, hoặc muốn được truyền cảm hứng, muốn có những
thông tin đầu vào mới mẻ nhưng họ không hề biết những cái gì sẽ diễn ra. Họ
không có bất cứ mối quan tâm nào đến bạn, hoặc quảng cáo của bạn.Chẳng gì
cả.
Điều này tùy thuộc vào bạn tạo ra sở thích ấy, một trong những cách bí mật để
tạo là sử dụng những gì mà bạn biết người dùng đã thích, những điều mà người
dùng ghi trong hồ sơ cá nhân của họ trên Facebook.
Mấu chốt của xác định mục tiêu dựa trên sở thích là bạn có thể tiến hành với
những gì mà bạn biết rằng người dùng đã thích.
Mẹo Pro: Facebook sẽ không vui lắm đâu nếu bạn cứ yêu cầu cho một sở thích
mới nào đấy mà bạn đang nhắm mục tiêu vào. Nhưng khi bạn tiến hành một
cách tinh tế, Facebook sẽ khiến mọi người hứng thú với nó.
Ví dụ: Bạn đang nhắm đến câu lạc bộ bóng đá Liverpool. Thay vì viết Did
Liverpool find a new striker?” (Liệu Liverpool có tìm thấy một tiền đạo mới
không?), Bạn có thể làm cho nó tinh tế hơn bằng cách sử dụng ngôn ngữ của
họ“Did the Reds find the new Torres?”.Công việc này yêu cầu một số thông tin
chi tiết vào đối tượng của bạn, nhưng kết quả thu được lại cực kì lớn so với công
sức bạn tạo ra nó.
Khi bạn tìm kiếm sở thích nào đó, Facebook có các từ khoá giống như Google.
Tuy nhiên, trên Facebook, đó là những từ mà họ đặt trên tiểu sử của bạn để phù
hợp với bạn thành một “khuôn" để các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu.
Điều này dựa trên hành vi của bạn, trang bạn thích và rất nhiều yếu tố khác.
Tý nữa tôi sẽ chỉ cho bạn cách chính xác để tìm kiếm và tạo ra các sở thích,
nhưng trước tiên tôi sẽ chỉ cho bạn một vài thứ hay ho đã nhé.
Bạn có biết những sở thích được tạo sẵn này –là những gì bạn có thể chọn từ
drop-down menu khi tạo các nhóm quảng cáo ứng với hành vi và nhắm mục tiêu
theo nhân khẩu học? Chắc là đúng.

Tuy nhiên cách này rất rộng và rất khó sử dụng. Tại sao?
Nếu bạn mở tùy chọn quảng cáo trên Facebook, bạn sẽ có thể nhìn thấy những
gì được cho là quan tâm trên Facebook. Bạn thấy nó hợp ra sao với những sở
thích thật sự của bạn cần? Với cá nhân tôi thì nó không hợp cho lắm.
Dưới đây là ví dụ về những sở thích trong quảng cáo của tôi. Những chữ có
khoanh tròn đỏ là những thứ mà tôi KHÔNG thích nhưng Facebook vẫn cho là tôi
thích.
Một số thì đúng, nhưng có thật sự có ý nghĩa gì không?
Tôi quan tâm đến quảng cáo online vì tôi quan tâm đến quảng cáo trên
Facebook. Sẽ không quá tốn kém nếu nhắm tới tôi mà dùng 2 mối quan tâm này
đúng không? Hãy tưởng tượng có bao nhiêu người không liên quan mà bạn đang
thực sự tiếp cận đi. Đó là lý do tại sao tôi hiếm khi sử dụng các mối quan tâm
quá rộng. Cho dù Facebook có đang cải thiện ứng dụng quảng cáo của họ đi
chăng nữa, tôi vẫn không thấy nó đem lại hiệu quả cho lắm.
Mặt khác, từ khóa là kết hợp của các trang trên Facebook, các từ mốt, vân vân.
Từ khóa khá là rộng rãi, nó có thể là mọi thứ từ những thứ kinh khủng nhất cho
đến những thứ tuyệt vời nhất. Thông thường, từ khóa được chia làm hai nhóm:
các trang hâm mộ và các từ khóa khác. Trừ khi chồng nhiều từ khóa vào nhau,
nếu không nhóm các từ khóa khác sẽ đem lại hiệu quả kém hơn.
Nếu từ khóa không được liên kết đến trang cụ thể nào đó, thường thì từ khóa đó
là “like by association” (từ khóa tương tự như nhóm). Đó là một từ khóa
Facebook sử dụng để nói bạn rằng bạn không thích bản thân mình, mà đúng
hơn là một thuật toán của Facebook đã cung cấp cho bạn điều đó. Đánh giá này
có thể dựa trên hành vi của bạn như nhận xét về bài đăng của bạn bè, nói về
chủ đề trong Facebook Messenger hoặc bằng các cách khác tinh tế tương để tác
với chủ đề.
Mục đích của tôi là tìm những trang cụ thể xoay quanh topic với lượng tương tác
cao. Chỉ chạy một trang cho mỗi nhóm quảng cáo (có các cài đặt nhân khẩu học
có liên quan) cho phép tôi nhắm mục tiêu laze đến những người đó và tất cả
những gì tôi phải làm là nghiên cứu những trang web mà họ ấn thích. Tôi sẽ cố
gắng tìm ra những chủ đề mà họ quan tâm và ngôn ngữ họ sử dụng trước khi
tìm ra góc nhìn của riêng tôi để thuyết phục họ.
Vẫn đề là có một số trang bị không khả dụng để nhắm mục tiêu. Không có lời
giải thích thực sự rõ ràng cho việc làm thế nào và tại sao điều này xảy ra, nhưng
Facebook nói với Amy Porterfield rằng họ không được lập chỉ mục (tất cả những
gì có ý nghĩa chính xác cũng là không rõ ràng). Vì vậy, nếu bạn tìm thấy một từ
khoá có sẵn mà không phải là trang thực sự nào đó thì nó có thể là một từ khóa
"tương tự như nhóm" hoặc một từ điển.
Lý thuyết tiếp theo bao gồm cả những phần sau là nếu một chủ đề cụ thể đột
nhiên trở nên thịnh hành, Facebook sẽ tự động đẩy những mô tả từ Wikipedia và
biến nó thành một đoạn thông tin ngắn về trang như sau:
Đến phần cuối của bài này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách phân biệt giữa các fanpage
trên Facebook và các từ khóa thông thường.
Bây giờ, hãy nghiên cứu kĩ hơn xem chúng ta nên nghiên cứu cái gì và tìm
những thông tin nghiên cứu như thế nào.
TÔI TÌM GÌ Ở NHỮNG SỞ THÍCH NÀY?
Quan trọng là nhắm mục tiêu vào những người thật sự thích chủ đề của bạn,
chứ không phải chỉ những người hâm mộ chung chung hơi hơi hứng thú hoặc thi
thoảng theo dõi chuyên mục chỉ đẻ cập nhật tin tức. Chúng ta cần tìm những
người suy nghĩ về chủ đề, nói về chủ đề và, yêu thích chủ đề. Những người
hứng thú với nhiều khía cạnh và biết nhiều thứ về chủ đề mà một fan hâm mộ
phong trào không biết.
Digitalmarketer diễn tả những điều vừa nói trên bằng một cách tuyệt vời, đó là
sử dụng chiến lược “Còn những người khác thì không” để tìm kiếm những người
biết điều mà những người khác có thể không biết.
(Một người cuồng golf thực thụ sẽ biết Bubba Watson là ai, và những người
không thật sự cuồng thì sẽ không biết)
Như họ có đề cập trong ví dụ của họ đấy, Tiger Woods là một tay golf có tiếng,
rất nhiều người theo dõi trang của anh ta chỉ vì anh ta chơi golf. Mặt khác, một
tay cuồng golf thì sẽ biết Bubba Watson là ai, nhưng những người không cuồng
thì không biết.
Bạn có thể áp dụng chiến lược này khi bạn tìm kiếm các ý tưởng để nhắm mục
tiêu như những người có tầm ảnh hưởng, sự kiện hoặc tạp chí. Thay vì chỉ nhắm
mục tiêu vào Bubba Watson, bạn có thể mở rộng để nhắm mục tiêu đến những
người thích cả Tiger Woods VÀ Bubba Watson. Chỉ cần thế thôi bạn cũng có thể
nắm được những fan thích golf thực thụ những người thích trang của Tiger
Woods.
CHÂN DUNG NGƯỜI MUA HÀNG
Trước khi tiến hành nghiên cứu xác định mục tiêu, bạn nên có ý tưởng xây dựng
chân dung người mua hàng.
Neil Patel nói: “Chân dung người mua hàng là một nhân vật đại diện bán-tưởng-
tượng cho những khách hàng lý tưởng của bạn dựa trên những nghiên cứu thị
trường và dữ liệu thực về những khách hàng hiện tại của bạn”
Để tạo chân dung người mua hàng, Neil gợi ý cần trả lời những câu hỏi sau:
- Họ thuộc nhóm nhân khẩu học nào?
- Một ngày của họ diễn ra ra sao?
- Nhu cầu của họ là gì?
Đã đến lúc để lướt đến những giá trị lõi của hướng dẫn này rồi: Những
phương pháp cụ thể mà bạn có thể dùng để tìm các sở thích nhằm xác
định mục tiêu. Những điều sẽ đưa bạn bỏ xa đối thủ của mình.
16 CÁCH NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH SỞ THÍCH
Khi tôi nhắm mục tiêu nghiên cứu, tôi chỉ đơn giản kích hoạt Evernote và thử tất
cả những ý tưởng mà bạn sẽ tìm thấy bên dưới. Bất cứ khi nào tôi tìm thấy một
từ khoá có liên quan, tôi kiểm tra xem nó có khả dụng để nhắm mục tiêu hay
không và, nếu có, tôi ghi nó lại. Vậy đó.
Nhờ “kiểm tra tính khả dụng”, bất cứ khi nào tôi có một từ khóa tiềm năng nào
đó, tôi sẽ mở Audience Insights và nhập nó vào. Nếu Facebook tìm thấy nó, tôi
biết rằng từ khoá đó có hiệu quả và tôi sẽ thêm nó vào chiến dịch của tôi sau
đó. Nếu nó không hiển thị, có nghĩa từ khóa đó không khả dụng.
Lưu ý: Sau phần này tôi sẽ chia sẻ một vài ý tưởng để đánh giá nghiên cứu xác
định mục tiêu mà bạn đã hoàn thành.
#1. AUDIENCE INSIGHTS- sắp xếp theo điểm chung
Rất nhiều các khóa học quảng cáo trên Facebook sẽ bán cho bạn công cụ này
như thể bán phương pháp bí mật chứa đầy ma thuật. Trên thực tế, tôi gọi nó là
một công cụ cơ bản vì tất cả mọi người đều có thể dùng.
Đây là một phương pháp tuyệt vời, vì nó rất dễ sử dụng và nó là một công cụ
tuyệt vời vì nó có quá nhiều dữ liệu và nó miễn phí, chứ không có vũ khí bí mật
nào cả. Đó là cách dễ dàng nhất để tiến hành nghiên cứu bao gồm cả bạn phải
làm ít việc ra sao so với kết quả tích cực thế nào mà bạn thu được qua thời gian.
Nhưng vấn đề duy nhất là những gì tôi mong đợi thì những đối thủ cạnh tranh
cũng thu được kết quả tương tự như tôi.
Từng bước một thì như này:
- Bước 1: Mở Audience Insights, nhập sở thích và đất nước
- Bước 2: Ấn “Page Likes”
- Bước 3: Kéo xuống và ấn vào “Affinity” (Điểm chung) để xếp loại theo các
điểm tương đồng
Affinity là các đối tượng khác hàng của sở thích của bạn giống với một trang cụ
thể nào đó ít nhiều như thế nào khi so sánh với mọi người trên Facebook. Tôi
thường kiểm tra cách này khoảng trên 10 lần.
Trong ảnh chụp màn hình dưới đây, lượng đối tượng khách hàng thích xe đua F1
giống đến 3,4 lần sở thích trong “Công thức 1” của tôi khi so sánh với tất cả mn
trên Facebook.

#2.TÌM KIẾM TRÊN GOOGLE


Theo cá nhân tôi, cách khác để kiếm những thông tin ngoài Facebook là tìm trên
Google những thứ thế này chẳng hạn:
- Hiệp hội, nhóm
- Thương hiệu/ Sản phầm
- Tạp chí/ Blog
- Website/ Webshop
- Người nổi tiếng
Tất cả những gì tôi làm là sử dụng Google để tìm kiếm các danh mục liên quan
đến vị trí. Sau đó tôi tìm kiếm trang của họ trên Facebook hoặc truy cập vào
trang web của họ để xem họ có gắn liên kết với trang trên FB và sau đó kiểm tra
xem nó có khả dụng để nhắm mục tiêu hay không.
#3. THEO DÕI KHÁCH HÀNG HIỆN TẠI VÀ XEM HỌ THÍCH CÁC TRANG
HOẶC SỞ THÍCH GÌ
Bạn cũng có thể kiểm tra hồ sơ của khách hàng trên Facebook hoặc nếu bạn
nhận thấy người dùng tương tác rất nhiều với thương hiệu của bạn,có đôi khi họ
sẽ có sở thích hoặc các bài đăng khả dụng.
Nhưng đây cũng có thể là những người tương tác rất nhiều với nội dung của đối
thủ cạnh tranh hoặc nội dung của các trang khác.
Bạn chỉ cần vào trang hồ sơ của họ, chọn sở thích của họ và kiểm tra những
trang có thể có liên quan đến bạn để có được những ý tưởng mới.

#4 và #5. TRANG ĐỀ XUẤT ĐƯỢC HIỂN THỊ DƯỚI NÚT LIKE MỖI
TRANG
Bản thân phương pháp này rất đơn giản.
Tìm một trang nào đó để bắt đầu rồi ấn like. Hầu hết các trang đó sẽ cung cấp
cho bạn các đề xuất để thích các trang tương tự. Ấn mở các trang đó và kiểm tra
tính khả dụng của chúng trong Audience Insights. Xong chưa? Bây giờ hãy kiểm
tra những trang tương tự của những trang tương tự đó.
Bạn có thể tiếp tục đến chừng nào bạn muốn, đến khi những gợi ý bạn nhận
được quá khác với những gì bạn đang tìm kiếm hoặc bạn tiếp tục xem những đề
xuất giống nhau nhiều lần hơn nữa.

Khi kéo xuống, bạn sẽ thấy có một mục bên tay trái “được trang thích”. Bạn có
thể ấn vào đấy để xem nhiều đề xuất hơn.
#6.“ĐỀ XUẤT TẠO QUẢNG CÁO”
- Bước 1: Kích hoạt Ads Manager (Trình Quản lí Quảng cáo) hoặc Power
Editor
- Bước 2: Điền mỗi sở thích một lần và ấn nút đề xuất
Bạn để ý rằng nếu chọn mối quan tâm “like by association” (sở thích tương tự
nhóm) các đề xuất của bạn sẽ bị lệch với các trang fanpage thực sự.
Đây là ảnh chụp màn hình trong Power Editor
#7. TẠO CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO ĐỂ XEM NGƯỜI DÙNG ĐẾN TỪ
TRANG NÀO
Một mẹo tuyệt vời mà tôi học được từ Glen Allsopp tại Viperchill là chạy một
chiến dịch quảng cáo trên Google chỉ đơn giản với mục đích xem những trang
web nào mà mọi người truy cập khi họ nhấp vào quảng cáo của bạn.
Chiến dịch này sẽ hoạt động tốt hơn nếu bạn chạy chiến dịch nhắm mục tiêu lại
cho những người đã truy cập trang web của bạn!
#8. SỬ DỤNG SOCIALBAKERS (ĐỐI TÁC PHÂN TÍCH MẠNG XÃ HỘI ĐÁNG
TIN CẬY)
Đây là một ví dụ tuyệt vời khác của Glen. Trong trường hợp này, ông đã kích
hoạt SocialBakers, xem xét các thương hiệu thể thao đang phát triển nhanh nhất
trong một tuần nhất định và nhận thấy "Spartan Race" nổi bật trong số những
lựa chọn rõ ràng hơn.
#9. SỬ DỤNG ĐỒ THỊ TRÊN FACEBOOK ĐỂ LẤY CẢM HỨNG
Biểu đồ Facebook đã từng được sử dụng trong một thời gian trước đây.
Tôi thấy Audience Insights có ích cho tôi, và thi thoảng bạn cũng sẽ tóm được
vài lợi ích đấy.
Sử dụng thanh tìm kiếm của Facebook để tìm kiếm các sở thích, trang, nhóm
bằng cách nhập các đối tượng mà bạn muốn tìm kiếm như: Hội những người
thích FC Barcelona và Valencia CF.
#10. TÌM CÁC BÀI ĐĂNG TRÊN FACEBOOK
Mở link: https://www.facebook.com/search/str/elizabethkbradley.com/stories-
keyword/intersect
Và thay ELIZABETHKBRADLEY.COM với tên của những đối thủ cạnh tranh với
bạn hoặc các trang web mà bạn đã tìm thấy (trên thanh công cụ tìm kiếm trên
FB).
Nó sẽ tìm ra các bài đăng đã được chia sẻ trên Facebook- vậy là bạn đã có một
lượng đối tượng tương tự khi họ có hứng thú với đối thủ cạnh tranh của bạn.
#11. TÌM CÁC BÀI ĐĂNG TRÊN FACEBOOK TRÊN GOOGLE
Một mẹo tương tự là tìm trên Google như sau:
Trang: Facebook.com “TEACHABLE.COM”
Rồi thay thế TEACHABLE.COM với bất cứ cụm từ nào liên quan đến bạn. Cũng
tiến hành tương tự như cách 10 nhưng cách 11 đem lại những kết quả khác
nhau.
#12. OLE WIKIPEDIA (OLE: nhúng và liên kết các liên kết có liên quan)
Trong ví dụ này, tôi đã ấn tìm “Physics” (vật lý).
Tôi thích tìm các trang (với phím tắt CTRL+F trên Windows và CMD+F trên Mac)
và xem ở phần xem thêm.
Như bạn có thể xem ở phần dưới đây, tôi đã đánh dấu nổi các link liên kết giúp
phát triển ý tưởng hơn. Đặc biệt danh sách các nhà vật lý và các khái niệm vật lý
khá là hay ho để xem xét.

Nếu bạn kéo xuống dưới cùng của trang, bạn sẽ nhận thấy trong số những
"ngành khác của vật lý", có rất nhiều thứ bạn có thể nhắm mục tiêu.
Bạn cần phải nhấp vào nút "Hiển thị", và khi ấn vào nó sẽ hiện nút “Ẩn” như tôi
đã làm nổi bật ở phía bên phải trong hình.
Tôi không biết nhiều về vật lý vì vậy tôi sẽ không đi vào chi tiết với các nhánh
khác trong vật lý nhưng chú ý đến những đề xuất mà bạn có và làm thế nào bạn
có thể nhấp vào mỗi một nhánh đó và làm tương tự như trên để thu được nhiều
ý tưởng hơn.
Bấy nhiêu là đủ cho bạn dùng trong cả thập kỉ tới rồi đấy.
#13. XEM CÁC SẢN PHẨM TRÊN AMAZON VÀ PHIM TRÊN IMDB
Khi tôi đang nghiên cứu về bài báo này, tôi đã có được lời khuyên tuyệt vời này
từ Mindvalley’s Khai Yong Ng. Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng về tác giả hoặc
sách, hãy xem trên Amazon hoặc đi đến một hiệu sách thật sự!
Rõ ràng, Amazon có rất nhiều sản phẩm để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm ý
tưởng, hoặc tìm kiếm các loại sản phẩm khác.
Nếu bạn đang tìm kiếm phim hoặc diễn viên, hãy xem trên IMDB.com.
#14. SIMILARWEB VÀ SIMILARSITES
Similarweb là một công cụ tuyệt vời để thu thập thông tin về các đối tượng trên
một trang web cụ thể nào đó.
Bạn cũng có thể xem các trang web phổ biến nhất mà mọi người đã truy cập
trước và sau khi họ truy cập trang web. Trong ví dụ này tôi đã sử dụng trang
web của Amy Porterfield làm ví dụ:
Còn đây là ví dụ của Amy Porterfield về Similarsites:

#15. GOOGLE DISPLAY PLANNER (Công cụ lập kế hoạch hiển thị của
Google)
Nhận ý tưởng trang web cụ thể ở đó và xem liệu họ có fanpage hoặc từ khóa
nào khả dụng hay không.
 Bước 1: Mở Công cụ lập kế hoạch hiển thị của Google
 Bước 2: Chọn "tìm các ý tưởng nhắm mục tiêu mới" => nhập thông tin
của bạn => tìm kiếm => nhấp vào tab "vị trí". Bạn cũng có thể thu hẹp
nó bởi các trang web cho hợp lý hơn.
Nhấp vào tab "ý tưởng nhắm mục tiêu riêng lẻ" và một khi bạn nhấp vào URL
của trang web bạn sẽ nhận được dữ liệu nhân khẩu học - tất nhiên, đây là từ
Google, vì vậy bạn sẽ có được dữ liệu chính xác hơn bằng cách kết nối trang web
đó vào Audience Insights của Facebook.
#16. NÚT “TẠI SAO TÔI LẠI ĐANG XEM CÁI NÀY?”
Như Tammy Cannon và Claire Pelletreau giải thích thì bạn có thể thấy quảng cáo
hiển thị với bạn được nhắm mục tiêu như thế nào.
Khi bạn thấy một quảng cáo chỉ cần nhấp vào mũi tên nhỏ như hình dưới đây.

Và bạn sẽ nhìn thấy:


KẾT LUẬN
Có nhiều cách khác nhau để thực hiện nghiên cứu nhắm mục tiêu. Tôi thấy rằng
hãy thuần thục mỗi phương pháp để thu thập được rất nhiều thông tin đã rồi
mới chuyển sang cách khác.
Vì vậy, tôi đã viết tất cả những ý tưởng để xác định mục tiêu mà tôi có thể nghĩ
ra và tôi khuyên là bạn nên bắt đầu với một vài cái trước, sau đó mới kết hợp
những phương pháp mà bạn thích lại với nhau.
Tôi thích bắt đầu với thông tin chi tiết của đối tượng vì tôi thường có thể tìm
thấy kết quả nhanh nhất ở đó nhưng nhiều lần những kết quả tốt nhất mà tôi
thu được là ở bên ngoài Facebook.
PHẦN TIẾP THEO?
Tiến hành nghiên cứu và tìm ra các mối quan tâm. Rồi sau đó là kết hợp chúng
cùng nhau. Bạn phải kết hợp các lựa chọn này một cách thật sáng tạo để tiếp
cận chính xác người dùng.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ nói về cách kết hợp cũng như làm thế nào để
nhắm mục tiêu các nhóm, cộng với một trong những vấn đề chính mà tôi đã vấp
ngã trong nghiên cứu của mình.

PHẦN 2
5 CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG
Cách đơn giản và dễ dàng nhất để bắt đầu một chiến dịch quảng cáo là hãy
chọn một trong những sở thích lớn vàlà những chủ đề đã được thảo luận trước
đó.
Chúng rất dễ thiết lập và đòi hỏi rất ít nghiên cứu. Tuy nhiên, thường không có
nhiều lợi ích nếu chỉ nhắm mục tiêu một trong số họ.
#1. CÁC SỞ THÍCH LỚN VÀ CÓ SẴN
Khi bạn thiết lập quảng cáo chỉ cần nhấp vào mục "nhắm mục tiêu chi tiết" và
cửa sổ menu sẽ hiện lên như thế này.
#2. FANPAGES
Như đã đề cập trước đó, bạn cũng có thể nhắm mục tiêu vào các trang cụ thể.
Nó đòi hỏi nhiều nghiên cứu hơn và tôi nhận thấy rằng bạn dành nhiều thời gian
hơn vào nghiên cứu thì bạn nhận được những kết quả tốt hơn về việc tìm kiếm
một trang có đối tượng của bạn, có lượng tương tác cao và có ít đối thủ cạnh
tranh hơn.
#3. PHÂN LỚP TỪ KHÓA
Các từ khoá rộng hơn và các từ khóa like by association có thể được sử dụng
hiệu quả bằng cách xếp chúng chồng lên nhau.
Trong mục "Nhắm mục tiêu chi tiết", Facebook cho phép bạn sử dụng các câu
lệnh OR và AND.
Câu lệnh OR là những gì bạn thường sử dụng khi chọn các sở thích để một người
thấy quảng cáo mà trong quảng cáo đó họ có thể thích X hoặc Y.
Câu lệnh AND cho phép bạn nhắm mục tiêu những người quan tâm đến cả X và
Y, có nghĩa là bạn có thể tìm thấy những người phù hợp hơn nhiều.
Điều này sẽ tạo nên một sư khác biệt rõ rệt trong hiệu suất và cũng phức tạp
hơn để kiểm tra bởi vì bạn có những combo lớn đến gấp 2 lần hoặc 3 lần để
kiểm tra và mỗi lần kiểm tra lại thu được một lượng đối tượng khác nhau.
Như bạn thấy ở trên đấy, chỉ cần nhấp vào nút "Narrow Futher" để kích hoạt câu
lệnh AND.
Tôi nghĩ là khi bạn tạo chân dung người mua, bạn nên tìm 2 hoặc 3 phần quan
trọng của đối tượng cốt lõi rồi tìm cách xác định mục tiêu đó.
Một ví dụ có thể là bạn muốn nhắm mục tiêu một phòng khám sức khoẻ tư nhân
nhỏ.
Trong nghiên cứu của bạn, bạn có thể thấy rằng đối tượng mục tiêu của bạn
quan tâm đến các chủ đề liên quan đến sức khoẻ, kinh doanh nhỏ và các chủ đề
về doanh nghiệp. Vì vậy, bạn tạo ra một loại đối tượng bao gồm những người
quan tâm đến Tạp chí Doanh nhân VÀtổ chức phòng khám sức khoẻ tư nhân VÀ
WordPress hoặc một số công cụ khác mà họ sử dụng trong cuộc sống thực tế
hàng ngày của họ.
Bạn có thấy sức mạnh khi đặt các sở thích này chồng lên nhau chưa?
Gần đây tôi có thấy là các nhóm trên Facebook đang tăng lên phổ biến hơn vì nó
dần nổi tiếng hơn với lượt tiếp cận không trả phí giảm dần.
Và vì một lý do nào đấy, mọi người dùng, mẹ của họ của dùng.
Đặt biệt là trong ứng dụng các nhóm Facebook, đây là một cách rất ổn để giữ
lượt tương tác đông đảo nhưng vấn đề là không thể xác định những người này
vào quảng cáo của bạn.
Hoặc bạn có thể?
#4. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CÁC NHÓM
Attila trên Iamattila.com gần đây đã chia sẻ một mẹo tuyệt vời về cách ông
nhắm mục tiêu các nhóm bằng cách sử dụng chính xác câu lệnh AND mà tôi đã
mô tả ở trên.
Nó khá đơn giản:
Bước 1. Đến trang hoặc nhóm và kiểm tra phần về các từ khóa (và các thẻ)
được sử dụng để mô tả trang hoặc nhóm đó.
Bước 2. Thiết lập chiến dịch nơi bạn nhắm mục tiêu từ khoá #1 VÀ từ khoá #2
VÀ từ khóa #3 hoặc nhiều hơn nếu bạn thấy phù hợp với nghiên cứu của bạn -
Rõ ràng là, càng nhiều từ khóa càng có thể nhắm mục tiêu cụ thể.
Nó sẽ không được xác định được đối với nhóm Facebook đó nhưng có thể những
người thích trang đó sẽ được nhắm mục tiêu.
Bạn có thể sử dụng thủ thuật tương tự cho các trang "không khả dụng". Nếu
bạn cố gắng đến khi kết thúc, tôi sẽ chia sẻ một mẹo khác mà bạn có thể sử
dụng để tìm được những các trang "không khả dụng".
#5. Sử dụng chức năng "loại trừ"
Facebook đã thêm một lựa chọn loại trừ mà như tên cho thấy sẽ cho phép bạn
lựa chọn để chọn một sở thích và loại trừ những người thích những sở thích khác
từ nó.
Nếu bạn đang ở trong một môi trường phù hợp để nhắm mục tiêu tạp chí Cuộc
sống Ngoài trời, hãy sử dụng chức năng loại trừ để loại trừ những đối tượng mà
bạn không muốn như thợ săn, những người chạy theo đường mòn và những
người đi bộ đường dài.
QUY MÔ ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG LỚN THẾ NÀO LÀ ĐỦ?
Bạn có thể nghe thấy nhiều câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này từ những nhà
tiếp thị trên Facebook và không có câu nào đúng hay sai cả.
Tất cả phụ thuộc vào chiến lược của bạn và những gì bạn muốn đạt được.
Cá nhân tôi thích chạy nhiều chiến dịch với các đối tượng nhỏ hơn - nó đòi hỏi
nhiều công việc thủ công hơn nhưng hiệu suất cũng cao hơn.
Nói chung, khoảng 100.000 người trong lượt đối tượng là khá phù hợp. Tuy
nhiên, đừng lo lắng nếu bạn có 75.000 hoặc 150.000.
PHÂN BIỆT CÁC TỪ KHÓA LIKE BY ASSOCIATION TỪ CÁC FANPAGE
THẬT
Có rất nhiều cách khác nhau để phân biệt các từ khóa like by association từ các
fanpage thật. Không một cái nào trong số chúng là đúng 100% cả nhưng hãy
kết hợp những cách đó để đem lại hiệu quả nhất.
#1. KẾT HỢP QUY MÔ ĐỐI TƯỢNG TRONG AUDIENCE INSIGHTS VỚI
SỐ LƯỢNG NGƯỜI THÍCH TRÊN CÁC FANPAGE
Bước 1: Mở Audience Insights
Bước 2: Nhập từ khóa trong Facebook Audience Insights dưới mục “Sở thích”
Bước 3: Loại bỏ nhắm mục tiêu theo quốc gia và đặt tất cả các cài đặt nhắm
mục tiêu khác vào mặc định (xem ảnh chụp màn hình ở trên).
Bước 4: Mở trang trong một tab riêng như khi bạn duyệt nó bình thường trên
Facebook.
Bước 5: So sánh lượng like trên trang với số người hoạt động hàng tháng trong
Audience Insights.
Như bạn thấy trong ví dụ trên, trang Facebook có 56.884 người thích trang
nhưng thông tin Audience Insights cho chúng tôi biết khi có một người hoạt
động hàng tháng 250K-300K khi tôi ấn vào Aweber.
Thích một trang gì đó và đang hoạt động là hai điều khác nhau nhưng điều này
rõ ràng không thể là fan hâm mộ trang mà có thể là các fan hâm mộ cụ thểcộng
thêm những người tương tác với chủ đề thông qua like by association.
Như tôi đã nói cách này không hoàn hảo nhưng nếu 2 con số này không gần
nhau thì đây có thể là dấu hiệu trở thành sở thích like by association.
#2. SỞ THÍCH (DÙNG CHỮ THƯỜNG)
Thông thường tôi nhận thấy rằng các từ khoá được viết hoàn hoàn bằng chữ
thườnglà sở thích like by association hơn nếu chúng được đánh vần một cách
bình thường (với chữ cái đầu tiên trong từ được viết hoa và còn lại là chữ
thường).

#3. XEM CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ CHÍNH THỨC


Nếu bạn đang nhắm mục tiêu điều gì đó có thống kê chính thức (ví dụ: giáo viên
ở Hoa Kỳ), hãy cố gắng nghiên cứu xem có bao nhiêu người ở đó và so sánh nó
với số người mà bạn tìm thấy trong Audience Insights.
Audience Insights có tìm thấy nhiều người hơn các thống kê chính thức không?
Nếu thế thì nó chính là sở thích like by association.
#4. CÁC FANPAGE TƯƠNG TỰ VỚI WIKIPEDIA
Tôi đã đề cập trước đó về phần này. Đây là những trang thông tin được trích ra
từ Wikipedia khi một chủ đề nào đó được chú ý nhiều trong một khoảng thời
gian ngắn.
Nếu bạn tìm kiếm trang trên Facebook và kết quả tìm kiếm như ảnh dưới đây,
thì đây là hiện tượng các mốt từ chứ không phải một fanpage cụ thể nào cả.

#5. CÁC ĐỀ XUẤT TRONG AUDIENCE INSIGHTS


Bước 1: Mở Audience Insights
Bước 2: Nhập sở thích, quốc gia bạn chọn và nhấp vào mục "Pages Likes" (xem
ảnh chụp màn hình dưới đây).

Bước 3: Sắp xếp các trang đề xuất thích theo điểm chung bằng cách ấn vào cột
Affinity
Nếu điểm tương đồng thấp (10 lần hoặc ít hơn) cho tất cả các trang được đề
xuất và các trang rõ ràng về các chủ đề khác so với sở thích của bạn, nó cho
thấy rằng lượng đối tượng rất rộng, sẽ dẫn đến sở thích like by association.
Như bạn thấy trong ảnh chụp màn hình ở trên, với từ khóa "Formula One", sau
khi tôi sắp xếp theo điểm tương đồng, chỉ có ba người đầu tiên có liên quan đến
Công thức 1 và xe mô tô thể thao. Phần còn lại là liên quan đến bóng đá. Nếu
đây là một trang mạnh, bạn sẽ thấy rất nhiều trang liên quan đến mô tô thể
thao ở đầu danh sách các điểm chung.
MẸO TÌM CÁC TRANG KHÔNG KHẢ DỤNG
Có nhớ những cách tôi đã nhắc đến ở phần trước để tìm các trang không khả
dụng không? Sẽ rất tốn thời gian và có thể bạn sẽ không có thời gian dành cho
nó nhưng tôi nghĩ tôi cũng nằm trong trường hợp này đấy.
Bạn sẽ có thể tìm thấy một số trang "không khả dụng" bằng cách thử các từ
khoá khác nhau xung quanh chủ đề như danh mục công ty được đề cập trên
trang.
Tôi đã từng có thể tìm thấy một trang không khả dụng bằng cách viết tên ban
đầu của công ty (họ đã đổi tên một vài năm trước) mà tôi tìm thấy trong lịch sử
trang web của họ.
Điều này cho thấy rằng tất cả các trang đều khả dụng nhưng một số được gắn
thẻ không chính xác.
Đây là một “mẹo” đòi hỏi sự kiên nhẫn và sáng tạo nhưng bạn sẽ thấy đây là
món quà cực tuyệt vời với giá thấp hơn và ít đối thủ cạnh tranh hơn thế nên
cũng đem lại hiệu suất tốt hơn.
KẾT LUẬN VÀ GHI NHỚ
Nghiên cứu có thể hơi không cần thiết và tốn thời gian nhưng ít nhất tôi đã thấy
những kết quả nhất định trong hiệu suất quảng cáo của tôi.
Tôi coi đây như là một sự đánh đổi, càng phải chi nhiều tiền cho quảng cáo,
càng ít phải làm nghiên cứu vì bạn đơn giản có thể kiểm tra nhiều từ khóa hơn
và để cho dữ liệu tự thể hiện kết quả.
CẦN NHỚ
- Viết rõ ràng chân dung người mua hàng mà bạn đang tìm
- Trên Facebook, chỉ xoay quang CÁCH bạn xác định mục tiêu vào những
người này
- Bạn tiến hành phần 1 và phần 2 tốt thì sẽ ảnh hưởng cực lớn đến thành
công của bạn
- Nghiên cứu xác định mục tiêu rất mất thời gian, nhưng càng đầu tư thì
càng thu được kết quả tốt
- Mục tiêu để nhắm đến lượt tương tác cao vào những người thực sự quan
tâm đến chủ đề của bạn.
Tôi biết bầy nhiêu thông tin là hơi nhiều để tiêu hóa được hết luôn và tôi tưởng
tượng hầu hết mọi người sẽ không đi được đến đâu. Nhưng nếu bạn làm được,
chúc mừng nhé.

You might also like