You are on page 1of 6

2.

1 Hoạt động tìm kiếm thông tin của sinh viên Việt Nam trên không gian
mạng và các phương tiện truyền thông hiện nay.
2.1.1 Sự bùng nổ về thông tin trong diễn biến cuộc cách mạng công nghiệp
hiện nay
Khái niệm thông tin
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về thông tin: Thậm chí ngay
các từ điển cũng không thể có một định nghĩa thống nhất. Ví dụ: Từ điển
Oxford English Dictionary thì cho rằng thông tin là "điều mà người ta đánh
giá hoặc nói đến: là tri thức, tin tức"; Từ điển khác thì đơn giản đồng nhất
thông tin với kiến thức: "thông tin là điều người ta biết" hoặc "thông tin là
sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người" v.v....
Nguyên nhân của sự khác nhau trong sử dụng thuật ngữ này chính là do
thông tin không thể sờ mó được. Người ta bắt gặp thông tin chỉ trong quá
trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó. Thông tin hình thành
trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người
khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ
liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung
quanh.
Sự vật luôn vận động, ở trạng thái bất định và chứa đựng tính ngẫu
nhiên. Tăng lượng tin tức về một hiện đượng nào đó cũng là giảm độ chưa
biết hoặc độ bất định của nó. Vì vậy, theo quan điểm của lý thuyết thông tin
thì thông tin là sự loại trừ tính bất định của hiện tượng ngẫu nhiên.
Theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã
hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v... hay nói rộng
hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người
Thông tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là thuộc tính khách
quan của thế giới vật chất. "thông tin là dữ liệu mà có thể nhận thấy, hiểu
được và sắp xếp lại với nhau để hình thành kiến thức", hay "thông tin là sự
truyền đưa độ đa dạng" (R.Esbi) hoặc "Thông tin là nội dung thế giới bên
ngoài được thể hiện trong sự nhận thức của con người" (N.Viener)...
Như vậy, thông tin là một hiện tượng khách quan, đóng vai trò quan
trọng trong đời sống của thế giới sinh vật nói chung, của con người nói
riêng.
Không có thông tin, mọi sự vật và loài người sẽ không tồn tại và phát triển
Khái niệm sự bùng nổ thông tin
Từ giữa thế kỷ XX đến nay, khi nhân loại bước vào cuộc cách mạng
khoa học – công nghệ lần thứ ba - cuộc cách mạng tin học, với sự ra đời của
điện thoại di động thế hệ mới, mạng máy tính Internet, hệ thống cáp quang
và 19 hệ thống vệ tinh địa tĩnh đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ có tính
chất bùng nổ của các phương tiện truyền thông đại chúng dẫn tới việc thu
nhỏ không gian và thời gian thông tin - truyền thông trên phạm vi toàn thế
giới, hình thành “làng thông tin toàn cầu”. Truyền thông đa loại hình bắt đầu
chi phối hoạt động sống của con người trên phạm vi toàn cầu.
Trong giai đoạn này, nhờ khoa học kĩ thuật và văn hóa phát triển, số lượng
ấn phẩm và các tài liệu khác trong xã hội đã tăng vọt. Khối lượng các tài
liệu này cứ khoảng sau chu kì 10-12 năm lại tăng lên gấp đôi làm cho việc
quản lí trở nên khó khăn. Các nhà khoa học gọi đó là hiện tượng hay sự
“bùng nổ thông tin”.
"Bùng nổ thông tin" là thuật ngữ đặc trưng cho sự gia tăng mạnh mẽ các sản
phẩm thông tin tư liệu trên thế giới trong mấy chục năm gần đây. Khái niệm
này được đưa ra chính thức vào năm 1986 bởi Derek de la Solla Price, với ý
nghĩa là sự phát triển bùng nổ của các tạp chí khoa học. ...
Việc áp dụng máy tính để tự động hóa các hoạt động thư viện đã làm tăng
khả năng quản lí thông tin rất nhiều. Các thư viện nối mạng liên kết với
nhau để chia sẻ tài nguyên thông tin. Mạng toàn cầu Internet với sự ra đời
của công nghệ Web cũng đã góp phần làm nên cuộc bùng nổ thông tin.
Nguồn thông tin điện tử trong các cơ sở dữ liệu trực tuyến và các hình thức
xuất bản điện tử khác ngày càng trở nên dồi dào và không còn biên giới.
Công nghệ thông tin phát triển nhanh, đa dạng, nhiều chiều giúp con người
nắm bắt thông tin nhanh, kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động chính trị - xã hội. Đối với các
tỉnh, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá ở từng địa phương thì phương tiện
và điều kiện truyền tin đến con người càng nhanh hơn. Đồng thời trình độ
tiếp tiếp nhận và xử lý thông tin của họ cũng được nâng lên không ngừng.
Tuỳ theo nhu cầu của từng nhóm đối tượng mà họ quan tâm, tiếp nhận khai
thác thông
* Sự tác động của hệ thống thông tin đối với sinh viên
Trong số những thành tựu quan trọng nhất mà loài người đạt được trong thời
gian gần đây, những phát triển nhảy vọt của các kỹ thuật truyền thông là một
hiện tượng gây kinh ngạc và có những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
Bên cạnh sự cải tiến không ngừng về tốc độ, dung lượng và tính đa dạng,
các phương tiện truyền thông tăng nhanh khả năng chuyển tải lẫn chất lượng
kỹ thuật của chúng. Những thay đổi ấy làm cho các phương tiện truyền
thông có khả năng lan xa và thấm sâu, làm thay đổi cả bản chất của xã hội
cũng như đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn hoá và những thói quen của
con người. Đặc biết là tầng lớp sinh viên hiện nay, tầng lớp tri thức của thế
hệ mai sau có thể vận dụng trong quá trình học tập và tím kiếm những thông
tin bổ ích.
Hiện nay rất nhiều phương tiện truyền thông mới mẻ đang len lỏi khắp nơi
và trong lúc đem lại cho con người những cơ hội để có một cuộc sống tốt
hơn, chúng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho con người. Những khoảng
cách về không gian và thời gian đang bị thu hẹp và trở nên tương đối. Một
thế giới ảo đầy hấp dẫn đang mở rộng và đan xen với thế giới thực, gây nên
những ảo tưởng dẫn đến nhiều đổ vỡ và các vấn đề chưa từng có trước đây.
Các mối giao tiếp giữa con người với nhau và những vấn đề liên quan đến
tình bạn, tình yêu hay các quan hệ xã hội thời hiện tại đều có nhiều gắn kết
với các phương tiện truyền thông hiện đại, khiến chúng trở thành một loại
kỹ thuật công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ khi loài người xuất hiện.
Những đổi mới trong công nghệ thông tin đã đưa thế giới đến với một kỷ
nguyên của các phương tiện truyền thông dân chủ, trong đó hầu như tất cả
mọi người đều được tiếp cận tin tức và thông tin, trở thành những người
sáng tạo và đóng góp cho ngành công nghiệp báo chí. Nhờ đó, ngày nay, tin
tức được truyền đi theo những cách thức phi truyền thống với những hệ quả
không thể đoán trước được .
Với những ứng dụng kỹ thuật mới mẻ hiện nay, mạng Internet đang hội
tụ và thay thế cho tất cả các phương tiện truyền thông khác. Người ta có thể
vào mạng để trao đổi với những người cách xa mình cả nửa vòng trái đất, để
gọi điện thoại rất ít tốn kém mà thấy được người nghe, để có thể đọc các loại
sách báo, để nghe nhạc hoặc các chương trình phát thanh, để xem phim hoặc
các chương trình truyền hình của mọi kênh trên toàn thế giới, hay để thực
hiện các loại giao dịch và tra cứu, cập nhật mọi loại thông tin mới mẻ nhất…
Khi vào mạng, chỉ một cú nhấp chuột (click mouse) là người ta có thể lướt
(surf) qua nhiều trang thông tin khác nhau. Mạng còn được sử dụng cho các
cuộc Hội nghị liên lục địa, các Dự án chung điều hành qua mạng, và các
chương trình học từ xa (e-learning) ở mọi cấp. Chúng ta có thể trở thành
thành viên chính thức và tham gia vào mọi hoạt động của tổ chức một cách
dễ dàng mà không cần bước ra khỏi nhà. Mạng cũng là kho lưu trữ các hệ
thống kiến thức của cả nhân loại. Và điều ngày đã giúp cho sinh viên có thể
học tại, vừa tiết kiệm được thời gian và vừa có được một khối kiến thức đồ
sộ, bao la và rộng lớn, Giúp cho sinh viên nhạy bén trong việc tìm kiếm
thông tin từ đó tăng khae năng tự giác, khả năng tự học thậm chí chó thể
giỏi hơn những bạn đi học trong các môi trường đại học. Một trong các ứng
dụng của mạn Internet (thông tin) của trường Đại học Bách Khoa nói riêng
và các trường đại học khác nói chung là việc cho các sinh viên có thể học
online tại nhà trong thời kỳ mà toàn cầu rới vào dịch bênh Covid 19, việc đó
đã giúp cho sinh viên có thể ở tại nhà trách dịch, vừa có thể học được những
kiến thức mà không phải lo sợ dịch Covid nữa.

2.1.2 Các cách thức tìm hiểu, tiếp cận, khai thác thông tin của sinh viên
hiện nay
Kiến thức là những hiểu biết mà người học thu nhận và tích lũy được từ các
nguồn tư liệu khác nhau như sách vở, mạng internet, băng – đĩa; từ giảng
viên; từ các bạn bè; từ các kênh truyền thông đại chúng; từ kinh nghiệm thực
tế… Kiến thức đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nghề nghiệp chăm
sóc sức khỏe. Do vậy trong quá trình học cần có phương pháp dạy, học và
lượng giá sao cho người học có thể tiếp nhận, tích lũy và áp dụng được một
cách có hiệu quả nhất trong thực hành và phát triển nghề nghiệp.

Đối với sinh viên đại học, những bài giảng trên lớp của giảng viên chỉ mang
tính chất định hướng cho hoạt động học tập bởi vì khung chương trình dạy học
thường rất nặng, giảng viên nhiều khi chỉ nêu vấn đề mà không có thời gian để
giải quyết sâu sắc các vấn đề đó. Hơn nữa, thời gian học trên lớp thường cả
buổi hoặc cả ngày, sinh viên thường cảm thấy mệt mỏi và bão hòa với khối
lượng kiến thức dồn dập trong một buổi học. Vì vậy, để việc học tập thực sự có
hiệu quả, sinh viên cần phải rèn luyện thói quen và kỹ năng tự học để hiểu các
nội dung bài giảng và mở rộng kiến thức bài học. Tự học chính là cách học tập
hiệu quả dành cho sinh viên . Chính vì thế việc tìm hiểu, tiếp cân, khai thác
thông tin là rất quan trong đối với sinh viên ngày nay. Nhưng chúng ta cần phải
thực hiện việc đó hiểu quả và có sự chuẩn bị rất kỹ càng. Sau đây là những gợi
ý giúp các em có thể thực hiện tự học hiệu quả hơn: Có mục tiêu rõ ràng và hợp
lý trong học tâ ̣p, học thường xuyên trong từng khoảng thời gian ngắn, tạo ra
thói quen học tâ ̣p thường xuyên, xem lại bài học ngay trong ngày,….

Hiện nay, do công nghệ về thông tin phát triển rất mạnh nên việc tìm kiếm
thông tin cũng trở nên đa dạng hơn. Để mà có thể chọn lọc được những thông
tin cần thiết cho nhu cầu học tập cũng như tránh được sự mất thời gian trong
viêc tìm kiếm thì chúng ta cần có những kĩ năng. Thứ nhất, ta cần phải biết xác
định từ khóa: Việc xác định các từ khóa để tìm kiếm được tài liệu thích hợp là
bước quan trọng. Khi đã xác định rõ vấn đề học tập, em cần xác định được với
nội dung học tập đó, em có thể tìm kiếm tài liệu bằng từ khóa hay thuật ngữ
nào. Thông thường các từ khóa, hay thuật ngữ trả lời các câu hỏi sau: CÁI GÌ?
Sự vật, sự việc, hiện tượng, vấn đề nào đang quan tâm, AI? Đối tượng có sự vật
hiện tượng, vấn đề đó là ai, KHI NÀO? Vấn đề đó xảy ra khi nào, bối cảnh thời
gian của chủ đề đó, có mức giới hạn thời gian nào ha không, Ở ĐÂU? Giới hạn
địa lí (quốc gia, vùng miền, …) của vấn đề.Ví dụ: Khi chúng ta quan tâm đến
triê ̣u chứng của viêm ruô ̣t thừa ở trẻ em châu Á thì các câu hỏi được đặt ra là:
CÁI GÌ? – Triệu chứng; viêm ruột thừa, AI? – Trẻ em, KHI NÀO? – Ở đây
không có giới hạn về thời gian thì chúng ta có thể tìm các tài liệu trong vòng
khoảng 5, 10 năm trở lại đây, hoặc không cần mốc thời gian, Ở ĐÂU? – châu
Á. Thứ hai, ta cần phải biết xác định nguồn thông tin: Khi đã có được thông tin
cần tìm kiếm, bước tiếp theo là lựa chọn những nguồn thông tin phù hợp nhất
để tìm kiếm tài liệu tham khảo. Tương ứng với các loại tài liệu khác nhau sẽ có
những nguồn thông tin khác nhau. Các loại tài liệu, thông tin có thể đã được
công bố (sách đã xuất bản, bài báo khoa học. luận án, luận văn, văn bản pháp
quy…) hoặc chưa được công bố (báo cáo tại các hội nghị, báo cáo chờ in…)
hoặc thậm chí chỉ là những trao đổi, thảo luận cá nhân về những kết quả nghiên
cứu và/hoặc kết luận ban đầu giữa các nhà nghiên cứu. Khi tìm kiếm tài liệu
tham khảo khoa học, chúng ta cần nghĩ đến các thư viện và trung tâm tài liệu.
Có thể hiện nay các thư viện Việt Nam (thư viện quốc gia, thư viện chuyên
ngành khoa học, thư viện đại học, …) chưa có đủ một lượng tài liệu mới dồi
dào, phong phú, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người quan tâm thuộc nhiều
lĩnh vực nhưng cũng không nên bỏ qua lượng tài liệu tuy cũ nhưng có tính chất
kinh điển, căn bản, đã được chọn lọc và tích lũy trong thời gian dài. Bên cạnh
hệ thống thư viện được tổ chức quy củ, chặt chẽ, các trung tâm tài liệu (của các
đơn vị nghiên cứu, các tổ chức chuyên môn,…) có quy mô nhỏ hơn, nhưng bù
lại, các tài liệu lưu trữ có tính đặc thù chuyên môn cao, nhất là các tài liệu tập
trung về một số chủ đề chuyên biệt, là thế mạnh hay mối quan tâm ưu tiên của
từng cơ quan. Thứ ba, chúng ta sẽ tiến hành tìm kiếm: Chúng ta có thể tìm theo
mục và phụ mục: đây là cách tìm kiếm đơn giản nhất dành cho người dùng
mạng hoặc Tìm theo từ: cách này đòi hỏi người dùng mạng phải có những hiểu
biết nhất định về chủ đề cần tìm. Và sử dụng các công cụ tìm kiến nổi tiếng
như là Google: bộ máy tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất hiện nay, Google có
nhiều tính năng tìm kiếm nâng cao khác nhau, giúp dễ dàng giới hạn phạm vi
tìm kiếm, Có giao diện bằng nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Việt. Google Scholar:
giúp tìm kiếm các thông tin thuần túy khoa học và học thuật (sách, tạp chí, luận
văn, luận án, bài giảng,…), thu thập từ các trường đại học, viện nghiên cứu,
phòng thí nghiệm, nhà xuất bản khoa học, các chuyên gia, các tổ chức, v.v.
Hoặc có thể là youtube: nơi tổng hợp các video bài giảng về các môn học có ở
trường và hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra chũng ta có thể tìm kiếm các tập có
phần mở rộng (phần đuôi) đã biết trước (.DOC, .PDF, .PPT, AV, .MP3, .PS,
.SWF, .RTF, v.v.). Đối với các tài liệu khoa học, hai định dạng được sử dụng
ngày càng nhiều, đó là: .PDF và .PPT. Dùng chức năng tìm hạn chế trong hai
loại định dạng này có khả năng lọc thông tin rất cao, vì hai định dạng này
không được dùng phổ biến trong các nguồn thông tin không có mục tiêu khoa
học và giáo dục. Thứ tư, chũng ta sẽ đánh giá và chọc lọc những thông tin bổ
ích và cần thiết: Đánh giá và chọn lọc kết quả là một công việc quan trọng
trong quá trình tìm kiếm thông tin. Khi tìm kiếm thông tin trong một cơ sở dữ
liệu, một cơ quan xuất bản khoa học, có thể tạm yên tâm về độ tin cậy và giá trị
khoa học của các tài liệu được giới thiệu. Còn đối với các bộ máy tìm kiếm phổ
thông, cần có sự đánh giá nghiêm ngặt hơn với những kết quả thu được, gồm
hai bước: đánh giá nhanh để chọn tài liệu có thể phù hợp; đánh giá tổng quát để
xác nhận độ tin cậy và tính phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Đức Cường (2013). ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG
BỐI CẢNH BÙNG NỔ THÔNG TIN ( Qua khảo sát tỉnh Hưng Yên từ năm
2006 đến 2010).
- Cách học tập hiệu quả và kỹ năng tìm kiếm tài liệu dành cho sinh viên y
khoa. Trích từ: https://thaythuocvietnam.vn/thuvien/cach-hoc-tap-hieu-
qua-va-ky-nang-tim-kiem-tai-lieu/

You might also like