You are on page 1of 2

Tình huống 1: Cty TNHH X trụ sở chính tại Quận 10, TP HCM đã đăng ký thành lập năm 2015

với
mức vốn điều lệ 1 tỷ. Theo bản cam kết góp vốn của các thành viên khi đăng ký thành lập công ty thì
tỉ lệ góp vốn như sau: Ông Dũng 300tr, đồng thời là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của
công ty, bà Mơ 200tr và là Chủ tịch Hội đồng thành viên, bà Hường 300tr, ông Quân 200tr. Điều lệ
công ty đã được thay đổi hoàn toàn phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2020. Tháng 3/2021, Hội đồng
thành viên họp để xem xét trách nhiệm của GĐ trong việc điều hành hoạt động công ty không có
hiệu quả. Ông Quân và bà Mơ đã bỏ phiếu bãi miễn chức danh GĐ của ông Dũng và bầu bà Hường
làm GĐ. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
1) Nhận xét về quyết định của Hội đồng thành viên.
2) Do công ty tiếp tục thua lỗ không thanh toán được nợ, đầu tháng 7/2021 các chủ nợ của công ty
quyết định nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Xác định toà án có thẩm quyền giải quyết.
3) Tài sản của công ty X chỉ còn đủ trả cho 2/3 số nợ của công ty. Hỏi các thành viên có phải chịu
trách nhiệm trả nợ còn thiếu của công ty không? Vì sao?
Trả lời:
1) Theo Điểm a Khoản 3 Điều 59 Luật DN 2020, quyết định của HĐTV được thông qua tại cuộc họp
khi được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở
lên tán thành. Theo tình huống, số phiếu biểu quyết của ông Quân và bà Mơ chiếm 40%. Vì vậy
quyết định bãi miễn chức danh GĐ của ông Dũng sẽ không được chấp thuận.
2) Tòa án có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản là Tòa án nhân dân TP HCM. (Điều 8 Luật phá
sản 2014)
3) Các thành viên không phải chịu trách nhiệm trả nợ còn thiếu của công ty. Vì theo Khoản 1 Điều
50 Luật DN 2020, các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Tình huống 2: Ông A và bà B là thành viên của Công ty TNHH hai thành viên thành lập năm 2016.
Ông A góp vốn bằng nhà xưởng, bà B góp vốn bằng tiền mặt. Năm 2021, Ông A chuyển nhượng vốn
góp cho bà C, nhưng không cho bà B biết. Trong trường hợp đó bà C có là thành viên Công ty
TNHH hai thành viên không?
Trả lời:
- Khoản 1, Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành
viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của
họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a
khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua
hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
- Căn cứ quy định nêu trên thì việc ông A tự ý chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho bà C mà
không chào bán phần vốn góp cho bà B (bà B không biết) là không đúng quy định của pháp luật nên
Hợp đồng chuyển nhượng giữa ông A và bà C bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật (Điều 123 Bộ
luật Dân sự 2015), do đó các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận (Điều 131 Bộ luật Dân
sự 2015). Theo đó, bà C phải trả lại phần vốn góp đã nhận chuyển nhượng từ ông A; bà C không trở
thành thành viên Công ty.

You might also like